Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Một phần của tài liệu Vận dụng sách lược Dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chí Tịch trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 28)

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ 20/7/1954 đến 30/4/1975), lúc đầu ta chưa tìm ra con đường đấu tranh thích hợp ở miền Nam, như hội nghị Trung ương 10 (tháng 10/1956) đã chỉ rõ: “Trong hai năm qua (1955-1956), sự lãnh đạo của Trung ương có nhiều thiếu sót, ngay cả đường lối đấu tranh thống nhất nước nhà là như thế nào, mãi cho đến nay cũng chưa đề ra được một cách toàn diện. Đấu tranh ngoại giao để thực hiện Hiệp định Giơnevơ tuy cố gắng nhưng ít kết quả” [14, tr.20]. Như vậy, có thể thấy rõ hoạt động ngoại giao chỉ mang lại hiệu quả khi có những nguyên tắc, phương châm và đường lối cách mạng đúng. Có thể thấy rõ quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ qua những ví dụ điển hình như sau:

Tháng 01/ 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 do Hồ Chủ Tịch chủ trì khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam bằng con đường bạo lực cách mạng, tiến lên đấu tranh vũ trang, đồng thời xây dựng Miền Bắc làm hậu phương lớn và trực tiếp chiến đấu. Nhờ Nghị quyết đó, cách mạng miền Nam vượt qua thử thách nghiêm trọng, chuyển sang tấn công.

Trên cơ sở đẩy mạnh đấu tranh quân sự và chính trị ở Miền Nam và chống chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc, hoạt động ngoại giao được đẩy mạnh vạch rõ tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược và thực chất tay sai của ngụy quyền, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phương Tây với Mỹ. Trong thời kỳ này, hoàn cảnh quốc tế thì khá là phức tạp, Liên Xô và Trung Quốc mâu thuẩn, phong trào cộng sản quốc tế có bất đồng. Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chủ Tịch cố gắng “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong mối quan hệ quốc tế để góp phần vào khôi phục sự đoàn kết quốc tế, đồng thời tạo nên được điểm đồng là ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống xâm

lược, phù hợp với mục tiêu chung của nhân dân thế giới là hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ngoại giao khôn khéo để hạn chế đến mức cao nhất ảnh hưởng của sự chia rẽ giữa Liên Xô, Trung Quốc và trong phong trào cộng sản quốc tế đối với tình cảm của nhân dân và các Đảng cộng sản và công nhân đối với sự nghiệp của Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam cố gắng dàn xếp mâu thuẩn Xô – Trung không đứng về bên nào. Bởi vì thật sự mà nói, trong cuộc kháng chiến này, Việt Nam có hai đồng minh chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc. Tuy lợi ích của hai nước trong vấn đề Việt Nam và chính sách đối ngoại với Việt Nam cũng khác nhau, nhưng khi Việt Nam đã kiên trì đoàn kết với cả Liên Xô và Trung Quốc, tranh thủ sự viện trợ to lớn của hai nước. “Đồng thời ta cũng rất độc lập tự chủ” [15, tr.80].

Việt Nam đã hình thành được một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược, nhờ biết đẩy mạnh vận động và tuyên truyền quốc tế xoáy vào ba nội dung chính: chính nghĩa – quyết tâm và tất thắng – thiện chí hòa bình. Thiên hạ trọng chính nghĩa của Việt Nam, song vẫn mong muốn có hòa bình và một bộ phận còn nặng tư tưởng “sợ Mỹ”, hoài nghi chiến thắng của nhân dân Việt Nam. Vì vậy Đảng đã không chỉ gương cao ngọn cờ độc lập mà còn nắm lấy ngọn cờ hòa bình, tỏ rõ quyết tâm chiến thắng đồng thời vẫn đề cao thiện chí của người dân Việt Nam, làm cho nhân dân thế giới ai cũng thấy có lợi ích của mình gắn bó với cuộc chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam. Và chính mũi tấn công ngoại giao đó đã góp phần cùng chiến trường làm lung lay dần ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, phân hóa Mỹ, Ngụy. Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ XIII (26/01/1967) về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao phối hợp với quân sự, chính trị, Việt Nam mở dần cục diện vừa đánh vừa đàm, kéo địch xuống thang từng

bước. Buộc được Mỹ chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá miền Bắc là một thắng lợi lớn có ý nghĩa chiến lược đối với cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam . Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, tạo điều kiện củng cố hậu phương và niềm tin cho nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Thắng lợi này do Việt Nam đã đánh giá đúng: bị thất bại trong việc đánh phá miền Bắc và trong xu thế rút dần khỏi Việt Nam, Mỹ chấp nhận chấm dứt hành động chiến tranh đối với miền Bắc. Sự đánh giá này khác với ý kiến của một nước bạn lớn cho rằng kể ra Mỹ còn quân ở miền Nam thì còn ném bom miền Bắc [15, tr.26].

Tháng 05/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã có chỉ thị toàn diện cho đoàn đàm phán Paris khi Trưởng đoàn Xuân Thủy về nước báo cáo tình hình đàm phán với Mỹ : “ Tiến công ngoại giao là một mặt trận tiến công quan trọng có ý nghĩa chiến lược lúc này. Nó có nhiệm vụ phát huy thế thắng và thế chủ động của ta, tiến công một kẻ địch đang thất bại, bị động về mọi mặt và phải xuống thang; phát huy thắng lợi quân sự và chính trị trên chiến trường quốc tế; tranh thủ sự đồng tình , ủng hộ lớn nhất của nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ, triệt để lợi dụng những mâu thuẩn và bế tắc của địch, làm cho tình hình hậu phương của Mỹ ngày càng bất lợi cho Mỹ, làm cho chúng ngày càng cô lập, lúng túng và bị động; nắm vững thời cơ, phối hợp với tiến công quân sự và tiến công chính trị, tiến công liên tục và sắc bén, kiên trì nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, khéo vận dụng sách lược, vừa kiên quyết vừa linh hoạt, buộc Mỹ phải rút quân và nhận một giải pháp chính trị đáp ứng yêu cầu cơ bản của ta” [23, tr.36-37].

Nhiệm vụ ngoại giao của cả hai miền khá nặng nề, phức tạp và khẩn trương. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, ngoại giao Việt Nam vận dụng sách lược: “vừa đánh vừa đàm”, kết hợp đàm phán với vận động dư luận thế giới, phối hợp với chiến trường củng cố thế trận đàm phán, vận dụng 03

nhân tố: chiến trường, hậu phương quốc tế và đàm phán trực tiếp với Mỹ, để cải thiện so sánh lực lượng, tạo chuyển biến có lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng.

Từ Hội nghị bốn bên về Việt Nam ngày 16/01/1969, suốt bốn năm đàm phán công khai và gặp riêng, hai đoàn của Việt Nam nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, đấu lý đẩy lùi lập luận xuyên tạc và ngụy biện của Mỹ Ngụy, liên tiếp đưa nhiều đề nghị xây dựng; biết tranh thủ và nhân nhượng đúng mức. Các cuộc đàm phán phối hợp với thắng lợi quân sự, chính trị to lớn ở Miền Nam và thắng lợi ở miền Bắc kể cả “Điện Biên phủ trên không” từ 18 đến 30 tháng 12 năm 1972 cuối cùng đã ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/01/1973. Hội nghị quốc tế ngày 02/3/1973 ký Định ước tán thành và ủng hộ Hiệp định Pari [15, tr. 25].

Hiệp định Pari là một thắng lợi to lớn của Việt Nam:

- Mỹ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam;

- Mỹ rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia trong khi quân miền Bắc vẫn tiếp tục ở lại miền Nam;

- Công nhận ở miền Nam có hai chính quyền, hai lực lượng vũ trang, hai vùng kiểm soát.

- Tách vấn đề Lào và Campuchia với nguyên tắc tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, nền trung lập và quyền tự quyết của nhân dân hai nước.

Ý nghĩa quan trọng cả về mặt quốc tế và đối với Việt Nam:

- Mỹ lùi một bước về chiến lược, tránh một “Việt Nam thứ hai” không quay lại khi ngụy quyền sụp đổ, tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ của một số nước để giành hoặc bảo vệ chính quyền dân tộc (như Panama).

- “Đánh cho Mỹ cút” rồi “đánh cho ngụy nhào”, tạo điều kiện cho thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam: lực lượng quân sự, chính trị tại chỗ phát triển và ta đưa nhiều quân chính quy từ miền Bắc vào trong khi ngụy quyền, ngụy quân mất chỗ dựa suy yếu về tinh thần và lực lượng. Do đó quân dân Việt Nam với cố gắng vượt bậc, có thời cơ giành đại thắng mùa xuân 1975, giải quyết nhanh và gọn việc hoàn thành độc lập và thống nhất trong cả nước. Việc thống nhất Việt Nam tiến hành có lợi cho sự phát triển của cách mạng, khác với các nước bị chia cắt như Đức, Triều Tiên v.v….do Đảng cộng sản Việt Nam đã có đường lối, sách lược đúng, giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Như vậy, rõ ràng là trong cuộc đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đảng đã vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến‟ của Hồ Chủ Tịch qua cuộc đàm phán ở Pari: trước hết Đảng đã đánh giá đúng ý đồ của đối phương, tìm được điểm mà có thể tranh thủ và cần thỏa hiệp có lợi cho cách mạng, đánh giá bè bạn, không để đối phương lợi dụng quan hệ với với bè bạn ép ta, chọn thời cơ,v.v…Để buộc đối phương ngồi vào bàn đàm phán, phải có cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân cùng với phong trào nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh đến một mức độ nhất định. Đến khi cuộc đàm phán bắt đầu, vai trò ngoại giao trên bàn hội nghị phục vụ trở lại thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ, tạo điều kiện cho cả các chiến dịch và từng trận chiến đấu cụ thể. Sự tác động nhân quả này tăng cường sức mạnh tổng hợp chuyển thế thành lực, làm cho đối phương ngày càng suy yếu về cả ba mặt chính trị, quân sự, ngoại giao đi đến kết thúc chiến tranh. Kết quả là Việt Nam đã đánh bại kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Vận dụng sách lược Dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chí Tịch trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 28)