Biểu đồ 2: Thâm hụt và lạm phát đang gia tăng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu Dược phẩm tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế (Trang 36)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã duy trì chính sách ổn định tỷ giá kể từ đầu năm nhưng lại quyết định giảm giá đồng Việt Nam xuống 3.4% so với đồng USD vào ngày 10/02/2010, ngay sau mức giảm 5% hồi tháng 11/2009.

Theo dự báo của ông Tai Hui, Nghiên cứu trưởng khu vực Đông Nam Á của Standard Chartered Bank, tỷ giá tăng cao sẽ tăng cao vào cuối năm, đồng VND sẽ giảm giá hơn nữa trong những năm tháng tiếp theo bởi nguy cơ thâm hụt thương mại vẫn còn lớn, kết hợp với áp lực lạm phát mà nền kinh tế đang phải đối mặt. Bản thân VND đang chịu áp lực giảm giá vì rất nhiều nguyên nhân. Thực tế năm nay, lạm phát tại Việt Nam đã giảm đáng kể và tương đối ổn định ở mức 7% nhưng vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Dự báo năm 2010, lạm phát có thể tăng tới 8 – 9%. Khủng hoảng tài chính đã khiến thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam mỗi năm có thể lên tới 1.5 – 2 tỷ USD. Chưa kể các dòng vốn đổ về Việt Nam( kiều hối, FDI…) đang có xu hướng giảm khiến cán cân thanh toán tổng thể chắc chắn sẽ thâm hụt.

Thị trường ngoại hối Việt Nam cũng có hiện tượng phân khúc và thiếu tính thống nhất. Vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu, giữa người dân và Nhà nước, nên con số tổng thể không phản ánh đầy đủ bức tranh về VND.

Trong thực tế đã xuất hiện tình trạng đầu cơ nắm giữ ngoại tệ khiến thị trường ngoại tệ thêm căng thẳng. Người dân, doanh nghiệp có ngoại rệ nắm giữ, hoặc gửi ngân hàng nhưng không bán cho ngân hàng, nên ngân hàng thừa ngoại tệ để cho vay nhưng thiếu ngoại tệ để bán cho đối tượng có nhu cầu.

Do thiếu công cụ phòng ngừa rủi ro nên quản lý thị trường ngoại hối cũng có những hạn chế nhất định, đặc biệt là hạn chế trong việc chuyển đổi tiền tệ, kiểm soát chênh lệch kỳ hạn.

Theo dự báo của TS Hoàng Huy Hà – Phó TGD Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam, hiện USD đang yếu đi so với các đồng tiền khác. Tuy nhiên trong năm 2010, khi nền kinh tế Mỹ dự báo sẽ phục hồi, USD sẽ mạnh trở lại nên dự báo tỷ giá sẽ rơi vào khoảng 18.500 – 19.000 VND/USD.

Từ cuối năm 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp “vượt trước ngăn chặn” với nhiều động thái để giảm sức ép tăng tỷ giá như tăng tỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ giao dịch từ ± 5% xuống còn ± 3%, yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty lớn nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng, bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại có trạng thái dưới 5%, hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi USD…

- Dự báo sự biến động giá thuốc trong thời gian tới

Trong năm 2009, giá thuốc do Ngân sách Nhà nước, Qũy bảo hiểm y tế chi trả và nguồn thu từ viện phí sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập hầu như không thay đổi, giá ổn định trong 6 tháng hoặc 1 năm. Ngoài thị trường giá thuốc nhìn chung ổn định nhưng vẫn có một số loại thuốc tăng hoặc giảm nhẹ do biến động của tỷ giá ngoại tệ, chi phí đầu vào tăng.

Theo số liệu của Cục thống kê chỉ số nhóm dược phẩm, y tế luôn thấp hơn nhiều so với chỉ số giá tiêu dung chung của cả nước. Số liệu thống kê của Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược các tháng trong năm 2009 cũng cho thấy mặc dù tỷ lệ mặt hàng tăng giá có lớn hơn so với các mặt hàng giảm giá.

Nhưng mức giá tăng hoặc giảm là tương đương nhau. Năm 2010, nguồn cung thuốc chữa bệnh đáp ứng đủ nhu cầu phòng và chữa bênh, thị trường dược phẩm tiếp tục ổn định, giá cả có sự điều chỉnh theo biến động tỷ giá và chi phí đầu vào. Lý do là hiện nay, 90% nguyên liệu để sản xuất thuốc trong nước và gần 50% thuốc thành phẩm đều phải nhập khẩu.

- Các Ngân hàng ngày càng mở rộng cung cấp các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái

Để giúp doanh nghiệp bảo hiểm tỷ giá, một số ngân hàng đã đưa ta các dịch vụ phái sinh, với tên future (tương lai), option (lựa chọn)… Trong đó, hoán đổi lãi suất là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả nhất. Việc hoán đổi nghĩa vụ trả lãi theo lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định giúp doanh nghiệp xác định chi phí vay vốn và phòng ngừa rủi ro nếu điễn biến lãi suất bất lợi, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn khi lãi suất cho vay của các Ngân hàng tăng. Ngoài ra ngân hàng còn đưa ra một số sản phẩm liên quan như hoán đổi tiền tệ chéo, hoán đổi lãi suất một đồng tiền (chỉ phòng ngừa rủi ro lãi suất).

Các doanh nghiệp hiện nay chưa mặn mà với việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nhưng trong thời gian tới với sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phát triển, ngày càng hiện đại hóa thì các dịch vụ ngày càng được phát triển thì đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với những kỹ thuật phòng ngửa rủi ro tỷ giá để có thể dễ dàng lựa chọn loại hình phòng ngừa rủi ro hối đoái phù hợp với doanh nghiệp mình. Chính vì vậy trong thời gian tới công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế đã có những lựa chọn cho riêng mình để phòng ngừa rủi ro hối đoái một cách có hiệu quả nhất.

4.2.2 Quan điểm giải quyết phòng ngừa rủi ro hối đoái trong kinh doanh nhập khẩu Dược phẩm tại công ty.

- Quan điểm 1: Công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái cần đảm bảo tính đồng bộ

trong hoạt động nhập khẩu đối với hệ thống quản lý hiện có. Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái cần sự thống nhất cũng như đồng bộ với các bộ phận của doanh nghiệp như bộ phận kế toán tài chính, bộ phận kế hoạch, bộ phận kinh doanh và các phòng ban khác có liên quan để đem lại hiệu quả cao cho mục tiêu của doanh nghiệp.

- Quan điểm 2: Thực hiện phòng ngừa rủi ro hối đoái phải đảm bảo các yêu cầu:

- Chi phí phòng ngừa phù hợp - Kỹ thuật phòng ngừa linh hoạt

Khi thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái thì các giải pháp đưa ra cần phù hợp với nguồn tài chính của doanh nghiệp. Cần xác định chi phí cho việc lựa chọn các biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với hoạt động nhập khẩu. Doanh nghiệp cần tính toán hiệu quả các biện pháp khác nhau sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

- Quan điểm 3: Công ty cần linh hoạt hơn trong việc lựa chọn kỹ thuật phòng

ngừa rủi ro hối đoái.

Công ty cần tìm hiểu và sử dụng các nghiệp vụ phái sinh do ngân hàng cung cấp và lựa chọn các kỹ thuật phòng ngừ phù hợp, không chỉ phòng ngừa một cách tự vệ mà phòng ngừa thực sự có hiệu quả.

4.3 Các đề xuất kiến nghị với hoạt động phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty

4.3.1 Những đề xuất cho doanh nghiệp về hoàn thiện hoạt động phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế.

- Đào tạo dội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, quan tâm tới biến động tỷ giá, hiểu biết về rủi ro hối đoái.

Do công ty chưa có nhân viên chuyên môn cao, chưa được đào tạo chuyên sâu về rủi ro hối đoái nên công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty chưa có hiệu quả. Để làm tốt được công tác dự báo, phân tích về tỷ giá, lựa chọn công cụ phòng ngừa thích hợp cần nhiều thời gian và chuyên môn cao. Vì vậy cần phải có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, có kiến thức về rủi ro hối đoái, am hiểu về tỷ giá mới có thể đảm nhiệm được công việc.

Công ty cần tổ chức đào tạo theo khóa học để nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế để họ nắm bắt được các xu thế, biến động của thị trường từ đó có thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái phù hợp.

Bên cạnh đó công ty có thể thuê người có chuyên môn và hiểu biết về vấn đề rủi ro hối đoái để tư vấn cho công ty về việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái. Tuy nhiên công ty cần xem xét hiệu quả của việc đào tạo nhân sự của công ty hay thuê người có chuyên môn tư vấn để đưa ra giải pháp thích hợp.

- Công ty phải tăng cường tiếp cận và sử dụng các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro hối đoái.

Công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái tại doanh nghiệp còn chưa chủ động, các biện pháp được sử dụng như điều chỉnh thời gian thanh toán còn mang tính hình thức tự bảo vệ, mục đích nhằm giảm thiểu rủi ro đã xảy ra chứ không phòng ngừa được rủi ro chính vì thế không phải lúc nào biện pháp này cũng hiệu quả. Mỗi kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái dểu có ưu và nhược điểm vì thế công ty

nên cân nhắc sử dụng kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái nào phù hợp với công ty. Việc lựa chọn các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái cần người am hiểu về hoạt động tài chính và công cụ phòng ngừa. Tuy nhiên hiện tại do hạn chế về nhân lực vì thế công ty có thể thuê ngân hàng tư vấn để cung cấp các dịch vụ này sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

- Các giải pháp công ty đưa ra cần sự thông qua và nhất trí trong toàn thể ban lãnh đạo công ty. Từ đó chọn giải pháp tốt nhất và phù hợp nhất với công ty. - Xây dựng hoạt động tài trợ phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty

Hiện nay công ty chưa thiết lập các hoạt động tài trợ rủi ro hối đoái vì thế một cách tài trợ rủi ro hối đoái đơn giản là thiết lập quỹ dự phòng. Tuy chỉ mang tính tài trợ cho những thiệt hại đã xảy ra nhằm giảm bớt rủi ro hối đoái gây ra nhưng nó cũng đã bù đắp một phần nào đó làm cho công ty yên tâm hơn trong việc kinh doanh quốc tế.

- Tăng cường công tác kế toán tài chính tại công ty nhằm theo dõi sát tình hình quản lý đồng phải trả, phải thu để từ đó có báo cáo lưu chuyển tiền tệ định kỳ được chính xác. Nhằm thấy được sự biến động của tỷ giá tới kết quả kinh doanh của công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.TS.Nguyễn Văn Thanh, Quản trị tài chính quốc tế. Nhà xuất bản thống kê, 2004

2.GS.TS Dương Thị Bình Minh, TS. Sử Đình Thành, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê, 2004

3.TS.Nguyễn Ninh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, 2004 4. Nguyễn Ninh Kiều, Thị trường ngoại hối kỹ thuật kinh doanh và phòng ngừa

rủi ro, Nhà xuất bản tài chính, 1998

5.Website - http://vneconomy.com - http://www.eximbank.com.vn - http://www.kinhtehoc.com - http://www.saga.vn - http://www.gos.gov.vn

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS – TS Nguyễn Văn Thanh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài luận văn này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên, đặc biệt là nhân viên phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại công ty.

Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: Phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu duợc phẩm tại công ty Nhưng do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, vì vậy khi thực hiện đề tài này em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những đóng góp của thầy, cô và những người quan tâm để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1. Bảng 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu Qúy I năm 2010 (tăng/giảm) so với năm trước

(%)...19

2. Bảng 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2 năm trở lại đây..26

3. Bảng 3: Tỷ trọng nhập khẩu năm 2008 – 2009...27

4. Bảng 4: Số liệu các hợp đồng nhập khẩu năm 2008 - 2009 ...27

5. Biểu đồ 1: Tỷ giá USD/VND 2008- 2009...21

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DN : Doanh nghiệp

HĐKD : Hoạt động kinh doanh TL : Tỷ lệ

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VND : Việt Nam đồng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu Dược phẩm tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w