1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu sinh hoạt tín ngưỡng của lễ hội chùa Nành - Gia Lâm - Hà Nội

88 919 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 657,24 KB

Nội dung

Lễ hội cũng chính như một nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt, qua đó có thể thấy một tâm hồn Việt Nam trong sáng lành mạnh, một bản lĩnh Việt Nam thể hiện được sự thông minh sáng tạo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN QUANG NINH

TÌM HIỂU SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG CỦA LỄ HỘI CHÙA NÀNH - GIA LÂM - HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 60 22 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN VŨ HẢO

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Ninh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Triết học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Cô giáo Trần Thị Kim Oanh - Chủ nhiệm lớp Cao học K15 của trường, Quý thầy cô đã tiếp thêm nội lực để em phấn đấu vươn lên trong học tập, tự trau dồi kiến thức để phục vụ đắc lực cho công việc nghiên cứu hiện nay của

em và hoàn thành luận văn này

Con thành kính tri ân công đức của chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi duyên lành cho con trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này Bên cạnh đó nhờ sự động viên và trợ duyên của nhị đấng song thân và gia đình cũng như đàn na thí chủ Kính chức chư liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn phát, chúng sinh di

độ, Phật giáo viên thành

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Ninh

Trang 4

KÍNH DÂNG

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Vũ Hảo, người thầy khả kính đã tận tụy giúp đỡ và hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn này Cầu Tham Bảo gia hộ cho thầy cùng gia đình được vô lượng bình an, vô lượng cát tường cho hàng hậu học chúng em được nương nhờ

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ CHÙA NÀNH VÀ CÁC HÌNH THỨC TÍN NGƯỠNG MẪU QUA LỄ HỘI CHÙA NÀNH - GIA LÂM -

HÀ NỘI 7 1.1 Vài nét về chùa Nành và lễ hội chùa Nành 7 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội của chùa Nành - Gia Lâm

- Hà Nội 7 1.1.2 Điều kiện hình thành và phát triển tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội chùa Nành 13 1.2 Khái lược về tín ngưỡng Mẫu và hình thức tín ngưỡng Mẫu qua

lễ hội chùa Nành phản ánh truyền thống văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 16 1.2.1 Khái lược về tín ngưỡng Mẫu 16 1.2.2 Văn hóa tín ngưỡng và một số loại hình lễ hội như một nhu cầu sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt 36 Chương 2: SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG CỦA LỄ HỘI CHÙA NÀNH

- SỰ THỂ HIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN NGƯỠNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 40 2.1 Lễ hội chùa Nành đã phản ánh được bản sắc dân tộc của người Việt 40 2.1.1 Lễ hội chùa Nành đã phản ánh được giá trị yêu nước, ý thức hướng về cội nguồn của người dân Việt 42 2.1.2 Lễ hội chùa Nành phản ánh tinh thần đoàn kết cộng đồng, tâm hồn trong sáng lành mạnh của người Việt 53 2.2 Vai trò của tín ngưỡng Mẫu trong đời sống xã hội thể hiện qua sinh hoạt tín ngưỡng của lễ hội chùa Nành 61 2.2.1 Tìm hiểu về những giá trị văn hóa cơ bản của lễ hội chùa Nành 61 2.2.2 Vai trò của lễ hội trong đời sống của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ được biểu hiện qua sinh hoạt tín ngưỡng của lễ hội chùa Nành 70 KẾT LUẬN 76 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Tôn giáo và tín ngưỡng luôn chiếm vai trò quan trọng trong nền văn hóa của mỗi dân tộc Với nền văn hóa Việt Nam, nét đặc trưng của tôn giáo, tín ngưỡng là sự tiếp nối truyền thống

Ở thời cổ đại tín ngưỡng chủ yếu của những cư dân Việt cổ là sùng bái tự nhiên như thờ thần sông, thần Núi, thần Mặt trời…về sau là sùng bái

Nữ thần

Nằm trong vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng, chùa Nành - Gia Lâm - Hà Nội thuộc xã Ninh Hiệp cũng chịu ảnh hưởng của quan niệm tín ngưỡng chung và điều này đã được thấy rõ qua hệ thống kiến trúc đa dạng của chùa, qua sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo qua lễ hội của chùa hàng năm Sớm nhất trong tín ngưỡng cổ truyền của chùa Nành đó là tục thờ các Nữ thần, sau này gọi là tín ngưỡng Mẫu Việc tôn thờ các bà Lý Nương, Lý Nhũ thái lão, Pháp Vân chỉ là các cách thể hiện khác nhau của một quan niệm về Thần của người làng Nành xưa Các bà Mẹ này qua lai lịch đều là những người Mẹ đầu tiên lập làng và dạy dân các ngành nghề bên cạnh việc trồng lúa Như vậy có thể nói văn hóa tín ngưỡng Mẫu của chùa Nành

- Gia Lâm đã ra đời và ổn định từ khi có bà Lý Nương và các tín ngưỡng dân gian như thờ: thần đất, mây, mưa, sấm, chớp… mang đậm màu sắc tín ngưỡng nông nghiệp nguyên thủy Từ thế kỷ thứ II, một giai đoạn văn hóa mới được bắt đầu tại làng Nành, đó là giai đoạn Phật giáo gieo hạt vào mảnh đất tôn giáo dân gian ở đây để cho ra đời những sản phẩm văn hóa mới Giai đoạn này bắt đầu từ biểu tượng Cây Đa và Thạch Sàng, có thể nói Cây Đa và Thạch Sàng là hai biểu trưng nối liền từ văn hóa dân gian, bản địa đến văn hóa bác học Sự du nhập của Phật giáo vào làng Nành khá

Trang 7

sớm và được tiếp thu, phổ biến rộng rãi thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Phật tại ngôi chùa làng Nành nổi tiếng Sở dĩ Phật giáo dễ hòa nhập nhanh chóng tại đây vì tuy giáo lý Phật mang nhiều tính triết học, không phải là dễ hiểu dễ nhớ song những quan niệm “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, thiện giả thiện báo, khuyến thiện trừ ác…” của Phật giáo lại dễ đi vào lòng người và hợp lòng người Hình thức thờ Mẫu, thờ Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) đã tồn tại ở làng Nành từ xa xưa là một biểu hiện tiêu biểu của hỗn hợp tín ngưỡng dân gian Ở đây không có cõi sinh, cõi diệt, cõi giải thoát và cõi Niết Bàn của tư tưởng Phật học mà là những nghi lễ phồn thực cầu mong sự sinh trưởng nhanh chóng, sự bảo vệ

ân cần của tình Mẫu, Mẹ của cư dân nông nghiệp

Mặt khác, tìm về cội nguồn, tìm về bản sắc dân tộc, ý thức về cội nguồn huyết mạch là một giá trị đặc trưng cho đời sống tinh thần người Việt nói chung Ý thức ấy được thể hiện một cách tập trung qua các lễ hội

và lễ hội chính là môi trường thể hiện nét đậm đà trong bản sắc dân tộc Bản sắc dân tộc là niềm tự hào của mỗi dân tộc, phải tìm được bản sắc dân tộc, ý thức sâu sắc về bản sắc dân tộc làm cho bản sắc đó thấm đượm trong mọi tâm hồn, đó là cái vốn quý để nâng cao các giá trị của dân tộc lên nữa, thúc đẩy sự phát triển của dân tộc

Ý thức được điều đó, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thư gửi hội nghị báo chí và xuất bản toàn quốc năm 1992 từng khẳng định: “Một dân tộc từng đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mất tất cả” Một dân tộc đánh mất bản sắc dân tộc thì chẳng khác gì tự đánh mất mình, rơi vào tình trạng sa mạc hóa tinh thần Tìm bản sắc dân tộc thực chất là đi tìm những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc được kết tinh qua các thế hệ để dân tộc ấy có thể tồn tại với tư cách là một dân tộc

Trang 8

Tìm hiểu sinh hoạt tín ngưỡng, đặc biệt bản sắc dân tộc qua tín ngưỡng lễ hội là điều cần thiết, bởi vì bản sắc dân tộc thể hiện trong từng lĩnh vực văn hóa, mà lễ hội là sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc trưng của dân tộc Việt Đồng bằng Bắc bộ là cái nôi văn hóa của dân tộc Việt, mảnh đất thu hút nhiều tinh hoa từ muôn đời, mảnh đất với sinh hoạt văn hóa truyền thống trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam Người Việt với cơ cấu

xã hội làng - xã, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời đã tạo nên nét đặc trưng trong tâm lý người Việt là trông cậy vào sức mạnh của trời nhiều hơn trông vào sức mạnh của chính mình; yếu tố tâm lý là yếu tố chính trong tâm lý người Việt; họ sống về thế giới tâm linh, gắn bó với nhau về số mệnh Sống trên mảnh đất nhiều thiên tai và luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm, điều này đã tạo nên một dân tộc Việt với những giá trị tinh thần truyền thống, với một bản lĩnh vững vàng Những nét đó được thể hiện qua những sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng trong dịp

lễ hội Lễ hội đã làm nên sắc thái văn hóa độc đáo của dân tộc Việt, tạo nên những bản sắc riêng độc đáo, có một không hai, không lặp lại ở các dân tộc khác Lễ hội khẳng định những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt, đó là tinh thần yêu nước, ý thức hướng về cội nguồn dân tộc, tinh thần đoàn kết cộng đồng Lễ hội cũng biểu hiện như một giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Lễ hội cũng chính như một nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt, qua đó có thể thấy một tâm hồn Việt Nam trong sáng lành mạnh, một bản lĩnh Việt Nam thể hiện được sự thông minh sáng tạo qua các lễ hội

Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa đáng trân trọng của tín ngưỡng Mẫu, còn rất nhiều hiện tượng thuộc tín ngưỡng Mẫu đã và đang bị lợi dụng, tạo ra những vấn nạn mê tín dị đoan, gây lãng phí thời gian, tiền của, sức khỏe của nhân dân, ảnh hưởng đến sự phát triển của các quan hệ

Trang 9

xã hội, cản trở sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành

Trong ý nghĩa đó, việc tìm hiểu sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay và tôi

quyết định chọn chủ đề “Tìm hiểu sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội

chùa Nành - Gia Lâm - Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề tín ngưỡng Mẫu, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp ở chùa Nành đã được một số tác giả nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau và ở những mức

độ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu

Bên cạnh đó, liên quan đến đề tài, có thể kể đến nhiều bài viết công

bố trên các tạp chí như: Nghiên cứu Lý luận, Triết học, Nghiên cứu tôn

giáo, Văn hóa dân gian, Văn học v.v Các bài viết này cũng đã đề cập đến

tín ngưỡng Mẫu của người Việt dưới những góc độ khác nhau

Trong số các công trình nghiên cứu đáng chú ý về các chùa chiền

Phật giáo, phải kể đến cuốn Hà Nội danh lam cổ tự ….của các tác giả Thích Bảo Nghiêm và Võ Văn Tường, cuốn Bài trí tượng Phật một ngôi

chùa tiêu biểu ….của tác giả Thích Nguyên Tuỳ Các công trình này đã

trình bày khái quát, ngắn gọn về lịch sử ra đời, phát triển, địa thế vị trí, cách kiến trúc bài trí và mô tả các lễ hội ở một số chùa tiêu biểu Trên cơ sở những kết quả mà các nhà nghiên cứu đi trước, trong luận văn này, tác giả luận văn chủ yếu đi sâu tìm hiểu, phân tích tín ngưỡng Mẫu của người Việt qua lễ hội chùa Nành dưới góc độ tôn giáo học

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là bước đầu tìm hiểu sinh hoạt tín ngưỡng

Mẫu của người Việt qua lễ hội chùa Nành - Gia Lâm - Hà Nội như là sự thể

Trang 10

hiện truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc và vai trò của tín ngưỡng Mẫu

trong đời sống xã hội

Để thực hiện mục đích trên luận văn tập trung vào nhiệm vụ sau:

- Trình bày khái lược về chùa Nành và các hình thức tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội

- Làm rõ quan niệm về tín ngưỡng Mẫu nói chung

- Phân tích những nét cơ bản của sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu của lễ hội chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội như là sự thể hiện bản sắc dân tộc và vai trò của tín ngưỡng Mẫu trong đời sống xã hội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu của người

Việt qua lễ hội chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu những

nét cơ bản của sinh hoạt Tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội, trong đó tập trung chủ yếu vào sự thể hiện bản sắc dân tộc và vai trò của tín ngưỡng Mẫu trong đời sống xã hội

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại

xã hội và ý thức xã hội, về tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn khảo sát tôn giáo xuất phát từ

nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo bằng phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp hệ thống - cấu trúc - chức năng, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, quan sát điều tra thực địa…

Trang 11

6 Đóng góp của luận văn

- Bước đầu góp phần vào việc nghiên cứu tín ngưỡng Mẫu của người Việt biểu hiện qua lễ hội chùa Nành dưới góc độ tôn giáo học

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị văn hóa truyền thống Việt nam qua lễ hội tín ngưỡng Mẫu ở chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những môn học có liên quan đến văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết

Trang 12

Chương 1:

KHÁI LƯỢC VỀ CHÙA NÀNH VÀ CÁC HÌNH THỨC TÍN NGƯỠNG MẪU QUA LỄ HỘI CHÙA NÀNH - GIA LÂM - HÀ NỘI

1.1 Vài nét về chùa Nành và lễ hội chùa Nành

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội của chùa Nành - Gia Lâm - Hà Nội

Vào thế kỷ thứ 2, ông Khâu Đà La từ Ấn Độ sang Việt Nam, truyền đạo Phật Ông đến hương Phù Ninh mến cảnh mến người ông dừng lại, hàng ngày cầm lá cờ “ đại thắng ” đi truyền đạo Tối về nghỉ ở phiến đá dưới gốc cây đa, trên khoảnh đất cao là “ đầu con phượng ” (là thạch sàng ngày nay) đồng thời giúp dân dựng am thờ Phật trên gò đất cao là “ mình con phượng ” Đó là khởi thuỷ của chùa Nành ngày nay

Ca dao xưa có câu:

Có thày ở tận Tây thiên Luyện tu đạo thiền hiệu Khâu Đà La Ngày đi truyền đạo gần xa Tối nằm phiến đá gốc đa đầu làng Dựng am thờ Phật nghiêm trang

Gò cao tên gọi: phượng hoàng anh linh

Sau khi ông đi khỏi, dân làng dựng phiến đá lên làm bệ thờ gọi là Thạch sàng nghĩa là giường đá Đến thế kỷ 18 Chiêu Nghi Hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền ( thân mẫu Ngọc Hân công chúa ) dựng nhà 8 mái đã bị

đổ nát, năm 1989 đã phục chế lại

Nằm trong vùng đất Kinh Bắc, nơi đạo Phật thâm nhập từ rất sớm và

đã có một hệ thống các chùa thờ Phật nổi tiếng cả nước như: chùa Phật Tích, chùa Cổ Pháp, chùa Diên ứng vùng này lại là quê hương của nhà

Trang 13

Lý, nơi các nhà sư không chỉ nuôi lớn người sáng lập triều Lý mà còn làm nên bài sấm ký, tạo chỗ dựa siêu nhiên cho Lý Công Uẩn lên ngôi Vua Chính vì vậy, nhà Lý rất sùng tín đạo Phật và chùa chiền cũng được dựng lên ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng quanh hương Cổ Pháp quê Lý Công Uẩn Lúc này Phù Ninh nằm trong phủ Thiên Đức nên cũng chịu nhiều ảnh hưởng, vì vậy ngôi chùa Pháp Vân đã được mở mang, là nơi làm lễ cầu đảo khi hạn hán, chùa được xây dựng với qui mô bề thế và có kiến trúc đẹp, phản ánh đời sống kinh tế khá giả và ổn định của mảnh đất này

Chùa Nành thuộc làng Nành có bề dày lịch sử lâu đời và đầy tự hào của vùng đất cổ mang đậm nét những dấu ấn cả một quá trình đấu tranh lâu dài gian khổ của những người dân làng Nành:

“Quê em tên gọi Kẻ Nành

Nhà rối soi bóng nước trong

Có sông Thiên Đúc uốn cong đầu làng

Có đình Hàng xã , Thạch sàng Hàng đa rễ cuốn rợp đường tán che

Ngọn đèn dệt cúi canh khuya

Thuốc nam, long nhỡn lại nghề chặt sen

Có chợ một tháng sáu phiên Lúa vàng hai vụ trả ơn nhọc nhằn

Hỡi anh cầm chiếc ô đen

Trang 14

Ngược xuôi khắp ngả chớ quên kẻ Nành ”

Ngôi chùa Nành nằm trong địa bàn trung tâm của vùng đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với cả hai vùng đất giàu truyền thống văn hoá và đều là trung tâm chính trị kinh tế của cả nước qua các giai đoạn lịch sử khác nhau Hơn thế nữa, đất làng Nành còn có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế , văn hoá rộng rãi với các tỉnh phía bắc bằng cả hai đường giao thông thuỷ,

bộ Nó vừa mang những đặc trưng chung của một làng quê truyền thống vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, lại vừa mang những đặc điểm riêng được hình thành trong quá trình vận động xây dựng cuộc sống cộng đồng trên một vùng đất có những thuận lợi và cả khó khăn, khiến cho cư dân

sống tại đây phải biết năng động trong sử dụng đất đai vốn có và tận dụng sức lao động chân tay và cả trí óc để ngày càng nâng cao cuộc sống của

vụ cho nghề y Tuy nhiên , một điều cũng thể hiện khá rõ ràng là đa phần

chất đất ở đây không thật tốt , không đảm bảo cho việc thâm canh hai vụ

lúa , có lẽ vì vậy mà người nông dân làng Nành đặc biệt là những người phụ nữ tần tảo đã sớm tìm cho mình những ngành nghề phụ phù hợp với khả năng đồng đất quê mình , vừa đảm bảo đời sống , vừa tận dụng hết khả năng của đất ,vừa không tiêu phí những thời gian nông nhàn giữa các vụ mùa Bên cạnh việc tận dụng và phát huy các khả năng của ruộng đất và sức người , dựa vào vị trí bến sông cũng như đường bộ thuận tiện, việc trao

đổi buôn bán các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp trong nội bộ

làng cũng như với các làng xã khác trong vùng đã trở nên cấp thiết rồi ngày

Trang 15

càng mở rộng , giúp cho dân làng Nành có thêm điều kiện mở mang và phát huy được thế mạnh của mình Và ở đây, hoàn cảnh đất đai , khí hậu không thật thuận lợi kết hợp với một vị thế khá trung tâm đã tạo nên một

dân làng Nành với sự phát triển đa dạng và bền vững Đó là, một làng

Nành cổ sớm đứng ở thế phát triển chân kiềng : lấy nông nghiệp làm gốc, kết họp với các nghề thủ công và thương nghiệp Thế phát triển vững vàng này đã giúp người dân làng Nành vượt qua được những tác động thất thường của thiên nhiên , cũng như những biến động xã hội khác, giúp họ luôn có cuộc sống ổn định và có nhiều điều kiện để tạo dựng một làng xã phát triển về mọi mặt: kinh tế ,văn hoá , xã hội

Chùa Nành thuộc xã Ninh Hiệp nằm ở phía bắc huyện Gia Lâm , cách Hà Nội khoảng 15 km, phía bắc giáp xã Yên Thường, phía nam giáp

xã Phù Đổng, phía tây giáp xã Đình Xuyên thị trấn Yên Viên và phía đông

giáp hai xã Đình Bảng phù Chẩn huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh Với vị trí

địa lý này, có thể thấy rằng làng Nành nằm ở địa thế quan trọng và có nhiều thuận lợi cho sự phát triển toàn diện và đa dạng Trước hết, vùng đất này nằm sát ngay cửa ngõ Thăng Long, một trung tâm kinh tế ,văn hoá của cả nước nên đã chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc và có sự giao lưu thuận tiện, liên tục về mọi mặt với Kinh đô Hơn thế nữa làng Nành xưa từng thuộc địa phận đất Đông Ngàn xứ Kinh Bắc, một vùng đất có điều kiện địa lý đa

dạng, phong phú, có nền văn hoá dân gian đặc sắc và đặc biệt phát triển

các ngành nghề thủ công nghiệp và thương nghiệp Vị trí địa lý này đã góp phần tạo nên một làng Nành truyền thống vừa mang phong cách lịch lãm, nho nhã mà vẫn tháo vát của dân Kẻ Chợ, lại vừa có tính cần cù chịu khó, khéo tay hay làm, với các phong tục tập quán mang nhiều dáng nét văn hiến lâu đời của người Kinh Bắc

Trang 16

Nằm trong vùng khí hậu chung của đồng bằng sông Hồng là nhiệt đới gió mùa, làng Nành có độ nóng, ẩm và lượng mưa cao, với hai mùa rõ rệt : mùa nóng và mùa lạnh - mùa mưa và mùa khô Nhìn chung khí hậu nơi đây có những đặc điểm phức tạp do bí chi phối bởi ảnh hưởng của gió mùa , hàng năm thường có bão gây nhiều thiên tai, úng lụt, gây nhiều khó khăn cho việc trồng trọt , chăn nuôi Tuy nhiên, đặc điểm khí hậu này lại tạo điều kiện thuận lợi làm đa dạng cơ cấu cây trồng , ngoài cây lúa , cây ngô giữ vai trò chủ đạo , làng Nành còn phát triển các loại cây lương thực , hoa màu khác như : lạc , đỗ , vừng và rau xanh các loại

Vì là một trong những làng xã thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nên hầu hết đất đai ở làng Nành là phù sa cổ không được bồi đắp , chất

lượng đất không cao trong đó số đất trồng hai vụ không nhiều và có rất ít

ruộng loại 1, còn những vùng đất phù sa bãi bồi thì được trồng dâu và các loại thuốc nam khác Như vậy, nền nông nghiệp ở đây do chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của đất đai và khí hậu nên sớm phát triển theo xu hướng thuỷ lợi hoá với hệ thống đê sông và kênh mương bảo đảm chống lũ lụt và tưới tiêu cho đồng ruộng , đồng thời cũng phải đa dạng hoá các loại cây trồng nhằm bảo đảm nhu cầu của đời sống và phục vụ cho các ngành nghề phụ đã có từ lâu là nghề dệt và nghề y

Mặt khác nằm trên trục giao lưu giữa kinh đô Thăng Long vã trung tâm kinh tế văn hoá Kinh Bắc, làng lại có dòng sông Thiên Đức chảy qua uốn lượn khúc khuỷu tạo nên một bến sông trù phú " trên bến dưới thuyền" đông

vui nhộn nhịp, tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa làng Nành với các làng thôn trong vùng Bên cạnh đó cũng cho thấy làng Nành là vùng đất

có địa hình đa dạng ; gần làng, đất đai nhiều thành phần ; đất bồi có , đất trũng

có , gò đống nhiều Ca dao cổ Đông Ngàn còn ghi:

" …Rừng Sạt , rưng Báng , rừng Ngang,

Trang 17

Rừng Nành , rừng Sộp, Tam Giang cách dòng "

Điều này chứng tỏ phía đông làng Nành xưa kia cũng là vùng rừng và đầm lầy, theo thời gian , người dân khai phá dần biến thành ruộng như hiện nay Các bãi đất cánh đồng của làng Nành hiện còn mang nhiều địa danh cổ , được gắn liền với những đặc điểm của làng ; Đó là các thửa ruộng có hình dáng và tên gọi như bút, nghiên, cờ, kiếm, chuông, khánh , ao Cổ Ngựa, gò

Thiên Mã liên quan đến việc Phù Ninh có nhiều tiến sĩ , văn quan, võ tướng nhưng không có vua Làng Nành còn có bãi Cô Tiên ở dưới đồng trũng nên phụ nữ ở đây khéo tay hay làm, đảm đang nội trợ , bán buôn tháo

vát ; có đồng Sào , Con Cá , Khung Cửi ,Cái Thoi có liên quan đến nghề dệt một thời nổi tiếng; có đồng Dao Cầu gắn với nghề chế biến thuốc nam

và ngành y cổ truyền Xứ đồng phía đông bắc làng có thế đất " qui xà tương lập" (Rùa rắn tranh nhau chỗ đứng) gắn với việc người làng Nành thường đi làm ăn xa Theo người xưa kể lại làng Nành là đất xuất ngoại do

có thế đất này Trong làng, ngoài đồng còn có nhiều ao hồ lớn nhỏ tương

truyền là vết chân ngựa của Thánh Gióng trên đường đi đánh giặc Ân

Ngày nay được sử dụng vào trồng sen và xây dựng cải tạo lại để tạo cảnh quan đất nước hữu tình tăng thêm sự trù phú cho làng Với vị trí như vậy

người dân làng Nành sống tập trung thành một giải liền nhau và đất canh tác nằm bao quanh với nhau đặc điểm khác nhau Ở phía đông và phía bắc làng , nơi tiếp giáp với cánh đồng của hai làng Đình Bảng và Phù Chẩn là vùng đất trũng, không được thuận lợi lắm cho việc cấy trồng Phía tây nam giáp đê sông Đuống là vùng đất bồi cũ mầu mỡ, thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu và cả cho việc trồng các loại cây thuốc nam làm dược liệu phục vụ cho nghề y cổ truyền và trồng dâu để chăn tằm phục vụ cho nghề dệt lụa đã một thời nổi tiếng

Trang 18

Tương truyền kể lại làng Nành được xem là có thế đất xô long, xô

hổ, qui xà tranh lập Long là Rồng,mình Rồng là vùng mặt nguyệt, con đê bắc sông Thiên Đức đắp trên phần mình rồng, đầu Rồng là vùng Riễu, có hàm trên, hàm dưới, ngậm viên ngọc là một ao nhỏ tròn, lúc nào cũng lờ lờ màu nước vo gạo Rồng chầu vào làng thẳng hướng chùa Cả, chính vì vậy,

ca dao cổ ở làng còn lưu truyền về địa thế làng Nành cho đến tận ngày nay như sau:

“Tây Thiên Mã , bắc Hàm Rồng Qui chầu, Tượng phục khắp vòng bốn bên Nam Quang Bụt , đông Con Tiên

Trong ngoài tương ứng khắp miền gần xa.”

1.1.2 Điều kiện hình thành và phát triển tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội chùa Nành

Với vị trí địa lý nằm trong vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng nên tín ngưỡng của chùa Nành mang tín ngưỡng cổ truyền đó là tục thờ các nữ thần Việc thờ các bà Lý Nương, Lý Nhũ thái lão, Pháp Vân đó là cách thể hiện khác nhau của quan niệm tín ngưỡng Mẫu đó là quan niệm về thần của người làng Nành xưa, cũng do điều kiện địa lý, khí hậu, thiên tai lũ lụt nên

sự mong cầu được che chở, được mưa thuận gió hòa của cư dân Việt cổ là sùng bái tự nhiên như thờ thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời … về sau là sùng bái Nữ thần, sùng bái thủ lĩnh, sùng bái anh hùng và trong các gia đình hầu như việc thờ cúng Tổ Tiên khá thịnh hành cho đến tận ngày nay Chúng ta đến làng Nành còn thấy nhiều ngôi miếu thờ thần linh, thổ địa của mỗi làng, mỗi thôn, thờ các bậc tiên hiền, những nho sĩ khoa bảng đó là niềm hãnh diện của làng

Tương truyền làng Nành còn là quê ngoại của công chúa Ngọc Hân, ngày nay vẫn còn ngôi mộ của Chiêu nghi Hoàng Hậu Nguyễn Thị Huyền

Trang 19

và ngôi mộ giả của Ngọc Hân công chúa cùng hai con, tuy hài cốt không còn nhưng đây được xem là nơi duy nhất thờ phụng Ngọc Hân từ sau vụ trả thù của nhà Nguyễn với triều đại Tây Sơn

Khi các tôn giáo bắt đầu du nhập vào nước ta như: Phật giáo từ Ấn

Độ, Trung Quốc; bên cạnh đó là Nho giáo và Đạo giáo Các tôn giáo đều

có sự dung hòa với các tín ngưỡng bản địa Sự đa dạng phức tạp này được thể hiện trong sự chung sống, hòa đồng và tạo nên một đa nguyên hỗn hợp tôn giáo làng xã Nhưng sớm nhất trong các tín ngưỡng cổ truyền đó là tục thờ các Nữ thần hay còn gọi là Tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện Các bà mẹ này qua tương truyền là những người mẹ rất linh thiêng đáng kính, duy nhất trong sự che chở cho cuộc sống của người dân

Cổ Như vậy có thể nói tín ngưỡng Mẫu của chùa Nành đã ra đời khá sớm

và khá ổn định từ khi có các bà Lý Nương và các tín ngưỡng dân gian thờ

Tứ pháp đó là thần đất, thần mây, thần mưa, sớm chớp…mang đậm màu sắc tín ngưỡng nông nghiệp nguyên thủy

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam hình thành những trung tâm văn hóa lớn như ở Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), Long Biên (Bắc Ninh)…Phật giáo cũng hòa nhập được với tín ngưỡng bản địa của làng Nành, trong chùa Nành đều thờ cả Phật và Mẫu điều này được thể hiện rất

rõ qua những Hội chùa hàng năm vào mùng 4 tháng 2 âm lịch Trong lễ hội đặc biệt là nghi thức “Lục cúng” vào đầu xuân Người dân qua các nghi lễ dâng lên Phật những sản vật đơn giản và mộc mạc của mình tạo ra như :Hương, hoa, đăng, trà, quả, thực…tỏ lòng cung kính Phật Thánh cầu mong

sự phù hộ che chở được mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, bình an hạnh phúc, đồng thời cũng thành tâm dâng lên Phật tấm lòng tôn kính, biết

ơn Ngày nay nghi lễ lục cúng vẫn được duy trì và là nét độc đáo trong tín ngưỡng của chùa Nành

Trang 20

Bên cạnh đó Nho giáo vào làng Nành có muộn hơn Phật giáo nhưng cũng nhanh chóng tìm được chỗ đứng của mình Điều này được biểu hiện qua những ngôi đình thờ Thành Hoàng làng Thành hoàng ở đâylà các anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm có mối quan hệ với làng như tướng Bạch Sam

là một vị tướng chống giặc Ân thời vua Hùng mà vợ là gái làng Nành, hay thừa tướng Lã Gia người đã mở trường dạy học cho dân, đem lại trí tuệ cho làng…

Một điều nổi bật nữa là trong tín ngưỡng của chùa Nành còn có chân đứng của Đạo giáo Mặc dù Đạo giáo ở làng Nành không phát triển mạnh như Phật giáo và Nho giáo nhưng vẫn tồn tại và trong dân gian và được biểu hiện qua những ngôi miếu thờ Ngọc Hoàng thượng đế, Cửu Thiên huyền nữ, Thái thượng lão quân trong ngôi chùa làng Nành

Như vậy chúng ta thấy một điều tín ngưỡng của chùa Nành cũng là những đặc trưng chung của tín ngưỡng các làng quê Việt thuộc châu thổ sông Hồng Mỗi cây đa, phiến đá, gò đất…đều phản ánh một tâm hồn sống

và đều phù hợp với đời sống tâm linh của con người và làng quê, đó là phản ánh lại sự đơn giản và niềm tin của con người thời cổ tin vào linh thiêng cầu được che chở an lành Chùa Nành là một ngôi chùa khá lớn và

cổ kính, như trên đã trình bày, trong tín ngưỡng lễ hội của chùa có sự dung hòa cả Phật, Nho, Đạo và một điều nổi bật nhất là thờ Mẫu như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Trần…phản ánh sự khát khao của con người muốn được hòa nhập với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên, được trời đất che chở như tình Mẫu Tử Bên cạnh chùa còn có đình là nơi thờ Thành Hoàng làng và thờ các vị tiền bối có công với làng đồng thời là nơi hội họp

cử hành các nghi lễ dân gian, các công việc của làng Mặc dù có những chức năng và công việc khác nhau nhưng cả Đình và Chùa đều là một tổng thể tín ngưỡng vô cùng quan trọng và tạo thành những nét văn hóa đặc

Trang 21

trưng của làng quê Việt, trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân làng

Như vậy chúng ta có thế nói rằng sự hình thành và phát triển tín ngưỡng Mẫu qua những lễ hội của chùa Nành phản ánh tâm tư của người dân làng Nành nói riêng và của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ nói chung, bên cạnh đó còn phản ánh truyền thống văn hóa, đạo lý nhân bản, đời sống tinh thần của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ

1.2 Khái lược về tín ngưỡng Mẫu và hình thức tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội chùa Nành phản ánh truyền thống văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ

1.2.1 Khái lược về tín ngưỡng Mẫu

* Khái niệm tín ngưỡng

Là một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tư tưởng nào sánh được Sự phát triển khoa học tưởng chừng đồng nghĩa với sự cáo chung của các tôn giáo, nhưng thật kỳ lạ, các tôn giáo không những không chết mà ngược lại, có vẻ đang được tái sinh với một sức mạnh mới, dường như đóng vai trò cân bằng cho những từ thức duy lý của con người

Khi nói đến tín ngưỡng thường người ta nghĩ ngay đến tôn giáo, thực

ra tôn giáo chỉ là một phần của tín ngưỡng mà thôi Tín ngưỡng cũng có quan hệ với tri thức và với tư tưởng, dù đó là những lính vực rất khác nhau

Tư tưởng hay tri thức được nhận thức bằng các biện pháp duy lý, còn tín ngưỡng bằng bản năng hoặc bằng sự ngờ vực Nói một cách khác, tín ngưỡng là kết quả của tâm lý ngờ vực, trong đó lớn nhất và phổ biến nhất

là ngờ vực ngay chính hiện tại, ngay chính những đại lượng vật lý Nhiều

Trang 22

người nghĩ ngược lại, rằng tín ngưỡng là lòng tin vô điều kiện, còn khoa học mới là sự nghi ngờ

Thực ra, con người hàng ngày va chạm với những điều mình không nhận thức nổi, đấy là ngờ vực chủ quan; tiếp xúc với những đối tượng không hiểu nổi, họ ngờ vực khách quan Đó chính là sự khác nhau giữa tư tưởng và tín ngưỡng

Nếu tư tưởng và lý từng làm cho con người mệt mỏi thì tín ngưỡng là nơi con người giải trí trong cuộc đời Nếu tư tưởng là công cụ để con người kiếm sống thì tín ngưỡng là công cụ để con người nghỉ ngơi Con người cần cả nhận thức lẫn giải trí, cả làm ăn lẫn nghỉ ngơi Tín ngưỡng thể hiện

sự trông đợi, hay thậm chí sự ký sinh tinh thần của con người vào người khác, vào những lực lượng siêu nhiên Nói cho cùng, tư tưởng và tín ngưỡng đều là sản phẩm tinh thần, nhưng một cái là sản phẩm bị động, cái kia là chủ động Để đạt đến những mục tiêu do được con người cần tư tưởng Tư tưởng giống như một công cụ để con người chủ động chiến đấu,

để tổ chức cuộc sống vật lý, cuộc sống sinh học

Nếu quan niệm như thế thì ta sẽ thấy rằng trong sự phát triển từng ngày từng giờ của xã hội, khi tư tưởng ngày một phong phú lên, vai trò của tín ngưỡng không những không bị giảm đi, mà ngược lại còn tăng lên Nó trở nên gần gũi với nhiều đối tượng hơn Con người sẽ tạo ra các tín ngưỡng mới, cải cách hay thay đổi một phần hay cấu trúc lại những tín ngưỡng cũ Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử các tôn giáo thì không có tôn giáo nào không trải qua hàng năm lịch sử

Tín ngưỡng dân gian của người Việt có những nét phù hợp với học thuyết giáo lý của đạo Phật như kêu gọi mọi người làm điều nghĩa, có lòng nhân ái vị tha, thuyết nhân - quả, nghiệp - báo, nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng Trải qua gần một nghìn năm du nhập qua các bước thăng

Trang 23

trầm qua các bước thăng trầm theo lịch sử của đất nước Đến thế kỷ X Phật giáo đã có những bước phát triển lớn, nhiều chùa chiền xuất hiện các sư Tăng và tín đồ Phật tử phát triển về qui mô và cả về số lượng , nhiều vị cao Tăng nổi tiếng là người Việt, lúc bấy giờ Thiền tông là phái chủ yếu ở nước

ta Ngay sau khi nước ta được giải phóng khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc và thực sự bước vào thời kỳ độc lập tự chủ thì Phật giáo nước

ta đã có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội

* Khái niệm về tín ngưỡng Mẫu

Tín ngưỡng Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp bởi các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu - đấng sáng tạo, bảo trợ cho sự tồn tại và sinh thành của vũ trụ, đất nước và con người

Tín ngưỡng Mẫu là một hình thức sinh hoạt với mục đích đáp ứng nhu cầu tinh thần và tín ngưỡng của cư dân người Việt cổ xưa, trong đó có những nghi thức cúng lễ, hình thức được tiến hành một cách rất tự nhiên và được kết hợp với âm thanh của các nhạc cụ dân gian như trống đồng, cồng chiêng…còn con người cùng nhau nhảy múa ca hát vui vẻ Đối với mọi người tín ngưỡng là đạt đến đỉnh cao trong sinh hoạt văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt

Xét về nghĩa Hán Việt thì danh từ Mẫu có nghĩa là mẹ - người đã có rất nhiều công lao trong việc sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người, người giành cơm sẻ áo, che chở khi ta còn nhỏ, hướng cho ta có một tương lai tốt đẹp Đó là nghĩa hẹp Ngoài ra Mẫu còn có nghĩa rộng đó là sinh ra muôn vật như hoành phi câu đối ở cửa Mẫu của chùa Nành có câu: “Mẫu nghi thiên hạ”, hoặc

Đó chính là sự tôn xưng một nhân vật nữ nào đó (có thật hoặc không

có thật) như: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ… Như vậy

Trang 24

thì trong tâm tư của người Việt danh từ Mẫu được dùng để chỉ sự sinh sôi, nuôi dưỡng và che chở cho muôn vật trong vạn hữu Người Việt cổ chúng

ta có thời Mẫu hệ để nói lên tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc sống cộng đồng, trong thị tộc, bộ lạc nói chung và trong việc mang thai, sinh nở, nuôi dưỡng và che chở cho con cái của mình nói riêng …người mẹ đóng vai trò quan trọng, mãi sau này mới chuyển đến thời kỳ phụ hệ là thời kỳ sau

Tín ngưỡng Mẫu theo C.Mác nhận xét: một mặt phản ánh những sự đau khổ, bất công trong xã hội phong kiến đương thời, mặt khác nó phản ánh nỗi niềm khát khao, kỳ vọng của người phụ nữ mong cầu một cuộc sống dân chủ, một xã hội công bằng, an lạc

Tương truyền kể lại rằng vào khoảng thế kỷ XVI, có một vị Mẫu mới xuất hiện ra đời cứu nhân độ thế, mọi người gọi bằng cái tên rất hay đó là Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh nhanh chóng được mọi người tiếp nhận và tôn thờ trong việc bài trí ban thờ ngôi vị Mẫu trong chùa Và từ đó hệ thống tín ngưỡng Mẫu tự nhiên trở nên phong phú và hiển linh hơn

Theo truyền thuyết, Mẫu Liễu Hạnh là công chúa con thứ hai của Ngọc Hoàng vì lỡ làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần gian đầu thai làm con gái nhà Lê Thánh Tông tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, Nam Định Khi còn trẻ, bà cũng như mọi người con gái khác, cũng chăn tằm, dệt vải, trồng rau, cấy lúa, nhưng bà có một sắc đẹp hơn người với tài văn thơ, đàn nhạc Khi có chồng, có con, bà là một người phụ nữ yêu chồng, thương con, hiếu thảo với cha mẹ Khi hiển thánh về trời, bà thường đi chu du nơi sơn cùng thuỷ tận Với khả năng phép thuật cao siêu,

bà thường cứu giúp những người hiền lành, yếu đuối, che chở cho họ khi gặp khó khăn, hoạn nạn… Đồng thời cũng trừng phạt những kẻ gian ác, những người đàn ông không chung thủy, những người đem lại nỗi bất hạnh

Trang 25

cho phụ nữ đều bị xử phạt ngay Điều này rất phù hợp với nỗi khát khao của bao người phụ nữ mặc dù tần tảo sớm hôm nhưng họ rất ít được hưởng hạnh phúc Đây là đặc điểm quan trọng để Mẫu Liễu Hạnh được mọi người đón nhận và được thờ trang trọng trong cung Mẫu nói chung

Ở chùa Nành Mẫu Liễu Hạnh cũng đặc biệt được mọi người quan tâm và có niềm tin rất lớn Mẫu Liễu Hạnh tượng trưng khát vọng của người phụ nữ Việt nói chung, người dân làng Nành đi xa về gần, cầu mong hạnh phúc, hạnh phúc bình an may mắn đều đến lễ Mẫu Liễu Hạnh bằng sự cung kính và tin tưởng vô biên

Là một vị trụ trì tại chùa chăm sóc việc lễ bái mới thấy sự khát khao của những người phụ nữ trong làng nói chung và niềm tin của người phụ

nữ Việt nói chung đó là khát vọng sống, bình đẳng, khát vọng được tự do khẳng định mình trong một xã hội phong kiến những nghi lễ, những chuẩn mực phân biệt đẳng cấp, phân biệt nam nữ trong xã hội cổ ngày xưa Hơn nữa đó còn là nỗi khát vọng chinh phục tự nhiên cầu xin được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của người nông dân Việt Tại chùa Nành Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở vị trí trung tâm ở giữa điện thờ luôn được dâng nhiều

lễ và hoa đẹp trông càng tăng thêm sự tôn nghiêm và linh hiển Sắp xếp cùng Mẫu Liễu về hai bên còn là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải - tượng trưng cho các không gian địa lý và gắn liền với tự nhiên

Chúng ta hãy để ý khi hầu đồng ở giá Mẫu Liễu Hạnh thì thấy một điều thật thú vị là có những lúc Mẫu Liễu hoá thân vào Mẫu Thượng Ngàn trông coi miền rừng hay Mẫu Địa luôn mặc đồ trắng được mệnh danh là

“Mẫu nghi thiên hạ” - người Mẹ hiền đảm bảo mọi quyền lực và đời sống của con người

Một điều đặc biệt là nếu việc tôn thờ phụng sự Mẫu được sự phát triển từ thờ Nữ thần thì Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là sự phát triển ở tầm cao

Trang 26

hơn, niềm tin cũng cao hơn, sự tối linh cũng đặc biệt hơn từ việc thờ Mẫu,

từ đây có sự xuất hiện một số các cao hơn về nhiều mặt từ Mẫu thần đó là

hệ thống cả về điện thần với các phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ Thuỷ phủ, Địa phủ) và các hàng thần (Ngọc Hoàng, Mẫu, Quan, Chầu, Ông Hoàng, Cô, Cậu, các bóng các giá) Bên cạnh đó tín ngưỡng Mẫu còn là tín ngưỡng đa nữ thần về một số vị nữ thần cơ bản và gọi là Mẹ, Mẫu Chúng

ta còn thấy một số Mẫu tiêu biểu như: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thủy), Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu) Bốn vị mẫu trên đại diện cho bốn không gian địa lý khác nhau, trong đó Mẫu Địa

là mẹ có nhiệm vụ chăm sóc đất đai cho con người giúp con người có mùa màng bội thu, Mẫu Thoải là về sông nước giúp con người hạn chế úng lụt, cho con người nhiều đặc sản về thủy sản Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ - trông nom trên trời tượng trưng cho sức mạnh như người cha đem lại mưa thuận gió hòa, khí hậu thuận lợi che chở mọi thiên tai cho con người Còn Mẫu Thượng Ngàn như Sơn Tinh của vùng rừng núi, ngăn che mọi gió lốc, bão tố cho cuộc sống con người được bình an Như vậy, chúng ta thấy tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ rất dân dã, rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng trong tâm thức người Việt nói chúng vào qua đó cũng phản ánh sự mong mỏi, khát khao của con người đối với thế giới quan, một niềm tin như người con trông chờ vào sự bao dung che chở của người mẹ mà con người từ nguyên sơ đã đặt ra đó là Mẫu

Xét về mặt nghi lễ ở tín ngưỡng Mẫu Tam phủ - Tứ phủ cũng có sự sắp xếp khá là có hệ thống theo từng tháng từng tiết rất phù hợp và dễ nhớ bằng những câu truyền miệng “tháng tám hội cha, tháng ba hội mẹ” Cụ thể như lễ Hầu đồng, lễ tháng Ba - giỗ Mẹ (giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh), lễ tháng Tám - giỗ Cha (giỗ vua cha Bát Hải, Đức Thánh Trần), các tuần tiết, tiệc từng tháng như: tiệc cô Bơ (12/6), tiệc quan Tam Phủ (24/6), tiệc ông Hoàng Bảy (17/7), tiệc Ông Hoàng Mười ngày 20/10…

Trang 27

Bên cạnh đó sự sắp xếp trong các điện thờ chúng ta có thể nhận ra phẩm trật và vị trí của các thần linh chư vị đó được sắp xếp theo trật tự của một triều đình phong kiến chịu ảnh hưởng của Nho giáo với Tam Cung, Lục viện, Cửu trùng đài: “tiên thánh thần thuộc bốn cõi liên kết nhau chi phối con người, mỗi cõi đều có quyền lực như một triều đình có Đại vương,

có Thánh Mẫu, có chư tiên, có các hòang tử, công chúa, có khâm sai, giám sát, các vị chầu quân, chầu cụ (Triều quân, chiều cụ), có quan văn, quan võ, ngũ lôi linh quân Ngũ hổ đại tướng và âm binh bộ hạ” [44; 126]

Như vậy tín ngưỡng Mẫu Tam phủ - Tứ phủ bước đầu đã thể hiện ý thức nhân sinh, ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước, chứa đựng lòng yêu nước - một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hoá mà Mẫu là biểu tượng cao nhất Chúng ta còn thấy trong một số sinh hoạt tín ngưỡng của tín ngưỡng Mẫu còn phản ánh rất rõ hình ảnh của xã hội phong kiến qua nhận xét của tác giả Ngô Đức Thịnh như sau: “trong hầu đồng thì trang phục của các vị thần linh là yếu tố đặc biệt hệ trọng và không thể thiếu được, nó đã ít nhiều bị cung đình hóa” [36; 69]

Đúng vậy, chúng ta điểm qua một chút về trang phục, nghi lễ, điệu múa mà Thanh Đồng đang hầu, ta có thể thấy sự phong phú vô cùng Khi Thanh đồng lên giá quan thì áo thường được may từ các loại gấm, thêu hình tứ quý, tứ linh… (mô phỏng theo các trang phục của triều đình phong kiến) Ngoài trang phục ra, người ta còn thấy các loại khăn đội đầu theo hình rồng chầu mặt trời hay mặt trăng, các dây đai thêu hình rồng và trong các động tác khi thánh giáng chúng ta thấy có sự phán xét rất mạnh mẽ, quả quyết đầy uy quyền như các quan lớn trong triều có quyền chức

“ Quan ban danh ban diện cho cái tín chủ này được cầu danh đắc danh, cầu tài đắc tài v.v và v.v.” bên cạnh đó là những động tác cưỡi ngựa, rút gươm, múa kiếm Tất nhiên là với mỗi vị quan thì có những đặc thù

Trang 28

riêng tùy thuộc với tính cách về phủ của vị quan đó Nhưng sang giá Chầu thì trang phục thường phong phú và đa dạng hơn nhưng đều phản ánh phong cách ăn mặc của người phụ nữ trước đây, nhất là các phụ nữ trong các gia đình khá giả, quan lại Cùng với sự phát triển của xã hội thì những nghi lễ, diễn xướng trong tín ngưỡng Mẫu cũng có những sự bổ sung Hiện nay, trong các giá đồng chúng ta thấy có sự xuất hiện của thuốc lá, tiền mặt, ngoại tệ mạnh (đô la), đồ vàng mã mang hình dáng của xã hội hiện đại, hoặc có khi còn có thuốc phiện thật trong giá Quan Hoàng Bẩy nữa

Một điều rất quan trọng được đề cập đến trong tín ngưỡng thờ Mẫu

đó là việc thờ Đức Thánh Trần chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người đã có công đánh giặc Nguyên Mông đem lại cuộc sống hoà bình cho đất nước Trong tâm thức của người Việt, Đức Thánh Trần có quyền pháp rất lớn, người có thể chữa bệnh cứu người, trừ tà ma, ác quỷ giống như khi còn sống đánh đuổi quân Nguyên Mông Tương truyền cứ đầu xuân các thanh đồng con nhang đệ tử và cả người không hầu Mẫu đều nô nức kéo về Đền Đức Thánh Trần chen nhau để vào xin được cái Dấu của Ngài Trong quan hệ với các Mẹ, Mẫu thì ông được coi là Cha (vua cha Bát Hải) Hàng năm, các con nhang đệ tử Đạo Nội và tín ngưỡng Mẫu tiến hành lễ giỗ Mẹ vào tháng

ba - là tháng Thánh Mẫu Liễu Hạnh mất và lễ giỗ Cha vào tháng Tám - tháng Trần Hưng Đạo mất Trong nhiều điện, đền của Tam phủ - Tứ phủ hiện nay đều

có đặt ban thờ Đức Thánh Trần Có thể thấy rằng việc đưa Đức Thánh Trần vào điện thờ của tín ngưỡng Mẫu chính là kết quả của sự giao thoa giữa tín ngưỡng Mẫu với tín ngưỡng thờ những nhân vật có công của người Việt

* Lễ hội hàng năm của chùa Nành

Hội chùa Nành :

Đây là hội chùa được tổ chức hàng năm vào các ngày 4,5,6 tháng 2

(âm lịch) Không khí chuẩn bị hội được bắt đầu từ ngay sau những ngày tết

Trang 29

cổ truyền Ngày 10 tháng giêng, nếu năm đó có tổ chức hội Đại thì các cụ

có chức sắc cùng họp bàn Nếu không thì ngay sau đó sẽ làm lễ dựng cây phướn ở chính giữa sân chùa Đó là một cây tre dài khoảng 4, 5 mét, đỉnh cột treo tượng trưng một con quạ tha bộ lòng người Tục truyền rằng bà Nành, mẹ Pháp Vân chùa Nành có nhiều công đức với dân làng nên ai ai

cũng phụng thờ, duy chỉ có một người đàn bà nghèo không có gì dâng lên

Đức Phật đã tự rạch bụng lấy quả tim buồng gan, cỗ lòng để dâng Phật Bà Tấm lòng ấy đã được Phật tổ đoái thương và bà đã được lên cõi Niết bàn

Để nhớ tấm lòng của Bà và làm gương để răn dạy các tín đồ nên hàng năm chùa cho dựng cây phướn và cỗ lòng, biểu tượng này được giữ cho đến

ngày mở hội

Hội bắt đầu từ ngày 4 tháng hai âm lịch và kéo dài suốt ba ngày

Các hình thức vui chơi trong những ngày này rất phong phú Trong chùa tế

lễ linh đình, hấp dẫn nhất là lễ rước " tiến hương tiến hoa " Bên ngoài , hai

bên sân chùa là hội vật, hội cờ Phía trước dưới ao Nguyệt Trì là thuyền rồng với các tiền anh, liền chị ở Nội Duệ -Tiên Sơn hát quan họ Múa rối nước diễn ra ngay trong thuỷ đình Trong chiếc hồ lớn gần đó diễn ra các cuộc bơi trải và đua thuyền Tại sân khấu đá giữa sân chùa các phường

tuồng, phường chèo biểu diễn suốt ngày đêm Không khí ba ngày lễ hội

nhộn nhịp khắp làng trên, xóm dưới và thu hút cả dân các vùng lân cận

Điều đặc biệt nhất trong lễ hội làng Nành là lễ " Tiến lục cúng"

Thực ra đây là một sự giản lược nghi lễ thờ cúng của người dân phù Ninh Theo đúng nghi lễ nhà phật thì đây là lễ " thập cúng" với 10 lễ vật gồm : Hương, Hoa, Đăng, Trà, Quả, Thực, Thuỷ, Bảo, Châu, Y Nghĩa là: Cây hương, cây hoa, cây đèn, mâm trà quả bước, mâm oản, bình nước dừa, vật báu như hổ phách, mã não, ngọc châu, vóc đại hồng (tượng trưng) mỗi thứ

một đôi Ở hội chùa Nành đã giản lược bót 4 lễ vật cuối, chỉ còn 6 lễ vật

Trang 30

chính, nên gọi là Lục cúng Lễ Lục cúng chùa Nành tổ chức đại lược như sau:

Các lễ vật đều được trang trí rất đẹp Riêng cây hoa thì sáng mùng 6

các vãi chia nhau đi các xóm quyên giáo các loại hoa quý đem về Thạch Sàng, các cụ ở nhà dùng kim chỉ xâu thành từng dây hoa khoảng 1 mét, vắt

lên cây hoa có khung sẵn, làm thành một cây hoa rất đẹp

Buổi chiều lễ Lục cúng được rước về chùa với cờ quạt, chiêng trống

nghi trượng uy nghiêm Năm vị đại bái thay mặt năm thôn cùng Thái ông,

lão bà đi sau Lễ rước đến Bái đường thì dừng lại

Mở đầu, hai vị "sái tịnh lễ vật" tức là tẩy rửa làm tinh khiết lễ vật

trước khi dâng lên Đúc Phật Sau đó bằng 10 ngón tay kết thành 10 hình

khác nhau, gọi là kết ấn với các ấn: Tam sơn, ngũ nhạc (ngọn núi có cây

bồ đề nơi Đúc Phật Thích ca ngồi nhập định đắc đạo), ấn Thượng Sư (Quan

âm), chuẩn đề (phật Mẫu) và sáu chữ hương, hoa, đăng, trà, quả, thực Tay

kết ấn nào chân đi theo chữ ấy, có ý nghĩa là kính cáo trước những lễ vật sẽ

tiến dâng Cuối cùng mới tiến hành cúng dâng từng lễ vật một, tiến dâng lễ

vật nào đi theo hình chữ ấy Thực chất đây là những vũ điệu tuyệt vời và lễ

này kéo dài khoảng ba tiếng

Lục cúng chính là những sản phẩm mà con người làm ra dâng lên Đức Phật vào ngày đầu xuân, cầu mong sự phù hộ cho một năm mùa màng

bội thu Đồng thời cũng là dâng lên Đức Phật tấm lòng trong sáng thơm

thảo của người Nành Ngày nay lễ Lục cúng vẫn còn được duy trì trong những ngày hội chùa Đây chính là một nét độc đáo của văn hoá Phù Ninh

cổ truyền

Hội Đại:

Đây là hộ; Chùa được tổ chức với quy mô to hơn những kỳ hội lệ

hàng năm, được gọi là hội hàng Tổng Hội không mở hàng năm mà chỉ mở

Trang 31

vào những năm được mùa, thóc gạo nhiều và có người tự nguyện đứng ra

tổ chức làm chủ hội Vì vậy, thông thường phải 3,4 năm, có kỳ 5,7 năm mới mở một lần Người làm chủ hội Đại thường là các quan to, có nhiều

tiền của, đủ khả năng tổ chức và khao cả tổng ăn uống trong những ngày

hội Về quyền lợi, người đứng ra mở hội được làng ban cho 8 mẫu ruộng

gọi là " tộc Phật" và được hưởng đến chết

Việc tổ chức cũng giống như hội chùa nhưng qui mô lớn hơn Đặc biệt trong hội Đại có những hoạt động độc đáo thể hiện tính "thượng võ" như tục dựng cây phan hay nói về truyền thống chống ngoại xâm như việc

tổ chức rước tướng với hình thức như hội Gióng Tục nâng Phan ở hội Đại

có thể được coi như một nghi lễ chỉ có ở đất Nành

Thể lệ hội Đại ghi trên bia đá chùa Cả dựng năm Cảnh Hưng thứ 22(1761) và bản thể lệ hội Đại do đại biểu các làng trong tổng Hạ Dương

cũ thống nhất qui định về các lễ nghi trong hội năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) lại không thấy chép về nghi thức nâng phan Qua tìm hiểu di ngôn

từ các cụ già trong làng được biết đại thể như sau:

Địa điểm nâng phần là giữa mong Ba làng trước cửa Thạch Sàng Cây phan là: do "Bách trúc hợp thành phân vi cửu cấp", nghĩa là một trăm cây tre bó lại chia làm chín tầng, dưới to trên bé, trên ngọn treo một dải lụa

trắng bằng hai phần cây phan gọi là lá Phướn Người nâng phan được quy định là " cha Thuỷ nâng Phan" tức là trai tráng làng Phù Thụy được ưu tiên

nâng phan vì là dân sở tại Những người nâng phan từ 18 tuổi trở lên, chưa

vợ, không có quá khứ xấu, do dân cử ra, sắp xếp thành cơ đội, có cai đội chỉ huy luyện tập từ 15 tháng giêng, tối ngủ ở chùa

Cả, đến bữa vào nhà chủ hội ăn cơm Về trang phục tất cả đều thống nhất đầu đội khăn xanh buộc đầu rìu, quần mầu vàng, thắt lưng chạy cạnh mầu đỏ Để nâng phan, những người này cầm gậy tre có chạc ở đầu dài từ 5

Trang 32

đến 11,12 thước (từ 1,2 m đến 5,6m) gọi là dóng dài… Cây Phan đặt nghiêng dưới hố sâu khoảng thước (1m), đáy hố có phiến đá to Trước khi nâng, dóng nâng phan cắm trên giá theo thứ tự ngắn dài, con trai Phù Thị từ

ẵm ngửa trở lên cụ già xếp thành hàng dọc do cụ chùm dẫn đầu, cháu bé do

bố mẹ bế lần lượt đặt tay vào các dóng nâng phan, biểu thị trách nhiệm và vinh dự của trai tráng cả làng Trong khi đó những người trong đội nâng phan đứng thành hai hàng, mỗi người đứng trên chiếc nồi bằng đồng úp sấp Ai đứng trên nồi nào người đó được hưởng chiếc nồi đó

Cách nâng: Chủ hội cầm chịch bằng trống cái, theo hiệu lệnh, đội nâng phan cầm dóng đứng vào vị trí Hàng chục ấm tay rượu được rót ra bát đưa người nâng phan uống hết bát này đến bát khác, hết ấm này đến ấp khác, họ vừa uống vừa hò reo rồi té nhau lênh láng ra đất Đến giờ, ông chủ hội ra lệnh, tức thì chiêng trống nổi lên, cả chuông khánh chùa cả, hoà với tiếng hò reo của những người dụ hội Trong khi đó những người nâng phan cầm dóng nâng cây phan khỏi miệng hố, đảo ba vòng thuận rồi lại đảo ba vòng nghịch mới dựng đứng cây phan lên, trong quá trình đó không được dựa cây phan vào miệng hố, sao cho lá phướn bay phần phật Nếu lá phướn không bay thì rất rầy rà, dân phù thị sẽ phải sửa lễ tạ Đức Phật, tạ hàng Tổng Nếu cây phan đứng vững là thắng lợi, họ lại reo hò, lại uống rượu, chạy chín vòng xung quanh cây phan rồi vào lệ tạ Đức Phật xong mới về nghỉ Đến ngày dã hội, chủ hội làm lễ rồi phá cây phan cho dân làng cướp, mỗi nhà chỉ được cử một người, cướp được cây tre đem về gác lên mái nhà lấy khước làm ăn thuận lợi, khoẻ mạnh

Nghi thức nâng phan có lẽ là sự cầu mong cho đồng ruộng ngày càng bội thu Cây phan chính là biểu tượng của bó lúa, khóm lúa Đồng thời chữ phan chiết tự gồm ba bộ phận hợp thành: Thuỷ là nước, hoà là lúa, điền là ruộng Đây có lẽ là một ước lệ trong nghi thức tế lễ của cư dân trồng lúa

Trang 33

nước xưa Đối với người trồng lúa thì mong muốn cao nhất là có một mùa

màng bội thu, một đời sống thanh bình, hạnh phúc Nghi lễ nâng phan là

biểu thị cầu mong cho sự phồn thịnh, là sự biểu dương khả năng đổi mới không ngừng của vạn vật, là đưa đến cho nhân dân Phù Ninh hy vọng làm

ăn và niềm lạc quan trong cuộc sống Hành động nghi lễ này còn xuất phát

từ một tôn giáo cổ xưa hơn, gọi là ma thuật tiếp xúc Người nông dân cổ

xưa cho rằng muốn có kết quả phải có tiếp xúc, và nâng phan chính là hành

động tiếp xúc vào đất đầu tiên để mở màn cho một năm mới tốt đẹp

Ngoài nâng phan, hội Đại còn có những nghi thức đáng chú ý khác như việc rước kiệu lại giao cho những nữ thanh tân làng Nành (Ca dao có câu: "Có đoàn nữ trẻ đi khiêng kiệu rồng"), lại có cả đấu cờ người, vật, tuồng, chạy chữ (xếp chữ) do trai đinh các làng trong Tổng thi đua nhau, các chữ được xếp thường nói lên mong muốn của cư dân nơi đây như : Phúc đức, Thiện tâm, Thiên hạ thái bình

- Lễ nghi dựng cây phướn ( phan )

Tổng Nành xưa mỗi làng đều có lễ hội riêng Nhưng hội đại nghĩa là hội lớn do cả Tổng tổ chức, Tổng nành cũ gồm 06 xã 10 thôn ngày nay là 3xã: Dương Hà, Đình Xuyên và Ninh Hiệp, Phù Ninh (Ninh Hiệp ) là xã sở tại nên được chủ trì, hội đại có nhiều nghi thức, nhưng trung tâm của hội là dựng cây phướn, các nhà nghiên cứu về Ninh Hiệp đều nói dựng cây phướn

là nghi thức độc đáo chỉ thấy có ở Nành (tức Ninh Hiệp GL HN )

Thể lệ hội đại ghi trên bia đá chùa Cả dựng năm Cảnh Hưng thứ 22 (1761) và bản thể lệ hội đại do đại biểu các làng trong tổng Hạ Dương cũ thống nhất quy định năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) đều không nói rõ nâng phan dựng phướn thế nào Hội cuối cùng năm Ât Mùi (1895) cho đến nay chẳng còn ai được chứng kiến Qua tìm hiểu di ngôn trong các cụ già được biết đại thể như sau:

Trang 34

Cây phướn là do “bách trúc hợp thành phân vi cửu cấp” nghĩa là một trăm cây tre bó lại chia làm chín tầng, dưới to trên bé Trên ngọn treo một dải lụa trắng dài bằng hai phần cây phan gọi là phướn, phan có nghĩa là phướn

Người nâng phan quy định là “Cha thị nâng phan ” nghĩa là trai tráng làng Phù Thuỵ (xóm 6,7) được ưu tiên nâng phan vì là dân sở tại (Thạch Sàng) thuộc địa phận làng Phù Thuỵ những người nâng phan ( chưa rõ là bao nhiêu) từ 18 tuổi trở lên, chưa vợ, không có thành tích bất hảo (làm việc xấu như trộm cắp, ăn chơi sa đoạ, can án ) do dân cử ra, sắp xếp thành cơ đội, có cai đội chỉ huy, luyện tập từ 15 tháng giêng về trang phục: đầu đội khăn xanh buộc đầu dìu, quần áo màu vàng, thắt lưng chay cạnh màu đỏ, tay cầm gậy tre có choạc ở đầu dài từ 5 đến 11, 12 thước (nghĩa là

từ 2 đến 4,5 m) gọi là dóng nâng phan Người đứng gốc dóng ngắn, đứng giữa dóng trung bình, đứng ngọn dóng dài cây phan được đặt nghiêng gốc đặt dưới hố sâu 2 thước (1m) đáy hố có phiến đá to Trước khi nâng, dóng nâng phan được cắm trên giá theo thứ tự ngắn dài, con trai làng Phù Thuỵ từ ẵm ngửa trở lên đến cụ già nhất trong làng, sắp thành hàng dọc trước sau theo tuổi do cụ nhất làng gọi là cụ trùm dẫn đầu, cháu bé do bố

mẹ bế lần lượt đặt tưy vào các dóng nâng phan, biểu thị trách nhiệm và là niềm vinh dự của trai tráng cả làng đối với việc nâng phan Trong khi đó những người trong đội nâng phan đứng thành hai hàng, mỗi người trên một chiếc nồi “30” bằng đồng úp sấp Ai đứng nồi nào người đó được hưởng chiếc nồi đó (nồi cao khoảng 0,4m) đáy rộng khoảng 0,6m miệng rộng khoảng 0,5m đáy nồi dày khoảng 2, 3 ly

- Lễ Giảng báng hội Nành

Chiều ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch

-18g00 3 hồi chuông trống thượng đường (trống hiến)

Trang 35

- 18g30 Cúng Phật đại khoa, giảng báng (giảng thập điều)

Nguyên văn:

Giảng báng hội Nành Hiển mật viên thông đại trai đàn Khải kiến đạo tràng chú tiêu chuyên vị độ âm bảo dương sự, sa môn đắc thử lai từ tuyên diễn Ưu – ba – li chân cơ, yết thị A – tì bạt chi đại chúng vân nhĩ:

1 Hiển án pháp sư: Túc túc nghĩ thầm tuyên lương khoa vô di chi tự; tranh tranh ngư phạn tụng Đường ngôn hữu vĩnh chi văn Oan nỗ phát cơ như thỉ: tư cức hoa hoa hoàng hoàng úc úc chi quang hoa; nhược thử dương dương ái ái minh minh chi kim tướng Cách tư: ủng hộ đàng tràng, chứng minh công đức Thượng báo tứ ngũ chi ân, hạ tế tam lục chi đạo

2 Mật án pháp sư: Thực thực kỳ tâm thả phất thức kính đài nhi bất loạn: ung ung kỳ thính thứ thuý trừng nguyệt hiện dĩ vô tư Lật lật đâu đâu,

ôn ôn chuỷ chuỷ Tường thốn tâm chất chư nhĩ mục, tế tế trăn trăn; cảm vạn linh giám cách diện tiền, hành hành trụ trụ Thứ tùng hoa thắng chư long hội; tắc lan chi công mộc hồng hưu

3 Huấn dụ Bật Sô chi chúng, dương dĩ quỳ hoắc vi tâm Văn kình xao nhã nhạc chi âm, pháp sư cú độc; thính ngư phạn triêu âm chi hưởng, đại chúng đồng thanh Căng căng nghiệp nghiệp chi tâm đoạn trừ bát thức; nhiễm nhiễm ngân ngân chi ý, chiêm ngưỡng thiên hiền Tốt tâm viên ý mã chi tình, tắc loan dư long xa chi cách Thành tai thị dã, tín tất hư hồ

4 Tiến thị hương đăng giả: Xạ lan niều niều, long não phù phù Toại Thị hoàng hoàng, tiêu vương quýnh quýnh Thuỷ chung thành kính chi mạc thù; thuần tự cổ quăng chi vô gián Tích tích chi kiền chi cảm, quyền quyền dóc hiếu chi tâm Thứ sử liệt Thánh cách tư, vật vị chư linh hư thuyết

Trang 36

5 Hội chủ bồng lô hương đối thánh giá: Sùng tu oa xá, hương nhiệt ngưu đầu Suy thành tấu giả chi gian, tuyết hôi trạc lự: Vận toạ phong thần chi đạo, kỳ pháp vô thù Nhiễm nhiễm quyền quyền, thuần thuần khẩn khẩn, hà cầu bất ứng, tâm vật tự ư hồ nghi, hữu cảm tất thông, thân cánh đăng ư bảo áp

6 Hương trù tạo soạn giả: Thần Nông bá chủng, Đế Thuấn cung canh Thử tắc thê thê, cữu chử chi bạch canh khả tiến; giới sơ hoặc hoặc, chích trạch chi tố tịnh tắc trần Nhược kỳ yêu tử bất hao, tắc thuỷ trừng tất thu nguyệt hiện

7 Trợ trai quân tử, tuỳ hỷ thiện nhân thận vật liễm vương, cẩn dương tỉnh ký Thân tâm đãng địch, y phục tiên minh Háp háp si si chi ngôn lưu tâm cẩn thận; tôn tôn tiễn tiễn chi thuyết nghi tất bãi trừ Ngũ tân chi thái vật san; tam độc chi tâm mạc khởi Hàm suy nghị khổn, cộng mộc hồng hưu

8 Hội chủ lễ bái, tính trừng tĩnh nhất, tâm tịnh trì tam Kê thủ vạn toàn, ngũ thể chi bình phản chí địa; khuất thân thập chỉ, chư phương chi chấn động chí thiên Mỗi kỳ chương ngoã khánh sinh, chung chung chập chập, ức diệc linh hồn tịnh phách, mã mã du du Xả chư duyên phiền não đông phương, bạt nhất thân xuyễn quy Tây trúc

9 Cổ nhạc giả y y nhược nhwợc, tổ đới quyên quyên Khảm khảm đông đông kỷ diệp chi cấp đoản cấp trường; Khâm khâm cát cát chưởng minh chi hoặc bạt hoặc nghiêu Tiêu hoãn niên hôn, sênh hoàng huyên hoãn Thứ cơ thắng bách thiên chỉ chủng nhạc, điệu điệu hữu thanh, trí lệch siêu lục cửu chi nhã hoà, từ từ hữu tiết

10 Tập hội quan thính giả: hàm mai thủ khẩu, trắc nhĩ đề thân Viễn cận điếu phúng chi nhâ, phi phi bị bị; nghê vọng quan chiêm chi khách, mặc mặc điềm điềm Hoặc thạc nhân ngộ ngộ chi tài; hoặc tiều giả si si chi

Trang 37

bối Chiên oán báng độc chi thuyết nghi tất bãi trừ; khi lăng hí ngược chi từ

ô năng đào quán Dự tiên cáo tri, vô phương hậu hối

Cố bảng Tuế thứ nhất niên nhị nguyệt sơ tứ nhật

Hữu bảng thông tri Long phi Bính Tuất niên Đương niên tam giáp cung tiến

Trang 38

Đại đàn tràng hiển mật viên thông Kính thấy!

Đạo tràng ngày ngày đêm chuyên cứu độ cõi âm, chở che dương giới

Sa môn có được lời này, tuyên diễn cơ màu Ưu – bi li, chỉ bảo đại chúng A – tì - bạt rằng:

1 Hiển án pháp sư, kính cẩn lòng thành đọc kinh Lương sám một chữ chẳng sai, vang vang tiếng Phan tụng sách Đường kinh lời hay ý đẹp Cung

nỏ bắn thẳng mũi tên: đây quang hoa rực rỡ huy hoàng sáng sủa, này kim tướng mênh mang vời vợi quanh minh Đênd đây, ủng hộ đàn tràng, chứng minh công đức Trên báo tứ ngũ ân dày, dưới chở tam lục đạo cả

2 Mật án Pháp sư: ngay thực tấm lòng luôn phủi sạch đài gương mà chẳng loạn; chăm chăm kính cẩn để nước trong trăng hiện chẳng riêng tư Lạnh lùng run sợ, ấm áp lo toan Tưởng tấc lòng ở ngay tưi mắt, đủ đủ đầy đầy; cảm vạn linh giám cách diện tiền, đi đi đứng đứng Nọ tùng hoa vượt qua long hội, thì chi lan cùng đội ơn sâu

3 Dạy bảo các chúng Bật - Sô, phải giữ tấm lòng quỳ hoắc Nghe chày Kình gióng chuông nhã nhạc Pháp sư đọc kinh; thấy mõ Phạn khua tụng

âm vang, đại chúng lên tiếng Lòng này canh cánh suy tư, diệt trừ bát thức;

ý ấy lâng lâng nghĩ ngợi, chiêm ngưỡng thiên hiền Rửa tình lòng vượn ý trâu, thì đến xe loan kiệu phượng Thành này quả đúng, tin ấy sai đâu!

4 Người dâng tiến đèn hương: xạ lan phưng phức, long não ngạt ngào Lửa Toại Thị bập bùng, đèn Tiêu Vương lấp lánh Trước sau thành kính khác nào, kế nối chân tay chẳng canh cánh chí thành ấy cảm, khăng khăng đạo hiếu là tâm May mà liệt Thánh đến đây, chớ bảo bách linh hư huyễn

5 Hội chủ bưng lò hương cúng thánh, sùng tu nhà ốc, đốt nóng đầu trâu Tâm thành tụ hội vừa rồi, tuyết than rửa sạch; vận dụng miếu đường đạo cả, phép tắc khác đâu? Kính kính nghiêm nghiêm thuần thuần nắm

Trang 39

nắm Cầu nào chẳng ứng, lòng này chớ có hồ nghi; có cảm thì có thông, thân kia được lên toà báu

6 Người làm cỗ trong bếp chùa, này Thần Nông gieo hạt, kìa Đế Thuấn cấy cày Nếp tẻ dẻo thơm, gạo trắng đầu chày dâng tiến; rau dưa tươi tốt, mầm non lựa chọn bày ra Nếu lưng chẳng dính bụi trần, thì có nước trong trăng hiện

7 Quân tử trợ trai, thiện nhân tuỳ hỷ Thận trọng chớ nên vương vấn, thật thà luôn phải xét mình Thân tâm sạch sẽ, quần áo thơm tho Lời nói điêu ngoa nhăng nhít, lưu tâm cẩn thận; học thuyết lếch thếch lôi thôi, mau hãy bài trừ Này rau ngũ vị chớ ăn, này tâm tam độc chớ dấy Đều suy xem lòng thành kính, cùng là được đội ơn sâu

8 Hội chủ lễ bái, tính trong yên có một, tâm sạch sẽ đủ ba Cúi đầu thành kính, chân tay đều chạm mặt đất; duỗi co mười ngón, bốn phương chấn động trời cao Mỗi kỳ sinh nợ gái trai, ca khúc chung tư chập chập; hay là thấy được linh hồn, cùng là thể phách dặc dặc Xả mọi duyên phiền não ở Đông phương, cất tấm thân mau về nơi Tây trúc

9 người gảy đàn đánh trống, áo quần thướt tha, cân đai tươm tất Tùng tùng cắc cắc mấy âm, lúc dài lúc ngắn; tí tí tè tè vài tiếng, hoặc bạt hoặc tiu Đàn sáo râm ran, khúc ca rộn rã May ra vượt xa muôn ngàn khúc nhạc, điệu điệu vang lừng; đưa đến thắng cả nhã âm lục cửu, từ từ từng khúc

10 Người tụ hội đến xem, ngậm tăm giữ miệng, nín tiếng im nghe Người gần xa điếu phúng, đậy đậy che che; khách trông đợi quan chiêm, im

im ắng ắng Hoặc người lớn tài cao trí cả, hoặc trẻ con lũ nhỏ lũ to Những thuyết oán hờn phỉ báng, mau chóng bãi trừ; những lời dối trá phỉnh phờ, sao không bỏ tuốt Bảo trước cho hay, kẻo sau lại hối

Vậy nên yết bảng

Niên hiệu Long phi năm thứ nhất Ngày mùng 4 tháng 2 năm Bính Tuất

Trang 40

Bảng trên thông báo cho mọi người cùng biết Năm nay Ba giáp cùng nhau cung tiến

Ngày đăng: 23/03/2015, 17:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w