Một số suy nghĩ về hƣớng áp dụng nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh trong thế kỷ

Một phần của tài liệu Vận dụng sách lược Dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chí Tịch trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 88)

- Về mặt nội bộ

4. Một số suy nghĩ về hƣớng áp dụng nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh trong thế kỷ

vạn biến” của Hồ Chí Minh trong thế kỷ XXI

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, hoà bình và hợp tác vẫn là xu thế lớn, cần nhìn nhận phát triển đất nước về mọi mặt là nhân tố quyết định nhất để đảm bảo an ninh: từ đó xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa an ninh và phát triển trong tình hình mới.

Hiện nay, các nước khi quan hệ với các đối tác đều dựa trên cơ sở 02 bên cùng có lợi, cạnh tranh kinh tế trở nên khốc liệt hơn rất nhiều, đặt ra cho Việt Nam những khó khăn rất khó lường do sự chưa thông thạo các luật chơi chung, do sự yếu kém về trình độ hiểu biết của đội ngũ cán bộ. Khuynh hướng dân tộc vị kỷ, hẹp hòi tất yếu sẽ có nguy cơ bùng phát...

Để có thể khắc phục được khó khăn, vượt qua thách thức ở trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh sách lược “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, sử dụng nó như một vũ khí sắc bén để phục vụ cho công tác đối ngoại. Và cũng từ nguyên tắc này, có thể thấy muốn tiếp tục mở cửa hội nhập một cách có hiệu quả cần phải làm tốt các việc sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, đánh giá đúng đối tác, đối tượng để có chính sách đúng đắn.

Trên cơ sở giữ vững nguyên tắc đa dạng hoá, đa phương hoá, quán triệt sâu sắc nhận thức mới về đối tác và đối tượng, cần tiếp tục tạo tương tác tích cực giữa các đối tác trong quan hệ, qua đó tạo được thế đan xen lợi ích, xây dựng quan hệ thực chất, ổn định lâu dài với các đối tác quan trọng, đặc biệt là với Mỹ, Trung Quốc. Đồng thời chú trọng tăng cường quan hệ mọi mặt với Nhật, EU, Nga, ấn Độ…, vừa nhằm tranh thủ các lợi ích trong quan hệ hợp tác song phương với các đối tượng chủ chốt. Đối với ASEAN, cần chủ động tăng cường vai trò, tích cực thúc đẩy sự gắn kết về chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá của cả khối, tạo nên vị thế vững chắc cho Việt Nam ở khu vực.

Trong bất kỳ tình huống nào cũng tránh để rơi vào thế đối đầu, cô lập lệ thuộc vào bất cứ một đối tác nào. Tiếp tục chủ động, sáng tạo năng động, linh hoạt, vừa hợp tác vừa đấu tranh trong triển khai thực hiện đường lối đối ngoại và xử lý các vấn đề nảy sinh sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đất nước, diễn biến tình hình khu vực và thế giới cũng như đặc điểm của từng đối tác. Có quyết sách kịp thời và đúng đắn để tạo dựng, nhận biết, nắm bắt và tranh thủ thời cơ cho đất nước cũng như cho quan hệ với từng đối tác. Kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, theo phương châm "thêm bạn bớt thù", "dĩ bất biến, ứng vạn biến".

Thứ hai, dành ưu tiên cao cho việc mở rộng kinh tế đối ngoại; tích cực, chủ động mạnh dạn hội nhập kinh tế quốc tế

Thực hiện hiệu quả chiến lược và lộ trình hội nhập phù hợp. Xây dựng, hoàn thiện chiến lược, chính sách phù hợp với giai đoạn mới, tranh thủ FDI và ODA, xúc tiến thương mại, thúc đẩy du lịch và hợp tác lao động có hiệu quả với từng đối tác, khu vực. Thực hiện tốt các cam kết, thoả thuận song phương, đa phương. Đây là một trong những yếu tố quyết định để Việt Nam trở thành "đối tác tin cậy" của các nước và nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.

"Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường” [8, tr.157] là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, trong tình hình mới, cần xem xét bổ sung hoặc nhấn mạnh thêm một số khía cạnh sau:

Việt Nam không chỉ chủ động mà cần tích cực triển khai hội nhập kinh tế quốc tế để tránh bỏ lỡ các cơ hội đẩy nhanh phát triển. Và cũng cần quan niệm "độc lập, tự chủ" một cách tương đối trong khung cảnh mới, dưới ánh sáng mới: trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tuỳ thuộc lẫn nhau, "độc lập" không phải là biệt lập và "tự chủ" không phải tuỳ ý hoạch định chính sách mà không tính các nhân tố khác. Trên thế giới hiện nay có ít nhất 4 chủ thể có vai trò hoạch định chính sách và gây ảnh hưởng chính sách: quốc gia, các thể chế kinh tế - tài chính - tiền tệ quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ (NGO). Nếu quan niệm độc lập tự chủ một cách cứng nhắc và tuyệt đối, chắc chắn sẽ không thể tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh việc tham gia vào các cơ chế hội nhập khu vực như AFTA, APEC và toàn cầu như WTO, cần tìm cách tham gia các cơ chế thương mại tự

của nó là rất quan trọng để thâm nhập vào hệ thống kinh tế - thương mại toàn cầu nhưng chỉ nên coi là nền và điều kiện để đi xa hơn nữa, đó là tham gia vào các BFTA với những nền kinh tế tiên tiến hơn, có cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất khác Việt Nam và có khả năng bổ trợ cho nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI.

Thứ ba, không ngừng đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực

Nhân tố con người là cực kỳ quan trọng trong bất kỳ sự nghiệp nào. Để quá trình hội nhập được tiến hành có hiệu quả, cần có một nguồn nhân lực tốt, đó là đội ngũ cán bộ của các ngành trực tiếp chỉ đạo và tham gia hội nhập, đội ngũ các nhà khoa học và quản lý, điều hành, đặc biệt là đội ngũ doanh nghiệp ở cả trung ương và địa phương. Cần đào tạo khẩn trương một nguồn nhân lực có trí tuệ, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, nhất là thông hiểu về luật lệ và thực tiễn kinh tế - thương mại quốc tế, nắm vững các yêu cầu và cơ chế vận hành của các thể chế hội nhập, đồng thời có khả năng đề xuất, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập.

Có các chính sách, biện pháp cụ thể mới nhằm động viên mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực phong phú đa dạng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết mới của Bộ chính trị.

Và việc cuối cùng là, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại và không ngừng tăng cường công tác nghiên cứu lý luận

Có sách lược khôn khéo, mềm dẻo trong công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, phục vụ các yêu cầu tăng cường quan hệ, nhất là đối với các đối tác hàng đầu. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa thông tin đối ngoại và thông tin trong nước. Trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của đất nước, cần đấu tranh chủ động, kiên quyết với âm mưu, luận điệu và hành động của các thế lực thù địch, tuỳ từng mức độ, vấn đề, thời điểm… có sự

linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo phù hợp tránh để rơi vào thế đối đầu. Trong các vấn đề khác, không nên đi đầu, chỉ bày tỏ lập trường nguyên tắc khi cần thiết và ở mức độ cần thiết.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận toàn diện, có chiều sâu, không né tránh những vấn đề tế nhị đã được định hình và chấp nhận trong hệ thống lý luận trước đây, lấy thực tiễn phong phú từ công cuộc đổi mới của đất nước và cục diện thế giới ngày nay soi sáng.

Cục diện thế giới đã thay đổi rất cơ bản, quan hệ quốc tế chuyển sang thời kỳ mới. Trong bối cảnh đó, chiến lược, chính sách của các nước hết sức linh hoạt, luôn lấy lợi ích quốc gia làm tiêu chí cao nhất, làm trọng tâm của công tác đối ngoại.

Tóm lại, khi nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn. Nhân cách, phẩm chất và phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh đã làm tăng hiệu quả của việc thực hiện đường lối quốc tế và chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Sự chân thành, có lý, có tình, trí tuệ uyên bác, ứng xử tinh tế trong giao tiếp, và trước hết biết lấy đại nghĩa, chí nhân, phát huy chính nghĩa Việt Nam để tranh thủ bạn bè quốc tế, thuyết phục, cảm hóa kẻ thù, đã đem lại không chỉ các chiến lược đối ngoại hiệu quả mà còn cả tình cảm và ấn tượng tốt đẹp của thế giới về đất nước và sự nghiệp của dân tộc Việt Nam, làm cho những kẻ đối địch của cách mạng cũng phải kính nể.

Và một trong những di sản quý giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ người Việt Nam và cả mai sau, đó là những phương châm đối ngoại cho một nền ngoại giao hòa bình, hết sức tránh sử dụng vũ lực. Lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam qua mấy thập kỷ qua chứng tỏ sự cần thiết khách quan phải nắm vững sách lược “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại.

Trong thế kỷ thứ XXI, đặc biệt là khi Việt Nam ngày càng được cộng đồng quốc tế tin tưởng giao cho trọng trách ở các tổ chức đa phương, thì mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế lại càng trở nên phức tạp hơn. Mỗi quyết định cho quốc kế dân sinh vì vậy mà cũng cần nhiều hơn nữa trí tuệ và dũng khí. Tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” đã từng đem đến cho đất nước nền hòa bình và ổn định chính trị, thì ngày nay và mãi về sau, nó vẫn tiếp tục là phương châm chỉ đạo của một đường lối đối ngoại hòa bình, một nền kinh tế năng động để Việt Nam không còn chỉ là một đất nước của các cuộc kháng chiến, mà còn là một đất nước ngày càng hội nhập và gắn kết ngày càng chặt chẽ hơn nữa với thế giới bên ngoài và trở thành một bộ phận không thể tách rời trong chỉnh thể thị trường khu vực và thế giới.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực trong việc vận dụng sách lược này trong các hoạt động thực tiễn. Đảng và nhân dân Việt Nam luôn quán triệt và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về những mục tiêu bất biến và những cái phải vạn biến. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, sách lược này vẫn là kim chỉ nam cho chúng ta trên chặng đường tiến tới chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công hoài bão của Người là xây dựng Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, sánh vai cùng các nước tiên tiến trong cộng đồng quốc tế, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội trên thế giới ./.

Một phần của tài liệu Vận dụng sách lược Dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chí Tịch trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)