Hình thức tổ chức dạy học nổi bật trong nhà trường tiểu họ cở Mỹ

Một phần của tài liệu Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam (Trang 70 - 73)

Đối với dạy học trẻ tài năng vấn đề về tốc độ dạy học là đối tượng của nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà Tâm lý học, giáo dục học và các bậc cha mẹ. Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm tăng nhanh và chỉ ra tính hiệu quả của nó đối với trẻ tài năng. Số khác cho rằng đây là quan điểm một chiều đối với trẻ có trí tuệ cao, bởi vì những nhu cầu của chúng trong giao tiếp với các bạn đồng lứa không được chú ý đến và cả sự phát triển về tình cảm. Trong thực tiễn của các trường tiểu học Mỹ có một vài phương án về sự tăng nhanh. Bởi vì trẻ tài năng có khả năng nắm vững chương trình học tập với một tốc độ cao thì có cơ sở cho rằng "khi trình độ và tốc độ học tập không phù hợp với nhu cầu đứa trẻ, thì sẽ bất lợi cho sự nhận thức cũng như cho sự phát triển tính cách của chúng”. Các chuyên gia Mỹ thống nhất ở chỗ cho rằng "trong một dạng nào đó thì "sự tăng nhanh" cần phải có ở bất kỳ chương trình nào để dạy trẻ tài năng". Họ cũng đồng tình ở chỗ "sự tăng tốc là một chiến lược tổng hợp, cần thiết cho tất cả trẻ tài năng".

Các nhà Tâm lý, giáo dục học Mỹ xác định những yêu cầu cơ bản sau đây

khi xếp học sinh vào chương trình học tập được xây dựng theo "sự tăng tốc". - Hứng thú của trẻ với việc "tăng tốc", có năng lực cao ở lĩnh vực này - Độ chín của trẻ ở phương diện tình cảm - xã hội.

- Sự đồng ý của cha mẹ học sinh cho rằng sự "tăng tốc" là phương thức tốt nhất thể hiện mình trong học tập của trẻ tài năng có năng lực toán học và ngoại ngữ.

Chúng ta sẽ xem xét một số hình thức tổ chức "tăng tốc" được áp dụng trong trường tiểu học Mỹ, những mặt ưu điểm và tồn tại và hướng giải quyết.

*V ào học sớ m : Mặt ưu điểm của dạng này khả năng trẻ tài năng sớm được bắt đầu học tập. Khiếm khuyết của nó trước hết là ở chỗ sự phát triển tình cảm của trẻ chưa hoàn chỉnh trong mối quan hệ với những người xung quanh. Các chuyên gia Mỹ khuyên sử dụng dạng này trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các minh chứng trong những trường hợp khi sự sẵn sàng về trí tuệ phù hợp và độ chín tính cách của đứa trẻ. Rất cần có sự phân tích nội dung của các chương trình giáo dục trong trường.

*H ọc ở t rong lớp kh á c : Loại hình này có hiệu quả trong trường hợp nếu trong trường tiểu học có chú trọng đến những sự khác biệt riêng của học sinh. Sự chuyển lớp như vậy có thể ở dạng tham quan các buổi học ở các lớp song song và ở lớp khác này có chút khác biệt.

*"Tă n g t ốc " ở lớp t h ườ ng : Loại hình này áp dụng có hiệu quả ở trường tiểu học. Khó khăn cơ bản là sự khác biệt quá nhiều của học sinh trong một lớp bởi vì trong lớp học thường ở trường tiểu học giáo viên làm việc với một số lượng đông "một phần nhỏ cá nhân hoá chương trình học tập cho một số trẻ chỉ được thực hiện đối với nhà giáo dục có nghị lực, có sự say mê và kinh nghiệm chuyên môn cao".

*"N h ảy l ớp ": Những trẻ có năng lực cao so với các trẻ khác rất khó phát triển khi học cùng với tất cả trẻ khác, vì thế chuyển qua một hay hai lớp thường tạo điều kiện cho những giờ học sát với khả năng của trẻ bởi tốc độ và sự phức tạp của dữ liệu học tập. Nhờ có sự nhảy lớp này mà trẻ dường như được hoà đồng vào những bạn bè cùng năng lực. Các giáo viên thường biểu lộ sự lo lắng vì những vấn đề tình cảm - xã hội có thể nảy sinh khi chuyển qua lớp, nghiên cứu chỉ ra rằng: sự lo lắng này thường là quá mức.

Các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Mỹ (Cupe, Galakhơ) về vấn đề "nhảy lớp" cho phép đưa ra những điều khái quát sau: Không có vấn đề cần lo ngại về các vấn đề tình cảm - xã hội trong việc học "nhảy lớp". Việc kiểm tra học sinh và các bản trưng cầu ý kiến cha mẹ học sinh chứng minh rằng "thực tế này có nhiều ưu điểm hơn là khuyết điểm. Bởi vì loại hình này có thể được sử dụng để thoả mãn nhu cầu trẻ tài năng thường xuyên hơn".(T6)

Khi dạy cho học sinh có năng lực về một lĩnh vực nào đó như toán, hoá, sinh, ngoại ngữ người ta thường áp dụng có hiệu quả ở các lớp học này bằng cách đưa vào lớp học chương trình học tập đặc biệt với một số lượng học sinh được tuyển chọn. "Các lớp học chuyên được áp dụng trước hết cho mức độ học tập cao, khi quyền lợi và khả năng của trẻ ở mức độ đáng kể đã được xác định rõ và họ đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai của mình".

Các nhà tâm lý học còn nhận thấy một khía cạnh khác của các lớp học chuyên hoá. Vấn đề là ở chỗ sự tiến lên nhanh chóng trong chương trình học tập môn chuyên sẽ cản trở sự nghiên cứu một cách sâu sắc dữ liệu học tập thu hút thích thú của trẻ tài năng. Điều này lại kìm hãm sự phát huy kỹ năng tự học và xác định xu hướng của các buổi học "trong những trường học như thế các đề tài, các hình thức hoạt động được ấn định và lựa chọn bởi các giáo viên và trong các chương trình học tập như vậy có thể không có những bài tập sáng tạo, đòi hỏi nhiều thời gian".

Hiện nay trong hệ thống giáo dục tiểu học Mỹ đang được áp dụng rộng rãi các lớp chuyên, trường chuyên. Đây là một trong những sự giải quyết tốt nhất vấn đề giáo dục trẻ tài năng.

ở Việt Nam vấn đề thực hành dạy trẻ trong các trường chuyên chưa có được hiệu quả mong muốn mặc dù kinh nghiệm thế giới đã chỉ ra rằng: Nó cho phép dạy có hiệu quả cao những đứa trẻ có năng lực trí tuệ phát triển cao. "Trong những trường học như thế thường được áp dụng "tăng tốc" để việc học tập phù hợp với trình độ năng lực của học sinh".

Trong một số bang ở Mỹ có những trường học chuyên tư thục cho trẻ tài năng. Ví dụ một trường học như vậy được thành lập từ năm 1957 và việc học tập được bắt đầu từ khi trẻ 5 tuổi và được tiến hành bằng 6 thứ tiếng, không kể tiếng Anh. Tất cả học sinh đều phải giỏi cho dù chỉ là một ngoại ngữ để nói thạo thứ tiếng đó, biết về văn hoá, văn học và lịch sử của nước đó. Lịch sử được coi là môn quan trọng nhất kết nối các môn khoa học xã hội và nó được học từ 6 - 7 năm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam (Trang 70 - 73)