Đồng thời nó cũng là một hoạt động cụthể đã từng bước giúp đỡ nhiều đối tượng và nhóm đối tượng có thể giải quyếtđược các khó khăn tâm lý, sang chấn tâm lý, các rối nhiễu tâm lý mà họ gặ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ.
Lê Thị Loan đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo Khoa Giáo dục, Họcviện QLGD đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập vàthực hiện khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn trường THPT Đinh Tiên Hoàng, thành phố HàNội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp
Xin được cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thànhnhiệm vụ
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Trịnh Thùy Linh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1.1 Các nghiên cứu về tham vấn tâm lý 8
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 8
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 9
1.1.2 Các nghiên cứu về đồng tính nữ 10
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 10
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 11
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 13
1.2.1 Tham vấn tâm lý 13
1.2.1.1 Khái niệm tham vấn 13
1.2.1.2 Mục đích của tham vấn tâm lý 14
1.2.1.3 Các hình thức tham vấn tâm lý 15
1.2.2 Đặc trưng của người đồng tính nữ ở độ tuổi THPT 16
1.2.2.1 Khái niệm, nguyên nhân 16
1.2.2.2 Những đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT 19
1.2.3 Tham vấn tâm lý cho học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT 21
Chương 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 24
2.1.1 Môi trường xã hội 24
2.1.2 Môi trường học đường 25
2.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 26
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.3.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết 27
Trang 32.3.2 Phương pháp quan sát 27
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study) 28
2.3.4 Phương pháp tham vấn trò chuyện 29
2.3.5 Phương pháp trắc nghiệm 29
Chương 3: KẾT QUẢ THAM VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH ĐỒNG TÍNH NỮ Ở TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG 31
3.1 XÂY DỰNG CHÂN DUNG GIA ĐÌNH CỦA EM HỌC SINH ĐỒNG TÍNH NỮ Ở TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG 31
3.2 THỰC TRẠNG NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA THÂN CHỦ 34
3.2.1 Khó khăn tâm lý của thân chủ sau khi công khai là đồng tính luyến ái nữ 35
3.2.2 Khó khăn tâm lý của thân chủ trong mối quan hệ với gia đình 37
3.2.3 Khó khăn tâm lý của thân chủ trong mối quan hệ với bạn bè, với cô giáo chủ nhiệm 39
3.2.4 Khó khăn tâm lý của thân chủ trong mối quan hệ với người yêu 42
3.2.5 Mức độ khó khăn tâm lý của thân chủ 43
3.3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THAM VẤN 45
3.3.1 Tăng cường trách nhiệm của thân chủ đối với bản thân 45
3.3.2 Khuyến khích các thành viên trong gia đình thể hiện sự đồng cảm với thân chủ bằng hành động 45
3.3.3 Tăng cường nhận thức của thân chủ về đồng tính luyến ái 46
3.3.4 Thay đổi định kiến của bố thân chủ về đồng tính luyến ái 46
3.3.5 Thay đổi thái độ, cách ứng xử của tập thể lớp và nhà trường đối với người đồng tính luyến ái 47
3.3.6 Giúp thân chủ xác định lại xu hướng tình dục của bản thân 47
3.4 TIẾN TRIỂN CỦA THÂN CHỦ 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện tượng đồng tính luyến ái nói chung và đồng tính luyến ái nữ nói riêngcũng là một trong những vấn đề mà loài người hiện nay còn đang trên đường tìmhiểu về bản chất cũng như căn nguyên nảy sinh hiện tượng Có nhiều nghiên cứutrong và ngoài nước đứng trên nhiều khía cạnh khác nhau của khoa học để giảiquyết vấn đề này như: Tâm lý học, sinh lý học, xã hội học, tính dục học, khoa họcgiáo dục và cả các nghiên cứu tôn giáo
Tuy nhiên, khi mà các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu vấn đề đồngtính luyến ái nói chung và đồng tính nữ nói riêng thì hiện tượng này đã và đang tồntại, đấu tranh trong một xã hội "dị tính" Đời sống của người đồng tính luôn phảichịu các tác động tiêu cực từ xã hội và cả tâm lý sợ hãi của bản thân họ do nhữngnhận thức sai lầm và quan điểm kỳ thị vì xu hướng tình dục không phổ biến này.Những vấn đề mà người đồng tính thường gặp có ảnh hưởng tiêu cực đến sự pháttriển lành mạnh của bản thân họ như: vấn đề thay đổi xu hướng tình dục đồng tínhluyến ái, hội chứng sợ đồng tính luyến ái (homophobia), công khai xu hướng tìnhdục của người đồng tính
Ở Việt Nam, đồng tính luyến ái không phải là một vấn đề mới nhưng nhữngnghiên cứu nghiêm túc nhất, quy mô nhất lại được diễn ra một cách nhỏ lẻ Cácyếu tố văn hóa, chính trị và hành lang pháp luật của đất nước ta chưa công nhậnvấn đề này, điều ấy làm cho vấn đề này trở thành nhạy cảm, khiến nhiều cá nhân
và bản thân người đồng tính nói chung và đồng tính nữ nói riêng khó khăn, ái ngạikhi đề cập tới
Cho nên, thái độ của gia đình, nhà trường và xã hội đối với người đồng tínhluyến ái còn nhiều kì thị, khắt khe, tiêu cực Cái nhìn của xã hội gây ra rất nhiềutrở ngại cho những người đồng tính luyến ái, khiến họ không thể phát triển theođúng con người thật của bản thân mình Việc đó khiến họ bị mất cân bằng tâm lý,mặc cảm, thu mình lại sống không đúng với bản thân, với giá trị thật của mình Vìvậy cần phải giúp người bị đồng tính có cái nhìn đúng đắn về giá trị của bản thân,vượt qua mặc cảm trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội
Trang 6Tham vấn tâm lý là một bộ môn khoa học đặc thù của khoa học tâm lý nóichung và tâm lý học lâm sàng nói riêng Đồng thời nó cũng là một hoạt động cụthể đã từng bước giúp đỡ nhiều đối tượng và nhóm đối tượng có thể giải quyếtđược các khó khăn tâm lý, sang chấn tâm lý, các rối nhiễu tâm lý mà họ gặp phải.Đối tượng hoạt động này cũng vô cùng đa dạng bao gồm nhiều lứa tuổi, nghềnghiệp, địa vị, gia cảnh, giới tính, tôn giáo,
Tuy vậy, hoạt động tham vấn cho học sinh đồng tính nữ ở các trường THPTlại chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới, vẫn trở thành một vấn đề bỏ ngỏ,chưa được quan tâm nhiều
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài " Tham vấn tâm lý cho một học sinh đồng tính nữ ở trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng - thành phố Hà Nội".
2 Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng những khó khăn tâm lý của
em học sinh đồng tính nữ ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng để đề xuất biện pháptác động đến thân chủ nhằm góp phần giúp thân chủ xóa bỏ những mặc cảm, tự ti,góp phần tạo điều kiện cho thân chủ hòa nhập với xã hội
3 Đối tượng, khách thể
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh đồng tính luyến ái nữ ở THPTĐinh Tiên Hoàng
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Em học sinh đồng tính luyến ái nữ ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng
- Bố mẹ, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè, người yêu của em học sinh đồng tínhluyến ái nữ
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinhđồng tính nữ ở trường THPT
4.2 Nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh đồng tính luyến ái
nữ ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Trang 74.3 Đề xuất biện pháp tác động đến thân chủ để khắc phục những khó khăntâm lý tự ti, mặc cảm
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
5.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
5.2.2 Phương pháp quan sát
5.2.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
5.2.4 Phương pháp tham vấn trò chuyện
5.2.5.Phương pháp trắc nghiệm
6 Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian ngắn, điều kiện còn hạn chế Do đó trong phạm vi đề tài này tôichỉ chọn nghiên cứu trên 01 học sinh đồng tính luyến ái nữ ở trường THPT ĐinhTiên Hoàng
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề xuất thì đề tài bao gồm ba chương cụ thểnhư sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Quy trình tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các nghiên cứu về tham vấn tâm lý
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Tham vấn tâm lý từ lâu đã được manh nha và phát triển trong một lịch sửlâu dài qua nhiều giai đoạn khác nhau, có thể kể ra ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: ngành tham vấn tâm lý khởi đầu
với các nhà tiên phong triển khai các khái niệm cơ bản theo trường phái phân tâm,các lý thuyết nghiên cứu về quá trình phát triển tâm lý con người và sự ra đời củacông tác tham vấn nghề
Giai đoạn giữa thế kỷ XX: ngành tham vấn tâm lý phát triển mang tính
chuyên nghiệp với các phương thức trị liệu đa dạng
+ Lý thuyết “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố” của E Williamson đề xuất cácbước của một hoạt động tham vấn (phân tích vấn đề, tiếp xúc, lập hồ sơ, chuẩnđoán, trợ giúp và theo dõi)
+ C Rogers với “Tham vấn và trị liệu tâm lý” – tác phẩm được cho là cóảnh hưởng lớn đến nghề tham vấn chuyên nghiệp sau này – đã đưa tham vấn tâm
lý từ chỗ có định hướng (do ảnh hưởng của việc hướng nghiệp) sang tham vấn tậptrung vào thân chủ (phương pháp thân chủ trọng tâm)
Bên cạnh những hướng tiếp cận chính trên, thập kỷ 60 của thế kỷ XX đánh
Trang 9dấu sự ra đời của rất nhiều lý thuyết và cách tiếp cận mới như: tiếp cận hành vi củaBandura (1969), phép trị liệu hiện thực của William Glasser (1961-1965), tiếp cậnGestalt của Fritz Perls (1969), tiếp cận ứng xử học của Bern (1964)…
Giai đoạn cuối thế kỷ XX đến nay: tham vấn tập trung vào lĩnh vực văn hóa,
còn gọi là tham vấn xuyên văn hóa
Vẫn dựa trên nền tảng các lý thuyết tâm lý học, nhưng tham vấn tâm lýchuyển sang hướng tiếp cận thân chủ có cân nhắc đến sự khác biệt về văn hóa
“Thế giới của những nhà tham vấn” của E D Neukrug đã dẫn ra rất nhiều các giátrị văn hóa cần xét đến trong mối quan hệ tham vấn (ngôn ngữ gốc, quyền hành,trách nhiệm, quan niệm ứng xử, giao tiếp, tôn giáo, gia đình…) của các nền vănhóa khác nhau (người châu Á, người châu Phi, người Mỹ latinh…)
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong giai đoạn khởi đầu của hoạt động tham vấn (cuối thập niên 80 đầuthập niên 90 của thế kỷ XX), tham vấn được xem là một bộ phận của công tác xãhội Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của ThS Nguyễn Thị Oanh ở TP HồChí Minh như: “Tâm lý truyền thông và giao tiếp”, “Tư vấn học đường”, “Sài Gòn– TP Hồ Chí Minh 300 năm hình thành và phát triển” (phần “Các hoạt động xãhội và công tác xã hội chuyên nghiệp”), “Tài liệu tập huấn về công tác xã hội”
Các công trình nghiên cứu và hồ sơ tâm lý mà cố BS Nguyễn Khắc Viện vàcộng sự của ông ở Trung tâm N-T có thể xem là có vai trò tiên phong trong lĩnhvực tham vấn và trị liệu nói chung, trong đó có tham vấn tâm lý
Năm 1995 – 1996, các khóa tập huấn đầu tiên về tham vấn trẻ em do Ủyban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, đặt nền tảng tâm lýtham vấn cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em sau này Các cán bộgiảng dạy (TS Nguyễn Thị Mỹ Lan, PGS-TS Trần Thị Minh Đức, TS Bùi XuânMai, cán bộ lãnh đạo ngành Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Hà Nội và Ủy ban Bảo vệ,chăm sóc trẻ em Việt Nam) đã biên soạn bài giảng cho lớp tập huấn các lớp thamvấn trẻ em này
Từ cuộc hội thảo đầu tiên tại Hà Nội năm 2002, bàn về thực trạng công tác
Trang 10tham vấn trẻ em, đến nay đã có khá nhiều cuộc hội thảo liên quan đến tham vấntâm lý, công bố các công trình nghiên cứu, các quan điểm, lý luận và thực hành vềtham vấn tâm lý Có thể kể đến là:
+ Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm trợ giúp tâm lý do trường Đại họcKHXH&NV Hà Nội tổ chức 2 lần vào các năm 2003 và 2008
+ Hội thảo về tham vấn và trị liệu tâm lý do khoa Tâm lý học – ĐHSP HàNội tổ chức năm 2006
+ Hội thảo khoa học quốc gia: Tư vấn tâm lý – giáo dục, lí luận, thực tiễn
và định hướng phát triển, Tp Hồ Chí Minh, 2006
Song song với các nghiên cứu về tham vấn tâm lý nêu trên là sự xuất hiện
và phát triển hoạt động của rất nhiều các cơ sở, các trung tâm và dịch vụ tham vấntâm lý Ví dụ như Trung tâm tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình (thuộc hội Tâm lýgiáo dục học Tp HCM), Trung tâm tư vấn Hướng Dương (thuộc Liên đoàn Laođộng Tp HCM), Trung tâm N-T, Công ty tham vấn Share, các đường dây tư vấn
1088 hoặc 1900…
1.1.2 Các nghiên cứu về đồng tính nữ
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association, APA)không đưa ra lý giải khoa học cho hiện tượng đồng tính nói chung và đồng tính nữnói riêng mà chỉ nêu các dẫn chứng, nghiên cứu để đưa đến kết luận có tính chấthiển nhiên về sự tồn tại của khuynh hướng tình dục đó nhằm loại bỏ đồng tínhluyến ái ra khỏi các bệnh về rối loạn tâm thần và hướng dẫn xã hội giúp đỡ nhữngngười đồng tính luyến ái hòa nhập cộng đồng để có cách nhìn cảm thông hơn vớinhững người này APA đã loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các triệuchứng và bệnh rối loạn tâm thần vào năm 1973 Đồng thời vào tháng 12/1992,APA đã đưa ra lời kêu gọi thế giới cùng hành động để bảo vệ quyền lợi của những
người đồng tính luyến ái: “Xét thấy luyến ái đồng giới tự thân nó không hề hàm chứa việc có hay không sự thiệt hại, tính ổn định, sự tin cậy, trong năng lực xã hội chung hay khả năng tác nghiệp (ở người đồng tính ái), Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ kêu gọi các tổ chức y tế trên thế giới và cá nhân các nhà tâm thần học ở
Trang 11các quốc gia hãy thúc đẩy trên đất nước mình việc bãi bỏ những trừng phạt pháp
lý đối với tình cảm và tình dục đồng giới có sự đồng thuận giữa những người trưởng thành Ngoài ra, APA cũng kêu gọi các tổ chức và cá nhân này hãy thực hiện mọi việc có thể để giảm đi những sỉ nhục có liên quan đến luyến ái đồng giới,
ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào”.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượngnày ở một số người trong xã hội nhưng hầu hết đều cho rằng khuynh hướng tìnhdục trên chịu sự chi phối của cả yếu tố sinh học và xã hội Trường phái tâm thầnhọc của Sigmund Freud đưa ra quan điểm: Trong khi hầu hết loài người sinh ra vớikhuynh hướng tình dục dị giới thì tâm sinh lý, với sự phát triển riêng của mình docác yếu tố bên trong và bên ngoài chi phối đã tạo ra hiện tượng đồng tính luyến ái.Kết quả các cuộc nghiên cứu, thống kê và khảo sát của các nhà nghiên cứu tâmthần học, nhi khoa khác đều đi đến kết luận đồng tính luyến ái không phải là sự rốiloạn tâm thần mà là một hiện tượng bình thường trong tự nhiên, những người cókhuynh hướng tình dục trên hoàn toàn không phải do sự lựa chọn chủ quan của họ
Ngày 17/5/1990 Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã xóa bỏ đồng tính luyến
ái nói chung và đồng tính nữ ra khỏi danh sách các bệnh tâm thần Có thể nhậnthấy gần như tất cả quan điểm liên quan đến đồng tính (dù trên phương diện khoahọc hay tôn giáo) đều thống nhất rằng: trong xã hội thật sự tồn tại một nhóm ítngười có khuynh hướng tình dục đồng giới Đồng tính luyến ái không phải là mộtbệnh và những người đồng tính cần được sự quan tâm, chia sẻ của xã hội, khôngnên có các hành vi kỳ thị, xa lánh họ chỉ vì họ là người đồng tính
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môitrường (ISEE) về sự kì thị người đồng tính nữ cho thấy: 1,5% đã bị đuổi học khi bịphát hiện là người đồng tính; 4,1% bị kỳ thị về vấn đề nhà ở; 4,5% từng bị tấncông và bị đánh đập vì là người đồng tính; 15,1% cho biết bị gia đình chửi mắng vì
là người đồng tính
Một nghiên cứu khác về sức khỏe và tinh thần của người nữ quan hệ với
Trang 12người cùng giới đã đưa ra một số biểu hiện của thái độ kì thị người đồng tính như:định kiến và phân biệt đối xử, lăng mạ và bạo hành thể xác ở gia đình, chê cười tạitrường học, sa thải hoặc từ chối tuyển dụng tại nơi làm việc, gây áp lực phải lấychồng và có con, một số người đồng tính còn kì thị với chính bản thân, coi mìnhmắc bệnh kinh niên và dị thường, hoặc có suy nghĩ hoặc hành động tự tử Hội chứng
sợ đồng tính luyến ái đã dẫn đến những hậu quả tiêu cực, đe dọa đời sống tinh thần
và sức khỏe người đồng tính khiến cho việc hòa nhập xã hội của họ gặp nhiều khókhăn Sự gia tăng hay ngầm không phản đối những hành vi kỳ thị trên đồng thời làdấu hiệu đi xuống của đạo đức khi con người mặc nhiên để những điều bất công đóđược tồn tại
Các nghiên cứu trong nước đồng quan điểm cho rằng, trên phương diệnkhoa học người đồng tính nữ được xem như một người bình thường nhưng thực tếcuộc sống lại đặt người đồng tính vào những nguy cơ bị xâm hại, đe dọa xâm hạiđến đời sống của họ xuất phát từ các thái độ tiêu cực của xã hội Những định kiến,
kỳ thị nêu trên tạo ra sự uy hiếp và đối xử không công bằng với bộ phận ngườiđồng tính trong xã hội – một nhóm người yếu thế, đang chịu những tổn thươngnhất định trong việc hòa nhập với cuộc sống thật của mình và với cộng đồng ngườinói chung Sự tồn tại của người đồng tính nữ trong xã hội với những khó khăn, thửthách mà họ đang chịu đựng sẽ là các căn cứ quan trọng để đưa ra kiến nghị vềviệc thừa nhận các quyền cho người đồng tính nữ
Tóm lại, các nghiên cứu về tham vấn tâm lý và đồng tính nữ trên thế giới vàtrong nước từ trước tới nay đều đi đến khẳng định rằng người đồng tính nữ là mộttrong những đối tượng cần tham vấn tâm lý trước những sự kì thị và khó khăn khi họtiếp cận với xã hội Tuy nhiên, số người đồng tính nữ tìm tới hoạt động tham vấntâm lý không nhiều, các hoạt động tham vấn tâm lý cho họ cũng gặp nhiều khó khăntrong tính chất đặc thù của hoạt động này Đối với học sinh đồng tính nữ thì việctiếp cận trở nên khó khăn hơn khi các em gặp nhiều khó khăn trên nhiều phươngdiện khác nhau Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn việc tham vấn tâm lý cho học sinhđồng tính nữ ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng làm đề tài nghiên cứu cho mình
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Trang 131.2.1 Tham vấn tâm lý
1.2.1.1 Khái niệm tham vấn
Tham vấn tâm lý (Counseling Psychology) là một thuật ngữ không còn xa lạ
ở Việt Nam trong khoảng 10 – 15 năm nay Tuy nhiên, cho đến nay vẫn đang tồntại nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến thuật ngữ này Không riêng gì ở ViệtNam mà trên thế giới, thuật ngữ tham vấn cũng được hiểu ở nhiều mức độ khácnhau Đôi khi, nó chỉ những hoạt động của những người giúp đỡ thông thường,hoặc của tình nguyện viên, họ được xem là những người làm công tác trợ giúp.Hoặc thuật ngữ này dùng cho những người làm tham vấn chuyên nghiệp tại cácbệnh viện, trung tâm, dịch vụ - xã hội, hoặc các trường học với nền tảng kiến thức
về tâm lý học, công tác xã hội hoặc các ngành khác
Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng: Tham vấn là sự
áp dụng nguyên tắc tâm lí, sức khỏe, tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển conngười thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúccảm, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghềnghiệp cũng như vấn đề bệnh lý
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng định nghĩa tham vấn tâm lý của PGS.TSTrần Thị Minh Đức Theo đó, trong điều kiện hoạt động tham vấn ở Việt Nam còn
tự phát và ai cũng có thể tự cho mình là nhà tham vấn khi họ muốn làm công việctrợ giúp người khác thì một định nghĩa về tham vấn đầy đủ hơn có thể phát biểu là:
Tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và
kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng – người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý muốn được giúp đỡ) Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.
Dù là với khái niệm nào đi nữa, cần khẳng định bản chất của tham vấn tâm
lý là hoạt động hay phương pháp trợ giúp người có vấn đề tự giải quyết vấn đề củachính mình chứ không phải là hoạt động đưa ra lời khuyên mà chúng ta thường
Trang 14hiểu Sự trợ giúp ở đây được thể hiện qua việc giúp người có vấn đề hiểu đượcchính họ, hoàn cảnh của họ, phát huy được tiềm năng, năng lực vốn có của chínhmình Với ý nghĩa này, tham vấn còn có tác dụng giúp đối tượng nâng cao khảnăng đối phó với vấn đề trong cuộc sống Toàn bộ quá trình tham vấn thể hiện ởcác giai đoạn hợp tác khác nhau đòi hỏi việc sử dụng các kỹ năng khác nhau củanhà tham vấn Nhà tham vấn cần có thời gian để hiểu vấn đề của thân chủ và conngười thân chủ Cũng như vậy, thân chủ cần có thời gian để kiểm nghiệm kháchquan vấn đề của mình Quá trình tham vấn hướng tới những kiến thức và nhâncách làm người, gắn với sự trưởng thành của thân chủ và cả nhà tham vấn Điềunày khác hẳn với việc cho lời khuyên, ra quyết định thay cho thân chủ Và đâycũng là cơ sở chủ yếu để phân biệt tham vấn tâm lý với các loại hình tư vấn, trị liệukhác.
Nói tóm lại, quá trình tham vấn tâm lý nhằm giúp cho thân chủ tự chịu tráchnhiệm với cuộc đời của mình, tự tìm cách giải quyết các vấn đề của mình, và nhàtham vấn chỉ là người soi sáng vấn đề giúp về mặt thông tin, giải tỏa các xúc cảmgây ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định của thân chủ, chứ không đưa ra lờikhuyên hay quyết định hộ vấn đề cho thân chủ Tham vấn là tiến trình giúp đỡ chứkhông làm hộ cho thân chủ Quá trình tự quyết sẽ giúp thân chủ mạnh lên, dám nghĩ
và đương đầu với vấn đề khó khăn của chính mình Vì thế có thể nói tham vấn tâm
lý là một quá trình phát triển
1.2.1.2 Mục đích của tham vấn tâm lý
* Mục đích chung
+ Sứ mệnh của tham vấn tâm lý là hỗ trợ và phát triển.
+ Đạt được những thay đổi ở người đến tham vấn (thân chủ, khách hàng),
những thay đổi ấy có thể diễn ra trong 3 lĩnh vực cơ bản sau:
Cảm nhận: tham vấn tâm lý có thể làm thay đổi cách mà khách hàng cảm
nhận về vấn đề và bản chất xã hội Thông thường đây là cái đích đầu tiên mà người
ta đặt ra trong quá trình tham vấn, giúp cho khách hàng nhận ra vấn đề, thay đổicách nhìn nhận của họ
Niềm tin: khách hàng thay đổi niềm tin, xây dựng niềm tin về bản thân và
Trang 15sự phát triển Tham vấn tâm lý hướng đến việc tạo ra những thay đổi về niềm tin.Thông thường, giai đoạn này trong tham vấn tâm lý thường diễn ra khá dài mớixây dựng được niềm tin cho khách hàng.
Kĩ năng và thói quen: tham vấn tâm lý hướng tới việc phát triển khách
hàng, tạo những kỹ năng mới để họ đương đầu một cách hiệu quả với các vấn đềcủa họ, những kỹ năng tận dụng tối đa các cơ hội, giảm thiểu những yếu tố trở ngạitrong môi trường, hình thành thói quen ứng xử mới
để thân chủ lấy được tôn trọng, được chấp nhận là đủ Nhưng với một số thân chủkhác, mục tiêu tham vấn không đơn thuần chỉ là giải tỏa cảm xúc, nhận biết vấn đềcủa mình, hay biết cách đưa ra các biện pháp đối phó, mà hơn thế nữa họ cần thay đổihành vi Do đó, nhà tham vấn phải dành nhiều thời gian và cân nhắc các phương pháptiếp cận để giúp thân chủ đạt được cả 4 mục tiêu tham vấn của họ
1.2.1.3 Các hình thức tham vấn tâm lý
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện nhiều hình thức tham vấnkhác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân Hiện Nay tham vấn làmột hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày, được phát triển
Trang 16với nhiều mức độ khác nhau Chúng ta có thể khái quát vào các loại hình tham vấntâm lý sau:
- Tham vấn trực tiếp
- Tham vấn qua thư/báo in
- Tham vấn qua đài
- Tham vấn qua điện thoại
- Tham vấn qua trang wed
- Tham vấn qua email
1.2.2 Đặc trưng của người đồng tính nữ ở độ tuổi THPT
1.2.2.1 Khái niệm, nguyên nhân
* Đồng tính nữ
Xét về góc độ giới tính, ngày nay chúng ta có thể chia thành 4 loại: giớinam, giới nữ, giới thứ 3 (đồng tính nam hoặc đồng tình nữ) và giới thứ 4 (nam-nữchỉ “gắn bó” về mặt tinh thần chứ không có yếu tố tình dục) Tuy nhiên, có 1 loại
mà có thể xem đó là một xu hướng tình dục, đó là người lưỡng tính (có quan hệtình dục với cả nam và nữ)
Những người được gọi là người đồng tính (hay còn gọi là người thuộc giớithứ 3) khi những người này có khuynh hướng thích, yêu và quan hệ tình dục vớingười cùng giới với mình Nam với nam người ta gọi là “gay”, nữ với nữ người tagọi là “les” Yếu tố tình dục dường như khá quan trọng ở người đồng tính nam(gay) Người đồng tính nam đến với nhau chủ yếu là ham muốn về mặt thể xác.Chính vì thế, mối quan hệ này rất lỏng lẻo và rời rạc, thời gian gắn bó của 2 ngườivới nhau là khá ngắn, họ có rất nhiều bạn tình vì thế sự chung thủy là rất hiếm nênnhiều người đồng tính nam (gay) cảm thấy buồn và chán nản vì khó tìm một ngườichung thủy trong giới của họ Người đồng tính nam (gay) dễ dàng chấm dứt mộtmối quan hệ khi nhu cầu về thể xác đã được thỏa mãn
Ngược lại, ở người đồng tính nữ (les) thì lại khác Yếu tố gắn bó chínhtrong mối quan hệ này là tình cảm Vì thế, 2 người nữ lúc đầu chỉ là cảm mếnnhau, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cảm thông vì hoàn cảnh của 2 người khá giốngnhau, sống chung với nhau và theo quy luật hình thành tình cảm thì tình cảm này
Trang 17dần lớn lên và phát triển thành tình yêu và có yếu tố tình dục Vì thế, đồng tính nữ
có thời gian gắn bó lâu dài hơn đồng tính nam, tình cảm rất mãnh liệt Nếu mộttrong 2 người không muốn tiếp tục vì không còn tình cảm hoặc đến với một ngườikhác thì sẽ bị đối phương níu kéo, theo đuổi ráo riết và thậm chí là giết hại ngườibạn đời của mình vì không muốn đánh mất hay san sẻ tình cảm đó cho người khác
* Các căn nguyên của đồng tính nữ
Xét về nguyên nhân, về cơ bản chúng ta có thể phân đồng tính nữ thành 2loại: đồng tính nữ có căn nguyên sinh học (nhiều người gọi là “đồng tính nữthật”) và đồng tính nữ có căn nguyên tâm lý xã hội (nhiều người gọi là “đồngtính nữ giả”)
a) Đồng tính có căn nguyên sinh học
Trong mỗi người chúng ta, có 2 loại hóc môn giới tính: Testosterone vàOestrogen Oestrogen hay còn gọi là hóc môn nữ tính, có tác dụng hình thành hìnhhài người nữ và nữ tính ở người phụ nữ Nếu là một nữ thực thụ thì lượngOestrogen không những đủ để hình thành hình hài của người nữ mà còn thể hiện
nữ tính của người phụ nữ Nếu lượng Oestrogen (hooc môn nữ tính) ở người nữchỉ đủ hình thành hình hài người nữ thôi, chứ không đủ để thể hiện nữ tính, trongkhi đó lượng Testosterone (hóc môn nam tính) có khuynh hướng gia tăng quá mứcthì người nữ đó sẽ có hình hài là nữ nhưng tính tình, cách hành xử và giọng nói thìmạnh mẽ như con trai, thích tiếp xúc với người nữ hơn và họ nghĩ mình là nam nêntìm một đối tượng là nữ Vì thế, có hiện tượng là đồng tính nữ (les)
Đồng tính có căn nguyên sinh học như đã trình bày ở trên có thể điều trịtheo y học bằng cách duy trì việc bổ sung hóc môn và rèn luyện hành vi, thói quentrong giao tiếp và thậm chí có thể chuyển đổi giới tính
b) Đồng tính có căn nguyên tâm lý - xã hội
Một căn nguyên nữa được lý giải cho hiện tượng đồng tính nữ đó là các cănnguyên tâm lý - xã hội
Đồng tính có căn nguyên tâm lý xã hội là loại đồng tính mà nguyên nhânxuất phát từ các yếu tố tâm lý xã hội Sau đây là một số nguyên nhân điển hình:
+ Mong đợi của bố mẹ về giới tính của con trước khi sinh: Nhiều trường
Trang 18hợp, bố mẹ mong có con trai nên trong giai đoạn thai giáo, việc giáo dục thai nhiđược tiến hành theo cách giáo dục cho nam Khi sinh ra đời, đứa trẻ là một nữ chứkhông phải là nam Tuy nhiên, cha mẹ vẫn muốn đứa trẻ đó là một người nam chứkhông phải là nữ nên cho trẻ mặt đồ của nam, chơi những trò chơi của nam và giáodục theo cách với nam… Tất cả những điều này dần làm cho trẻ không thể địnhhướng giới tính của mình một cách chính xác mà bị lệch lạc Trẻ nghĩ mình là mộtngười nam trong khi thân thể là một người nữ Vì thế, trẻ có khuynh hướng gần gũi
và thích tiếp xúc với nữ hơn và đối tượng trong tình yêu và hôn nhân đó là một nữ
+ Gia đình có bố mẹ ly thân/ly hôn: Mặc dầu chưa có số liệu thống kê một
cách chính xác, tuy nhiên, qua tiếp cận lâm sàng một số trường hợp đồng tính cócăn nguyên tâm lý xã hội cho thấy, hầu hết trẻ nữ rơi vào hoàn cảnh của những giađình mà bố mẹ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn xung đột, ly thân và ly hôn Trẻ nữluôn chứng kiến những bất hòa xảy ra giữa bố mẹ chúng và không thể tin tưởngvào mối quan hệ tình cảm khác giới như mối quan hệ tình cảm của bố mẹ chúnghiện tại Trẻ nữ có xu hướng làm ngược lại để tránh sự đỗ vỡ như mẹ và bố chúng,
đó là tìm đến mối quan hệ đồng giới để được an toàn
+ Khủng hoảng về hình mẫu: Trong gia đình, thông thường trẻ nữ có
khuynh hướng chọn cho mình một mẫu người mà mình sẽ hướng tới Hình mẫucủa trẻ nữ đó là mẹ, chị gái, bà nội/ngoại, cô, dì, người hàng xóm, hoặc là một nữdiễn viên/ca sĩ mà trẻ thần tượng Cơ chế bắt chước đã giúp trẻ nữ xây dựng môhình giới tính của mình theo hình mẫu mà chúng đã lựa chọn Tuy nhiên, vấn đề sẽkhác khi trẻ bị khủng hoảng về hình mẫu Người mẹ trong gia đình không phải làhình mẫu cho trẻ hướng đến bởi vì người mẹ thì nghiện ngập, ngoại tình, đánh đập
và hành hạ con cái, sống ích kỷ…làm cho trẻ nữ không tin tưởng, hoài nghi về bố
mẹ, thậm chí là ghét/căm thù người mẹ Trẻ nữ cũng không chọn được ai để làmhình mẫu cho mình, vì thế trẻ có khuynh hướng làm ngược lại bằng cách chứngminh mình có thể làm người đàn ông tốt (trong khi thân thể của mình là nữ)
+ Ảnh hưởng của tuổi thơ: Trẻ nữ bị bạn bè trêu chọc là "pê-đê" khi còn
nhỏ hoặc bị người đồng tính nữ lạm dụng tình dục hay cưỡng hiếp
+ Tính tò mò của tuổi trẻ và bạn bè xấu rủ rê: Nhiều bạn nữ bước vào thế
Trang 19giới đồng tính chỉ vì bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo hay vì tò mò, muốn khám phá, trảinghiệm cái mới mà mọi người đang theo thử xem nó như thế nào nhưng khi bướcvào rồi thì không có đường ra Đây là nguyên nhân chính mà giới trẻ nói chung và
nữ giới lứa tuổi THPT hiện nay bước vào thế giới thứ 3 theo trào lưu mới và khôngcân nhắc những tai hại đáng tiếc có thể xảy ra Đây là những trẻ đáng trách hơn làđáng thương
1.2.2.2 Những đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT
Nhìn chung học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT thường có những đặcđiểm tâm lý sau:
* Về trạng thái xúc cảm, tình cảm
Họ đã trải qua các rối loạn trong quá khứ thường bộc lộ các triệu chứng như
dễ nôn nóng bất an, hay có cảm xúc phiền muộn, mất ngủ, kém tập trung, thường
có trạng thái kích động, trí tuệ kém, dễ mệt mỏi, căng cơ hay choáng váng, thugọn, cuộn tròn mình lại, dễ dẫn đến trầm cảm, lo âu
Họ thường có mặc cảm có lỗi, hay giận dữ và có ác cảm với người khác –hay hoài nghi thiếu tin tưởng, khó diễn tả cảm xúc bằng lời do muốn đè nén tâmtrạng và cũng ít bao giờ khuyến khích nói về mình và thường không đủ ngôn từ đểdiễn tả tâm trạng của mình vào lúc đó
* Về tính cách
Họ thường có những biểu hiện về mặt tính cách như sau:
+ Mất đi sự ham thích và sinh lực: Họ dễ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt, có
thể ngồi im một chỗ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào
+ Ít tập trung và hay bứt rứt: Họ dễ buồn bã, lo lắng nên thường khó tập
trung, đôi khi căng thẳng quá thì lại trở nên hiếu động, chạy nhảy lăng xăng và dễ
bị kích động
+ Hung hăng, phá phách: Họ dễ có thái độ hung hăng, phá phách vì họ khó
diễn tả cảm xúc bằng lời, họ thích đánh nhau khi họ cảm thấy căng thẳng, tức giậnhoặc sợ hãi, họ thường bắt chước những hành vi hung bạo vì họ từng là nạn nhâncủa những hành vi bạo lực tinh thần hay thể xác
+ Không nói thật: Vì họ thường ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né
Trang 20những hoàn cảnh trong thực tế hay cố gắng lấy lòng người khác (nói những gì họmuốn nghe) nên họ dễ nói dối (có khi cho đó là chuyện bình thường) và cũngkhông muốn tiếp xúc để phải bộc lộ.
+ Có tính đa nghi: Họ thường không tin vào người khác nếu đã từng bị đối
xử hung bạo Tuy nhiên, những học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT có khi bámchặt vào người khác, nhất là người bạn giống như họ vì sợ bị bỏ rơi
+ Họ khó tính và dễ nổi nóng: Dưới vẻ chịu đựng và chấp nhận, họ rất khó
kết bạn và có nhiều sự đòi hỏi đôi khi khá cực đoan
+ Họ thiếu khả năng diễn đạt: Họ không phải lúc nào cũng có thể nói về
tâm trạng của mình, có thể vì quá bối rối hay sợ hãi nên khó xác định được tâmtrạng của mình hoặc không biết cách diễn tả
* Về kĩ năng sống
Có thể thấy đặc điểm rõ nhất về tâm lý là học sinh đồng tính nữ ở độ tuổiTHPT hầu như không có hay rất ít kĩ năng sống trước những nạn bạo lực họcđường, kì thị và tệ nạn của xã hội, mà lại biểu hiện chính là:
+ Không quý trọng bản thân: Họ có những nhận thức tiêu cực về cách sống
vì thế không có sự trung tín, dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội, thường có nhữngquan hệ tình dục đồng giới sớm và luôn nhìn những sự quan tâm chăm sóc ngườikhác với mình dưới ánh mắt nghi ngại
+ Không xây dựng được định hướng: Họ không có một suy nghĩ hay lựa chọn
hợp lý nào cho tương lai, họ không tin vào năng lực bản thân mình, thiếu sự khoandung nên thường cho người khác xấu xa và có ác ý với mình nên cũng không tintưởng những định hướng mà người khác đưa ra với mình
+ Thiếu sự tự tin và bản lĩnh: Có một số người trong số họ tỏ ra lanh lợi
nhưng đó chỉ là trong những ứng xử mang tính bề ngoài, hay chỉ biết những kĩ xảo
để đem lại quyền lợi trước mắt cho những nhu cầu vật chất của mình mà khôngnghĩ đến những ích lợi lâu dài hơn Đây là một thách thức lớn cho các hoạt độngđưa họ trở lại hòa nhập với cộng đồng
+ Thiếu sự linh hoạt và thích nghi: Họ thường cho rằng, mình buộc phải
Trang 21làm những điều mà người khác không muốn mình làm vì quyền lợi của họ chứkhông phải cho mình, và vì thế họ không có được sự linh hoạt và chủ động màthường có thái độ nói gì nghe nấy, chỉ gì làm nấy, thiếu sáng tạo và tìm tòi để cóthể đạt được những kết quả tốt hơn, đây cũng là một trở ngại mà những người làmcông tác giáo dục cho họ phải vượt qua.
+ Không có khả năng từ chối: Nói chữ "không" là điều có vẻ như đơn giản,
nhưng thực sự khó khăn với một số người và đặc biệt đối với học sinh đồng tính
nữ ở độ tuổi THPT, vì thế khi tiếp cận với những nhu cầu vật chất hay những lời
đề nghị đường mật, những lời đe dọa… thì họ ít có năng lực phản đối mà thườngcúi đầu chấp nhận để rồi rơi vào những trạng thái nặng nề, dằn vặt bản thân mìnhhay có khi không đánh giá được những hậu quả để lại cho sự nhu nhược của mình
Mặc dù vậy, ở học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT cũng có những nănglực như sự cần cù, chịu khó – chấp nhận những thực tế, ít mơ mộng và có những
em có những nghị lực, ý trí vượt qua những kì thị, nạn bạo lực học đường, để tìmcách để vươn lên, cố gắng hòa nhập với trường lớp và cộng đồng Các em nàythường tỏ ra chững chạc, trưởng thành trước tuổi, có ý thức trách nhiệm trong côngviệc và rất chịu khó học tập
1.2.3 Tham vấn tâm lý cho học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT
Cần nhấn mạnh rằng học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT là đối tượngđược xếp vào nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cùng với nhữngnhóm đối tượng có khó khăn về tâm lý khác như: học sinh đồng tính nam ở độ tuổiTHPT, trẻ bị lạm dụng tình dục, trẻ chịu các sang chấn tâm lý, trẻ bị bạo lực họcđường, trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác Do đặc thù của một cuộc sống gặp nhiều
sự kì thị và hoài nghi, bản thân họ rất dễ gặp những vấn đề về tâm lý, nên họ luôn
có nhu cầu được giúp đỡ, trong đó có nhu cầu được tham vấn tâm lý
Từ những kết luận trên chúng ta có thể hiểu hoạt động tham vấn tâm lý chohọc sinh đồng tính nữ ở trường THPT như sau:
Đó là một quá trình tương tác giữa tham vấn viên (trong các phòng tham vấn học đường ở trường THPT) với học sinh đồng tính nữ ở trường THPT Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và
Trang 22mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), học sinh đồng tính nữ ở trường THPT hiểu
và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.
* Tiến trình tham vấn tâm lý cho học sinh đồng tính nữ
Tiến trình tham vấn cho thân chủ vừa phải dựa vào đặc điểm riêng của đốitượng tham vấn, vừa phải dựa vào dựa vào quy trình tham vấn tâm lý cơ bản củangười tham vấn viên Hoạt động tham vấn này được xác định trải qua 3 giai đoạnnhư sau:
- Giai đoạn tiếp cận:
Là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của cảquá trình tham vấn Ở giai đoạn này, kỹ năng giao tiếp của tham vấn viên cực kìcần thiết để tạo mối quan hệ tốt, giúp thân chủ cảm thấy được thông cảm, đượchiểu
Đối tượng là học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT với những đặc điểmtâm lý vô cùng phức tạp, bản thân họ lại rất nhạy cảm trước những kì thị mà môitrường xã hội thường gây cho họ, do đó họ thường sẵn sàng từ chối những sự giúp
đỡ, thu mình vào một góc, ít giao tiếp, ít bày tỏ cảm xúc của chính bản thân, giữlấy bí mật của mình
Vì vậy việc tiếp cận họ thường khó khăn ở chỗ họ ít thổ lộ hiện thực bảnthân mình
Muốn vậy, nhà tham vấn trong buổi trò chuyện cần chủ động khơi gợi giátrị bản thân và những nỗ lực trong cuộc sống của họ, tránh đụng chạm tới nỗi đautinh thần của họ, nhưng đồng thời cũng không né tránh việc đề cập tới vấn đề khókhăn tâm lý của họ
Lắng nghe họ nói về bản thân và phản hồi tích cực là bước tiếp cận hiệu quảnhằm xây dựng lòng tin cho thân chủ đối với tham vấn viên
- Giai đoạn hành động:
Sau khi tạo mối quan hệ tốt, tham vấn viên và thân chủ cùng nhau thảo luận
về hoàn cảnh, những vấn đề riêng của thân chủ, cũng như giúp họ tìm cách giảiquyết vấn đề Vai trò của tham vấn viên là giúp thân chủ tự gỡ rối theo cách phù
Trang 23hợp với hoàn cảnh chứ không làm thay hay ép họ làm theo một cách giải quyết có
vẻ đúng đắn nào đó của tham vấn viên
Trong giai đoạn này, tham vấn viên cần vận dụng các kĩ năng như lắng nghetích cực, phản hồi tích cực, kĩ năng thấu hiểu và tôn trọng, chấp nhận nhân cáchcủa thân chủ
Thăm dò tình trạng tâm lý của thân chủ sau khi tham vấn
Tóm lại là việc chăm sóc tâm lý cho học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT,trong đó có hoạt động tham vấn tâm lý của các em cần phải được quan tâm đúng mức
và thực hiện tốt hơn Để làm được điều này, cần phải có thời gian và sự quan tâm rấtlớn của các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội, nhất là đơn vị trực tiếp đó là trườngTHPT - nơi mà họ học tập và rèn luyện nhân cách
Trang 24Chương 2 QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Địa bàn nghiên cứu là thành phố Hà Nội - nơi thân chủ cùng gia đìnhđang sinh sống và trường THPT Đinh Tiên Hoàng – nơi thân chủ đang học tập
2.1.1 Môi trường xã hội
Hà nội là thành phố lớn thứ hai của nước ta, với tốc độ phát triển nhanh vàmạnh, hệ thống phân tầng xã hội phức tạp, các hiện tượng di dân lên thành phốtrở thành phổ biến, kèm theo đó là những hệ lụy xã hội như mại dâm, ma túykèm theo
Dân số Hà Nội ngày một tăng nhanh, nhất là từ khi có quyết định mở rộngthành phố Hà Nội, chính vì thế lượng nhà trường tăng lên nhanh chóng, trong đó
có nhà trường THPT Hàng năm mỗi trường THPT tuyển sinh vào hàng nghìn họcsinh khác nhau, với độ tuổi chủ yếu từ 15 đến 18 tuổi
Tuy nhiên, Hà Nội cũng là một trong những nơi có xuất hiện nhiều hiệntượng đồng tính luyến ái nói chung và đồng tính luyến ái nữ Theo số liệu của mộtcuộc điều tra trực tuyến của Học viện Báo chí Tuyên truyền khảo sát với 3312 đốitượng tham gia cho thấy rằng: có tới 12,17% người đồng tính nữ sống tại Hà Nội(thành phố Hồ Chí Minh là 60,69%) đứng thứ hai toàn quốc, trong đó lứa tuổi THPTchiếm tới 37,16% Số người công khai mình là đồng tính nữ là 7,8 %, còn 64,25%hoàn toàn giữ bí mật hoặc gần như là bí mật về tình trạng đồng tính, 24,96% “lúccông khai lúc bí mật" Nguyên nhân không công khai giới tính là: sợ xã hội kỳ thị40,77%, sợ gia đình không chấp nhận 39.40%, sợ bị trêu chọc, bắt nạt 28,50%, sợđuổi học 9,79%
Tuy nhiên hiện nay, ở Hà Nội cũng như ở các thành phố lớn khác như Tp.HồChí Minh, Đà Nẵng , hoạt động tham vấn tâm lý nói chung và hoạt động tham vấntâm lý cho học sinh đồng tính nữ ở THPT cũng được quan tâm nhiều với nhiều trungtâm tham vấn ra đời, nhiều tổ chức và dự án chú trọng đầu tư nghiên cứu và tiếnhành các ca tham vấn cụ thể Ở nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 25cũng đã tiến hành mở ra các trung tâm tham vấn tâm lý học đường nhằm tiến hànhtham vấn tâm lý cho học sinh, phụ huynh, giáo viên khi đối mặt với các khó khăntâm lý và khó khăn trong hoạt động giáo dục, học tập Trong đó, ở một số phòngtham vấn còn có nội dung tham vấn riêng cho nhóm đối tượng là học sinh đồng tính
nữ Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, là một trong những trườngnhư thế
2.1.2 Môi trường học đường
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội làmột trường giàu truyền thống dạy học và giáo dục nhân cách cho học sinh Trườngluôn chú trọng tập trung vào các nội dung giáo dục cho học sinh như: giáo dục giátrị, giáo dục phòng chống HIV, giáo dục giới tính cho học sinh Vì vậy trường đãcho thành lập phòng Tham vấn học đường ngay từ năm 1999 nhằm góp phần trợgiúp các em học sinh có khó khăn về tâm lý, học đường, đồng thời giúp đỡ cha mẹhọc sinh trong quá trình “Dạy con nên người” Văn phòng thường xuyên nhậnđược sự giúp đỡ của các chuyên gia, các giáo sư tâm lý của Tổ chức ADEPASE(Cộng hòa Pháp), Viện Tâm lý, Khoa Tâm lý của trường Đại học Quốc gia HàNội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng
có những đối tượng là học sinh đồng tính nữ Các em này nằm rải rác ở các lớpkhác nhau, trong cả ba khối lớp học, nhưng tập chung chủ yếu vào các em ở khốilớp 12, đây là khối lớp mà các em có độ tuổi lớn nhất trong nhà trường và sự thànhthục nhất về giới tính cũng như thể hiện rõ nhất về tự ý thức cá nhân Do đó, khảnăng phát hiện là lớn nhất, khi các em bộc lộ và công khai giới tính cá nhân Tuyvậy, cũng không loại trừ các em có giấu bí mật, dù vậy điều này cũng khiến hoạtđộng tiếp cận để tham vấn tâm lý cho họ cũng gặp không ít khó khăn
Trang 262.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 27/ 12/ 2011 đến ngày 15/05/2012
khách thể; nghiên cứu;
phương pháp nghiên cứu;
giả thuyết khoa học
1/2012
3 Nghiên cứu lý luận Tìm hiểu các khái niệm
công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu
6 Phân tích kết quả nghiên
cứu
7 Hoàn thiện đề tài nghiên
cứu
Viết kết quả nghiên cứu:
báo cáo, báo cáo tóm tắt
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết nhiệm vụ thứ hai của đề tài, tôi thực hiện các nghiên cứu bằngcác phương pháp sau:
2.3.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết
A Mục đích của phương pháp
Trang 27Nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
B Nội dung của phương pháp
+ Tổng kết các nghiên cứu về hoạt động tham vấn tâm lý và hiện tượngđồng tính nữ
+ Xây dựng một số khái niệm cơ bản cho đề tài như: Tham vấn tâm lý, họcsinh, đồng tính nữ ở trường THPT và tham vấn tâm lý cho học sinh đồng tính nữ ởtrường THPT
C Cách tiến hành phương pháp
+ Tiến hành thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn như sách,báo, chuyên khảo, tạp chí, công trình nghiên cứu, mạng, thư viện, tài nguyên số,các thông tin trong các diễn đàn, hội thảo khác nhau về tham vấn tâm lý và đồngtính nữ
+ Tiến hành lựa chọn các kiến thức cần thiết có liên quan tới đề tài cầnnghiên cứu
+ Tiến hành phân tích và tổng hợp, kết luận các kiến thức từ các nguồn khácnhau, từ đó rút ra các khái niệm mới như: "học sinh đồng tính nữ ở độ tuổi THPT"
và hoạt động "tham vấn tâm lý cho học sinh đồng tính nữ ở trường THPT"
2.3.2 Phương pháp quan sát
A Mục đích của phương pháp
Nhằm bổ sung kết quả khi thực hiện quá trình tham vấn cho em học sinhđồng tính luyến ái nữ ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng Góp phần xây dựng phầnkết quả nghiên cứu
B Nội dung của phương pháp
+ Quan sát cử chỉ, điệu bộ, thái độ cách trả lời của em đó
+ Quan sát thái độ quá trình vẽ tranh và thực hiện test của em đó
+ Quan sát sản phẩm tranh vẽ của của em đó
C Cách tiến hành phương pháp
+ Bước 1: Gặp gỡ em học sinh đồng tính luyến ái nữ ở trường THPT Đinh
Tiên Hoàng, khi em đó đến tìm gặp tham vấn viên
+ Bước 2: Trò chuyện kết hợp với quan sát thái độ và cảm xúc của em học
Trang 28sinh đó.
+ Bước 3: Ghi chép các nội dung cần thiết lại sau các buổi tham vấn
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study)
Đây là phương pháp chủ đạo, cơ bản nhất mà tôi sử dụng để nghiên cứutrong đề tài này
Case study là một phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến trongcác ngành khoa học xã hội Nó dựa trên sự tìm hiểu sâu sắc về một cá nhân, mộtnhóm thậm chí là một sự kiện để tìm ra nguyên nhân của một vấn đề và thấu hiểuđược những nguyên lý gốc rễ, cơ bản của nó
Mục đích của phương pháp này là nhằm nghiên cứu trường hợp học sinh làđồng tính luyến ái nữ Nhằm tìm hiểu, mô tả một cách chính xác vấn đề hiện tạicủa thân chủ thông qua việc xem xét những sự kiện xảy ra với thân chủ trong hiệntại và quá khứ, bản thân con người thân chủ, quan hệ gia đình, bạn bè, người yêu
và các yếu tố tác động đến thân chủ Từ những dữ liệu này, nhà tham vấn hiểu rõchủ thể và đưa ra các giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến thân chủ là người đồngtính luyến ái từ đó đề xuất biện pháp tham vấn cho thân chủ
Quy trình nghiên cứu trường hợp được tiến hành như sau:
+ Nhận tên tuổi, lớp, vấn đề gặp phải của thân chủ từ giáo viên chủ nhiệm
+ Tiếp xúc, làm quen, thiết lập mối quan hệ với thân chủ
+ Qua trò chuyện, phỏng vấn, quan sát thân chủ nhằm tìm hiểu thông tinqua các câu trả lời, qua suy nghĩ, cảm nhận của thân chủ về những vấn đề đượchỏi Lắng nghe và đưa ra những phản hồi thích hợp nhằm khai thác thêm thông tin
về vấn đề mà thân chủ gặp phải
+ Kết hợp với hỏi chuyện gia đình, thầy cô, bạn bè trong lớp thân chủ để cóđược cái nhìn khách quan kết hợp với những thông tin từ phía thân chủ để hiểu rõhơn về vấn đề mà thân chủ gặp phải
2.3.4 Phương pháp tham vấn trò chuyện
A Mục đích của phương pháp
Nhằm thực hiện quá trình tham vấn tâm lý cho học sinh đồng tính luyến ái
Trang 29nữ ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng này, từ đó xây dựng được kết quả nghiên cứucho đề tài.
B Nội dung của phương pháp
+ Xây dựng mối quan hệ giữ tham vấn viên và thân chủ là học sinh đồngtính luyến ái nữ ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng
+ Giúp đỡ em đó có thể giải quyết được các khó khăn tâm lý gặp phải trongquá trình học tập trong nhà trường và gia đình
+ Thấu hiểu các khó khăn của em đó gặp phải
+ Cung cấp các thông tin cho em về kiến thức đồng tính luyến ái nói chung
B Nội dung của phương pháp
+ Cho em thực hiện các test về lo âu, trầm cảm DASS - 21
+ Cho em vẽ tranh theo ý thích của mình
Trang 30+ Bước 3: Dùng kĩ thuật phóng chiếu để tìm hiểu đặc điểm tâm lý của các
em đó thông qua bức tranh và lượng hóa các khó khăn tâm lý của em đó thể hiệnqua bài test
Trang 31Chương 3 KẾT QUẢ THAM VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH ĐỒNG TÍNH NỮ
Ở TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG
3.1 Xây dựng chân dung gia đình của em học sinh đồng tính nữ ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Thông tin về gia đình
Thông qua tìm hiểu tôi khái quát một số đặc điểm về em học sinh đồng tính
nữ ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng như sau:
+ Trường: THPT Đinh Tiên Hoàng
* Về các thành viên trong gia đình
Bố: + Họ và tên bố: N V Q.
+ Sinh ngày: 12- 01- 1952
+ Nghề nghiệp: Trưởng tàu
Bố em là một người nghiêm khắc, gia trưởng, nóng tính và hay nói chuyện,giải quyết mọi việc bằng đòn roi Mọi công việc trong gia đình đều theo ý kiến và
sự sắp xếp của người bố Trong việc dạy dỗ con cái ông rất nghiêm khắc và áp đặt,mọi việc không vừa ý của ông thì đều là sai hết Xử phạt con bằng mắng mỏ, đònroi, không lắng nghe ý kiến, sự giải thích của con Do công việc là trưởng tàu nênông thường xuyên phải đi theo tàu, ít khi về nhà nên mọi công việc trong gia đìnhđều do em và mẹ quán xuyến Đặc biệt, khi thấy con gái mình công khai là les.Ông không chịu nghe lời giải thích, tâm sự từ con mà luôn nghĩ con mình “ a dua”theo bạn bè nên mới có những định hướng lệch lạc như vậy Ông còn gọi con là
“con quỷ” và rủ bỏ con gái của mình
Trang 32Mẹ: + Họ và tên mẹ: L T T.
+ Sinh năm: 06-02-1968
+ Nghề nghiệp: Bác sỹ bệnh viện y học cổ truyền
Là con trong một gia đình khá giả, gốc Hà Nội được bố mẹ chiều nên bàcũng rất yêu thương con cái hết mực Bà là một người phụ nữ hiền dịu, bao dung
Là một bác sĩ nên việc chăm sóc con cái cũng rất khoa học, và bà như 1 người bạn,người chị luôn luôn lắng nghe ý kiến, lời tâm sự của con và đưa ra những lờikhuyên chân thành, đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất Mỗi lần hai chị em màmắc lỗi, khác với cách giải quyết bằng đòn roi người cha, bà luôn lắng nghe lý do,
ý kiến của con Bà cũng là chỗ dựa vững chắc cho hai chị em V Khi biết V là les,
bà cũng bị sốc nhưng bà vẫn luôn lắng nghe V, và chấp nhận V Bà còn giải thíchcho chồng mình hiểu nhưng bố V vẫn còn nhiều định kiến về vấn đề này, và chưachịu chấp nhận V
Em: + Họ và tên em: N V T
+ Giới tính: nữ
+ Sinh năm: 24-08-1997
Do bố hay đi công tác, mẹ cũng đi làm việc cả ngày tối mới về nên việcchăm sóc em là do V đảm nhiệm V luôn đứng ra bảo vệ em khi bố mẹ vắngnhà Khi biết chị là đồng tính nữ, em gái V không kì thị, không rũ bỏ chị gái mà
em càng gần gũi V hơn, an ủi V và là chỗ dựa vững chắc cho V trong thời kìkhó khăn này
Theo lời em kể và những thông tin thu được từ bố mẹ của V, em N T V làcon cả trong gia đình có hai chị em gái Gia đình em sống cùng với bà nội Bố emsinh ra và lớn lên ở Yên Bái, xuống Hà Nội lập nghiệp Còn mẹ em là người gốc
Hà Nội Hai bố mẹ yêu nhau rồi lấy nhau Bố em sinh ra trong một gia đình thuầnnông, tư tưởng còn rất nhiều phong kiến Ông nội em là một người còn mang nặng
tư tưởng phong kiến và rất gia trưởng Ông luôn con trọng con trai hơn con gái
Mẹ em kể rằng, khi mới lấy chồng, về nhà bố mẹ chồng ở Yên Bái, bà, mẹ chồng,các em dâu và chị em gái chồng ăn mâm dưới Còn bố chồng, cùng các em trai thìđược ăn mâm trên
Trang 33Bố V lă con trưởng trong gia đình, khi mẹ V mang thai V thì cả nhă, nhất lẵng nội V mong đứa bĩ trong bụng sẽ lă con trai, lă đứa châu đích tôn nối dõi tôngđường Nhưng khi mẹ V sinh V ra lă con gâi, thì cả nhă cũng có chút hụt hẫng,nhất lă ông nội thì không vui chút năo Nhưng rồi cũng không ai nhắc đến nữa, cảnhă vẫn yíu quý em V vă mong em sẽ trở thănh một con người tốt, có ích cho xêhội Lúc chỉ có V thì kinh tế gia đình em cũng tạm ổn, nhưng khi mẹ V sinh thím
em bĩ, bố có lăm ăn thím bín ngoăi thì bị thua lỗ nín gia đình em cũng lđm văohoăn cảnh khó khăn hơn trước Thím văo đó, đứa con thứ hai bố V mong chờ lăcon trai, đứa con nối dõi của ông nhưng khi sinh ra lại lă con gâi, công việc của bố
V đê hay phải đi xa, thỉnh thoảng mới về nhă, không khí gia đình cũng không đượcvui vẻ như trước nữa Bố V ngăy căng nóng tính, quât thâo ở khắp nơi, mỗi lầnviệc gì không vừa ý lă đụng chđn đụng tay ngay Bố mẹ đều bận đi lăm, V lă chị cảnín đê đứng ra chăm lo cho em Sợ những trận đòn roi của bố, sợ những lúc bốquât mẹ, đânh mẹ nín em ngăy căng thu mình lại hơn Gồng hết sức mình để chăm
lo, bảo vệ đứa em gâi nhỏ bĩ của mình
Theo lời mẹ V: ‘‘từ bĩ cô đê thấy V hay đi chơi theo câc anh hăng xóm vă chơi đủ câc trò cùng câc anh như bắn súng, chơi khăng, chơi trận giả, chơi bi… Thậm chí khi em V được phiếu bĩ ngoan ở lớp mẫu giâo, cô hỏi V thích phần thưởng gì, em đều trả lời lă súng hoặc siíu nhđn Mỗi lần như vậy cô đều mắng
em vă mua cho em những đồ chơi như búp bí vă truyện tranh Cô vẫn nhớ khi em
V sinh nhật tròn 4 tuổi, cả nhă hỏi em ước mơ điều gì, em đê trả lời lă ước mơ sẽ trở thănh chú bộ đội vì chú bộ đội thì có súng Lúc đó cả nhă vă cô chỉ nghĩ em còn nhỏ hay đi chơi với câc anh hăng xóm nín bị ảnh hưởng vậy chứ cũng không nghĩ thím gì nữa Lớn lín thím một chút, cô cũng nhận ra nhiều sự khâc biệt ở
em, không giống với những đứa con gâi khâc Cô mua vây cho em thì em không mặc, chỉ thích mặc quần âo có in hình siíu nhđn Lắm hôm đi chợ, thấy bộ vây yíu yíu, mua về cho hai chị em mặc giống nhau, đứa em gâi thì rất thích nhưng V thì
cứ khóc, nhất quyết không chịu mặc, dù cho cô có nịnh nọt, hay mắng cũng như thế, em thă không mặc gì còn hơn lă phải mặc vây Cô cũng chỉ nghĩ lă con gâi mình câ tính chứ cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện con mình bị đồng tính luyến