ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&VN NGUYỄN THỊ MAI HIỀN VẬN DỤNG SÁCH LƯỢC “DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG NGOẠI GIAO VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ K
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&VN
NGUYỄN THỊ MAI HIỀN
VẬN DỤNG SÁCH LƯỢC “DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG NGOẠI GIAO VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt 3
MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CỦA SÁCH LƯỢC “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 11 1.1 Nhận thức chung về sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” 11 1.1.1 Khái niệm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng phương Đông .11
1.1.2 Khái niệm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng ngoại giao Hồ
Chí Minh 14 1.1.3 Khái niệm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong Ngoại giao Việt Nam 19 1.2 Quá trình vận dụng sách lược “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong lịch
sử đối ngoại Việt Nam 21 1.2.1 Thời kỳ kháng chiến chống Pháp 21 1.2.2 Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 27 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG SÁCH LƯỢC “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” TRONG NGOẠI GIAO VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI .33 2.1 Quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập (1986 – 2001) 33 2.1.1 Những đặc điểm tình hình chính trị kinh tế thế giới 33
2.1.2 Vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ngoại giao
Việt Nam (1986 -2001) 39
2.2 Quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong những năm đầu thế kỷ XXI (2001 – nay) 56 2.2.1 Tình hình thế giới và khu vực 56
Trang 32.2.2 Đường lối đối ngoại của Đảng 61
2.2.3 Quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong hoạt
động ngoại giao Việt Nam (từ năm 2001 – nay) 66 KẾT LUẬN 80 Tài liệu tham khảo 93
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển ASEAN
AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực tự do thương mại ASEAN
APEC Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương AIA Aid investment ASEAN Khu vực đầu tư ASEAN
ASC ASEAN Security Community Cộng đồng an ninh ASEAN
ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á Âu
CIS Community of Independent States Cộng đồng các quốc gia độc
EAEC Europe - Asia Economic Community Cộng đồng kinh tế Á - Âu
EAFTA East Asian Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Đông
Á
EAS East Asian Summit Hội nghị thượng đỉnh Đông Á
EU European Union Liên minh Châu Âu
EC European Common Cộng đồng Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
IMF International Money fund Quỹ Tiền tệ quốc tế
MIA Missing in action Mất tích trong chiến tranh
NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương
ODA Official development aid Viện trợ phát triển chính thức
Trang 5SNC Supreme National Council Chủ tịch Hội đồng Dân tộc tối
cao Campuchia
UN United Nations Liên hợp quốc
WB World bank Quỹ Tiền tệ quốc tế
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 6MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, lịch sử đấu tranh vì độc lập và xây dựng một môi trường hòa bình cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước, nhân dân Việt Nam ngày càng hiểu rõ hơn cái giá của hòa bình và an ninh cho phát triển Từ cuối thế kỷ XX sang đầu XXI, vị thế của Việt Nam ngày càng tăng cao trong khu vực Đông Nam Á và được bạn bè quốc tế tín nhiệm Việc Việt Nam đã chính thức trở thành ủy viên không thường trực (đại diện cho Châu Á) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009) với số phiếu ủng hộ gần như tuyệt đối (183/190) và với những gì chúng ta thể hiện ở vị trí này đã cho thấy Việt Nam đã xử lý rất hiệu quả các vấn đề liên quan tới an ninh và hòa bình trong khu vực cũng như trên thế giới vì lợi ích quốc gia và lợi ích của cộng đồng quốc tế
Nhìn lại lịch sử của dân tộc Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, một thực tế không thể phủ nhận rằng, nền ngoại giao Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và có những đóng góp rất quan trọng vào sự tồn tại, phát triển của dân tộc Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng non trẻ, ngoại giao Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dìu dắt và trực tiếp lãnh đạo Sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự tham gia của những học trò ưu tú của người đã góp phần xuất sắc bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của Việt Nam trong khi thế và lực còn yếu, đồng thời tạo điều kiện tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng để đối phó với tình hình có thể xấu hơn Hoạt động ngoại giao phong phú, sôi động nhưng cực kỳ phức tạp của thời kỳ này đã trở thành mẫu mực về sách lược đấu tranh cùng một lúc với nhiều kẻ thù, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, hòa hoãn và tranh thủ những lực lượng có
Trang 7thể tranh thủ được dù là tạm thời để bảo toàn và củng cố nền dân chủ cộng hòa, từng bước đưa cách mạng qua khỏi tình thế hiểm nghèo
Trong suốt hơn 30 năm tiếp theo ( 1954-1975) đấu tranh giành độc lập, thống nhất tổ quốc và xây dựng đất nước, Ngoại giao Việt Nam đã góp phần làm rõ phương thức ngoại giao của Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh được đúc kết từ truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tôc Việt Nam
Ngay sau khi thống nhất đất nước, trong quá trình đổi mới, nhờ đường lối độc lập tự chủ, Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ “là bạn với tất cả các nước trên thế giới” Việt Nam đã tăng cường được thế và lực, nâng cao vị trí quốc tế, mở rộng hợp tác với các nước, tranh thủ được điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong một thế giới có nhiều đảo lộn sâu sắc và phức tạp, cơ hội xen lẫn với thách thức, nguy cơ Trong tình hình bối cảnh quốc tế
có nhiều biến đổi sâu sắc và khá phức tạp, có nhiều xu hướng chính trị đan xen lẫn nhau, thì việc vận dụng những tư tưởng của tư duy Hồ Chí Minh vào đường lối và hoạt động ngoại giao Việt Nam lại càng giúp cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ngoại giao phân tích đúng thời cuộc và thấy rõ các khả năng phát triển tình hình, xác định đâu là thời cơ, vận hội, đâu là thách thức và cạm bẫy Chính vì thế, tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là sợi chỉ đỏ trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam Nghiên cứu về sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chủ tịch trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21
và tìm hiểu được mặt mạnh và mặt khiếm khuyết khi áp dụng nguyên tắc này trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay là việc làm có tính thực tiễn và ý nghĩa khoa học Chính vì vậy, là một cán bộ công tác trong ngành đối ngoại, tác giả
đã chọn đề tài: vận dụng sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chủ
Trang 8tịch trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21, làm đề tài luận văn tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu vấn đề luận văn nhằm giải quyết các vấn đề sau:
Tìm hiểu tính chất và đặc tính căn bản của sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến của Hồ Chủ tịch” qua quá trình lịch sử ngoại giao Việt Nam
Tìm hiểu sự thừa kế và phát triển của sách lược này trong thời kỳ mới (những năm đầu thế kỷ 21)
Bài học nào cần lưu ý và điểm mạnh nào cần phát huy đối với nền ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ mới
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là một đề tài khó và hay, vì thế, những nghiên cứu về tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng mới chỉ là những bài báo khoa học trên những tạp chí nghiên cứu hay những báo cáo trong các cuộc họp, hội thảo
Hiện nay, trong nước, những tác giả đã có những bài viết về vấn đề này:
- Tác phẩm “Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh” Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2008 Tác giả đã khẳng định, việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã giúp Việt Nam nâng cao khả năng xử lý các vấn đề quốc tế và đối ngoại của đất nước trong giai đoạn mới, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực luôn biến động sâu sắc và khó lường Tác phẩm đã nhấn mạnh “dĩ bất biến ứng vạn biến” là một phương pháp ngoại giao rất đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Phương pháp này bắt nguồn từ triết lý Phương Đông và đã được cha ông ta vận dụng tài tình trong bao thế kỷ đấu tranh dựng nước và giữ nước Tác giả đã phân tích và nêu rõ việc thực hiện sách lược “ Dĩ bất biến ứng vạn biến trong hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nắm vững mục tiêu, bản lĩnh vững vàng, quyết
Trang 9đoán khôn khéo, mau lẹ và kịp thời để ứng phó thích hợp với từng hoàn cảnh, từng tình thế, từng đối tượng trong từng trường hợp và vấn đề cụ thể Dĩ bất biến ứng vạn biến trong hoạt động đối ngoại là sự kết hợp hài hòa giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động và sáng tạo trong tấn công ngoại giao, trong nhận biết, tạo dựng và nắm bắt cơ hội để bảo
vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc” [30, tr.312]
- Bài viết của nguyên Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành ngoại giao, trong đó tác giả đã chỉ rõ: phù hợp với phương châm “ dĩ bất biến ứng vạn biến” mà Bác Hồ thường căn dặn, ngoại giao Việt Nam vừa kiên trì nguyên tắc, giữ vững lập trường cơ bản, vừa linh hoạt trong sách lược, trong bước đi và biện pháp, chấp nhận thắng lợi từng bước để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn [15, tr.91] Theo tác giả, sự mềm dẻo và linh hoạt trong sách lược trên, sẽ không mảy may làm giảm tính chiến đấu, không hề làm phai mờ bản sắc dân tộc đậm đà vốn là bản chất của ngoại giao Việt Nam
- Cũng cần phải kể đến một số công trình khoa học đáng chú ý như cuốn
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao” của Học viện Quan hệ quốc
tế, xuất bản năm 1990, hay như cuốn “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao” của Học viện Quan hệ quốc tế, xuất bản năm 2002 và
“Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn mới” của tác giả Nguyễn Dy Niên, xuất bản năm 2001, “Hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia” của tác giả Đặng Văn Thái, xuất bản năm
2004 v.v Những công trình này thật sự đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc định hướng và tổng hợp tư liệu khi nghiên cứu
- Ngoài ra, còn có rất nhiều báo và tạp chí, các bài phát biểu đề cập đến vấn
đề này, đã góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ
Trang 10Chí Minh, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh được sâu sắc và toàn diện hơn trong thời kỳ hội nhập
Hầu hết những công trình được nêu trên vừa là nền tảng, vừa là động lực giúp cho tác giả luận văn hoàn thành được vấn đề nghiên cứu đã chọn
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận : Duy vật lịch sử, các học thuyết quan hệ quốc tế
Phương pháp cụ thể : Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Những cơ sở của sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong Quan hệ Quốc tế
Chương này điểm qua những khái niệm về sách lược “ dĩ bất biến ứng vạn biến “ trong tư tưởng phương Đông, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong ngoại giao Việt Nam Và đi vào phân tích việc vận dụng sách lược “ Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong lịch sử đối ngoại Việt Nam với hai giai đoạn phân tích chính: (1) Thời kỳ kháng chiến chống Pháp; (2) Thời kỳ đấu tranh chống
Mỹ thống nhất đất nước
Chương 2: Quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến”
trong Ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI
Đây là phần nội dung chính của đề tài, chương này đi sâu phân tích quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong thời kỳ đổi mới và hội nhập cũng với 02 giai đoạn phân tích chính: (1) từ năm 1986 – 2001; (2)
từ năm 2001 - nay Tổng kết những thành tựu Ngoại giao Việt Nam đạt được
và tập trung vào việc đánh giá những cơ hội và những thách thức khi Ngoại giao Việt Nam áp dụng sách lược này, từ đó xin đưa ra một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng trong những giai đoạn tiếp theo
Trang 11Đề tài vận dụng sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chủ tịch trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 là một trong những đề tài mặc dù đã có một số công trình khoa học tiếp cận, nhưng đây vẫn là một
đề tài khó, bên cạnh đấy, do trình độ của học viên còn có hạn, mong các thầy, các cô và bạn bè đóng góp để tác giả luận văn có thể hoàn thành công trình tốt hơn
Trang 12CHƯƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ CỦA SÁCH LƯỢC “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN”
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
Ngày 31-5-1946, trước khi đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cụ
Huỳnh Thúc Kháng rằng: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít
lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho Mong
Cụ dĩ bất biến ứng vạn biến” [53, tr.389] Thấu suốt tư tưởng chỉ đạo của Hồ
Chủ tịch, Cụ Huỳnh đã giải quyết suôn sẻ, hiệu quả, hợp lòng dân mọi sự cố gay cấn ở trong nước Từ ngày đấy trở đi, sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” đã trở thành một trong những sách lược quan trọng của ngành đối ngoại của Việt Nam Với một số câu hỏi đặt ra như: sách lược này đã được hình thành trên cơ sở nào? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sách lược này như thế nào trong chỉ đạo công tác ngoại giao của Việt Nam trong những ngày đầu đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước của dân tộc? Chương một của luận văn sẽ tập trung phân tích một số nội dung chính sau:
1.1.Nhận thức chung về sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến”
1.1.1 Khái niệm dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng phương Đông
Xét về thực chất, câu "Dĩ bất biến ứng vạn biến" chỉ là một vế trong đôi câu đối hoàn chỉnh Vế thứ hai trong câu đó chính là "Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm" (Lấy tâm chúng sinh làm tâm của mình) trong nền văn hóa, triết học phương Đông [31, tr.235]
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng phương Đông là một nhận thức quan trọng – đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tinh thần và tự nhiên Một mặt thì vật chất và ý thức không tách rời nhau Không có vật chất
Trang 13thì cũng chẳng có ý thức Ngược lại, không có ý thức thì vật chất như thế nào
ta cũng không biết
Mặt khác, không chỉ có vật chất, giới tự nhiên, luôn vận động mà ý thức, tinh thần cũng luôn vận động Hai cái luôn vận động như vậy, phải làm thế nào để nắm bắt, nhận thức được cái thứ hai Đứng trước vấn đề này triết học Phương Đông đã đưa ra giải pháp như là tập trung tư tưởng, giữ cho tâm yên tĩnh, tỉnh táo Như vậy, vấn đề mà triết học phương Đông đề cập đến ở đây là dùng cái tĩnh trong sáng được tập trung cao độ để nắm bắt cái động, “dĩ biến bất biến ứng vạn biến” Dĩ bất biến ứng vạn biến tức là lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi) Đây là một vấn đề khá lý thú so với nhận thức thông thường
Theo triết học phương Đông, giữa cái "bất biến" và cái “vạn biến" có mối quan hệ giữa biện chứng Mối quan hệ giữa bất biến và vạn biến, giữa cái không thay đổi và cái thay đổi, giữa bản thể và hiện tượng, giữa cái nhất (cái một) và cái đa (cái nhiều), là vấn đề trung tâm của triết học xuyên suốt từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây Đây là một tư tưởng hết sức sâu sắc của triết học, xuất phát từ quan niệm vạn vật sinh hoá đều do điều lý (quy luật) chi phối, nếu nắm được điều lý của vũ trụ thì có thể điều khiển được mọi biến hoá của trời đất (hiện tượng), nghĩa là có thể lấy cái bất biến chế ngự được cái vạn biến, lấy tĩnh chế động, lấy nhu thắng cương [47, tr.31]
Ý nghĩa triết lý trên là ở chỗ dù mọi sự vật hiện tượng thiên sai vạn biệt, phong phú, đa dạng, thay đổi khôn lường nhưng đều xoay quanh trục của
nó, đó là bản thể, cái mà Trang Tử gọi là "Chốt của đạo" [31,tr.67] Trong
mối quan hệ giữa bản thể và hiện tượng thì bản thể là bất biến, không sinh không diệt; còn các hiện tượng biến chuyển không ngừng nay còn mai mất, trong mỗi nền triết học, cái bất biến – bản thể không thêm không bớt này được gọi bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như “Brahman” trong triết
Trang 14học Ấn Độ, “Đạo” trong học thuyết Lão Trang, “Thái cực” trong Kinh dịch,
“vật chất” trong chủ nghĩa duy vật , “tâm” trong chủ nghĩa duy tâm”
Phép biện chứng duy vật thường chú trọng nhiều hơn về trình bày sự phát triển biện chứng của sự vật, coi mâu thuẫn, vận động là tuyệt đối, thông nhất, đứng im là tương đối Trong thực tế vận dụng, đôi khi chúng ta lại có phần coi nhẹ, thậm chí bỏ qua cái "bất biến" (tức là cái thống nhất, đứng im vốn là điều kiện tồn tại của sự vật)
Triết lý "Dĩ bất biến ứng vạn biến" còn một khía cạnh nhận thức luận khá quan trọng mà ít người bàn tới Theo nghĩa đen: Dĩ bất biến ứng vạn biến
là, lấy cái động đối phó với cái “manh động”, theo nghĩa bóng: Người hay là người bình tĩnh sáng suốt, lập trường vững chắc thì có thể đối phó được mọi
sự thay đổi xung quanh mình Phép biện chứng duy vật Mác xít cũng đề cập đến các cặp mâu thuẫn và thống nhất, vận động và đứng im, nhưng mối quan
hệ giữa bất biến và vạn biến trong phép biện chứng của Hồ Chí Minh có nguồn gốc chủ yếu từ trong triết học phương Đông và Việt Nam Xưa Lý Thánh Tông, khi đi lo việc biên cương ở phương Nam, có dặn lại nhiếp chính
Ỷ Lan: "Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định" [31, tr.256 ], ý nói cứ lấy nhất tâm bất biến (là một lòng lo giữ việc nước) thì có thể đối phó với vạn biến (dù
có dữ dội như sấm sét)
Cái bất biến trong nhận thức chính là cái tâm bình tĩnh, tỉnh táo, trong sáng, sáng suốt, minh mẫn Với cái tâm này (bất biến) thì có thể ứng với cái vạn biến, tức nhìn nhận sự vật hiện tượng biến đổi bên ngoài rõ ràng hơn, khách quan hơn, đúng đắn hơn Không thể nhìn vạn vật một cách chính xác, khách quan khi cái tâm đầy dục vọng, tham vọng đen tối, đầy cá nhân ích kỷ Triết học phương Đông ví cái tâm bất biến như mặt hồ phẳng lặng, yên tĩnh, trong veo, không một gợn sóng, từ đó những viên cuội dưới đáy hồ cũng hiện
Trang 15lên rõ ràng; còn cái tâm đầy dục vọng đen tối, chao đảo, giống như mặt hồ nổi sóng, cát bụi mù mịt, bởi vậy, nhìn sự vật hiện tượng dưới đáy hồ không rõ, tức không nhìn ra đặc biệt là bản chất của sự vật hiện tượng
Vậy "dĩ bất biến ứng vạn biến" theo cách nói của triết học Phương Đông, có thể hiểu "bất biến" là quy luật, vì chỉ có quy luật (tự nhiên, xã hội,
tư duy) là tồn tại lâu đài, là hầu như bất biến, còn "vạn biến" là hiện tượng, là
sự biểu hiện đa dạng của quy luật, cho nên có thể đưa vào quy luật mà lý giải hiện tượng hay ngược lại, từ phân tích vô vàn hiện tượng có thể tìm ra quy luật tương ứng Ý nghĩa nhân sinh sâu xa của triết lý này còn là ở chỗ, trong cuộc sống nên nắm giữ cái lớn lao, đừng có sa vào những cái vụn vặt nhất thời, nên đứng ở chốt (cái bất biến) mà quan sát, từ đó dung hòa, quân bình vạn vật Những bậc thánh nhân luôn đứng ở cái bất biến mà quan sát cái vạn biến, dùng bất biến ứng phó với cái vạn biến, do đó mà thánh nhân trường cửu (bất biến) Không nắm được cái bất biến mà suốt đời cứ chạy theo cái vạn biến thì cả đời mõi mệt [31, tr.243]
1.1.2 Khái niệm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng ngoại giao
sáng tạo triết lý và kinh nghiệm “lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với
muôn sự thay đổi” [20, tr.367] để chỉ đạo cách mạng Việt Nam vượt qua
những giai đoạn khó khăn, để bảo vệ nhà nước và chính quyền cách mạng Việt Nam non trẻ, để tranh thủ mọi cơ hội có thể được nhằm cứu vãn hoà bình, xây dựng thế và lực sẵn sàng đối phó và khắc phục mọi thử thách
Trang 16Người chỉ rõ: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta
thì linh hoạt”.[20, tr.234] Linh hoạt trên cơ sở giữ vững nguyên tắc để vừa
đảm bảo giữ vững được nguyên tắc, vừa thực hiện được lợi ích của quốc gia dân tộc Cái bất biến trong hoạt động đối ngoại là chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc Vì thế, muốn “ứng vạn biến” thì phải xác định được giới hạn của nhân nhượng, đánh giá đúng về mình và đối tác, về chiều hướng chuyển biến của so sánh lực lượng, về cái thuận và nghịch của tình hình quốc tế trong từng giai đoạn và thời điểm cụ thể, từ đó xác định bước đi thích hợp
Thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nắm vững mục tiêu, bản lĩnh vững vàng, quyết đoán khôn khéo, mau lẹ và kịp thời để ứng phó thích hợp với từng hoàn cảnh, từng tình thế, từng đối tượng trong từng trường hợp và vấn đề cụ thể Dĩ bất biến ứng vạn biến trong hoạt động đối ngoại là sự kết hợp hài hoà giữa mềm dẻo
và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động và sáng tạo trong tấn công ngoại giao, trong nhận biết, tạo dựng và nắm bắt cơ hội để bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc
Cái bất biến ở Hồ Chí Minh tập trung ở bốn yếu tố liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, đó là độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ Điều này thể hiện rõ trong câu đầu tiên trên mọi văn bản từ khi lập quốc: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa/ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nước Việt Nam là một nước dân chủ, nước độc lập, mọi người được tự do, hạnh phúc Trước hết là độc lập, bởi
lẽ nếu không có độc lập, tức bị vong quốc, mất nước, đất nước trong cảnh nô
lệ lầm than thì làm gì có tự do, lấy đâu ra tự do, hạnh phúc, dân chủ Chính vì vậy, nước bị mất độc lập thì việc đầu tiên là phải giành cho bằng được độc lập, và trong hoàn cảnh như vậy, độc lập cho đất nước là cái bất biến số một
hàng đầu Theo nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố “cái mà tôi cần
nhất là Tổ quốc tôi được độc lập Có độc lập rồi thì mới nói đến tự do, tự do
Trang 17gắn liền với độc lập, nước có được độc lập thì dân mới được tự do” [21, tr
247] Với lý do đó mà Bác luôn nhắc nhở: trước hết là phải giành cho kỳ được độc lập; tất cả cho độc lập; không có gì quý hơn độc lập, tự do Mặt khác, độc lập còn gắn liền với dân chủ Có độc lập rồi thì mới nói đến chuyện dân làm chủ; còn nếu không có độc lập thì cũng không thể có dân chủ Có độc lập mới xây dựng được một nhà nước mà dân làm chủ và như vậy mới đem lại được
tự do, hạnh phúc cho người dân
Theo Hồ Chí Minh, có độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng để làm gì Ngược lại, muốn có cái thứ hai thì đầu tiên, trước hết phải có cái thứ nhất Cái thứ nhất là tiền đề không thể thiếu được, nhưng cái thứ hai mới là mục đích cuối cùng Hồ Chí Minh cho rằng thắng đế quốc, phong kiến còn tương đối dễ, nhưng thắng bần cùng, nghèo nàn lạc hậu còn khó hơn nhiều Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng đã hy sinh làm cách mạng, thì nên làm cho đến nơi để khỏi phải hy sinh nhiều lần, để dân chúng được hạnh phúc [46, tr121] Hồ Chủ tịch đã lấy cái tâm (mong muốn)
của mọi người làm cái tâm (mong muốn) của mình khi Người viết: “Tôi chỉ
có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
của Người là gắn giải phóng dân tộc (nước độc lập) với chủ nghĩa xã hội (dân được hưởng tự do, hạnh phúc, dân chủ) - tư tưởng trung tâm, cốt lõi của Người
Như vậy, triết lý "Dĩ bất biến ứng vạn biến" trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nghĩa là lấy cái bất biến (cái không thay đổi) ứng phó với cái vạn biến (cái thay đổi); ứng phó với cái vạn biến nhưng không xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến; tuyệt đối không thể đem cái bất biến ấy ra mua bán, đổi
Trang 18chác Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc sống cũng như sự nghiệp cách mạng luôn thay đổi, phát triển, bởi vậy, sách lược trong từng lĩnh vực cụ thể cũng phải mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi (cái vạn biến) Nhưng dù có mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng không được quên mục đích cuối cùng (cái bất biến) Đó là cái nhìn toàn cảnh có tính chất vĩ mô đối với cách mạng cả nước Dĩ nhiên, nếu đi sâu vào từng lĩnh vực, phạm vi nhỏ hơn lại xuất hiện những cái "bất biến" và "vạn biến" ở cấp độ nhỏ hơn, trong phạm vi hẹp hơn Từ đó ta có cách nhìn nhận, đánh giá một cách biện chứng, mềm dẻo, uyển chuyển; nhưng những cái "bất biến" nhỏ này đều phải hướng đến cái "bất biến" lớn nhất mà ta đã nói ở trên
Trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt Nam, từ tinh hoa triết học và giá trị văn hóa Đông – Tây, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê Nin không theo lối giáo điều mà là sự chắt lọc và hòa quyện những tinh hoa nhất của chủ nghĩa Mác – Lê Nin với thực tiễn cách mạng
Việt Nam Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết và chủ yếu là „kết
qủa của sự vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam….” [10, tr.83]
Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê Nin theo phương pháp nhận thức Mácxit và theo cách “ý tại, ngôn ngoại”, “đắc ý, vong ngôn” của phương Đông, tức là nắm lấy cái thần, cái cốt lõi, cái bản chất của vấn đề, chứ không
tự trói buộc mình vào trong khuôn khổ của ngôn từ Trên cơ sở đó, Người vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể trong từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam , chứ không rập khuôn những khái niệm, kết luận có sẵn trong sách và kinh điển [01, tr.15,16] Và do đó, mới đề ra được đường lối chiến lược và sách lược đúng cho cách mạng
Trang 19Như vậy, ở Hồ Chí Minh, từ triết lý:" Dĩ bất biến ứng vạn biến" dẫn đến triết lý hành động, triết lý sống "Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm"; hai cái đó quyện chặt vào nhau, gắn liền mật thiết, chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau; triết lý hướng đến hành động, hành động nói lên triết lý, trong triết lý đã bao hàm xu thế hành động, trong hành động có triết lý, triết lý và hành động gắn chặt với nhau tạo nên triết lý hành động Hồ Chí Minh mà không phải vĩ nhân nào cũng có được
Có thể thấy trong phương pháp cách mạng Việt Nam đã nổi lên phương pháp xử lý tình huống, đó chính là sách lược: “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, và sách lược này đã xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh vận dụng thành công phương pháp này trong bối cảnh mới nhờ kết hợp với phép biện chứng duy vật Mácxit Điều bất biến chính là lợi ích của dân tộc, mục tiêu giải phóng dân tộc, là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh…Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình đấu tranh, đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt, phù hợp yêu cầu của tình hình qua từng giai đoạn cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
"Mục đích bất di bất dịch của chúng ta vẫn là hòa bình, thống nhất và độc lập dân tộc Nguyên tắc thì phải vững, nhưng sách lược thì phải linh hoạt" [22,
tr.319] Đúng như một nhà báo Pháp đã nhận xét: "Chính sự kết hợp mà
không ai bắt chước nổi giữa tính mềm dẻo với tính cương nghị, giữa tính linh hoạt về chính trị với tính cứng rắn về nguyên tắc, giữa việc vận dụng truyền thông yêu nước với sự phân tích Macxít đã tạo nên tính chất độc đáo của ông
Hồ Chí Minh" [43, tr.21]
Tóm lại, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được thể hiện một phần quan trọng trong phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh Về bản chất, đó là phương pháp biện chứng duy vật macxít được vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, có
Trang 20sự kết hợp với tư duy biện chứng phương Đông, in đậm dấu ấn phương Đông
và Việt Nam, nổi bật lên trong đó là sự kết hợp tính cương nghị về nguyên tắc với tính mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, lấy cái đại đồng để khắc phục cái tiểu dị, đi từ dân tộc đến giai cấp, nhằm mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, phân hoá và cô lập kẻ thù chính, giành thắng lợi cho độc lập dân tộc để từng bước
đi lên CHXH Phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh cũng do đó mà có vai trò rất to lớn đối với công cuộc đổi mới của chúng ta, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế đang chuyển biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay [19, tr 4; tr.161]
1.1.3 Khái niệm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ngoại giao Việt Nam
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh có nguồn gốc ở chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống văn hoá và ngoại giao Việt Nam, tinh hoa văn hoá và kinh nghiệm ngoại giao thế giới và ở thế giới quan, phương pháp luận mác-xít Chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh Đó là phương pháp dự báo và nắm đúng thời cơ, ngoại giao tâm công và “dĩ bất biến ứng vạn biến” Đó là phong cách ngoại giao với tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, ứng xử linh hoạt, thể hiện giản dị, dễ cảm hoá và thuyết phục, ngắn gọn, hàm súc và dễ hiểu Đó là nghệ thuật vận dụng nhuần nhuyễn “năm cái
biết” : biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến; nhân
nhượng có nguyên tắc và lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương Trong hoạt động cách mạng, không thể giáo điều, rập khuôn, xơ cứng, lại càng không thể xét lại, cơ hội, đi chệch mục tiêu chiến lược mà phải nghiêm túc kế thừa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời phải nhạy bén với thực tiễn, không ngừng sáng tạo, đổi mới và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin lên một tầm cao mới thích ứng với thời đại và từng giai đoạn lịch sử [51, tr.178]
Trang 21Độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn với đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh Người nêu
rõ, muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải giúp lấy mình đã; và tự lực cánh sinh là một truyền thống quý báu của cách mạng nước ta Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với các trào lưu và lực lượng tiến bộ của thế giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp tác quốc tế là một trong những điều giúp ta kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công Sức mạnh của Việt Nam là ở sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân,
là ở việc phát huy mọi nguồn lực của đất nước, đồng thời ở việc đoàn kết tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác quốc tế Đó cũng chính là cơ sở để phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tính chất thời đại và cuộc đấu tranh của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chính nghĩa, đạo lý và nhân nghĩa trong quan hệ quốc tế Người nêu rõ: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà” Người thường nhắc nhở phải làm sao cho trong Đảng và trong nhân dân ta giữ được lòng yêu mến, biết ơn các nước bạn anh
em, phấn đấu tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là "thiên kinh địa nghĩa"
(điều vô cùng chính xác, không thể nghi ngờ) [51, tr.137]
Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh là bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử ngoại giao dân tộc Ngoại giao trở thành một mặt trận, triển khai khắp thế giới và ngay tại hậu phương của đối phương Tháng 05/1969,
Bác nêu rõ: “Tiến công ngoại giao là một mặt tiến công quan trọng có ý nghĩa
chiến lược” [04, tr.213] Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, ngoại giao đã phối hợp nhịp nhàng với đấu tranh quân sự và chính trị, tranh thủ sự đồng tình, và ủng hộ rộng lớn của nhân dân tiến bộ trên thế giới,
Trang 22thực hiện vừa đánh vừa đàm, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng từng thời kỳ, trực tiếp tham gia kết thúc chiến tranh, giành thắng lợi cuối cùng
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có khả năng tiên tri, tiên liệu và
dự cảm vượt thời gian, là người vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất
biến, ứng vạn biến", những dự báo đúng đắn của Người về thời cơ, về khả
năng phát triển và những bước ngoặt của tình hình thế giới và Việt Nam đều
do phân tích các xu thế và thực tiễn khách quan thế giới và đất nước Đó còn
là kết quả của tinh thần cách mạng tiến công, như Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh nhận định: “Tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là tư
tưởng tiến công” [Hội nghị ngoại giao lần thứ 23 tại Hà Nội, ngày
12-12-2001] Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách
lược của ta thì linh hoạt Hồ Chí Minh đã phát huy ngoại giao "tâm công"
(đánh vào lòng người) - một truyền thống ngoại giao quý báu của ông cha ta nhằm không ngừng mở rộng tập hợp lực lượng, tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế
Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua việc vận dụng những phương pháp phong cách ứng xử nhạy bén, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động đối ngoại Nghệ thuật đó còn thể hiện trong việc thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối
phương, am hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn "năm cái biết" (ngũ tri) của triết
lý phương Đông: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến
1.2 Quá trình vận dụng sách lƣợc “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong lịch
sử đối ngoại Việt Nam
1.2.1 Thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Trang 23Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng và Hồ Chủ tịch chủ trương những ai làm cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của dân Việt và phải tìm kiếm bạn đồng minh dù tạm thời bấp bênh, đồng minh có điều kiện Tập hợp lực lượng sau khi giành được chính quyền và tiến hành kháng chiến kiến quốc, Đảng xác định rõ mục đích của Việt Nam lúc này là tự do, độc lập,
do đó bạn của người Việt trong giai đoạn này là tất cả những nước nào, những dân tộc hay lực lượng nào trên thế giới tán thành, có cùng mục đích ấy
và thời điểm cụ thể, từ đó có những bước đi, những sách lược linh hoạt, phù hợp
Thực hiện “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nắm vững mục tiêu, bản lĩnh vững vàng, quyết đoán khôn khéo, mau lẹ và kịp thời để ứng phó thích hợp với từng hoàn cảnh, từng tình thế, từng đối tượng trong từng trường hợp và vấn đề cụ thể “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong hoạt động đối ngoại còn là sự kết hợp hài hòa giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động sáng tạo trong tấn công ngoại giao, trong nhận biết, tạo dựng và nắm bắt cơ hội để bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc
Đấu tranh ngoại giao thực hiện hòa hoãn với quân đội Tưởng
Trang 24Sau khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng, quân đội các nước Đồng minh lần lượt kéo vào Việt Nam dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Ngày 28/8/1945 quân đội Tưởng Giới Thạch do Lư Hán làm tổng chỉ huy, Tiêu văn làm Phó tổng chỉ huy vượt biên giới tiến vào Miền Bắc Việt Nam, mang theo một đội quân đông tới gần 20 vạn và đi theo chúng là bọn Việt gian phản động Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh
hội (Việt cách) Khẩu hiệu của quân Tưởng khi kéo vào Việt Nam là: “Diệt
cộng, cầm hồ” Ở miền Nam, quân đội Anh do Tướng Graxay làm tổng chỉ
huy, ngày 06/9/1945 cũng đổ bộ vào Sài Gòn Đi theo quân Anh là lực lượng
viễn chinh Pháp với ý đồ tái chiếm Đông Dương bằng mọi giá [06, tr 50]
Cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc Tình thế cấp bách trên đòi hỏi Đảng phải có quyết sách kịp thời Xác định rõ thực dân Pháp là kẻ thù chính và nhiệm vụ cấp bách của Đảng và nhà nước Việt Nam lúc này là giữ vững chính quyền cách mạng, vì vậy, phải bằng mọi phương pháp, kể cả phương pháp đau đớn nhất để cứu vãn
tình thế, thoát ra khỏi tình trạng “bị kẹt giữa 02 kẻ thù là thực dân Pháp xâm
lăng và bọn quân Phiệt Tưởng” [45, tr.67-70] Vận dụng sách lược “Dĩ bất
biến, ứng vạn biến” và phương châm: “Phải cân nhắc kỹ lợi hại, chọn cái ít
hại nhất” [38, tr.50], Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã
quyết định hòa hoãn với quân đội Tưởng Giới Thạch Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương trong lúc chấp nhận một số nhượng bộ về kinh tế, quân sự, chính trị cần phải tuân thủ nguyên tắc giữ vững chủ quyền quốc gia Đối với quân đội Tưởng, đây là một nhân nhượng lớn của Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố tự giải tán nhưng trên thực tế Đảng vẫn giữ vững sự lãnh đạo đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Đánh giá về sự kiện này, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết: “Đứng trước tình hình gay go và cấp bách ấy, Đảng
phải dùng mọi cách để sống còn, hoạt động và phát triển, để lãnh đạo kín đáo
Trang 25và có hiệu quả hơn, và để có thời giờ củng cố dần dần lực lượng của chính quyền nhân dân, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất Lúc đó, Đảng không thể do dự Do dự là hỏng hết, Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp – dù là những phương pháp đau đớn để cứu vãn tình thế” [21, tr.161] Đây thực chất là một sách lược mềm dẻo nhưng có nguyên
tắc
Nhân nhượng lớn thứ hai về mặt chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận cho bọn Việt Quốc, Việt Cách tham gia Quốc hội không phải qua bầu cử và có thành viên trong Chính phủ liên hiệp Việc chấp nhận thỏa hiệp với quân đội Tưởng Giới Thạch, cho phép các Đảng phái phản động tham gia chính quyền là một biện pháp phải làm trong tình thế bắt buộc Nếu không chấp, kẻ thù sẽ lấy cớ để lật đổ chính phủ cách mạng Còn nếu thỏa hiệp thì sau khi chiếm giữ những vị trí quan trọng của chính phủ, bọn phản động dựa vào thế quân Tưởng sẽ lấn tới giành sự kiểm soát chính quyền Bọn phản động hy vọng tình hình sẽ diễn ra như vậy Song, bằng trí tuệ và bản lĩnh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo vượt qua tình thế hiểm nghèo đó
Thông qua cuộc thỏa hiệp này, Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện thành công cuộc Tổng tuyển cử, tạo ra cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao của chính phủ ta, đồng thời góp phần khẳng định vị thế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế Vì những lẽ đó, có thể khẳng định rằng, tuy tình thế bắt buộc phải thỏa hiệp, nhưng trong cuộc thỏa hiệp này, Đảng cộng sản Việt Nam đã giải quyết thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh với các lực lượng phản động Trung Quốc và bè lũ tay sai của chúng
Như vậy, sách lược “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh” trong hoạt động đối ngoại chính là sự kết hợp hài hòa giữa mềm dẻo và
Trang 26kiên quyết, trong nhận biết, đánh giá đúng tình hình trong nước và thế giới,
so sánh được lực lượng giữa ta và địch, nhận định đúng kẻ thù, ngay từ những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương đúng đắn: vừa tranh thủ thời gian xây dựng và củng cố chính quyền, quân đội, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường đáng kể thực lực của dân tộc, vừa kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp ở Miền Nam, vừa tổ chức và thực hiện thành công cuộc đấu tranh ngoại giao với quân đội Tưởng Giới Thạch ở Miền Bắc Thực hiện sách lược hòa hoãn với Tưởng không những giữ vững chính quyền cách mạng bảo toàn và tăng cường lực lượng mà ở một mức độ nào đó, Việt Nam đã dùng quân Tưởng như một lá chắn ngăn cản bước tiến của thực dân Pháp xâm lược
Đấu tranh ngoại giao để giải quyết hòa bình quan hệ Việt – Pháp
Việc ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 là ví dụ điển hình cho việc vận dụng tài tình sáng suốt sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” này Với một bối cảnh tại Việt Nam lúc đó cực kỳ phức tạp, tương quan lực lượng không có lợi cho: sau khi cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhà nước công nông do Hồ Chủ Tịch đứng đầu đã phải đương đầu với bao thế lực thù trong giặc ngoài đang lăm le bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ Đó là lúc 20 vạn quân Tưởng tràn vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật, là việc quân Anh vào tước vũ khí quân Nhật ở miền Nam và theo sau là quân Pháp muốn trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa Đồng thời, là việc bọn Việt Quốc, Việt cách bám gót quân Tưởng về nước chống phá cách mạng là bọn tay sai của thực dân, bọn địa chủ phong kiến phản cách mạng….Trước tình cảnh đất nước như ngàn cân treo sơi tóc, vận dụng phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Hồ Chủ Tịch đã chỉ đạo ngoại giao Việt Nam thực hiện phân hóa và lần lượt gạt bỏ từng kẻ thù, phá thế lưỡng đầu thọ địch, giữ vững được chính quyền cách mạng Hồ Chủ Tịch đã đứng
Trang 27vững trên chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do” Hồ Chủ Tịch và Đảng
cộng sản Việt Nam đã chủ trương hòa với Tưởng để đối phó với Pháp ở miền Nam, sau đó lại tạm hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc, và như vậy là đuổi luôn bọn Việt Quốc, Việt Cách theo đuôi quân Tưởng
Đối với kẻ thù chính là thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch lại ra sách lược
“hòa để tiến” bằng hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946 và sau đó là tạm ước ngày 14/9/1946, đã tạo thời gian quý báu cho chính quyền cách mạng củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp Hiệp định sơ
bộ là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo “Một mẫu mực tuyệt vời của sách
lược Lênin nít về lợi dụng mâu thuẩn trong hàng ngũ kẻ địch và về nhân nhượng nguyên tắc” Với Hiệp định này, Việt Nam đã đạt được ba mục tiêu
lớn:
Thứ nhất, Việt Nam không trở lại chế độ thuộc địa cũ của Pháp Nước
Pháp phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, có quân đội và tài chính riêng
Thứ hai, việc ký hiệp định đã vận dụng tốt sách lược phân hóa kẻ thù,
cho 15.000 quân Pháp đóng trong thời hạn 5 năm để đẩy 18 vạn quân Tưởng
ra khỏi Việt Nam và tiến tới quét sạch bọn tay sai của Tưởng, tránh được tình trạng cùng một lúc phải đối phó với hai kẻ thù
Thứ ba, Hiệp định đã tạo điều kiện thuận lợi để củng cố và tăng cường
lực lượng kháng chiến ở miền Nam
Có thể nói rằng, điều có lợi nhất cho người Việt sau khi ký Hiệp định
sơ bộ là duy trì được cục diện hoà hoãn và hợp tác với Pháp, dùng biện pháp chính trị, kinh tế để đạt được độc lập, thống nhất hoàn toàn Đồng thời, đây cũng là điều kiện để Việt Nam có được thời gian nhằm củng cố và tăng cường lực lượng chuẩn bị kháng chiến toàn quốc khi thực dân Pháp âm mưu gây chiến
Trang 28Khi sự hoà hoãn Pháp – Việt đang đi đến chỗ tan vỡ, Hồ Chủ tịch lại một lần nữa quyết định thoả hiệp với thực dân Pháp, nhượng bộ chúng thêm một bước nữa bằng việc ký bản Tạm ước ngày 14/9/1946 nhằm kéo dài thêm
sự hoà hoãn để ta có thêm thời gian xây dựng và củng cố lực lượng và quan trọng là đợi một tình thế tốt hơn cho ta, đồng thời chứng tỏ cho nhân dân Pháp thấy rằng dân tộc ta rất muốn thỏa thuận với nhân dân Pháp và do đó tăng thêm cảm tình của dân Pháp và các dân tộc tự do khác đối với nước ta Tuy nhiên, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở nhân dân và chiến sĩ cả nước
là thắng hay bại phần lớn là dựa vào thực lực của ta chứ không phải là lòng tốt của thực dân Pháp, cho nên ta phải không được ngừng một phút công tác chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, đề phòng thực dân Pháp mở rộng
chiến tranh ra cả nước Người nói: “Tạm ước ngày 14/9 là một bước nhân
nhượng cuối cùng Nhân nhượng nữa là phạm đến chủ quyền của đất nước, là hại quyền lợi cao trọng của dân tộc” [17; tr.113]
Như vậy, sự linh hoạt trong sách lược theo quan điểm của Bác là phải
có nguyên tắc, không được làm tổn hại đến chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc Do đó, khi bọn thực dân Pháp không những không thực hiện đúng những
gì đã ký kết mà còn cắt đứt mọi con đường đàm phán và cố tình gây chiến tranh xâm lược cả nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định tình hình này không cho phép người dân tiếp tục nhân nhượng nữa Trong Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, Người nhấn mạnh: “Chúng ta muốn hoà
bình, chúng ta đã nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước không chịu làm nô lệ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!” [17; tr.118 ]
1.2.2 Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Trang 29Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ 20/7/1954 đến 30/4/1975), lúc đầu ta chưa tìm ra con đường đấu tranh thích hợp ở miền Nam, như hội nghị
Trung ương 10 (tháng 10/1956) đã chỉ rõ: “Trong hai năm qua (1955-1956),
sự lãnh đạo của Trung ương có nhiều thiếu sót, ngay cả đường lối đấu tranh thống nhất nước nhà là như thế nào, mãi cho đến nay cũng chưa đề ra được một cách toàn diện Đấu tranh ngoại giao để thực hiện Hiệp định Giơnevơ tuy cố gắng nhưng ít kết quả” [14, tr.20] Như vậy, có thể thấy rõ hoạt động
ngoại giao chỉ mang lại hiệu quả khi có những nguyên tắc, phương châm và đường lối cách mạng đúng Có thể thấy rõ quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ qua những ví dụ điển hình như sau:
Tháng 01/ 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 do Hồ Chủ Tịch chủ trì khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam bằng con đường bạo lực cách mạng, tiến lên đấu tranh vũ trang, đồng thời xây dựng Miền Bắc làm hậu phương lớn và trực tiếp chiến đấu Nhờ Nghị quyết đó, cách mạng miền Nam vượt qua thử thách nghiêm trọng, chuyển sang tấn công
Trên cơ sở đẩy mạnh đấu tranh quân sự và chính trị ở Miền Nam và chống chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc, hoạt động ngoại giao được đẩy mạnh vạch rõ tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược và thực chất tay sai của ngụy quyền, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, tranh thủ
sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phương Tây với Mỹ Trong thời kỳ này, hoàn cảnh quốc tế thì khá là phức tạp, Liên Xô và Trung Quốc mâu thuẩn, phong trào cộng sản quốc tế có bất đồng Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chủ Tịch cố gắng “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong mối quan hệ quốc tế để góp phần vào khôi phục sự đoàn kết quốc tế, đồng thời tạo nên được điểm đồng là ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống xâm
Trang 30lược, phù hợp với mục tiêu chung của nhân dân thế giới là hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ngoại giao khôn khéo để hạn chế đến mức cao nhất ảnh hưởng của sự chia rẽ giữa Liên Xô, Trung Quốc và trong phong trào cộng sản quốc tế đối với tình cảm của nhân dân và các Đảng cộng sản và công nhân đối với sự nghiệp của Việt Nam
Đảng cộng sản Việt Nam cố gắng dàn xếp mâu thuẩn Xô – Trung không đứng về bên nào Bởi vì thật sự mà nói, trong cuộc kháng chiến này, Việt Nam có hai đồng minh chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc Tuy lợi ích của hai nước trong vấn đề Việt Nam và chính sách đối ngoại với Việt Nam cũng khác nhau, nhưng khi Việt Nam đã kiên trì đoàn kết với cả Liên Xô và
Trung Quốc, tranh thủ sự viện trợ to lớn của hai nước “Đồng thời ta cũng rất
độc lập tự chủ” [15, tr.80]
Việt Nam đã hình thành được một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược, nhờ biết đẩy mạnh vận động và tuyên truyền quốc tế xoáy vào ba nội dung chính: chính nghĩa – quyết tâm và tất thắng – thiện chí hòa bình Thiên hạ trọng chính nghĩa của Việt Nam, song vẫn mong muốn có hòa bình và một bộ phận còn nặng tư tưởng “sợ Mỹ”, hoài nghi chiến thắng của nhân dân Việt Nam Vì vậy Đảng đã không chỉ gương cao ngọn cờ độc lập mà còn nắm lấy ngọn cờ hòa bình, tỏ rõ quyết tâm chiến thắng đồng thời vẫn đề cao thiện chí của người dân Việt Nam, làm cho nhân dân thế giới ai cũng thấy có lợi ích của mình gắn bó với cuộc chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam Và chính mũi tấn công ngoại giao đó đã góp phần cùng chiến trường làm lung lay dần ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, phân hóa Mỹ, Ngụy Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ XIII (26/01/1967) về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao phối hợp với quân sự, chính trị, Việt Nam mở dần cục diện vừa đánh vừa đàm, kéo địch xuống thang từng
Trang 31bước Buộc được Mỹ chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá miền Bắc là một thắng lợi lớn có ý nghĩa chiến lược đối với cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, tạo điều kiện củng cố hậu phương và niềm tin cho nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế Thắng lợi này do Việt Nam đã đánh giá đúng: bị thất bại trong việc đánh phá miền Bắc và trong xu thế rút dần khỏi Việt Nam, Mỹ chấp nhận chấm dứt hành động chiến tranh đối với miền Bắc
Sự đánh giá này khác với ý kiến của một nước bạn lớn cho rằng kể ra Mỹ còn quân ở miền Nam thì còn ném bom miền Bắc [15, tr.26]
Tháng 05/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã có chỉ thị toàn diện cho đoàn đàm phán Paris khi Trưởng đoàn Xuân Thủy về nước báo
cáo tình hình đàm phán với Mỹ : “ Tiến công ngoại giao là một mặt trận tiến
công quan trọng có ý nghĩa chiến lược lúc này Nó có nhiệm vụ phát huy thế thắng và thế chủ động của ta, tiến công một kẻ địch đang thất bại, bị động về mọi mặt và phải xuống thang; phát huy thắng lợi quân sự và chính trị trên chiến trường quốc tế; tranh thủ sự đồng tình , ủng hộ lớn nhất của nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ, triệt để lợi dụng những mâu thuẩn
và bế tắc của địch, làm cho tình hình hậu phương của Mỹ ngày càng bất lợi cho Mỹ, làm cho chúng ngày càng cô lập, lúng túng và bị động; nắm vững thời cơ, phối hợp với tiến công quân sự và tiến công chính trị, tiến công liên tục và sắc bén, kiên trì nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, khéo vận dụng sách lược, vừa kiên quyết vừa linh hoạt, buộc Mỹ phải rút quân và nhận một giải pháp chính trị đáp ứng yêu cầu cơ bản của ta” [23, tr.36-37]
Nhiệm vụ ngoại giao của cả hai miền khá nặng nề, phức tạp và khẩn trương Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, ngoại giao Việt Nam vận dụng sách lược: “vừa đánh vừa đàm”, kết hợp đàm phán với vận động dư luận thế giới, phối hợp với chiến trường củng cố thế trận đàm phán, vận dụng 03
Trang 32nhân tố: chiến trường, hậu phương quốc tế và đàm phán trực tiếp với Mỹ, để cải thiện so sánh lực lượng, tạo chuyển biến có lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng
Từ Hội nghị bốn bên về Việt Nam ngày 16/01/1969, suốt bốn năm đàm phán công khai và gặp riêng, hai đoàn của Việt Nam nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, đấu lý đẩy lùi lập luận xuyên tạc và ngụy biện của Mỹ Ngụy, liên tiếp đưa nhiều đề nghị xây dựng; biết tranh thủ và nhân nhượng đúng mức Các cuộc đàm phán phối hợp với thắng lợi quân sự, chính trị to lớn ở Miền Nam
và thắng lợi ở miền Bắc kể cả “Điện Biên phủ trên không” từ 18 đến 30 tháng
12 năm 1972 cuối cùng đã ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/01/1973 Hội nghị quốc tế ngày 02/3/1973 ký Định ước tán thành và ủng hộ Hiệp định Pari [15, tr 25]
Hiệp định Pari là một thắng lợi to lớn của Việt Nam:
- Mỹ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam;
- Mỹ rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia trong khi quân miền Bắc vẫn tiếp tục ở lại miền Nam;
- Công nhận ở miền Nam có hai chính quyền, hai lực lượng vũ trang, hai vùng kiểm soát
- Tách vấn đề Lào và Campuchia với nguyên tắc tôn trọng các quyền dân tộc
cơ bản, nền trung lập và quyền tự quyết của nhân dân hai nước
Ý nghĩa quan trọng cả về mặt quốc tế và đối với Việt Nam:
- Mỹ lùi một bước về chiến lược, tránh một “Việt Nam thứ hai” không quay lại khi ngụy quyền sụp đổ, tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ của một số nước để giành hoặc bảo vệ chính quyền dân tộc (như Panama)
Trang 33- “Đánh cho Mỹ cút” rồi “đánh cho ngụy nhào”, tạo điều kiện cho thay đổi so
sánh lực lượng ở miền Nam: lực lượng quân sự, chính trị tại chỗ phát triển và
ta đưa nhiều quân chính quy từ miền Bắc vào trong khi ngụy quyền, ngụy quân mất chỗ dựa suy yếu về tinh thần và lực lượng Do đó quân dân Việt Nam với cố gắng vượt bậc, có thời cơ giành đại thắng mùa xuân 1975, giải quyết nhanh và gọn việc hoàn thành độc lập và thống nhất trong cả nước Việc thống nhất Việt Nam tiến hành có lợi cho sự phát triển của cách mạng, khác với các nước bị chia cắt như Đức, Triều Tiên v.v….do Đảng cộng sản Việt Nam đã có đường lối, sách lược đúng, giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn
Như vậy, rõ ràng là trong cuộc đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đảng đã vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến‟ của Hồ Chủ Tịch qua cuộc đàm phán ở Pari: trước hết Đảng đã đánh giá đúng ý đồ của đối phương, tìm được điểm mà có thể tranh thủ và cần thỏa hiệp có lợi cho cách mạng, đánh giá bè bạn, không để đối phương lợi dụng quan hệ với với bè bạn ép ta, chọn thời cơ,v.v…Để buộc đối phương ngồi vào bàn đàm phán, phải có cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân cùng với phong trào nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh đến một mức độ nhất định Đến khi cuộc đàm phán bắt đầu, vai trò ngoại giao trên bàn hội nghị phục vụ trở lại thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ, tạo điều kiện cho cả các chiến dịch và từng trận chiến đấu cụ thể Sự tác động nhân quả này tăng cường sức mạnh tổng hợp chuyển thế thành lực, làm cho đối phương ngày càng suy yếu về cả ba mặt chính trị, quân
sự, ngoại giao đi đến kết thúc chiến tranh Kết quả là Việt Nam đã đánh bại kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới
Trang 34CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG SÁCH LƯỢC “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” TRONG NGOẠI GIAO VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ
KỶ XXI
2.1 Quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập (1986 – 2001)
2.1.1 Những đặc điểm tình hình chính trị kinh tế thế giới và khu vực
Tình hình trong nước: Khi đất nước thống nhất và hoàn toàn giải phóng,
thực trạng của Việt Nam lúc này phải đối đầu với những khó khăn và vô vàn thách thức: Những hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế - xã hội và những bài học kinh nghiệm rút ra từ những sai lầm trong chính sách cũng như trong quản lý và điều hành nền kinh tế đã tạo sức ép và điều kiện để Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới Cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, mặc dù đã đóng vai trò tích cực trong thời gian chiến tranh, được duy trì quá lâu cùng với mô hình kinh tế nặng về khép kín và tự cung tự cấp, đã làm cho kinh tế đất nước đi vào trì trệ, thiếu năng động và hiệu quả, mất cân đối nghiêm trọng; lạm phát tăng vọt và kéo dài (có thời kỳ tới 775%) làm cho đời sống nhân dân rất khó khăn; kinh tế đối ngoại không tận dụng được thị trường quốc tế và các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế; khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài dẫn đến căng thẳng và bất ổn trong đời sống
xã hội Lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút [3, tr.35]
Đồng thời, trong khi đó Việt Nam cũng đứng trước những thách thức
và tác động sâu sắc từ những đảo lộn diễn ra trên thế giới: sự tan rã của Liên
Xô - Đông Âu cùng với tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm thay đổi cơ bản tình hình quốc tế và quan hệ quốc tế tồn tại từ
Trang 35chiến tranh thế giới thứ 2 Thế giới chuyển từ hai cực sang hình thành một trật
tự thế giới mới mà tạm thời Mỹ vẫn giữ vai trò chủ đạo Mâu thuẫn của thời đại cũng có sự biến đổi Mâu thuẫn giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại nhưng không còn chi phối quan hệ quốc tế Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chỉ đạo trên thế giới Kinh tế trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định trong quan hệ quốc tế Trong tình hình đó, tất cả các nước
dù lớn hay nhỏ đều phải điều chỉnh chính sách theo hướng độc lập, đa dạng hoá, thích ứng nhanh với tình hình, coi trọng việc cải thiện và phát triển quan
hệ với các nước láng giềng và khu vực, mở rộng quan hệ với các nước lớn và các trung tâm kinh tế - chính trị theo hướng cân bằng các mối quan hệ Điều
đó làm tăng xu thế đối thoại và hòa dịu Tại Đại hội VI ( 15-18/12/1986 ) ,
Đảng ta đã nhận định : “ Việc Liên Xô và Hoa Kỳ ngồi vào bàn đàm phán ở
cấp cao làm cho hình thái đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình giữa hai hệ thống xã hội đối lập được củng cố và phát triển” [9, tr.36], rõ ràng các nước
lớn đều phải điều chỉnh chiến lược
Mỹ với ưu thế vượt trội đã ráo riết triển khai "chính sách đơn phương", tận dụng mọi ưu thế về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật, sử dụng vũ lực với quy mô và cường độ lớn để áp đặt và thiết lập "vai trò lãnh đạo thế giới" Các nước lớn tuy không tán thành hoặc phản đối Mỹ nhưng đều không muốn làm đổ vỡ quan hệ với Mỹ, cuộc đấu tranh giữa họ diễn biến phức tạp và tác động đến các nước khác Chính sách an ninh, đối ngoại cụ thể của Mỹ là: một mặt tìm cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc để kiềm chế Liên Xô, khai thác thị trường Trung Quốc, đồng thời cản trở Trung Quốc giải phóng Đài Loan và tác động vào nội bộ Trung Quốc Mặt khác Mỹ cũng đẩy mạnh hòa hoãn với Liên Xô, tiến hành đàm phán với Liên Xô về các vấn đề vũ khí chiến lược ( tháng 11 năm 1986, tại Râykiavich, Mỹ và Liên Xô đã đạt được thỏa thuận cắt giảm 50% vũ khí chiến lược trong 05 năm, hủy bỏ tên lửa tầm trung
Trang 36ở Châu Âu, Mỹ đồng ý hoãn triển khai sáng kiến tên lửa phòng thủ chiến lược trong vòng 5 năm tới) và tăng cường quan hệ song phương
Còn Liên Xô, thì một mặt thúc đẩy bình thường hóa và cải thiện quan
hệ với Trung Quốc nhằm phân hóa Trung Quốc – Mỹ, tạo môi trường ổn định phía Nam cho mình và khai thác thị trường Trung Quốc, mặt khác Liên Xô vẫn muốn kiềm chế Trung Quốc Từ đầu năm 1989, Liên Xô đã có những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại: thực hiện rút quân và một số căn cứ quân sự ở nước ngoài rút quân khỏi Apgannixtăng và một số nước Đông Âu, giảm hoặc cắt viện trợ kinh tế, quân sự Liên Xô gần như bỏ rơi Cu Ba, khuyến khích Việt Nam “tự do hóa” và rút quân khỏi Campuchia; thúc ép Êtiopia thương lượng với những người nổi dậy ở Êritoria, xích lại gần Ixaren
và những nước Ảrập ôn hòa Đến cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ và tháng 12/1991, Liên Xô tan rã, khối Vacsava giải thể, trật tự thế giới hai cực kết thúc
Trên đà thắng lợi của cải cách nông nghiệp và của bước đầu xây dựng
04 đặc khu kinh tế ở Quảng Đông và Phúc Kiến, Trung Quốc mở rộng sản xuất sang lĩnh vực công nghiệp Trung Quốc tiếp tục thực hiện ba yêu cầu chiến lược là tranh thủ vốn và khoa học kỹ thuật của phương Tây nhằm phục
vụ bốn hiện đại hóa, tranh thủ Liên Xô, vùa thu hút viện trợ để cải tạo các công trình do Liên Xô giúp xây dựng trước đây vừa nhằm kiềm chế Hoa Kỳ,
từ đó tạo thế ba cực, từng bước đi tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
để tạo thế cân bằng với các nước khác ở Đông Nam Á, duy trì ảnh hưởng ở khu vực này Trung Quốc muốn đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc giải quyết các vấn đề Châu Á, đặc biệt là vấn đề Campuchia Nhưng sự kiện Thiên An Môn xảy ra tháng 06/1989 buộc Trung Quốc phải có chuyển hướng đối ngoại thích hợp
Trang 37Nhìn lại bối cảnh thế giới và khu vực trong giai đoạn này, có thể thấy, khi “kết thúc chiến tranh lạnh” đã có nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh mà đòi hỏi phải có sự hợp tác của tất cả các nước để giải quyết, các nước đều đặt ưu tiên cao cho phát triển kinh tế vì kinh tế trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia Đồng thời các nước đều đẩy mạnh đa dạng hóa quan hệ đối ngoại nhằm tạo vị thế thuận lợi cho an ninh và phát triển của mỗi đất nước Do đó, tập hợp lực lượng xuất phát từ lợi ích quốc gia và nó diễn ra một cách cơ động, linh hoạt theo từng vấn đề và từng thời gian Chính vì nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia tăng lên đáng kể, cùng với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, một loạt các tổ chức khu vực đã ra đời như : Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Khu vực Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Tự do thương mại ASEAN (AFTA), Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (1992), Thị Trường chung Đông Nam – Châu phi – COMESA (1993), và Liên minh Kinh tế - tiền tệ các nước Tây Phi (1994), Mô hình hợp tác giữa các nước Châu Mỹ và Châu Á hai bờ Thái Bình Dương tiếp tục phát triển trong khuôn khổ APEC Hợp tác Á – Âu với việc tổ chức Hội nghị cấp cao Á – Âu cũng bắt đầu được khởi động
Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á cũng có những bước chuyển biến mới khá thuận lợi Hiệp định Pari về Campuchia được ký ngày 23/10/1991 Sau đó, tổng tuyển cử được tiến hành vào tháng 06/1993 đã bầu ra Quốc hội mới và Chính phủ Liên hiệp hai đảng ở Campuchia được thành lập Cũng trong năm 1993, Mỹ đã rút khỏi hai căn cứ không quân Clác và hải quân Xu bích ở Philippin Những diễn biến mới đó đã dẫn tới kết quả là lần đầu tiên trong lịch sử từ sau chiến tranh thế giới thứ hai , Đông Nam Á không còn căn
cứ quân sự và quân đội nước ngoài, không còn đối đầu Các nước trong khu vực có điều kiện để hội nhập, hợp tác cùng nhau phấn đấu cho một Đông
Trang 38Nam Á hòa bình, độc lập, ổn định và phát triển, tiến tới xây dựng tổ chức ASEAN ngày một lớn mạnh và khu vực không có vũ khí hạt nhân
Đến giữa những năm 90 của thế kỷ trước, khi cuộc cách mạng khoa học
- công nghệ phát triển ở trình độ ngày càng cao, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Dưới tác động của cuộc cách mạng này, nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới - kinh tế tri thức với những đặc điểm khác hẳn với loại hình kinh tế trước Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển nhanh, trở thành
xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh; kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế [7, tr.77]
Quá trình toàn cầu hoá trong thời kỳ này đã có những đặc điểm và sự
phức tạp mới so với trước Một là, toàn cầu hoá đã đi vào chiều sâu, phát triển
sang các lĩnh vực như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, đòi hỏi các quốc gia phải điều chỉnh luật pháp và chính sách trong nước để thích ứng (nhất là khi tham gia các thể chế hội nhập như ASEAN, APEC, WTO) làm cho các nước lo ngại chủ quyền quốc gia và quyền độc lập hoạch định chính sách bị ảnh
hưởng Hai là, do quá trình toàn cầu hoá ngày càng phát triển (đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế), mức độ tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế tăng lên làm cho các quốc gia dễ bị tổn thương trước nguy cơ lây lan của các khủng hoảng
Ba là, các nền kinh tế có mức độ hội nhập quốc tế sâu rộng luôn đứng trước
những rủi ro khác về an ninh kinh tế do sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường xuất khẩu, vốn và công nghệ bên ngoài Tình hình đó cộng với những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính ở khu vực Đông á (cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế Mê - hi- cô năm 1994) làm cho nhiều nước lo ngại
về những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đến an ninh kinh tế mà cả về thể chế chính trị (cuộc khủng
Trang 39hoảng đã làm sụp đổ thể chế chính trị Su-ha-to ở Indonesia, thay đổi chính quyền ở Thái Lan và Hàn Quốc)
Tình hình Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn này không ổn định với những diễn biến phức tạp Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á 1997
đã làm cho tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong khu vực trở nên thiếu ổn định nghiêm trọng ở một số nước Ngay cả sau khi đã phục hồi nhưng môi trường hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực chưa thật vững chắc, còn tiềm ẩn một số nhân tố gây mất ổn định, các hoạt động khủng bố xuất hiện và tiếp tục gia tăng Tuy nhiên, do vị trí quan trọng về địa - chính trị và kinh tế, Đông Nam Á đang trở thành khu vực tranh chấp ảnh hưởng của các nước lớn
và do đó, các nước trong khu vực đều bị tác động ở mức độ khác nhau của cuộc tranh giành này
Nhưng trong thời kỳ này, các nước Đông Nam Á cũng đang nằm trong thời kỳ chuyển hóa sâu sắc về chính trị và kinh tế Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 làm cho vị thế của Đông Nam Á không còn như trước Nhưng hậu quả của cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến tình trạng làm mất ổn định về chính trị - xã hội khá nghiêm trọng ở một số nước, đặc biệt là Inđônêsia và Philippin Mặc dù kinh tế khu vực đang phục hồi nhưng vẫn chưa vững chắc do kinh tế phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, nhất là kinh tế
Mỹ Môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực chưa thật sự bền vững, tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định Trong nội bộ một số nước và giữa các nước với nhau vẫn còn tồn tại mâu thuẩn: xung đột về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới đất liền, hải đảo, đặc biệt là tranh chấp ở biển Đông Và những nhân tố bất trắc đầy tiềm ẩn này chỉ chờ có dịp là bùng
nổ Những diễn biến trong quan hệ giữa các nước lớn, và sự dính líu, can thiệp dưới nhiều hình thức mới có thể gây nên không ít phức tạp cho các quốc gia và quan hệ giữa các nước trong khu vực với nhau
Trang 40Nhìn chung, từ những đặc điểm nêu trên, quan hệ quốc tế trong giai đoạn này nổi lên những xu thế chủ yếu sau:
- Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới Các nước dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia
- Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt
- Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc
- Các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, tiến bộ khác nhau trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
- Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình
Và cũng chính các đặc điểm và xu thế trên đã làm nảy sinh tính đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế và trong chính sách đối ngoại của từng nước nói chung và Việt Nam nói riêng Đứng trước tình hình bối cảnh thế giới khu vực và thực trạng đất nước như trên, Đảng và nhà nước Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới Trong đó có việc điều chỉnh, đổi mới đường lối chiến lược đối ngoại cho phù hợp với bối cảnh quốc tế