Với mong muốn từ kết quả thu được không chỉ có ý nghĩa khảo sát thực tiễn mà còn giúp những người làm công tác dân số – KHHGĐ nhận thức được những yếu tố tâm lý thực sự tác động đến ngư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3CHƯƠNG 1
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về các yếu tố tâm lý tác động đến việc
sinh con thứ ba trở lên
12
1.2.1 Nhận thức của người dân về vấn đề sinh con thứ ba trở lên 12 1.2.2 Thái độ của người dân về vấn đề sinh con thứ ba trở lên 20 1.2.3 Hành vi của người dân về vấn đề sinh con thứ ba trở lên 25
1.3 Một số vấn đề cơ bản của công tác Dân số- kế hoạch hoá gia đình 28
CHƯƠNG 2
Trang 42.2.1 Mục đích của nghiên cứu thực tiễn 43
CHƯƠNG 3
3.1 Thực trạng nhận thức của người dân huyện Gia Lâm về việc sinh
con thứ ba trở lên và tác động của nó đến việc sinh con thứ ba trở
3.1.2 Tác động của nhận thức đến việc sinh con thứ ba trở lên của người dân
huyện Gia Lâm
95
3.2 Thực trạng thái độ của người dân huyện Gia Lâm về việc sinh con
thứ ba trở lên và tác động của nó đến việc sinh con thứ ba trở lên
97
3.2.1 Thực trạng thái độ của người dân huyện Gia Lâm về việc sinh con thứ
ba trở lên
97
3.2.2 Tác động của thái độ đến việc sinh con thứ ba trở lên của người dân
huyện Gia Lâm
3.3.2 Một số hành vi cụ thể về việc sinh con thứ ba trở lên cuả người dân
huyện Gia Lâm
123
Trang 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138
PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
- TLH : Tâm lý học
- KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
- SCT3+ : Sinh con thứ ba trở lên
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dân số và sự gia tăng dân số từ lâu đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số nhanh Các vấn đề thuộc về dân số luôn đi liền với các vấn đề về phát triển bền vững của các quốc gia, tương lai của dân tộc phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm
và sự nỗ lực của mỗi cá nhân Việt Nam sẽ sống trong nghèo đói hay phồn vinh, trong bất công hay bình đẳng, trong bệnh tật hay khỏe mạnh, trong môi trường suy thoái, cạn kiệt hay môi trường mà con người và thiên nhiên được sống trong sự phát triển bền vững… điều đó liên quan chặt chẽ đến sự quan tâm của chúng ta tới
công tác dân số/KHHGĐ Như một nhà hiền triết đã từng nói “Trái đất này không
phải chúng ta thừa hưởng của các bậc tiền bối mà chúng ta mượn trước của thế hệ mai sau, làm tốt công tác dân số có nghĩa là chúng ta để lại cho con cháu chúng ta một trái đất xanh tươi, nơi mà con người và thiên nhiên phát triển một cách hài hòa và cân đối”
Việt Nam hiện là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới với mật độ dân số gấp 1,8 lần Trung Quốc, gấp 10 lần các nước đang phát triển và gấp 5 lần mật độ dân số thế giới Theo Liên hợp quốc, để cuộc sống thuận lợi bình quân trên 1km2 chỉ nên có từ 35 – 40 người, mật độ dân số của Việt Nam là 254 người/km2, gấp 7 lần mật độ chuẩn, mật độ dân số của thành phố Hà Nội là 3.490 người/km2, gấp
100 lần mật độ chuẩn Hàng năm Việt Nam có thêm 1,6 triệu trẻ em ra đời và mức sinh vẫn tiếp tục tăng, số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng đang không ngừng tăng lên Chất lượng cuộc sống phụ thuộc trực tiếp vào những việc chúng ta làm nhằm hạn chế sự gia tăng dân số Ý thức được tầm quan trọng của công tác Dân số
- kế hoạch hóa gia đình nên ngay từ năm 1993 Đảng ta đã nhận định: Dân số là
một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn
Trang 8đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống…
(3)
Sinh con là điều mong muốn của tất cả các cặp vợ chồng, tuy nhiên việc quyết định sinh bao nhiêu con đặc biệt việc sinh nhiều lại là vấn đề quan tâm của toàn xã hội Thời gian vừa qua, việc sinh con thứ ba trở lên đang trở thành vấn đề
“nóng” ở Việt Nam nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng, nó không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc mỗi gia đình mà còn ảnh hưởng đến chất lợng cuộc sống của toàn xã hội
Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề sinh con thứ ba trở lên bởi sự tăng mạnh như vậy trong thời gian qua không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
xã hội nói chung và chính sách sinh đẻ của Nhà nước ta nói riêng mà còn gây nên biến động mạnh về quy mô dân số và ảnh hưởng chung đến tình hình kinh tế, văn hoá xã hội Từ năm 2003 đến nay, huyện Gia Lâm cũng không tránh khỏi tình trạng chung của cả nước, tỷ lệ sinh con thứ ba tăng đột biến và có nhiều trường hợp là cán bộ công chức, giáo viên, đảng viên Vậy đâu là nguyên nhân thực sự của thực trạng đó, Pháp lệnh dân số ra đời là nguyên nhân chính hay chỉ là cái cớ cho
sự gia tăng dân số đột biến này? Ngay cả các nhà Dân số học đã thừa nhận không thể cắt nghĩa được các xu thế hiện đại của dân số chỉ bằng các nhân tố lịch sử, kinh
tế xã hội và nhân khẩu, hay coi đó là kết quả của của một chính sách dân số nào
đó, vấn đề gia tăng dân số nói chung và hành vi sinh đẻ nói riêng còn chịu tác động trực tiếp của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội
Qua việc tìm hiểu các tài liệu và các nghiên cứu có liên quan, chúng ta thấy những vấn đề các yếu tố tác động đến hành vi sinh đẻ, đến mức sinh và đến sự gia tăng dân số được nghiên cứu khá nhiều ở nhiều góc độ: dân số học, xã hội học, kinh tế học và tâm lý học… Tuy nhiên, nghiên cứu về các yếu tố tâm lý tác động đến việc người dân quyết định sinh con thứ ba trở lên thì chưa có một nghiên cứu
Trang 9cụ thể nào
Xuất phát từ những vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi - những người nghiên cứu khoa học rất tâm huyết với công tác Dân số/KHHGĐ- nhận thấy cần phải có trách nhiệm góp phần vào việc nghiên cứu và kiến nghị tìm giải pháp để thực hiện công tác Dân số/KHHGĐ tốt hơn Trong giới hạn nghiên cứu, chúng tôi chọn đề
tài là “Những yếu tố tâm lý tác động đến việc sinh con thứ ba trở lên của người
dân huyện Gia Lâm” Với mong muốn từ kết quả thu được không chỉ có ý nghĩa
khảo sát thực tiễn mà còn giúp những người làm công tác dân số – KHHGĐ nhận thức được những yếu tố tâm lý thực sự tác động đến người dân trong việc quyết định sinh thêm con thứ ba trở lên, từ đó đề ra được những kiến nghị về giải pháp nhằm hạn chế được mức sinh con thứ ba trở lên cao trên cơ sở tác động tích cực vào những yếu tố tâm lý đó Ngoài ra, chúng tôi còn hy vọng qua nghiên cứu này góp phần bổ xung cơ sở lý luận của một hướng nghiên cứu mới cho phân ngành tâm lý học dân số
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố tâm lý: nhận thức, thái độ và hành vi sinh con thứ ba trở lên của người dân huyện Gia Lâm, đề tài đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần làm giảm và hạn chế việc sinh con thứ ba trở lên trên địa bàn huyện
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đề tài đưa ra những nhiệm vụ sau:
3.1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản (các khái niệm nhận thức, thái độ, hành vi sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh con thứ ba trở lên)
3.2 Tiến hành khảo sát thực tiễn để tìm hiểu về những yếu tố nhận thức, thái
độ tác động đến hành vi sinh con thứ ba trở lên của người dân huyện Gia Lâm
Trang 103.3 Đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc xây dựng các giải pháp làm giảm và hạn chế việc sinh con thứ ba trở lên
4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố tâm lý tác động đến hành vi sinh con thứ ba trở lên của người dân huyện Gia Lâm (Hà Nội)
4.2 Khách thể nghiên cứu
- 150 người dân đã sinh con thứ ba trở lên, trong độ tuổi từ 25-49 tuổi trên địa bàn huyện Gia Lâm
- 10 cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ cấp xã, cấp huyện, thành phố
5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1 Về nội dung nghiên cứu
Có nhiều yếu tố tâm lý tác động đến việc sinh con thứ ba trở lên nhưng đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào các yếu tố tâm lý như : Nhận thức, thái độ và hành
vi
5.2 Về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu tại các xã, thị trấn khác nhau trên địa bàn huyện Gia Lâm với các đặc trưng:
+ Thị trấn (đại diện là Thị trấn Trâu Quỳ)
+ Làng nghề (đại diện là xã Ninh Hiệp)
+ Làng thuần nông (đại diện là xã Dương Quang)
5.3 Về khách thể nghiên cứu
Trang 11150 người đã sinh con thứ ba trở lên trong độ tuổi sinh đẻ (từ 25 đến 49 tuổi)
6 Giả thuyết khoa học
6.1 Các yếu tố nhận thức, thái độ là những yếu tố tâm lý tác động đến hành
vi sinh con thứ ba trở lên của ngời dân huyện Gia Lâm tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp giữa nhận thức, thái độ và hành vi có khoảng cách nhất định (nhận thức tốt, thái độ tốt nhưng vẫn sinh con thứ ba trở lên)
6.2 Nếu chúng ta có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục về nhận thức cho người dân một cách phù hợp về những ảnh hưởng tiêu cực của việc sinh con thứ ba trở lên và có chế tài xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm thì có thể góp phần đáng kể vào việc thực hiện tốt chính sách dân số – kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn huyện
7 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đề ra các phương pháp cụ thể bao gồm:
7.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
7.4 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
7.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
7.6 Phương pháp thống kê toán học
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sinh đẻ là yếu tố chính cho sự thay thế sinh học để duy trì xã hội loài người Việc dân số được thay thế thông qua hành vi sinh đẻ là một quá trình phức tạp và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, do vậy có rất nhiều các nghiên cứu khoa học
ở các lĩnh vực khác nhau hướng đến việc lý giải tại sao con người không ngừng gia tăng hành vi sinh đẻ hoặc vào sự hạn chế số lượng con cái, kể cả việc khước từ hoàn toàn việc sinh đẻ Những kết luận mà các nhà khoa học đưa ra là rất khác nhau
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành vi sinh sản và mức sinh được đề cập đến khá nhiều
Nhà dân số học Ronald Freedman đã đưa ra lược đồ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, ông chia ra thành 3 nhóm yếu tố: yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng sinh đẻ (việc chấp nhận hay không chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai, tỷ lệ kết hôn…), yếu tố trung gian (chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình, số con mong muốn của các cặp vợ chồng, quan niệm xã hội về hôn nhân…), yếu tố hạ tầng (mức độ chết, điều kiện kinh tế xã hội…).Theo ông, ba nhóm yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và thông thường nhóm yếu tố hạ tầng tác động lên nhóm yếu tố trung gian rồi cùng tác động lên nhóm yếu tố trực tiếp và cuối cùng tác động đến mức sinh (18)
Dựa trên luận điểm của Kingsley Davis và Judith Blake, John Bongaarts đã xác lập những yếu tố quyết định đến mức sinh như: Hiệu quả sử dụng các biện
Trang 13pháp tránh thai, tỷ trọng người phụ nữ đã kết hôn, mức độ nạo hút thai tự nguyện, mức độ vô sinh sau đẻ, khả năng sinh đẻ
Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, Kingsley Davis và Judith Blake qua các nghiên cứu của mình lại đưa ra mô hình có 11 biến trung gian (chia thành 3 nhóm) ảnh hưởng đến mức sinh Các yếu tố xã hội sẽ thông qua các biến này để tác động đến tất cả các giai đoạn của quá trình sinh sản: yếu tố ảnh hưởng đến giao hợp, yếu
tố ảnh hưởng đến thụ thai, yếu tố ảnh hưởng đến thai nghén và sinh đẻ (18)
Với cách tiếp cận kinh tế, các nghiên cứu đều khẳng định mối tương quan nghịch giữa mức sống và sinh đẻ Các nhà nhân khẩu học đã chứng minh rằng: đời sống thấp thì mức sinh đẻ cao và ngược lại A Smith cũng đưa ra một kết luận
tương tự “ Nghèo đói tạo khả năng cho sự sinh đẻ” Còn K.Marx, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập và sinh đẻ cũng khẳng định “số sinh tỷ lệ nghịch với
Theo quan điểm kinh tế đơn thuần, trẻ em không phải là một lĩnh vực đầu tư tốt, chi phí nuôi dưỡng cao mà lợi ích kinh tế thấp, trong đó xã hội ngày càng phát triển thì lương và trợ cấp cho người già đảm bảo và họ không cần đến con Vì vậy,
David đã khẳng định “ Nếu kinh tế là quyết định thì có lẽ không có một ai trong xã
hội hiện đại sẽ có con nữa” Tuy nhiên, với lý thuyết động lực kinh tế, Liebenstein
cho rằng “cha mẹ sẽ tính toán lợi ích và chi phí sinh con sau đó sẽ quyết định số
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên không thể cắt nghĩa được các xu thế hiện đại của dân số chỉ bằng các nhân tố lịch sử, xã hội, kinh tế và nhân khẩu Chủ thể và khách thể của hành vi sinh đẻ là con người – một thực thể có ý thức và ý chí, có những đặc điểm tâm lý nhất định, sống trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định cho nên các nhân tố tâm lý như ý thức, nhu cầu, động cơ, thuộc tính nhân cách ảnh hưởng rất lớn đến hành vi sinh đẻ của con người
Trang 14J.T Fawceet (1970) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh đẻ đã chỉ ra các giá trị và phong cách sống của cá nhân, các chức năng của trẻ con đối với con người ở các trình độ khác nhau của xã hội, các động cơ sinh đẻ và nhu cầu
về con cái (24, tr 25)
K.Lungwitz (CHDC Đức) đã liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sinh
đẻ bao gồm: sự không thỏa mãn về các điều kiện nhà ở, phạm vi sinh hoạt làm tăng thêm sự sử dụng một cách có ý thức các phương pháp tránh thai, sự mâu thuẫn giữa các quyền lợi xã hội và cá nhân về dân số những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sinh đẻ không mang tính chất nhân khẩu (24, tr 21)
Nhà nghiên cứu người Hungari R.Andoocka coi giáo dục và tôn giáo thuộc những hiện tượng tâm lý xã hội ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh đẻ (28)
E.Xabađi (Hungari) chỉ ra tâm thế sinh đẻ, các động cơ điều chỉnh tỷ lệ sinh sản
L.Pakhlơ chỉ ra sự phụ thuộc của các động cơ, của chính sách dân số vào trạng thái của các quá trình dân số
M.Masura đã coi sự ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế xã hội và văn hoá của cha mẹ đến tỷ lệ sinh đẻ, sự phức tạp của cấu trúc gia đình (24, tr 23)
1.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Vấn đề mức sinh, một trong những vấn đề cụ thể của công tác dân số, đóng vai trò chính trong việc tăng hay giảm quy mô dân số, đã rất được chú ý trong thời gian qua
Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến mức sinh chủ yếu được tiếp cận
từ góc độ nhân khẩu học, xã hội học và kinh tế học
Trang 15Lý giải nguyên nhân làm dân số tăng nhanh, phân tích nhân khẩu học cho biết: khi mức sinh giảm gần sát mục tiêu, tiệm cận mức sinh thay thể (2.1 con) trong khi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện thì nhu cầu sinh thêm con có xu hướng tăng lên.Trong nghiên cứu của mình, Đinh Công Thoan đã đưa ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó một trong những nguyên nhân khách quan tác động mạnh đến việc sinh con thứ ba trở lên đó là nhận thức của nhân dân chưa thay đổi căn bản, tâm lý muốn đông con, phải có con trai còn nặng
nề (22)
Với đề tài “ Chuyển đổi mức sinh và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm
sinh” các tác giả đã chỉ ra việc sinh con thứ ba trở lên chỉ phụ thuộc vào các đặc
trưng về khu vực cư trú và trình độ học vấn của mẹ, các yếu tố về điều kiện kinh tế gia đình và chương trình kế hoạch hoá gia đình đều không có ảnh hưởng (32)
Vận dụng các quan điểm của các nhà dân số học nước ngoài vào tình hình cụ thể của địa phương, các tác giả Lê Phước Lộc và Nguyễn Thị Minh Huệ đã có
những đánh giá sự tác động của các yếu tố tâm lý đến mức sinh qua đề tài “Các
yếu tố chủ yếu tác động lên mức sinh ở các xã nông thôn, vùng sâu, xa của tỉnh Cần Thơ” Tác giả của đề tài rất chú trọng đến phụ nữ và các đặc trưng có ảnh
hưởng đến tâm lý người phụ nữ trong việc quyết định sinh con, đó là: nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình hình tham gia sinh hoạt đoàn thể, tình hình đọc báo của phụ nữ…(16)
Đề tài “Khảo sát đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở một số xã
thuộc vùng công giáo huyện Kim Sơn” của hai tác giả Lê Văn Định và Vũ Mạnh
Lợi, đã chỉ ra yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội có ảnh hưởng rõ rệt đến hành vi sinh sản của người phụ nữ trong đó bao gồm: trình độ học vấn, mức sống, sự hiểu biết
về các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, sự ràng buộc của giáo lý…(9)
Trang 16Nhìn nhận một cách toàn diện hơn, các tác giả thực hiện đề tài “Đo lường
nhiệm) đã đề cập đến rất nhiều các yếu tố như: nhân khẩu học, yếu tố sinh học, yếu
tố kinh tế – xã hội, yếu tố tập quán – tâm lý xã hội tác động đến mức sinh Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá thì các tác giả chưa nêu nổi bật yếu tố tâm lý tác động đến mức sinh như thế nào (18)
Trong khi có tác giả tiếp cận từ góc độ sinh thái và dân số học tộc người cho rằng quan niệm về sinh đẻ, nhận thức về số con cần thiết phải có của người dân tộc
ít người chịu sự chi phối của văn hoá truyền thống, tâm lý tộc người, trình độ dân trí, đời sống kinh tế xã hội (4) thì người khác lại xuất phát từ quan điểm xã hội học
và giới để chứng minh chất lượng dân số của phụ nữ nông thôn phụ thuộc vào điều kiện sống của hộ gia đình, vị trí và sự bình đẳng của người phụ nữ trong gia đình, tình trạng sức khoẻ và sức khoẻ sinh sản của họ (25)
Góp phần tìm hiểu vấn đề “Các yếu tố tác động đến mức sinh ở Việt Nam”
Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội và Truyền thông dân số đã nhấn mạnh sự tác động đến mức sinh từ nhiều góc độ: mô hình gia đình với tư duy hiện đại và truyền thống, trình độ học vấn, quyền sinh sản của người phụ nữ, quan niệm về giá trị của con cái, mức độ giàu nghèo… (19)
Tác giả Lan Thảo trong bài viết “Những ảnh hưởng của tâm lý truyền thống
đến công tác dân số” đã phân tích rõ sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị về
quan niệm số con và chất lượng con Tâm lý truyền thống, quan niệm cũ còn in đậm trong những người sống ở nông thôn do tập quán sống và môi trường sống (20)
Với một cách nhìn rất đầy đủ, nghiên cứu “Mức sinh và các yếu tố ảnh
hưởng đến mức sinh tỉnh Cao Bằng” của tác giả Dương Thị Minh Hiền đề cập tới
Trang 174 nhóm yếu tố tác động: yếu tố sinh học, yếu tố tâm lý xã hội, yếu tố kinh tế và các chính sách xã hội (14)
Theo quan điểm kinh tế, nghiên cứu của Phạm Đại Đồng về “Một số phân
tích về ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế đến mức sinh” đã chỉ rõ các nhân tố
kinh tế có tác động rất phức tạp đến mức sinh và sự phát triển kinh tế tỷ lệ nghịch với mức sinh Điều này rất thống nhất với các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về lĩnh vực này(37, Tr.27)
Với đề tài “Sự tác động của Phong tục tập quán đến mức sinh và giải pháp
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác DS – KHHGĐ ở Hà Nội” Nguyễn
Quốc Triệu đã nghiên cứu một số phong tục tập quán cũ có tác động tiêu cực đến mức sinh và công tác DS/KHHGĐ ở Hà Nội và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu đó (27)
Tác giả Trần Trọng Thuỷ đã chỉ ra hành vi sinh đẻ được hiểu là một hệ thống các hành động và thái độ có nguyên nhân xã hội và tâm lý, hướng vào việc sinh đẻ con cái và sự hạn chế số lượng con cái kể cả việc khước từ hoàn toàn việc sinh đẻ (24) Các nhân tố quy định hành vi sinh đẻ bao gồm các nhân tố ở cấp độ
xã hội, các nhóm dân tộc, nghề nghiệp xã hội, lứa tuổi, giới tính, gia đình và cá nhân
Đáng lưu ý, có tác giả tiếp cận vấn đề gia tăng dân số từ góc độ tâm lý học,
đã chỉ ra hàng loạt các yếu tố: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn có đủ trai đủ gái, tâm lý thích đông con, đông con là nhiều của, nhiều phúc, nhiều lộc, đông con
là có nhiều sức lao động, về già có nơi nương tựa, cần có con trai để có người nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên… (21)
Nghiên cứu của Trần Anh Châu đề cập trực tiếp đến tác động của các yếu tố
tâm lý đến việc sinh con cho thấy áp lực xã hội (tác động chung), mong muốn của
Trang 18ông bà, họ hàng, mong muốn của vợ chồng (tác động từ gia đình) và tác động của yếu tố kinh tế có ảnh hưởng tới số con trong gia đình (5)
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng: vấn đề mức sinh và hành vi sinh đẻ được quan tâm nghiên cứu rất nhiều và từ nhiều góc độ, tuy nhiên chủ yếu được tiếp cận từ góc độ xã hội học và nhân khẩu học, còn khi xem xét dưới góc độ tâm
lý học, các tác giả dường như mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra hiện trạng, chưa có được những phát hiện quan trọng liên quan đến việc gia tăng dân số đặc biệt là hiện tượng sinh con thứ ba trở lên
Từ việc tham khảo công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau, chúng tôi nhận thấy rằng chủ thể và khách thể của hành vi sinh đẻ là con người – một thực thể có ý thức và ý chí, có những đặc điểm tâm lý nhất định, sống trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định cho nên hành vi sinh con thứ ba trở lên là hành vi có ý thức và được hiểu là một hệ thống các hành động và thái độ có nguyên nhân từ xã hội và gia đình hướng vào việc quyết định sinh con thứ ba trở lên
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SINH CON THỨ BA TRỞ LÊN
1.2.1 Nhận thức về vấn đề sinh con thứ ba trở lên
1.2.1.1 Khái niệm nhận thức về vấn đề sinh con thứ ba trở lên
a Khái niệm nhận thức
Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động) Nhận thức là sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan trong đầu óc con người Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức, hiểu biết, phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực bản thân mình, trên
cơ sở đó, con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động
Trang 19Trong quá trình nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, đó là cảm giác, tri giác, trong đó con người nhận biết được những cái bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động tới giác quan con người; mức độ cao là nhận thức lý tính, còn gọi quá trình tư duy, con người nắm được cái bản chất bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật, bản chất của sự vật và hiện tượng Các quá trình này bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người (10, tr117)
Từ điển Tâm lý học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên định nghĩa: “nhận thức
là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận
Quá trình ấy diễn ra ở các mức độ:
- Kinh nghiệm hàng ngày về sự vật, hiện tượng và người khác, mang tính tự phát, thường hỗn hợp với tình cảm, thành kiến, thiếu hệ thống
- Khoa học các khái niệm được kiến tạo một cách chặt chẽ có hệ thống, với
ý thức về phương pháp và những bước đi của tư duy để chứng nghiệm đúng sai
Theo V.I.Lênin thì nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc
con người Sự phản ánh này không đơn giản, thụ động mà là quá trình biện chứng
dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong quan hệ với khách thể Tính tích cực của chủ thể nhận thức thể hiện không chỉ ở sự tác động của chủ thể diễn ra trong quá trình thực tiễn xã hội mà còn ở sự phản ánh khách thể như là một quá trình sáng tạo trong đó chủ thể ngày càng nắm bắt được quy luật, bản chất của khách thể (33, tr.18)
Dưới góc độ Tâm lý học, nhận thức là sự phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng, mối quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan thông qua hoạt động
Trang 20thực tiễn của con người Sống trong điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội, đòi hỏi con người phải nhận thức được những quy luật của tự nhiên và các quy luật của xã hội
để hoạt động nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người (34, tr.256)
Các quan niệm của các nhà Tâm lý học cho chúng ta thấy rằng: nhận thức là
sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan trong đầu óc con người, bao gồm các quá trình từ biết (nhận biết, ghi nhớ, nhắc lại), đến hiểu (có thể áp dụng kiến thức vào giải quyết tình huống mới) Quá trình nhận thức vận động, phát triển liên tục không ngừng, mang bản chất xã hội, lịch sử Kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức cho ta hiểu biết và kiến thức giúp con người ngày càng tiếp cận hiện thực, tiếp cận chân lý Kiến thức là những hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên và xã hội, nhờ học tập trong trường và từng trải trong thực tế cuộc sống mà có Kiến thức của loài người là kết quả của quá trình nhận thức Kiến thức phong phú và đa dạng
vì nó phản ánh đúng sự vật hiện tượng và các quan hệ có tính quy luật của hiện thực khách quan, nhưng cũng chứa đựng những hiểu biết nông cạn không thật chính xác (23, tr.9).
Các nhà tâm lý học theo quan điểm nhận thức là hành động cho rằng họat động
nhận thức có hai dạng: Hoạt động nhận thức cảm tính và hoạt động nhận thức lý tính Hoạt động nhận thức cảm tính bao gồm hoạt động cảm giác, tri giác cho ta hình ảnh cảm tính, họat động nhận thức lý tính bao gồm hoạt động tư duy, tưởng tượng cho ta khái niệm Hoạt động nhận thức cảm tính và hoạt động nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người (11, tr 98)
Tâm lý học xem nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người Nhận thức có mối quan hệ với thái độ và hành vi Trong đó nhận thức vừa là cơ sở, vừa là điều kiện, tiền đề, phương tiện hình thành thái độ và hành vi
Trang 21Nhận thức đúng là cơ sở của thái độ đúng và hành vi đúng Nhận thức là một hoạt động gồm nhiều quá trình khác nhau, biểu hiện ở những mức độ khác nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan Nhận thức bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng Quá trình này phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người Như vậy, quá trình nhận thức được hiểu là quá trình tiếp cận, tiến gần đến chân lý nhưng không bao giờ ngừng ở một trình độ nào vì không bao giờ nắm hết toàn bộ hiện thực Quá trình này diễn ra liên tục và không bao giờ ngừng bởi hiện thực khách quan là vô cùng
và luôn luôn phát triển
Trong quá trình nhận thức, cá nhân không chỉ nắm vững kiến thức mà còn hoàn thiện dần cách suy nghĩ của mình Quá trình nhận thức là quá trình tích cực
và có ý thức Trong quá trình nhận thức, con người không chỉ là khách thể chịu sự tác động của yếu tố bên ngoài mà còn là chủ thể tham gia một cách tích cực, chủ động
Tổng hợp những phân tích lý luận về nhận thức ở trên, trong nghiên cứu của
mình, chúng tôi sử dụng khái niệm nhận thức như sau: nhận thức là sự hiểu biết
của con người về sự vật, hiện tượng nào đó ở các mức độ khác nhau, làm cơ sở cho việc định hướng và điều chỉnh thái độ, hành vi của họ
b Khái niệm nhận thức về vấn đề sinh con thứ ba trở lên
Sinh con là một việc làm thực sự quan trọng, nó thể hiện mọi ý nguyện của các cặp vợ chồng Trước khi có quyết định sinh con, các cặp vợ chồng không thể bỏ qua việc phải nhận thức lại những yếu tố thuận lợi hay không thuận lợi của bản thân khi sinh con Việc sinh một đứa con đã là một thử thách nhưng nuôi dưỡng, giáo dục
nó lên người còn là thử thách lớn hơn, đó không chỉ là trách nhiệm của riêng các cặp
vợ chồng mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội.Việc sinh con là quyền lợi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhưng sinh bao nhiêu con, sinh vào thời
Trang 22điểm nào, khoảng cách giữa các lần sinh là bao lâu… thì phải phù hợp với những qui định của pháp luật, phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh riêng của từng người, chỉ có như vậy mới đảm bảo được việc chăm sóc và giáo dục cho cả bà mẹ
và trẻ em được tốt nhất
Những cặp vợ chồng sinh con thứ ba trở lên đã nhận thức rõ những giá trị và cả những khó khăn mà việc sinh con mang lại cho gia đình, qua việc chăm sóc hai đứa con trước Nếu như nhu cầu về đứa con đầu lòng ở đa số người thể hiện như một tâm thế về sự tất yếu của mỗi người phải có con để nối dõi thì nhu cầu về đứa con thứ ba lại khác Đối với các cặp vợ chồng mới kết hôn, việc có đứa con đầu lòng như một sự kiện đánh dấu kết quả tình yêu của họ, hơn nữa họ đang ở giai đoạn “trăng mật” của hôn nhân, gia đình, dư luận xã hội thường ủng hộ việc sinh con Do đó, việc họ đối chiếu giữa nhu cầu có con với các điều kiện mà họ có, trong đó có điều kiện kinh tế là việc làm cần thiết nhưng đó không phải là yếu tố quyết định trong việc họ sinh đứa con đầu tiên Với lần sinh con thứ ba, cuộc hôn nhân của họ đã diễn
ra trong một thời gian dài, mỗi thành viên (vợ hoặc chồng) đều đã có thời gian để kiểm nghiệm vai trò, vị trí, tình cảm của mình, cộng thêm dư luận xã hội, chính sách dân số của nhà nước có thể là thuận lợi có thể là ngược lại, làm cho việc thực hiện mong muốn có đứa con thứ ba phải được cân nhắc rất kỹ, nói cách khác họ nhận thức rõ việc làm của mình
Vậy nhận thức về việc sinh con thứ ba trở lên được hiểu như sau:
Nhận thức về việc sinh con thứ ba trở lên là sự hiểu biết của các cặp vợ chồng
về chính sách dân số, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, quyền sinh sản của các cặp vợ chồng và giá trị của con cái ở các mức độ khác nhau, làm cơ sở cho việc định hướng và điều chỉnh thái độ, hành vi sinh con thứ ba trở lên của họ
1.2.1.2 Những biển hiện nhận thức về vấn đề sinh con thứ ba trở lên
Trang 23a Các mức độ nhận thức trong tâm lý học
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong Tâm lý học về mức độ nhận thức Căn cứ vào tính chất phản ánh, các nhà Tâm lý học Mác xít chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành nhiều mức độ khác nhau, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nông đến sâu, từ hiểu biết chưa đầy đủ đến đầy đủ, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính
Nhận thức cảm tính:
Là quá trình nhận thức đầu tiên, ở mức độ thấp nhất, sơ đẳng nhất trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người
Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình là cảm giác và tri giác Cảm giác là hình thức phản ánh thấp nhất, khởi đầu, là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới Trên cơ sở nảy sinh các cảm giác ban đầu mà có tri giác Tri giác là hình thức phản ánh cao hơn trong cùng bậc thang nhận thức cảm tính Cảm giác và tri giác có mối quan hệ chặt chẽ và tri phối lẫn nhau trong mức độ nhận thức “trực quan sinh động” thế giới
Sản phẩm hoạt động nhận thức cảm tính là những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới, chứ chưa phải là những khái niệm và quy luật về thế giới Mặc dù vậy, nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý con người, nó cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cấp cao
Nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính là mức độ cao hơn nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất của sự vật hiện
Trang 24tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết Nhận thức lý tính bao gồm 2 mức độ: tư duy, tưởng tượng
Đặc điểm chung của nhận thức lý tính: Thuộc thang nhận thức cao, có những đặc điểm mới về chất so với nhận thức cảm tính Đó là tính có vấn đề, tính khái quát, tính gián tiếp Trên thực tế, nhận thức lý tính chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà bằng vốn hiểu biết cũ, bằng phương pháp hành động cũ đã có, con người không thể giải quyết được Để nhận thức, con người cần phải vượt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ và đi tìm những cái mới đạt mục đích mới
Khác với nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính có khả năng đi sâu vào sự vật, hiện tượng nhằm vạch ra những thuộc tính chung, những mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng Chính nhờ phản ánh cái khái quát, cái quy luật mà nhận thức lý tính giúp con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn có khả năng cải tạo thế giới Đến mức độ nhận thức lý tính, con người nhận thức thế giới một cách gián tiếp – nhận thức bằng ngôn ngữ Nhờ phương tiện ngôn ngữ và khả năng phản ánh khái quát, phản ánh gián tiếp thế giới, mà con người có khả năng vạch ra được các thuộc tính bản chất, các mối quan hệ có tính quy luật, dự đoán được chiều hướng phát triển và diễn biến của chúng để nhận thức và cải tạo chúng
Đánh giá các mức độ nhận thức B.S.Bloom, năm 1956 và cộng sự biên soạn tài
liệu: “Hệ phân loại các mục tiêu Sư phạm, lĩnh vực nhận thức” Ông đưa ra 3 khía
cạnh đánh giá: nhận thức, thái độ, hành vi Ông chia nhận thức thành nhiều mức khác nhau, phân loại mục tiêu nhận thức ra 6 mức độ từ thấp đến cao Mỗi mức đặc trưng cho một hoạt động trí tuệ (2, tr.12)
Mức 1: Biết (Knowledge) đưa vào trí nhớ và phục hồi lại thông tin của cùng
một đối tượng nhận thức, ghi nhớ, có thể nhắc lại các sự kiện, định nghĩa các khái niệm, nội dung các định luật…
Trang 25Mức 2: Hiểu (Comprehension) có thể thuyết minh, giải thích, chứng minh
những kiến thức đã lĩnh hội (phục hồi ngữ nghĩa thông tin trong những đối tượng khác nhau, thiết lập liên hệ ở những đối tượng khác nhau)
Mức 3: Vận dụng (Application) có thể áp dụng kiến thức vào những tình huống
mới, khác với trong bài học (sử dụng các quy tắc, nguyên tắc, những phác đồ giải quyết một vấn đề nào đó)
Mức 4: Phân tích (Analysis) biết phân chia một toàn thể thành các bộ phận, một
vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ hơn, làm sáng tỏ những mối quan hệ giữa các
bộ phận (đồng nhất những bộ phận tạo nên cái tổng thể, từ đó phân biệt các ý tưởng trong đối tượng đó)
Mức 5: Tổng hợp (Synthesis) biết sắp xếp các bộ phận thành toàn thể thống
nhất, ghép các vấn đề nhỏ thành các vấn đề lớn hơn, tạo thành một tổng thể mới liên kết tất cả các bộ phận tạo nên tổng thể)
Mức 6: Đánh giá (Evaluation) có thể nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa
của mỗi kiến thức (tạo thành những phán đoán về số lượng cũng như chất lượng thao tác tạo nên chất lượng của trí tuệ)
Hai mức đầu là nhận thức ở mức thấp Bốn mức sau gọi là nhận thức ở mức cao, vì chúng đề cập đến các thao tác tư duy phức tạp hơn, huy động 3 thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá
Hạn chế của cách phân loại của B.S.Bloom là 3 mức phân tích, tổng hợp, đánh
giá rất khó tách bạch trong nhận thức vì vậy rất khó đo đâu là phân tích, tổng hợp,
đánh giá mặc dù Bloom có giới thiệu cách đánh giá mục tiêu nhận thức (2, tr.86).
b Những biển hiện nhận thức về vấn đề sinh con thứ ba trở lên
Trong nghiên cứu này, căn cứ vào các mức độ nhận thức của các cặp vợ chồng
về vấn đề sinh con thứ ba trở lên chúng tôi chia ra bốn mức độ sau: nhận thức sai;
Trang 26nhận thức đúng ở mức độ kém; nhận thức đúng ở mức độ trung bình; nhận thức
đúng ở mức độ cao
Nhận thức sai
Đây là mức độ đánh giá các cặp vợ chồng đã từng đƣợc nghe, đã từng đƣợc
phổ biến về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình; về chính sách dân số; về quyền
sinh sản của các cặp vợ chồng; về giá trị của con cái Tuy nhiên họ hiểu sai nội
dung của các vấn đề trên, đƣợc đánh giá bằng việc cho điểm
Nhận thức đúng ở mức độ kém
Đây là mức độ đánh giá các cặp vợ chồng đã từng đƣợc nghe, đã từng đƣợc
phổ biến về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình; về chính sách dân số; về quyền
sinh sản của các cặp vợ chồng; về giá trị của con cái Tuy nhiên họ chỉ hiểu đúng
một phần nội dung của các vấn đề trên, đƣợc đánh giá bằng việc cho điểm
Nhận thức đúng ở mức độ trung bình
Đây là mức độ đánh giá các cặp vợ chồng đã từng đƣợc nghe, đã từng đƣợc
phổ biến về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình; về chính sách dân số; về quyền
sinh sản của các cặp vợ chồng; về giá trị của con cái Tuy nhiên họ mới hiểu đúng
một phần nội dung của các vấn đề trên, nhƣng trên mức nhận thức đúng ở mức độ
kém, đƣợc đánh giá bằng việc cho điểm Nhận thức đúng ở mức độ cao
Đây là mức độ đánh giá các cặp vợ chồng đã từng đƣợc nghe, đã từng đƣợc
phổ biến, hiểu rất đúng và đầy đủ về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình; về chính
sách dân số; về quyền sinh sản của các cặp vợ chồng; về giá trị của con cái, đƣợc
đánh giá bằng việc cho điểm
1.2.2.Thái độ về vấn đề sinh con thứ ba trở lên
Trang 271.2.2.1 Khái niệm thái độ về vấn đề sinh con thứ ba trở lên
a Khái niệm thái độ
“Yếu tố cơ bản nhất của một thái độ là đặc trưng lượng giá của nó, khuynh hướng đáp ứng một đối tượng nào đó bằng cách thức tích cực hoặc tiêu cực” (36,
tr 73)
Theo Rajecki (1989), các nhà tâm lý học xã hội nhìn nhận thái độ theo mô
hình gồm 3 thành phần: nhận thức, cảm xúc, hành vi Thành phần nhận thức
(cognition) có liên quan đến những niềm tin và ý nghĩ chúng ta nắm giữ về đối
tượng, thành phần cảm xúc (affect) thể hiện các cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của chúng ta về điều gì đó và cuối cùng thành phần hành vi (behavior) bao gồm
dự tính hành động theo phương thức riêng biệt tương thích với thái độ của chúng
ta (37, tr 467)
Có thể nói, thái độ được các nhà nghiên cứu định nghĩa rất khác nhau, nếu các nhà tâm lý học phương Tây đều có nhận định chung về nội hàm của khái niệm thái độ đó là: tính sẵn sàng phản ứng, tính gây tác động đến hành vi Các nhà tâm
lý học Xô Viết thì đều có chung khẳng định thái độ là sự phản ánh ý thức, là thuộc tính cốt lõi của nhân cách và là một yếu tố định hướng cho hành vi xã hội của con người (13, tr.281)
Từ việc tham khảo công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau
chúng tôi hiểu: Thái độ là một thuộc tính cốt lõi của nhân cách biểu hiện phản
ứng mang tính chủ thể trước những tác động của hiện thực khách quan, được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia vào thông qua
Vậy thái độ đối với việc sinh con được hiểu như thế nào?
Trang 28Thái độ đối với việc sinh con là một trạng thái tâm lý của nhân cách, qui định sự thống nhất lẫn nhau của các hành động khác nhau, nói lên thái độ dương
Khái quát những số liệu thu được ở Mỹ trong những năm 1955 và 1960, các nhà nghiên cứu Liên Xô đã nêu ra các qui luật thể hiện những nhân tố riêng lẻ thể hiện thái độ sinh đẻ như sau:
- Các kế hoạch của gia đình (số lượng con chờ đợi) đa dạng hơn đôi chút so với nguyện vọng của cá nhân, nhưng đa dạng hơn nhiều so với biểu tượng về tiêu chuẩn của xã hội (số con lý tưởng)
- Những khác biệt trong nguyện vọng của cá nhân ít phụ thuộc vào các tâm thế của xã hội đo được, nhưng một vài tâm thế của xã hội có ảnh hưởng cơ bản đến kế hoạch của gia đình
- Trình độ học vấn có tác động lớn hơn đến số lượng con chờ đợi so với thu nhập của gia đình
- Tình yêu đối với hoạt động nghề nghiệp của mình ảnh hưởng đến các kế hoạch sinh đẻ
Theo Trần Trọng Thủy khi nghiên cứu ứng dụng thái độ sinh đẻ cần nghiên cứu các khía cạnh sau:
- Nghiên cứu thái độ về số con trong gia đình khi nghiên cứu người ta đề cập đến các chỉ số: số con lý tưởng, số con mong muốn, số con chờ đợi, số con được hoạch định, số con thực tế
- Thái độ đối với việc sinh con theo một trình tự xác định, nghĩa là vạch rõ: khi nào đẻ đứa con đầu lòng là tốt nhất, khoảng cách giữa các lần đẻ; khi nào đẻ đứa con út là tốt nhất; Sự thỏa mãn về số con hiện có, thái độ đối với việc mang
Trang 29thai (nó bắt đầu nhanh hay muộn hơn so với dự tính, nó có được mong muốn hay không được mong muốn)
- Thái độ đối với đứa con thuộc một giới xác định: Các nhà nghiên cứu Liên Xô đã vạch ra loại thái độ này, thái độ về hai đứa con trong gia đình thể hiện khi họ có nguyện vọng muốn đứa thứ hai là gái nếu như đứa đầu là con trai và ngược lại
b Khái niệm thái độ về việc sinh con thứ ba trở lên
Sau khi nghiên cứu các định nghĩa khác nhau, chúng tôi hiểu thái độ về việc
sinh con thứ ba trở lên như sau: Thái độ về việc sinh con thứ ba trở lên là một
trạng thái tâm lý của nhân cách, qui định sự thống nhất lẫn nhau của các hành động khác nhau, nói lên thái độ dương tính hay âm tính đối với việc sinh con thứ
ba trở lên thông qua việc hoàn toàn đồng tình - đồng tình một phần - không đồng tình đối với các chính sách dân số, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, quyền sinh sản của các cặp vợ chồng và quan niệm về giá trị của con cái
1.2.2.2 Những biển hiện thái độ về việc sinh con thứ ba trở lên
a Những thang đo thái độ trong các nghiên cứu tâm lý
Thông qua những nghiên cứu khác nhau về thái độ những nhà tâm lý học đã
đề xuất những thang đo thái độ khác nhau để ứng dụng vào cuộc sống
Nhà tâm lý học người Đức H Benesch đã đề xuất một thang đo thái độ gồm
4 yếu tố:
+ Hướng: Mục tiêu để cá nhân có thái độ hướng tới
+ Mức độ: Cao hay thấp, nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên
động…
Trang 30+ Ý nghĩa: Thái độ bộc lộ ra bên ngoài có giá trị như thế nào đối với đối tượng hay sự việc mà cá nhân đó thể hiện
Như vậy trong mỗi một thang đo thái độ thì phải bao hàm cả 4 yếu tố: hướng, mức độ, cường độ, ý nghĩa, các yếu tố này không chỉ có mối liên hệ biện chứng với nhau mà còn có vai trò tương đương nhau trong việc chỉ ra tính chất của thái độ
Theo V.N.Miaxisev để nghiên cứu thái độ chủ quan của nhân cách, người ta tính đến 11 thông số (hay còn gọi là chiều đo) bao gồm 2 cấp độ với các chỉ báo khác nhau
- Cấp độ thứ nhất bao gồm các chỉ báo sau: tính tình thái của thái độ; cường độ; độ rộng; tính bền vững
- Cấp độ thứ 2 là cấp độ dẫn xuất thể hiện hàng loạt các đặc điểm về chất của thái độ thể hiện, gồm các chỉ số sau: tính chi phối; tính hài hoà; tính cảm xúc; mức độ khái quát; tính nguyên tắc; mức độ tích cực; mức độ ý thức; tính chi phối
b Những biểu hiện thái độ về việc sinh con thứ ba trở lên
Từ việc tham khảo các thang đo ở trên, cùng với quá trình nghiên cứu thái
độ của người dân huyện Gia Lâm đối với việc sinh con thứ ba trở lên chúng tôi thấy rằng: thái độ của người dân không chỉ thể hiện tính chất hai cực, nghĩa là thái độ của họ chia làm hai cực rõ ràng: là thích và không thích; đồng tình và không đồng tình Mà thái độ chủ quan của các cá nhân còn thể hiện tính phức tạp
đa dạng Người ta có thể nhận thức như vậy là không đúng nên họ không đồng tình, không thích, nhưng họ cũng có thể nhận thức đúng, họ đồng tình nhưng thực
tế là họ không thích Để đánh giá được thái độ của người dân huyện Gia Lâm về việc sinh con thứ ba trở lên chúng tôi thiết lập một thang đo bao gồm:
Không đồng tình
Trang 31Người dân sau khi nhận thức các nội dung: chính sách dân số, các biện pháp kế họach hóa gia đình, quyền sinh sản, các giá trị của con cái, nhưng họ không đồng tình với các nội dung đó Lượng hóa bằng cách tính điểm họ đạt được
Đồng tình ở mức độ kém
Người dân sau khi nhận thức các nội dung: chính sách dân số, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, quyền sinh sản, các giá trị của con cái, nhưng họ thấy các nội dung trên là đúng, hoặc chỉ đúng một phần nên họ đồng tình với các nội dung đó ở mức độ kém Lượng hóa bằng cách tính điểm họ đạt được
Đồng tình ở mức độ trung bình
Người dân sau khi nhận thức các nội dung: chính sách dân số, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, quyền sinh sản, các giá trị của con cái, họ thấy các nội dung trên là đúng, hoặc chỉ đúng một phần nên họ đồng tình với các nội dung đó ở mức
độ trung bình Lượng hóa bằng cách tính điểm họ đạt được
Đồng tình ở mức độ cao
Người dân sau khi nhận thức các nội dung: chính sách dân số, các biện pháp kế họach hóa gia đình, quyền sinh sản, các giá trị của con cái họ thấy các nội dung trên là hoàn toàn đúng nên họ hoàn toàn đồng tình với các khía cạnh đó Lượng hóa bằng cách tính điểm họ đạt được
1.2.3 Hành vi sinh con thứ ba trở lên
1.2.3.1 Khái niệm hành vi sinh con thứ ba trở lên
a Khái niệm hành vi sinh sản
Theo B.Urlanic hành vi sinh sản là “ Toàn bộ ý nguyện mạnh mẽ của hàng
triệu ông bố bà mẹ cuối cùng sẽ quyết định số lượng trẻ em được sinh ra trong một đất nước” (24 )
Trang 32Chủ thể và khách thể của hành vi sinh sản là con người, một thực thể có ý thức và ý chí, có những đặc điểm tâm lý nhất định sống trong một hình thái kinh tế
- xã hội nhất định Do vậy, không thể cắt nghĩa các xu thế sinh sản của họ chỉ bằng các nhân tố lịch sử, xã hội, kinh tế, hay nhân khẩu Các nhân tố tâm lý cá nhân như: ý thức, nhu cầu, động cơ, các thuộc tính nhân cách và các nhân tố tâm lý xã hội như tâm thế xã hội, các giá trị xã hội, hiệu quả của quá trình hoạt động nhóm giữ một vị trí cực kỳ quan trọng Một trong những thể hiện trung tâm của hành vi sinh sản là nhu cầu về con cái Vậy hành vi sinh sản của con người được hiểu như thế nào?
Hành vi sinh sản được hiểu là một hệ thống các hành động và thái độ có nguyên nhân xã hội và tâm lý, hướng vào việc sinh đẻ con cái hoặc hạn chế số lượng con cái, kể cả việc khước từ hoàn toàn việc sinh đẻ- quyết định sinh con (hoặc không sinh con), các nhu cầu, tâm thế, động cơ, ý kiến (nhất trí, xung đột,
tr.16)
b Khái niệm hành vi sinh con thứ ba trở lên
Sau khi nghiên cứu các quan điểm khác nhau, chúng tôi hiểu hành vi sinh
con thứ ba trở lên như sau: Hành vi sinh con thứ ba trở lên là một hệ thống các
hành động và thái độ, nhận thức có nguyên nhân xã hội và tâm lý, hướng vào việc quyết định sinh con thứ ba trở lên
Như vậy chủ thể và khách thể của hành vi sinh đẻ là con người, một thực thể
có ý thức và ý chí, có những đặc điểm tâm lý nhất định sống trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định Do vậy, hành vi sinh con thứ ba trở lên của các cặp vợ chồng có nguyên nhân từ chính điều kiện xã hội, các mối quan hệ liên cách của cá nhân trong cộng đồng mà cá nhân tham gia Mặt khác là một chủ thể tích cực chủ
Trang 33động của các mối quan hệ cho nên nhu cầu, tâm thế, động cơ, ý kiến của chủ thể đều liên quan đến việc có hay không sinh con thứ ba trở lên
1.2.3.2 Những biểu hiện của hành vi sinh con thứ ba trở lên
Như đã nói ở trên, trong đời sống tâm lý con người nhận thức, thái độ, hành vi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nhận thức cung cấp nguyên liệu, là cơ sở, chất liệu nảy sinh thái độ, chi phối thái độ Nhận thức là một khâu, là cầu nối giữa thái độ và hành vi, là yếu tố tất yếu để nảy sinh thái độ và hành vi Ngược lại, thái độ và hành
vi là mặt kiểm chứng kết quả của nhận thức Tuy nhiên, không phải lúc nào ba mặt trên cũng có sự thống nhất với nhau
- Các cặp vợ chồng có thể không biết về các nội dung: chính sách dân số, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, quyền sinh sản, có quan niệm sai lầm về giá trị của con cái từ đó họ bày tỏ sự không đồng tình với các nội dung trên và họ sẵn sàng sinh con thứ ba trở lên
- Nhưng cũng có thể có những khả năng khác:
1 Các cặp vợ chồng biết, nhưng chưa hiểu đúng về các nội dung: chính sách dân số, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, quyền sinh sản, có quan niệm sai lầm
về giá trị của con cái từ đó họ bày tỏ sự không đồng tình với các nội dung trên và
họ sẵn sàng sinh con thứ ba trở lên;
2 Các cặp vợ chồng biết, hiểu đúng về các nội dung: chính sách dân số, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, quyền sinh sản, có quan niệm đúng về giá trị của con cái, họ bày tỏ sự đồng tình với các nội dung trên nhưng thực tế họ sẵn sàng sinh con thứ ba trở lên
3 Các cặp vợ chồng biết, hiểu đúng về các nội dung: chính sách dân số, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, quyền sinh sản, có quan niệm đúng về giá trị của
Trang 34con cái nhưng trên thực tế họ thể hiện xu hướng nửa vời với việc sinh con thứ ba trở lên
4 Các cặp vợ chồng biết, hiểu đúng về các nội dung: chính sách dân số, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, quyền sinh sản, có quan niệm đúng về giá trị của con cái từ đó họ bày tỏ sự đồng tình tán đồng với các nội dung trên và họ sẵn sàng khước từ việc sinh con thứ ba trở lên
Như chúng tôi đã định nghĩa ở trên, việc SCT3+ là một việc làm có ý thức của các cặp vợ chồng, trong hành động này có sự thống nhất tương đối giữa 3 nội dung: nhận thức; thái độ và hành vi của chủ thể Họ đã có hai con, và theo pháp luật đây là số con họ được phép sinh Tuy nhiên, các cặp vợ chồng đều nhận thức được rằng trong thực tế: không có sự ép buộc cứng nhắc nào bắt người dân không được sinh con thứ 3 Chưa có một điều nào của luật quy định rừ cỏc hỡnh thức xử
lý đối với những người sinh quá số con quy định mà chỉ có chế tài với từng đối tượng Chẳng hạn, nếu là đảng viên sẽ chịu hỡnh thức kỷ luật của Đảng, từ cảnh cáo đến khai trừ khỏi tổ chức, cũn cỏn bộ cụng nhõn viờn chức thỡ xử lý theo luật điều lệ cơ quan Cũn với người dân làm nghề tự do núi chung (kinh doanh, buụn bỏn, nội trợ, …) thỡ cơ quan chức năng chỉ biết kiên trỡ vận động thôi chứ không
có cách nào khác để trói buộc họ thực hiện đúng quy định Do sự thúc đẩy của các
yếu tố nhu cầu, tâm thế, động cơ, ý kiến (nhất trí, xung đột, tác động), có liên quan đến việc sinh đẻ và áp dụng các biện pháp tránh thai, đặt cho các cặp vợ chồng đứng trước các xu hướng hành vi như sau:
- Khước từ hoàn toàn việc sinh con: tức là sử dụng một biện pháp tránh thai
có độ an toàn cao, nếu có thai ngoài ý muốn, họ đặt lợi ích chung của xã hội của quốc gia lên trên trong đó có lợi ích của chính gia đình họ
- Thể hiện một xu hướng nửa vời: tức là sử dụng một biện pháp tránh thai có
độ an toàn không cao, nếu có thai ngoài ý muốn, họ viện các lý do: thai đã lớn, sợ
Trang 35tai biến nếu nạo phá thai… và giữ lại cái thai để đẻ mặc dù trong suy nghĩ có mâu thuẫn giữa mong muốn giữ lại đứa con và trách nhiệm xã hội của bản thân
- Thể hiện sự sẵn sàng tiếp tục sinh con thứ ba trở lên: với những đối tượng này việc sử dụng các BPTT là không cần thiết, họ viện các lý do để hợp lý hoá cho hành động này như: dựng bao cao su không có cảm giác thật, không biết mua ở đâu, nghĩ rằng đang cho con bú thì không cần… và khi có thai, họ quyết tâm sinh con
mà không cần nghĩ gỡ đến trách nhiệm xã hội.
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Trong quá trình nghiên cứu thực tế, chúng tôi thấy rằng việc sinh con thứ ba trở lên chịu sự ảnh hưởng, tác động của rất nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố: Chính sách dân số, việc thực hiện KHHGĐ, quyền sinh sản của các cặp vợ chồng
và quan niệm về giá trị của con cái Chính vì vậy, trong luận văn này chúng tôi giới hạn tìm hiểu sự nhận thức, thái độ của người dân với các yếu tố trên và đánh giá mức độ của các yếu tố đó tác động đến hành vi sinh con thứ ba trở lên của người dân huyện Gia Lâm
1.3.1 Chính sách dân số
1.3.1.1 Khái niệm chính sách dân số
Sinh là một trong các biến động về dân số (sinh, chết và di dân) và sinh con thứ ba trở lên hiện nay đang là biến động nằm ngoài sự mong muốn của Nhà nước, gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của quốc gia Chính sách dân số chính là
sự can thiệp của Nhà nước vào biến động dân số
Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về chính sách dân số Stycoo (1977) cho rằng “chính sách dân số là một hệ thống các mục tiêu quan trong về dân
Trang 36số được đi kèm với một loạt các biện pháp cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu đó” (1, tr.176)
Berelson (1974) lại khẳng định “đó là các hành động cuả chính phủ nhằm mục đích thay đổi các sự kiện dân số”
Sills (1972) quan niệm “đó là các biện pháp có tính pháp lý bao gồm cả các chương trình quản lý và các hoạt động khác của Chính phủ nhằm định hướng và thay đổi các xu hướng xã hội”
Dựa trên những quan điểm tương đồng và khuyến nghị đã được công nhận,
cộng đồng quốc tế đã thống nhất ở quan điểm “Chính sách dân số là những chủ
trương, biện pháp và các hoạt động khác của nhà nước nhằm điều tiết các quá trình dân số theo những mục tiêu định trước phục vụ cho mục tiêu phát triển bền
1.3.1.2 Các chính sách dân số ở Việt Nam
Cách đây 47 năm ngày 26/12/1961 Hội đồng chính phủ đã thông qua quyết định số 216/CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn nhằm hạn chế sự gia tăng dân số Các đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần IV,V,VI… đều coi chính sách dân số là quốc sách, là chính sách số một
Dân số liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội, chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách về công tác dân số nhằm phát triển dân số bền vững và ổn định Nghị quyết 4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 7 ngày 14/1/1993
cũng đã khẳng định: Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên
nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội gây khó khăn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hoá và thể lực của giống nòi Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa đất
Trang 37nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm trí nguy cơ về nhiều mặt Do vậy Đảng ta đã xác định mục tiêu của chính sách dân số là: “Duy trì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con để ổn định quy mô dân số, đảm bảo cơ cấu dân số và
Bước vào thế kỷ XXI, Đảng và nhà nước ta có những chính sách vô cùng quan trọng về dân số Năm 2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá XI ngày 09/01/2003 đã thông qua Pháp lệnh dân số, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/NĐ-CP tạo hành lang pháp lý cho công tác dân số
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân số, Bộ Chính trị
Nhận thức được điều 10 trong pháp lệnh dân số năm 2003 đã làm cho người dân hiểu sai về chính sách dân số vì vậy cuối năm 2008, Ban thường vụ Quốc hội
đã họp và sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh dân số, quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con và quy định những trường hợp cụ thể được sinh con thứ ba như
sau (văn bản có hiệu lực từ 01/02/2009)
Trang 38- Các cặp vợ chồng được sinh con thứ ba, nếu một trong hai người là người dân tộc thiểu số, dân tộc đó có số dân dưới 10.000 người theo số liệu công bố chính thức của Nhà nước
- Đã có hai con nhưng cả hai con hoặc 1 trong 2 con bị dị tật do tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, được cơ quan y tế xác nhận
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm hiện sinh có một còn sống
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba hoặc hơn
- Cặp vợ chồng có 1 con, lần thứ hai sinh đôi hoặc hơn
- Cặp vợ chồng tái hôn sinh thêm một con chung, nếu cả hai hoặc một trong hai người đã có con riêng, không áp dụng cho trường hợp tái hôn của hai người đã từng sinh hai con chung và cả hai con đang sống
- Phụ nữ không kết hôn sinh đôi hoặc nhiều hơn ngay từ lần sinh thứ nhất (31)
Vậy pháp lệnh dân số năm 2003 là nguyên nhân chính cho việc tăng tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên hay chỉ là cái cớ cho sự gia tăng đột biến này?.Những người đã sinh con thứ 3 nhận thức như thế nào về pháp lệnh dân số 2003?
1.3.2 Việc thực hiện Kế hoạch hoá gia đình
1.3.2.1 Khái niệm Kế hoạch hoá gia đình
Stan Benstein là cựu cố vấn cao cấp về chính sách cho Dự án Thiên niên
kỷ của Liên hợp quốc và hiện đang làm cố vấn cho Quỹ Dân số Liên hợp quốc Ông cho rằng kế hoạch hóa gia đỡnh là một trong những cõu chuyện thành cụng lớn của sự phỏt triển trong vũng 50 năm qua, lợi ích về sức khỏe do kế hoạch hóa gia đỡnh là rừ ràng Bernstein nhấn mạnh tăng cường đầu tư cho công tác
Trang 39kế hoạch hóa gia đỡnh chớnh là một cụng cụ mạnh cho phỏt triển và khụng thể
bị sao nhóng (35)
Theo pháp lệnh dân số năm 2003 thì KHHGĐ là “Nỗ lực của nhà nước, xã
hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng các giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có
Nghị định 104/NĐ-CP năm 2003, điều 17, khoản 2, điểm a quy định rất rõ
KHHGĐ là “ Mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con
và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với qui mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác,
Khi nói đến KHHGĐ, tuyệt đối tránh cách hiểu cắt xén KHHGĐ là “Mỗi
cặp vợ chồng có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh” làm sai bản chất của quy định này Trong dư luận hiện nay có
những cách hiểu lệch lạc, có người cực đoan đối lập quy định của pháp luật, với chính sách DS-KHHGĐ và cho rằng nói như vậy là được phép “đẻ thoải mái” không phải thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch Có người dè dặt hơn cho rằng, nếu sinh con một bề thì được sinh con thứ ba… đó là những dư luận không đúng cần được uốn ắn kịp thời
Theo Bác sỹ Hoàng Diệu Hiền – Chi cục phó chi cục Dân số/KHHGĐ Hà Nội thì KHHGĐ được hiểu là bao gồm những thực hành giúp cho đối tượng hoặc cặp vợ chồng thực hiện được những mục tiêu sau:
+ Sinh được những đứa con trong mong muốn, không sinh ngoài kế hoạch + Sinh con phù hợp với lứa tuổi, điều kiện kinh tế, sức khỏe của cha mẹ
Trang 40+ Giãn khoảng cách sinh theo ý muốn
+ Giảm nạo hút thai
Pháp lệnh dân năm 2003, điều 4, khoản 2, điểm a quy định: Công dân có
nghĩa vụ: : “Thực hiện kế hoạch hoá gia đình, xây dựng quy mô gia đình ít con, no
không chỉ tốt cho mỗi cặp vợ chồng trong việc chủ động sinh con mà còn là nghĩa
ý muốn của chồng và gia đình chồng Các quan niệm này không chỉ gây khó khăn trong công tác KHHGĐ mà còn góp phần duy trì sự bất bình đẳng của phụ nữ trong gia đình và xã hội Nếu như việc không chỉ nam giới, mà nhiều khi chính bản thân người phụ nữ cũng có xu hướng coi những gì liên quan đến sức khỏe sinh sản
là trách nhiệm của riêng người phụ nữ thì công tác KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn trở ngại
1.3.2.2 Các biện pháp tránh thai
Con nguời đã sớm nhận ra sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ gây ra nhiều áp lực không chỉ với gia đình và xã hội Vì vậy người ta đã tìm ra rất nhiều cách khác nhau để con người vẫn thỏa mãn được nhu cầu sinh lý của mình mà không làm ra tăng dân số Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt những tiến bộ trong y học, con người ta đã tìm ra rất nhiều biện pháp tránh thai,