1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý cho học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở lạc hưng huyện yên thủy tỉnh hòa bình

90 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Về dung lượng mẫu điều tra: Theo số liệu thống kê của Trường TH và THCS Lạc Hưng, trong năm học 2 2 -2 21, Nhà trường đang có 79 học sinh đang theo học, vì vậy tác giả tiến hành khảo sá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ LẠC

HƯNG, HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu, Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh ,các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Lâm Nghiệp c ng Bạn Giám hiệu và thầy cô Trường Tiểu Học và Trung Học Cơ Sở Lạc Hưng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập này

Đ c biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s Nguy n Bá Huân, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em hình thành và hoàn chỉnh báo cáo thực tập

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô và các bạn học sinh Trường Tiểu Học và Trung Học Cơ Sở Lạc Hưng c ng như các bạn sinh vien

k61_CTXH, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để em

có thể hoàn thành báo cáo thực tập này

M c d đã có nhiều cố gắng, song do sự hạn hẹp về thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ bản thân nên trong báo cáo không tránh khỏi những khiếm khuyết Với tinh thần cầu tiến, thái độ cầu thị, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quí báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn gần xa giúp đỡ

em hoàn chỉnh báo cáo thực tập này

Hà Nội, 05 tháng 06 năm 2020

Người thực hiện

Quách Văn Tài

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BIỂU iv

PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN 2 CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận và thực ti n về nhu cầu tham vấn tâm lý học đường cho học sinh 9

1.1 Cơ sở lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý học đường cho học sinh 9

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 9

1.1.2 Phân loại nhu cầu, các mức độ nhu cầu và đ c điểm tâm - sinh lý của học sinh THCS 14

1.1.3 Một số khó khăn và biểu hiện về nhu cầu cần tham vấn tâm lý học đường của học sinh 15

1.1.4 Nội dung nhu cầu tham vấn tâm lý học đường cho học sinh 19

1.1.5 Phương pháp, yêu câu và nguyên tắc của tham vấn tâm lý học đường 22

1.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý cho học sinh 26

1.1.7 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 29

1.2 Cơ sở thực ti n về Trường Tiểu học và THCS Lạc Hưng 30

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà trường 30

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Nhà trường 31

1.2.3 Thực trạng về học sinh và giáo viên của Nhà trường 31

1.2.4 Phương thức hoạt động và định hướng phát triển của Nhà trường 32

Chương 2 kết quả nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý cho học sinh trường TH VÀ thcs lạc hưng 33

2.1 Thực trạng khó khăn tâm lý và cách giải quyết khó khăn tâm lý của học sinh Trường TH và THCS Lạc Hưng 33

2.1.1 Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh 33

2.1.2 Thực trạng cách giải quyết khó khăn tâm lý của học sinh 45

2.1.3 Thực trạng hoạt động h trợ giải quyết khó khăn tâm lý cho học sinh của nhà trường 48

Trang 4

2.2 Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường Trường TH và THCS

Lạc Hưng 50

2.2.1 Nhận thức của học sinh đối với các hoạt động tham vấn tâm lý học đường nói chung 50

2.2.2 Nhu cầu và lý do cần được tham vấn tâm lý của học sinh 54

2.2.3 Nhu cầu của học sinh về nội dung trợ giúp tâm lý học đường 58

2.2.4 Nhu cầu của học sinh về hình thức trợ giúp tâm lý học đường 60

2.2.5 Nhu cầu của học sinh về phương pháp trợ giúp tâm lý học đường 61

2.3 Một số giải pháp nhằm việc triển khai các hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh Trường TH và THCS Lạc Hưng 61

K T LU N VÀ KHUY N NGH 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BIỂU

Biểu 1.1 Dung lượng mẫu điều tra 6

Biểu 1.2: Thực trạng số học sinh và giáo viên cửa trường TH và THCS Lạc Hưng năm học 2 2 – 2021 31

Biểu 2.1 Thực trạng mức độ g p khó khăn tâm lý của học sinh 33

Biểu 2.2 p lực tâm lý của học sinh trong học tập 35

Biểu 2.3 Các loại khó khăn tâm lý của học sinh liên quan đến học tập 37

Biểu 2.4 Những khó khăn tâm lý của học sinh từ bản thân 41

Biểu 2.5 Khó khăn tâm lý của học sinh trong các mối quan hệ trong cuộc sống 43

Biểu 2.6 Cách giải quyết khó khăn tâm lý về học tập 45

Biểu 2.7 Cách giải quyết khó khăn tâm lý về bản thân 46

Biểu 2.8 Cách giải quyết khó khăn tâm lý về các mối quan hệ 47

trong cuộc sống 47

Biểu đồ 2.1: Số lượng phòng tư vấn tâm lý học đường tại trường tiểu học và trung học cơ sở lạc hưng 51

Biểu 2.9 Mức độ nhận biết về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường 51

ĐVT:% 51

Biểu 2.1 Các kênh thông tin giúp học sinh biết đến hoạt động trợ giúp tâm lý học đường 52

ĐVT:% 52

Biểu 2.11 Nhận thức của học sinh về mức độ cần thiết của hoạt động trợ giúp tâm lý học đường 53

Biểu 2.13 Lý do học sinh THCS có nhu cầu tham vấn học đường 56

Biểu 2.14 Lý do học sinh THCS chưa có nhu cầu tham vấn học đường 57

Biểu 2.15: Nhu cầu thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học 58

Biểu 2.16 Nhu cầu của học sinh về nội dung trợ giúp tâm lý học đường 59

Biểu 2.17 Nhu cầu của học sinh về hình thức trợ giúp tâm lý học đường 60

Biểu 2.18 Nhu cầu của học sinh về phương pháp trợ giúp tâm lý học đường 61

Trang 6

PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu dần được khắc phục Đời sống vật chất, tinh thần của mọi người, mọi nhà đang từng bước được cải thiện Song, xã hội càng phát triển thì những vấn đề của đời sống tâm lý, tình cảm c ng càng nảy sinh phong phú, đa dạng và bức xúc hơn Các hoạt động tham vấn tâm lý xuất hiện

và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhất là ở những đô thị đông dân Tham vấn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình tham vấn khác nhau, trong đó trợ giúp tâm lý học đường đang trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời Hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với học sinh, sinh viên mà nó còn rất cần

thiết cho giáo viên, phụ huynh học sinh – những người có liên quan đến dự nghiệp “trồng người “

Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là giai đoạn quá độ, giai đoạn dậy thì với rất nhiều chuyển biến tâm lý đa dạng và phức tạp Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả biến đổi mạnh mẽ của ý thức và tự ý thức, của nội dung và hình thức hoạt động học tập, của mối quan hệ ứng xử với người lớn, với bạn bè, của tính tích cực xã hội ở các em [8] Điều này làm cho các em luôn tò mà, thích khám phá thế giới, tích cực, độc lập trong học tập và các hoạt động xã hội Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên các em g p không

ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng, c ng như quan hệ ứng xử với Thầy cô, với người lớn và bạn bè để đáp ứng được kì vọng, yêu cầu của gia đình, nhà trường

và xã hội Điều đó đến tâm lý bi quan đối với bản thân và với người khác Hầu hết những học sinh này đều cần có sự giúp đỡ của người lớn để có thể ứng phó được với “khủng hoảng” tâm lý trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách Điều này có nghĩa là học sinh ngày nay đang có nhu cầu được tham vấn tâm lý [10]

Trang 7

Hoạt động tham vấn tâm lý ở Việt Nam hiện nay phát triển tương đối mạnh mẽ với nhiều loại hình tham vấn đa dạng và phong phú nhằm trợ giúp cho thân chủ nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn tâm lý g p phải trong cuộc sống Tuy nhiên, hoạt động tham vấn chuyên biệt cho học sinh trung học

cơ sở để đáp ứng nhu cầu tham vấn học đường ở các em trong lĩnh vực học tập

và quan hệ giao tiếp, ứng xử vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, cần được nghiên cứu và ứng dụng Đứng trước thực trạng trên cho thấy rất cần có những hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH và THCS) Lạc Hưng là một ngôi Trường thuộc huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, hiện nay nhà trường có 246 học sinh, trong đó học có 167 học sinh tiều học và 79 học sinh khối THCS đang theo học C ng như các Trường khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, hiện nay Nhà trường chưa thành lập phòng tham vấn, h trợ tâm lý cho học sinh Việc tổ chức hoạt động trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh hiện nay còn rất hạn chế Hầu hết, các em chưa được biết, chưa được tiếp cận nhiều với các hoạt động trợ giúp, tham vấn tâm lý Vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu trợ giúp tâm lý trong trường học của học sinh nhà trường hiện nay là rất cần thiết, trên cơ sở đó đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý theo các mức độ khác nhau để từ đó xác định phương hướng tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu của các em[14]

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu nhu cầu tham vấn t m lý cho học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lạc Hưng, huyện Yên Thủy, tỉnh òa ình” làm đề tài

nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, đây là một vấn đề có ý nghĩa rất cấp thiết hiện nay của Nhà trường

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

Trang 8

khó khăn và nhu cầu tham vấn về tâm lý cho học sinh trung học cơ sở; Nhiệm

vụ, phương pháp và nguyên tắc tham vấn tâm lý cho học sinh trung học cơ sở;

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý cho học sinh THCS

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là một trong những tài liệu tham khảo hữu cho lãnh đạo Trường Tiểu Học và THCS Lạc Hưng nói riêng và các Nhà trường trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình nói chung trong việc tìm hiểu nhu cầu trợ giúp tâm lý trong trường học của học sinh, trên cơ sở đó đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý theo các mức độ khác nhau, để từ đó các Nhà trường xác định phương hướng tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu của các em Kết quả nghiên cứu c ng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với sinh viên theo học ngành Công tác xã hội

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trường TH và THCS Lạc Hưng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm việc triển khai các hoạt động tham vấn tâm lý học đường

tại Nhà trường trong thời gian tới

4 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý học đường cho học sinh

Trang 9

- Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trường TH

và THCS Lạc Hưng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

- Một số giải pháp nhằm việc triển khai các hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh Trường TH và THCS Lạc Hưng, Yên Thủy, Hòa Bình

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng vi nghiên cứu và khảo sát

- Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là nhu cầu được tham vấn tâm lý của học sinh Trường trung học cơ sở Lạc Hưng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

- Đối tượng khảo sát: của đề tài là học sinh đang học tập tại trường (bao

gồm học sinh khối 6, 7, 8 và 9)

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu Trường trung học cơ sở Lạc Hưng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp: Trong quá trình thực hiện, các tài

liệu, số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2 17 đến năm 2 19 Số liệu sơ

cấp: được thu thập trong giai đoạn từ tháng 2 2 2 -4/2020

- Phạm vi về nội dung: Do hạn chế về nguồn lực và thời gian, c ng với đ c

th của học sinh nên trong phạm vi nghiên cứu này tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu và khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh khối Trung học cơ sở (Khối 6,7,8,9), không tiến hành khảo sát nhu cầu tham vấn lý của học sinh khối Tiểu học của Trường TH và THCS Lạc Hưng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình Giới hạn 3 khó khăn tâm lý đó là khó khăn tâm lý của học sinh liên quan đến học tập, khó khăn tâm lý từ bản thân, khó khăn tâm lý của học sinh trong các mối quan hệ trong cuộc sống

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập số liệu

6.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp đã được công bố ở các cơ quan lưu trữ, trên sách báo, tạp trí, các bài

Trang 10

viết, bài báo có liên quan đối với đề tài Các số liệu báo cáo, thống kê về hoạt

động học tập và giảng dạy của Trường TH và THCS Lạc Hưng

6.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những thông tin được thu thập trực tiếp từ việc điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi điều tra Cụ thể như sau:

* Thiết kế bảng hỏi:

Nghiên cứu tổng kết lý thuyết, các công trình nghiên cứu có liên quan và thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến chuyên gia để dự thảo bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế dưới dạng bản cứng (in giấy) và được gửi tới trực tiếp cho từng

đối tượng học sinh Nội dung bảng hỏi bao gồm 4 phần:

Phần 1: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa thông tin cung cấp đối với nghiên

cứu và các thông tin có liên quan giúp người trả lời có được hình dung chung về

nghiên cứu

Phần 2: Bao gồm các câu hỏi thu thập thông tin cơ bản của đối tượng điều tra (họ tên, lớp học, tuổi, kết quả học tập, …)

Phần 3: Bao gồm các câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng khó khăn về tâm

lý, áp lực về tâm lý của học sinh và cách giải quyết khó khăn về tâm lý học

đường của học sinh

Phần 4: Được thiết kế để thu thập thông tin, phản hồi về nhu cầu về việc

tham vấn về tâm lý học đường của học sinh

* Quy trình điều tra, thu thập số liệu:

Việc điều tra thu thập thực hiện theo phương pháp trực tiếp tiến hành theo 3

bước:

+ Bước 1: Phân tổ và chọn mẫu điều tra:

Dựa vào đ c điểm của học sinh Trường TH và THCS Lạc Hưng, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành phân loại học sinh khối THCS theo các tiêu thức phân tổ thống kê như sau: Phân theo khối học, bao gồm học sinh

khối lớp 6, 7, 8, 9

+ Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra dựa trên cơ sở các nội dung nghiên

Trang 11

cứu nhằm đạt được các mục tiêu của đề tài và tiến hành điều tra thử với số lượng

mẫu là 10 học sinh đang theo học tại Trường

+ Bước 3: Hiệu chỉnh bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức

Sau khi điều tra sơ bộ, bảng hỏi được trao đổi với ý kiến chuyên gia (giáo viên hướng dẫn và giáo viên Trường TH và THCS Lạc Hưng) và hiệu chỉnh lại

Tiếp theo tiến hành điều tra chính thức

Về dung lượng mẫu điều tra: Theo số liệu thống kê của Trường TH và

THCS Lạc Hưng, trong năm học 2 2 -2 21, Nhà trường đang có 79 học sinh đang theo học, vì vậy tác giả tiến hành khảo sát với dung lượng mẫu như sau:

Biểu 1.1 Dung lượng m u điều tra

ĐVT:%

Khối Số học sinh hiện tại Dung lượng m u điều tra

Số lượng (học sinh) Tỷ lệ (%)

Số lượng (học sinh) Tỷ lệ (%)

ngu n: Trường T v T C ạc ưng 2 2

Ngoài ra, sử dụng phương pháp chuyên gia để phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên và cán bộ quản lý đang công tác tại Trường nhằm tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia về thực trạng khó khăn về tâm lý học đường của học sinh, qua đó đề xuất các định hướng giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý học đường cho học sinh Trường TH và THCS Lạc Hưng, Yên Thủy, Hòa Bình

Trang 12

6.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: Dựa vào các số liệu đã được công bố, tổng

hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin ph hợp với hướng nghiên cứu của đề tài Toàn bộ số liệu điều tra được xử lý theo chương trình Microsoft Excel

- Phương pháp phân tích số liệu:

+ Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và dãy số biến động theo thời gian Sử dụng phương

pháp thống kê mô tả để nêu lên mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau Phương pháp này được sử dụng để mô tả đ c điểm của học sinh như khó khăn, áp lực về tâm lý trong học tập, trong giao tiếp, trong cuộc sống, cách giải quyết các khó khăn của học sinh c ng như nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh

+ Phương pháp thống kê so sánh: D ng phương pháp này để so các chỉ tiêu nghiên cứu của để tài

+ Kỹ thuật so sánh:

 So sánh số tuyệt đối: Để biết sự tăng giảm về giá trị

 So sánh số tương đối: Để biết phần trăm tăng, giảm

 So sánh số bình quân: Tăng, giảm giữa các năm

6.3 Phương pháp phỏng vấn s u

Phương pháp phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp thu thập thông tin định tính được các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau Đã xuất hiện từ rất lâu trong nghiên cứu khoa học nói chung, cho đến nay phương pháp này vẫn được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để thu thập ý kiến cá nhân

Phỏng vấn 5 người gồm ( thầy hiệu trưởng và bốn cô chủ nhiệm 4 khối lớp

6,7,8,9 )

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh sách bảng biểu, phụ lục, nội dung

chính của khóa luận được thể hiện trong 03 phần:

Trang 13

Phần 1: Phần mở đầu

Phần 2: Phần nội dung chính, gồm 2 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực ti n về nhu cầu tham vấn tâm lý học đường cho học sinh

- Chương 2: Kết quả nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh

Trường TH và THCS Lạc Hưng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

Phần 3: Kết luận, khuyến nghị

Trang 14

PHẦN 2 CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH 1.1 Cơ sở lý luận về nhu cầu tham vấn t m lý học đường cho học sinh

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm nhu cầu

Nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý, chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý con người nói chung và đến hành vi nói riêng Nhu cầu được nhiều ngành khoa học nghiên cứu trên các khía cạnh tiếp cận khác nhau Khi bàn về nhu cầu trong tâm lý học có nhiều quan niệm khác nhau:

Tác giả B.Ph Lomov khi nghiên cứu về nhân cách, ông c ng đề cập khá

nhiều đến nhu cầu Ông cho rằng nhu cầu như là một thuộc tính của nhân cách Theo đó, ông đưa ra khái niệm nhu cầu như sau: “Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của mình Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngoài

cá nhân” [20]

Tác giả P.A Rudich quan niệm “Nhu cầu là trạng thái tâm lý làm rung động người ta thấy một sự cần thiết nhất định nào đó về một điều gì đó”[22 ]

Theo từ điển tâm lý học của tác giả V D ng, “Nhu cầu là trạng thái của

cá nhân xuất phát từ ch nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại

và phát triển của mình, là nguồn gốc tích cực của cá nhân”[2]

Theo Nguy n Quang Uẩn nêu ra trong giáo trình Tâm lý học đại cương:

“Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển”[16]

Như vậy, cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa

Trang 15

học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt Tuy nhiên, tất cả các nhà khoa học khi định nghĩa về nhu cầu đều thống nhất ở một số quan điểm như:

- Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được

- Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao Vì vậy, nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng

- Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận

Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu này nhu cầu được hiểu là hu cầu l tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó; l đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để t n tại và phát triển Nó chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành

vi của con người nói riêng”

1.1.1.2 Khái niệm về tham vấn

Hiện nay, có khá nhiều khái niệm về tham vấn M i tổ chức, nhà khoa học khi nghiên cứu về tham vấn lại đưa ra một khái niệm khác nhau Dưới đây là một số khái niệm phổ biến:

Theo Hiệp hội các nhà tham vấn Mỹ (ACA, 1997), “Tham vấn là sự áp dụng các nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, cảm xúc, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp c ng như vấn đề bệnh lý” [5]

Theo P.K Odhner hiểu “Tham vấn là quá trình giúp con người có mục đích rõ ràng và mang tính chuyên nghiệp, đòi hỏi nhà tham vấn cần phải dành một thời gian nhất định và sử dụng các kỹ năng một cách thuần thục để giúp đỡ đối tượng (còn gọi là thân chủ) tìm hiểu, xác định vấn đề và triển khai những giải pháp trong điều kiện cho phép” Ông cho rằng, đây là một khoa học thực hành nhằm giúp đỡ con người vượt qua những khó khăn của họ, giúp họ có được khả năng hoạt động độc lập trong xã hội bằng chính kỹ năng sống và năng

Trang 16

lực của mình[13]

Tác giả Trần Thị Minh Đức định nghĩa “Tham vấn là sự tương tác giữa

nhà tham vấn - người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất

đạo được của nghề tham vấn - với thân chủ (còn được gọi là khách hàng) -

người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý cần được giúp đỡ Thông qua sự trao

đổi, chia sẻ tâm tình (dựa trên những nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang

tính nghề nghiệp),thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm

năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình” [5] Điều này cho thấy,

trong quá trình trợ giúp để hướng đến sự thay đổi từ phía thân chủ, nhà tham vấn

phải xem xét cẩn thận nhu cầu muốn thay đổi của thân chủ

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, tham vấn được đánh giá như là một công

cụ đắc lực trong trợ giúp cá nhân ho c gia đình trong giải quyết những vấn đề về

tâm lý - xã hội nảy sinh Từ đó, tác giả định nghĩa khái niệm này như sau:

“Tham vấn là một hoạt động mà nhà chuyên môn, bằng kiến thức, hiểu biết và

kỹ năng nghề nghiệp của mình, thấu hiểu những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của

đối tượng (cá nhân, gia đình hay nhóm), giúp họ khai thác nguồn lực, tiềm năng

cho quá trình giải quyết [11]

Như vậy, m i nhà khoa học lại đưa ra một khái niệm khác nhau về tham

vấn Nhưng có thể thấy, điểm chung của các tác giả khi đưa ra khái niệm là,

tham vấn là hoạt động trợ giúp con người nâng cao khả năng tự giải quyết/ứng

phó với những khó khăn tâm lý g p phải trong cuộc sống Để giúp đỡ các cá

nhân và gia đình duy trì được sự thăng bằng tâm lý, tăng cường khả năng ứng

phó với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày Nhiều nước trên thế

giới, đ c biệt là các nước phát triển đã sử dụng dịch vụ tham vấn như một công

cụ đắc lực giúp cho cá nhân phát triển Vì vậy, từ các quan điểm trên, trong

nghiên cứu này, tham vấn được hiểu như sau: “Tham vấn là một quá trình trợ

gi p tâm lý, trong đó nh tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng nhằm trợ giúp

thân chủ nhận thức được bản thân, vấn đề và ngu n lực của mình để giải quyết

vấn đề của mình theo hướng tích cực”

Trang 17

1.1.1.3 Khái niệm về tâm lý học đường

Tâm lý học đường là một chuyên ngành - nhánh của tâm lý học, nghiên cứu và ứng dụng các vấn đề nhận thức, học tập, cảm xúc, hành vi, xã hội mang tính học đường có liên quan đến học sinh trong môi trường học đường, gia đình, cộng đồng nhằm phát hiện sớm, can thiệp, phòng ngừa, khắc phục các vấn đề nảy sinh, xây dựng các chương trình dịch vụ trợ giúp học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh giải quyết những khó khăn trong cuộc sống Tâm lý học đường hay còn

có tên gọi khác là tâm lý học trường học là một lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về tâm lý học đường khái niệm

Tâm lý học đường theo Trần Thị Lệ Thu thì đầy đủ hơn cả “Tâm lý học đường (tâm lý học trường học) là một chuyên ngành thực hiện công việc đánh giá (phòng ngừa) nhằm phát hiện những học sinh có thể có khó khăn về nhận thức, cảm xúc, xã hội, hay hành vi; phát triển và thực hiện các chương trình can thiệp tâm lý học cho học sinh, cố vấn cho giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia/cán

bộ chuyên môn có liên quan; tư vấn cho học sinh; tham gia phát triển v lượng giá chương trình; nghiên cứu; giảng dạy; hỗ trợ và giám sát cho những người đang học nghề” [19]

1.1.1.4 Khái niệm về tham vấn tâm lý học đường

Trong khóa luận này tác giả gọi thuật ngữ Tham vấn học đường” đồng nghĩa với thuật ngữ Tham vấn tâm lý học đường” Tham vấn học đường được

xem x t như là một loại hình cung cấp dịch vụ tham vấn mang tính học đường Dưới đây là một số khái niệm về tham vấn học đường

Hiệp hội các nhà tham vấn hoa kỳ Hoa Kỳ (ASCA ) quan niệm: “Tham vấn học đường là công việc giúp đỡ tất cả các học sinh trong học tập, trong quan

hệ xã hội, trong công việc, trong việc nâng cao năng lực cá nhân và giúp họ trở thành người có trách nhiệm và hữu ích Nhà tham vấn học đường trợ giúp hình thành và tổ chức tất cả những chương trình này, c ng như cung cấp các hoạt động can thiệp tham vấn thích hợp”[6] Như vậy, trong hoạt động tham vấn học

Trang 18

đường, nhà tham vấn thực hiện công việc giúp đỡ cho tất cả học sinh tham gia vào các hoạt động ở nhà trường, phát hiện và can thiệp các vấn đề ở các em nhằm giúp tất cả học sinh phát triển tốt nhất trong điều kiện và hoàn cảnh của mình

Tác giả Trần Thị Minh Đức cho rằng: “Tham vấn tâm lý học đường là tất

cả các hoạt động can thiệp nhằm mục đích giúp cho học sinh được phát triển tốt nhất về m t học tập, nghề nghiệp, cá nhân và xã hội, bao gồm cả các hoạt động

tư vấn cho giáo viên và cha mẹ học sinh” Khái niệm này đã đề ra nhiệm vụ của nhà tham vấn học đường là tham vấn cho học sinh qua việc can thiệp trực tiếp

và tư vấn cho giáo viên và cha mẹ học sinh[6]

Tham vấn học đường thường thiên về tham vấn giáo dục, nó bị chi phối nhiều bởi những quy định, chuẩn mực trong trường học Nhiệm vụ của nhà tham vấn học đường là can thiệp, tham vấn cá nhân và nhóm nhỏ, hướng dẫn nhóm lớn, tư vấn cha mẹ học sinh,giáo viên, những người khác và làm công tác điều phối chương trình Ở Việt Nam, đôi khi người ta đồng nhất lĩnh vực tham vấn học đường là tham vấn nghề hay tham vấn hướng nghiệp Trên cơ sở đó, trong

nghiên cứu này tham vấn tâm lý học đường được hiểu như sau: “Tham vấn tâm

lý học đường là hoạt động trợ gi p tâm lý cho học sinh, giúp học sinh khai thác được tiềm năng v nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn tâm lý trong học tập, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp; dự báo và phát hiện sớm những khó khăn tâm lý ở học sinh; phát triển các chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp cho học sinh”

1.1.1.5 Khái niệm nhu cầu tham vấn tâm lý học đường

Trong nghiên cứu này, tác giả gọi thuật ngữ “Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường” đồng nghĩa với thuật ngữ “Nhu cầu tham vấn học đường” Tham

Nhu cầu tham vấn học đường là một dạng nhu cầu tinh thần của con người Nó được thể hiện ở mức độ thấp thông qua hình thức phổ biến là tâm sự và chia sẻ của cá nhân học sinh với một người mà các em thấy tin cậy, có thể là nhu cầu muốn được cảm thông ho c tìm sự trợ giúp từ một người có kinh nghiệm hơn

Trang 19

như cha mẹ, thầy cô giáo ho c bạn bè, người thân… Tuy nhiên, việc hỏi ý kiến như vậy thường nhận được lời khuyên mang tính chủ quan rất cao về phía người được hỏi M t khác, trong xã hội hiện nay, những khó khăn tâm lý trong đời sống nói chung và trong học đường nói riêng ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp Do vậy, nhu cầu tham vấn học đường của học sinh ngày càng tăng, nhiều học sinh cần tham vấn học đường, lĩnh vực tham vấn học đường đa dạng, vấn đề tham vấn phức tạp Nhu cầu tham vấn học đường được xác định là những đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn của học sinh khi quá trình các em tham gia vào các hoạt động ở nhà trường và g p những khó khăn tâm lý từ những hoạt động đó Nếu được thỏa mãn nhu cầu này, học sinh sẽ giải quyết được những khó khăn tâm lý, tạo ra độc lực cho sự phát triển nhân cách của các em Tổng hợp từ khái niệm về tham vấn học đường và khái niệm về nhu cầu ở phần trên,

trong nghiên cứu này, nhu cầu tham vấn tâm lý học đường đượ hiểu như sau:

“ hu cầu tham vấn tâm lý học đường l những đòi hỏi được trợ giúp tâm lý tất yếu của học sinh khi gặp phải những khó khăn tâm lý trong nhận thức, thái độ

v h nh vi để thực hiện quyết định của mình ọc sinh mong muốn được chia s với nh tham vấn học đường để được trợ gi p từ đó có thể tìm kiếm những giải pháp cho việc giải quyết những khó khăn tâm lý của mình”

1.1.2 Phân loại nhu cầu, các mức độ nhu cầu và đ c điểm t m - sinh lý của học sinh T S

1.1.2.1 Phân loại nhu cầu:

hu cầu vật chất: nhu cầu bẩm sinh thở, đói, tình dục , nhu cầu thông thường ăn, uống, không khí, b i tiết,

hu cầu tinh thần: tình thương yêu, tán th nh, kính trọng, thừa nhận 1.1.2.2.các mức độ của nhu cầu

+ Ý hướng: l ý định, dự định, ý đ , thường l để đạt một mục tiêu n o cụ thể

+ Ý muốn : Điều mong muốn l điều mong muốn sẽ thực hiện đạt kết quả như ý muốn của mình, ph hợp với ý muốn của mọi người

Trang 20

+Ý định : sự r p tâm l m việc gì đó

1.1.2.3 khái niệm T C

ứa tu i T C thường được b t đầu từ 11-12 tu i v kết th c l c 14-

15 tu i việt nam lứa tu i n y còn được gọi l tu i thiếu niên đặc điểm dinh

lý cơ bản ở tu i thiếu niên l hiện tượng dậy thì

1.1.2.4 Đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh T C

Đặc điểm phát triển thể chất của T C : tu i dậy thì ở các tr em gái việt nam v o khoảng 12 – 13 tu i, ở các tr em trai b t đầu v kết th c muộn hơn khoảng từ 1 – 2 năm Đến năm 15 -16 tu i giai đoạn dậy thì kết th c

Đặc điểm phát triển tâm lý của T C : sự phát triển của ý thức, tự đánh giá của thiếu niên, tự giáo dục của thiếu niên,sự phát triển hứng th của thiếu niên, sự hình th nh đạo đức của thiếu niên, sự phát triển đời sống tình cảm của thiếu niên, hoạt động học tâp giao tiếp của thiếu niên

1.1.3 Một số khó khăn và biểu hiện về nhu cầu cần tham vấn t m lý học đường của học sinh

1.1.3.1 Một số khó khăn về tâm lý học đường của học sinh

Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu nhu cầu về tham vấn về tâm

lý học đường của đối tượng học sinh THCS, vì vậy nghiên cứu này đề cập đến một số khó khăn về tâm lý học đường của học sinh THCS Có nhiều cách phân loại các khó khăn tâm lý của học sinh THCS Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả lựa chọn cách phân loại khó khăn tâm lý c ng như các tiêu chí để phân loại khó khăn tâm lý của tác giả Nguy n Thị Minh Hằng

Dựa trên những tiêu chí phân loại khó khăn tâm lý, có 3 nhóm khó khăn tâm lý mà học sinh trung học cơ sở thường g p là:

- Nhóm khó khăn từ chính bản thân: khó khăn trong giao tiếp, m c cảm tự

ti về bản thân, đánh giá thấp bản thân, cảm thấy buồn rầu…

- Khó khăn tâm lý trong học tập: khó tập trung nghe giảng, khó tiếp thu bài, khó khăn trong việc ghi nhớ, khó khăn trong việc vận dụng kiến thức đã học…

Trang 21

- Khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ: khó khăn trong các mối quan hệ

giữa cá nhân với bạn bè, với thầy/cô giáo, với cha mẹ…

1.1.3.2 Biểu hiện về nhu cầu cần tham vấn tâm lý học đường của học sinh

Xuất phát từ khái niệm về nhu cầu tham vấn học đường của học sinh và những khó khăn về tâm lý, nhu cầu tham vấn học đường của học sinh THCS có

những m t biểu hiện như sau:

1 Biểu hiện về mặt nhận thức: Học sinh THCS có hiểu biết về tham vấn

học đường, được thể hiện cụ thể như: học sinh THCS nhận thức được về vấn đề

mà mình đang g p phải khi tham gia vào hoạt động học tập và giao tiếp, có nhu cầu muốn được trợ giúp để giải quyết vấn đề đó và có nhận thức sơ bộ về tham vấn học đường; nhận thức đầy đủ và rõ ràng về nội dung, mức độ vấn đề của mình đang phải đối m t; nhận thức được tương đối đầy đủ về hoạt động tham vấn học đường, có cả động cơ bên trong và bên ngoài đều hướng tới thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường bằng tham vấn học đường; học sinh THCS g p phải vấn đề cần được trợ giúp, chia sẻ khi tham gia vào hoạt động học tập và giao tiếp và tìm hiểu về hoạt động tham vấn học đường để hướng đến việc giải quyết vấn đề đó bằng tham vấn học đường

Trong lĩnh vực học tập, biểu hiện nhu cầu tham vấn học đường về m t nhận thức đó là: HS nhận thức được về những vấn đề mà mình g p phải trong học tập như xác định động cơ học tập, mục đích học, tìm kiếm phương pháp, phương tiện học tập….từ đó có những định hướng nhất định cho việc tìm kiếm nguồn lực trợ giúp (hay là có nhu cầu được trợ giúp) các em giải quyết những vấn đề đó trong học tập, một trong những nguồn lực có thể trợ giúp các em đó là nhà tham vấn học đường Biểu hiện cụ thể về m t nhận thức của nhu cầu tham vấn học đường trong học tập là các em có nhu cầu được tham vấn về các vấn đề liên quan đến hoạt động học tập như: vấn đề xác định mục đích, động cơ học tập; xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong học tập; hiểu và lập kế hoạch học tập; xác định được phương pháp học tập…

Trang 22

Ở lĩnh vực giao tiếp, biểu hiện nhu cầu tham vấn học đường về m t nhận thức đó là việc học sinh nhận thức được những vấn đề của mình trong quá trình tiến hành hoạt động giao tiếp với người khác (với giáo viên, với bạn bè, với cộng đồng và với các thành viên trong gia đình) và có nhu cầu được chia sẻ, trợ giúp để giải quyết những vấn đề này Tuy nhiên, nhu cầu tham vấn học đường mới chỉ dừng lại ở việc nhận ra vấn đề trong giao tiếp và biết là có nhu cầu tham vấn học đường chứ chưa tỏ rõ thái độ và cảm thấy có sự thiếu hụt nhất định nếu nhu cầu ấy chưa được thỏa mãn Những biểu hiện cụ thể về m t nhận thức nhu cầu tham vấn học đường trong giao tiếp đó là nhu cầu được tham vấn về các vấn

đề như: vấn đề xác định phương pháp, phương tiện khi giao tiếp; hiểu và xác định được đúng “vai” của mình khi giao tiếp; mong muốn tạo sự thân thiện với bạn bè, thầy cô; làm chủ cảm xúc của mình trong giao tiếp; giữ mối quan hệ có

chừng mực khi giao tiếp với mọi người…

2 Biểu hiện về mặt thái độ: Học sinh THCS có mong muốn được tham

vấn học đường, được thể hiện cụ thể như: có mong muốn tìm kiếm sự trợ giúp

từ người khác (giáo viên, bạn bè ho c người khác) trong việc giải quyết vấn đề của mình g p phải khi tham gia các hoạt động (Học tập và giao tiếp) khi tự bản thân mình chưa tìm ra phương án giải quyết vấn đề và từ đó hướng tới việc tìm kiếm giải pháp từ tham vấn học đường; học sinh đã tìm kiếm sự trợ giúp từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề của mình (có thể là tư vấn qua điện thoại,

tư vấn qua mạng internet, tư vấn qua đài, báo…) nhưng cảm thấy chưa mang lại hiệu quả cao và xuất hiện mong muốn tìm được giải pháp giải quyết vấn đề của mình bằng tham vấn học đường

Trong học tập, biểu hiện nhu cầu tham vấn học đường về m t thái độ là mong muốn được thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường bằng tham vấn học đường Việc nhận thức về phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường lúc này đã rõ ràng hơn và chủ thể đã cảm nhận sự thiếu hụt nhất định nếu không được thỏa mãn nhu cầu này một cách kịp thời Biểu hiện cụ thể về nhu cầu tham vấn học đường về m t thái độ trong học tập đó là những mong muốn được tham

Trang 23

vấn học đường về các vấn đề khi các em tham gia vào hoạt động học tập như: các vấn đề về phương pháp học tập; vấn đề tập trung lắng nghe trong khi học tập; tham gia các hoạt động ngoại khóa; phân bổ thời gian học tập cho hợp lý…

Ở lĩnh vực giao tiếp, biểu hiện nhu cầu tham vấn học đường về m t thái

độ là học sinh mong muốn và tỏ thái độ hài lòng ho c chưa hài lòng khi được thỏa mãn chưa thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường bằng tham vấn học đường khi các em g p vấn đề trong hoạt động giao tiếp Biểu hiện cụ thể của nhu cầu này trong giao tiếp về m t thái độ là mong muốn được tham vấn về các vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu giao tiếp; đượctham vấn về các phẩm chất cần thiết của các chủ thể tham gia vào quá trình giao tiếp; được tham vấn về vai

trò, vị trí và bộc lộ cảm xúc của các chủ thể trong giao tiếp…

3 Biểu hiện về mặt h nh vi: học sinh THCS có hành vi tìm kiếm các

điều kiện và phương thức để thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường khi g p vấn

đề từ các hoạt động (học tập và giao tiếp) Cụ thể có một số biểu hiện như: tìm kiếm các cách khác nhau để được trợ giúp cho việc giải quyết vấn đề của mình bằng tham vấn học đường; hiểu rõ về hoạt động tham vấn học đường và sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường của mình để giải quyết vấn đề mà mình đang g p phải

Trong học tập, biểu hiện nhu cầu tham vấn học đường về m t hành vi là việc học sinh có hành động tìm kiếm các phương tiện, chuẩn bị các điều kiện cụ thể để thỏa mãn nhu cầu này khi thực sự cảm thấy cần phải thỏa mãn nó Biểu hiện cụ thể của nhu cầu tham vấn học đường trong học tập về m t hành vi đó là hành vi mong muốn được tham vấn về vấn đề khi tiến hành hoạt động học tập như: Tìm kiếm các cách khác nhau để vận dụng tri thức đã học tập vào cuộc sống; tìm kiếm kỹ năng ghi nhớ, vận dụng; tìm kiếm và sử dụng nguồn thông tin hợp lý cho quá trình học tập…

Ở lĩnh vực giao tiếp, biểu hiện nhu cầu tham vấn học đường về m t hình

vi là việc học sinh tìm kiếm cách thức được thỏa mãn nhu cầu này bằng tham vấn học đường khi g p các vấn đề khác nhau trong hoạt động giao tiếp Biểu

Trang 24

hiện cụ thể nhu cầu này là hành vi muốn được tham vấn về các vấn đề nảy sinh

từ hoạt động giao tiếp như tìm cách xây dựng các mối quan hệ giao tiếp thân thiện; bộc lộ cảm xúc của mình trong giao tiếp cho đúng mực; kỹ năng lắng nghe, sử dụng các phương tiện giao tiếp một cách hợp lý, đúng mực…

1.1.4 Nội dung nhu cầu tham vấn t m lý học đường cho học sinh

thành hoạt Đối với lứa tuổi học sinh THCS có hai hoạt động cơ bản có ảnh hưởng và quyết định đến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này là hoạt động học tập và hoạt động giao tiếp Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh THCS, quyết định cho sự phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách của lứa tuổi này Tuy nhiên, cùng với học tập, giao tiếp trở động có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý lứa tuổi này Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả xác định nội dung nhu cầu tham vấn học đường của học sinh

THCS tập trung ở hai lĩnh vực này và cụ thể là:

Thứ nhất, về học tập:

nhu cầu tham vấn học đường của học sinh THCS xuất phát từ chính hoạt động học tập ở nhà trường THCS Những vấn đề có thể làm xuất hiện nhu cầu này ở hoạt động học tập như những kì vọng của gia đình với việc học của các em; lịch học kín mít và dày đ c; nội dung học tập quá n ng và nhiều; thiếu phương pháp học tập có hiệu quả và đồng bộ; hổng kiến thức từ những phẫn đã học; hình thức dạy và học thay đổi Thêm vào đó, yêu cầu với việc học tập càng ngày càng cao, nhiệm vụ học tập khó khăn hơn, sự kì vọng của cha mẹ quá lớn, và tâm lý không muốn học tập thua kém bạn bè gây ra sức ép tâm lý cho các em Những áp lực này đã tạo nên nhiều khó khăn tâm lý rất nhiều và các em rất cần tới sự trợ giúp Học tập luôn là hoạt động giữ vị trí rất quan trọng trong

sự phát triển tâm lý, nhân cách các em Biểu hiện thường thấy nhất trong học tập

có thể dẫn đến nhu cầu tham vấn học đường của các em là vấn đề tự học ở nhà cùng với việc quản lý thời gian một cách khoa học; áp lực điểm số, sức ép tâm

lý trong các kì thi, trăn trở với vấn đề xác định điểm mạnh, điểm yếu trong cách học của mình, từ đó muốn làm thế nào để biết phát huy điểm mạnh, khắc phục

Trang 25

điểm yếu của mình cho việc học tập được tốt hơn Bên cạnh đó, các em còn g p vướng mắc trong việc hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng trong học tập (kỹ năng làm bài kiểm tra và thi cử, ghi nhớ nội dung bài học, ghi chú và đ t câu hỏi, vận dụng tri thức đã học vào việc giải quyết các bài tập và các vấn đề thực

ti n, tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của bản thân…) Có không ít học sinh do áp lực của việc học, căng thẳng trong mùa thi mà sinh ra đau bụng, buồn nôn, chóng m t, mất ngủ, k m ăn…

Với việc thay đổi nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện trong hoạt động học tập khi chuyển từ bậc học Tiểu học sang bậc học THCS đã nảy sinh nhiều vấn đề mà học sinh THCS rất cần sự giúp đỡ của các thầy cô, người có kinh nghiệm

và nhà tham vấn học đường để cho việc học tập của mình có kết quả tốt hơn

Thứ hai, về giao tiếp:

* Giao tiếp với giáo viên:

Nhu cầu tham vấn học đường thường thấy của học sinh THCS khi giao tiếp với giáo viên trong lớp học là những vấn đề như: không dám bộc lộ những quan điểm của mình với giáo viên, hỏi và trả lời không tự nhiên, tâm lý sợ sai, khó khăn trong việc bày tỏ tình cảm và suy nghĩ của mình Khi tiếp xúc với giáo viên ngoài giờ học, các em e ngại, nhút nhát, không tự tin, không biết cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp Thấy sự bất công trong ứng xử của giáo viên với các vấn đề của lớp, các em cảm thấy bức xúc, ấm ức, cảm giác dường như giáo viên ghét lớp mình ho c một cá nhân nào đó trong tập thể và hơn ai hết học sinh luôn muốn giáo viên phải hiểu tâm lý của các em… Các em cần sự trợ giúp để biết cách cư xử đúng mực, tạo được thiện cảm tốt với giáo viên, và thoát

khỏi tâm lý sợ bị giáo viên đánh giá mình

* Giao tiếp với bạn bè:

- Giao tiếp với bạn bè nói chung: Việc thay đổi môi trường học tập, giao

tiếp cùng với sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS đã nảy sinh nhu cầu tham vấn học đường của các em trong hoạt động giao tiếp với bạn bè với các vấn đề thường thấy ở HS THCS như: Sợ làm bạn giận, không thích tính tình của

Trang 26

bạn, bất bình trước việc tập thể lớp có hiện tượng chia bè phái, lo lắng trước hiện tượng mâu thuẫn, xung đột trong tình bạn, sợ bị nhóm bạn tẩy chay, không dám ho c khó từ chối những yêu cầu vô lý và có thể có hại đối với bản thân… học sinh THCS bên cạnh sự phát triển về trí tuệ thì tự ý thức, tự đánh giá c ng phát triển khá cao, đ c biệt là sự phát triển mạnh của tính tự trọng Trong quan

hệ bạn bè, các em mong muốn làm sao để tránh khỏi những bất đồng, hiểu nhầm, xung khắc làm rạn nứt tình bạn Một số học sinhkhi giao tiếp với bạn bè còn nhút nhát, thiếu tự tin, sử dụng ngôn ngữ chưa ph hợp, cách nói chuyện không lôi cuốn được bạn bè, chưa khẳng định được vị trí của mình trong nhóm bạn Vì vậy, các em có nhu cầu tham vấn học đường để xây dựng mối quan hệ,

giao tiếp, ứng xử với bạn bè thêm tốt đẹp, bền vững

- Giao tiếp với bạn khác giới: Trong giao tiếp với bạn khác giới của học

sinh THCS đã nảy sinh nhu cầu tham vấn học đường ở các em với các nội dung sau: Ứng phó với dư luận của tập thể về hiện tượng gán ghép, khó ứng xử với bạn khác giới khi phát hiện ra mình có rung cảm với bạn, không biết cách từ chối tình cảm với bạn mình, ngộ nhận xúc cảm với tình yêu, yêu đơn phương, khó xử trước những cử chỉ ho c lời nói của bạn khác giới với mình một cách thân mật quá mức ho c lộ li u trước đông người, ho c thường dè d t, giữ kẽ, ngại ngùng khi tiếp xúc với bạn khác giới, lo lắng về những va chạm trong tình yêu, cảm xúc - cách cư xử với bạn khác giới Một số học sinh có nhu cầu tham vấn học đường về vấn đề nhận diện tình bạn và tình yêu, g p trở ngại trong những lần hẹn hò, biểu lộ tình cảm với bạn khác giới Có em mất cân bằng trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa lý trí nhận thức được nhiệm vụ chính là học tập với tình cảm, tình yêu sẽ ảnh hưởng đến học hành Trong khi giải quyết những mâu thuẫn này khi giao tiếp với bạn khác giới, học sinh THCS g p không

ít khó khăn tâm lý và ít nhiều có ảnh hưởng đến kết quả học tập Việc tìm hiểu nhu cầu tham vấn học đường của các em để có biện pháp trợ giúp nhằm nâng cao năng lực bản thân trong việc giải quyết những khó khăn tâm lý g p phải khi giao tiếp là rất quan trọng và thỏa mãn nhu cầu này ở các em giúp các em xây

dựng tình bạn khác giới thực sự trong sáng, lành mạnh

Trang 27

* Giao tiếp với các thành viên trong gia đình:

Tâm lý học lứa tuổi học sinh THCS đã khẳng định: Sự phát triển về thể chất, về tâm lý, ý thức, nhân cách… đã dẫn đến nhu cầu các em mong muốn được bình đẳng với người lớn trong khi người lớn lại vẫn coi các em là trẻ con Điều này tạo nên mâu thuẫn tạm thời giữa học sinh THCS với người lớn Khi giao tiếp với các thành viên trong gia đình nói chung và với người lớn (cha mẹ, ông bà…) nói riêng, các em có nhu cầu tham vấn học đường ở một số nội dung như: Học tập không tốt có thể bị cha mẹ mắng, thấy bất bình đẳng ở cách ứng

xử của cha mẹ đối với anh chị em trong gia đình, không thấy sự đồng cảm và chia sẻ của cha mẹ với mình, hoang mang trước những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, sức ép về việc học tập từ phía cha mẹ như bắt phải học giỏi… nhiều khi làm cho các em bị stress, tạo cho các em tâm lý căng thẳng,

thất vọng và lo âu Các em thường bị áp lực, lo lắng do phải cố gắng đáp ứng được các yêu cầu, kỳ vọng do bố mẹ đ t ra Một số em buồn bã vì bố mẹ, anh chị em trong gia đình không hiểu mình, không có sự đồng cảm, chia sẻ lẫn nhau dẫn đến mâu thuẫn, mất đoàn kết gia đình Các em thích được người lớn đánh giá đúng đắn, nghiêm túc những điều mình nghĩ, những việc mình làm c ng như

sự trưởng thành của bản thân Học sinh mong muốn được tham vấn học đường

để lựa chọn được những biện pháp thích hợp giúp cho các thành viên trong gia đình hoà hợp, đoàn kết, quan tâm lẫn nhau Bên cạnh đó, một số em sống trong một gia đình thiếu tình thương, sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ nhưng lại muốn rằng con cái của họ nên vượt trội trong mọi lĩnh vực, điều này có thể dẫn

đến các hội chứng Ức chế tâm lý” Vì thế các em luôn phải đè n n cảm xúc

nên thường xuyên có cảm giác cô đơn và muốn tìm cách giải tỏa n i cô đơn này, cần có ch dựa để động viên, an ủi, có nhiều người bạn đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống, học tập

1.1.5 Phương pháp, yêu c u và nguyên tắc của tham vấn t m lý học đường

1.1.5.1 Phương pháp tham vấn tâm lý học đường

Phương pháp tham vấn tâm lý học đường cho học sinh bao gồm một số

Trang 28

phương pháp cơ bản sau:

- Tham vấn cá nhân: là một sự tương tác cá nhân một – một giữa học sinh

và nhà tham vấn, tập trung vào một chủ đề ho c vấn đề cụ thể mà đứa trẻ có thể

có TV cá nhân trong trường học hiện đang giải quyết hàng loạt các vấn đề mang tính đơn nhất mà nhìn chung đang phải đối phó trong nhiều vị trí khác nhau Chẳng hạn, trong hầu hết các trường hợp, các nhu cầu tham vấn học đường không thể cam đoan với đứa trẻ rằng những gì chúng nói sẽ được bí mật hoàn

toàn vì các bậc cha mẹ học sinh nhìn chung có quyền với những thông tin tham vấn về con cái của họ Tham vấn cá nhân trong trường thường rất ngắn, kéo gài khoảng 2 đến 30 phút vì số lượng học sinh trong nhà trường rất đông

- Tham vấn nhóm nhỏ: Liên quan đến sự tương tác của nhà tham vấn học

đường với 4 – 8 học sinh Buổi tham vấn là cơ hội để học sinh thảo luận về vấn

đề quan tâm có liên quan, những giải pháp hay bất chợt để giải quyết vấn đề, đưa ra và nhận thông tin phản hồi, nhận sự động viên từ người khác và thực hành những hành vi mới Bản chất của việc làm việc với nhóm nhỏ làm cho nhà tham vấn có thể phục vụ một cách hiệu quả hơn các nhu cầu của số lượng lớn

sinh viên

- Tư vấn: Lúc này là nhà tham vấn làm việc với giáo viên, nhà quản lý,

cha mẹ học sinh ho c chuyên gia khác quan tâm đến đứa trẻ trong việc n lực làm việc với đứa trẻ để nó đạt được trình độ thực của mình Tư vấn giúp nhà tham vấn học đường có nhiều kiến thức và kỹ năng hơn để tập trung vào vấn đề của học sinh và nó giúp nhà tham vấn học đường tiếp nhận một cách khách quan

hơn những vấn đề quan tâm của học sinh

- Sự kết hợp: Liên quan đến việc nhà tham vấn học đường đảm đương vai

trò lãnh đạo gián tiếp điều khiển các dịch vụ có lợi cho học sinh Đa số nhà tham vấn học đường có thể kết hợp các dịch vụ về nhóm học tập của học sinh với các vấn đề khác của các em Nhiều nhà tham vấn học đường có thể trợ giúp cho một

chương trình giáo dục học sinh cho cha mẹ học sinh

Trang 29

1.1.5.2 Yêu câu của tham vấn tâm lý học đường

Mục tiêu của việc tham vấn tâm lý học đường là trợ giúp cho học sinh giải quyết những vấn đề xảy ra trong học đường ho c mang tính học đường với nhân lõi là sự trợ giúp về m t tâm lý Những vấn đề ấy khác so với vấn đề nảy trong đời sống hàng ngày vì nó có liên quan trực tiếp ho c gián tiếp đến học đường

Vì vậy, nhà tham vấn học đường cần khai thác được những tiềm năng, thế mạnh của học sinh (tương ứng và phù hợp với đ c điểm tâm lý lứa tuổi, với khả năng giải quyết vấn đề của học sinh) Những thế mạnh ấy có thể xuất phát từ chính bản thân học sinh (Ví dụ: kết quả học tập tốt, ngoan ngoãn, thích giao lưu tập thể, nói năng lưu loát…) ho c xuất phát từ những người khác liên quan đến học sinh (Ví dụ: có bạn thân, rất nghe lời bác ruột, rất sợ bố góp ý khi mắc l i…) Những tiềm năng, thế mạnh đó của học đường sẽ là phương tiện, công cụ h trợ đắc lực cho quá trình tiến hành tham vấn học đường c ng như quá trình thân chủ tìm kiến giải pháp để giải quyết vấn đề mà mình đang g p phải nhà tham vấn học đường không làm thay học sinh trong việc tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề của các em mà sử dụng các kỹ năng tham vấn để học sinh tự mình tìm giải pháp phù hợp nhất với thế mạnh của mình cho việc giải quyết vấn đề

Khi thân chủ đã tìm kiếm được giải pháp hợp lý với bản thân họ, nhà tham vấn học đường cần thỏa thuận với thân chủ như là bản cam kết để thân chủ thực thi giải pháp đã lựa chọn Việc thỏa mãn được nhu cầu tham vấn học đường

ở mức độ nào được đánh giá ở việc thân chủ có hài lòng với giải pháp mà mình lựa chọn hay không, thực hiện các giải pháp ấy như thế nào để đi đến sự cân bằng trong tâm lý của mình Nhu cầu này được thỏa mãn khi thân chủ (Những học sinh đang g p vấn đề khi tham gia vào các hoạt động (học tập và giao tiếp)

mà bản thân các em chưa tìm ra được giải pháp có thể giải quyết được vấn đề đó) có nhu cầu cần được sự trợ giúp của những người có chuyên môn về tham vấn (kĩ năng, kiến thức, quy trình) Tuy nhiên, nhu cầu tham vấn học đường ở học sinh c ng phải đến một mức độ nhất định mà từ đó dẫn đến việc thân chủ đi đến quyết định hành động thoả mãn nhu cầu này với đối tượng có thể đáp ứng là

Trang 30

giải pháp giải quyết khó khăn tâm lý có được từ trình độ chuyên môn của nhà tham vấn học đường- những người được đào tạo về tham vấn học đường Bên cạnh đó, các điều kiện khách quan như địa điểm, thời gian, hình thức tham vấn

và sự tương tác giữa nhà tham vấn học đường và học sinh c ng phải ph hợp trong môi trường học đường để hoạt động tham vấn học đường có thể di n ra Điều này có nghĩa là: c ng giống như các nhu cầu khác, việc thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường phụ thuộc vào những điều kiện chủ quan (từ phía học sinh)

và khách quan (từ phía hoạt động tham vấn học đường, các hoạt động ở nhà trường – nguồn gốc nảy sinh vấn đề tới học sinh) quy định

Phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường: Nhu cầu này được thỏa mãn thông qua các hình thức tham vấn học đường như tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm nhỏ, phòng ngừa toàn trường, tham vấn theo các chủ đề phù

hợp với từng vấn đề mà học sinh (nhóm học sinh) g p phải Như vậy, nhà tham vấn học đường cần phải căn cứ vào tình hình và các hoạt động của học sinh trong nhà trường (ho c nhóm trường mà mình được phụ trách) để xây dựng các chiến lược phòng ngừa, tổ chức các hoạt động tham vấn học đường để xác định chính xác nội dung, biểu hiện và mức độ nhu cầu tham vấn học đường của học sinh để tiến hành các phương thức tham vấn học đường khác nhau hướng đến

việc thỏa mãn nhu cầu này cho các em

1.1.5.3 Một số nguyên t c của hoạt động tham vấn học đường

- Bảo mật thông tin: học sinh và cha mẹ học sinh được quyền bảo mật

thông tin của mình Đây là điều nhà tham vấn phải thực hiện khi tham vấn cho học sinh Tuy nhiên, bảo mật thông tin là một vấn đề liên quan đến luật pháp Vì vậy, các nhà tham vấn học đường sẽ phải tiết lộ bí mật khi tòa án hỏi về học sinh

đó, khi học sinh đó đó có hành vi hủy hoại bản thân ho c có ý hủy hoại người khác Ngoài ra, nhà tham vấn có thể tiết lộ thông tin về các buổi tam vấn cho cha

mẹ học sinh nếu như họ yêu cầu

- Hợp tác với cha m học sinh: Khi tham vấn cho học sinh, nhà tham vấn

cần tranh thủ sự ủng hộ của gia đình học sinh để hợp tác cùng họ trong việc giúp

Trang 31

đứa trẻ Phần lớn các bậc cha mẹ học sinh đều tôn trọng tính bảo mật trong quan

hệ tham vấn nếu họ được đảm bảo rằng nhà tham vấn đang tìm kiếm lợi ích tốt

nhất cho con cái và gia đình họ

- Quyền tiếp cận h sơ tham vấn của cha m : Khi học sinh tiếp cận các

dịch vụ tham vấn của trường, cha mẹ học sinh có quyền được biết nhưng ghi

ch p, đánh giá của nhà tham vấn về con cái họ

- Báo cáo về sự lạm dụng: Các nhà tham vấn học đường phải báo cáo về

các trường hợp nghi ngờ trẻ bị các hình thức lạm dụng

1.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn t m lý cho học sinh

1.1.6.1 hững yếu tố khách quan

- Đặc điểm văn hoá v nền tảng giáo dục của gia đình: Việc g p các khó

khăn tâm lý như mà một việc đi chệch hướng so với các chuẩn mực và có thể được xem là chống lại các giá tri truyền thống và làm xấu hổ gia đình Ngay từ

b , dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình và truyền thống, trẻ em ít khi được khuyến khích chia sẻ những cảm tưởng và suy nghĩ của mình, nhất là khi g p các vấn đề tâm lý ho c các vấn đề nhạy cảm Vì vậy, khi g p những khó khăn tâm lý có thể học sinh chọn cách giải quyết là âm thầm chịu đựng

Những kiến thức từ giáo dục gia đình c ng với truyền thống, nề nếp của gia đình có thể ảnh hưởng tích cực ho c tiêu cực đến việc thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường Có thể, từ nhận thức chưa đúng của các thành viên trong gia đình về hoạt động tham vấn học đường dẫn đến việc cấm đoán học sinh THCS thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường của mình Thậm chí, một số cha

mẹ học sinh còn có những định kiến không tốt về hoạt động tham vấn học đường làm cản trở ho c dập tắt nhu cầu tham vấn học đường của các em khi vẫn còn phụ thuộc vào gia đình

- Quan niệm của nh trường về tham vấn học đường và nền tảng giáo dục

của nh trường: Hiện nay, đa số các trường THCS chưa có phòng tâm lý học

đường Nhiều người, nhất là học sinh THCS vẫn còn chưa có biết nhiều về bản chất, nguyên tắc, vai trò c ng như sự khác biệt của tham vấn học đường với các hình thức trợ giúp khác Khi chưa nhận thức đầy đủ và chính xác về tham vấn

Trang 32

học đường thì họ không có nhu cầu tham vấn học đường ho c hiểu không rõ ràng về nhu cầu đó ở chính bản thân mình Để làm xuất hiện và thúc đẩy nhu cầu tham vấn học đường, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp tác động về đến nhận thức, thái độ và hành vi của các em để các em có nhận thức đúng đắn

về tham vấn học đường c ng như xác định được rõ mức độ nhu cầu tham vấn học đường của các em Vì vậy, những quan niệm khác nhau nhà trường c ng như chính bản thân học sinh THCS có ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn học đường của các em

Bước sang lứa tuổi THCS, nội dung và hình thức dạy học, giáo dục trong nhà trường đã được mở rộng Điều này làm cho học sinh THCS mở rộng về nội dung tri thức, tầm hiểu biết C ng với đó, tự ý thức của các em được phát triển làm phát triển mạnh mẽ tính độc lập, tự chủ ở các em Những điều đó đã dẫn đến các em luôn tích cực, chủ động tự tìm kiếm những giải pháp tương đối ph hợp với bản thân mình khi g p phải vấn đề trong học tập Tuy nhiên, với kinh nghiệm cuộc sống của các em còn ít ỏi c ng với tính cách d bị kích động ở lứa tuổi này có thể dẫn đến sự k m hiệu quả trong các giải pháp mà các em lựa chọn Vì vậy, có sự h trợ của tham vấn học đường sẽ là điều kiện thuận lợi để các em thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường ph hợp với quy luật phát triển

tâm lí chung của lứa tuổi

1.1.6.2 Những yếu tố chủ quan

- Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tu i của học sinh THCS: Sự thay đổi

những đ c điểm tâm – sinh lý khi chuyển từ lứa tuổi học sinh tiểu học lên lứa tuổi học sinh THCS có ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn học đường của các em

Sự phát triển của hệ thần kinh đã di n ra mạnh mẽ, tuy nhiên lại không đồng đều

ở hai quá trình thần kinh cơ bản Cụ thể là hưng phấn mạnh hơn ức chế Vì vậy,

các em học sinh THCS thường kiềm chế k m, dẫn đến những hành vi ứng xử bột phát, thiếu suy nghĩ, bốc đồng Đây là một đ c điểm có thể dẫn đến nội dung nhu cầu tham vấn học đường của học sinh ở vấn đề giao tiếp, ứng xử với mọi người Sự phát triển về m t sinh lý c ng như sự biến đổi căn bản về m t cơ thể,

Trang 33

với n t đ c trưng lớn nhất là sự thời kỳ dậy thì đã dẫn đến nhiều biến đổi về m t tâm lý Những biến đổi trong sự phát triển thể chất của các em có ý nghĩa quan trọng trong việc nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới, giúp các em trở thành người lớn và cảm giác mình là người lớn Đ c điểm này là tiền đề và ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn học đường của học sinh với vấn đề giới tính, phát triển cơ thể Xu hướng muốn vươn lên làm người lớn có ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này, đ c biệt thể hiện rõ n t trong giao tiếp Các em có nhu cầu muốn mở rộng các mối quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn nhìn nhận mình một cách bình đẳng, không muốn bị coi là trẻ con như trước đây Bên cạnh đó, về m t tâm lý, người lớn không coi các em đã trở thành người lớn Điều này có thể gay ra xung đột tạm thời giữa thiếu niên với người lớn

- Kiến thức, kinh nghiệm cá nhân học sinh: Đối với học sinh THCS,

trước rất nhiều các vấn đề mà các em phải đối m t, đ c biệt là các vấn đề trong học tập và giao tiếp ứng xử thì kinh nghiệm của m i HS để thích ứng và xử lý một cách tốt nhất với những vấn đề đó là điều rất có ý nghĩa Bằng kinh nghiệm sống được tích l y c ng với kiến thức được học trong nhà trường, sự quyết tâm của bản thân, năng lực giải quyết vấn đề… để các em có những cách giải quyết vấn đề ph hợp với hoàn cảnh và từng bước tự giải quyết khó khăn mà mình g p phải Kinh nghiệm của cá nhân học sinh còn được thể hiện ở việc các em tự xác định được mức độ khó khăn tâm lý mà các em đang phải đối m t nhờ đó mà lựa chọn được cách ứng phó đúng đắn nhất Thông thường, kinh nghiệm cá nhân có thể giúp cho học sinh tự giải quyết khó khăn một cách ph hợp, tuy nhiên nếu không vận dụng kinh nghiệm ấy một cách sáng suốt thì cách ứng phó có thể trở nên cứng nhắc, độc đoán, một chiều

- Khó khăn tâm lý: Với đ c trưng phát triển lứa tuổi và đời sống nhà

trường THCS làm cho nội dung những khó khăn tâm lý học đường của học sinh rất đa dạng, phong phú, phức tạp Ở hai hoạt động cơ bản: Hoạt động học tập và giao tiếp có ảnh hưởng quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Tuy nhiên không phải mọi hoạt động với các em lúc nào c ng di n ra một

Trang 34

cách thuận lợi mà có những lúc g p khó khăn, bế tắc mà bản thân học sinh khó giải quyết được Điều này tạo cơ sở để xuất hiện nhu cầu tham vấn học đường tương ứng với việc tìm kiếm các giải pháp ph hợp với lứa tuổi để giải quyết những nhu cầu tham vấn học đường đó Như vậy, khó khăn tâm lý của học sinh

là tiền đề, là điều kiện để xuất hiện nhu cầu tham vấn học đường Việc thỏa mãn nhu cầu tham vấn học đường cho học sinh sẽ tạo ra sự cân bằng tâm lý nhất định nhưng ph hợp với xu hướng phát triển tâm lý lứa tuổi ở các em

1.1.7 ác lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Trong Tâm lý học, nhu cầu là một đối tượng được nhiều trường phái, nhiều tác giả nghiên cứu, vì vậy mà có không ít quan điểm về nhu cầu Các lý

thuyết ứng dụng trong nghiên cứu như sau:

- ý thuyết bản năng của con người của trường phái Phân tâm học: Vào

cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trường phái Phân tâm học – coi trọng nhu cầu

tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đ c biệt là nhu cầu tình dục Nhu cầu của cơ thể đã được S.Frued đề cập đến trong “Lý thuyết bản năng của con người” Việc thỏa mãn nhu cầu tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng; nếu kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn

đến hành vi mất định hướng của con người

- Thuyết h nh vi của Tâm lý học h nh vi: không quan tâm đến việc mô tả

hay giải thích các hiện tượng, trạng thái ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của con người Có thể nói, nghiên cứu nhu cầu là một trong những hiện tượng tâm lý không phải là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học hành vi Đại diện cho trường phái này tiêu biểu là: J.Watson – người sáng lập chủ nghĩa hành vi thì Tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi cơ thể, trong đó, hành vi được hiểu là tổng số các sử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp ứng lại một kích thích nào đó Nó được thể hiện bằng

công thức hành vi nổi tiếng: S – R (Trong đó: S là kích thích, R là đáp ứng)

- Thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow của trường phái Tâm lý học nhân văn: ệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp Theo thuyết này, Maslow cho rằng con người

Trang 35

có rất nhiều nhu cầu khác nhau và đều được muốn thỏa mãn các nhu cầu đó Maslow đã chia các nhu cầu của con người thành năm bậc và được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao như sau: Nhu cầu sinh lý; Nhu cầu an toàn; Nhu cầu xã hội; Nhu cầu được tôn trọng; Nhu cầu tự hoàn thiện Như vậy, để đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh THCS cần nghiên cứu xem học

sinh có nhu cầu gì và đáp ứng đúng nhu cầu đó

- Thuyết hoạt động của các nh tâm lý học iên Xô: Tâm lý học hoạt động

lấy Triết học Mác - Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận Các nhà Tâm

lý học hoạt động cho rằng, tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người Tâm lý người có cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội, được hình thành trong hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội Vì thế, tâm lý người mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử, là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp Các nhà tâm lý học Liên xô khi nghiên cứu về nhu cầu khẳng định: nhu cầu là yếu tố bên trong, quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người Đó chính là điểm khác hẳn với con vật Mọi nhu cầu của con người (kể cả những nhu cầu sơ đẳng) đều có bản chất xã hội

1.2 Cơ sở thực tiễn về Trường Tiểu học và THCS Lạc Hưng

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà trường

Trường tiểu học và trung học cơ sở Lạc Hưng có địa chỉ tại xóm Thịnh Minh ,xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

- Tiền thân của trường tiểu học và trung học cơ sở Lạc Hưng là lớp vỡ lòng được thành lập vào năm 1959 với 22 học sinh, Lớp học nhờ nhà dân ;

- Trải qua các thời kỳ phát triển đào tạo về lĩnh vực giáo dục Tiểu Học và Trung Học Cở Sở cho đến nay

- Năm học 2 2 -2 21 toàn trường có 246 học sinh (Tiểu Học và Trung Học Cơ Sở) do thầy Định Trọng Tuệ làm Hiệu Trưởng Trải qua các thời kì phát triển trường đã thực hiện tốt nhiện vụ đào tạo học sinh cho xã Bảo Hiệu là một

xã miền núi của huyện Yên Thủy – tỉnh Hòa Bình Trong xuất thời gian qua nhà trường đã đạt được nhiều giấy khen, bằng khen của phòng giáo dục huyện Yên Thủy

Trang 36

1.2.2 ơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Nhà trường

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Trường Tiểu học và THCS Lạc Hưng thể hiện trong so đồ 2.1

Sơ đ 1.1 tổ chức bộ máy và quản lý

gu n: Trường T v T C ạc ưng năm 2 2

Qua sơ đồ 1.1 cho thấy cơ câu tổ chức bộ máy quản lý của trường tiểu học và trung học cơ sở Lạc Hưng theo dạng trực tuyến Hiệu trưởng là người có quyền quyết định cao nhất Hiện nay trường có 2 tổ chuyên môn và 1 khối phục vụ

1.2.3 Thực trạng về học sinh và giáo viên của Nhà trường

Biểu 1.2: Thực trạng số học sinh và giáo viên cửa trường TH và THCS Lạc

Hưng năm học 2020 – 2021

(người)

Tỷ lệ (%)

1.3 Khối giáo viên tiểu học cơ sở 12 34,3

gu n : Trường tiểu học v trung học cơ sở ạc ưng

Ban giám hiệu

Trang 37

Theo số liệu thực tế năm 2 2 – 2 21 hiện nay nhà trường có 35 cán bộ, công nhân viên trong đó : cán bộ quản lý chiếm 5,7 Giáo viên THCS chiếm

4 , Giáo viên tiểu học cơ sở chiếm 34,3 và nhân viên phục vụ chiếm

2 , Về học sinh hiện nay có 246 em học sinh trong đó : học sinh trung học

cơ sở chiếm 32,1 , học sinh tiểu học cơ sở chiếm 67,9

Xã Bảo Hiệu là xã v ng xâu v ng xa khó khăn, nhân dân trong xã sống

chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp; đời sống khó khăn học sinh phải tham gia lao động kiếm sống c ng gia đình nên ít có điều kiện và thời gian đầu tư vào học tập dẫn đến kết quả học tập chưa cao Một số học sinh còn lười học, nhận thức chận bị ảnh hưởng tiêu cực xấu ngoài xã hội Một số bộ phận cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm, mải làm ăn bỏ m c con cái cho ông bà, nhà trường

1.2.4 Phương thức hoạt động và định hướng phát triển của Nhà trường

Tiếp tục Tập huấn và triển khai các nội dung Chương trình giáo dục phổ thông mới theo Thông tư số 32 2 18 TT-BGDĐT ngày 26 12 2 18 (Chương trình giáo dục phổ thông 2 18) tới toàn thể CB,GV,NV, học sinh nhà trường Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Đ c biệt là chất lượng m i nhọn Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng cho học sinh Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành ph hợp điều kiện nhà trường

Đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong nhà trường, khuyến khích sự sáng tạo

và đề cao trách nhiệm, lương tâm, đạo đức của giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lí

Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật; tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận giáo dục;

chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Nâng cao về số lượng và chất lượng dạy học 2 buổi ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đánh giá học sinh; tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác truyền thông Khắc phục tiêu cực và bệnh thành tích

trong giáo dục trong nhà trường [18].

Trang 38

Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ

CHO HỌC SINH TRƯỜNG TH VÀ THCS LẠC HƯNG

2.1 Thực trạng khó khăn t m lý và cách giải quyết khó khăn t m lý của học sinh Trường TH và THCS Lạc Hưng

2.1.1 Thực trạng khó khăn t m lý của học sinh

Cuộc sống hiện đại với rất nhiều những điều lo lắng, băn khoăn cần phải giải quyết để thỏa mãn nhu cầu của m i cá nhân Việc không đáp ứng được các nhu cầu có thể đưa cá nhân đến trạng thái strees, sự bế tắc trong cuộc sống mà bản thân không đủ vững vàng để tự mình giải quyết mà cần sự chia sẻ, tháo gỡ Đối với học sinh THCS nói chung, và học sinh khối THCS của Trường Lạc Hưng nói riêng, nhu cầu tham vấn học đường của các em xuất phát từ những khó khăn tâm lý thường g p phải trong học tập và cuộc sống Vì vậy, để tìm hiểu về nhu cầu tham vấn học đường, cần khảo sát những khó khăn tâm lý c ng như thực trạng hiệu quả của các cách giải quyết những khó khăn tâm lý của các

em Khảo sát thực trạng về khó khăn tâm lý của học sinh khối THCS của Trường TH và THCS Lạc Hưng được thể hiện trong biểu 2.1 dưới đây

Biểu 2.1 Thực trạng mức độ g p khó khăn t m lý của học sinh

Trang 39

Từ kết quả khảo sát chúng ta thấy : 3,33 số học sinh được khảo sát cho rằng các em “chưa bao giờ”ho c hiếm khi g p khó khăn về tâm lý 15, Trong những học sinh được khảo sát , nổi bật lên ở nhóm “thỉnh thoảng” g p khó khăn về tâm lý, chiếm 56,67% - chiếm hơn ½ tổng số học sinh được điều

tra; 25,00 số học sinh được khảo sát cho rằng: mình “thường xuyên“g p khó khăn về tâm lý – đây lại là nhóm cần được quan tâm tìm hiểu và trợ giúp kịp thời

So sánh kết quả điều tra trong học sinh giữa các khối cho thấy, mức độ

“thỉnh thoảng“ thì khối 6 có tỷ lệ chọn cao nhất là 66,67 , thứ 2 là khối 9 với tỷ

lệ 57,14 , thứ 3 với tỷ lệ 52,94 là khối 8, cuối c ng là 5 , đối với khối 7

Ở mức độ “hiếm khi” xếp thứ nhất là khối 7 có tỷ lệ chọn là 21,43 , thứ 2 là

khối là khối 8 với tỷ lệ chọn là 17,65 , xếp thứ 3 là khối 6 với tỷ lệ lựa chọn là

13,33 và cuối c ng là khối 9 với tỷ lệ 7,14 Ở mức “chưa bao giờ“ tỷ lệ lựa

chọn cao nhất là khối 9 với 14,29 , xếp thứ 2 là khối 6 với tỷ lệ 13,33 chọn , xếp thứ 3 là khối 8 với 11,78 tỷ lệ lựa chọn, cuối c ng là khối 7 với tỷ lệ chọn 7,14% Ở mức độ “thường xuyên” g p khó khăn tâm lý, kết quả khảo sát cho thấy khối 9 với tỷ lệ cao nhất là 35,71 , xếp thứ 2 khối 8 có tỷ lệ chọn 23,53 , xếp thứ 3 là khối 7 với 21,43 học sinh lựa chọn, các em học sinh khối 6cos tỷ

Qua nghiên cứu những đ c trưng về tâm – sinh lý học sinh khối THCS được trình bày trong chương 1, tác giả sắp xếp khó khăn tâm lý của các em theo nhóm khó khăn như sau:

Trang 40

- Khó khăn tâm lý trong học tập: khó tập trung nghe giảng, khó tiếp thu bài, khó khăn trong việc ghi nhớ, khó khăn trong việc vận dụng kiến thức đã học…

- Nhóm khó khăn từ chính bản thân: khó khăn trong giao tiếp, m c cảm tự

ti về bản thân, đánh giá thấp bản thân, cảm thấy buồn rầu…

- Khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ: khó khăn trong các mối quan hệ giữa cá nhân với bạn bè, với thầy/cô giáo, với cha mẹ…

Kết quả khảo sát thu được cho thấy: các em đều có những khó khăn tâm lý

ở các nhóm với mức độ khác nhau Tuy nhiên, ở nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến học tập được các em lựa chọn nhiều hơn cả, xếp thứ hai là nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến bản thân, xếp thứ ba là nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ Những khó khăn cụ thể của học sinh khối THCS của

Trường TH và THCS Lạc Hưng như sau:

2.1.1.1 hóm khó khăn liên quan tới học tập

Biểu 2.2 p lực t m lý của học sinh trong học tập

Học sinh Thi cử Điểm số Phương pháp và

Ngày đăng: 23/06/2021, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w