1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản trị hàng dự trữ của siêu thị điện máy PiCo tại Nguyễn Trãi –Hà Nội

31 1,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 434 KB

Nội dung

Tính cấp thiết nghiên cứu quản trị hàng dự trữ của siêu thị điện máy PiCo  Về mặt lý luận Trong những năm qua do tác động của quá trình đổi mới, nền kinh tế xã hội thủ đô có những chuyể

Trang 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ CỦA SIÊU THỊ MÁY PICO

TẠI NGUYỄN TRÃI – HÀ NỘI”

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu quản trị hàng dự trữ của siêu thị điện máy PiCo

 Về mặt lý luận

Trong những năm qua do tác động của quá trình đổi mới, nền kinh tế xã hội thủ đô có những chuyển biến tích cực, kinh tế liên tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất ở tất cả các ngành nghề, các khu vực, các thành phần kinh tế Sau khi có chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế trong và ngoài quốc doanh phát triển nhanh chóng Tốc độ kinh tế tăng bình quân hàng năm là từ

12 đến 18% Chính nhờ nền kinh tế thủ đô tăng trưởng mạnh mẽ như vậy nên đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng Đây là một cơ hôi tốt để mở rộng thị trường kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả Ngoài ra, do chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta nên trong vài năm tới nền kinh tế cả nước nói chung và của Hà nội nói riêng sẽ phát triển rất mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ tăng Điều này đòi hỏi hệ thống siêu thị cần phải phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn

để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng

Quản trị logistics là hoạt động không thể thiếu trong các siêu thị, đặc biệt là các siêu thị điện máy, nó đảm bảo được quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa việc tiêu dùng cuối cùng, nó góp phần giảm chi phí quản lý siêu thị nói chung, giảm giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng và quản trị dự trữ là một trong những nội dung quan trọng của quản trị logistics, dự trữ là tích lũy sản phẩm, hàng hóa để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất, nó giúp cho các doanh nghiệp nói chung

và các siêu thị nói riêng tránh được các tác động tiêu cực của kinh tế thị trường

Trang 2

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

 Mục đích nghiên cứu về mặt lý luận

Nghiên cứu đề tài này nhằm nghiên cứu,hệ thống hóa các quan điểm lý luận

về dự trữ, hoạy động quản trị hàng dự trữ và đưa ra các giải pháp để công tác quản trị hàng dự trữ được đạt hiệu quả hơn trong siêu thị

 Mục đích nghiên cứu về mặt thực tiễn

Nghiên cứu đề tài giúp em rèn luyện phương pháp nghiên cứu, kỹ năng áp dụng lý luận vào các vấn đề trong thực tiễn thông qua quá trình tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh và đi sâu và thực trạng hoạt động hàng dự trữ, quản trị hàng

dự trữ tại siêu thị PiCo Từ đó đưa ra một số giải pháp,đề xuất nhằm cho công tác

quản trị hàng dự trữ tại siêu thị tốt hơn

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Mặt hàng: Tất cả các mặt hàng tại siêu thị

Thị trường: Hà Nội

Thời điểm nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2010

1.5 Các khái niệm và phân định nội dung của quản trị hàng dự trữ tại siêu thị 1.5.1 Một số khái niệm

- Dự trữ là việc lưu giữ những hàng hoá hay nguyên liệu trong kho của chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu sản phẩm của khách hàng

- Quản trị dự trữ hàng hóa là việc tính toán, xác định loại hàng hóa ở các vị trí nhất định trong kênh dáp ứng nhu cầu hàng hóa và không làm tăng chi phí

- Siêu thị là một loại cửa hàng riêng nằm trong hệ thống mạng lưới bán lẻ hàng hoá và dịch vụ

- Dự trữ hàng hóa trong phân phối, bán lẻ là trong quá trình lưu thông hàng hóa sẽ được dự trưc tại các trung tâm phân phối, kho hàng của nhà bán lẻ

1.5.2 Đặc điểm của siêu thị

- Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa

Trang 3

- Áp dụng phương thức tự phục vụ : Khách hàng được đi vào nơi bày hàng và

tự chọn hàng hóa của mình cần và có nhu cầu

-Mặt hàng chủng loại rất phong phú, đa dạng Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định

- Không gian trưng bày hàng hóa thuận tiện nhất cho khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm của mình cần một cách nhanh nhất.Không gian bày hàng phải khoa học và lôi cuốn được khách hàng

1.5.3 Nội dung nghiên cứu

1.5.3.1 Xây dựng kế hoạch quản trị dự trữ tại siêu thị

 Xác định mục tiêu của dự trữ hàng hóa

Nâng cao trình độ dịch vụ dữ trữ: đối với bán buôn, thực hiện đúng đơn đặt hàng, nhóm hàng và đặt đơn hàng về số lượng chất lượng Đối với bán lẻ thì ổn định mặt hàng kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng

Giảm tổng chi phí dự trữ: Để giảm chi phí dự trữ, phải giảm được các yếu tố chi phí cấu thành nên chi phí bình quân cho một đơn vị dự trữ, đồng thời phải tính tóan quy mô dự trữ bảo hiểm thích hợp để giảm dự trữ bình quân

 Xác định loại sản phẩm dự trữ

Phân loại hàng hóa dự trữ thành các nhóm A,B,C theo tầm quan trọng với những đặc trưng để quản trị hàng dự trữ

Những sản phẩm nào có tỉ trọng mặt hàng dự trữ(hoặc tỷ trọng khách hàng, đơn đặt hàng, yêu cầu ) thấp (20%), nhưng có tỷ trọng doanh số cao (80%) thì được xếp vào loại A Tượng tự, tỷ trọng mặt hàng dự trữ cao hơn (30%), nhưng tỷ trọng doanh số thấp hơn (15%) thì được xếp vào loại B.Loại C có tỷ trọng mặt hàng có dự trữ cao nhất (50%) và tỷ trọng doanh số thấp nhất (5%) Cách phân loại này xác định tầm quan trọng của loại sản phẩm, loại khách hàng trong kinh doanh để có chiến lược thích ứng

1.5.3.2 Tổ chức triển khai hoạt động dự trữ hàng hóa

Việc hình thành dự trữ hàng hóa tại các kho có thể là do nhu cầu của khách hàng và cũng có thể do nhu cầu của chính doanh nghiệp và do đó tạo nên hai hệ thống dự trữ là hệ thống dự trữ “đẩy” và hệ thống dự trữ “kéo”

 Hệ thống dự trữ “đẩy”

 Phương pháp theo tỷ lệ nhu cầu dự báo

Quá trình tính toán theo phương pháp này như sau:

- Bước 1: Xác định nhu cầu của thời kỳ kinh doanh cho từng cơ sở logistics

(kho)

Trang 4

- Bước 2: Xác định số lượng hàng hoá dự trữ hiện có ở mỗi cơ sở logistics

- Bước 3: Xác định xác suất đảm bảo dự trữ ở mỗi kho

- Bước 4: Xác định tổng lượng hàng hoá cần thiết ở mỗi cơ sở logistics trên cơ

sở lượng hàng hoá dự báo cộng với lượng hàng hoá dự trữ bảo hiểm

- Bước 5:Xác định lượng hàng hoá bổ sung dự trữ - chênh lệch giữa tổng

lượng hàng hoá cần thiết và dự trữ hàng hoá hiện có

- Bước 6:Xác định số lượng hàng hoá phân phối vượt quá yêu cầu cho từng

điểm dự trữ theo tỷ lệ nhu cầu trung bình theo dự báo

Bước 7: Xác định số lượng hàng hoá phân phối cho từng điềm dự trữ bằng

cách cộng lượng hàng hoá bổ sung dự trữ (bước5) với lượng hàng hoá phân phối vượt quá yêu cầu (bước 6)

 Phương pháp ngày dự trữ chung

Đây là phương pháp đơn giản trên cơ sở phân phối từ cùng một nguồn tập trung (như tổng kho) cho mỗi cơ sở logistics trực thuộc một lượng hàng hoá bổ sung dự trữ đảm bảo cho các cơ sở này đều có cùng số ngày dự trữ (tiêu thụ) hàng hóa như nhau Các bước tiến hành theo phương pháp này như sau:

Bước 1: Xác định tổng lượng hàng hoá hiện có tại nguồn tập trung, lượng

hàng hoá cần dự trữ ở ở nguồn tập trung và lượng hàng hoá cần phân phối cho các

cơ sở logistics trực thuộc

Bước 2: Xác định lượng hàng hoá dự trữ hiện có và mức tiêu thụ hàng hoá

bình quân hàng ngày ở từng cơ sở logistics trực thuộc

Bước 3: Xác định số ngày dự trữ chung của cả hệ thống theo công thức sau:

m

D Q

n

1 1

Bước 4: Xác định số lượng hàng hoá phân phối cho mỗi cơ sở logistics theo

công thức sau:

i i

i d

m

D n

 Mô hình kiểm tra dự trữ

 Mô hình kiểm tra thường xuyên dự trữ

nd- Số ngày dự trữ chung của cả hệ thống

Qt- Tổng lượng hàng hoá phân phối từ nguồn tập trung

Di- Số lượng hàng hoá dự trữ hiện có ở từng cơ sở logistics

i

m - Mức tiêu thu hàng hoá trung bình ngày ở từng cơ sở logistics

Trang 5

Đây là mô hình phải thường xuyên kiểm tra tình trạng dự trữ để đưa ra các quyết định điều tiết dự trữ Mô hình này thường áp dụng đối với những hàng hoá thuộc nhóm A, hàng có tốc độ chu chuyển nhanh

Đối với mô hình này, điểm đặt hàng được xác định như sau:

Dđ =m × Th + Db

Trong đó: Dđ- Điểm tái đặt hàng

m- Mức tiêu thụ hàng hoá bình quân ngày

Th- Thời gian trung bình thực hiện một đơn hàng

Db- Dự trữ bảo hiểm

Qui mô lô hàng được xác định theo cách tính qui mô lô hàng kinh tế Qo

Khi kiểm tra dự trữ, nếu xẩy ra trường hợp sau:

Dk + Qđ £ Dđ ; ở đây, Qđ - Qui mô lô hàng đã đặt (đang thực hiện)

Dk- Dự trữ thực tế tại thời điểm kiểm tra thì tiến hành đặt hàng với qui mô lô hàng kinh tế

Với mô hình này, dự trữ trung bình được xác định theo công thức sau:

 Mô hình kiểm tra định kỳ thông thường

Với mô hình này, sau một thời gian nhất định thì lại tiến hành kiểm tra dự trữ

và xác định các thông số dự trữ Mô hình này có chu kỳ kiểm tra dự trữ dài ngày và thường áp dụng đối với hàng thuộc nhóm C – hàng có tốc độ chu chuyển chậm nhấtĐối với mô hình này, điểm đặt hàng được tính theo công thức sau:

2 ;L- Chu kỳ kiểm tra dự trữ (ngày)

Qui mô lô hàng cũng được xác định theo cách tính qui mô lô hàng kinh tế Qo

Dự trữ trung bình trong trường hợp này sẽ là:

Mô hình này có dự trữ trung bình cao hơn, nhưng vì là hàng có tốc độ chu chuyển thấp (m= nhỏ) nên mức độ tăng của dự trữ trung bình không lớn Bù lại mô hình này giảm được những chi phí cập nhật thông tin thường xuyên

 Các mô hình kiểm tra biến dạng

Trang 6

Bao gồm 2 mô hình: mô hình hệ thống chu kỳ đặt hàng cố định, và mô hình 2 mức dự trữ (min- max)

- Mô hình hệ thống chu kỳ đặt hàng cố định

Đối với mô hình này, chu kỳ kiểm tra cũng đồng thời là chu kỳ đặt hàng, và

do đó Dđ = Dk Mô hình này được áp dụng trong trường hợp đơn đặt hàng có nhiều mặt hàng và thường áp dụng trong các cửa hàng thương mại bán lẻ Qui mô lô hàng của từng mặt hàng được xác định như sau:

Qh = Dmax - Dk - Qđ

ở đây, Dmax- Mức dự trữ bổ sung mục tiêu: Dmax = m ( Th + L ) + Db

Với hệ thống này, dự trữ trung bình của từng mặt hàng sẽ là:

bD L m

Dk + Qđ < Dmin thì tiến hành đặt hàng với qui mô lô hàng Qh = Dmax - Dk - Qđ

ở đây, Dmin- Dự trữ thấp nhất, và Dmin = Dđ = m Th + Db

Dự trữ trung bình cũng được tính theo công thức của mô hình kiểm tra với chu kỳ

 Xác định qui mô lô hàng

 Xác định qui mô lô hàng nhập từng lần

Mô hình này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập và tiêu thụ hết lô hàng rồi mới đặt tiếp lô hàng sau Thường áp dụng trong kinh doanh rau quả tươi hoặc kinh doanh những hàng hóa có tính thời vụ hoặc hàng kiểu, mốt

Để tìm qui mô lô hàng kinh tế Qo, chúng ta có thể tiến hành phân tích giới hạn kinh tế, có nghĩa qui mô lô hàng mà tại đó, lợi nhuận cận biên của một đơn vị hàng bán ra phải bằng lỗ cận biên không bán được đơn vị hàng hoá đó

Lợi nhuận một đơn vị bán ra là: Lợi nhuận = giá - chi phí đơn vị

Lỗ một đơn vị bán ra là: Lỗ = chi phí đơn vị - chi phí thu hồi đơn vị

Ta có: CPn ´ Lỗ đơn vị = (1 - CPn ).Lãi đơn vị

ở đây, CPn- Tần suất tích luỹ bán tối thiểu n đơn vị sản phẩm

Từ đó ta có:

o a

a

n l l

l CP

+

= ; - Lãi đơn vị- Lỗ đơn vị

Trang 7

Có nghĩa, sẽ tiếp tục tăng qui mô lô hàng cho đến khi tần suất tích luỹ bán

thêm một đơn vị bằng tỷ lệ

o a

a

l l

l

+

 Xác định qui mô lô hàng tái cung ứng ngay

Lô hàng tái cung ứng ngay là lô hàng đặt để bổ sung dự trữ kịp thời đáp ứng yêu cầu tiêu thụ Lô hàng tái cung ứng ngay thường áp dụng trong kinh doanh thương mại, đặc biệt trong các cửa hàng bán lẻ Xác định qui mô lô hàng phải đảm bảo tổng chi phí thấp nhất Trường hợp đơn giản nhất:

Khi nhu cầu liên tục và có tốc độ ổn định, phải xác định qui mô lô hàng và tần

số nhập hàng Đây là bài toán xác định qui mô lô hàng để có tổng chi phí thấp nhất Công thức xác định qui mô lô hàng như sau:

k d

d- Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ

pk- Giá phí hàng hoá nhập kho

d- Độ lệch tiêu chuẩn của các biến cố

Fi- Tần số xuất hiện biến cố i

- độ lệch tuyệt đối của biến cố i so với trung bìnhn- Tổng số các quan sát

dc- Độ lệch tiêu chuẩn nhu cầu

dt- Độ lệch tiêu chuẩn thời gian thực hiện đơn đặt hàng

Trang 8

Và dự trữ bảo hiểm phụ thuộc vào độ lệch tiêu chuẩn và xác suất đảm bảo dự trữ Dự trữ bảo hiểm được xác định theo công thức sau:

Db = d z ; ở đây, Db- Dự trữ bảo hiểm,

z- Chỉ số độ lệch tiêu chuẩn phụ thuộc vào xác suất đảm bảo dự trữ

1.5.3.3 Đánh giá hoạt động dự trữ hàng hóa

1.5.3.3.1 Đánh giá chỉ tiêu đáp ứng

Đánh giá khả năng thực hiện đơn hàng thông qua hệ số thực hiện đơn đặt hàng

1 td

1.5.3.3.2 Đánh giá chỉ tiêu chi phí và doanh thu

Bao gồm các chi phí vốn: chi phí bằng tiền do đầu tư vốn có dự trữ và thuộc vào chi phí cơ hội Chi phí phụ thuộc vào giá trị dự trữ trung bình, thời gian hạch toán và xuất thu hồi vốn đầu tư Thông thường trên thị trường tiền tệ, tỉ lệ chi phí vốn được tính theo lãi xuất tiền vay ngân hàng Tỉ lệ chi phí vốn trung bình là 15%, dao động từ 8-40%

Chi phí công nghệ kho, thường gọi là chi phí bảo quản hàng hóa dự trữ ở kho Trung bình chi phí này là 2%, giao động từ 0- 4 %

Hao mòn vô hình: Giá trị hàng hóa dự trữ giảm xuống do không phù hợp với thị truờng (tình thế marketing) Thể hiện của chi phí này là % giảm giá bán Chi phí này trung bình là 1,2%, dao động từ 0,5 -2%

Chi phí bảo hiểm: là chi phí đề phòng rủi ro theo thời gian Chi phí bảo hiểm tùy thuộc vào giá trị hàng hóa và tình trạng cơ sở vật chất kĩ thuật Chi phí này trung bình là 0,05%, dao động từ 0-2% Ngoài ra còn có thể chi phí về thuế liên quan đến vị trí, địa phương (vì coi dự trữ là một tài sản và bị đánh thuế )

Trang 9

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP VÀ PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TẠI SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY PICO

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập thông tin cấn thiết phục vụ cho chuyên đề,em đã sử dụng 2 phương pháp thu thập dữ liệu:

 Phương pháp quan sát: em đã sử dụng phương pháp quan sát và ghi lại thông tin thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty

 Phương pháp phỏng vấn: dưới sự giúp đỡ của các lãnh đạo và nhân viên của siêu thị đã trả lời phỏng vấn của em ,giúp em thu thập một số thông tin để đánh giá công tác quản trị hàng dự trữ tại siêu thị

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Dựa vào thông tin số liệu thu thập được sữ dụng phương pháp phân tích thống kê,phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để phân tích dữ liệu

 Phương pháp thống kê: Tập hợp số liệu, sắp xếp, phân loại các số liệu, thông tin phù hợp như: chỉ tiêu lượng hàng mua, lượng nhập vào kho, lượng sản xuất, lượng tồn kho…Sử dụng các bảng số liệu, danh sách để đánh giá

 Phương pháp so sánh: Thực hiện so sánh các số liệu trên qua các năm,kỳ để thấy được sự tăng giảm qua các năm,kỳ về cả giá trị và tỷ lệ phần trăm tăng, giảm Qua đó thấy được xu hướng vận động của các chỉ tiêu nghiên cứu, thấy được những thành công, tồn tại và có thể đưa ra những đề xuất để điều chỉnh

 Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các vấn đề và kết quả sau thông kê so sánh để có những đánh giá về các vấn đềgiúp tìm ra các phương đúng đắn

và phù hợp nhất trong cách giái quyết vấn đề

2.2 Phân tích kết quả thực tiễn

2.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần PiCo

2.2.1.1 Quá trình hình thành của công ty cổ phần PiCo.

Công ty cổ phần Pico là một đại siêu thị chuyên kinh doanh về các mặt hàng điện máy như điện tử, điện lạnh, viễn thông, gia dụng, kĩ thuật số…được thành lập ngày 1/11/2004 Hiện nay công ty có tên là công ty cổ phần PiCo Năm 2004, công

ty có tên là Công ty cổ phần Đại lý các sản phẩm điện tử Tên giao dịch là ELECTRIC GOODS AGENT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt là EGA, JSC Trong giai đoạn này công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo

Trang 10

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103005590 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/11/2004 và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam số 13/1999QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Công

ty có trụ sở tại số 229, phố Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố

Hà Nội

2.2.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần PiCo

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn:Công ty Cổ phần Pico)

 Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả kinh doanh là cao nhất dựa trên sự nghiên cứu đánh giá xem xét nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp giám đốc đưa ra quyết định đúng đắn Ngoài ra, bộ phận kinh doanh còn kết hợp với các bộ phận khác như kế toán để quản lý công nợ với các nguồn cung cấp hàng, với các đại lý, quản lý hệ thống mã vạch, mã hàng, thực hiện các công việc nghiệp vụ về quản lý kho, xuất nhập kho, quy định giá bán hàng

 Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ của quá trình kinh doanh theo tháng, quý, năm; lập báo cáo tài chính của năm để từ đó tổng hợp và phân tích các hoạt động kinh tế của siêu thị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đồng vốn kinh doanh

 Phòng marketing có nhiệm vụ công việc về marketing nhằm tạo lập thương hiệu cho khách hàng biết đến trên thị trường

BAN GIÁM ĐỐC

P.KD

BP Điều hàng

Bộ phận khác

P DV khách hàng

P Bán hàng

Phòng

IT

P

HCNSP.MKT

P.Kế

toán

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trang 11

 Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ tuyển chọn, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho từng cán bộ nhân viên và sắp xếp họ vào những vị trí thích hợp.

 Phòng IT có nhiệm vụ lập trình các công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty

 Phòng dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ đón tiếp khách hàng và trả lới các thắc mắc của khách hàng về công ty

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 – 2010

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 – 2010

(Đơn vị tính: triệu đồng)

2008

Năm 2009

Năm 2010

Tỉ lệ % năm 2008-2009

Tỉ lệ% năm 2009-2010

1 Doanh thu bán hàng và cung

(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2008-2010)

2.2.3 Đặc điểm về môi trường kinh doanh

2.2.2.1 Môi trường kinh doanh bên ngoài

Trang 12

Hiện nay, siêu thị PiCo đang hợp tác với nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ Một số nhà cung ứng chính của siêu thị PiCo đó là Nokia, Samsung, Sony, Tosiba, Acer,HP… là những nhà cung ứng có uy tín nên thuận tiện cho việc đặt hàng dự trữ

và lượng đặt hàng ít ,từng đợt vì nó có trụ sở giao dịch,có thể có cả nơi lắp đặt tại Việt Nam như Samsung nằm tại Bắc Ninh.Tuy nhiên với các nhà cung ứng như Nikon,FEG là nhà cung ứng xuất sứ tại Trung Quốc lượng dự trữ lớn hơn vì nhà cung ứng cách xa và ở nước ngoài

 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh lớn của siêu thị PiCo là các siêu thị điện máy như siêu thị Trần Anh, siêu thị Topcare…và gian hàng và công ty cạnh tranh cùng dòng sản phẩm như Phúc Anh computer, Đăng Khoa computer…và các các gian hàng bán lẻ khác Để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh PiCo luôn chú trọng đến quản trị dự trữ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng về mẫu mã số lượng, loại mặt hàng khi cần

2.2.2.2 Môi trường bên trong

 Nhân sự

Trang 13

Siêu thị PiCo có một đội ngũ nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết và hăng say với công việc Dưới đây là kết cấu nhận sự của siêu thị

Bảng 2.4: Kết cấu nhân sự của siêu thị PiCo

số nhân viên ở các bộ phận khác có trình độ trung cấp cũng đang tích cực tham gia vào các chương trình đào tạo để nâng cao khả năng chuyên môn và tầm hiểu biết tại các trường đại học trong nước.Có đủ chuyên môn để quản trị hàng dự trữ tại siêu thị

 Khả năng tài chính

Siêu thị PiCo là một trong những siêu thị thực hiện chế độ hoạch toán độc lập với tổng số vốn ban đầu là 10 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 3 tỷ đồng và vốn kinh doanh là 7 tỷ đồng Trong quá trình kinh doanh siêu thị đã áp dụng phương thức thanh toán ngay với khách hàng và thanh toán chậm với nhà cung cấp nếu có thể Điều này giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn vốn dự trữ và tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính để sinh lời Sự đầu tư vào các hoạt động tài chính cũng giúp làm gia tăng thêm lợi nhuận cho siêu thị, đảm bảo cho thu nhập của các nhân viên và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách của nhà nước

 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Siêu thị PiCo nằm tại Nguyễn Trãi-Thanh Xuân gần ngã tư sở vừa có lưu lượng người qua lại đông thuận tiện cho việc đi lại giao thương hàng hóa trong khu

Trang 14

vực quận Thanh Xuân và các khu vực lân cận Tổng diện tích : 1200m2, kết cấu ba tầng, trong đó diện tích nơi làm việc là 200m2, diện tích dành cho khách hàng là 650m2 và diện tích kho hàng là 350m2.

2.2.4 Thực trạng công tác quản trị dự trữ tại siêu thị điện máy PiCo tại Nguyễn Trãi- Hà Nội.

2.2.4.1 Xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa của siêu thị

 Mục tiêu của siêu thị

Siêu thị luôn đặt mục tiêu phục vụ khách hàng lên hàng đầu mang lại những sản phẩm tốt nhất về chất lượng và mẫu mã đa dạng hợp với người tiêu dùng mong muốn với giá cả hợp lý Ngoài ra siêu thị còn mong muốn nhân viên của công ty có năng lực làm việc tốt hơn để phục vụ khách hàng và người tiêu dùng một cách tốt nhất

 Phân loại hàng hóa dự trữ

Siêu thị điện máy PiCo là siêu thị chuyện cung cấp các mặt hàng về điện tử điện lạnh nên có rất nhiều màt hàng khác nhau, để quản trị hàng tốt hơn siêu thị đã phân thành 7 nhóm mặt hàng chình khi mua hàng cũng như cho vào kho hàng va sắp xếp kho hàng dự trữ khác nhau

Trang 15

Bảng 2.5 Bảng phân loại hàng dự trữ

hàng

1 Phụ kiện Phụ kiện điện tử,phụ kiện viễn thông, phụ kiện

thiết bị giải trí, phụ kiện thiết bị tin học…

2.2.4.2 Triển khai hoạt động dự trữ hàng hóa của siêu thị PiCo

Với quy mô hoạt động như là một nhà phân phối bán lẻ siêu thị PiCo tại

Nguyễn Trãi Hà Nội dựa vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình siêu thị

đã sử dụng hệ thống dự trữ “kéo ” Mô hình hệ thống dự trữ “kéo” tại siêu thị như sau:

 Mô hình kiểm tra dự trữ

Công ty đang áp dụng mô hình kiểm tra thường xuyên để kiểm tra tình trạng và các thông số của hàng dự trữ cho tất cả các loại mặt hàng A, B, C Việc kiểm tra được thực hiện hàng ngày và hàng tuần để có số liệu chính xác nhằm luôn đáp ừng đủ hàng cho khách hàng và thất thoát trong quá trình dự trữ.Nói chung mô hình kiểm tra dự trữ đã có kết quả

Ngày đăng: 24/03/2015, 10:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Hậu cần kinh doanh thương mại” của trường Đại Học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hậu cần kinh doanh thương mại
7. Các trang wb: http://picoplaza.com.vn/http://tailieu.vn/ Link
2. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, Quản trị kinh doanh, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, 2008 Khác
3. Trương Đoàn Thể, Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, 2007 Khác
4. Nguyễn Văn Nghiến, Quản lý sản xuất, Nxb Thống Kê, 1996 Khác
5. Báo: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tiền Phong, Thanh Niên, Tạp chí Kinh tế và dự báo, các số Khác
6. Báo điện tử: vietnamnet, dân trí, tiền phong Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w