Với sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ thầy cô giáo và các em học sinh nề nếp thi đua dạy tốt - học tốt góp phần nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường trong những năm học qua đang là
Trang 1I/ PHẦN MỞ ĐẦU
V1/ Lý do chọn đề tài.
ăn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: "…Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển"…Nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà là một việc làm thiết thực của các cấp quản lý giáo dục nói chung, các cơ sở giáo dục nói riêng ổn định, phát huy chất lượng đại trà của các nhà trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng đã góp phần tích cực cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc đẩy nhanh, đẩy mạnh và vững chắc công cuộc " Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa" đất nước và tạo tiền đề vững chắc để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo xu thế hội nhập với thế giới một cách toàn diện
Là một trường THCS thuộc miền núi vùng cao, có điều kiện kinh tế khó khăn, xa trung tâm huyện thị, điều kiện kinh tế dân sinh, trình độ dân trí đang còn ở mức khiêm tốn Đại bộ phận phụ huynh, học sinh còn nhận thức chưa đầy đủ về thành quả đích thực của sự nghiệp “Bút nghiên”, chưa thực sự kiên trì vượt mọi khó khăn để cho con em và chính bản thân mình vươn lên học hành tiến bộ, đạt kết quả cao Với sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ thầy cô giáo và các em học sinh nề nếp thi đua dạy tốt - học tốt góp phần nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường trong những năm học qua đang là một bài toán chưa tìm được lời giải đích thực Xuất phát từ hiệu quả nề nếp kỷ cương trong dạy và học được duy trì ổn định Muốn chất lượng đại trà của nhà trường được nâng lên, tạo tiền đề nâng cao chất lượng mũi nhọn và tạo được danh thế, niềm tin trong phụ huynh, trong đồng nghiệp … là cả một chặng đường đầy cam go, thử thách…đối với bản thân tôi Là một cán bộ quản lý hiện đang công tác tại trường, sau một thời gian trăn trở, suy tư, cộng với sự
Trang 2đam mê và lương tâm của một nhà giáo, với tinh thần trách nhiệm của một người quản lý nhà trường Tất cả đó, đã ngày đêm thôi thúc bản thân kiên trì, vượt qua bao khó khăn, thử thách để tìm kiếm, lựa chọn, học hỏi qua đồng chí, đồng nghiệp, … để có được những biện pháp nhỏ sau đây cùng với tập thể sư phạm nhà trường góp phần tích cực làm chuyển biến chất lượng đại trà
2 Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng; Các văn bản chỉ đạo về nề nếp, kỷ cương, quy chế chuyên môn trong hoạt động Dạy và Học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường phổ thông nói chung, bậc học THCS nói riêng
Tập trung nghiên cứu về đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy
và các em học sinh thuộc đối tượng yếu, kém
3 Mục đích nghiên cứu.
Củng cố và phát huy có hiệu quả nề nếp kỷ cương trong giảng dạy của thầy, cô giáo và học tập của các em học sinh để nâng cao chất lượng đại trà, tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất nâng cao chất lượng mũi nhọn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường
Nâng cao trình độ dân trí cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động cho địa phương, góp phần thực hiện tốt nhiệm
vụ xây dựng nông thôn mới
4 Xây dựng giả thiết nhiệm vụ nghiên cứu.
Để nâng cao chất lượng đại trà có hiệu quả đối với một trường THCS thì cần đi sâu nghiên cứu về tinh thần trách nhiệm, hiệu quả giảng dạy các giờ chính khóa, các buổi ôn tập phụ đạo của giáo viên; phân tích, suy luận về nội dung, phương pháp qua các bài giảng ôn tập phụ đạo học sinh yếu kém của giáo viên Để từ đó, tìm giải pháp phù hợp, có tính khả thi để khắc phục, đẩy lùi hiện tượng lười nhác trong tự học, tự rèn và ý thức vượt khó của học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà Cần chú trọng khai thác tối đa các mối
Trang 3quan hệ giữa nhà trường, thầy cô với cha mẹ học sinh; xây dựng mối quan hệ phối hợp với các tổ chức trong ngoài nhà trường một cách chặt chẽ có tác dụng hỗ trợ tích cực để nâng cao chất lượng đại trà
5 Phương pháp nghiên cứu:
Quan sát, thống kê, tổng hợp, so sánh: (Thống kê số lượng học sinh yếu kém, thời gian ôn tập phụ đạo, tài liệu tham khảo, tổng hợp kết quả kiểm tra, so sánh trước và sau tác động …) Phân tích, kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm: (Khả năng giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, hiệu quả các tiết dạy chính khóa và ôn tập phụ đạo, …)
6 Dự báo những đóng góp của đề tài.
Xây dựng được nề nếp kỷ cương, thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, quy chế chuyên môn trong giảng dạy của đội ngũ giáo viên
Làm thay đổi, làm chuyển biến chất lượng đại trà tạo điều kiện và cơ hội để nâng cao chất lượng mũi nhọn, chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Làm thay đổi nhận thức của giáo viên về tinh thần trách nhiệm, góp phần quan trọng về đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đội ngũ
Làm thay đổi nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của các bậc phụ huynh về tinh thần trách nhiệm, phối hợp với nhà trường, giáo viên trong giáo dục con em; làm thay đổi ý thức tự học, tự rèn, tinh thần khắc
phục khó khăn của các em học sinh.
II/ PHẦN NỘI DUNG
1/ Cơ sở khoa học.
1.1 Cơ sở lý luận:
Đảng và nhà nước hết sức coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài Nâng cao trình độ dân trí là tạo điều kiện thuận lợi để người dân có
cơ hội tiếp cận được những thành tựu về khoa học, kỷ thuật của nhân loại Từ
đó, mới có cơ may áp dụng vào lao động sản xuất, vào cuộc sống, làm thay
Trang 4đổi năng suất, hiệu quả, chất lượng sản phẩm lao động và làm thay đổi cuộc sống giàu có hơn, hạnh phúc hơn
Nâng cao chất lượng đại trà trong nhà trường phổ thông nói chung, bậc học THCS nói riêng là điều kiện, là cơ sở để khẳng định sự tồn tại và phát triển nhà trường một cách vững chắc
Quan điểm chỉ đạo chung của Ngành Giáo dục và Đào tạo cho các nhà trường phổ thông là phải thường xuyên quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng đại trà; trên cơ sở nền tảng vững chắc của chất lượng đại trà tiến tới làm chuyển biến tích cực chất lượng mũi nhọn, chất lượng giáo dục toàn diện
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Nhà trường phổ thông nói chung, mái trường THCS nói riêng luôn xác định nâng cao chất lượng đại trà là nâng cao trình độ dân trí cho địa phương,
là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường Chất lượng đại trà của nhà trường được nâng lên và được duy trì một cách vững chắc thì học sinh của nhà trường mới được giáo dục, rèn luyện một cách vững chắc về nội dung chuẩn kiến thức kỷ năng của bậc học Tạo điều kiện và những cơ hội hết sức thuận lợi giúp học sinh của nhà trường vươn lên trong con đường học tập hiện tại và tương lai
Mỗi một khi chất lượng đại trà của nhà trường được nâng lên theo chiều hướng tích cực và được duy trì một cách vững chắc thì sẽ kéo theo chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường cũng được nâng lên một cách toàn diện Đó là: Tinh thần trách nhiệm, nề nếp kỷ cương trong giảng dạy; kiến thức chuyên
môn, kỷ năng, phương pháp giảng dạy, giáo dục rèn luyện học sinh
Chất lượng đại trà của nhà trường được nâng lên và được duy trì một cách vững chắc thì mới có cơ hội nâng cao chất lượng mũi nhọn và mới có điều kiện để xây dựng nhà trường phát triển một cách toàn diện theo hướng đổi mới, phát triển chung của đất nước, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của
xã hội…
Trang 52 Thực trạng về chất lượng đại trà của nhà trường trong những năm học trước đây.
Sau một thời gian tìm hiểu, điều tra cho thấy chất lượng đại trà của nhà trường 3 năm học trước đây như sau:
Năm học
Học sinh P/L HL Khá, Giỏi
Học sinh P/L HL T.Bình
Học sinh P/L HL: Yếu
Học sinh P/L HL kém
Từ kết quả trên cho thấy chất lượng đại trà của nhà trường vừa thấp vừa thiếu tính ổn định; tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu, kém khá cao Để khắc phục được vấn đề này qua điều tra, thống kê và nghiên cứu của bản thân nhận thấy nhà trường có những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau đây:
2.1 Những thuận lợi.
Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh cũng như Phòng Giáo dục hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhà trường trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, công tác
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường đoàn kết, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100% và trên chuẫn xấp xĩ 85%
Học sinh của nhà trường đều là con em của những gia đình thuần nông;
do đó đại đa số học sinh của nhà trường là ngoan ngoãn, có đạo đức tốt
2.2 Những khó khăn.
Là một địa phương có điều kiện kinh tế dân sinh thấp, tỉ lệ hộ nghèo hàng năm còn cao (trên 30%); Là một xã xa trung tâm huyện thị, địa hình phức tạp lắm khe, nhiều suối vì vậy việc đi lại của người dân nói chung, của các em học sinh nói riêng còn gặp nhiều khó khăn Do vậy nhận thức về ý
Trang 6thức, động cơ trong học tập, truyền thống hiếu học của đại đa số phụ huynh, học sinh còn nhiều hạn chế
Là một trường THCS có quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất, trang thiết bị
và các điều kiện khác phục vụ giảng dạy, học tập còn thiếu thốn, bất cập, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đại trà, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường; Hơn thế nữa, với một trường có quy mô nhỏ nên đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhỏ lẻ, đơn côi, do đó điều kiện để phát huy chuyên môn theo hướng chiều sâu hết sức khó khăn Đặc biệt đội ngũ giáo viên của nhà trường tuy có trình độ chuyên môn trên chuẩn cao nhưng lại còn quá trẻ về tuổi đời, tuổi nghề và chưa có cá nhân nổi trội thực sự về kiến thức chuyên môn về phương pháp, kỷ năng, về kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục rèn luyện học sinh
3 Các biện pháp quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà
Để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý, chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động chuyên môn của một người cán bộ quản lý trong nhà trường Đặc biệt là công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà Có thể nói, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà trong nhà trường THCS nói chung, nhà trường của bản thân tôi nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp và có không ít những thách thức đối với bản thân Trên cơ sở đội ngũ giáo viên và học sinh với điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí của nhà trường… Từ năm học 2010 - 2011 đến nay bản thân tôi đã tích cực vừa tự nghiên cứu, vừa đúc rút kinh nghiệm, vừa học hỏi ở đồng chí, đồng nghiệp để lựa chọn, cân nhắc, điều chỉnh …và đồng thời tổ chức triển khai thực hiện Với ý thức cầu thị bản thân xin được mạo muội nêu lên một số biện pháp nhỏ sau đây, tuy chưa mang lại kết quả to lớn nhưng đã góp phần tích cực để làm chuyển biến và nâng cao chất lượng đại trà ở đơn vị mình
3.1 Quán triệt sâu rộng trong tập thể sư phạm nhà trường tinh thần, ý thức
và trách nhiệm để nâng cao chất lượng đại trà là sự “sống còn” của một
Trang 7nhà trường THCS là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng mũi nhọn, và là cơ hội để xây dựng nhà trường vững bước tiến lên vững chắc, toàn diện.
Đây là một giải pháp mang tính giáo dục về mặt tư tưởng, tình cảm,
quan điểm lập trường, ý thức trách nhiệm… với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà trong một nhà trường Bởi vậy thông qua giải pháp này, bản thân
đã giúp cho mỗi một cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong toàn trường xác định đúng đắn về tư tưởng, tinh thần và ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà; Và đây, cũng là giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa ý chí nghị lực, lập trường tư tưỡng vững vàng, trách nhiệm lương tâm của một Nhà giáo để cùng nhau đoàn kết, chung lưng đấu cật, sẵn sàng đối phó và vượt qua với mọi khó khăn, thử thách trong suốt cả “chặng đường” nâng cao chất lượng đại trà Đồng thời, đây cũng là giải pháp để mọi thành viên trong nhà trường hiểu và nhận thức được rằng: nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà
là con đường duy nhất để nâng cao niềm tin, uy tín của xã hội đối với một nhà trường nói chung, mỗi một thầy cô giáo nói riêng và là điều kiện thuận lợi để xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện, đáp ứng đầy đủ những nhu cầu đòi hỏi của xã hội, tương lai của đất nước, nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh và của các em học sinh
3.2 Xây dựng kế hoạch và công khai sớm kế hoạch.
Trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch chung của toàn ngành Giáo dục và Đào tạo và của Phòng Giáo dục Vào đầu mỗi năm học, thông qua hội nghị công chức, viên chức, bản thân trình bày kế hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phấn đấu
và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đại trà Trong kế hoạch, cần định rõ đội ngũ giáo viên là những cá nhân nòng cốt làm nhiệm vụ phân loại và trực tiếp ôn tập, phụ đạo đội ngũ học sinh yếu kém, để từ đó làm xoay chuyển, đột phá về chất lượng đại trà Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể, chi tiết về thời gian lựa chọn, phân loại đối tượng học sinh yếu, kém; giao ước chỉ tiêu phấn đấu cho từng giáo viên trong từng khoảng thời gian cần phải làm
Trang 8chuyển biến các đối tượng học sinh yếu kém Hoạch định thời gian ôn tập, phụ đạo, kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh, hiệu quả ôn tập phụ đạo của từng giáo viên,…thậm chí là phải cụ thể đến cả chế độ bồi dưỡng, động viên khuyến khích thầy cô giáo và các em học sinh là chủ nhân tham gia hoạt động này
3.3 Định hướng chương trình, tài liệu tham khảo.
Chương trình nội dung ôn tập, phụ đạo để nâng cao chất lượng đại trà là việc làm cực kỳ khó khăn với đội ngũ giáo viên của nhà trường Để khắc phục khó khăn này, trên cơ sở nội dung về chuẩn kiến thức kỷ năng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định bản thân đã thành lập các tiểu ban giáo viên của trường cùng nhau xây dựng chương trình, phân phối thời gian ôn tập, phụ đạo cho từng chủ đề, chuyên đề Nội dung chương trình soạn thảo của các tiểu ban
đã được đồng chí hiệu phó chuyên môn, cùng các đồng chí tổ trưởng quản lý
và kiểm tra chặt chẽ từ khâu soạn đến khâu giảng Mặt khác, bản thân đã bố trí cho bộ phận chuyên môn của trường tiếp cận với các trường bạn có bề dày thành tích ổn định và vững chắc về chất lượng đại trà, các giáo viên có bề dày
về phương pháp, kinh nghiệm trong ôn tập phụ đạo học sinh yếu, kém trong huyện để học hỏi kinh nghiệm về phương pháp, kỷ năng, công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ ôn tập, phụ đạo học sinh yếu, kém; góp ý về nội dung chương trình, thời gian ôn tập, phụ đạo của các tiểu ban Hàng năm, trên
cơ sở ôn tập, phụ đạo của đội ngũ giáo viên và qua sự góp ý của đồng chí, đồng nghiệp, qua sự học hỏi nội dung chương trình , thời gian ôn tập, phụ đạo đội ngũ học sinh yếu, kém của các trường bạn để từ đó có những gọt dũa, cân nhắc, thêm bớt cần thiết về nội dung chương trình, thời gian ôn tập, phụ đạo,
để nội dung chương trình, thời gian ôn tập phụ đạo của nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn Bên cạnh, xây dựng thời gian, nội dung chương trình ôn tập, phụ đạo, các đồng chí giáo viên được hiệu trưởng phân công tham gia ôn tập phụ đạo học sinh yếu kém còn có nhiệm vụ thống kê những tài liệu cần thiết
để tham khảo hoặc sử dụng trực tiếp cho công tác ôn tập, phụ đạo Từ những
Trang 9yêu cầu này của giáo viên với chính sách "nhà nước và nhân dân cùng làm" đồng chí hiệu trưởng phân định rõ ràng nguồn kinh phí nhà trường cung ứng,
số tiền giáo viên có trách nhiệm hỗ trợ.( Nhà trường cung ứng 2 phần, giáo viên hỗ trợ 1 phần ) Tài liệu mua sắm được do nhà trường quản lý, khi giáo viên phải thuyên chuyển đến trường khác thì hiệu trưởng có trách nhiệm thanh toán đầy đủ số tiền mà giáo viên đã hỗ trợ để xây dựng nguồn tài liệu này Với
sự cộng tác này, trong thời gian qua nhà trường đã xây dựng tốt tủ sách để phục vụ giảng dạy đại trà cũng như công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi Mặt khác, nhà trường đã động viên, khuyến khích anh chị em giáo viên trong toàn trường sưu tầm, tìm kiếm, tiết kiệm chi tiêu để có một khoản kinh phí mua sắm những tài liệu tham khảo về nội dung, phương pháp bồi dưỡng, ôn tập phụ đạo các đối tượng học sinh có giá trị, xây dựng tủ sách cá nhân Đến nay, rất nhiều giáo viên trẻ của trường đã có những tủ sách cá nhân có tổng kinh phí trên 10 triệu đồng
3.4 Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ : " Giữ vững và nâng cao chất
lượng nề nếp kỷ cương giảng dạy của thầy cô giáo, học tập của học sinh "
là điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng đại trà.
Như phần đầu đã nêu chất lượng đại trà được nâng lên khi nề nếp dạy
và học ổn định, nghiêm túc và thực sự có tác dụng tích cực đến các hoạt động chung khác của nhà trường Từ nhận thức ấy, vấn đề đầu tiên để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà là phải làm chuyễn biến mạnh mẽ, tích cực nề nếp kỷ cương trong nhiệm vụ giảng dạy của thầy cô giáo, nhiệm vụ học tập rèn luyện của các em học sinh Để chất lượng đại trà được chuyển biến theo chiều hướng tích cực, bản thân đã thường xuyên quan tâm đến nề nếp giảng dạy của thầy cô giáo, nề nếp học tập của học sinh Lấy việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong dạy và học là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng đại trà Lấy việc thực hiện quy chế chuyên môn, kỷ luật lao động làm thước đo để đánh giá việc giảng dạy của thầy cô giáo Lấy kết quả các bài kiểm tra khảo sát, kiểm tra định kỳ làm tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập và
Trang 10sự phấn đấu vươn lên của các em học sinh, là hiệu quả của nhiệm vụ giảng dạy, ôn tập, phụ đạo của thầy cô giáo Cuối mỗi học kỳ, mỗi một năm học kết quả giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh sẽ là thước đo hiệu quả về công tác quản lý chỉ đạo nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà của bản thân Cũng từ kết quả này sẽ giúp cho bản thân có những điều chĩnh cần thiết trong công tác quản lý chuyên môn của nhà trường nói chung, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà nói riêng
Song song với việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong dạy và học của giáo viên và học sinh qua các giờ học chính khóa, là xây dựng nề nếp kỷ cương trong nhiệm vụ ôn tập, phụ đạo cho học sinh yếu kém Lấy nhiệm vụ
ôn tập, phụ đạo cho học sinh yếu kém là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo, là điều kiện và cơ hội tốt nhất để nâng cao chất lượng đại trà Bên cạnh xây dựng nề nếp kỷ cương trong giảng dạy của thầy cô giáo, bản thân còn xây dựng phong trào nhóm bạn học cùng vươn lên tiến bộ Để xây dựng được phong trào này, bản thân đã cùng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tìm hiểu cụ thể, chính xác địa bàn sinh sống và năng lực học tập của các học sinh trong toàn trường; trên cơ sở tìm hiểu địa bàn sinh sống
và năng lực học tập của học sinh, bản thân cùng với đội ngũ giáo viên phân chia từng nhóm học sinh 2 - 4 em học cùng khối, lớp có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong học tập, mà nhiệm vụ trọng tâm là tự kiểm tra việc học bài, làm bài
ở nhà, đôn đốc, thúc dục và quản lý nề nếp chăm chỉ chuyên cần trong học tập, hạn chế, đẩy lùi hiện tượng bỏ học, trốn tiết để la cà quán xá, chơi bời lêu lổng…phản ánh kịp thời với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu những biểu hiện về hành vi lười học, nhác học, ý thức, thái
độ học tập, rèn luyện… hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả học tập
3.5 Quản lý có hiệu quả công tác phát hiện và tổ chức tốt hoạt động ôn tập,
phụ đạo học sinh yếu, kém.
Để phát hiện khách quan, chính xác những học sinh có hạn chế về học tập Bản thân đã chỉ đạo đội ngũ thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, cần bám sát