1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp Marketing nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi

44 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 460,5 KB

Nội dung

Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi là Công ty có uy tín lớn trong ngành dịch vụvận tải Taxi trên địa bàn Hà Nội, chính bởi hiện nay sự cạnh tranh trong ngành dịch vụnói chung và dịch vụ T

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP

MARKETING NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN HANOITOURIST TAXI”

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và yếu tố kíchthích kinh doanh Quy luật cạnh tranh là động lực phát triển sản xuất Sản xuất hànghoá ngày càng phát triển, hàng hoá bán ra nhiều số lượng người cung ứng ngày càngđông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những doanhnghiệp làm ăn kém hiệu quả và sự lớn mạnh của những doanh nghiệp làm ăn tốt Dovậy muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, phải tìm mọi cáchnâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của kháchhàng, các doanh nghiệp cần phải tìm ra biện pháp như đáp ứng nhu cầu thị hiếu củakhách hàng bằng cách sản xuất và kinh doanh những sản phẩm có chất lượng cao,công dụng tốt nhưng giá cả phải phù hợp

Năng lực cạnh tranh là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thươngtrường, sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở năng lực cạnhtranh Để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, nâng caonăng lực cạnh tranh chính là tiêu chí phấn đấu của các doanh nghiệp Việt Nam

Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi là Công ty có uy tín lớn trong ngành dịch vụvận tải Taxi trên địa bàn Hà Nội, chính bởi hiện nay sự cạnh tranh trong ngành dịch vụnói chung và dịch vụ Taxi nói riêng đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, trên địabàn chính của Công ty hiện nay đang xuất hiện rất nhiều các hãng Taxi có tên tuổi lớn,

họ đua nhau giành giật thị phần và tăng lợi nhuận bằng các chính sách khác nhau tùythuộc vào thế mạnh của từng Công ty và chiến lược của từngCông ty, tại địa bàn mớiCông ty cũng đang phải cạnh tranh với nhiều hãng Taxi giá rẻ khác, đặc biệt là cácCông ty Taxi “dù”, tuy chất lượng không tốt nhưng giá của các Công ty này được cho

là phù hợp

Vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing toàn diện là việc vô cùngcần thiết đối với Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi

Trang 2

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi, với kết quả điềutra sơ bộ thông qua phỏng vấn trực tiếp cũng như sử dụng phiếu điều tra, đồng thời tìmhiểu về công ty qua các tài liệu báo cáo có được, em nhận thấy năng lực cạnh tranhMarketing hiện tại của doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc Xuất phát từ tầm quantrọng và thực trạng năng lực cạnh tranh hiển thị trên thị trường của Công ty em xin

được chọn đề tài: “Giải pháp Marketing nâng cao năng lực cạnh tranh của Công

ty cổ phần Hanoitourist Taxi” Để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình đồng thời

góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Đề tài được nghiên cứu nhằm giải quyết và trả lời một số câu hỏi sau :

Năng lực cạnh tranh là gì?

Các nhân tố cấu thành nên Năng lực cạnh tranh?

Các tiêu chí, tiêu thức đánh giá Năng lực cạnh tranh của Công ty KinhDoanh lĩnh vực vận tải Taxi?

Trong thời gian thực tập em có cái nhìn cụ thể hơn về công ty, bằng những kiếnthức đã học cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo về việc nghiên cứu tài liệu

em đã có thể có đủ cơ sở để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công tyHanoitourist Taxi Trong quá trình nghiên cứu em có một số mục tiêu đặt ra như sau:

Một là, Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, giải pháp

nâng cao năng lực canh tranh của Công ty

Hai là, Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần

Hanoitourist Taxi với đối thủ chính của Công ty Hanoitourist Taxi

Ba là, Đề xuất những giải pháp Marketing phù hợp nhất nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh hiển thị trên thị trường của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Thị trường dịch vụ vận tải Taxi của Công ty cổ phần Hanoitourist

Taxi trên địa bàn Thành Phố Hà Nội

Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình cạnh tranh của công ty từ năm

2008 – 2010 nhằm đưa ra các giải pháp cho tương lai

Trang 3

Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp Marketing nâng cao năng lực cạnh tranh của

Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi để công ty có thể cạnh tranh hữu hiệu với các đốithủ khác trên thị trường vận tải Taxi tại địa bàn Hà Nội

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung vấn đề nâng cao năng lực cạnh

tranh của các công ty kinh doanh

1.5.1 Một số khái niệm:

1.5.1.1 Khái niệm cạnh tranh:

Cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong nền kinh tế thịtrường Song có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về cạnh tranh bởi nó được sửdụng để đánh giá cho tất cả các doanh nghiệp, các ngành các quốc gia với những mụctiêu khác nhau

Cạnh tranh phát triển cùng với nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa TheoC.Mác: “cạnh tranh là sự phấn đấu, ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giànhgiật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để đạt lợi nhuận siêungạch” Bộ tư bản của C.Mác

Theo Micheal E.Porter, giáo sư trường kinh tế Harvard thì cạnh tranh là việcđấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất kinh doanh dựa trên chế độ sở hữukhác nhau về tư liệu sản xuất nhằm chiếm được vị trí và nơi tiêu thụ có lợi đồng thờitạo ra điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển

1.5.1.2 Năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh marketing của Doanh nghiệp:

Theo cách hiểu của các nhà kinh tế: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làkhả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất vàchất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao vàphát triển bền vững

Theo cách phân tích theo quan điểm tổng thể, khái niệm năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp là những lợi thế, những ưu điểm của doanh nghiệp trong sự tươngtác với các doanh nghiệp khác trong ngành, và trong từng thị trường, trong mộtkhoảng thời gian xác định Lợi thế của doanh nghiệp có thể là về nguồn nhân lực, tìnhhình tài chính, quy trình công nghệ sản xuất, hoạt động Marketing, hay hoạt độngnghiên cứu phát triển trong cơ hội, thách thức thị trường đem lại

Trang 4

Khi các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm: các yếu tố môi trường vĩ mô

và môi trường ngành thay đổi, thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thay đổi

Năng lực cạnh tranh marketing: là khả năng và nguồn nội lực marketing của

doanh nghiệp để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị ưu thế cạnh tranhcủa Doanh nghiệp về từng mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm năngtrên thị trường mục tiêu

1.5.1.3 Phân Loại năng lực cạnh tranh của Doanh nghiêp

Năng lực cạnh tranh nguồn của Doanh nghiệp:

Trình độ tổ chức quản lý: Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp

quản lý hiện đại đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công nhưphương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệthống, quản lý theo chất lượng như ISO 9000, ISO 1400

Năng lực tài chính : Năng lực tài chính là một nguồn lực liên quan trực tiếp tớinăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tình hình tài chính của công ty thường thể hiệnqua các chỉ số sau: doanh thu, lợi nhuận, thời gian quay vòng vốn, thời gian quay vòngvốn lưu động, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu

Năng lực tài chính là yếu tố đánh giá khả năng của doanh nghiệp có thể mởrộng sản xuất, đạt tăng trưởng, thực hiện các chiến lược cạnh tranh như chi phí thấpnhờ lợi thế dựa vào quy mô Xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến hành nghiên cứu và pháttriển nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh Công ty có hoạt động tài chính tốt có thểlàm giảm lượng hàng tồn kho, thời gian quay vòng vốn, ưu đãi về tín dụng, thu nhiềulợi nhuận, cải tiến được tốt hơn chi phí sản xuất Tình hình tài chính giống như mạchsống của doanh nghiệp

Trình độ công nghệ: Công nghệ là phương pháp là bí mật, là công thức tạo ra

sản phẩm Để có năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phải được trang bị bằng công nghệhiện đại Công nghệ hiện đại là công nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sảnphẩm ngắn, tiêu hao năng lượng và nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao,chất lượng sản phẩm tốt, ít gây ô nhiễm môi trường Sử dụng công nghệ hiện đại giúpdoanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm, do đólàm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm-dịch vụ tăng

Trang 5

Chất lượng nhân sự : Nhân sự của Doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi, và là then

chốt cấu thành nên năng lực cạnh tranh Chất lượng nhân sự thường thể hiện qua cácchỉ số sau : năng suất, lợi nhuận trên một nhân viên, tỷ lệ đánh giá trình độ của nhânviên, mức độ hoàn thành công việc…vv

Năng lực nghiên cứu và phát triển : Hoạt động nghiên cứu và phát triển là một

trong những hoạt động của Công ty nhằm cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm saocho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giúp cho sản phầm – dịch vụ của Công tykhác biệt so với sản phẩm - dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh có cùng loại sản phẩmkhác Hoạt động nghiên cứu ứng dụng và khai thác khoa học kỹ thuật cũng chính làviệc nâng cao trình độ yếu tố khoa học kỹ thuật trong doanh nghiệp, và từ đó góp phầntrực tiếp tới việc hiện đại các yếu tố công cụ lao động, năng lượng, nguyên liệu vàphương pháp

Năng lực cạnh tranh marketing (thị trường) của doanh nghiệp

Năng lực định vị thị trường: Là việc Doanh nghiệp mong muốn thị trường

không chỉ nhận thấy được giá trị cảm nhận của thương hiệu đó tức là giá trị mà Doanhnghiệp đã định vị mà quan trọng hơn là phải thúc đẩy và khiến cho thị trường tintưởng vào thương hiệu của Doanh nghiệp Vậy thương hiệu của doanh nghiệp đangnằm ở đâu trong tâm trí khách hàng? Như vậy ta cần đi xác định tất cả những thứ cótrên thị trường mục tiêu, đó chính là: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và chủ thể doanhnghiệp Việc xác định, phân tích các đối tượng đó dựa trên các chỉ tiêu cụ thể và việcphân tích đó có chính xác hay không thì đó chính là năng lực định vị thị trường củaDoanh nghiệp

Thương hiệu doanh nghiệp: Thương hiệu trước hết được xây dựng bằng con

đường chất lượng: chất lượng của hệ thống quản lý, của từng con người trong doanhnghiệp, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất cung cấp cho thị trường Thươnghiệu của doanh nghiệp còn được xây dựng bằng sự đóng góp của doanh nghiệp vào sựphát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, của các dịch vụ đi kèm với sản phẩm, củahoạt động Marketing và quảng cáo trung thực Nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanhnghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết địnhmua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp gia tăng Nhưng đánh giá thương hiệukhông chỉ ở số lượng các thương hiệu mạnh doanh nghiệp đang có mà quan trọng phải

Trang 6

đánh giá được khả năng phát triển của thương hiệu Khả năng đó cho thấy sự thànhcông của doanh nghiệp trong tương lai Các chỉ tiêu như chi phí cho hoạt động pháttriển thương hiệu, số lượng thương hiệu mạnh hiện có, mức độ nổi tiếng và được ưachuộng của thương hiệu so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của đối thủ cạnh tranh

có thể sử dụng để phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực Marketing – mix:

Sản phẩm: Nếu lựa chọn sản phẩm là công cụ cạnh tranh thì phải tập trung vào

giải quyết toàn bộ chiến lược sản phẩm, làm cho sản phẩm thích ứng nhanh chóng vớithị trường Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sảnphẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phùhợp với công dụng của sản phẩm

Chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệptrên thị trường bởi nó biểu hiện sự thoả mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm

Chất lượng sản phẩm ngày càng cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu ngày cànglớn dần đến sự thích thú tiêu dùng sản phẩm ở khách hàng tăng lên, do đó làm tăngkhả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp

Tuy nhiên nhiều khi chất lượng quá cao cũng không thu hút được khách hàng vìkhách hàng sẽ nghĩ rằng những sản phẩm có chất lượng cao luôn đi kèm với giá cao.Khi đó, họ cho rằng họ không có đủ khả năng để tiêu dùng những sản phẩm này

Nói tóm lại muốn sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được trênthị trường thì doanh nghiệp phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra được nhữngsản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt

Giá cả: Giá cả là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hoặc dịch vụ

của nhà cung cấp nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh,chi phí nguyên liệu…vv Việc định giá trong môi trường cạnh tranh không những là

vô cùng quan trọng mà nó còn là thách thức, nếu đặt giá quá thấp thì nhà cung cấp sẽphải tăng số lượng bán ra trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận, nếu đặtgiá quá cao thì khách hàng sẽ chuyển dần sang đối thủ cạnh tranh Quyết định về giábao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán…vv

Phân Phối: Là sự đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua,

nó thường được gọi là các kênh phân phối bao gồm tất cả các cửa hàng vật lý cũng

Trang 7

như các cửa hàng Internet, việc cung cấp sản phẩm đến nơi vào thời điểm mà kháchhàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ một kế hoạchmarketing nào.

Xúc tiến thương mại: là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo khách hàng nhận biết

về sản phẩm hay dịch vụ của Doanh nghiệp, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiệnmua bán thực sự Những hoạt động này bao gồm: Quảng cáo, catalog, quan hệ côngchúng, bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, chươngtrình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua thư trực tiếp, quan hệ côngchúng…vv

1.5.1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi.

Tham khảo tài liệu Tạp chí khoa học thương mại số 4,5 của GS.TS Nguyễn BáchKhoa về đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam có nêu ra 12 tiêu chí

Em xin đưa ra một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của Công ty:

Bảng 1: Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của Công ty

3 Chất lượng xe và công nghệ thiết bị 0.1

1.5.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

1.5.2.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của Doanh nghiệp

Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của DN:

D SCTDN = ∑k i p i

DSCTDN: Điểm đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của DN

Pi: Điểm bình quân tham số của tập mẫu đánh giá

Ki: Hệ số k độ quan trọng của tham số i

Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối của DN:

Trang 8

D SCTĐ = D SCTDN / D SCTDS

DSCTĐ: Chỉ số cạnh tranh tương đối của DN

DSCTDS: Sức cạnh tranh của DN chuẩn đối sánh

1.5.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn

Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và

đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi

và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lýdùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức

đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi

Năng lực tài chính: Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh

nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiệncần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để pháttriển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chínhxác Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động củadoanh nghiệp như hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nângcao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứuthị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý Trong thực tế không códoanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạchhuy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn

Về công nghệ: Doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp, nắm bắt được

chu kì sống của công nghệ, thời gian hoàn vốn của công nghệ phải ngắn, đào tạo độingũ nhân viên có đủ trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ nhằm phát huy tối

đa năng suất thiết kế của công nghệ Về công nghệ, nếu doanh nghiệp giữ bản quyềnsáng chế hoặc có bí quyết riêng thì thị trường sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có tínhđộc quyền hợp pháp Do đó, năng lực nghiên cứu phát minh và các phương thức giữgìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngàynay, các doanh nghiệp đều có xu hướng thành lập các phòng thí nghiệm, nghiên cứungay tại doanh nghiệp; đề ra các chính sách hấp dẫn để thu hút người tài làm việc chodoanh nghiệp Ngoài ra, doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho từng người laođộng phát huy sáng kiến cá nhân trong công việc của họ

Trang 9

1.5.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh marketing

Sản phẩm: Để làm tốt chính sách sản phẩm Doanh nghiệp cần quan tâm tới các

vấn đề sau:

Quản lý chất lượng tổng hợp: Khi nghiên cứu thị trường khách hàng không

những đòi hỏi nhiều chỉ tiêu khác mà khách hàng luôn đòi hỏi mức độ chất lượng nhưthế nào, chất lượng như thế nào sẽ thỏa mãn đòi hỏi đó cao nhất Tuy nhiên sự đòi hỏicủa khách hàng là không có giới hạn, để quyết định mức định lượng thích ứng công tycần phải nghiên cứu mức chất lượng của những sản phẩm cạnh tranh thay thế Từ đóxác định những yêu cầu chất lượng với thiết kế và định hướng quản lý chất lượngtrong quá trình chế tạo sản phẩm

Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm: Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản

phẩm có ý nghĩa quan trọng bảo đảm thành công của phát triển sản phẩm mới, cầnphải hàm ý về lợi ích của sản phẩm, phải hàm ý chứa ý đồ định vị, tên nhãn hiệu phải

dễ nhớ…vv

Chính sách giá: Trong việc phát triển sản phẩm doanh nghiệp cần có chính

sách giá thích hợp để tạo ra cho sản phẩm – dịch vụ có chỗ đứng trên thị trường Tuynhiên doanh nghiệp không nên chủ quan để định giá Doanh nghiệp cần phải tuân thủnhững ràng buộc nhất định như:

Chính sách giá hớt váng: Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm

mới Doanh nghiệp nên áp dụng chính sách giá hớt váng, hay đây là chính sách địnhgiá cao bởi vì: Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của một sản phẩm, giá cả khôngphải là yếu tố quan trọng nhất, mặt khác thị trường sẽ được phân định theo thu nhậpnhờ giá cao

Chính sách giá thâm nhập: Đây được gọi là chính sách giá thấp, một mức giá

thấp ban đầu sẽ giúp sản phẩm - dịch vụ có được thị phần ngay lập tức tuy nhiên nóphải được gắn với điều kiện như: Sản phẩm có mức cầu giãn lớn, giá đơn vị của sảnphẩm sẽ giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản xuất theo qui mô lớn

Chiết khấu hoa hồng: Chiết khấu các đơn hàng, số lượng lớn, đó là những việc

giảm giá để bồi hoàn lại những dịch vụ khuyến mại mà các đại lý hay khách lẻ đã thựchiện

Trang 10

Chính sách phân phối: Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng hóa mới

của doanh nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu sau: Phù hợp với tính chất của sảnphẩm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi tiếp cận và mua sản phẩm, xemxét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối phải đảm bảo tăngdoanh số bán của Công ty và thiết lập mối quan hệ bền vững với các nhà trung gian

Xúc tiến thương mại: Để hoạt động xúc tiến có hiệu quả doanh nghiệp cần

phải biết kết hợp các công cụ xúc tiến sao cho đúng mục tiêu tại thời điểm đó củaDoanh nghiệp, mỗi công cụ đều có ưu và nhược điểm vì vậy việc chọn lựa và kết hợpchúng là việc rất quan trọng VD tài liệu quảng cáo sẽ có chi phí thấp hơn quảng cáo

và đem đến cho khách hàng nhiều thông tin đáng tin cậy hơn so với quảng cáo, hayhoạt động quan hệ công chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp có mối quan hệ tốt đẹp vớiđối tượng doanh nghiệp hướng tới hơn các chương trình khác

Trang 11

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN HANOITOURIST TAXI 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu giải pháp marketing nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi.

Để có thể nghiên cứu một cách rõ nét về giải pháp marketing nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi trong chuyên đề của mình em sửdụng chủ yếu hai phương pháp đó là phương pháp thu thập dữ liệu và phương phápphân tích dữ liệu

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp em đã sử dụng phương pháp phiếu điều tra trắcnghiệm để phân tích xử lý các dữ liệu này

Phương pháp phiếu điều tra trắc nghiệm: Trong phần này em tập trung vào các

vấn đề như xây dựng bảng câu hỏi trắc nghiệm gồm có 3 phần như sau: Phần một đánhgiá chung hoạt động marketing của Công ty, phần hai và ba đề cập các vấn đề về nănglực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần HanoitouristTaxi Sau đó gửi 5 phiếu điều tra tới 5 đối tượng gồm: Giám đốc, trưởng phòng kinhdoanh, phó phòng nhân sự, nhân viên kinh doanh, nhằm thu thập những thông tin cầnthiết nhằm thực hiện cho quá trình nghiên cứu giải pháp marketing nâng cao năng lựccạnh tranh của Công ty

2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là các thông tin có sẵn và có thể thu thập được từ các nguồnnhư sau:

Kết quả báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, tình hình laođộng của Công ty Cố phần Hanoitourist Taxi trong các năm 2008, 2009, 2010

Các đề tài nghiên cứu cấp trường: Các luận văn, chuyên đề tốt nghiệp của cácnăm trước

Niên giám thống kê: Giáo trình marketing căn bản 1.2, giáo trình quản trị chiếnlược – Trường Đại Học Thương Mại nhằm thu thập thông tin về giải pháp marketingnâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần hanoitourist Taxi

Trang 12

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Đối với các dữ liệu sơ cấp: Trên cơ sở thu thập thông tin qua các phiếu trắc nghiệm

sau đó tổng hợp các tiêu chí đánh giá để thấy được tổng quan về giải pháp marketingnâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phân Hanoitourist Taxi Qua phỏng vấncác nhà quản trị Công ty có ý kiến bổ sung để phân tích giải pháp marketing nâng caonăng lực cạnh tranh của Công ty

Đối với các dữ liệu thứ cấp: Trên cơ sở thu thập được các dữ liệu thứ cấp, em tiến

hành xử lý, phân tích, đối sánh, kết quả phân tích được hệ thống hóa thành bảng phântích năng lực cạnh tranh tổng thể của Công ty, để cho thấy được thực trạng năng lựccạnh tranh của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi, trên cơ sở đó đưa ra giải phápmarketing nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi

2.2 Giới thiệu chung về Công ty và đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi.

2.2.1 Sơ lược quá trình phát triển của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi

Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi là doanh nghiệp được thành lập vào năm 2005với giấy xác nhận đăng ký kinh doanh số 01002003458 do Bộ Giao thông vận tải cấp.Trụ sở chính: Số 105 Láng Hạ- Đống Đa – Hà Nội

Tên viết tắt: Hanoitourist Taxi

Điện thoại: 0438.56.56.5

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: Dịch vụ vận tải hành khách bằng Taxi

Trải qua nhiều năm hoạt động Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển cho tớingày nay Công ty chuyên cung cấp dịch vụ taxi trên toàn thành phố Hà Nội Vớithương hiệu Hanoitourist Taxi một đơn vị luôn đi đầu trong lĩnh vực vận chuyển hànhkhách công cộng bằng xe Taxi Công ty luôn đảm bảo độ an toàn cho các khách hàngtrong tất cả các chuyến đi bởi việc tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ kiểm tra an toàn,bảo dưỡng, sửa chữa hàng ngày và định kỳ các phương tiện của mình theo đúng tiêuchuẩn và trên dây chuyền hiện đại nhất của chính hãng Toyota Công ty có đội ngũnhân viên điều hành và công nhân lái xe được đào tạo chuyên nghiệp theo tiêu chuẩncủa ngành dịch vụ vận tải hành khách

Trang 13

Sơ đồ 1: Cấu trúc tổ chức Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi

Công ty có tổng số 320 cán bộ nhân viên với cơ cấu tổ chức như sau.

( Nguồn: Phòng tổ chức của Công ty Hanoitourist Taxi ) Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi

Chỉ tiêu Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

So sánh 2009/2008 2010/2009

Phòng

Kế Toán

Phó Giám Đốc

Phòng Thanh Tra

Trang 14

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi từ năm 2008-2010 )

Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới giải pháp marketing nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi.

Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới giải pháp marketing nângcao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho phép ban lãnh đạo Công tylựa chọn một chiến lược cụ thể trong một thời kỳ nhất định,nhằm đạt hiểu quả cao.Dưới đây là các nhân tố thuộc môi trường ngành kinh doanh, môi trường vĩ mô, vàmôi trường nội tại của công ty có ảnh hưởng trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp

2.2.2 Tác động của môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, thêm nữaViệt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, điều đó

có nghĩa hội nhập và toàn cầu hóa là xu thế của kinh tế Việt Nam nói chung và cácdoanh nghiệp Việt Nam nói riêng Kinh doanh trong lĩnh vực Taxi Công ty Cổ phầnHanoitourist Taxi cũng nằm trong xu thế chung của thị trường Năm 2010, mặc dùkinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có nhiều khởi sắc sau khủnghoảng song vẫn còn tiềm ẩn nhiểu rủi ro, đặt ra những thách thức không nhỏ cho Công

ty Điều này càng đòi hỏi Hanoitourist Taxi càng phải nhanh chóng đẩy mạnh hoạtđộng marketing nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hữu hiệu nhất

Môi trường chính trị - pháp luật:

Việt Nam là nước có nền chính trị xã hội ổn định, nhà nước chủ trương giao chocác doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế quyền được tự hạch toán để phát huy tính tự chủcủa mình, luôn khuyến khích sự hợp tác phát triển, các chính sách kinh tế, đầu tưthông thoáng …tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh sản xuấtkinh doanh, mở rộng quy mô

Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn, đảm bảo sựcông bằng cho mọi loại hình doanh nghiệp, tạo ra môi trường pháp lý giúp doanhnghiệp phát triển, ổn định về cơ cấu tổ chức cũng như về chiến lược kinh doanh

Cùng với quá trình Cổ phần hóa, hệ thống các văn bản pháp lý về CPH cũng đãliên tiếp được sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn.Và chínhđây là một trong những nhân tố quan trọng giúp Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi

Trang 15

thành công sau thất bại, tạo ra những biến chuyển lớn trong việc nâng cao năng lựccạnh tranh của mình.

Các yếu tố Văn hóa – xã hội

Chúng ta đang đứng trước sự bùng nổ dân số rất mạnh; năm 2010, nước ta cókhoảng 87 triệu người, sự bùng nổ dân số sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề như là laođộng, việc làm, giáo dục, an ninh lương thực…sảy ra và tác động mạnh mẽ hơn Tuynhiên, đối với ngành kinh doanh lương thực mà nói, thì đây chính là sự gia tăng nhucầu của ngành, mở ra cơ hội kinh doanh

Chỉ riêng với thành phố Hà Nội, sự bùng nổ dân số kéo theo việc mở rộng địa giớihành chính Ngày 01.08.2008, quyết định mở rộng Hà nội đã có hiệu lực Điều này đãtạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải Taxi trong thành phố cóthể mở rộng kinh doanh đối với việc mở rộng khu vực địa lý

2.2.3 Tác động của môi trường ngành kinh doanh

Khách hàng: Khách hàng của Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi đa dạng bởi

lĩnh vực kinh doanh của Công ty là trong ngành vận tải dịch vụ Taxi, bao gồm cảkhách hàng trong nước và khách du lịch nước ngoài, khách hàng cá nhân và tổ chức cónhu cầu sử dụng dịch vụ Taxi Mỗi loại khách hàng sẽ có nhu cầu khác nhau, đặt racho Công ty bài toán phải thỏa mãn tối đa các yêu cầu khác nhau của khách hàng đó,hình thành nên nhiều chiến lược mang tính đặc thù Thêm vào đó, nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty cũng phải được xây dựng sao cho có thể hỗ trợ hiệu quả choviệc đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng

Đối thủ cạnh tranh: Hiện tại trên toàn thành phố Hà Nội số lượng xe Taxi phải

lên con số hàng ngàn xe trong đó có cả xe chính hãng và các xe dù Cụ thể hơnHanoitourist Taxi đang phải cạnh tranh với các hãng Taxi có tên tuổi trên thị trườngnhư Mai Linh, ABC, Thanh Nga… hay đó là những hãng trong cùng một Group nhưTaxi CP Taxi Hà Nội Taxi 3A Đứng trước những thách thức đó công ty cần có nhữngthay đổi về các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để đề ra cácchiến lược kinh doanh đúng đắn, giảm thiểu chi phí lãng phí kinh doanh nâng cao nănglực cạnh tranh và giữ vững vị thế là một trong những doanh nghiệp Taxi hàng đầu tại

Hà Nội

2.2.4 Tác động của môi trường nội tại

Trang 16

Do đặc thù là ngành cung cấp dịch vụ do vậy Công ty luôn phải có những đổi mớitrong kinh doanh để có thể thích ứng nhanh với những sự thay đổi lớn của thị trường

và đặc biệt là sự thay đổi chóng mặt về thị hiếu tiêu dùng từ phía các khách hàng Dovậy việc đặt ra chiến lược kinh doanh cùng mục tiêu kinh doanh đúng đắn luôn là mộttrong những nhiệm vụ hàng đầu của các bậc quản lý Chính vì lý do đó Công ty luônxác định khách hàng là mọi đối tượng người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ taxi vàđặc biệt Công ty định hướng đến thị trường hạng sang với các dòng xe Vios và Innovanhằm mang đến cho các khách hàng các dịch vụ tốt nhất

Công nghệ của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có cùng quy mô, cùng dịch vụ

cung cấp, nếu doanh nghiệp sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại thì cơ cấu tổ chứccũng đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả hơn Với việc hoạt động trên lĩnh vực Taxi Công

ty Cổ phần Hanoitourist Taxi đã trang bị các loại thiết bị văn phòng, các phần mềmquản lý, …Tuy nhiên các loại thiết bị này đã lạc hậu Điều này ảnh hưởng không nhỏtới khả năng cạnh tranh của Công ty

Con người và trang thiết bị: Hiện nay trong công ty có hơn 320 cán bộ công nhân

viên, trong đó trình độ Đại học là ba mươi, năm người có trình độ cao đẳng, còn lại làtrung cấp và phổ thông trung học Do đặc thù công việc nên công ty có nhiều lao độngphổ thông là các anh em lái xe, trình độ học vấn của đối tượng này có hạn chế Chính

vì vậy không tránh khỏi sự phàn nàn của khách hàng về thái độ phục vụ của người láixe

Các trang thiết bị trong văn phòng của Công ty chưa ứng dụng công nghệ hiện đạivào hoạt động quản lý, hệ thống máy tính chưa được tích hợp với các phần mềm quản

lý hiện đại…để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc quản lý Công ty Do đó, tạo

ra không ít khó khăn cho nhà quản trị, làm gia tăng số lao động cần thiết cho cùng mộtđầu công việc

2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập

2.3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh nguồn của Công ty

Bảng 3: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh nguồn của Công ty

Các tiêu chí đánh giá

Điểm trung bình (Pa)

Điểm trung bình (Pb)

Điểm trung bình (Pc)

Trang 17

2 Cơ cấu nhân sự 2.8 2.8 2.6

3 Chất lượng xe và công nghệ thiết bị 3.2 2.4 3.2

( Nguồn: kết quả điều tra khảo sát Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi )

Với (P a): Điểm trung bình các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công

Tổng doanh thu tài sản

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong ba năm 2008, 2009, 2010cho ta thấy có những bước tiến trong kinh doanh Công ty có dấu hiệu của sự tăngtrưởng nhưng mức tăng trưởng không đồng đều qua các năm, năm 2009 là năm cómức giảm sâu về lợi nhuận sự đi xuống so với năm 2008 Nhờ có những điều chỉnhtrong công tác quản lý công ty đã lấy lại sự tăng trưởng trong năm 2010 đạt được cácchỉ tiêu kinh doanh, hòa nhập với nền kinh tế mới Tuy nhiên dù có sự tăng trưởngnhưng mức tăng trưởng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực của Công ty Do vậy cầnphải có những điều chỉnh sâu rộng hơn nữa nhằm cắt giảm các khoản chi phí khôngđáng có, tăng hiệu quả hoạt động cho bộ máy của Công ty

Tình hình Nhân Sự

Trong kinh doanh các doanh nghiệp muốn tồn tại đều phải có nguồn lực lao động.Lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết đinh sự tồn tại và pháttriển của Công ty Trong đó, cơ cấu lao động có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.Vấn đề xây dựng một cơ cấu lao động hợp lý là vô cùng cần thiết, qua việc xây dựngmột cơ cấu lao động hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt, xây dựng, đề ra các phươnghướng kinh doanh một cách đúng đắn Dưới đây là bảng phân tích về cơ cấu lao độngcủa Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi

Bảng 4: Kết quả phân tích cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi

Trang 18

Sốngười

TT(%)

Sốngười

TT(%)

Trang 19

tham mưu cho giám đốc Tuy nhiên cho đến hiện tại thì các bộ phận phòng ban hầunhư chưa làm tốt được các nhiệm vụ, chức trách đã được giao Sự phối hợp giữa cácphòng ban chức năng vẫn chưa ăn khớp, đồng bộ, hài hòa Thời gian xử lý các vấn đềcòn chậm, chưa phát huy được hết tính năng động sang tạo của các phòng ban Đôi khichưa kể đến còn thiếu sự thống nhất trong hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với cácnhân viên

Sự phân quyền trong Công ty chưa rõ ràng, chưa hợp lý,quyền hành vẫn tập trungnhiều vào cấp trên, mức độ phân quyền ở cấp dưới còn nhiều hạn chế, không xác định

rõ quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm

2.3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh hiển thị trên thị trường của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi

Bảng 5: Đánh giá Thực trạng năng lực cạnh tranh hiển thị trên thị trường của

Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi

Các tiêu chí đánh giá Điểm trung

bình (Pa)

Điểm trung bình (Pb)

Điểm trung bình(Pc)

( Nguồn: kết quả điều tra khảo sát Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi )

Với (P a): Điểm trung bình các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công

Chiến lược mở rộng thị trường

Sau một vài năm hoạt động chuyên sâu và quảng bá hình ảnh tới người dân trên địabàn Phố Cổ, mảnh đất sang trọng, quý phái Đến cuối năm 2009 sự cạnh tranh trong

Trang 20

ngành bắt đầu trở nên khắc nghiệt hơn trước nhưng chính lúc này Công ty mới thật sựchuyển mình, với việc gia nhập Taxi Group năng lực cạnh tranh của Công ty đã tănglên gấp 10 lần, chính vì vậy việc mở rộng quy mô hoạt động là việc hết sức sáng suốt.hoạt động trên khắp địa bàn Hà Nội cho phép Hanoitourist Taxi có thêm nhiều sự lựachọn đối tượng khách hàng và các chiến lược khác cho kinh doanh.

Chiến lược phát triển sản phẩm

Do đặc thù là ngành cung cấp dịch vụ do vậy Công ty luôn phải có những đổi mớitrong kinh doanh để có thể thích ứng nhanh với những sự thay đổi lớn của thị trường

và đặc biệt là sự thay đổi chóng mặt về thị hiếu tiêu dùng từ phía các khách hàng.Chính vì lý do Công ty luôn xác định khách hàng là mọi đối tượng người dân có nhucầu sử dụng dịch vụ taxi nên ngoài các xe hạng trung, Công ty còn định hướng đến thịtrường hạng sang với các dòng xe Vios và Innova nhằm mang đến cho các khách hàngcác dịch vụ tốt nhất

2.3.2.2 Chiến lược marketing – mix

Chiến lược sản phẩm

Trong lúc thành công về dịch vụ Taxi cho mục đích du lịch của Hanoitourist Taxiđang có dấu hiệu bão hòa bởi sự cạnh tranh gay gắt từ nội bộ ngành, dịch vụ Taxi củaCông ty vẫn đơn thuần chỉ là dịch vụ Taxi, chất lượng dịch vụ của Công ty vẫn chưacho thấy sự khác biệt hóa Khác biệt hóa là thông điệp lớn nhất mà Công ty nên gửigắm vào cảm nhận của Khách hàng khi sử dụng dịch vụ Đây được coi là công cụ cực

kỳ quan trọng trong Chiến lược cạnh tranh sản phẩm - dịch vụ

Hiện tại Công ty vẫn đơn thuần cung cấp dịch vụ Taxi dành cho mục đích du lịch,điều này chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, những chuyến đi công tác xa củamột tổ chức luôn luôn phương tiện đi lại được cân nhắc kỹ và được chuẩn bị từ trước,chính vì vậy các tổ chức đó luôn có nhu cầu ký hợp đồng trước một khoảng thời giannhất định trước khi chuyến đi được thực hiện Như vậy cho tới nay Công ty vẫn chưađưa ra chiến lược đa dạng hóa và dẫn đến năng lực cạnh tranh dịch vụ Taxi của Công

ty còn hạn chế

Chiến lược về giá

Trong chiến lược marketing giá là yếu tố thứ 2 cấu thành nên sức mạnh cạnh tranhmarketing, chính điều này làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nói chung và tới

Trang 21

Hanoitourist Taxi nói riêng Việc niêm yết giá có vai trò quan trọng trong việc xácđịnh đối tượng khách hàng và thị phần của Công ty, nó cũng làm ảnh hưởng rất nhiềutới kết quả kinh doanh của Công ty Hanoitourist Taxi áp đặt một mức giá cao hơn sovới các hãng Taxi “dù” và ngay cả đối với một số hãng Taxi lớn khác

Bảng 6: Định giá dịch vụ Taxi của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi

( Nguồn : Phòng kinh doanh Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi )

Tuy vậy Hanoitourist Taxi vẫn có được lượng khách lớn chính bởi đối tượng của

họ chính là khách hàng cao cấp trên địa bàn cao cấp và cũng như các hãng Taxi khác

họ cũng có sự định giá cho từng chặng đường, từng đối tượng cho các hãng xe khácnhau, Hanoitourist Taxi cho phép khách hàng sử dụng thẻ do Công ty cấp để chi trảphí dịch vụ, sử dụng thẻ cho phép khách hàng giảm đi khoảng 5% chi phí dịch vụ kể

cả trả trước hay trả sau, sự định giá đó là sự thành công lớn cho Hanoitourist Taxi và

nó tạo nên bước nhảy lớn trong mục tiêu của Hanoitourist Taxi

Chiến lược về xúc tiến

Có thể nói thành công của Hanoitourist Taxi là nhờ một phần to lớn của chiến lượctruyền thông của họ, bằng việc PR trực tiếp tới đối tượng mà họ hướng tới, họ khôngthông qua quảng cáo mà họ dùng marketing trực tiếp tới đối tượng kể cả khách hàng

và đối tượng thứ 3 là môi giới Hoạt động PR được thực hiện chủ yếu ở các khách sạn,khu vui chơi giải trí, các bến xe…vv

Chiến lược về phân phối

Chính vì Hanoitourist Taxi chưa có được riêng rẽ một bộ phận, phòng ban chuyên

về Marketing nên mạng lưới phân phối của Hanoitourist Taxi còn bộc lộ nhiều yếuđiểm, điển hình là việc họ chưa đưa được một cách thuận tiện nhất chiếc thẻ vào túikhách hàng trên địa bàn hoạt động để họ chi trả phí dịch vụ điều này ảnh hưởngkhông nhỏ cho năng lực cạnh tranh marketing của Công ty

Trang 22

2.3.3 Điểm đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của Công ty cổ phần Hanoitourist Taxi.

Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập được

Với số phiếu phát ra là 5, kết quả thu về được 5 phiếu Qua tổng kết phiếu điềutra trắc nghiệm em đã thu được kết quả về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranhcủa Công ty với đối sánh là đối thủ cạnh tranh chính của Công ty: Công ty TaxiMaiLinh và Công ty cổ phần Taxi 3A

Như vậy em có thể xây dựng bảng đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối củaCông ty CP Hanoitourist Taxi dựa trên kết quả phiếu điều tra và mức độ quan trọngcủa các tiêu chí đối với ngành dịch vụ Taxi nói chung và Công ty nói riêng, với đốisánh là Công ty Taxi MaiLinh và công ty cổ phần Taxi 3A

(Bảng7 Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của Công ty CP Hanoitourist Taxi )

Chỉ tiêu đánh giá

Mức độ quan trọng (K i)

Công ty cổ phần Hanoiutourist Taxi

Công ty cổ phần Taxi 3A

Công ty Taxi MaiLinh Độ

quan trọng (P i)

(K i)

x(P i)

Độ quan trọng (P i)

(K i)

x(P i)

Độ quan trọng (P i)

Ngày đăng: 24/03/2015, 10:42

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w