1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu Dược phẩm tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế

48 424 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 430 KB

Nội dung

Trong khi đó thị trường hối đoái Việt Namchưa thực sự phát triển về chiều sâu, chính sách ngoại hối chưa hoàn chỉnh…vìvậy mà các doanh nghiệp Việt Nam dễ chịu tổn thất khi tỷ giá biến độ

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU DƯỢC PHẨM TẠI

CÔNG TY TNHH EVD DƯỢC PHẨM VÀ Y TẾ

1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài

Ngày nay khi đất nước đang mở cửa nền kinh tế thị trường đẩy mạnh giao lưukinh tế với thế giới Trong công cuộc này các doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: văn hóa, chính trị, dân tộc…Trong các nguy cơ và rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối diện thì rủi ro do sựtác động của tỷ giá ngày càng trở nên chiếm vị trí quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

Tuy nhiên dựa trên kết quả điều tra về thực trạng hoạt động sản xuất kinhdoanh và công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty TNHH EVD DượcPhẩm và Y tế, tôi nhận thấy hoạt động của công tác này còn nhiều hạn chế Làdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu dược phẩm và thiết bị y

tế nên các giao dịch liên quan đến ngoại tệ là thường xuyên Vì thế những biếnđộng của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Tuy doanh nghiệp đã nhận thấy sự quan trọng của công tác phòngngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu nhưng trên thực tế doanh nghiệpmới chỉ dừng lại ở các biện pháp phòng ngừa còn hạn chế Trong thời gian tớihoạt động nhập khẩu của công ty ngày càng gia tăng mà những biến động của tỷgiá ngày càng khó có thể dự đoán vì thế doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiềurủi ro trong hoạt động nhập khẩu dược phẩm và thiết bị y tế của mình

Trước đây vì chính sách của Chính phủ rất chặt chẽ trong việc siết chặt biên

bộ tỷ giá, nhưng những năm gần đây vì đảm bảo tính tự nhiên của cung cầu trênthị trường ngoại hối và giảm bớt sự can thiệp đối với tỷ giá hối đoái nên Chính

Trang 2

23/03/2009 khiến doanh nghiệp không tránh khỏi lúng túng khi thực hiện thanhtoán trong các hợp đồng nhập khẩu Trong khi đó thị trường hối đoái Việt Namchưa thực sự phát triển về chiều sâu, chính sách ngoại hối chưa hoàn chỉnh…vìvậy mà các doanh nghiệp Việt Nam dễ chịu tổn thất khi tỷ giá biến động.

Xuất phát từ thực trạng trên việc nghiên cứu, đánh giá các rủi ro hối đoáitrong hoạt động nhập khẩu của công ty và đưa ra những giải pháp phòng ngừarủi ro cụ thể rõ ràng là rất cần thiết cả về mặt thực tiễn cũng như mặt lý luận, vì

vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu Dược phẩm tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế ”

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về công tác phòng ngừa rủi ro hốiđoái Giải quyết những vấn đề còn khúc mắc mà các đề tài trước chưa làm rõ vàgiải quyết được

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm, kết hợp phỏng vấn cácchuyên gia, cán bộ công nhân viên trong công ty, cùng với việc thu thập các dữliệu có sẵn bên trong và bên ngoài công ty Qua đó nhằm đánh giá xác thực tìnhhình phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty trong những năm vừa quá Bên cạnhviệc đán giá các thành công và tồn tại đề tài cũng đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái của công ty trong thời gian tới

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt độngnhập khẩu dược phẩm của công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế nhằm cácmục tiêu sau:

Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về phòng ngừa rủi ro hối đ.oái trong kinhdoanh nhập khẩu Luận văn sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan các lý thuyết, lựa chọnnhững lý thuyết phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận văn Những lý thuyết

Trang 3

này là cơ sở giúp người đọc nắm được những nội dung cơ bản mà luận vănnghiên cứu.

Phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động phòngngừa rủi ro hối đoái tại công ty để từ đó giải quyết được vấn đề yếu tố nào gâytrở ngại tới việc phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty

Nhằm đánh giá thực trạng việc phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty, tìm ranhững vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của các vấn đề đó Từ đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty vànâng cao chất lượng của công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt độngnhập khẩu tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế Cụ thể luận văn nghiêncứu về hoạt động nhập khẩu trong mặt hàng Dược phẩm Luận văn sử dụng các

số liệu sơ cấp thu được từ việc điều tra trắc nghiệm phỏng vấn nhân viên trongcông ty cũng như các số liệu thực tế trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2009

và số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp Đề tài mangtính ứng dụng cho doanh nghiệp vì vậy để đạt được hiêu quả cao và phát huyđược tính ưu việt của các phương pháp nghiên cứu đề tài sử dụng kết hợp haiphương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.Bên cạnh đó sử dụng các công cụ hỗ trợ khác như việc phân tích và đánh giá sốliệu, các bảng biểu, sơ đồ…

1.6 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Ngoài phần tóm lược, mục lục, lời cảm ơn, và các danh mục bảng biểu, sơ đồ,hình vẽ, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 4 chương như sau:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu về phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt dộng

nhập khẩu Dược phẩm tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế

Trang 4

Chương II: Một số lý luận chung về phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động

nhập khẩu Dược phẩm tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế

Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phòng

ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu Dược phẩm tại công ty TNHHEVD Dược phẩm và Y tế

Chương IV: Các kết luận và đề xuất nhằm phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt

động nhập khẩu tại công ty

Trang 5

CHƯƠNG II: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU DƯỢC PHẨM TẠI

CÔNG TY TNHH EVD DƯỢC PHẨM VÀ Y TẾ

2.1 Lý luận chung về rủi ro hối đoái

2.1.1 Khái niệm

Rủi ro hối đoái là một vấn đề mà các doanh nghiệp luôn phải đối đầu trongkinh doanh quốc tế Rủi ro hối đoái xảy ra khi các doanh nghiệp có dòng tiềnmặt ràng buộc bằng hợp đồng được định giá bằng ngoại tệ

Rủi ro hối đoái được định nghĩa như sau:

Theo quan điểm của TS.Nguyễn Văn Thanh – ĐH Thương Mại trongQuản trị tài chính quốc tế thì: “Rủi ro hối đoái là những tác động tiêu cực có do

sự thay đổi giá trị của các đồng tiền”

Theo quan điểm của Alan C.Shapiro trong Quản trị tài chính quốc tế (Thạc

sĩ Bùi Lê Hà biên dịch) thì: Rủi ro hối đoái là sự thay đổi của công ty do sự thayđổi tỷ giá hối đoái “Rủi ro dược xem như là khả nằng mà sự biến động của tiền

tệ có thể thay đổi khoản thu mong đợi hoặc là sự thay đổi khoản lưu lượng tiềnmặt của công ty trong tương lai”

Cả hai khái niệm trên đều có chỉ ra rằng rủi ro hối đoái trong nhập khẩuxuất hiện là do sự biến động của tỷ giá dẫn đến sự thay đổi giá trị trao đổi giữađồng tiền nội tệ và ngoại tệ dung trong thanh toán, điều này khiến cho doanhnghiệp không thể xác định được khoản phải trả bằng ngoại tệ của mình

2.1.2 Các rủi ro hối đoái cơ bản trọng hoạt động nhập khẩu

Có ba dạng rủi ro gây ra bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái là rủi ro nghiệp vụhoạt động nhập khẩu, rủi ro kinh tế, rủi ro chuyển đổi

Tuy nhiên căn cứ vào nội dung nghiên cứu của đề tài là “Phòng ngừa rủi

Trang 6

Dược phẩm và Y tế” thì luận văn chỉ đề cập đến vấn đề rủi ro nghiệp vụ trong

hoạt động nhập khẩu Đó là những rủi ro mà công ty gặp phải do sự không chắcchắn đối với khoản nội tệ cần dùng trong việc mua ngoại tệ để thanh toán chocác hợp đồng nhập khẩu của công ty

Rủi ro nghiệp vụ trong hoạt động nhập khẩu là rủi ro xảy ra khi các nghiệp

vụ tiền mặt tương lai của công ty chịu ảnh hưởng của biến động giá cả Đồngngoại tệ tăng giá làm tăng các khoản phải trả và giảm các khoản phải thu tínhbằng nội tệ

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro hối đoái

Sự hình thành tỷ giá hối đoái là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủquan và khách quan Nhưng nhìn chung có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá

đó là mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, độ lệch về lãi suất và lạm phát giữa cácnước

Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sựbiến động của tỷ giá hối đoái Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiềuyếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế Nếu cán cân thanh toánquốc tế dư thừa có thể dẫn tới khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ vàngược lại Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào cácnguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế Khi nềnkinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu sẽtăng do đó cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên Ngược lại,khi nền kinh tế rơi vào tỉnh trạng suy thoái hoạt động sản xuất kinh doanh vàxuất nhấp khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi Trong khi nhucầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cungngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao

Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước là yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến

tỷ giá hối đoái Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi

Trang 7

của các nước khác vì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chệnh lệch dotiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá sẽ giảm xuống.

Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động

tỷ giá Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hainước tương đương nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến độngphụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền Nước nào có mức

độ lạm phát lớn hơn đồng tiền của nước đó sẽ bị mất giá so với đồng tiền nướccòn lại

Ngoài những yếu tố nêu trên tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của cácyếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, đầu tư nướcngoài, uy tín của đồng tiền…

Đầu tư nước ngoài: Ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái khi dân cư trong nướcdung tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy,thành lập các doanh nghiệp…) Những nhà đầu tư muốn thực hiện hoạt độngkinh doanh trên cần phải có ngoại tệ Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốnngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá sẽ tăng Ngược lại một nước nhận đầu tư từnước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng,

tỷ giá hối đoái giảm Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy

ra và luồng vốn chảy vào một nước Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồngvốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước nước ngoài, tỷ giá hốiđoái tăng Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nướcngoài ròng âm Theo quy luật tối ưu hóa, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợinhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồngvốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lơi, nền chính trị ổnđịnh, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thịtrường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút

Trang 8

Yếu tố tâm lý: Ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái khi các nhà đầu cơ, ngườidân, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các nhân tố trực tiếpgiao dịch trên thị trường ngoại hối Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầungoại tệ trên thị trường Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, cáctin đồn cũng như các kỳ vọng trong tương lai Điều này giải thích tại sao, giángoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai Nếumọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô

đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại Mặt khác, giá ngoại tệ rấtnhạy cảm với thông tin cũng như chính sách của chính phủ Nếu có tin đồn rằngChính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mạimọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng

Nhìn chung tỷ giá hối đoái biến động tăng hoặc giảm là do tác động củanhiều yếu tố khác nhau, tùy vào thời gian và hoàn cảnh nhất định Việc tách rời

và lượng hóa ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm không thể Các nhân tốtrên không tách rời mà tác động tổng hợp, có thể tăng cường hay át chế lẫn nhau,tác động đến tỷ giá hối đoái làm tỷ giá hối đoái biến động không ngừng Do đó,

để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta cần phải xác định đượccác yếu tố chủ quan, khách quan, trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỷ giá Trên

cơ sở đó mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành

tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể

Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời

nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọngnhất là tới hoạt động xuất khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế

Ngoài ra tỷ giá hối đoái tăng hay giảm còn có ảnh hưởng không nhỏ tớidòng vốn ngoại tệ lưu chuyển giữa các nước tức tới hoạt động đầu tư và tín dụngquốc tế Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khácnhau

Trang 9

2.2 Các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu dược phẩm công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế

Sự biến động tỷ giá làm cho các hợp đồng xuất nhập khẩu trở nên khôngchắc chắn Và từ đó các công ty sẽ tìm hiểu và lựa chọn để phòng chống rủi ronhằm cố định hiệu quả kinh doanh của mình hoặc đầu cơ vào công việc kinhdoanh để kiếm thêm khoản lợi nhuận do biến động của tỷ giá.Với rủi ro nghiệp

vụ thì có những giải pháp phòng ngừa cụ thể:

- Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn

- Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai

- Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ

- Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn tiền tệ

sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn, người sở hữu hợpđồng sẽ chịu một khoản lỗ Hợp đồng kỳ hạn rất linh hoạt về thời gian và giá trịgiao dịch trong hợp đồng

Có hai loại hợp đồng kỳ hạn: hợp đồng Outrigh và hợp đồng Swap

Hợp đồng Outrigh là hợp đồng kỳ hạn thỏa thuận giữa một ngân hàng vàkhách hàng không phải là ngân hàng nhằm mục đích phòng chống rủi ro hối đoáicho khách hàng

Trang 10

Hợp đồng Swap là hợp đồng kỳ hạn giữa hai ngân hàng theo đó hai bênđồng hoán đổi một số lượng ngoại tế nhất định vào một ngày xác định và sau

đó ngược lại ở một ngày trong tương lai theo một tỷ giá khác với tỷ giá hối đoáiban đầu

Ưu điểm: Hợp đồng kỳ hạn thường rất linh hoạt về phương diện thời gian

và số tiền giao dịch, có thể phòng ngừa khoản phải trả trong tương lai với giá trịhợp đồng lớn

Nhược điểm: Hạn chế về tính thanh khoản vì các bên tham gia hợp đồng

không thể bán hợp đồng khi thấy có lời cũng như khồng thể xóa bỏ hợp đồng khithấy bất lợi cho mình

Ở Việt Nam hiện nay mặc dù hợp đồng kỳ hạn đã được thực hiện từ năm

1998 nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều Lý do

là một mặt khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này Mặt khác do

cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời gian qua khá ổnđịnh theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để khuyên khích xuất khẩunhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu

2.2.2 Sử dụng hợp đồng tương lai:

Là việc thỏa thuận mua một lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tạithời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vàomột ngày trong tương lai được xác định bởi sở giao dịch

Ưu điểm: Hợp đồng tương lai có tính thanh quản cao hơn hợp đồng kỳ hạn

rất nhiều bởi vì các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thờiđiểm nào trước khi hết hạn Hợp đồng tương lai cho phép doanh nghiệp đạt đượclợi nhuận tiềm năng cao trong một khoảng thời gian ngắn Đó là nhờ tính chấtđòn bẩy chứa đựng trong hợp đồng tương lai

Nhược điểm: Không giống như quyền chọn giao dịch hợp đồng tương lai

bắt buộc người mua phải mua hoặc bán vào ngày thực hiện Với quyền chọn

Trang 11

người mua có thế thực hiện hay không thực hiện hợp đồng Nhưng với hợp đồngtương lai, cả hai bên mua và bán đều bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào ngàygiao hàng Mặc dù tính chất đòn bẩy và giao dịch ký quỹ cho phép doanh nghiệpđạt được lợi nhuận cao thì nó cũng tiềm tàng một khoản lỗ lớn tương đương.Chính vì vậy, doanh nghiệp phải chắc chắn có một chiến lược kinh doanh rõràng, và phải tuân thủ theo chiến lược đó một cách chặt chẽ, cũng như sử dụnglệnh dừng lỗ trong khi giao dịch.

2.2.3 Phòng ngừa qua thị trường tiền tệ

Công ty có khoản phải trả bằng ngoại tệ trong tương lai Thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ kết hợp với giao dịch trên thị trường ngoại hối công ty có thể biết được khoản phải trả trong tương lai của mình tương ứng với bao nhiêu nội rệ mà không phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá

Ưu điểm: - Có tính khả thi cao

- Cho phép công ty có thể sử dụng khoản phải thu trong tương lai để chitrả các khoản phải trả hiện tại

- Thích ứng với công ty mà không có lượng tiền mặt dư thừa vẫn có thểphòng ngừa rủi ro hối đoái một cách khả thi nhất

Nhược điểm: Các ngân hàng sẽ hạn chế lượng vốn vay với các công ty nhỏ

và chưa có uy tín vì thế hiệu quả sử dụng thị trường này là không cao

2.2.4 Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn

Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán trong

đó người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn.Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc ,được mua hay bán một công cụ tài chính khác ở một mức giá và thời hạn đượcxác định trước Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua có thể thựchiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở

Trang 12

Quyền chọn cho phép được mua là quyền chọn mua (call opition), quyềnchọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put opition).

Quyền chọn mua trao cho người mua, nhưng không phải là nghĩa vụ, đượcmua một tài sản cơ sở vào một thời điểm trước một thời điểm trong tương lai vớimột mức giá xác định

Quyền chọn bán trao cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ,được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trongtương lai với một mức giá xác định

Ưu điểm: Sử dụng hợp đồng quyền chọn như là giải pháp phòng ngừa rủi

ro hối đoái giúp công ty vừa kiểm soát được rủi ro hối đoái vừa giúp công ty tậndụng được cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi Với tính linh hoạtcao cho phép công ty đạt được cả hai mục tiêu: phòng ngừa rủi ro và cho phépdoanh nghiệp tận dụng được thời cơ thuận lợi để đầu cơ và có thể hạn chế đượctổn thất ở mức độ cố định

Nhược điểm: Công ty phải chịu một khoản gọi là chi phí mua quyền chọn

cho dù có thực hiện quyền chọn hay không và gánh chịu một khoản phí cố định

là khoản phí mua quyền

2.2.5 Điều chỉnh thời gian thanh toán

Hay còn gọi là thu sớm trả trễ là hành động thể hiện sự điều chỉnh thờigian của việc thanh toán sao cho phù hợp với những dự tín về thay đổi tỷ giá củacác dồng tiền trong tương lai

Ưu điểm: Phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp, cho phép phân tán rủi ro.

Nhược điểm: Công ty giảm thiểu được rủi ro phần nào mà không loại trừ được

rủi ro

2.2.6 Phòng ngừa chéo

Là phương pháp nhẳm giảm rủi ro nghiệp vụ, khi sử dụng phương phápnày là sử dụng các công cụ tài chính để phòng ngừa cho tình trạng rủi ro của một

Trang 13

đồng tiền có tương quan cao so với đồng tiền thanh toán Tương quan càng lớnhiệu quả của chiến lược phòng ngừa càng có hiệu quả.

Ưu điểm: Thích hợp với các công ty thực hiện phòng ngừa cho cả những

đồng tiền không thể phòng ngừa bằng các công cụ tài chính khác

Nhược điểm: Khó xác định được mức độ phòng ngừa do mức độ tương

quan có thể không cao

2.2.7 Đa dạng hóa đồng tiền

Qua việc sử dụng nhiều đồng tiền khi thanh toán các hợp đồng thì việc dadạng hóa đồng ngoại tệ giúp phân tán rủi ro cho mỗi đồng điền với mong muốn

sự lên giá của đồng tiền này bù đắp cho sự giảm giá của đồng tiền khác

Ưu điểm: Công ty có thể phân tán rủi ro do tỷ giá biến động.

Nhược điểm: Công ty không thể loại trừ được rủi ro

2.2.8 Phương pháp khác

Vay song song: Là sự trao đổi các đồng tiền giữa hai bên với một cam kết

sẽ đổi lại các đồng tiền này theo một tỷ giá nhất định tại một thời điểm xác định.Phương pháp này có khó khăn trong việc tìm đối tác

Lập quỹ dự phòng: Quỹ này được hình thành từ lợi nhuận do sự chênh

lệch giá và sẽ được sử dụng để bù lỗ khi tỷ giá thay đổi gây bất lợi cho công ty

Giúp công ty đảm bảo được sự thiếu hụt hay lỗ do tỷ giá gây ra nhưng chỉphù hợp với công ty có nguồn tài chính vững vàng

2.3 Tình hình khách thể nghiên cứu về phòng ngừa rủi ro hối đoái của những công trình trước

Như ta đã biết trong những năm gần đây thị trường ngoại hối luôn cónhững biến động dẫn đến rủi ro hối đoái có thể xảy ra Rủi ro hối đoái là một vấn

đề không mới nhưng cũng không phải là một vấn đề cũ Tuy nhiên trong nhữngnăm gần đây một số doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý và quan tâm hơn tới các

Trang 14

kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái nhưng chỉ ở mức độ hạn chế, và các kỹ thuậtphòng ngừa rủi ro hối đoái được coi là xa lạ đối với một số doanh nghiệp.

Trong xu thế hội nhập ngày nay khi tỷ giá luôn luôn biến động thì việc lựachọn cho mình một kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái là rất cần thiết co mộtdoanh nghiệp Qua tìm hiểu những tài liệu có liên quan tới vấn đề phòng ngừarủi ro hối đoái ta có thể thấy rằng mỗi kỹ thuật phòng ngừa đều có những ưu vànhược điểm khác nhau vì thế doanh nghiệp nên lựa chọn kỹ thuật phòng ngừaphù hợp với doanh nghiệp

2.3.1 Hệ thống hóa những nội dung mà công trình khác đã nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu các công trình trước của sinh viên trường Đại họcThương Mại về phòng ngừa rủi ro hối đoái thì em có một số tổng kết sau Trongcác luận văn nghiên cứu cùng vấn đề có các luận văn sau:

Phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHHXNK Thành Nam – Nguyễn Đình Đề – Năm 2008

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khẩu và một số giảipháp phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây –PhạmTrang Nhung – Năm 2005

Các đề tài trên đã đi nghiên cứu về kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái vàđưa các giải pháp mang tính thực tế Các kết cấu của luận văn đều đã hệ thốnghóa được các lý thuyết tổng quan về rủi ro hối đoái, và các kỹ thuật phòng ngừarủi ro hối đoái và nêu ra ưu nhược điểm của từng kỹ thuật phòng ngừa rủi ro

Các công trình đều đưa ra được sự tác động của môi trường bên trong vàbên ngoài đến hoạt động cyar doanh nghiệp và từ đó phân tích kết quả kinhdoanh để người đọc có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

Các đề tài nghiên cứu cũng đã căn cứ vào phân tích nguồn dữ liệu để đưa

ra các trở ngại đối với doanh nghiệp Do nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng để

Trang 15

đưa ra các nhận định chung về doanh nghiệp bên cạnh đó nguồn dữ liệu sơ cấpchưa được tìm hiểu kỹ vì thế kết quả nghiên cứu chỉ thể hiện qua con số, chưathực sự thực tế sát với hoạt động của doanh nghiệp.

2.3.2 Sự khác biệt trong đối tượng nghiên cứu của đề tài

Khác với các công trình nghiên cứu trên luận văn sẽ đi sâu vào tìm hiểu vềphòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu dược phẩm của công tyTNHH EVD Dược phẩm và Y tế Luận văn không những thu thập và phân tíchcác dữ liệu thứ cấp và còn phỏng vấn các chuyên gia và sử dụng phiếu điều tratrắc nghiệm Việc sử dụng kết hợp cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ giúp chongười đọc có thể có cái nhìn khái quát hơn và gần thực tế hơn để đánh giá vềthực trạng phòng ngừa rủi ro hối đoái tại doanh nghiệp

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài

Luận văn kế thừa các lý thuyết tổng quan về rủi ro hối đoái trong hoạtđộng nhập khẩu của các công trình trước, và các bài báo, các tài liệu liên quanđến phòng ngừa rủi ro hối đoái

Tuy nhiên trong phần lý luận luận văn chỉ đề cập tới rủi ro nghiệp vụ nhậpkhẩu vì đây là rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt

Luận văn cũng đã đi sâu nghiên cứu các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hốiđoái và đưa ra các kỹ thuật mà doanh nghiệp đã sử dụng Ngoài ra luận văn cũngnghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài tác động tới hoạt động kinh doanhcủa công ty Và khảo sát được tình hình thực tế và công tác phòng ngừa rủi rohối đoái của doanh nghiệp như thế nào thông qua sử dụng phiếu điều tra trắcnghiệm và bảng phỏng vấn các chuyên gia Từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu vàcác vấn đề còn tồn tại trong hoạt động phòng ngừa rủi ro hối đoái và đề xuấtcác giải pháp và kiến nghị cho hoạt động phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty

Trang 16

CHƯƠNG III:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI ĐOÁI TRONG

HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY

Phiếu điều tra Phỏng vấn Dữ liệu ngoại Dữ liệu nội bộ

Trang 17

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra, phỏng vấn chuyên gia: Tiến hành thu thập dữ liệu

sơ cấp thông qua việc thiết kế các phiếu điều tra trắc nghiệm về hoạt động phòngngừa rủi ro hối đoái gửi cho các phòng ban để thu thập thông tin tại doanhnghiệp Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến nhiều cán bộ trongcông ty về mặt nhận thức và các quan điểm cá nhân về việc phòng ngừa rủi rohối đoái trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Đồng thời kết hợp vớiviệc phỏng vấn chuyên gia tại chỗ, tiến hành thiết kế mẫu phiếu điều tra theokiểu câu hỏi đóng mở do đó cán bộ được điều tra có thể dễ dàng đưa ra các quanđiểm riêng, ý kiến riêng và có các đề xuất đối với những công tác liên quan tớiviệc phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu

3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

- Đối với nguồn dữ liệu nội bộ: Được thu thập từ phòng Tài chính - Kếtoán của doanh nghiệp như báo cáo tài chính, kết quả hoạt động nhập khẩu, hợpđồng nhập khẩu dược phẩm…

- Đối với nguồn dữ liệu ngoại vi: Thu thập thông tin từ phương tiện truyềnthông: (internet, báo chí…), các thông tin về tình hình biến động tỷ giá qua cácthời kỳ, các vấn đề về môi trường, pháp luật, kinh tế, xã hội Các dữ liệu chophép phân tích tình hình biến động của thị trường

3.1.3 Phương pháp sử dụng trong phân tích dữ liệu.

- Phương pháp thống kê: Dựa trên số liệu phiếu điều tra đã phát ra, tiếnhành thống kê các kết quả đã thu thập được trên các mẫu phiếu

- Phương pháp phân tích: Từ các kết quả của bảng câu hỏi điều tra vàphỏng vấn chuyên gia, và dựa trên các cơ sở lý luận về phòng ngừa rủi ro hốiđoái trong hoạt động nhập khẩu Phân tích các yếu tố và ảnh hưởng mà doanhnghiệp phải chịu do sự biến động của tỷ giá Phân tích nguồn dữ liệu ngoại vi để

Trang 18

thấy những tác động của yếu tố môi trường tới hoạt động kinh doanh và phòngngừa rủi ro hối đoái của doanh nghiệp.

- Phương pháp tổng hợp: Căn cứ vào các nguồn dữ liệu đã thu thập đượcphân tích từ đó đưa ra các kết luận tổng hợp đối với công tác phòng ngừa rủi rohối đoái tại doanh nghiệp

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh và phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhâp khẩu của công ty TNHH EVD Dược Phẩm và Y tế

3.2.1 Tổng quan về công ty TNHH EVD Dược Phẩm và Y tế

Luật doanh nghiệp được ban hành với các điều khoản hợp lý và cùng với

sự phát triển của nền kinh tế, công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế đượcthành lập do nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường trong lĩnh vực Y dược

- Tên công ty: Công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế

- Tên giao dịch: EVD Pharmacy and medical company limited

- Tên viết tắt: EVD Pharma Co.,Ltd

- Địa chỉ công ty: Phòng 201, Tòa nhà EVD, khu Công nghiệp Hoàng Mai,

số 431, đường Tam Trinh, Phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Thànhphố Hà Nội

Giấy chứng nhận kinh doanh số: 0102016144 ngày 07/02/2005, do Sở kếhoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, đăng ký sửa đổi lần 5 ngày 21/08/2009

Nghành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty:

- Kinh doanh dược phẩm

- Sản xuất, buôn bán trang thiết bị, dụng cụ y tế

Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng

Người đại diện theo pháp luật của công ty: Trần Đình Khang

Trang 19

3.2.2 Tác động của các yếu tố môi trường và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

3.2.2.1 Môi trường bên ngoài

- Môi trường kinh tế

Thực trạng Kinh tế Việt Nam năm 2009 đã phải chịu tác động nặng nề củachính sách tài khóa và tiền tệ được thắt chặt.Theo báo cáo tình hình kinh tế- xãhội Quý I – 2010 của Bộ kế hoạch và Đầu Tư, nền kinh tế của cả nước tiếp tụcđược phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5.83% cao hơn nhiều so với tốc

độ tăng trưởng của Quý I – 2009 (Quý I – 2009 là 3.83%).Cả ba khu vực côngnghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều đạt được nhiều kết quả tốt

Bảng 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu Quý I năm 2010 (tăng/giảm)

so với cùng kỳ năm trước (%)

(%)

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng +24,1

Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm 17,4Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 +8,51

(Nguồn www.gso.gov.vn - Tổng cục Thống kê)

Bên cạnh những mặt đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của Việt NamQuý I - 2010 vẫn còn một số mặt tồn tại và hạn chế Sản xuất nông nghiệp gặp

Trang 20

so với các năm trước Xuất khẩu giảm sút, trong khi nhập khẩu tăng cao làm chonhập siêu bị đẩy lên cao ảnh hưởng đến cân đối ngoại tệ và dự trữ ngoại hốigiảm sút Hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, trong khi đó

áp lực cạnh tranh của nước ngoài trên thị trường quốc tế và ngay cả thị trườngtrong nước ngày càng gay gắt hơn

- Môi trường chính trị - luật pháp

Sự thay đổi của chính sách luật pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vì thế buộc doanh nghiệp phải nắm rõ

và tuân thủ Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc giakhác nhau, do đó nó không chỉ chịu sự tác động của luật pháp ở trong nước màcòn phải chịu những chính sách pháp luật của các nước đối tác

Tình hình chính trị trong nước và quốc tế có ảnh hưởng tới hoạt động nhậpkhẩu Thị trường nhập khẩu dược phẩm của công ty chủ yếu là: India, Taiwan,Korea, Malaysia…Tình hình chính trị trong nước bất ổn có thể làm cho hoạtđộng nhập khẩu bị trì trệ hoặc giảm sút, tương tự như vậy tình hình chính trị củanước đối tác mà có xung đột về chính trị cũng sẽ gây cản trở tới việc thực hiệnhợp đồng nhập khẩu Mối quan hệ của Việt Nam và các quốc gia khu vực Châu

Á từ xưa tới nay đều rất tốt đẹp chính vì thế đó là một thuận lợi cho doanhnghiệp khi có đối tác là những nước này

- Sự biến động của tỷ giá

Do phần lớn hàng hóa phải nhập khẩu và phải thanh toán bằng ngoại tệchính vì vậy sự biến động tỷ giá hối đoái cũng có thể là một trong những rủi rotiềm ẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.Tỷ giáchính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh,một lần vào tháng 3(+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gầnnhất là vào tháng 11(+3.4%)

Biều đồ 1: Tỷ giá USD/VND 2008- 2009

Trang 21

(Nguồn Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp

của Trường Fulbright)

Biểu đồ 1 đã cho thấy thị trường ngoại hối luôn biến động chính vì vậycông ty phải chủ động linh hoạt trong sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa nguồncung cấp nguyên vật liệu từ nhiều bạn hàng khác nhau

- Khách hàng:

Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty là thị trường nội địa Do đặc điểmcủa mặt hàng kinh doanh nên thị trường của công ty khá rộng Khách hàng củacông ty là các cửa hàng thuốc, các bệnh viện, các công ty trách nhiệm hữu hạn(sản xuất, nhập khẩu theo đơn đặt hàng), các bệnh viện đa khoa ở các tỉnh Công

ty đã ký kết nhiều hợp đồng cung cấp dược phẩm cho các bệnh viện cấp Trungương, cấp Tỉnh và các trung tâm y tế như: Viện Bỏng Quốc gia, Bệnh viện ViệtĐức, Bệnh viện Nội Tiết, Bệnh viện Chợ Rẫy, Công ty dược phẩm Hải Phòng,Công ty dược phẩm Hải Dương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn…

- Đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm khác của đối thủ cạnh

Trang 22

đối thủ trong nước và ngoài nước Các đối thủ trong nước như: xí nghiệp Dượcphẩm Trung ương I, xí nghiệp Dược phẩm Trung ương III, xí nghiệp dược phẩm

Hà Nội, công ty cổ phần Traphaco… Ngoài những công ty trong nước, đối thủcạnh tranh chủ yếu của công ty cũng chính là các doanh nghiệp cung cấp thuốccủa Ấn độ, Hàn quốc Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinhdoanh của công ty, các công ty hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phảiquan tâm đến khả năng cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp cùng cungứng sản phẩm trên thị trường Vì vậy công ty cần có các chính sách cạnh tranhtốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp cung ứngdược phẩm trong nước và ngoài nước Thực hiện phòng ngừa rủi ro hối đoái tốtcũng là một chính sách giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh, việc phòngngừa hiệu quả sẽ giúp công ty ít chịu tác động của biến động tỷ giá hơn và vì thế các hoạt động kinh doanh sẽ ổn định và khả năng cung ứng hàng hóa sẽ ổnđịnh hơn

- Nhà cung cấp

Các sản phẩm của công ty là sản phẩm nhập khẩu, công ty nhập khẩu từcác công ty nước ngoài như: Taiwan biotech Co.,Ltd; Taiyu chemical &pharmaceutical; Wockhardt Limied, India; Micro Labs Limited, India; OziaPharmaceutical PTY Ltd, Australia; Cadila Pharmaceutical Ltd, Akto Pte, Ltd,Singapore; Binex Co., Ltd, Korea;…

Ngoài ra công ty còn được hãng dược phẩm hàng đầu thế giới của Mỹ làBristol-Myers Squibb giao cho cung cấp 3 loại thuốc độc quyền

3.2.2.2 Môi trường bên trong

- Nguồn lực tài chính

Trang 23

1 Tổng tài sản 24.983.295.677

Nhìn chung năng lực tài chính của công ty không quá lớn Đặc biệt đối vớirủi ro hối đoái khả năng tài chính còn hạn chế thì sự biến động tỷ giá sẽ ảnhhưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chưa quan tâm tới việclập quỹ dự phòng tài trợ cho rủi ro hối đoái, nên công ty vẫn chưa có hoạt động

bù đắp rủi ro do biến động tỷ giá gây ra

- Nguồn nhân sự

Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, am hiểu về thị trườngkinh doanh quốc tế, tuy nhiên sự am hiểu về quản trị tài chính và thị trường tàichính tiền tệ còn hạn chế Do đó công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái chưa đạthiệu quả

- Tình hình tổ chức thanh toán quốc tế

Trong giao dịch quốc tế, việc thanh toán tiền hàng trong hợp đồng nhậpkhẩu, các bên thường xác định phương thức trả tiền Để phù hợp với tình hìnhhoạt động nhập khẩu của mình, công ty thường sử dụng các hình thức thanh toánsau: phương thức chứng từ tín dung (L/C); phương thức nhờ thu (D/P; D/A);phương thức chuyển tiền dưới dạng điện báo (T/T) Trong đó chủ yếu là sử dụngphương thức chứng từ tín dụng L/C

Về thời gian thanh toán chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán L/C trảngay (L/C at sight); D/A trả chậm 30 ngày, 45 ngày, 90 ngày; D/P trả ngay.Công ty thanh toán qua Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam -chi nhánh TP Hà Nội

Trang 24

3.3.1 Một số kết quả điều tra trắc nghiệm

Sau khi thiết kế phiếu điều tra và gửi đi 10 phiếu cho Bộ phận phòng Tàichính- Kế toán và phòng Kinh doanh và phòng Xuất nhập khẩu Kết hợp vớiphát phiếu điều tra phỏng vấn trưởng phòng Xuất nhập khẩu, sau khi sàng lọcchỉ có 7 phiếu điều tra đạt yêu cầu

Kết quả điều tra như sau:

- Đánh giá về sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro hối đoái trong kinhdoanh nhập khẩu Dược phẩm tại doanh nghiệp

- Phòng ngừa rủi ro hối đoái trong doanh nghiệp được cho là rất cần thiếtvới số phiếu 5/7, 2/7 số phiếu được cho là cần thiết, không có ai cho rằng hoạtđộng phòng ngừa rủi ro hối đoái là không cần thiết

Như vậy có thể thấy rằng doanh nghiệp đã nhận thức được hoạt động quản trị rủi

ro hối đoái là rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó các biện pháp phòng ngừa còn hạnchế

- Đánh giá công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái tại doanh nghiệp:

Mặc dù công ty đã cho rằng việc phòng ngừa rủi ro hối đoái trong doanh nghiệp

là cần thiết nhưng công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái của doanh nghiệp chưađược chú trọng

Trong 7 phiếu điều tra đã cho biết có 2 kỹ thuật phòng ngừa được sử dụngtại doanh nghiệp đó là: Điều chỉnh thời gian thanh toán (3/7), đa dạng hóa ngoại

tệ thanh toán (4/7) Khi được đánh giá về hiệu quả công tác phòng ngừa rủi rohối đoái cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp thì có 3/7 phiếu đạt kết quảtốt , có 4/7 phiếu là chưa hiệu quả, và chưa có phiếu nào cho rằng công tácphòng ngừa rủi ro gây thiệt hại cho doanh nghiệp

Như vậy ta có thể thấy rằng doanh nghiệp đã quan tâm tới kỹ thuật phòngngừa rủi ro hối đoái, và đã sử dụng kỹ thuật phòng ngừa nhưng kỹ thuật phòngngừa chỉ là các biện pháp tự bảo vệ, doanh nghiệp chưa biết sử dụng những kỹ

Ngày đăng: 24/03/2015, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w