Một số phương hướng vận dụng trong dạy học trẻ tài năng ở bậc tiểu học tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam (Trang 98 - 102)

học tại Việt Nam

4.1. Quan điểm về đào tạo trẻ tài năng ở Việt Nam

Việt Nam - cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác đang phải đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của tất cả các mặt khoa học - kỹ thuật và kinh tế - xã hội. Một thời kỳ đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc tìm kiếm tích cực những thanh thiếu niên có năng khiếu cao và đào tạo họ trở thành tài năng phục vụ đất nước phải được xem như là một vấn đề quốc sách.

Nước Việt Nam xưa kia cũng đã chú ý tuyển chọn và đào tạo tài năng và có những chính sách sử dụng người tài độc đáo. Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là một nơi đào tạo tài năng của xã hội cũ còn lưu lại đến ngày nay.

Từ khi giành được độc lập từ tay thực dân Pháp cho đến nay Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch đã quan tâm đến việc đào tạo tài năng cho đất nước. Sự quan tâm đó thể hiện trong các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ:

- “ý kiến của hội đồng giáo dục Trung ương” năm 1950 của đồng chí Trường Chinh có viết: “Nên phát huy năng khiếu và sáng kiến của học sinh”.

- Sau khi khai thông biên giới với Trung Quốc, chính phủ kháng chiến đã gửi nhiều thanh thiếu niên sang học tập ở Trung Quốc (Liên Xô cũ). Một

số thanh thiếu niên này đã trở thành những người tài phục vụ trong mọi ngành của đất nước.

- Năm 1965, Chính phủ đã cho phép Bộ Giáo dục mở các lớp toán đặc biệt ở trường Đại học Tổng hợp Hà nội, Đại học sư phạm Hà nội… Từ đó học sinh Việt Nam đã tham gia các kỳ Ôlimpic quốc tế về toán và năm nào cũng đoạt giải cao.

- Nghị quyết số 14/NQTW (11-1-1979), nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội (điều 7, điều 9, điều 10) và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 66, điều 72) đã trực tiếp đề cập đến việc củng cố và phát triển các trường đào tạo tài năng trẻ em.

- Hội nghị lần thứ 4 BCH TW khóa VII ( tháng 1/1993) đã ra nghị quyết về: “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong đó có quan điểm thứ hai trực tiếp đề cập đến việc “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

- Nghị quyết đại hội IX của Đảng khẳng định: “Con đường CNH - HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”. Đảng cũng đã xác định: “ Bước nhảy vọt của công nghệ, bước nhảy vọt về dân trí, nhân lực, nhân tài cùng với cơ sở vật chất cần thiết được tạo nên bởi một trong những yếu tố quyết định là giáo dục và đào tạo”.

- Trong phần thứ 2 của Văn kiện hội nghị lần thứ IX BCH TW khóa IX (về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tập trung thực hiện từ nay đến Đại hội X của Đảng) có viết: “Bộ Chính trị ra nghị quyết về công tác quy hoạch cán bộ, trong đó cần nhấn mạnh việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng tài năng”.

Đầu năm 2004, Chính phủ đã cho triển khai dự án nhà nước: “Thí điểm đào tạo nguồn nhân lực tài năng phục vụ CNH - HĐH đất nước” do Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác đào tạo tài năng ở nước ta đã được chú ý song chương trình đào tạo trẻ tài năng hiện nay vẫn còn đang trong tình trạng “kém hiệu quả”, chương trình này đã được tiến hành rất nhiều năm song cho đến nay không có dấu hiệu cho thấy những kết quả nổi bật của nó. Thực tế công tác tìm kiếm và phát hiện tài năng hiện nay của Việt Nam mới chỉ bó hẹp trong phạm vi của năng lực học tập vượt trội và tài năng của một số lĩnh vực nghệ thuật, thể thao. Trong nhiều các cuộc thi tầm cỡ quốc tế những tài năng Việt Nam đã toả sáng nhưng rất nhiều trong số những tài năng đó sau đó họ hoàn toàn bị rơi vào quên lãng và không được tiếp tục phát triển nên dần thui chột. Hạn chế của chúng ta chính là khâu phát hiện, bồi dưỡng và xa hơn là sử dụng nhân tài.

Hiện nay phần lớn các tỉnh đã có trường chuyên (năng khiếu) ở bậc phổ thông trung học nhưng giáo dục tiểu học nước ta hiện nay vẫn chưa có hệ thống trường lớp đào tạo tài năng chuyên biệt. Về mặt tổ chức Bộ giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa có cơ quan chức năng riêng để theo dõi chỉ đạo trực tiếp loại hình trường này. Các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề tài năng còn rất hạn chế đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm trễ việc lập cơ quan quản lý các trường đào tạo tài năng và của tình trạng chưa thống nhất cách gọi tên trường đào tạo tài năng ở tất cả các bậc học. Cũng chính vì vậy hiện chúng ta chưa có cách tuyển sinh hợp lý, khoa học, khách quan và công bằng cũng như chưa có cách đào tạo và sắp xếp giáo viên của loại hình trường này nhất là chưa có cách lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo tài năng ở các cơ sở giáo dục nước ta.

Trong các nhà trường sư phạm trên toàn quốc hiện nay chưa đưa nội dung và phương pháp dạy trẻ tài năng vào trong chương trình giảng dạy cho sinh viên. Đây cũng là một mặt hạn chế của giáo viên trong công tác đào tạo tài năng tại các trường tiểu học khi chưa được tiếp cận với tri thức cơ bản về lĩnh vực đào tạo đặc biệt này.

Qua việc nghiên cứu những đặc điểm dạy học của quốc gia hàng đầu trong phát hiện và bồi dưỡng tài năng trên thế giới là Mỹ, chúng tôi thầy cần có sự định hướng một cách cơ bản lý luận của công tác đào tạo tài năng, quan điểm thống nhất của các lực lượng giáo dục và các tổ chức xã hội trong quá trình tiến hành hoạt động bồi dưỡng tài năng đặc biệt là tại các trường tiểu học.

4.2. Một số phương pháp vận dụng trong công tác nhận dạng, tìm kiếm và phát hiện tài năng trẻ em ở bậc tiểu học tại Việt Nam phát hiện tài năng trẻ em ở bậc tiểu học tại Việt Nam

Lựa chọn trẻ em tài năng ở bậc tiểu học là một công việc phức tạp do trẻ mới chỉ sống trong một thời gian ngắn, hành vi của trẻ ít bền vững và ổn định. Do vậy để đánh giá chính xác và có độ tin cậy nhằm phục vụ cho việc tuyển chọn vào các trường để đào tạo đòi hỏi phải có sự đầu tư công phu, tỉnh táo và sáng suốt của nhà giáo dục và của các đơn vị trường tổ chức tìm kiếm tuyển chọn tài năng.

Để có thể phát hiện và kịp thời nhận dạng tài năng chính xác, các lực lượng giáo dục tại Việt Nam cần xây dựng một bộ tiêu chí của việc lựa chọn, xây dựng được quy trình chuẩn của việc lựa chọn. Dựa trên việc phân tích những kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn trẻ em tài năng ở Mỹ chúng tôi đưa ra kế hoạch tuyển chọn và những tiêu chí tuyển chọn như sau:

+ Kế hoạch tuyển chọn trẻ tài năng:

Xác định lĩnh vực năng khiếu cần nhận dạng

Lựa chọn, xây dựng tiêu chí (chỉ báo) phù hợp với năng khiếu cần tìm kiếm.

Lựa chọn bộ công cụ đặc biệt chuyên dụng để đo đạc, nhận dạng tài năng dựa vào các tiêu chí và thông tin cụ thể.

Lắp ghép thông tin, xử lý kết quả thu được để phân loại tài năng vào các lớp phù hợp.

+ Các chỉ báo quan trọng để tuyển chọn trẻ em có năng khiếu cao:

M

ột l à : Thành tích trường học hoặc chỉ số thông minh IQ: - Chỉ số thông minh

- Thành tích hiện tại trong môn học yêu thích

- Các năng lực học tập nói chung hoặc các năng lực giải quyết vấn đề - Động cơ học tập, hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H

Một phần của tài liệu Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam (Trang 98 - 102)