1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Làng Hữu Bằng truyền thống và đổi mới

267 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 267
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Nhìn lại chặng đường dài nghiên cứu và thảo luận về làng xã ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng: Nhiều khía cạnh, nhiều chủ đề, nhiều loại hình làng xã, thông qua nhiều cách, phương pháp

Trang 1

đại học quốc gia hà nội

Viện việt nam học và khoa học phát triển

Trang 2

đại học quốc gia hà nội

Viện việt nam học và khoa học phát triển

-

đỗ danh huấn

Làng hữu bằng:

truyền thống và đổi mới

Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số : 60 31 60

Luận văn thạc sĩ

Người hướng dẫn khoa học:

GS-VS Đào Thế Tuấn

Hà nội - 2010

Trang 3

Mục lục

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và ý nghĩa 2

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề …… 4

4 Nguồn tư liệu 17

5 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 18

6 Bố cục luận văn 19

nội dung Chương 1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, dân cư và những thay đổi địa giới hành chính 21 1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 21

1.1.1 Vị trí địa lý 21

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 21

1.1.2.1 Địa hình 21

1.1.2.2 Khí hậu 23

1.1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên 25

1.2 điều kiện kinh tế, xã hội 27

1.2.1 Điều kiện kinh tế 27

1.2.2 Điều kiện xã hội 28

1.2.3 Cảnh quan và không gian trong làng 30

1.3 Dân cư và những thay đổi địa giới hành chính 34

1.3.1 Dân cư 34

Trang 4

1.3.2 Tên làng Hữu Bằng 37

1.3.3 Những thay đổi địa giới hành chính 45

Tiểu kết chương 1 49

Chương 2 Đời sống kinh tế 50 2.1 nông nghiệp 50

2.1.1 Tình hình ruộng đất làng Hữu Bằng xưa và nay 50

2.1.1.1 Vài nét về ruộng đất làng Hữu Bằng trong lịch sử 50

2.1.1.2 Tình hình ruộng đất hiện nay 54

2.1.2 Sản xuất nông nghiệp ……………… 56

2.1.2.1 Trồng trọt ……… 56

2.1.2.2 Chăn nuôi 59

2.2 tiểu thủ công nghiệp 61

2.2.1 Từ nghề dệt cổ truyền đến Hợp tác xã dệt 61

2.2.1.1 Nghề dệt và nhuộm nâu cổ truyền 61

2.2.1.2 Hợp tác xã dệt 63

2.2.2 Dệt mành và sản xuất gạch, ngói, gốm 67

2.2.3 Sản xuất đồ gỗ nội thất 68

2.2.4 Một số nghề phụ khác 72

2.2.4.1 Nghề mổ và bán thịt lợn 72

2.2.4.2 Nghề cắt may 73

2.2.4.3 Nghề cắt thuốc Bắc 76

2.2.4.4 Nghề cắt tóc và làm hàng mã 78

2.3 Thương nghiệp và dịch vụ 78

2.3.1 Chợ Nủa 78

2.3.2 Các hoạt động buôn bán và dịch vụ 81

2.3.3 Một số công ty tư nhân 87

2.3.4 Nhu cầu vay vốn và năng lượng điện cho phát triển sản xuất 89

2.3.4.1 Nhu cầu vay vốn 89

2.3.4.2 Năng lượng điện 91

Trang 5

2.3.5 Tiềm năng vốn xã hội cho phát triển kinh tế 92

2.4 Hữu Bằng - nơi thu hút lao động làm thuê 95

2.5 vấn đề đô thị hóa và công nghiệp hóa vùng ven đô: kinh nghiệm từ trường hợp hữu bằng

97 Tiểu kết chương 2 103

Chương 3 Tổ chức xã hội 104

3.1 tổ chức và quản lý làng xã 104

3.1.1 Bộ máy quản lý làng xã 104

3.1.2 Từ Hương khoán cổ đến Khoán ước Cải lương hương chính 108

3.2 Các tổ chức xã hội nghề nghiệp 111

3.2.1 Giáp 111

3.2.2 Phường mổ và bán thịt lợn 113

3.2.3 Hội 114

3.2.3.1 Hội tư văn 114

3.2.3.2 Hội lão 117

3.2.3.3 Hội thiện 119

3.2.3.4 Hội đồng niên 119

3.2.4 Một vài tổ chức xã hội và đoàn thể khác 120

3.3 gia đình và dòng họ 122

3.3.1 Gia đình 122

3.3.2 Dòng họ 124

Tiểu kết chương 3

134 Chương 4 Đời sống Văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng

136 4.1 Đình làng, tín ngưỡng thờ thành hoàng và lễ hội 136

4.1.1 Đình làng Hữu Bằng 136

Trang 6

4.1.2 Tín ngưỡng thờ thành hoàng và lễ hội 142

4.2 Chùa và tín ngưỡng thờ phật 145

4.2.1 Chùa Vĩnh Phúc 145

4.2.2 Sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo ……… 146

4.3 Văn chỉ và giáo dục nho học 149

4.3.1 Văn chỉ làng Hữu Bằng 149

4.3.2 Giáo dục Nho học 151

4.4 một số nơi thờ tự khác 156

4.4.1 Đền Phú Xuân 156

4.4.2 Đình phường thịt 157

4.4.3 Quán chợ 158

4.4.4 Các ngôi miếu trong làng 159

4.5 Các lễ thức liên quan tới sản xuất nông nghiệp 160

4.5.1 Lễ hạ điền 160

4.5.2 Lễ cơm mới 161

4.6 Các ngày lễ khác trong năm 162

4.6.1 Tết Nguyên đán 162

4.6.2 Lễ thái ông lão bà 163

4.6.3 Lễ kỳ yên ………… 163

4.6.4 Tết Đoan ngọ và Tết Trùng thập 164

4.7 Kiến trúc nhà ở 164

4.8 văn hóa và giáo dục hữu bằng ngày nay 168

4.8.1 Văn hóa 168

4.8.2 Giáo dục 169

Tiểu kết chương 4 175

Kết luận 176

Tài liệu tham khảo 183

Trang 7

Danh mục bảng, biểu đồ minh họa

1 Bảng 1.1: Số giờ nắng trung bình của từng tháng trong năm ở khu vực

2 Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình hàng tháng tại huyện Thạch Thất 25

3 Bảng 1.3: Phân bố đất đai các xã của huyện Thạch Thất 26

4 Bảng 1.4: Dân số các xã trong huyện Thạch Thất qua một số năm 36

5 Bảng 1.5: Tình hình phân bố dân cư huyện Thạch Thất năm 2009 37

6 Bảng 1.6: Thống kê số xã, thôn, phường, châu, trang, trại, vạn, sở của

Thừa tuyên Sơn Tây

44

7 Bảng 1.7: Thống kê số xã, thôn, phường, sách, động của xứ Thuận Hóa 45

8 Bảng 2.1: Thống kê các tín chủ cúng ruộng xây dựng tiền đường

9 Bảng 2.2: Tình hình canh tác lúa của xã Hữu Bằng (2003 - 2005) 58

10 Bảng 2.3: Thống kê số lượng vật nuôi năm 2005 60

11 Bảng 2.4: Thống kê số lượng vật nuôi năm 2009 61

12 Biểu đồ 2.1: Tổng giá trị sản xuất năm 2005 86

13 Bảng 2.5: Số hộ và mức vay vốn từ ngân hàng để phát triển sản xuất

14 Biểu đồ 2.2: Số hộ và mức vay vốn từ ngân hàng để phát triển sản

15 Bảng 2.6: Mức tiêu thụ điện năng của Hữu Bằng năm 2009 91

16 Bảng 3.1: So sánh Hương khoán và Khoán ước xã Hữu Bằng 109

17 Bảng 4.1: Thống kê các tín chủ công đức tiền, ruộng xây dựng tiền đường

chùa Vĩnh Phúc

147

18 Bảng 4.2: Thống kê các vị đăng khoa trong văn bia Đăng khoa bi ký 154

19 Bảng 4.3: Thống kê các vị đăng khoa trong văn bia Hữu Bằng xã văn từ bi

20 Bảng 4.4: Thống kê các vị đăng khoa trong văn bia Hữu Bằng xã văn từ bi

21 Bảng 4.5: Học sinh Tiểu học xã Hữu Bằng từ năm học 2005 - 2009 171

22 Bảng 4.6: Thống kê số học sinh Hữu Bằng đỗ Đại học năm 2007 172

23 Bảng 4.7: Thống kê số học sinh Hữu Bằng đỗ Đại học năm 2008 173

24 Bảng 4.8: Thống kê số học sinh Hữu Bằng đỗ Đại học năm 2009 174

Trang 8

mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Từ những năm tháng còn học ở trường xã, trường huyện, thường ngày, tôi vẫn thấy những người dân làng Hữu Bằng, mà làng tôi gọi là người Nủa, Kẻ Nủa Họ thường hay qua lại quê tôi bán thịt, bán quần áo, mở hiệu cúp tóc ở gốc cây bồ đề

và trao đổi nhiều thứ nhu yếu phẩm khác Theo thường phiên, chợ Nủa họp vào các ngày, 2, 5 và 7 trong tháng, bà ngoại tôi, mẹ tôi lại đòn gánh trên vai hoặc đi xe

đạp, chở yến lúa, thúng khoai, con gà hay vài ba đôi đó đơm tôm cá mang lên chợ Nủa bán để mua rau, thịt, mắm, muối hoặc sắm cho mấy anh em chúng tôi bộ quần

áo mới Như bao đứa trẻ khác, tôi mong mẹ về để được nhiều quà, bánh Từ đó, ý niệm và những hình dung ban đầu về Kẻ Nủa, làng Nủa hay Hữu Bằng đã có trong suy nghĩ của tôi Tuy khác huyện, nhưng Làng Nủa Chợ (tức Hữu Bằng), lại ở gần quê nhà tôi, ký ức về làng Nủa Chợ trong tôi đã có từ rất sớm

Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, tôi vào đại học, là sinh viên của Khoa Lịch

sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Như cố Giáo sư Trần Quốc Vượng vẫn thường nói: Lịch sử là những cái đã qua Giống như biết bao thế hệ sinh viên của Khoa Lịch sử, kiến thức về những cái đã qua cứ hàng giờ, hàng ngày được các Thầy, các Cô trong Khoa dạy giỗ và truyền

thụ cho chúng tôi Sang năm học thứ ba, theo chương trình đào tạo của nhà trường, chúng tôi phải làm tiểu luận (ngày nay gọi là niên luận) Cũng từ đây, tôi bắt đầu

được gần gũi với Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc và Ông cũng chính là người hướng dẫn tôi làm tiểu luận của năm thứ ba về làng Đồng Bụt - quê tôi Không hiểu vì

sao, tôi bắt đầu thấy thích thú và muốn quan tâm tìm hiểu về làng xã từ đây Đến

năm cuối của đại học, trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp cử nhân (nay gọi là Khóa luận), tôi may mắn lại được Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc hướng dẫn

khoa học với đề tài: Quê hương họ Khúc trên đất Hồng Châu (Luận văn cũng liên

quan và phải đi thực địa ở nhiều làng xã vùng đất Hồng Châu xưa - phần lớn thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay) Khoảng thời gian đó, càng bồi thêm cho tôi những kiến thức và hiểu biết về làng

Sau khi tốt nghiệp đại học, mặc dù chưa thuộc biên chế của bất kỳ cơ quan

nào, tôi vẫn thường nghĩ về làng xã, thỉnh thoảng có dịp được gần Giáo sư Nguyễn

Quang Ngọc, những gì chưa hiểu về làng, tôi lại hỏi Thầy Đến một ngày kia, tôi

Trang 9

may mắn được về làm việc ở Viện Sử học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam

(Vietnamese Academy of Social Sciences - VASS), mặc dù mới chập chững bước

vào nghề, nhưng tôi vẫn thầm nghĩ mình rất thích tìm hiểu và nghiên cứu về làng xã Điều đó, đối với tôi như một sở thích nghề nghiệp và là một ước mơ Sau khi nhận Quyết định biên chế là cán bộ của Viện Sử học, không lâu sau đó, tôi đã được

thử sức với sở thích và ước mơ của mình bằng việc làm đề tài tập sự: Nghiên cứu

về làng xã ở châu thổ Bắc Bộ trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1954-2008) 1, đề tài thực hiện trong thời gian 1 năm, dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Chi Do đó, từ những gì đã được chuẩn bị, tôi quyết định chọn hướng

và đối tượng nghiên cứu sâu cho mình là làng xã (tất nhiên làng xã còn có rất

nhiều vấn đề khác nhau)

Theo thời gian, lòng đam mê, sở thích và những tiếp xúc với tư liệu, với thực

tế, tôi đã không ngừng chuyên tâm tới làng xã, học hỏi thêm từ các Thầy, các Cô, các nhà nghiên cứu trong và ngoài cơ quan Trong thời gian là học viên Cao học

của Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển (Institute of Vietnamese Studies and Development Sciences - IVIDES) - Đại học Quốc gia Hà Nội (Vietnam National University, Hanoi - VNU), tôi cũng không ngừng tranh thủ thời gian để

được tiếp xúc với các Thầy, Cô dạy chuyên đề và chủ động đặt câu hỏi về những vấn đề cụ thể của làng xã mà mình quan tâm Tôi rất thích và say sưa với các chuyên đề trong khung đào tạo Cao học của IVIDES Những chuyên đề đó, đã

trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản để đến với làng Đặc biệt hơn, sau những

bài giảng của Giáo sư Đào Thế Tuấn - nay là người hướng dẫn khoa học cho đề tài

mà tôi đang thực hiện, đã khiến tôi tự tin hơn, được tiếp xúc với Giáo sư để hỏi về

đề tài luận văn Thạc sĩ, về đối tượng nghiên cứu là làng Hữu Bằng, những gì Ông gợi ý, tôi càng như được khích lệ và hăng say hơn

Tất cả những điều đó, là lý do hết sức chân thành, tâm huyết và nghiên túc để

tôi chọn đề tài: Làng Hữu Bằng: Quá trình hình thành và phát triển, dưới sự

hướng dẫn khoa học của Giáo sư - Viện sĩ Đào Thế Tuấn, làm Luận văn Thạc sĩ tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo IVIDES - VNU

Tôi hy vọng rằng, từ kết quả nghiên cứu về làng Hữu Bằng, sẽ giúp tôi có những hiểu biết cơ bản nhất về làng xã (đặc biệt làng làng xã ở vùng châu thổ Bắc Bộ), qua đó, làm cơ sở cho những bước nghiên cứu tiếp theo và lâu dài của mình

2 Mục đích và ý nghĩa của đề tài

1

Từ những cố gắng trong đề tài tập sự, chúng tôi đã sửa chữa, bổ sung và được in trên Tạp chí Nghiên cứu

Lịch sử, xem: Đỗ Danh Huấn, Nghiên cứu về làng xã ở châu thổ Bắc Bộ trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1954-2008), số 1-2009

Trang 10

Trong tiến trình lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam, ba hằng số phổ quát nhất mà chúng ta thường nhắc tới đã góp phần hình thành nên diện mạo, những đặc

tính cơ bản của dân tộc Việt Nam đó là: nông dân, nông nghiệp và nông thôn Các

hằng số trên như một khuôn mẫu định hình và ít biến đổi, trong đó nó hàm chứa cả

ưu điểm và hạn chế, bên cạnh những ưu việt mà nó mang lại, thì cũng có những hạn chế nhất định đã để lại những tàn dư không nhỏ đối với cuộc sống, xã hội, và trong tư duy của con người Việt Nam hôm nay Một xã hội mà người nông dân chiếm đa số, với nền văn hóa cổ truyền mang đậm dấu ấn của nền nông nghiệp nhiệt đới trồng lúa nước và một không gian tụ cư chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn đó là những đơn vị xóm, làng, xã

Làng xã cổ truyền ở Việt Nam đã in đậm qua nhiều thời kỳ lịch sử và đã khẳng

định được bản ngã của nó - vừa được thử thách vừa có sự tiếp nhận và chuyển hóa những di sản lỗi thời, khiến cho sức sống của làng đến hôm nay vẫn mạnh mẽ và còn nhiều bí ẩn Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Đảng và Nhà nước Việt Nam

đang thực hiện chính sách công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã và đang làm đổi thay diện mạo của làng xã cổ truyền, của nông thôn từng ngày từng giờ Do vậy, trên chặng

đường Đổi mới đất nước, chúng ta cũng nên nhìn nhận và tìm hiểu những đổi thay của làng xã trên các phương diện: kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý, đạo đức, thẩm

mỹ, lề thói qua đó thấy được nét ưu việt (good side), chất kết dính của sức sống

làng xã qua các thời kỳ, thấy được sự chuyển đổi trên bình diện chung của làng để

thích ứng với xu thế mới, cũng là để thấy được hạn chế (bad side) của thực thể làng

có là ốc đảo khép kín, trì trệ, tự trị, bảo thủ hay năng động, nhạy bén trước những

đổi thay của bên ngoài

Vì lẽ đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ, bằng nhiều chuyên ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn, như: Lịch sử, Văn hóa học, Dân tộc học, Xã hội học, Tôn giáo học, Kinh tế học, Chính trị học, Luật học những kết quả đó đã giúp chúng ta nhận thức khá đầy đủ và đa chiều về xóm làng,

về người nông dân và nền sản xuất nông nghiệp lúa nước Song không vì thế mà

chúng ta cho là đủ và đã toàn diện Làng xã ở Việt Nam như một thực thể (entity),

trong quá trình tồn tại, nó luôn luôn vận động và biến đổi theo xu hướng chung của bối cảnh lịch sử, xã hội qua từng thời kỳ Do vậy, góp thêm một nghiên cứu về làng xã, đặc biệt là làng xã ở vùng châu thổ Bắc Bộ cũng sẽ làm phong phú vốn tư liệu, và thêm một làng nữa trên bản đồ của hàng nghìn làng, xã khác chưa được nghiên cứu

Trang 11

Nghiên cứu về làng Hữu Bằng là một nghiên cứu chọn mẫu, nghiên cứu trường

hợp (Case studies), và cũng có thể được coi là một cách tiếp cận hệ thống từ dưới lên (Bottom up), thông qua những hình thức nghiên cứu đó, nó làm nền tảng cho

chúng ta hiểu được những cái vĩ mô, khái quát nhất về nông dân, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam nói chung

Cũng từ đây, chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa

và lịch sử hình thành của làng Hữu Bằng - một trong những làng điển hình ở vùng

xứ Đoài Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, chúng tôi muốn xây dựng nguồn tư liệu góp phần vào tìm hiểu sự ra đời và phát triển của làng xã vùng châu thổ Bắc Bộ,

đồng thời có thể đưa ra dự báo trong tương lai gần đối với sự phát triển của trường hợp làng Hữu Bằng cũng như đối với làng xã ở vùng châu thổ này

Đặc biệt hơn, công trình sau khi hoàn thành, với những lập luận khoa học hợp

lý dựa trên những nguồn tư liệu cụ thể và chính xác, trên cơ sở đó, công trình là một nguồn tài liệu toàn diện nhất và đáng tin nhất giúp cho nhân dân Hữu Bằng hiểu thêm về lịch sử của làng mình, đó còn là cơ sở khoa học giúp những nhà quản

lý ở cấp địa phương (xã Hữu Bằng và huyện Thạch Thất), làm tư liệu tham khảo trong quá trình lãnh đạo và tổ chức phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và của vùng

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay, làng xã ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh làng ở vùng châu thổ Bắc Bộ, đã được nghiên cứu từ rất lâu, điều đó có thể ước tính khoảng hơn một trăm năm Nhìn lại chặng đường dài nghiên cứu và thảo luận về làng xã ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng: Nhiều khía cạnh, nhiều chủ đề, nhiều loại hình làng xã, thông qua nhiều cách, phương pháp tiếp cận, lý giải khác nhau bởi nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, đứng ở nhiều góc nhìn, bằng những công cụ chuyên môn khác nhau như: Lịch sử, Văn hóa học, Dân tộc học, Xã hội học, Tôn giáo học, Chính trị học, Kinh tế học, Luật học, Kiến trúc, Nghệ thuật, Tâm lý học, Nhân học Có những cách tiếp cận

chọn làng xã là một nghiên cứu trường hợp (Case studies), hay nghiên cứu chọn mẫu (Sampling studies) (chương trình nghiên cứu về làng Đường Lâm,

làng Mông Phụ, làng Bách Cốc) Nghiên cứu khác lại tiếp cận làng trên một diện rộng - một tổ hợp làng xã, để chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất về

kinh tế, văn hóa, xã hội của nó (xem Phan Đại Doãn, Một số vấn đề kinh tế

Trang 12

văn hóa xã hội, Nguyễn Quang Ngọc, Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc

Bộ thế kỷ XVIII-XIX) Cũng có những nghiên cứu chỉ chọn một giai đoạn

phát triển của làng xã để làm nên đóng góp của công trình Hoặc có những nghiên cứu chọn nét nổi bật nhất của làng làm đối tượng nghiên cứu như: nghiên cứu về hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp (làng nghề thủ công -

Handicraft village), về khả năng buôn bán, hoạt động thương nghiệp (làng

buôn - Trading village), về truyền thống học hành, khoa cử (làng khoa bảng -

Compettion-examination village), về làng mỹ tục, về lễ hội và sinh hoạt tôn

giáo, tín ngưỡng Quá trình nghiên cứu đó chịu những chi phối nhất định của hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Trong đó,

sự tham gia của các nhà Việt Nam học quốc tế ngày càng đông đảo là bước phát triển mới trong nghiên cứu làng Việt Dựa trên những tiền đề đó, làng xã ở Việt Nam, thông qua các kết quả nghiên cứu, chúng ta đã đi từ nhận thức, thảo luận đến làm rõ và đồng thuận về một đối tượng nghiên cứu cụ thể

- làng ở Việt Nam Đây là cơ sở khoa học tin cậy để chúng ta thừa kế, tiếp bước các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời khơi cho mình một hướng nghiên cứu về làng xã phù hợp và hiệu quả

Vào khoảng nửa cuối của thế kỷ XIX, trên bước đường của chiến lược thực dân hóa đất nước ta, cùng với những chính sách vơ vét và đàn áp về kinh

tế, chính trị, xã hội, thực dân Pháp cũng đẩy mạnh trên lĩnh vực tìm hiểu, nghiên cứu về Việt Nam trên tất cả các phương diện và đối tượng, trong đó

có làng xã

Đến năm 1900, Trường Viễn Đông Bác Cổ (école Franỗaise d'

Extrême-Orient - EFEO) được thành lập, với chức năng cơ bản là nghiên cứu khoa

học và sưu tầm tư liệu EFEO đã tập hợp được nhiều nhà khoa học người Pháp và người Việt Nam tham gia vào những hoạt động nghiên cứu Nhiều chương trình nghiên cứu điền dã, sưu tầm bi ký, khảo tả các công trình kiến trúc như đình, chùa, tháp, quán được tiến hành và đã đem lại một khối lượng tư liệu đồ sộ về lịch sử và văn hóa Việt Nam, trong số đó cũng không thiếu những đóng góp trong nghiên cứu về làng xã ở Việt Nam

Nằm trong trường phái nghiên cứu của EFEO và các nhà khoa học người Pháp, Pierre Gourou được biết đến với nhiều công trình viết về Bắc Kỳ về đất

Trang 13

đai ở Đông Dương, trong đó nổi bật là tác phẩm Người nông dân châu thổ

Bắc Kỳ (Les Paysans du Delta Tonkinois) (1936) Mặc dù ra đời cách ngày

nay gần một thế kỷ, nhưng phương pháp tiếp cận, những đóng góp của công trình và những dự đoán được nêu ra của tác giả về đời sống người nông dân,

về làng xã ở châu thổ Bắc Bộ vẫn mang giá trị khoa học cao

- Nói đến tư liệu thành văn, mức trữ lượng của từng làng đều khác nhau,

có làng nhiều làng ít Trong nghiên cứu của chúng tôi, Hữu Bằng là một làng còn lưu giữ được khá nhiều tư liệu, trong đó có thể kể tới như: văn bia, minh chuông, khánh, hoành phi, câu đối, hương ước cổ, sắc phong, thần tích, trong

từ đường các dòng họ và trong tư gia thì có nguồn tư liệu gia phả (sử của dòng họ) - đó là những tư liệu cổ bản2 Bên cạnh các nguồn tư liệu nêu trên, chúng tôi còn khai thác được nhiều nguồn tư liệu là chữ Quốc ngữ biên chép,

thống kê về làng Hữu Bằng trong thời gian gần đây như: Hữu Bằng xã chí của tác giả Đỗ Nhật Tân, Khoán ước xã Hữu Bằng (thời Cải lương hương

chính), nguồn tư liệu bản đồ địa chính của xã Hữu Bằng (1965, 1986), các bản báo cáo thường niên của UBND xã Hữu Bằng về tình hình kinh tế - xã hội qua các kỳ thống kê hoặc tổng điều tra, tư liệu sưu tầm, biên chép riêng

của cá nhân (tư sử) dựa trên sở thích viết về dòng họ, về làng Hữu Bằng

Các nguồn tư liệu này, mức độ xác tín của chúng đều khác nhau, nhưng khả năng tổng hợp và sự bổ khuyết cho nhau sẽ giúp chúng tôi nhìn nhận vấn đề khách quan hơn

Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, không lâu sau đó, dân tộc

ta lại phải trải qua một cuộc thử thách, với 9 năm gian khổ phản kháng lại cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945 - 1954) Cũng chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử, trong nghiên cứu về làng Việt, chúng ta chưa có

nhiều công trình ra đời trong thời gian này, đáng kể nhất là tác phẩm Nền

kinh tế công xã Việt Nam của tác giả Vũ Quốc Thúc (1950) Vào những năm

cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), đánh dấu sự ra đời của Ban Văn Sử Địa tiền thân của ủy ban Khoa học xã hội Nhà nước (sau đó là Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia và nay là Viện Khoa học

2

Một hạn chế về tư liệu của chúng tôi trong Luận văn này là nguồn tư liệu địa bạ, mặc dù đã rất cố gắng và mong đợi, nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa tìm được địa bạ của Hữu Bằng

Trang 14

xã hội Việt Nam), cùng với đó là Tập san Văn Sử Địa (nay là Tạp chí Nghiên

cứu Lịch sử) Mặc dù, thời gian đầu mới thành lập, những kết quả nghiên cứu

và đăng tải về làng xã nói riêng chưa có là bao, nhưng đây là tiền đề cho một chiến lược nghiên cứu lâu dài, để trên cơ sở đó tạo nên một địa chỉ tập hợp các nhà khoa học, là môi trường nghiên cứu và đăng tải những chuyên khảo

có giá trị về làng Việt

Sau năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng, miền Nam vẫn phải làm cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ chống lại chế độ thực dân mới do đế quốc Mỹ và tay sai tiến hành Trong hoàn cảnh này, mục tiêu xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc để chi viện cho miền Nam là rất quan trọng Trên mặt trận khoa học, những cố gắng của các nhà nghiên cứu trong nước đã đưa tới sự ra đời của nhiều công trình viết về làng xã có giá trị khoa

học cao, điển hình như: Nhất Thanh đã cho ra đời tác phẩm Phong tục làng

xóm Việt Nam (Đất lề quê thói) Đó là một số công trình tiêu biểu tìm hiểu,

nghiên cứu về làng xã Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Năm 1975, đất nước thống nhất, trong lúc này, nhiệm vụ khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng và để đi lên xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ của các ngành/nhà khoa học lại càng quan trọng hơn Trong hoàn cảnh mới, chúng ta không thể không tìm hiểu những giá trị, những di sản và nhận ra những tồn tại của làng xã để làm cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước làng xã

cổ truyền Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau như: quan hệ sở hữu ruộng

đất, vai trò của làng xã trong đấu tranh và bảo vệ đất nước, làng xã và hệ tư tưởng, những thiết chế chính trị, xã hội như nội dung cuốn sách đã nhấn mạnh: "Tập luận văn này là kết quả nghiên cứu mới nhất - nó cũng là sự sơ kết những thành tựu nghiên cứu về làng xã Việt Nam từ vài chục năm lại đây [ ] Công trình này cố gắng tiếp cận vấn đề về tất cả các mặt: hạ tầng và thượng tầng, kinh tế và chính trị, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hệ tư tưởng [ ] mục đích cố gắng đưa ra một bức tranh tổng hợp về làng xã Việt

Trang 15

Nam - những chỗ mạnh và chỗ yếu của nó, vị trí lịch sử của nó, và truyền thống của nó trong xã hội ngày nay"3

Như một sự dẫn dắt và khai mở vấn đề nghiên cứu, thông qua những tiếp cận chuyên sâu, chúng ta đã có một số chuyên khảo về làng xã, thành công

đó gắn liền với tên tuổi và những đóng góp khoa học của họ đối với làng ở

Việt Nam Đó là: Những đóng góp về học thuật cho nghiên cứu làng Việt

của các nhà nghiên cứu Trương Hữu Quýnh, Trần Từ và Phan Đại Doãn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mà trong bất kỳ một nghiên cứu nào về làng Việt

đều không thể thiếu vắng Được xem như một sự chuyển giao thế hệ, công

trình Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII-XIX, của tác giả Nguyễn Quang Ngọc (1993), và Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc

Bộ, của tác giả Nguyễn Hải Kế (1996), cũng đã được đông đảo các nghiên

cứu sau này coi trọng

- Nói đến tư liệu thành văn, mức trữ lượng của từng làng đều khác nhau,

có làng nhiều làng ít Trong nghiên cứu của chúng tôi, Hữu Bằng là một làng còn lưu giữ được khá nhiều tư liệu, trong đó có thể kể tới như: văn bia, minh chuông, khánh, hoành phi, câu đối, hương ước cổ, sắc phong, thần tích, trong

từ đường các dòng họ và trong tư gia thì có nguồn tư liệu gia phả (sử của dòng họ) - đó là những tư liệu cổ bản4 Bên cạnh các nguồn tư liệu nêu trên, chúng tôi còn khai thác được nhiều nguồn tư liệu là chữ Quốc ngữ biên chép,

thống kê về làng Hữu Bằng trong thời gian gần đây như: Hữu Bằng xã chí của tác giả Đỗ Nhật Tân, Khoán ước xã Hữu Bằng (thời Cải lương hương

chính), nguồn tư liệu bản đồ địa chính của xã Hữu Bằng (1965, 1986), các bản báo cáo thường niên của UBND xã Hữu Bằng về tình hình kinh tế - xã hội qua các kỳ thống kê hoặc tổng điều tra, tư liệu sưu tầm, biên chép riêng

của cá nhân (tư sử) dựa trên sở thích viết về dòng họ, về làng Hữu Bằng

Các nguồn tư liệu này, mức độ xác tín của chúng đều khác nhau, nhưng khả năng tổng hợp và sự bổ khuyết cho nhau sẽ giúp chúng tôi nhìn nhận vấn đề khách quan hơn

3

Viện Sử học Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (Nghiên cứu xã hội nông thôn truyền thống), tập I Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr 10

4

Một hạn chế về tư liệu của chúng tôi trong Luận văn này là nguồn tư liệu địa bạ, mặc dù đã rất cố gắng và mong đợi, nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa tìm được địa bạ của Hữu Bằng

Trang 16

Đất nước Việt Nam, với đa phần là dân số sống ở vùng nông thôn, lấy

kinh tế nông nghiệp sản xuất lúa nước làm trọng (Dĩ nông vi bản) Chính vì

vậy, từ sau khi có Đại hội Đổi mới đất nước, các nhà khoa học cũng giành

nhiều tâm sức nghiên cứu về “nền kinh tế làng xã” để phục vụ đắc lực cho

chiến lược phát triển Trong hoàn cảnh và nhiệm vụ mới, nhiều công trình đã

xuất bản Nối tiếp bộ công trình (Viện Sử học, tập I - 1990, tập II - 1992)

Và chúng tôi cho rằng, rất cần thiết để tiếp tục nghiên cứu và biên soạn một

công trình về “Nông thôn Việt Nam thời Hiện đại” trong thời điểm hiện nay

Nghiên cứu làng xã gắn với xã hội nông thôn và kinh tế nông nghiệp là

những đóng góp thiết thực: Khảo sát các hình thức tổ chức hợp tác của nông

dân nước ta hiện nay (Đào Thế Tuấn 'chủ biên', 1995), Kinh tế hộ nông dân

(Đào Thế Tuấn, 1997) Hai công trình này đã cung cấp cho chúng ta cơ sở để hiểu thêm về hộ nông dân và mô hình hợp tác xã - một bộ phận của làng xã

Việt Nam Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam và một số nước (Nguyễn Ngọc-Đỗ Đức Định tuyển chọn, giới thiệu, 2000), Biến đổi cơ cấu

ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ

Đổi mới (Qua khảo sát một số làng xã) (Nguyễn Văn Khánh, 2001), Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại (Vũ

Trọng Khải-Đỗ Thái Đồng-Phạm Bích Hợp 'chủ biên', 2004) Các làng nghề truyền thống đứng trước bối cảnh hội nhập và mở rộng thị trường cũng đem

lại những cái nhìn mới: Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa (Trần Minh Yến, 2004), Sự phát triển của làng nghề La Phù (Tạ Long 'chủ biên', 2006)

- Nói đến tư liệu thành văn, mức trữ lượng của từng làng đều khác nhau,

có làng nhiều làng ít Trong nghiên cứu của chúng tôi, Hữu Bằng là một làng còn lưu giữ được khá nhiều tư liệu, trong đó có thể kể tới như: văn bia, minh chuông, khánh, hoành phi, câu đối, hương ước cổ, sắc phong, thần tích, trong

từ đường các dòng họ và trong tư gia thì có nguồn tư liệu gia phả (sử của dòng họ) - đó là những tư liệu cổ bản5 Bên cạnh các nguồn tư liệu nêu trên, chúng tôi còn khai thác được nhiều nguồn tư liệu là chữ Quốc ngữ biên chép,

5

Một hạn chế về tư liệu của chúng tôi trong Luận văn này là nguồn tư liệu địa bạ, mặc dù đã rất cố gắng và mong đợi, nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa tìm được địa bạ của Hữu Bằng

Trang 17

thống kê về làng Hữu Bằng trong thời gian gần đây như: Hữu Bằng xã chí của tác giả Đỗ Nhật Tân, Khoán ước xã Hữu Bằng (thời Cải lương hương

chính), nguồn tư liệu bản đồ địa chính của xã Hữu Bằng (1965, 1986), các bản báo cáo thường niên của UBND xã Hữu Bằng về tình hình kinh tế - xã hội qua các kỳ thống kê hoặc tổng điều tra, tư liệu sưu tầm, biên chép riêng

của cá nhân (tư sử) dựa trên sở thích viết về dòng họ, về làng Hữu Bằng

Các nguồn tư liệu này, mức độ xác tín của chúng đều khác nhau, nhưng khả năng tổng hợp và sự bổ khuyết cho nhau sẽ giúp chúng tôi nhìn nhận vấn đề khách quan hơn

Trong nghiên cứu về hương ước làng xã, các nhà khoa học đã có nhiều

đóng góp và làm sáng tỏ nhiều vấn đề như: nguồn gốc, thời điểm xuất hiện hương ước hay việc phân định thuật ngữ thế nào là “hương ước” và “khoán

ước”, nhận ra những nét tương đồng và khác nhau trong hương ước của làng xã Việt Nam và các nước thuộc khu vực Đông á Những cố gắng đó, đã giúp

chúng ta có cơ hội tham khảo một số công trình như: (Nguyễn Tá Nhĩ-Đặng Văn Tu, 1993), (Đào Trí úc 'chủ biên', 2003) Và gần đây nhất là: (Đinh

Khắc Thuân 'chủ biên', 2006) Mặc dù ra đời sau và đánh dấu sự đổi thay căn bản của hương ước cùng những sinh hoạt trong làng xã, nhưng hương

ước thời kỳ Cải lương hương chính cũng bước đầu được quan tâm và có nhiều luận văn đã được công bố6, song chúng vẫn cần được giành nhiều thời gian nghiên cứu thêm và toàn diện hơn nữa Hiện tượng tái lập hương ước trong làng xã thời hiện đại cũng đã gây sự chú ý đối với nhiều nhà nghiên cứu7

Làng xã Việt Nam được xem như một không gian văn hóa, trong đó, nó bảo lưu và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhiều giá trị tốt đẹp Chỉ riêng khía cạnh này, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản và nhìn văn hóa làng ở hai thái cực “tĩnh” và “động”, có thể dẫn dụ

như: Văn hóa dân gian làng ven biển (Ngô Đức Thịnh 'chủ biên', 2000),

Xem: Nguyễn Huy Tính, Hương ước mới - Một phương tiện góp phần quản lý xã hội ở nông thôn Việt

Nam hiện nay Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2003, ký hiệu Thư viện Quốc Gia: LA 04.09492

Trang 18

Trong guồng quay của thời kỳ Đổi mới, làng xã Việt Nam cũng có những chuyển đổi nhất định, do đó, vấn đề quản lý làng xã cũng cần được chú ý dựa trên những kinh nghiệm lịch sử và lý thuyết nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, chúng ta có thể tham khảo một số công trình như: (Phan Đại

Doãn-Nguyễn Quang Ngọc 'chủ biên', 1994), (Phan Đại Doãn 'chủ biên',

1996)

Tìm hiểu lịch sử và văn hóa xứ Đoài xưa, đã có một số công trình của

nhiều nhà nghiên cứu được xuất bản, như Địa chí Hà Tây (Đặng Văn

Tu-Nguyễn Tá Nhĩ, 'chủ biên', 2007) Trên phương diện làng xã, chúng ta đã có

hai tập Hà Tây làng nghề làng văn (Sở văn hóa Thông tin Thể thao Hà Tây,

tập I - Làng nghề, 1992, tập II - Làng văn, 1994) Trong hai tập sách trên, đã

có nhiều làng xã ở xứ Đoài, với những giá trị văn hóa và lịch sử tiêu biểu

được tìm hiểu, nghiên cứu Đây có thể xem là một nghiên cứu có hệ thống về các làng xã ở Hà Tây cũ Năm 2000, Tìm hiểu về phong tục và nét đẹp văn hóa truyền thống, tác giả Nguyễn Tá Nhĩ đã viết công Năm 2008, Tác giả

Bùi Xuân Đính trong bộ tuyển tập: Hành trình về làng Việt cổ, dự định và đã viết về các làng ở xứ Đông-Nam-Đoài-Bắc, ông đã dành tập I viết về Các

làng quê xứ Đoài Mới đây nhất, năm 2009, tập thể tác giả, do Bùi Xuân

Đính 'chủ biên' cũng đã xuất bản công trình: Trong đó, các tác giả đã khảo sát 9 làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong huyện Thanh Oai, qua đó vẽ lên một lát cắt với những chuyển đổi của làng nghề trong thời kỳ mới Đó cũng

là một đóng góp cho nghiên cứu về làng xã Hà Tây xưa và Hà Nội ngày nay Trong lĩnh vực quân sự và kháng chiến chống ngoại xâm, làng xã cũng

được xem như một “pháo đài”: (Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, 2006) Những công trình khoa học nghiên cứu về làng Công giáo cho đến nay vẫn còn ít Gần đây, đóng góp đầu tiên phải kể tới: (Nguyễn Hồng Dương, 1997)8

8

Xem thêm các nghiên cứu về làng Công giáo: Nguyễn Hồng Dương, Hương ước làng

Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ nửa đầu thế kỷ XX, Tạp chí Dân tộc học, số 5 - 2004 và

Về một số làng công giáo ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (nửa đầu thế kỷ XIX), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 - 1994; Nguyễn Phan Hoàng, Bước đầu tìm hiểu về một làng thiên chúa giáo thời Cận đại: Làng Lưu Phương, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 - 1986;

Nguyễn Phú Lợi, Vài nét về công cuộc khai hoang thành lập làng thiên chúa giáo Như

Trang 19

Trên phượng diện chính trị học, bàn về làng xã Việt Nam thông qua các

tổ chức chính quyền ở cơ sở, việc đưa quy chế dân chủ vào cuộc sống , đó

là chủ đề hết sức thiết thực, chúng ta có thể tham khảo công trình: (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001)

Xem thêm các nghiên cứu về làng Công giáo: Nguyễn Hồng Dương,

Hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ nửa đầu thế kỷ XX, Tạp

chí Dân tộc học, số 5 - 2004 và Về một số làng công giáo ở huyện Kim Sơn

tỉnh Ninh Bình (nửa đầu thế kỷ XIX), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 -

1994; Nguyễn Phan Hoàng, Bước đầu tìm hiểu về một làng thiên chúa giáo

thời Cận đại: Làng Lưu Phương, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 - 1986;

Nguyễn Phú Lợi, Vài nét về công cuộc khai hoang thành lập làng thiên chúa

giáo Như Tân-Kim Sơn-Ninh Bình cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch

sử, số 4 - 1997 và Cơ cấu tổ chức xã hội - tôn giáo trong một số làng công giáo ở Kim Sơn - Ninh Bình nửa sau thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 - 1999

Từ lý thuyết nghiên cứu của khoa học tâm lý về làng xã, chúng ta đã có công trình: (Viện Khoa học xã hội Việt Nam-Trung tâm Tâm lý học xã hội, 1993)

Tại những diễn đàn học thuật trao đổi về đối tượng làng Việt, chúng ta

phải kể tới Hội thảo Quốc tế Việt Nam học (Vietnamese Studies), qua các

Hội thảo lần I (1998), II (2004)9 và III (2008), chúng ta đã có những Chủ

đề/Tiểu ban riêng thảo luận về làng xã về nông thôn và nông nghiệp Việt Nam Điều này cho thấy, vai trò và vị trí của làng xã có ý nghĩa như thế nào trong việc tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam

Làng xã ở Việt Nam cũng được nhiều nhà Việt Nam học ở nước ngoài quan tâm nghiên cứu: Từ góc nhìn này, chúng ta thấy, đã có nhiều công trình

của các học giả nước ngoài nghiên cứu, thảo luận về làng xã ở Việt Nam, về người nông dân, về kinh tế nông nghiệp Trong những năm 60 (thế kỷ XX),

Tân-Kim Sơn-Ninh Bình cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 - 1997 và Cơ cấu tổ chức xã hội - tôn giáo trong một số làng công giáo ở Kim Sơn - Ninh Bình nửa sau thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 - 1999

9

Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ II (2004) không có tiểu ban hay chủ đề về làng xã và nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Trang 20

các nhà Việt Nam học người Mỹ, đã trực tiếp nghiên cứu về làng xã ở Nam

Bộ Việt Nam Trước hết, phải kể tới hai công trình nghiên cứu về làng Khánh Hậu ở Nam Bộ đó là: (Làng ở Việt Nam) (G C Hickey, 1964), và James B

Hendry viết: The (Thế giới nhỏ của Khánh Hậu) (1964)

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những nghiên cứu khác của các nhà Việt Nam học quốc tế quan tâm tới làng xã ở Việt Nam, tiếp cận dưới nhiều góc

độ, bằng nhiều phương pháp và chọn đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau Trong nội dung này, chúng tôi không thể bao quát hết những thành tựu và tâm sức của các nhà nghiên cứu quốc tế đã dành cho làng xã Việt Nam Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ nhấn mạnh tới những đóng góp của họ trong một nghiên cứu riêng

- Nói đến tư liệu thành văn, mức trữ lượng của từng làng đều khác nhau,

có làng nhiều làng ít Trong nghiên cứu của chúng tôi, Hữu Bằng là một làng còn lưu giữ được khá nhiều tư liệu, trong đó có thể kể tới như: văn bia, minh chuông, khánh, hoành phi, câu đối, hương ước cổ, sắc phong, thần tích, trong

từ đường các dòng họ và trong tư gia thì có nguồn tư liệu gia phả (sử của dòng họ) - đó là những tư liệu cổ bản10 Bên cạnh các nguồn tư liệu nêu trên, chúng tôi còn khai thác được nhiều nguồn tư liệu là chữ Quốc ngữ biên chép,

thống kê về làng Hữu Bằng trong thời gian gần đây như: Hữu Bằng xã chí của tác giả Đỗ Nhật Tân, Khoán ước xã Hữu Bằng (thời Cải lương hương

chính), nguồn tư liệu bản đồ địa chính của xã Hữu Bằng (1965, 1986), các bản báo cáo thường niên của UBND xã Hữu Bằng về tình hình kinh tế - xã hội qua các kỳ thống kê hoặc tổng điều tra, tư liệu sưu tầm, biên chép riêng

của cá nhân (tư sử) dựa trên sở thích viết về dòng họ, về làng Hữu Bằng

Các nguồn tư liệu này, mức độ xác tín của chúng đều khác nhau, nhưng khả năng tổng hợp và sự bổ khuyết cho nhau sẽ giúp chúng tôi nhìn nhận vấn đề khách quan hơn

10

Một hạn chế về tư liệu của chúng tôi trong Luận văn này là nguồn tư liệu địa bạ, mặc dù đã rất cố gắng và mong đợi, nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa tìm được địa bạ của Hữu Bằng

Trang 21

Trường hợp làng Hữu Bằng, trước khi chúng tôi thực hiện đề tài này, đã

có một số công trình tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán và kiến trúc,

nhưng chưa toàn diện hoặc chỉ tìm hiểu một khía cạnh nhất định, như: Sơn

Tây tỉnh địa chí, của tác giả Phạm Xuân Đô (1941), trong đó cũng có giới

thiệu về Hữu Bằng là một làng có nghề dệt truyền thống Năm 1980, tác giả

Đỗ Nhật Tân đã hoàn thành cuốn Hữu Bằng xã chí, với những nỗi niềm nhớ

quê hương Hữu Bằng vô bờ khi tác giả đang sống ở Sài Gòn mà viết về quê nhà, đó là những ghi chép và mô tả ngắn gọn về các mặt hoạt động của Hữu Bằng trên nhiều phương diện như: kinh tế, văn hóa, xã hội Trong nghiên cứu của chúng tôi đã thừa kế được nhiều thông tin từ sách này Theo ghi chép trong sách, tác giả cho biết: “cuốn sách này chép từ xưa đến năm 1944”11

Tiếp cận trên phương diện xã hội học, trong công trình Chợ quê trong quá

trình chuyển đổi (Chợ Quê in transition), của tác giả Lê Thị Mai (2004), tác

giả đã chọn mẫu ba chợ, ở ba không gian khác nhau để nghiên cứu, đó là Chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm-Hà Nội), chợ Thổ Tang (Vĩnh Phúc) và chợ Hữu Bằng (Thạch Thất-Hà Tây) Trong đó, tác giả cũng giới thiệu về làng Hữu Bằng và chợ Hữu Bằng là một trong ba đối tượng nghiên cứu chủ yếu của công trình Qua đây, chúng tôi cũng đã kế thừa được phần nào về tư liệu và những đóng góp của tác giả Nhưng, bên cạnh đó, chúng tôi cũng có một số lưu ý đối với công trình12 Năm 2005, Huyện ủy Thạch Thất viết Địa chí

huyện Thạch Thất, trong mục địa chí các xã thị trấn, cũng có giới thiệu giản

lược về Hữu Bằng Năm 2006, tác giả Phan Chí Thành đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Dân Tộc học, mã số 62 22 70 01, tại cơ sở

đào tạo Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG HN, với đề tài:

tôi sẽ nói rõ hơn về chợ Nủa trong Chương II của nội dung luận văn

Trang 22

Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện Thạch Thất - tỉnh Hà Tây Tác giả đã nghiên cứu về một số dòng họ

tiêu biểu ở vùng Thạch Thất, trong đó, một số dòng họ ở Hữu Bằng cũng

được tác giả nhắc tới trong Luận án, nhưng chưa đầy đủ và phản ánh hết về các dòng họ ở nơi đây13 Năm 2007, tác giả Đặng Văn Biểu đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ ngành Văn hóa học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

với đề tài: Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng Hữu Bằng (huyện Thạch Thất

- tỉnh Hà Tây) Luận văn này chủ yếu tìm hiểu về đình làng Hữu Bằng về các

giá trị kiến trúc, mỹ thuật và tín ngưỡng thờ thành hoàng Gần đây nhất, năm

2008, tác giả Phùng Việt Hùng (chủ biên), đã viết cuốn sách Danh thần,

danh nhân đất Nủa, cuốn sách viết về lịch sử và văn hóa truyền thống của

nhiều làng Nủa (như chúng tôi đã giới thiệu ở Chương I), trong đó có giới

thiệu về làng Hữu Bằng, nhưng chưa thể cung cấp thêm cho nghiên cứu của chúng tôi điều gì Và năm 2009, tác giả Phạm Đức Hân đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử chuyên ngành Khảo Cổ học, mã sỗ 60 22

60, tại Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG HN, với đề tài: Cụm

di tích đình-chùa Hữu Bằng (Hà Tây) kiến trúc và điêu khắc Nếu như công

trình của tác giả Đặng Văn Biểu như vừa nêu chỉ nghiên cứu về ngôi đình làng Hữu Bằng, thì tác giả Phạm Đức Hân đã nghiên cứu cả cụm di tích đình

và chùa (nhưng lại bỏ qua văn chỉ của Hữu Bằng, vì cụm/quần thể di tích này gồm đình, chùa và văn chỉ) Công trình của tác giả Phạm Đức Hân đã khảo cứu khá dày công về kiến trúc, điêu khắc của đình và chùa Hữu Bằng Nên chúng tôi đánh giá rất cao những nghiên cứu của tác giả Phạm Đức Hân hơn những nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Biểu

Từ những khái quát vừa nêu, chúng tôi khẳng định rằng đề tài: Làng

Hữu Bằng : Quá trình hình thành và phát triển mà chúng tôi chọn làm đối

tượng nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ tại cơ sở đào tạo IVIDES - VNU, là một đề tài mới, có sự kế thừa các công trình trước đó nhưng không

13

Luận án hiện đang lưu tại Thư viện Quốc gia, mã số ký hiệu: LA 04 12208

Trang 23

trùng lặp với những nghiên cứu đã công bố Hơn nữa, đề tài Luận văn Thạc sĩ

mà chúng tôi đã hoàn thành là một công trình toàn diện nhất, đầy đủ nhất về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội làng Hữu Bằng, điều mà trước nay chưa có công trình nào bao quát hết các vấn đề, xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại và tương lai của làng Hữu Bằng Đó cũng là mục đích và kết quả mà nghiên cứu của chúng tôi đã tiếp cận và hoàn thành

4 Nguồn tư liệu

Chúng ta có thể coi làng là một “thư viện” tàng trữ nhiều nguồn tư liệu

khác nhau qua các thời kỳ, có tư liệu thành văn, tư liệu truyền miệng (oral

history), tư liệu ảnh và sử liệu vật thật

- Nói đến tư liệu thành văn, mức trữ lượng của từng làng đều khác nhau,

có làng nhiều làng ít Trong nghiên cứu của chúng tôi, Hữu Bằng là một làng còn lưu giữ được khá nhiều tư liệu, trong đó có thể kể tới như: văn bia, minh chuông, khánh, hoành phi, câu đối, hương ước cổ, sắc phong, thần tích, trong

từ đường các dòng họ và trong tư gia thì có nguồn tư liệu gia phả (sử của dòng họ) - đó là những tư liệu cổ bản14 Bên cạnh các nguồn tư liệu nêu trên, chúng tôi còn khai thác được nhiều nguồn tư liệu là chữ Quốc ngữ biên chép,

thống kê về làng Hữu Bằng trong thời gian gần đây như: Hữu Bằng xã chí của tác giả Đỗ Nhật Tân, Khoán ước xã Hữu Bằng (thời Cải lương hương

chính), nguồn tư liệu bản đồ địa chính của xã Hữu Bằng (1965, 1986), các bản báo cáo thường niên của UBND xã Hữu Bằng về tình hình kinh tế - xã hội qua các kỳ thống kê hoặc tổng điều tra, tư liệu sưu tầm, biên chép riêng

của cá nhân (tư sử) dựa trên sở thích viết về dòng họ, về làng Hữu Bằng

Các nguồn tư liệu này, mức độ xác tín của chúng đều khác nhau, nhưng khả năng tổng hợp và sự bổ khuyết cho nhau sẽ giúp chúng tôi nhìn nhận vấn đề khách quan hơn

- Đối với tư liệu truyền miệng, phỏng vấn, hồi cố, đó có thể là những ký

ức về thời kỳ là xã viên của HTX dệt may Hữu Bằng, về tục lệ của xóm làng

cổ truyền, về đình đám và lễ hội dân gian, về sinh hoạt dòng họ theo hồi ức

14

Một hạn chế về tư liệu của chúng tôi trong Luận văn này là nguồn tư liệu địa bạ, mặc dù đã rất cố gắng và mong đợi, nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa tìm được địa bạ của Hữu Bằng

Trang 24

của các cụ cao niên hay những sự kiện đã từng xảy ra trong làng mà họ đã trực tiếp chứng kiến hoặc do được nghe kể lại Bất kỳ một chi tiết nào Luận văn đề cập tới, trong điều kiện không có tư liệu thành văn, chung tôi đều vận dụng hết kỹ năng trong nghiên cứu để khai thác thông tin bằng cách tiếp cận phỏng vấn hoặc cố gắng ghi chép những mẩu truyền, lời kể của nhân dân, qua đó kiểm chứng nhiều lần để chuyển thành tư liệu Những dạng thức này, chúng ta sẽ gặp trong Luận văn khi chúng tôi trích dẫn hoặc đưa vào sử dụng trong nội dung dưới dạng thể hiện như: truyền thuyết kể rằng, các cụ kể rằng, nhân dân cho biết, theo các cụ cao niên truyền lại

- Ngoài ra, góp phần vào sự thành công của Luận văn, còn phải kể tới các

nguồn tư liệu thành văn là các bộ chính sử: Lịch triều hiến chương loại chí,

Đồng Khánh địa dư chí, Đại Việt địa dư toàn biên, Đại Nam nhất thống chí các công trình đã tìm hiểu về Hữu Bằng trong thời gian gần đây, các

sách địa chí viết về vùng Sơn Tây - Xứ Đoài, như Sơn Tây tỉnh chí (1941),

Địa chí huyện Thạch Thất (2005) Tài liệu ở các kho lưu trữ như: Trung tâm

Lưu trữ Quốc gia I, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện Sử học, các sách chuyên khảo viết về làng xã, các bài nghiên cứu về làng xã đăng trên các tạp chí chuyên ngành, cùng nhiều nguồn tài liệu khác chúng tôi đã

được thừa kế và xem đó là những quan điểm, những lý thuyết gợi mở hay

định hướng trong nghiên cứu

5 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Như đã nói ở trên, làng Hữu Bằng, trong nghiên cứu của chúng tôi là

một nghiên cứu trường hợp (Case studies) - một làng cụ thể (Hữu Bằng là

đơn vị hành chính nhất xã, nhất thôn) Nó hoàn toàn không phải là một xã, một vùng hay một huyện gồm nhiều làng hợp thành, và càng không phải chỉ

là nghiên cứu về một lĩnh vực như: biến đổi kinh tế, văn hóa truyền thống, sinh hoạt lễ hội hay tổ chức dòng họ của nhiều làng trong một xã, một vùng, một huyện Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là không gian làng Hữu Bằng (thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội ngày nay) - một thực thể xã hội, trong đó nó hàm chứa nhiều yếu tố cấu thành như: Cảnh quan môi trường tự nhiên; Các hoạt động kinh tế, bao gồm: Nông nghiệp,

Trang 25

tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ; Tổ chức xã hội trong làng; Các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng cùng nhiều nội dung khác Các yếu tố này hợp chỉnh và cấu thành nên làng Hữu Bằng, chúng luôn luôn vận

động, có sự liên kết và tác động qua lại Đó là thực tế đã và đang tồn tại ở Hữu Bằng mà yêu cầu Luận văn của chúng tôi phải quan tâm

- Tìm hiểu về làng Hữu Bằng, phương pháp nghiên cứu đặt ra đối với Luận văn là không chỉ đơn thuần tiếp cận đối tượng bằng ưu thế của một chuyên ngành hẹp, mà hơn bao giờ hết, nhằm giúp công trình thể hiện được

sự bao quát đầy đủ và nhận thức sâu về Hữu Bằng, chúng tôi phải vận dụng những ưu thế trong nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó sự lựa

chọn phương pháp tiếp cận liên ngành (Interdisciplinary studies) sẽ là hiệu

quả nhất, đó là: Lịch sử, Dân tộc học, Xã hội học, Văn hóa học với các phương pháp như: phương pháp hồi cố, phương pháp phân tích và so sánh văn bản, phương pháp thống kê, phương pháp lôgíc, phương pháp phỏng vấn xã hội học, phương pháp quan sát, phương pháp tham gia vận dụng phương

pháp khai thác hệ thống thông tin địa lý mặt đất (Geo-Information System -

GIS) của khoa học địa lý, bằng việc đối chiếu, so sánh các bản đồ qua các thời kỳ để nhận diện sự phát triển của Hữu Bằng Và xem làng Hữu Bằng như một không gian văn hóa động, mà trong đó, chủ thể là những cư dân sống trong làng luôn tác động đến khách thể của họ là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các hoạt động kinh tế, sự tương tác của làng Hữu Bằng

với các làng xã xung quanh theo cách hiểu liên làng (Inter-Villages)

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, ảnh minh họa và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 5 chương:

Chương I: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, không gian kinh tế - xã hội,

dân cư và những thay đổi địa giới hành chính

Trong phần này, người viết tập chung giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm

địa hình, nguồn tài nguyên, các không gian: tự nhiên, xã hội và kinh tế, nguồn gốc dân cư và không gian hành chính của làng Hữu Bằng từ xưa tới

nay Các mục như: Vị trí địa lý; Điều kiện tự nhiên (khí hậu, tài nguyên),

người viết thừa kế những kết quả nghiên cứu đi trước để làm giàu thông tin

Trang 26

của Chương I Nhưng bên cạnh đó, người viết cũng cố gắng tập hợp tư liệu

và nhấn mạnh vào một số mục như: Cảnh quan; Không gian kinh tế - xã hội;

Dân cư và Địa giới hành chính Do vậy, nội dung là những kết quả khái quát

nhất trên các mặt vừa nêu để làm cơ sở dẫn dắt vấn đề vào các nội dung ở những chương tiếp theo

Chương II: Các hoạt động kinh tế

Hữu Bằng là môt làng “đa nghề”, năng động trong tư duy kinh tế, và là một “trung tâm kinh tế” của vùng, có nông, công, thương, dịch vụ Do đó, tác giả cố gắng bao quát và trình bày cụ thể, đầy đủ, tìm hiểu những biểu hiện riêng của từng bộ phận kinh tế và không quên tìm ra những tương tác,

bổ trợ lẫn nhau giữa ba bộ phận kinh tế này Kết quả của Chương II, sẽ góp

phần chứng minh Hữu Bằng là một làng phát triển mạnh về kinh tế, đa ngành, đa nghề vào loại bậc nhất của vùng (huyện) - xứng đáng là điểm sáng

về kinh tế

Chương III: Sinh hoạt văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng

Làng Hữu Bằng - một làng “văn”, có đình, chùa, văn chỉ và nhiều đền miếu, trong đó đình, chùa và văn chỉ tạo thành một quần thể di tích khang trang, linh thiêng Các lễ tiết liên quan tới sản xuất nông nghiệp, những tục dân vẫn được bảo lưu và thực hành, người dân sống trọng các giá trị văn hóa truyền thống Do đó, bức tranh văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng của làng vẫn lung linh nhiều màu sắc Trong điều kiện của một làng quê phát triển mạnh

về kinh tế, nhiều quan hệ xã hội đang đổi thay, nhưng Hữu Bằng vẫn giữ

được vốn văn hóa truyền thống, không những thế nó còn được phát huy và nuôi dưỡng Tìm hiểu và đưa ra những kết luận khoa học cho bức tranh văn hóa vừa cổ truyền xen lẫn sự biến đổi, thách thức và hiện đại là nội dung của

Chương III mà tác giả muốn trình bày

Chương IV: Tổ chức xã hội

Là một làng nhất xã nhất thôn trong suốt quá trình hình thành và phát triển Ngày nay, dân số và mật độ dân cư của Hữu Bằng đông nhất huyện, nguồn gốc dân cư đa dạng và hội lưu từ nhiều vùng xa, gần Tổ chức xã hội của Hữu Bằng cũng mang những nét tương đồng so với bao làng xã khác ở

Trang 27

châu thổ Bắc Bộ Từ chức dịch, sắc mục, hương ước, khoán ước, gia đình và dòng họ đến phường hội, xóm ngõ - địa vực cư trú và giáo dục, khoa cử các

nội dung đó, chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ trong Chương IV của Luận văn,

với mong muốn phục dựng lại diện mạo tổ chức xã hội của làng Hữu Bằng trong lịch sử cũng như những gì đang diễn ra ngày nay

Chương V: Làng Hữu Bằng trong xu thế đô thị hóa và khả năng phát triển trong tương lai

Mặc dù không phải làng nằm ven đô hay nằm trong khu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhưng trong quá trình khảo sát làng Hữu Bằng, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh dáng dấp của một làng quê thanh bình, Hữu Bằng còn mang những dấu hiệu của quá trình đô thị hóa nông thôn - một sự chuyển mình từ “làng lên thị tứ” Điều đó được thể hiện qua những sắc thái như: Sinh hoạt văn hóa; sự phát triển của thương nghiệp và dịch vụ tỷ

lệ nghịch với sự thu hẹp của kinh tế nông nghiệp; không gian và cảnh quan làng xã với xu thế tất yếu đó, tương lai của Hữu Bằng sẽ còn thay đổi nhiều

hơn nữa Chúng tôi hy vọng rằng, nội dung của Chương V, sẽ là một cố gắng

mới của Luận văn góp phần vào nhận diện sự chuyển mình của làng xã Việt Nam trong giai đoạn Đổi mới và hội nhập

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Làng Hữu Bằng: Quá trình hình thành

và phát triển” tác giả đã cố gắng với tinh thần tập trung cao, làm việc

nghiêm túc, mặc dù vậy cũng không thể tránh khỏi những hạn chế Chúng tôi rất mong các Thầy, Cô các nhà khoa học và quý bạn đọc đóng góp ý./

Trang 28

Chương 1

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cảnh quan, không gian

kinh tế-xã hội, dân cư và những thay đổi

địa giới hành chính xã hữu bằng

I Vị trí địa lý, địa hình, điều kiện tự nhiên và cảnh quan

1 Vị trí địa lý và địa hình

1.1 Vị trí địa lý

Làng Hữu Bằng cách huyện lỵ Thạch Thất khoảng 4km, đi xuôi theo hướng Đông - Nam và nằm sát tỉnh lộ 80 - tức Quốc lộ 21A, và có phương hướng định vị ranh giới như sau: phía Đông giáp thôn Vĩnh Lộc (xã Phùng Xá), phía Tây giáp thôn Thái Hòa (xã Bình Phú), phía Nam giáp Phú ổ (xã Bình Phú), phía Bắc giáp hai xã Canh Nậu, Dị Nậu Trong nội dung này, chúng tôi chưa có tọa độ địa giới hành chính riêng của Hữu Bằng, nhưng bằng tọa độ địa lý của huyện Thạch Thất cũng có thể giúp chúng ta hình dung phần nào, huyện Thạch Thất có tọa độ địa lý như sau: “Nằm ở phía Tây

- Bắc của Thủ đô Hà Nội, ở tọa độ địa lý từ 20058'23'' đến 21006'10''Vĩ độ Bắc, từ 105037'54'' đến 105038'22" Kinh độ Đông, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40km Cực Bắc là làng Kim Đạ (xã Cẩm Yên), cực Nam là làng

Đồng Táng (xã Đồng Trúc), khoảng cách hai cực Nam - Bắc là 22km, cực

Đông là làng Bùng (xã Phùng Xá), cực Tây là thôn 10 (xã Thạch Hòa), khoảng cách hai cực Đông - Tây là 16km”15 (xem bản đồ 1, 2 và 3)

1.2 Địa hình

15 Huyện ủy huyện Thạch Thất Địa chí huyện Thạch Thất, Thạch Thất, 2005, tr 29

Trang 29

Vùng địa hình Hữu Bằng - Thạch Thất theo như mô tả của các nhà

địa lý học, nó nằm trên rìa đồng bằng, thuộc đường giới hạn địa lý và

bờ bao phía Tây của địa hình châu thổ Bắc Bộ Quy ước đó, đã được các

nhà địa lý học phân ranh giới như sau: “Từ Bất Bạt, ranh giới phía Tây

đồng bằng sông Hồng đi theo chân các núi Ba Vì, Viên Nam, Đồi Bù xuống Xuân Mai, rồi tiếp theo chân các núi đá vôi qua Chợ Bến, Đục Khê, Đoạn Vỹ, vòng lên Lạc Thủy rồi xuống Nho Quan, Rịa, từ đó đi ra

Cũng theo kết quả của nhà nghiên cứu địa lý Vũ Tự Lập, vùng Hữu Bằng - Thạch Thất nằm trên địa hình châu thổ có cao trình trên 3m so với mặt nước biển, và thuộc khu vực có lịch sử phát triển từ 2.700 đến

4.000 năm (xem bản đồ 4, 5 và 6)

Chúng tôi cũng đồng ý với những quan sát và mô tả địa lý của Phạm Xuân Đô, ông đã chia địa hình vùng này thành hai nửa: Nửa phía Tây - Nam địa hình có đặc trưng là nhiều đồi núi thấp; Nửa phía Đông - Bắc,

địa hình thiên về đồng bằng: “Về địa thế, tỉnh Sơn Tây có thể chia làm

hai phần, nếu kẻ một đường thẳng từ xã Yên Kỳ thuộc huyện Bất Bạt

đến xã Đông La hạ thuộc phủ Quốc Oai, ta sẽ thấy hai khu vực khác nhau: 1 Khu Tây Nam có nhiều đồi núi đất xấu; 2 Khu Đông Bắc là

đồng bằng có đồng ruộng phì nhiêu Khu Tây Nam: Khu này gồm phần

lớn huyện Bất Bạt, già nửa huyện Tùng Thiện và một phần nhỏ huyện Thạch Thất và phủ Quốc Oai Vùng này có nhiều đồi, núi, đất xấu và lẫn đá ong, không khác gì tỉnh Phú Thọ, dân cư lại thưa thớt và ở chung

đụng với người Mường Gia dĩ khí hậu một vài vùng cũng không được

lành, nhân dân thường mắc bệnh sốt rét, ngã nước [ ] Khu Đông Bắc:

Khu này gồm một phần các huyện Bất Bạt và Tùng Thiện, toàn hạt Quảng Oai và Phúc Thọ, gần hết các hạt Thạch Thất và Quốc Oai, tức là các nơi ở bờ dọc ba con sông Đà Giang, Hồng Hà và Tích Giang Đất phần nhiều có phù sa nên rất tốt Dân cư đông đúc, khí hậu lành, giao

16

Vũ Tự Lập (Chủ biên) Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, tr 7

17 Phạm Xuân Đô Sơn Tây tỉnh địa chí, (Nhà in Du Nord) Hà Nội, 1941, tr 26

Trang 30

Giống như những mô tả của Phạm Xuân Đô, trong Địa chí huyện

Thạch Thất cũng phân lập địa hình nơi đây thành hai tiểu vùng mang

những nét khác nhau: “Sông Tích chảy qua huyện Thạch Thất theo hướng Tây Bắc-Đông Nam phân giới huyện thành hai vùng có địa chất,

địa tầng khác nhau Vùng tả ngạn sông (đồng bằng), có lịch sử kiến tạo

địa chất giống các vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm các xã: Phùng Xá, Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Xá, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu, Phú Kim, Hương Ngải, Đại Đồng, Liên Quan Vùng này có diện tích 4.300,53ha (chiếm 36% diện tích tự nhiên huyện) Nhìn chung, đồng bằng tương đối bằng phẳng có độ cao trung bình từ 7 đến 10m, nơi thấp nhất từ 4 đến 5m như đầm Săn (Thị trấn Liên Quan), đầm Bùi (Dị Nậu) Vùng hữu ngạn sông Tích là vùng đồi gò gồm các xã: Cẩm Yên, Lại Thượng, Bình Yên, Kim Quan, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Cần Kiệm, Thạch Hòa là nơi có lịch sử kiến tạo địa chất phức tạp, đan xen nhiều quá trình từ Kỷ Nguyên sinh đến Kỷ Đệ tam Vùng này có diện tích 7648,31ha, chiếm 64% diện tích tự nhiên của huyện Địa hình vùng

đồi gò không bằng phẳng, những đồi gò cao từ 10m đến 15m, nghiêng

có nhiều đồi gò tương đối rộng như đồi Bồng, Vạn, Bảy, Đồng Tôm (xã

ủy ban Nhân dân huyện Thạch Thất - ủy ban Nhân dân xã Hữu Bằng Báo cáo thuyết minh

tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2006 - 2015 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2006 - 2010), Hữu Bằng, tháng 12-2006, tr 5

Trang 31

Vùng đất Hữu Bằng - Thạch Thất cũng nằm trong đới khí hậu và mang những đặc điểm chung của khí hậu vùng châu thổ Bắc Bộ20, đó là khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, trong một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và

mùa khô Sách Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Sơn Tây có chép về khí

hậu vùng này như sau: “Khí hậu trong một năm, cũng giống tỉnh Hà Nội Việc nông mỗi năm hai vụ, nhưng đất gần núi rừng, nên chất đất nhiều cát sỏi và xấu; ruộng vụ chiêm cấy mãi đến cuối tháng Giêng, ruộng vụ mùa cấy mãi đến cuối tháng 8, so với các tỉnh miền Đông, miền Nam thì có phần muộn Các huyện về thượng du, khí hậu uất kết, thường hay mưa dầm; khí lạnh cũng sớm hơn nơi khác; tháng 3 và tháng 9 khí lam chướng rất nặng”21 Trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất của ủy ban Nhân dân (UBND) xã Hữu Bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng đã khái quát những đặc trưng của khí hậu nơi đây như sau: “Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành hai mùa khá rõ rệt: mùa Hè (từ tháng 4 đến tháng 10) nóng ẩm và mưa nhiều Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) khô lạnh, ít mưa Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23,80C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 16,60C (vào tháng 1) Nhiệt độ cao nhất trung bình 28,70C Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.464 giờ Lượng

mưa và bốc hơi: Lượng mưa bình quân năm là 1.753mm, phân bố trong năm

không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tháng lớn nhất

có thể tới 568mm Mùa khô từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 1 và 2 Lượng

bốc hơi: bình quân năm là 989mm, [ ] Độ ẩm không khí trung bình năm là

84% Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, tuy nhiên, chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn

Gió: hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông - Bắc từ tháng 11

đến tháng 3 năm sau Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió

Đông - Nam và gió Tây - Nam”22

20

Để hiểu rõ hơn khí hậu của vùng châu thổ Bắc Bộ, có thể tham khảo thêm: Nguyễn Đức

Ngữ-Nguyễn Trọng Hiệu Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội, 2004, tr 250, 251 Và Phạm Ngọc Toàn-Phan Tất Đắc Khí hậu Việt Nam Nxb

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1993, tr 168-176

21

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí tập IV Nxb Thuận Hóa, Huế, 1992, tr 202

22

ủy ban Nhân dân huyện Thạch Thất - ủy ban Nhân dân xã Hữu Bằng Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch

sử dụng đất thời kỳ 2006 - 2015 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2006 - 2010), Hữu Bằng, tháng 12-2006, tr 5, 6

Trang 32

Trong phạm vi rộng hơn, sách Địa chí huyện Thạch Thất, đã khái quát

các điều kiện thời tiết, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên của khu vực này bằng những chỉ số, số liệu cụ thể dựa trên kết quả của trạm khí tượng thủy văn Sơn Tây như sau:

- Mùa Hè: “Từ tháng 5 đến tháng 10 [ ], nhiệt độ trung bình từ 270C đến 28,50C [ ] Thạch Thất là vùng trung du nằm sâu ở đồng bằng và biển, do đó

ảnh hưởng trực tiếp của bão cũng ít hơn, bão đổ bộ vào cường độ gió thấp, thường chỉ cấp 8-9 Ngược lại, địa bàn của huyện (qua tỉnh Hòa Bình là đến Lào) nên ảnh hưởng mạnh của gió Lào, thông thường một năm có từ 15 đến

20 ngày gió Lào thổi sang từ tháng 5 đến tháng 7 làm nhiều đợt”23 Mùa

Đông: “Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau [ ] Nhiệt độ trung bình

mùa Đông từ 170C đến 210C”24

- Hướng gió: “Mùa Đông, đặc trưng là gió mùa Đông - Bắc, thổi từ phía

Bắc xuống, gió hoạt động từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau Mùa

Hè, chủ yếu là sự hoạt động của gió Đông - Nam thổi từ biển vào, độ ẩm cao

và mát, gió Đông - Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10”25

- Mây và nắng: “Lượng mây và giờ nắng bị chi phối bởi từng mùa trong năm, [ ]: Mùa Đông, từ tháng 11, 12 đến tháng 1 năm sau là thời kỳ hanh

khô Lượng mây ít (từ 6 đến 10%) trời quang, nhiều ngày nắng (giờ nắng trong một tháng từ 150 đến 160 giờ) [ ] Từ tháng 2 đến tháng 3 gió mùa

Đông nhiều, thời tiết xấu kèm theo mưa phùn, trời u ám lượng mây tương đối lớn, số ngày âm u lên tới 20 đến 25 ngày trong một tháng, tháng 2 và tháng 3

lượng mây nhiều nhất trong năm, làm giảm giờ nắng còn 50 giờ/ tháng Mùa

Hè, trung bình lượng mây từ 7 đến 8/10 (ngày dài, lượng giờ nắng cao trong

tháng, khoảng 200 giờ/tháng), nắng chói chang vào tháng 6, 7, 8”26 (xem bảng 1)

Trang 33

Bảng 1 Số giờ nắng trung bình của từng tháng trong năm27

(Theo số liệu thống kê của Trạm thủy văn, khí tượng Sơn Tây)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng Giờ nắng 100 58 52 92 201 152 211 186 181 175 136 117 1.611

- Nhiệt độ: “Mùa Hè, nhiệt độ trung bình trong tháng khoảng 250C, các tháng nóng nhất là 6, 7, 8 nhiệt độ trung bình hơn 280C (tháng nóng nhất lên tới 320C) Sự giao động nhiệt độ trong các tháng Hè không lớn lắm (1,50C), chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng nhỏ, từ 60 đến 80C Mùa Đông, nhiệt độ biến động phụ thuộc vào sự biến động của gió mùa Đông - Bắc, nhiệt độ trung bình trong mùa là 200C […] Nhiệt độ giảm dần từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tháng 2, 3 thường rét đậm, nhiệt độ xuống thấp nhất Xen kẽ những ngày lạnh thường có gió Đông - Nam làm nhiệt độ

ấm lên khoảng gần 300C Khoảng giữa tháng 12, 1, thời tiết khô hanh, nhiệt

độ thay đổi lớn giữa ngày và đêm (biên độ hơn 100C), vào cuối Đông (tháng

2, 3) thời kỳ gió Đông - Bắc kèm mưa phùn nhiệt độ thấp nhưng ổn định (giao động ngày đêm từ 5 - 70C), nhiệt độ xuống thấp nhất vào thời kỳ này trong năm, làm cho chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 11 đến 130C, nhiệt độ tối cao và tối thấp tuyệt đối chênh lệch hơn nhau 70C”28

- Chế độ mưa: “Phía Tây và Tây - Nam có dãy núi Ba Vì và Viên Nam

che chắn nên lượng mưa hàng năm tương đối lớn (so với các huyện trong tỉnh), trong năm có từ 125 đến 135 ngày mưa, trung bình năm là 1.704mm Lượng mưa phân bổ không đều trong năm (cả cường độ mưa và ngày mưa)

Mùa mưa, chủ yếu tập trung vào mùa Hè, từ tháng 5 đến tháng 10 khoảng

1.500mm chiếm 87,5% lượng mưa cả năm, nhưng lại không phân đều trong các tháng, tháng 8 lượng mưa thường cao nhất trên 300mm, chiếm hơn 20% lượng mưa cả năm, số ngày mưa cũng cao nhất trong năm Số ngày mưa

trong mùa khoảng trên 70 ngày, bằng 55% số ngày trong năm [ ] Mùa khô,

từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, số ngày mưa cũng không giảm

Trang 34

nhiều, nhưng lượng mưa nhỏ (mưa phùn) chiếm 12,5% lượng mưa cả năm”29(xem bảng 2)

Bảng 2 Lượng mưa trung bình hàng tháng tại huyện Thạch Thất30

lượng mưa nhỏ nhưng kéo dài nhiều ngày, độ ẩm cao đạt tới 90%, từ tháng 4

đến tháng 10 mặc dù mưa, nhiệt độ cao, nhưng độ ẩm cũng không chênh lệch lắm đạt 85%, đặc biệt trong mùa Hè khi có gió Lào thổi về với đặc điểm khô, nóng làm độ ẩm rất thấp từ 60% đến 65% Từ tháng 11 đến tháng 12, trời lạnh, hanh độ ẩm cũng thấp hơn bình quân trong năm”31

2.2 Tài nguyên thiên nhiên

a Tài nguyên nước

Làng Hữu Bằng không có đầm hồ hay sông ngòi chảy qua, do vậy, nguồn nước mặt chính là ao nội làng Theo kết quả thống kê từ bản đồ địa chính năm 1965 của xã Hữu Bằng, chúng tôi thấy có 57 cái ao lớn nhỏ các loại, đến bản đồ địa chính năm 1986, số ao hồ trên giảm xuống còn 30 cái,

đến thời điểm năm 2009, trong làng chỉ còn khoảng hơn 10 cái ao và chúng

đang trong tình trạng bị nhân dân san lấp, lấn chiếm Hiện nay, Hữu Bằng có tổng số 8 cái giếng công cộng các loại, một số giếng vào mùa khô thường cạn nước hoặc bị bỏ hoang và để nguồn nước ô nhiễm, duy chỉ có giếng ở xóm Giếng Mát là nguồn nước tốt (tên gọi của giếng đã phản ánh điều đó), giếng này được xây dựng và viện trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ Do vậy, khả năng khai thác nguồn nước ngầm rất hạn chế Hiện nay, chưa có số liệu cụ thể đánh giá về nguồn nước ngầm, nhưng qua thực tế giếng khoan của nhà máy nước cho thấy nước ngầm ở độ sâu 70-80m đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt đời sống nhân dân trong xã Mặc dù vậy, do hệ thống đường ống

Trang 35

dẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho toàn xã, nên một số điểm dân cư thiếu nước sinh hoạt, phải đào giếng sâu tới 15-20m32

b Tài nguyên đất

Xã Hữu Bằng chưa có số liệu về nông hóa thổ nhưỡng Nhưng theo bản

đồ nông hóa thổ nhưỡng toàn huyện tỷ lệ 1/10.000 thì xã chỉ có 1 loại đất là

đất phù sa không được bồi hàng năm Đất phù sa không được bồi hàng năm

ký hiệu (P) là 108,30ha chiếm 60,7% diện tích đất tự nhiên của xã, là sản phẩm phù sa của hệ thống sông Tích, do nằm trong hệ thống đê cao, từ lâu không được bổ sung phù sa mới Hình thái phẫu diện đã phân hóa, đất

thường có màu sắc từ nâu sẫm đến nâu nhạt Về lý tính, phần lớn diện tích

đất có thành phần cơ giới là thịt trung bình, tỷ lệ cấp hạt sét (< 0,002mm) thay đổi từ 28-34% Xuống các tầng đất sâu, tỷ lệ cấp hạt sét tăng lên, thành

phần cơ giới nặng hơn Về hóa tính, đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính

(pHKCL= 5,3-6,4) Đạm tổng số (N%) từ trung bình đến khá (0,17-0,20%) ở tầng mặt, hàm lượng chất hữu cơ (OC%) thay đổi từ trung bình đến khá (1,6-2,0%) Hàm lượng lân tổng số (P2O5) khá (0,10-0,13%), nhưng hàm lượng lân dễ tiêu thấp Hiện tại, đất này đang được sử dụng trồng 2 vụ lúa/1 năm, ở những chân ruộng cao hơn đang trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu (vụ Đông) trong năm, nhưng với diện tích không nhiều33

Trong Địa chí huyện Thạch Thất đã chia đất đại của huyện thành hai

vùng rõ rệt, đó là vùng đồi gò và vùng đồng bằng phù sa34, trong đó Hữu

Bằng nằm trong vùng đồng bằng phù sa: “Vùng đồi gò: (giống như sự phân lập ở mục Địa hình - TG) Diện tích đất đồi gò các xã trên chiếm gần

2.000ha, là đất hình thành từ sự bồi đắp phù sa cổ, đất trồng là sét pha cát với

đặc tính tơi xốp, độ mùn cao rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Trên các đồi gò, là lớp sa thạch và diệp thạch bị phong hóa chủ yếu là hệ đất feralit với đặc tính tơi xốp, thoáng khí, độ mùn kém, đất có pha lớp sỏi, chứa

Tác gải Phạm Xuân Đô trong Sơn Tây tỉnh địa chí cũng mô tả địa chất huyện Thạch

Thất có hai vùng rõ rệt: “Hữu ngạn Tích Giang có nhiều đồi gò Địa chất ở đây lại lẫn sa thạch và đá ong nên giồng giọt không được tốt Trái lại, tả ngạn là một giải đồng bằng (trong đó có xã Hữu Bằng - TG) có đất bồi, đồng ruộng phì nhiêu”, xem Phạm Xuân Đô

Sơn Tây tỉnh địa chí Nhà in Du Nord, Hà Nội, 1941, tr 235

Trang 36

nhiều Caxx, Fexx [ ] làm đất kết von cứng Xen lẫn các đồi gò là những ô trũng, chằm lạch [ ] xưa kia, nay đã được cải tạo để cấy 2 vụ lúa [ ] Trong vùng đồi gò ở các xã: Hạ Bằng, Đồng Trúc, Cần Kiệm còn một số núi cao trên 100m, với độ dốc từ 150 đến 450, cổ xưa là đất feralit phong hóa Vùng

đồng bằng phù sa: (giống như đã phân lập ở mục Địa hình - TG) Đất trồng

được hình thành trên hệ trầm tích nguyên sinh được tích tụ phù sa từ cổ xưa của sông Hồng, sông Đáy, có độ dày từ 0,4 đến 0,6m Đất trồng cơ bản là đất pha sét với những đặc tính là tơi, xốp, độ mùn cao, màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp”35

3 Cảnh quan

3.1 Cảnh quan và không gian trong làng

Các yếu tố như ao hồ, vườn cây, đình chùa, ngõ xóm, chợ làng, rặng tre đã góp phần tô điểm và hợp thành chỉnh thể cảnh quan trong làng Tìm hiểu cảnh quan bên trong làng Hữu Bằng, chúng tôi thấy quá trình quần cư lâu đời đã tạo cho nơi đây một không gian đông đúc, nhà cửa san sát, thậm chí ngày nay đã trở nên chật chội, quỹ đất dành để định cư giãn dân đã chịu một “sức căng” rất lớn về nhu cầu không gian cho nhà

ở và sản xuất Diện tích và không gian tự nhiên, không gian nhân tác tạo bị thu hẹp, để nhường chỗ cho nhu cầu sinh tồn và các hoạt động khác của cư dân trong làng

Làng Hữu Bằng vào khoảng những năm 60 và 80 (thế kỷ XX), không gian trong làng còn rất nhiều ao, hồ, chuôm và lũy tre ven làng Nhưng ngày nay, diện tích ao hồ đã bị thu hẹp quá nhanh, điền dã quanh làng dù có thuộc từng ngõ, từng nhà, nhớ mặt từng người dân, nhưng chúng tôi không thể nhìn thấy ở đâu đó ven làng một lũy tre, nó vốn là cảnh sắc thường thấy của làng quê Việt Nam Lũy tre xanh đã vắng bóng hoàn toàn, chỉ có thể nhận diện lại không gian ao, chuôm và những rặng tre đó thông qua bản đồ địa chính của xã và qua ký ức của

người dân Thật xa xưa, trong Hương khoán của xã Hữu Bằng soạn vào

năm 1891, chúng tôi thấy, trong nội dung bảo vệ an ninh trong thôn

35

Huyện ủy huyện Thạch Thất, sđd, tr 58, 59, 60

Trang 37

xóm có nhắc tới việc tuần phiên canh phòng nếu để mất cây tre, trúc hay gốc măng tre, trúc đều phải bồi thường Chúng tôi đã tiếp cận để lý giải không gian làng Hữu Bằng qua hai bản đồ hiện đang lưu giữ tại UBND xã Hữu Bằng: Bản đồ địa chính năm 1965 và năm 1986 Như đã

,

là, dân số tăng lên, nhu cầu ăn, ở và sản xuất tỷ lệ nghịch với sự thu hẹp của những khoảng đất trống, trong đó ao hồ, lũy tre ven làng là những nơi đầu tiên để họ xâm thực Quan sát trong các bản đồ vừa nêu, ranh giới trong và ngoài làng còn được giới hạn bởi những rặng tre và những con hào nhỏ - làm chức năng phòng vệ và che chắn Điều đó phản ánh rằng, cách ngày nay không xa, cảnh quan của Hữu Bằng còn rất hoang sơ, mộc mạc và tĩnh lặng như trong ký ức về những làng quê thanh bình

mà chúng ta hằng thấy Sự có mặt của hệ cảnh quan ao, chuôm trong làng đã được các nhà nghiên cứu ví nó như những túi nước trợ thời phục

vụ nhu cầu hàng ngày của người dân như: tắm, dặt, phòng chống hỏa hoạn, cân bằng môi trường sinh thái hay cả chức năng bổ trợ cho kinh

tế tiểu nông (thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền)

như: chăn thả cá, vịt, rau muống và các loại bèo phục vụ chăn nuôi Vậy! Phải chăng do địa bàn tụ cư buổi ban sơ quá thấp, trũng mà người dân Hữu Bằng đã đào ao để lấy đất xây nhà, nên đã để lại rất nhiều vết

chân của ngựa Gióng và ngày nay họ lại lấp ao đi cũng để xây nhà P

Gourou đã khái quát về điều này: “ao chiếm vị trí quan trọng trong làng Ta đã thấy mỗi làng có xu hướng đào ao bao quanh làng tạo thành một cái hào bảo vệ Nhưng cũng có nhiều ao bên trong làng; tóm lại đối với người nông dân tiêu chuẩn của sự khá giả là có một cái ao cạnh nhà [ ] Ao còn có công dụng nuôi cá, thả bèo để nuôi lợn [ ], cuối cùng

Hữu Bằng có một quần thể di tích lịch sử-tôn giáo bao gồm: đình,

chùa và văn chỉ liền kề nhau (xem bản đồ 7), trước cửa đình chùa là ao

Trang 38

Sen rộng và thoáng mát Thời kỳ sản xuất của Hợp tác xã (HTX) dệt (1960-1988), khu di tích còn được sử dụng vào làm nhà xưởng và trụ sở của HTX này Ngày nay, khi đã giải thể, những gian nhà xưởng xây gần

kề với đình chùa được sử dụng làm nhà trẻ mẫu giáo Ngoài ra, Hữu Bằng còn nhiều nơi thờ tự khác như: Đền Phú Xuân ở xóm Phú Xuân, Quán Chợ - nằm sát chợ, cũng là nơi gắn với sinh hoạt tế lễ của đình

Và tương ứng với mỗi xóm đều có một ngôi miếu nhỏ, nơi thờ những vị thần cai quản bản thổ của xóm

Không xa so với quần thể di tích đình chùa, chợ Hữu Bằng nằm giữa trung tâm của làng, là nơi trao đổi mua bán hàng hóa trong làng và trong vùng, so với trước kia, ngày nay chợ đã chuyển thành trục đường kinh doanh với nhiều cửa hàng, cửa hiệu cùng các loại hàng hóa, sầm uất, phồn thịnh và hiện đại hơn xưa (chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần sau)

Bám theo trục đường làng là những con ngõ nhỏ, được quy hoạch theo hình xương cá, song cũng không kém phần khúc khuỷu và quanh

co, ngõ này khi đi hết có thể thông sang ngõ khác - vừa tiến vừa thoái

đều được Những đoạn đường làng, những con ngõ nhỏ lát gạch bìa vỉa nghiêng, các cụ kể rằng đó là gạch được mua từ tiền nộp cheo của các

đám cưới trong và ngoài làng (Khoán ước làng Hữu Bằng thời kỳ Cải lương hương chính, trong Lệ hôn thú, Điều 91 có ghi lệ nộp cheo cụ

Mặc dù vậy, ngày nay đường làng, ngõ xóm cũng trở nên chật hẹp và nhiều khi

ách tắc, thậm chí xuống cấp, nguyên do xuất phát từ điều kiện ăn, ở và sản xuất, kinh doanh buôn bán, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường làng

ngõ xóm đã trở nên phổ biến, khiến cho không gian này bị biến dạng,

mà thay bằng hình ảnh của những con xóm ngõ buôn bán, bày các hàng hóa, nhu yếu phẩm la liệt, mang dáng dấp của cảnh quan thị tứ Như đã nói ở trên, làng Hữu Bằng có rất nhiều giếng, gồm giếng đào

và giếng vục Trong không gian làng, giếng cũng đóng vai trò quan

38

Khoán ước xã Hữu Bằng, tr 24, tư liệu Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội, ký

hiệu: HƯ 2776

Trang 39

trọng, thậm chí nó đã ăn sâu vào tâm thức của nhân dân và trở thành

lại là giếng khơi Giếng Bìm là một cái giếng đẹp của làng, có cả truyền thuyết mà ngày nay nhân dân vẫn truyền lại (chúng tôi sẽ trình bày ở phần dưới), trong các dịp tế lễ ở đình và chùa, người ta đã rước kiệu ra giếng Bìm lấy nước để về tế thần thánh

Giếng được coi là cảnh quan, là biểu tượng văn hóa truyền thống của làng, thì sân kho HTX, nhà văn hóa, khu trại chăn nuôi được coi là

những di sản của một thời - thời kỳ xây dựng mô hình hợp tác xã,

phong trào hợp tác xã và làm ăn tập thể Căn cứ theo bản đồ địa chính

(xem ảnh minh họa), đây là nơi diễn ra các hoạt động như thu gom,

phơi thóc lúa sau khi gặt về của xã viên trong HTX nông nghiệp, hay những buổi sinh hoạt văn hóa như chiếu bóng, chiếu văn công (chèo, tuồng) và các hình thức diễn xướng khác của quần chúng Gần với sân

và tăng gia chăn thả gia cầm, gia súc đã giúp cho các xã viên trong HTX nông nghiệp no ấm hơn trong các bữa ăn, khi mà bình quân diện tích đất nông nghiệp trên một đầu người thấp

Khi nói tới không gian làng, chúng ta không thể bỏ qua một thực thể

đó là cổng làng Cùng với những rặng tre rìa làng, cổng làng đã góp phần tạo nên một ranh giới cứng phân chia khu vực nội thôn xóm và ngoại đồng điền Hữu Bằng cũng giống như Mộ Trạch ở xứ Đông ngày nay và Mông Phụ cùng địa hạt, cổng làng là một đơn nguyên không thể thiếu trong không gian làng: “ở Mộ Trạch và Mông Phụ, là hai làng xa

39

Đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ đã lấy hình ảnh của giếng để ví von: Đàn ông nông nổi

giếng khơi, Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu hay Hỡi cô mà thắt bao xanh, Có về Kẻ Nủa với anh thì về, Làng anh có nếp có lề, Có giếng tắm mát, có nghề cửi canh

40

Giếng vục là loại giếng có chu vi rất rộng, thường là hình vuông, đào rất nông, có bậc lên xuống, người lấy nước không cần phải dùng gầu kéo nước Theo bậc lên xuống, người gánh nước trực tiếp vục nước từ giếng xong gánh về, do vậy dân gian gọi là giếng vục Loại giếng này khả năng khơi và lọc mạch nước kém hơn giếng khơi, nên chất lượng nước cũng thấp P Gourou cũng cho chúng ta biết loại giếng này: “giếng phổ biến nhất là một nơi chứa nước tròn không khác gì một cái ao nếu nhìn màu nước, người ta đi xuống bằng bậc xây gạch để múc đầy vào thùng hay vò gánh trên vai; ở đây cấm không được tắm, giặt hay rửa bát”, P Gourou, sđd, tr 243

Trang 40

sông, cổng làng có chức năng kiểm soát các con đường chính đi vào làng từ đường thiên lý hay không gian canh tác, nhằm bảo vệ không gian cư trú Mông Phụ có 5 cổng mang tên của 5 khu hay xóm: Đình,

sang các xã, thôn bên cạnh như: cổng Đông (phía Đông) là lối đi sang thôn Vĩnh Lộc (xã Phùng Xá), cổng Giếng (phía Tây - nơi có Giếng Bìm) đi sang thôn Thái Hòa (xã Bình Phú), hay lối đi ra ngoài đồng (phía Bắc), hướng về xã Dị Nậu (tức cổng Chợ Bò thuộc xóm Chợ Bò),

và đường trục chính vào làng, hướng đi ra Quốc lộ 21A (phía Tây - Nam) (tức cổng Đình) Với một không gian mở như vậy, điều tất yếu phải tính đến việc kiểm soát người ra vào ở nhiều thời điểm Chính vì lẽ

đó, cổng làng ngoài vai trò điểm tô và làm đẹp thêm dáng dấp của một làng quê, nó còn là nơi để canh phòng, kẻ xuất, người nhập, kẻ gian, người ngay góp phần vào giữ gìn trật tự thôn xóm Tương ứng với những trục giao thông chính từ Hữu Bằng sang các làng lân cận, nhân

dân đã xây lên 4 cổng làng như bốn vị trí đã nêu trên Trong Hương

khoán làng Hữu Bằng (1891) cho biết, làng có 4 ngõ, tại các ngõ này

đều đặt điếm canh và Hữu Bằng xã chí cũng mô tả rất rõ không gian, vị

trí các cổng này: “Hữu Bằng có lắm lối đi giao thông, 3 cổng làng đều lắm lối: phía Đông chợ Bò ngoài cổng đường đi Vĩnh Lộc, ra Thày, Gồ, qua sông Đáy rồi đến ốc, Vạng [ ] Phía Nam cổng Đình lối đi một quãng tới đường 21 kép (giáp) Cống Đặng, đi Sơn Tây [ ] Phía Tây cổng Giếng đi Thạch Thất, Sơn Tây, có lối đi vào rừng, ở ngã ba giếng Bìm có lối đi vòng quanh ngoài lũy tre làng qua chợ, đình [ ] ở giếng Bìm còn có lối đi Tam Thôn, Núc, Hiệp Ngoài ba cổng làng, còn có cổng Đông ra ruộng và giáp Vĩnh Lộc; Và cổng Đông Mát phía Bắc ra

Ngày nay, những chiếc cổng này không còn nữa, chỉ có thể nhận biết

nó qua những lời kể của nhân dân Cũng từ vị trí bốn cổng này, người ta

có thể biết được giới hạn trong và ngoài làng, theo nhân dân kể lại, từ

41

Xem: Nguyễn Tùng, Về không gian làng, trong Philippe Papin - Olivier Tessier (Chủ biên) Làng ở vùng

châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngỏ Nxb Lao động - Xã hội, 2002, tr 130

42

Đỗ Nhật Tân Hữu Bằng xã chí, tlđd, tr 5

Ngày đăng: 23/03/2015, 17:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w