Như vậy, trong trường tiểu học Mỹ trong phạm vi một chương trình thống nhất với sự giúp đỡ của trình độ học tập đã được xây dựng, cũng như các hoạt động đa dạng làm phong phú và mở rộng nội dung kiến thức trong một chừng mực nhất định đảm bảo cho nhu cầu của trẻ tài năng trong việc lĩnh hội những kiến thức hiện đại, sâu sắc cũng như trong việc phát triển kĩ năng, kĩ xảo, học tập và nghiên cứu. ở đây việc giải quyết các nhiệm vụ nâng cao hiệu quả dạy trẻ tài năng đang được tiến hành bằng con đường áp dụng các phương pháp dạy - học có kết quả, nơi mà trung tâm của quá trình dạy học là học sinh, tích cực nhận thức những lĩnh vực kiến thức khác nhau, nắm vững tất cả các kĩ năng, kĩ xảo mới, phát huy năng lực sáng tạo của mình.
Các nhà nghiên cứu xếp vào các phương pháp trên gọi là ''phương pháp nghiên cứu'', mà cơ sở của nó là sự hình thành một con người tích cực sáng tạo, có năng lực tự nghiên cứu.
*Phát triển tối đa năng lực của trẻ tài năng nhỏ tuổi bằng phương pháp học tập “nghiên cứu”:
Đối với trẻ tài năng việc phát triển các kĩ năng, kĩ xảo như của một nhà nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt. Sự phát triển các phẩm chất của nhà nghiên cứu được bắt đầu ở trường tiểu học Mỹ. Khi đứa trẻ thể hiện dưới bất kì dạng
nào của hoạt động ''sự ham hiểu biết đặc biệt, sự khao khát được đưa nhiều môn học vào hành động, nhận biết cấu trúc và nguyên tắc của những cấu trúc đơn giản nhất, nghiên cứu các hiện tượng thiên nhiên và vật lí”. Những đặc điểm này của sự phát triển tâm lý của trẻ mới đi học được các nhà giáo dục học sử dụng một cách tích cực.
Sự phát triển tư duy trong ''hoạt động nghiên cứu'' được chú ý đặc biệt. ''Hoạt động nghiên cứu'' là một sự tự tìm tòi của học sinh cách giải quyết, nêu vấn đề và hoàn thành tất cả các bước tiếp theo của hoạt động tìm kiếm cần thiết để giải quyết nó.
ở giai đoạn đầu nó thường được thực hiện bên ngoài trường: Trên phố, trong công viên, trên bãi biển...
Giáo sư Tempectơ đưa ra năm nguyên tắc tổ chức giờ học với sự nghiên cứu như là những cơ sở học tập của trẻ tài năng. Trước hết những câu hỏi liên quan đến việc tìm kiếm thông tin được nêu ra, cách ứng dụng thông tin, phát hiện, giải quyết khó khăn được thực hiện. Thứ hai, hoạt động được bắt đầu từ những quan sát đơn giản. Trẻ em học cách thu thập thông tin, hệ thống hoá thông tin để điều chỉnh quan sát. Thứ ba, các kỹ năng giải thích bản chất và ý nghĩa của các sự kiện, các tư tưởng với mục đích đưa ra những kết luận được kích thích. Những khả năng có một vài kết luận theo quan điểm trên được bàn luận.
Sự đánh giá các kết luận khác nhau đã gây ra một sự đặc biệt khó khăn. Sau khi các câu hỏi được hình thành, bước thứ tư là trẻ tiến hành thí nghiệm để trả lời các câu hỏi đó. Khả năng tiến hành thực nghiệm có ý nghĩa đặc biệt với trẻ tài năng. Học sinh xác định những thay đổi quan trọng, lựa chọn hình thức biểu thị số lượng hoặc cách đo, hình thành các giả thuyết và kiểm tra chúng, điều này là rất khó khăn đối với trẻ dưới 11 tuổi. Và cuối cùng kích thích sự giao tiếp của trẻ tài năng với mục đích thông báo kết quả ''nghiên
Tất cả những điều này cho phép hình thành cơ sở của kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cần thiết cho trẻ tài năng trong các mức độ học tập cao hơn cũng như sự say mê ''hoạt động nghiên cứu''.
Trong quá trình hình thành các mục đích năng lực sáng tạo, các nhà giáo dục đã dựa vào hệ thống các yêu cầu do các nhà tâm lý học soạn ra. Những yêu cầu này thể hiện ở ''xây dựng bầu không khí sáng tạo, nơi khích lệ các nghiên cứu, tính tự lập trong việc giải quyết các vấn đề, khuyến khích sự áp dụng quan điểm vấn đề trong tổ chức mọi hoạt động, nêu vấn đề, hệ thống các câu hỏi nếu vấn đề đặc biệt...''.
Mục đích cơ bản của giáo viên, khi phát triển năng lực sáng tạo của trẻ là tổ chức các nhóm trẻ có những năng lực trí tuệ ngang nhau, bởi vì trong những lớp như vậy có rất ít những nhân tố cản trở vì thế dễ tạo bầu không khí học tập và cộng tác với nhau hơn. Một điều kiện không kém phần quan trọng nữa đó là tính linh hoạt của chương trình, cho khả năng lựa chọn của vấn đề nảy sinh.
*Dành sự chú ý đến các phương pháp dạy học đặc biệt, song các nhà giáo dục học Mỹ không phủ nhận các phương pháp truyền thống dạy trẻ tài năng. Kỹ năng người giáo viên tìm được sự kết hợp đúng đắn các phương pháp với nhau phụ thuộc vào nội dung học tập, nhu cầu riêng của học sinh để sử dụng các phương pháp này hay phương pháp khác, để phân loại giáo viên... có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. ''Bất kì một phương pháp nào có thể là "đúng'' chỉ với một nhóm nhỏ học sinh, và điều quan trọng nhất là luôn có sự tìm kiếm cần thiết, quan điểm sáng tạo với công việc, sẵn sàng hoàn thành nhiều công việc khó khăn, tích cực học tập kinh nghiệm của người khác.
Nhưng nhiệm vụ quan trọng vẫn là tạo những điều kiện cần thiết nhất cho việc học tập của trẻ tài năng trong tất cả các loại trường, đây là vấn đề luôn thể hiện tính cấp thiết.(T4+T6)
Trong những năm gần đây một số trường học Mỹ đã xuất hiện ''các lớp học hỗn hợp'', ở đó theo ý kiến của các nhà giáo dục học Mỹ, người ta đưa ra những yêu cầu cao nhằm mục đích hiện thực hoá các khả năng cá nhân của mỗi học sinh mà không căn cứ vào lứa tuổi, năng lực hay kĩ năng ngôn ngữ của trẻ.
Việc thành lập các lớp học hỗn hợp tạo ưu việt lớn trong giáo dục, bởi vì những học sinh lớn tuổi bảo trợ cho các học sinh nhỏ, giúp đỡ chúng đôi khi còn dạy chúng. Tuy nhiên một số nhà bác học lại cho rằng ''Trong những điều kiện như vậy không có những điều kiện thuận lợi đặc biệt để dạy trẻ tài năng, mà sử dụng chúng với tư cách là những người bảo trợ đôi khi có thể dẫn đến tiêu phí thời gian không hiệu quả''.
Có thể nói rằng việc dạy trẻ tài năng trong các trường học tiểu học thông thường khi sử dụng các hình thức tổ chức học tập khác nhau với các phương pháp dạy học khác nhau, khi có những giáo viên có năng lực nghề nghiệp với trình độ chuyên môn cao, có nguyên tắc và thiết bị dạy học tương ứng sẽ mang đến cho xã hội nhiều lợi ích hơn.
Kinh nghiệm của các trường học Mỹ chỉ ra rằng trong các trường học Mỹ có tồn tại những chỉ thị mà giáo viên trong cả năm học phải: ''tự mình bố trí và sắp xếp nội dung dạy và lập kế hoạch thực hiện sao cho việc sử dụng một cách tối đa phương pháp giảng dạy mà giáo viên cho là tốt nhất, hiệu quả nhất để đạt các mục tiêu đã đề ra".
Chủ tịch hãng xuất bản nhiều giáo trình và tài liệu học tập khác nhau dùng cho trẻ tài năng Cetti Conbi, đưa ra kết luận rằng: "Không hề có môt phương pháp dạy học đúng nào, không có các tài liệu học tập nào dành cho trường phổ thông thực hành bình thường. Việc học tập gây cho bọn trẻ sự buồn chán, không tạo cho chúng khả năng làm điều mà chúng có thể làm, chúng dường như trở thành người thừa trong xã hội".
Bà cũng cho biết: ''Trong các trường học người ta chỉ giới thiệu cho trẻ các sự kiện và hiện tượng mà không dạy chúng cách giải thích ý nghĩa của các sự kiện và hiện tượng đó. Conbi nói rằng với tư cách là chủ tịch của uỷ ban lựa chọn và tiến hành chương trình đặc biệt dạy trẻ tài năng, bà đã mở ra khả năng tổ chức những giờ học sáng tạo, không bị giới hạn bởi việc tích luỹ thông tin: “Chúng tôi lập ra các chương trình cho phép trẻ được thừa nhận là trẻ tài năng, phát triển năng lực của mình với việc tự giải quyết các vấn đề khác nhau, chúng tôi dạy chúng biết phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin". (T6)
Chương trình được soạn ra bao gồm các trò chơi, đảm bảo cho việc phát triển sự quan sát, tiếp thu, tư duy logic và sáng tạo, có định trước việc tiến hành thực nghiệm trong các lĩnh vực khoa học chính xác và trong nghệ thuật.
"Trong danh mục của chúng tôi có 135 tên sách và chúng tôi trở thành nhà xuất bản giáo trình cho trẻ tài năng lớn nhất thế giới ''.
Trong danh mục ta gặp những cái tên sách như:
''Sự thông thái của ngày mai'', trong đó nêu ra các đề án khác nhau, cho phép trẻ tưởng tượng (hình dung) ra những phát minh tương lai, sáng kiến và điều mới mẻ....
''Tuyển lựa những khả năng'', trong đó có mục tiêu phát triển trí tưởng tượng sáng tạo.
Trò chơi ''Hãy suy nghĩ và hãy hiểu ra '' nhằm giúp học sinh học cách phân tích, và đánh giá những gì diễn ra trên màn hình vô tuyến. Khác với các trò chơi khác của trẻ có bán trên thị trường, sản phẩm của Conbi thúc đẩy, khơi gợi ở trẻ tính độc lập, suy nghĩ. Bộ đồ chơi lắp ráp đặc biệt "Glopxop" có các chi tiết với các phương án lắp ghép khác nhau, từ đó có thể lắp thành các máy móc đa dạng hoặc các vật dụng nghệ thuật đa dạng.
Nam, ta thấy có một khoảng cách khác biệt về tất cả mọi mặt. Đặc biệt là về quyền của người giáo viên trong việc lựa chọn chiến lược giảng dạy. Nếu ở trong nền giáo dục nước ngoài có hàng trăm phương án của các chương trình dạy học, thì ở nước ta đều thống nhất chung chương trình trong toàn quốc. Nếu như đối với trường tiểu học Mỹ có nhiều phương án riêng về sách giáo khoa có uy tín thì đối với chúng ta cho sách giáo khoa là duy nhất đối với nhà giáo dục. Hiện nay số lượng sách chuyên biệt phục vụ cho dạy học học sinh tài năng tại Việt Nam rất hiếm. Một dạng làm việc khác với trẻ tài năng là tổ chức các giờ học trong các trung tâm thuộc các viện bảo tàng, cùng như trong các trung tâm nghiên cứu, nơi trẻ tài năng không chỉ được phép xem xét hiện vật, mà còn được đụng chạm đến nó, được xem các máy móc, thiết bị làm việc như thế nào về cơ bản chúng ta chưa có điều kiện để thực hiện được. Trong các giờ học đặc biệt với những đối tượng cũng rất đặc biệt đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp để vẫn dẫn dắt được sự tập trung chú ý cao nhất của học sinh trước cảnh vật xung quanh dễ bị phân tán.
ở trẻ tài năng có thể có những nhu cầu đặc biệt trong các giờ học không nhất thiết phải có trình độ cao hơn về độ khó. Học sinh có thể chỉ có tài năng về một lĩnh vực và vì nguyên nhân nhất định có thể lạc hậu trong lĩnh vực khác. Trong những trường hợp đó ở trong trường tiểu học người ta tiến hành những giờ học đặc biệt để điều chỉnh, có thể được tiến hành trong phạm vi những giờ học thường, trong nhóm của "những năng lực hỗn hợp" với sự giúp đỡ của phương pháp học nhóm. Các giờ học cá nhân đặc biệt cần thiết đối với những đứa trẻ chưa hoàn toàn thực hiện được năng lực trí tuệ của mình trong hoạt động học tập.
Trong quá trình tổ chức dạy trẻ tài năng ở Mỹ, việc lựa chọn nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học gắn với vai trò đặc biệt của
trường học Mỹ vẫn duy trì quyền tự trị đáng kể trong quyết định nhiều vấn đề hoạt động của mình. Thành quả dạy trẻ tài năng phụ thuộc phần nhiều vào chính sáng kiến, tính tích cực về sự thông thạo nghề nghiệp của họ''.
Như ta đã thấy, hệ thống phân quyền lãnh đạo trở thành truyền thống ở Mỹ, thường gây sự khác biệt nội dung dạy học trong các trường ở các khu vực khác nhau, gây trở ngại cho việc xây dựng và ủng hộ, những quy chuẩn giáo dục toàn liên bang, trong đó có các vấn đề dạy trẻ tài năng nhỏ tuổi.
Các nhà giáo dục Mỹ đã cho rằng các chương trình dành cho học sinh lứa tuổi nhỏ gần có sự khác biệt về chất so với các chương trình dành cho trẻ có năng lực bình thường.
Như vậy, khi dạy trẻ lứa tuổi nhỏ, cần chú ý những nhân tố sau: 1- Nhu cầu và sở thích của trẻ.
2- Các kế hoạch của cha mẹ trong mối quan hệ của các con cái mình và mức độ tham gia của họ vào giáo dục.
3- Những nguyên tắc lý luận cơ bản và mục tiêu giáo dục.
4- Những phẩm chất cá nhân, vai trò và trình độ nghề nghi ệp của giáo viên.
5- Xây dựng và trang bị phòng học.
6- Sự ủng hộ từ phía các nhà lãnh đạo và các tổ chức xã hội.
Từ lâu đã rõ là trẻ tài năng cần có những chương trình đặc biệt trong học tập và các điều kiện tốt. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng ''Trẻ như thế đã đánh mất đi rất nhiều và không có thêm nữa vì không có những điều kiện học tập phù hợp. Như vậy, gần 30% số trường thải hồi những học sinh (vì không có năng lực, vì thành tích không tốt trong học tập, thậm trí cả vì ngu dốt) lại là những đứa trẻ tài năng và siêu tài năng''. Các trẻ tài năng cũng khác nhau về mức độ tài năng và cách nhận thức, cũng như các lĩnh vực sở thích. Vì thế như đã nêu trên, các chương trình dành cho chúng cần phải được cá nhân hoá. ''Sự khao khát được hoàn thiện năng khiếu làm việc độc lập và
nghiêm túc của những đứa trẻ này xác định những yêu cầu đối với bầu không khí tâm lý của các giờ học và với các phương pháp học tập''. (T6)
Trong nền giáo dục Mỹ một sự quan tâm đáng kể được dành cho công tác
đào tạo các chuyên gia có chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc với trẻ tài năng. Các nghiên cứu cho thấy những giáo viên được đào tạo khác hẳn so với những người chưa được học tập tương ứng. Họ sử dụng phương pháp phù hợp với trẻ tài năng, họ đảm bảo nhiều hơn cho các học sinh khả năng làm việc độc lâp, kích thích tốt hơn các quá trình nhận thức phức tạp (khái quát hoá, phân tích sâu các vấn đề, đánh giá thông tin...) "những giáo viên được đào tạo tích cực hơn trong định hướng sáng tạo, khuyến khích học sinh tiếp nhận mạo hiểm. Trẻ tài năng đánh giá bầu không khí trong lớp của những giáo viên được đào tạo thường là thuận lợi hơn". Có thể nói ở Việt Nam hiện nay chưa có một trung tâm đào tạo nào tiến hành đào tạo có bài bản những giáo viên làm việc với trẻ tài năng, chủ yếu vẫn là lựa chọn những giáo viên có năng lực tại các trường thông thường. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích cho công tác đào tạo trẻ tài năng chưa có hiệu quả ở Việt Nam hiện nay.
Đội ngũ giáo viên làm công tác chuyên biệt này sẽ có sự đánh giá đúng đắn thành tích của cả quá trình học tập và giáo dục tính cách của trẻ tài năng. Người giáo viên, khi bắt tay vào làm việc theo chương trình, cần có trình độ nghề nghiệp cao, biết tạo ra mối quan hệ hai chiều thân tình với các học sinh,