Bảng 3: Tỷ trọng nhập khẩu năm 2008 – 2009 Bảng 4: Số liệu các hợp đồng nhập khẩu năm 2008- 2009

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu Dược phẩm tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế (Trang 27)

2008 4

2009 10

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu

Ta có thể thấy số hợp đồng nhập khẩu của công ty năm 2009 tăng gấp 2.5 lần số hợp đồng nhập khẩu của công ty năm 2010. Năm 2010 công ty ký kết được rất nhiều hợp đồng với các đối tác, vì thế số hợp đồng nhập khẩu tăng đáng kể.

3.4.2 Tác động của sự biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của công ty.

Công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế là một doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm.Thị trường của công ty hiện nay là thị trường nội địa. Đây là

một thị trường hết sức tiềm năng vì các doanh nghiệp dược phẩm trong nước chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu thị trường còn lại chúng ta nhập khẩu.

Hoạt động nhập khẩu của công ty bao gồm có nhập khẩu dược phẩm để tự doanh và theo ủy thác.

- Tác động của tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu dược phẩm công ty:

Công ty sử dụng hai phương thức thanh toán quốc tế là: Đó là phương thức chuyển tiền mặt (TTR) và phương thức tín dụng chứng từ trả ngay (L/C at sight).

Trong đó phương thức thanh toán thường được công ty sử dụng đó là phương thức tín dụng chứng từ trả ngay (L/C ai sight)

Phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền mặt (TTR) là phương thúc thanh toán mà nhà nhập khẩu ủy nhiệm cho ngân hàng thanh toán trích từ tiền gửi của công ty ở ngân hàng một số tiền nhất định chuyển cho nhà nhập khẩu ở một địa diểm nhất định vào một thời gian xác định. Khi công ty nhận được bộ chứng từ đầy đủ do bên xuất khẩu xuất trình, sẽ ủy nhiệm cho ngân hàng trích tài khoản ngoại tệ (USD) hay ngoại tệ khác mà hợp dồng quy định để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Hoặc công ty sẽ ủy nhiệm cho ngân hàng trích tài khoản bằng việt nam đồng của công ty tại ngân hàng để mua số ngoại tệ cần thiết theo tỷ giá giao ngay áp dụng tại ngân hàng phục vụ với đối tượng khách hàng để thanh toán cho bên xuất khẩu.

Tuy nhiên thực tế công ty TNHH EVD dược phẩm và y tế chỉ có tài khoản bằng Việt Nam đồng, không có tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại ngân hàng.

Cho nên khi thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, công ty thường ủy nhiệm cho ngân hàng trích tài khoản VND của mình để mua số ngoại tệ cần thiết theo tỉ giá giao ngay trên thị trường hối đoái tại thời điểm đó. Trong trường hợp thấy thiếu tiền bằng VND để đổi ra USD cần thiết để trả, công ty vay ngân hàng

số VND cần thiết rồi dùng số tiền này mua ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm thanh tón để trả cho nhà xuất khẩu.

Như vậy, công ty luôn biết chính xác phải trả bằng USD là bao nhiêu, trong khi đó số VND cần để quy đổi lại không chắc chắn vì tỉ giá giữa VND và USD luôn biến động. Như vậy từ thời điểm hợp đồng được ký kết cho đến thời điểm thanh toán hợp đồng, công ty có thể phải gánh chịu rủi ro hối đoái. Tỷ giá hối đoái mấy năm qua lại biến động phức tạp, đồng Việt Nam mất giá so với USD, do đó làm ảnh hưởng theo chiều hướng bất lợi cho các hợp đồng nhập khẩu của công ty.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trả ngay (L/C at sight) là phương thức thanh toán quốc tế mà trong đó nhà nhập khẩu ủy thác ngân hàng phục vụ mình mở một thư tín dụng hứa trả toàn bộ giá trị hợp đồng cho nhà xuất khẩu ngay sau khi họ đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hoàn hảo cho công ty.

Phương thức này quy định việc thanh toán được thực hiện ngay khi chứng từ được chuyển tới ngân hàng phát hành L/C.

Thời gian thanh toán thông thường đối với công ty là 3 tháng sau ngày ký kết hợp đồng. Như vậy ta có thể thấy khoảng thời gian 3 tháng là khoảng thời gian rủi ro hối đoái có thể xảy ra và có sự biến động, chính vì thế công ty cần có biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái.

Ví dụ 1:

Công ty nhập khẩu ủy thác qua công ty Dược phẩm Trung Ương I, do đó nếu rủi ro hối đoái xảy ra thì công ty vẫn chịu hoàn toàn rủi ro này.

Tóm lược hợp đồng như sau:

Công ty nhập khẩu ủy thác qua công ty Dược phẩm trung ương I mặt hàng như sau:

STT Tên hàng Nước sx Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (USD) Thành tiền(USD) 1 MEXOPEM 1g, Hộp 1 lọ Đài Loan Hộp 3000 38.57 115715 Tổng giá trị 115715

(Một trăm mười năm ngàn bảy trăm mười lăm đô la Mỹ )

Điều kiện đặt cọc và thanh toán:

Điều kiện: Bên A sẽ đặt cọc cho bên B: 10% tổng giá trị hợp đồng ngay sau khi hợp đồng được ký kết.

Như vậy Bên A phải đặt cọc với số tiền là: 115.710 x 10% = 11570 (USD) - Trị giá còn lại của hợp đồng bên A thanh toán ngay cho bên B theo trị giá mỗi hóa đơn GTGT mà bên B xuất cho bên A.

Trị giá còn lại của hợp đồng là: 115.710 – 11.570 =104.140 (USD)

- Lãi suất bên A chịu 1.1%/tháng kể từ ngày bên B thanh toán chứng từ nước ngoài.

Lãi suất công ty phải chịu là: 104.140 x 1.1% = 1.145,54 ( USD )

- Phương thức thanh toán: Chuyển qua tài khoản ngân hàng của Bên B theo tỷ giá quy đổi bán ra của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thanh toán là 3 tháng sau khi Bên A nhận được hàng.

Như vậy tỷ giá tại ngày kí kết hợp đồng 05/01/2010 tính theo tỷ giá tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam là 18.479, khoản tiền còn lại được thanh toán theo tỷ giá ngày 05/04/2010 với tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt nam là 19.100

- Như vậy số tiền công ty phải trả do biến động tỷ giá là: 1.145,54 x 19.100 = 21.879.814 (Việt nam đồng)

- Nếu tỷ giá không biến động thì số tiền công ty phải thanh toán là: 1.145,54 x 18.479 = 21.168.433,66 (Việt nam đồng)

21.879.814 – 21.168.433,66 = 711.380,34 (Việt nam đồng)

Như vậy có thể thấy tỷ giá biến động đã ảnh hưởng rất nhiều đến khoản phải trả của công ty, vì thế công ty phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả để tránh rủi ro trên xảy ra làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình bằng các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái.

- Công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty

Qua thực tế tìm hiểu tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế, có thế thấy rằng công ty đã hiểu tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro hối đoái nhưng việc phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty còn hạn chế.

Các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty là điều chỉnh thời gian thanh toán và đa dạng hóa ngoại tệ thanh toán. Có thể thấy rằng các biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty chỉ mang tính khắc phục một phần nào đó rủi ro hối đoái xảy ra với công ty và mang tính chất tự bảo vệ, mà không thể hoàn toàn tránh được rủi ro mà công ty gặp phải. Có thể nói rằng công tác phòng ngừa rủi ro của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả và còn hạn chế. Chính vì thế doanh nghiệp cần sử dụng một số biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái để có thể đạt được hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái.

CHƯƠNG IV: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI ĐOÁI TẠI CÔNG TY TNHH EVD DƯỢC PHẨM VÀ Y TẾ.

4.1 Các kết luận phát hiện qua nghiên cứu

4.1.1 Các kết quả và thành công đã đạt được trong công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái tại doanh nghiệp

Qua thực trạng tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và y tế, thấy rằng công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái trong quá trình kinh doanh của công ty những năm qua là biện pháp điều chỉnh thời gian thanh toán và đa dạng hóa ngoại tệ thanh toán.

Những hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu có thời hạn thanh toán trùng nhau công ty sử dụng ngoại tệ thu được do xuất khẩu để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu từ đó có thể giảm thiểu rủi ro mức thấp nhất. Còn với những hợp đồng có thời hạn thanh toán khác nhau. Khi khoản thu thanh toán trước thì công ty giữ lượng ngoại tệ lại để thanh toán cho khoản phải trả nhà xuất khẩu. Khi khoản phải thanh toán nhà xuất khẩu thanh toán trước, công ty cố gắng thỏa thuận với nhà nhập khẩu để thu sớm các khoản thu này và trì hoãn thanh toán cho nhà xuất khẩu dự trên mối quan hệ bạn hàng lâu dài.

Trong nhập khẩu những lúc tỷ giá có xu hướng biến động tăng giá của ngoại tệ. Để giảm thiệt hại công ty đã phải thanh toán sớm các hợp đồng này khi có những dự báo về sự biến động tỷ giá.

Đi đôi với những giải pháp đó hiện nay công ty đã mở rộng quan hệ với những ngân hàng để tìm hiểu các nghiệp vụ phái sinh để lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa hiệu quả cho công ty.

Công ty đã nhận thức được sự ảnh hưởng của rủi ro hối đoái tới hoạt động nhập khẩu của mình mặc dù biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái chưa thực sự hiệu quả nhưng cũng giải quyết được phần nào đó rủi ro mà công ty gặp phải.

4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái tronng hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Những vấn đề còn tồn tại

Mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định song công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái của công ty vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:

Việc phòng ngừa cho các hợp đồng nhập khẩu tuy sử dụng một số kỹ thuật nhưng chưa đa đạng và linh hoạt, chỉ dừng lại ở các kỹ thuật nghiệp vụ. Khi sử dụng các kỹ thuật này thường khó có thể đạt được hiệu quả phòng ngừa rủi ro cao.

Nhìn chung công ty có sự nhìn nhận tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro hối đoái nhưng chưa thực sự thực hiện có hiệu quả việc phòng ngừa rủi ro hối đoái. Các kỹ thuật được sử dụng chỉ là sự phối hợp của phòng xuất nhập khẩu và phòng kinh doanh nhằm tạo ra sự cân đối các khaorn thu chi bằng ngoại tệ nhưng các biện pháp này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Công ty chưa có sự tiếp cận với các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, và chưa sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro phái sinh nào.

- Nguyên nhân của những tồn tại

- Những nguyên nhân khách quan bên ngoài:

Sự biến động của thị trường tài chính quốc tế quốc tế gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phân tích, dự báo xu hướng biến động của tỷ giá.

Thị trường ngoại hối đã và đang có nhiều bước phát triền nhưng nhìn chung thì các công cụ phòng ngừa vẫn còn mới lạ tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu cũng như áp dụng vào thực tiễn. Các công cụ phòng ngừa chưa thực sự hấp dẫn, vì bên cạnh đó chi phí cao khiến cho doanh nghiệp tỏ ra e ngại với quyết định phòng ngừa và chấp nhận rủi ro có

thể xảy ra. Các sản phẩm còn khá mới mẻ nên đôi khi chính các ngân hàng còn gặp nhiều hạn chế khi thực hiện cung cấp dịch vụ phòng ngừa.

- Những nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp:

Công ty chưa có đội ngũ nhân lực thực sự am hiểu rõ về các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái vì vậy công tác phòng ngừa rủi r hối đoái chưa thực sự có hiệu quả. Để xây dựng chính sách phòng ngừa rủi ro hối đoái có hiệu quả thì cần đầu tư cả nguồn lưc, vật lực và thời gian. Tuy nhiên những khó khăn này trong thời gian ngắn chưa thực sự được giải quyết vì thế dẫn đến chính sách phòng ngừa rủi ro hối đoái của công ty chưa được xây dựng tốt. Công ty chỉ sử dụng các biện pháp nhằm né tránh rủi ro thụ động mà chưa sử dụng các công cụ tài chính nhằm ngăn ngừa rủi ro hối đoái.

Việc dự báo tỷ giá là việc hoàn toàn phức tạp đôi khi nằm ngoài khả năng của nhà quản trị. Để dự báo được đòi hỏi công ty cần nhận dạng và phân tích được các yếu tố có liên quan mà các yếu tố có tác động đến rủi ro là công việc không hề đơn giản và rất phức tạp.

Bên cạnh đó công ty gặp khó khăn trong việc lựa chọn cho mình công cụ tài chính phù hợp. Các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính rất đa dạng, mỗi loại công cụ có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên do còn nhiều khó khăn trong việc chọn lựa các công cụ phù hợp với nhu cầu của mình nên hiện tại công ty vẫn chưa sử dụng một công cụ phái sinh nào.

4.1.3 Những vấn đề mới phát sinh trong công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái tại doanh nghiệp

- Vấn đề đầu tiên mà công ty gặp phải khi tiến hành các hoạt động phòng ngừa là nguồn nhân lực hiểu biết về lĩnh vực này chưa có trình độ chuyên môn cao và chưa có kinh nghiệm trong việc nhận dạng và sử dụng các kỹ thuật phòng ngừa đặc biệt là các công cụ phái sinh.

- Một khó khăn nữa là công tác dự báo tỷ giá của công ty còn chưa hiệu quả.Việc dự báo tỷ giá là một việc rất quan trọng trong công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với bất kỳ một công ty nào. Và việc cập nhật thông tin trên thị trường ngoại hối, các biến động tỷ giá còn chậm.

- Biện pháp phòng ngừa rủi ro chính mà công ty đang áp dụng và được đánh giá hiệu quả là điều chỉnh thời gian thanh toán. Tuy nhiên biện pháp này tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn vì nó còn phụ thuộc và đánh giá của công ty đối với sự biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai. Để có thể sử dụng biện pháp này một cách hiệu quả công ty phải có khả năng dự báo sự biến động tỷ giá để có thể quyết định thời gian thanh toán theo hướng có lợi cho công ty. Nhưng hiện tại khả năng dự báo tỷ giá của công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế còn hạn chế nên giải pháp phòng ngừa rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó nếu có những đánh giá sai lầm thì việc thanh toán chậm sẽ dẫn đến những thiệt hại về uy tín của công ty đối với nhà cuung cấp. Hơn nữa việc thời hạn thanh toán được linh động theo thỏa thuận ngoài hợp đồng giữa hai bên là rất khó thống nhất và đôi khi công ty phải chấp nhận thiệt hại vì lợi ích của các bên là khác nhau, do không phải nhà xuất khẩu cũng chấp nhận thanh toán chậm so với kỳ hạn hợp đồng đã ký kết.

4.2 Dự báo triền vọng và quan điểm giải quyết hoạt động phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu Dược phẩm tại công ty.

4.2.1 Dự báo triển vọng của hoạt động phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu Dược phẩm tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế.

- Dự báo biến động của giá USD so với VND trong thời gian tới

Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra nhận định về sự thâm hụt thương mại của Việt Nam cũng như nguy cơ lạm phát tăng cao do sự sụt giảm về giá trị của đồng Việt Nam.

Biểu đồ 2: Thâm hụt và lạm phát đang gia tăng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động nhập khẩu Dược phẩm tại công ty TNHH EVD Dược phẩm và Y tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w