Nội dung dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu họ cở Mỹ

Một phần của tài liệu Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam (Trang 73 - 84)

Hứng thú học tập của trẻ em phụ thuộc rất lớn vào nội dung chương trình dạy học, đặc biệt đối với học sinh tài năng thì yêu cầu phù hợp và không ngừng kích thích khả năng sáng tạo của trẻ có thể xem là điều kiện cơ bản để phát triển tài năng.

Các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu hiệu quả của loại hình "tăng tốc" ở các kỳ, giai đoạn tuổi đều nhất trí rằng kết quả khả quan đạt được khi "thay đổi đồng thời những nội dung phù hợp của các chương trình, phương pháp học tập”. Bởi vì các chương trình học tập ở các trường tiểu học Mỹ dựa trên sự kết hợp của hai khuynh hướng cơ bản là "tăng tốc" và "phong phú nội dung". Tác giả của chương trình này là Renzullin nhận xét: “cá thể hoá cường độ hay tốc độ học tập mà không có sự thay đổi nội dung và tổ chức nắm bắt

tri thức học tập hoàn toàn là không đủ để hiện thực hoá khả năng trẻ tài năng và tài hoa một cách trọn vẹn”.

Theo ý tưởng của tác giả thì chương trình được xây dựng trên cơ sở của mô hình này cần phải hướng tới việc đạt được hai mục tiêu cơ bản:

1. Giành phần lớn thời gian cho các dạng hoạt động mà trẻ hứng thú nhất.

2. Giúp mỗi học sinh tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ thiết yếu để đáp ứng nhu cầu học tập của bản thân.

Renzullin đã đưa ra 3 dạng làm phong phú chương trình học tập của học sinh tài năng:

a. Hoạt động nhận thức chung (giới thiệu cho học sinh về nhiều lĩnh vực khác nhau và tuỳ theo sở thích các em có thể say mê những lĩnh vực riêng).

b. Học theo nhóm (phát triển năng lực của trẻ về tư duy và chuẩn bị cho những chương trình tiếp theo phức tạp hơn).

c. Nghiên cứu và giải bài tập theo từng cá nhân hay theo các nhóm nhỏ (hướng học sinh vào những hoạt động sáng tạo hiệu quả).

Renzullin thực hiện giờ học theo theo hướng đa dạng việc học tập như là những chương trình thoát ra khỏi giới hạn của chương trình học tập đã được ấn định và vượt lên trước chương trình.

Chương trình này không yêu cầu lựa chọn học sinh một cách nghiêm ngặt mà nó được xây dựng để tiến hành trong các trường đại trà, thực chất của chương trình này là học sinh được học tập theo chương trình đặc biệt. Việc học sinh vào và ra khỏi chương trình có thể được thực hiện trong vòng một năm và căn cứ xác định là thành tích học tập của học sinh.

Sự "phong phú nội dung" trong giáo dục trẻ xuất hiện như một phương án, nó hướng tới việc đào tạo trẻ có năng lực xuất chúng. Các nhà giáo dục học tiên tiến luôn quan tâm đến sự phát triển của đứa trẻ như một con người trọn vẹn và vì thế họ cho rằng "sự phong phú nội dung dạy học như mục đích

tự thân, tạo cho trẻ khả năng phát triển về mặt tình cảm trong môi trường của bạn bè đồng lứa, đồng thời phát triển năng lực trí tuệ của mình ở trình độ tương ứng". Quan niệm nay có ở hầu hết các chuyên gia hiện đại. Nó chứa đựng một số khuynh hướng sau: Mở rộng tầm nhìn, kiến thức về thế giới xung quanh, tự nhận thức, hiểu sâu những kiến thức này và phát triển các công cụ tiếp thu kiến thức. Các nhà nghiên cứu Mỹ phân chia thành hai dạng "phong phú nội dung": "t h eo b ề rộn g " và "b ề s â u ". Khuynh hướng thứ nhất đưa ra "tiến nhanh hơn tới trình độ nhận thức cao trong phạm vi môn học đã lựa chọn, và vì thế nó có tên gọi là "tăng tốc". Còn khuynh hướng kia hướng tới việc mở rộng phạm vi kiến thức đang học. ở đây đứa trẻ tài năng sẽ được bổ xung thêm dữ liệu, có nhiều khả năng hơn để phát triển tư duy, năng lực tự học.(T1+T4+T6)

"Sự phong phú nội dung" có ý nghĩa quan trọng. Nó có mục đích phát triển chính quá trình trí tuệ của học sinh. ở đây biểu hiện những quan điểm tâm lý học cơ bản về sự hiều biết trí tuệ và hoạt động nhận thức.

Các chương trình làm phong phú nội dung được định hướng bổ xung kiến thức có nội dung phức tạp hơn. Nó hướng tới việc tăng thêm kiến thức trong một lĩnh vực cụ thể và phát triển các chiến dịch về trí tuệ. Ví dụ cho các chương trình như thế ở trường tiểu học Mỹ đó là các khoá học mini "nhỏ" theo các đề tài, các vấn đề hoặc các kỹ năng riêng.

Các chương trình học tập của trẻ tài năng có thể có những mục tiêu khác nhau, có thể làm điều chỉnh và phát triển hoặc được liên kết. Các chương trình hiệu chỉnh được xây dựng cho trẻ tài năng gặp khó khăn về tình cảm hoặc hành vi. Các chương trình phát triển được xây dựng nhằm nâng cao trạng thái của lĩnh vực tình cảm, trong đó có sử dụng các dạng bài tập luyện đóng vai thảo luận ở các nhóm nhỏ. Chương trình liên kết kết hợp các thành tố nhận thức và tình cảm với nhau.

Phân tích các tài liệu tâm lý - giáo dục học ở Mỹ đã chỉ ra rằng gần 40 năm trước đây trong nền tảng của các chương trình học tập của các trường tiểu học Mỹ đã có những chuẩn mực tối thiểu và kinh nghiệm của nhà giáo. Các chương trình dành cho trẻ tài năng được coi là chương trình thí nghiệm trong quá trình dạy trẻ. Ngày nay các quan điểm mới của dạy trẻ tài năng được tán thành trong quá trình thí nghiệm chiếm một vị trí đáng kể trong thời khoá biểu của các trường.

Có thể chia các quan điểm ra thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất ngụ ý: Thành lập các trường học cho trẻ tài năng theo địa điểm học sinh đang sống, có chương trình học hè, có đề án năm học ''tìm kiếm tài năng''. Nhóm thứ hai - chương trình của các tác giả dành cho trẻ tài năng được xây dựng bởi các nhà giáo dục học và nhóm cuối cùng - chương trình quốc gia - ''giải quyết những vấn đề tương lai''.

Tất cả những chương trình liệt kê trên chỉ dành riêng cho trẻ tài năng và được áp dụng không nhiều ở các trường phổ thông. Trước hết nó liên quan đến việc ngay cả những người soạn thảo ra các chương trình này cũng không nhìn thấy những khả năng tiềm tàng của việc nâng cao chất lượng nền giáo dục Mỹ một cách toàn diện. Tuy nhiên trong thời gian gần đây rất nhiều người ủng hộ quan điểm khác cho rằng kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy sau một vài năm làm việc theo các chương trình này, có thể nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Cùng với đó theo ý kiến của đa số các chuyên gia ''cần phải vận dụng các chương trình giáo dục mới này vào trường phổ thông một cách cẩn thận; bởi vì rất nhiều trong số các chương trình mới đó chưa được nghiên cứu kỹ để có thể xác định những phẩm chất và hiệu quả của chúng. Với ý nghĩa này một trong số những chương trình phổ biến nhất ở Mỹ là chương trình liên bang dành cho trẻ tài năng: ''Javits Gifted and talentd education program'' Javits

(1988) mà theo kết quả của chương trình này nhiều nghiên cứu nghiêm túc đã được tiến hành ở nhiều bang Ca-li-phooc-ni-a, Phi-la-đen-phi-a.... Mặc dù chi phí tài chính khiêm tốn, năm 1992 chỉ có 10 triệu đô-la dành cho chương trình này, chương trình vẫn cho phép xác định giới hạn, ủng hộ việc tiến hành các nghiên cứu cấp quốc gia về vấn đề tài năng. Các tác giả của chương trình này cũng cố gắng thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo đất nước về nhu cầu trẻ tài năng, tạo điều kiện cho học sinh tài năng được học tâp theo những chương trình đặc biệt. (T5)

Trong nhiều bang khi phân tích chương trình dạy trẻ tài năng (Phloriđa, Caliphoocnia, Tây Viếcghinia, Mêrilenđơ) chúng ta phát hiện ra những quy tắc cơ bản được các trường phổ thông thực hiện để dạy trẻ tài năng.

Mỗi trường cần tăng thêm số lượng các chương trình giáo dục có hiệu quả và đưa vào đó những dữ liệu học tập tiến bộ nhất, tạo khả năng cho tất cả mọi học sinh học tập phù hợp với năng lực của chúng. Đặc biệt đối với học sinh tài năng đang học tập ở những trường học bình thường cần phải xác định 10 ngày đặc biệt để tiến hành các môn thi khác với ngày thi của tất cả mọi học sinh. Mỗi trường cần tạo khả năng để trẻ tài năng học tập có hiệu quả hơn. Họ cần có những phòng học được trang bị tốt, những phòng máy vi tính. Cần phải thường xuyên tổ chức cho họ những cuộc thăm quan các viện bảo tàng, các giờ học phụ với các giảng viên đại học, thành lập những lớp học liên hợp có thể tạo khả năng cho các học sinh khác nhau thống nhất thành những lớp học theo sở thích.

Trong các trường phổ thông Mỹ một hình thức tổ chức hiệu quả được áp dụng rộng rãi: chương trình học hè và học đông căng thẳng có khác biệt bởi phong cách, mục đích và phương pháp học tập so với các giờ học thông thường ở trong trường. Các nghiên cứu về tiểu sử bản thân, các bản trưng cầu

ý kiến đã chỉ ra rằng việc tham gia chỉ một lần vào chương trình được tổ chức như vậy cũng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của đứa trẻ dễ tiếp thu.

Chương trình hè và đông có những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung phong phú, có thể ấn định cho lứa tuổi nhất định, cũng như các lứa tuổi khác nhau. Và có 3 dạng chương trình như thế:

Dạng thứ nhất: Có mục tiêu mở rộng tìm hiểu biết. Gồm có các cuộc thăm quan viện bảo tàng, triển lãm, các khu bảo tồn, làm quen với các danh lam thắng cảnh lịch sử, các truyền thống văn hoá. Loại chương trình này quan trọng với trẻ em nông thôn, nhưng cũng không phiền hà gì với trẻ em từ các thành phố lớn.

Dạng chương trình thứ hai nhằm mục đích tự nhận thức, bộc lộ những sở thích, năng lực mới và giới hạn của chúng.

Dạng cuối cùng nghiên cứu sâu môn học đã lựa chọn, khả năng say mê môn học đó, biết chia sẻ sở thích của mình với người khác, làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên - chuyên gia của lớp học cao hơn.

So sánh các phương pháp ''tăng tốc'' và ''phong phú nội dung'' ta thấy rằng các phương pháp này có thể chuyển qua nhau phụ thuộc vào mục tiêu và các nhiệm vụ đặt ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả các hình thức dạy học nêu trên được áp dụng rộng rãi trong các trường tiểu học Mỹ dành cho trẻ tài năng.

Liên quan đến những học sinh tài năng lớp nhỏ, nhà giáo dục học - nhà phê bình người Mỹ Mây - khơ khẳng định rằng "chương trình học tập những trẻ như vậy cần phải tăng tốc, hoàn thiện và sâu sắc hơn, có ưu thế hơn về chất so với khoá học bình thường, tạo khả năng phát triển tư duy khái quát với tất cả các dữ liệu học tập".

Nhà bác học Mỹ Cupơ phân loại 4 nguyên tắc mà theo đó chương trình dạy trẻ tài năng khác biệt với các chương trình phổ biến khác:

Theo nguyên tắc thứ nhất những kiến thức chuyên môn hoá cao gắn liền với những vấn đề của thế giới hiện thực, là sự hứng thú đặc biệt đối với đứa trẻ.

Nguyên tắc thứ hai thể hiện: Học sinh tự tạo ra kiến thức chứ không phải chỉ lĩnh hội nó.

Nguyên tắc thứ ba buộc người giáo viên đồng thời vừa là người giúp học sinh tìm kiếm các nguồn và nguồn gốc thông tin đặc biệt cần thiết vừa là người hướng dẫn. Nêu ra những câu hỏi khó, giúp học sinh mở ra kiến thức thay việc nhận thức nó theo phương pháp truyền thống.

Nguyên tắc thứ tư thực hiện sự sáng tạo chân thực, trừu tượng, không gắn với thế giới hiện thực. Như vậy, chương trình ở trình độ cao hơn dành cho trẻ tài năng được định hướng vào việc hiểu sâu lý thuyết những dữ liệu học tập và có hướng để áp dụng thực tiễn những kiến thức, cũng như phát triển những kỹ năng kỹ xảo đa dạng. Ví dụ, nhiệm vụ học tập ở chương 1 của chương trình: "tính đa dạng của cuộc sống'' giới thiệu cho học sinh kiến thức về sự đa dạng của thế giới động vật và thực vật, những phân loại quan trọng, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tuần hoàn năng lượng, sự vận động và phát triển của vật chất, sự tác động của con người vào thế giới xung quanh của nó.

Giai đoạn hiện nay có đặc điểm là sự chú ý được di chuyển vào hoạt động của học sinh từ quá trình tích luỹ kiến thức tới lựa chọn kỹ năng tư duy của hoạt động học tập và nghiên cứu.

ở dạng tập trung sự chuyển dịch chú ý được phản ánh ở chương trình mới dành cho trường tiểu học. Ví dụ từ 22 tiêu chí học tập, tương ứng với trình độ được xác định mà đứa trẻ đang học thì có 5 tiêu chí liên quan đến kỹ năng kĩ xảo tiến hành việc nghiên cứu. Nó được miêu tả một cách chi tiết tương ứng với các tiêu chí đó, học sinh phải nghiên cứu ''các nhân tố và hiện tượng để phát hiện ra cái bình thường, được lặp lại trong khi thấy điều bất

ngờ, điều khác thường”; ''Hình thành những giả thuyết, có thể đươc kiểm nghiệm bằng thực nghiệm, lập kế hoạch và tiến trình nghiên cứu, sử dụng các thiết bị, nguyên liệu, nắm vững các phương pháp cần cho việc nghiên cứu"; ''Đưa ra các kết quả nghiên cứu ở dạng đồ thị, các bảng biểu bản đồ hoặc tranh, biểu tượng... lựa chọn công cụ đo và biết sử dụng chúng, phát hiện các đại lượng biến thiên và sai số khi đo, kết luận và chứng minh các kết luận bằng các sự kiện thực tế. Đánh giá chất lượng tiến hành thực nghiệm, chú ý các nguyên tắc đảm bảo an toàn".

Sự hình thành các kỹ năng nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt với trẻ tài năng, bởi vì chính những nhiệm vụ đổi mới khoa học, kinh tế và các lĩnh vực xã hội được đặt vào những kỹ năng kỹ xảo nghiên cứu của trẻ tài năng.

Nếu phân tích chương trình cơ sở của các môn khoa học tự nhiên của các, môn khoa học tự nhiên của Tempectơ, có thể thấy rằng một số vấn đề của chương trình này được dùng cho trẻ tài năng từ 7 - 11 tuổi, và việc thực hiện các vấn đề đó tương ứng với trình độ cao hơn trong học tập của chương trình phổ thông bắt buộc, việc thực hiện các vấn đề đó tương ứng với trình độ cao hơn trong học tập của chương trình phổ thông bắt buộc.

1. Trái đất như môi trường quanh ta. 2. Trái đất trong hệ mặt trời

3. Các hình thái đời sống được hỗ trợ bởi môi trường xung quanh. 4. Tài nguyên của trái đất.

5. Năng lượng.(T6)

Điều này có nghĩa là học sinh tài năng, khi làm việc trong những giờ học đặc biệt theo chương trình này, sẽ phải tách ra khỏi các bạn đồng tuổi, những người gây trở ngại khi cùng học tập với họ. Phơrimen cho rằng lối thoát ra khỏi tình trạng này có thể là ''chú ý không phải là đi sâu vào nội dung

môn học mà là mở rộng giới hạn của nó, thiết lập mối liên kết giữa các môn học,

đôi khi chuyển hướng sang hoạt động không liên quan gì đến môn học đó''. Trẻ tài năng luôn học tập say mê vì thế một số nhà giáo dục và phụ huynh học sinh cho rằng chúng chỉ cần hoạt động trí tuệ ở trình độ cao, họ thường quên rằng trẻ tài năng, mặc dù không hoàn toàn bình thường, nhưng vấn đề là những đứa trẻ có tình cảm, tính tích cực, có khao khát thi đua và làm người đứng đầu (thủ lĩnh). Các trò chơi, chính là phương tiện nghỉ ngơi và giải trí, đối với trẻ tài năng cũng là phương tiện học tập mang lại cho chúng một giá trị đặc biệt, thường là lứa tuổi nhỏ. ''Trò chơi đảm bảo khả

Một phần của tài liệu Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam (Trang 73 - 84)