Các luận văn của tác giả Đồng Mạnh Hùng Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài TNVN, của tác giả Phạm Nguyên Long Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát than
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHẠM THỊ HUỆ
XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁT THANH PHI
TRUYỀN THỐNG TẠI VIỆT NAM (KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP VIETTEL RADIO VÀ
TUỔI TRẺ ONLINE)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo Chí Học
HÀ NỘI – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2-
PHẠM THỊ HUỆ
XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁT THANH PHI
TRUYỀN THỐNG TẠI VIỆT NAM (KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP VIETTEL RADIO VÀ
TUỔI TRẺ ONLINE)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo Chí Học
Mã số: 603201
Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Thị Thu Hương
HÀ NỘI – 2013 LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan những số liệu điều tra và kết quả nghiên
cứu là trung thực, chính xác, không bị trùng lặp với công trình nghiên cứu nào
đã từng công bố
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT THANH TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT THANH PHI TRUYỀN THỐNG 14
1.1 Phát thanh truyền thống 14
1.1.1 Khái niệm phát thanh truyền thống 14
1.1.2 Ưu điểm của phát thanh truyền thống 17
1.1.3 Nhược điểm của phát thanh truyền thống 19
1.2 Phát thanh phi truyền thống 21
1.2.1Khái niệm phát thanh phi truyền thống 21
1.2.2 Ưu điểm của phát thanh phi truyền thống 23
1.2.3 Nhược điểm của phát thanh phi truyền thống 24
1.2.4 Một số xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống 25
1.2.4.1Phát thanh số 25
1.2.4.2 Phát thanh trên Internet 27
1.2.4.3 Phát thanh bằng hình ảnh (Visual Radio) 30
1.2.4.4 Phát thanh sử dụng công nghệ 3G 31
1.3 Diện mạo của phát thanh Việt Nam hiện nay 33
1.3.1 Diện mạo của phát thanh truyền thống 33
1.3.2 Sự phát triển của phát thanh phi truyền thống tại VN 37
Tiểu kết chương 1 42
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA TUỔI TRẺ RADIO VÀ VIETTEL RADIO 44
2.1 Giới thiệu về Tuổi trẻ radio và Viettel radio 44
2.1.1 Tuổi trẻ Radio 44
2.1.2 Viettel radio 47
2.2 Khảo sát các chương trình của Tuổi trẻ Radio 49
Trang 42.2.1 Về nội dung 49
2.2.2 Về hình thức thể hiện 56
2.2.3 Quy trình sản xuất chương trình phát thanh trên Tuổi trẻ Radio 61
2 3 Khảo sát các chương trình phát thanh của Viettel radio 62
2.3.1 Về nội dung 62
2.3.2 Về hình thức thể hiện 70
2.3.3 Quy trình sản xuất chương trình của Viettel Radio 74
Tiểu kết chương 2 77
CHƯƠNG 3: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA TUỔI TRẺ RADIO, VIETTEL RADIO MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 78
3.1 Tuổi trẻ Radio 78
3.1.1 Ưu điểm 78
3.1.2 Nhược điểm 81
3.2 Viettel radio 82
3.2.1 Ưu điểm 82
3.2.2 Nhược điểm 86
3.3 Một số kiến nghị, đề xuất nhằm đẩy mạnh phát triển phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam 87
3.3.1 Đối với phát thanh Internet 87
3.3.1.1 Về cơ sở pháp lý 87
3.1.1.2 Về nội dung chương trình 87
3.1.1.3 Về hình thức thể hiện 88
3.1.1.4 Tăng cường quảng bá trên các phương tiện truyền thông của Tuổi trẻ 89
3.1.1.5 Tăng cường cơ sở hạ tầng, kỹ thuật 89
3.1.1.6 Về nhân sự 90
3.3.2 Đối với phát thanh trên di động 92
3.3.2.1 Về cơ sở pháp lý 92
Trang 53.3.2.2 Về nội dung chương trình 93
3.3.2.3 Về hình thức thể hiện 93
3.3.2.4 Về người dẫn 94
3.3.2.5 Về nhân sự 95
3.3.2.6 Về giá thành sản phẩm 96
3.3.2.7 Nghiên cứu, điều tra thính giả một cách khoa học cho từng chương trình, đối tượng cụ thể 96
Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC
Trang 6Những thành tựu về khoa học và công nghệ, tin học cuối thế kỷ XX tạo tiền đề hình thành một nền phát thanh hiện đại với kỹ thuật điện tử, máy móc phát triển nhanh trong thế kỷ XXI Phát thanh chuyển mình mạnh mẽ trong thập kỷ vừa qua Nó không chỉ còn gắn với một thiết bị đơn lẻ hay chỉ truyền qua sóng điện từ qua hệ thống truyền dẫn phát sóng Phát thanh truyền hình và viễn thông sử dụng công nghệ số ngày càng tiên tiến hơn, sự phân cách giữa hai lĩnh vực này ngày càng trở nên không rõ rệt Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hiện nay hoàn toàn có thể cung cấp các dịch vụ giải trí đa phương tiện - các dịch vụ một thời được coi là độc quyền của phát thanh truyền hình
Trên thế giới, phát thanh chuyển mình phát triển mạnh mẽ theo 4 xu thế phát triển của phát thanh hiện đại, gồm phát thanh số, phát thanh internet, phát thanh bằng hình ảnh và phát thanh trên di động Các hình thức phát thanh phi
Trang 7truyền thống với những thế mạnh riêng này, đã và đang làm thay đổi diện mạo của nền công nghiệp phát thanh, đưa phát thanh đến gần hơn với thính giả, làm hài lòng công chúng từ những nhu cầu riêng tư nhất
Tại Việt Nam, hai hình thức phát thanh phi truyền thống là phát thanh internet và phát thanh trên di động đã manh nha phát triển và có một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận Đi tiên phong phải kể tới Viettel – mạng di động đầu tiên khai thác phát thanh trên di động, hay VietNamNet, Tuổi trẻ online – những trang báo trực tuyến thử nghiệm xây dựng và phát triển Radio Online Có thể nói, phát thanh phi truyền thống là hướng đi mới giàu tiềm năng ở nước ta Nó mang lại sự tiện ích cho công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin: nhanh chóng, chủ động và tính tương tác cao Nếu được quan tâm, chú trọng đầu tư thì chắc chắn các mô hình này sẽ được nhân rộng và phát triển Tuy nhiên, công nghệ chỉ có thể coi là một bước đệm, điều quan trọng hơn cả là cách ứng xử và tiếp cận của bản thân những người làm phát thanh, truyền thông Tìm hiểu về phát thanh phi truyền thống là hướng nghiên cứu mới mẻ nhằm đem đến cái nhìn toàn diện, sâu sắc, đánh giá thời cơ lẫn thách thức đặt ra với những hình thức phát thanh qua công nghệ mới này
Mặt khác, tác giả luận văn may mắn là người được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất các chương trình phát thanh kể từ khi Viettel Radio (mô hình phát thanh trên di động đầu tiên ở Việt Nam) ra đời cho đến nay, có điều kiện
để tiếp cận, làm việc cũng như đưa ra được những nhận định sát thực về cả nội dung cũng như hình thức của các chuyên mục phát sóng
Chính vì thế, tôi quyết định lựa chọn đề tài: Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp của Viettel Radio và Tuổi trẻ Online) làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, có rất nhiều đề tài khóa luận, luận văn về phát thanh truyền thống, phát thanh hiện đại và các chương trình phát thanh hiện đại Trong quá trình tìm hiểu tư liệu cho luận văn, tôi nhận thấy có những nghiên cứu đáng
Trang 8chú ý như: Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Trà My (năm 2001) với đề tài: Nâng cao hiệu quả của các chương trình phát thanh tập trung nghiên cứu
vấn đề hiệu quả và tìm hướng nâng cao hiệu quả của phát thanh trong hệ thống
các phương tiện truyền thông đại chúng Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Sơn Minh (năm 2002) với đề tài Phát thanh trên mạng Internet, trình bày cơ
sở khoa học và cơ sở pháp lý cho sự phát triển của hệ thống phát thanh Việt Nam, trong đó có phát thanh trên mạng internet Nghiên cứu về công nghệ số hóa và âm thanh kỹ thuật số Đề xuất một mô hình chuẩn cho phát thanh
internet Việt Nam Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thúy Bình (năm 1999) với đề tài: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh truyền hình làm rõ việc ứng dụng truyền thông đa
phương tiện trên báo chí trực tuyến ở Việt Nam, đưa ra một số đề xuất nâng cao chất lượng ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên các ấn phẩm báo chí trực
tuyến Các luận văn của tác giả Đồng Mạnh Hùng (Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài TNVN), của tác giả Phạm Nguyên Long (Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh Kinh tế của đài TNVN) đã nghiên cứu và đề xuất nhiều biện pháp tăng cường hiệu quả các
chương trình phát thanh và bước đầu đề cập đến một số phương thức phát thanh hiện đại…
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả luận văn, chưa có nhiều công trình nghiên cứu các phương thức phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam Tháng 1 năm 2010, sinh viên Vũ Thị Thùy Linh – K52 báo chí và truyền thông, ĐH
KHXH&NV Hà Nội thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu mô hình phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G Nghiên cứu trường hợp Viettel Radio”, đã khảo sát, tìm hiểu về công nghệ phát thanh trên di động
tại Việt Nam qua trường hợp Viettel Radio Đây là những tư liệu giá trị giúp tác giả luận văn có cơ sở bước đầu quan trọng trong nghiên cứu của mình Tuy nhiên, khóa luận tốt nghiệp của Thùy Linh chỉ dừng ở nghiên cứu một trường hợp cụ thể là Viettel Radio, đề xuất một số kiến nghị để nâng cao chất lượng
Trang 9chương trình phát sóng trên di động, mà chưa đề cập đến các hình thức phát thanh phi truyền thống khác
Trong luận văn thạc sỹ của mình, tác giả luận văn đặt phát thanh trên internet trong mối tương quan, đối sánh với phát thanh trên di động, so sánh, phân tích chỉ ra thế mạnh riêng của từng phương thức Luận văn cũng đánh giá một cách khái quát về vị thế, sự phát triển bước đầu của phát thanh phi truyền thống ở nước
ta hiện nay Khẳng định đây là một hướng đi giàu tiềm năng và là xu hướng phát triển chủ đạo của Phát thanh Việt Nam trong tương lai gần
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, luận văn tập trung khảo sát phát thanh trực tuyến của Tuổi trẻ Online và các chương trình Radio trên Mobile 3G của Viettel trong
9 tháng, từ 1/9/2010 đến 31/05/2011, tìm hiểu nội dung và hình thức thể hiện, quy trình sản xuất một tác phẩm phát thanh trên internet, trên di động và sự đón nhận của công chúng với hình thức phát thanh mới mẻ này Sở dĩ luận văn chọn mốc thời gian từ tháng 9/2010 để tiến hành khảo sát vì đó là thời gian Viettel radio bắt đầu đi vào kinh doanh, đồng thời cũng trong thời gian này, Tuổi trẻ Radio có nhiều đổi mới về nội dung chương trình phát sóng, ra mắt nhiều chuyên mục mới bổ ích, sinh động
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm đưa đến một cái nhìn tổng quan về nền công nghiệp phát thanh Việt Nam hiện nay, trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức phát thanh phi truyền thống
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích mô hình phát thanh trên Internet qua các chương trình Radio trên Tuổi trẻ Online, phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G của Viettel Radio, luận văn hi vọng sẽ chỉ ra được những đặc trưng riêng biệt, ưu điểm, hạn chế của hai dạng phát thanh này, đánh giá được giá trị của nó đối với người làm báo và giới truyền thông phát thanh Việt Nam
Trang 10Tác giả luận văn cũng bước đầu đề xuất những cách thức và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các phương thức phát thanh phi truyền thống
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa lý luận về phát thanh,
phát thanh hiện đại, các phương thức sản xuất phát thanh hiện đại Đưa ra những con số thống kê về công chúng phát thanh tại Việt Nam, qua đó phân tích
xu hướng phát triển của phát thanh Việt Nam, một lần nữa khẳng định, phát thanh tích hợp công nghệ sẽ là một xu hướng tất yếu Luận văn cũng chỉ ra những đặc trưng riêng biệt của hai hình thức phát thanh phi truyền thống là phát thanh trên di động và phát thanh Internet
Về mặt thực tiễn: Luận văn đi sâu tìm hiểu quy trình sản xuất, kết cấu
chương trình, phương thức phát sóng của phát thanh trên di động và phát thanh qua Internet, khảo sát nhu cầu của công chúng nghe phát thanh và nhận xét của
họ về phát thanh phi truyền thống Qua phân tích, đánh giá nội dung cũng như
số liệu, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Viettel Radio, Tuổi trẻ Radio, đồng thời cũng là những đóng góp cho việc phát triển của phát thanh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương pháp thu thập tài liệu, phân tích nội dung, so sánh, thống kê, tổng hợp…
Trước tiên, luận văn dựa trên các tài liệu thu được từ các nguồn: Sách, báo, tạp chí, mạng Internet… để tìm hiểu, phân tích về sự ra đời và bùng nổ của internet, công nghệ 3G
Sau đó, tiến hành nghe, khảo sát, thống kê các chương trình Radio trên Mobile 3G của Viettel trong 9 tháng, từ 1/9/2010 đến 31/05/2011, chương trình phát thanh trực tuyến của Tuổi trẻ Radio từ 1/9/2010 đến 31/5/2011 So sánh, phân tích, đánh giá về ưu nhược điểm hình thức, nội dung, quy trình sản xuất chương trình Tổng hợp ý kiến đóng góp của thính giả tại hòm thư bạn đọc của Tuổi trẻ Online, phiếu khảo sát thính giả của Viettel Radio để nhận định về nhu
Trang 11cầu của công chúng và đánh giá của họ đối với phát thanh phi truyền thống, từ
đó rút ra những giải pháp kiến nghị phù hợp
7 Bố cục luận văn
Luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Chương 1 cung cấp cái nhìn toàn cảnh về nền công nghiệp
phát thanh hiện nay Trong đó, phát thanh truyền thống đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn khi mà các loại hình báo chí cạnh tranh nhau ngày càng khốc liệt Để tiếp tục tồn tại và phát triển, phát thanh buộc phải tìm lối đi riêng cho mình Từ các so sánh, phân tích, đánh giá…có thể thấy phát thanh phi truyền thống ra đờ i là tất yếu của thời đa ̣i truyền thông kỹ thuâ ̣t số Về xu thế phát triển của phát thanh hiện đại, luận văn chỉ ra 4 xu hướng phát triển chính, gồm phát thanh công nghệ số, phát thanh qua di động, phát thanh Internet, phát thanh bằng hình ảnh Điểm khác biệt cơ bản nhất so với phát thanh truyền thống
là phương thức phát sóng, và sự tương thích về công nghệ, thiết bị mang tính chất quyết định
Chương 2: Chương 2 đi sâu nghiên cứu 2 hình thức phát thanh phi
truyền thống là phát thanh Internet và phát thanh trên di động thông qua khảo sát Tuổi trẻ Radio và Viettel Radio, chỉ ra những điểm khác nhau căn bản với phát thanh truyền thống, thế mạnh vượt trội của các hình thức phát thanh mới này Luận văn so sánh, đối chiếu để thấy điểm giống và khác nhau trong quy trình sản xuất, kết cấu chương trình, đối tượng công chúng… của phát thanh Internet và phát thanh trên di động, từ đó rút ra đặc trưng riêng của từng phương thức
Chương 3: Chương 3 tiến hành khảo sát công chúng nghe phát thanh qua
di động và internet, sự đánh giá của thính giả đối với các chương trình phát sóng, nhu cầu của công chúng… Đồng thời đánh giá những ưu, nhược điểm của Tuổi trẻ Radio và Viettel radio Có thể nói, tuy là một mảnh đất nhiều hứa hẹn, song sự phát triển của phát thanh trên di động và phát thanh internet ở nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng Tác giả luận văn cũng đề xuất một số kiến
Trang 12nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Viettel Radio và Tuổi trẻ Radio nói riêng, cũng như để phát triển phát thanh phi truyền thống ở Việt Nam nói chung
Trang 13Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT THANH TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT THANH PHI TRUYỀN THỐNG 1.1 Phát thanh truyền thống
1.1.1 Khái niệm phát thanh truyền thống
Có nhiều khái niệm về phát thanh nhưng thông thường nhất người ta dựa vào phương thức truyền tin và đặc điểm của loại hình để đưa ra khái niệm về phát thanh Cuốn Báo chí phát thanh chỉ ra rằng: “Phát thanh là một kênh truyền thông mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào thính giác (tai) của công chúng” [3, tr51]
Như vậy, phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh Âm thanh trong phát thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, tiếng động, âm nhạc
Thuật ngữ phát thanh, xét từ góc độ phương tiện chuyển tải trong lý luận truyền thông bao gồm cả hai loại hình là phát thanh qua làn sóng điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn Trong đó, loại hình thứ nhất là căn bản và là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức mạnh to lớn của phát thanh
Về kỹ thuật, công nghệ, phát thanh được phân thành hai loại AM và FM
AM (Amplitute Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh sóng dài, sóng trung và sóng ngắn FM (Frequency Modulation) là kỹ thuật điều tần được áp dụng trong phát thanh sóng cực ngắn Phần lớn các đài phát thanh AM có công suất máy phát lớn hơn và tầm hoạt động xa hơn các đài
FM Tuy nhiên, chất lượng của sóng phát thanh AM bị ảnh hưởng bởi nhiễu Đài FM ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu nên chất lượng tín hiệu tốt hơn Việc đầu tư cho các đài FM thường thấp Tuy nhiên, đài FM có phạm vi phủ sóng nhỏ, chỉ thích hợp với các trung tâm đô thị lớn và các khi vực đông dân cư
Trang 14Trả lời câu hỏi “Radio là gì”, tác giả Lois Baid trong cuốn sách Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh đã nêu và phân tích 11 đặc điểm của loại hình báo chí này Đó là:
-Radio hình ảnh
-Radio là thân mật riêng tư
-Radio dễ tiếp cận và dễ mang
-Radio có ngôn ngữ riêng của mình
-Radio có tính tức thời
-Radio không đắt tiền
-Radio có tính lựa chọn
-Radio gợi lên cảm xúc
-Radio làm công việc thông tin và giáo dục
Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời
Thông tin được truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu Trong một số trường hợp, phát
Trang 15thanh có thể ngay lập tức thông báo cho công chúng biết được về sự kiện ở chính thời điểm mà nó đang diễn ra
Không giống với phương thức tiếp nhận qua báo in, hàng triệu thính giả phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng một thời điểm Đây chính
là điều khiến cho Lê-nin, từ cách đây gần một thế kỷ nhận xét: “Phát thanh là cuộc mit tinh của hàng triệu quần chúng”
Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian
Khi đọc báo, người đọc có thể chủ động xem những tác phẩm mà mình quan tâm ở bất cứ trang nào Không giống như vậy, thính giả phát thanh bị phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin radio Họ phải nghe chương trình một cách tuần tự, từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động
Sống động, riêng tư, thân mật
Đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi so sánh báo phát thanh với báo in Đối với phát thanh, công chúng thính giả được nghe thông tin qua giọng đọc Nghĩa
là thông tin được truyền đến với họ qua giọng nói của những con người cụ thể, nên gắn với những yếu tố của kỹ năng nói như cao độ, cường độ, và đặc biệt là tiết tấu, ngữ điệu… Giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sôi động và có thể tạo ra sự hấp dẫn, lôi kéo thính giả đến với chương trình Điều cần lưu ý là, tuy bất cứ một chương trình phát thanh nào cũng hướng tới số đông, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio với tư cách cá nhân Điều đó đòi hỏi những người thực hiện chương trình phát thanh phải lựa chọn cách nói sao cho thật riêng tư, thân mật như đang nói với từng người
Sử dụng âm thanh tổng hợp
Công chúng của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng Đó là quần thể dân cư không phân biệt trình độ học vấn Mọi đối tượng đều có thể tiếp nhận thông tin qua radio Âm thanh không phụ thuộc hình ảnh hoặc chữ in nên có nhiều thuận lợi trong khai thác sử dụng Âm thanh có thể kích thích trí tưởng tượng, gây không khí và gợi lên tâm trạng
Trang 16Đặc trưng cơ bản, đồng thời là phương thức tác động duy nhất của phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp, tác động vào thính giác đối tượng tiếp nhận Nói cách khác, lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và tiếng động phong phú là những phương tiện cơ bản để báo phát thanh dựng lên thế giới sinh động, chân thực và gần gũi với cuộc sống đời thường
1.1.2 Ưu điểm của phát thanh truyền thống
Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi
Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công chúng đã có thể hưởng thụ các chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào Nếu đọc báo in, bạn cần phải có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có một chiếc tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả các phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ trong một điều kiện không gian tương đối ổn định thì mới có thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin Nhưng phát thanh đơn giản hơn thế rất nhiều Chỉ với một chiếc radio nhỏ nhẹ, chúng ta có thể bắt được sóng và nghe được nhiều chương trình phát thanh khác nhau của các đài khác nhau thuộc từng địa phương, quốc gia hay đài nước ngoài Phát thanh có khả năng phát huy việc truyền phát thông tin theo diện rộng nhằm nhanh chóng tạo những hiệu ứng xã hội Xét từ góc độ công nghệ, phát thanh
AM có thể truyền phát tín hiệu đi những khoảng cách không gian rộng lớn với
sự hỗ trợ của vệ tinh, tạo khả năng phủ sóng phát thanh toàn cầu Xét từ góc độ kinh tế, giá thành một chiếc máy thu thanh thấp hơn nhiều so với máy thu hình Phương tiện thu thanh lại nhỏ gọn,rất tiện lợi cho việc tiếp nhận thông tin của người dân ở khắp nơi Việc tiếp nhận thông tin phát thanh không làm ảnh hưởng một số hoạt động làm việc khác của con người Bạn có thể vừa nghe chương trình phát thanh vừa làm mọi công việc, kể cả lái xe ô tô hay đi bộ tập thể dục trong công viên…
Nếu xét ở phương diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở vị trí số một so với tất cả các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình, báo
Trang 17mạng điện tử Chính vì đặc điểm đơn giản về kỹ thuật, rẻ tiền về phương tiện
mà ở Việt Nam, từ miền núi đến hải đảo xa xôi hay nông thôn đều có sự hiện hữu của chiếc radio
Khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy
Như đã nêu ở trên, ưu thế nổi bật đầu tiên của phát thanh là kỹ thuật đơn giản tiện lợi Thế nhưng, ưu thế đặc thù khiến cho phát thanh hiện đại cạnh tranh được với các loại hình báo chí truyền thông khác là sự nhanh nhạy trong thông tin
Thông tin nhanh là một yêu cầu sống còn đối với một đài phát thanh hiện đại So với các loại hình báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt trội của phát thanh trước hết là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra, hoặc sẽ xảy ra mà chưa có ai biết Về ưu thế này, hiện nay chỉ có báo mạng điện tử mới
có thể cạnh tranh được với báo phát thanh mà thôi Tuy nhiên, do đặc điểm của báo mạng là phụ thuộc vào đường truyền và phương tiện cồng kềnh, kỹ thuật phức tạp nên sự tiện lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế do luôn đồng hành cùng với mỗi cá nhân trong mọi địa hình, mọi hoàn cảnh
Khi sự kiện diễn ra, với phương tiện thu gọn nhẹ, quy trình sản xuất và phát sóng tương đối đơn giản và năng động, phát thanh có khả năng chuyển thông tin về sự kiện tức thời tới người nghe Các chương trình tường thuật trực tiếp phát huy cao nhất đặc tính này của phát thanh Thời gian xảy ra sự kiện trùng với thời gian thông tin Đặc tính này góp phần tăng tính chân thực, hấp dẫn của thông tin phát thanh Tính tức thời của phát thanh thể hiện sự nhanh nhạy của thông tin Phát thanh có khả năng truyền đạt thông tin ngay khi sự kiện đang diễn ra cùng lúc với diễn biến của nó đến với đông đảo công chúng
Theo PGS, TS Đức Dũng, “trong cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, ai nắm vững thông tin mới nhất và truyền tải thông tin một cách nhanh nhất thì người đó sẽ chiến thắng” [2,tr28] Riêng với báo phát thanh, xét về khía cạnh nội dung thông tin và hình thức giao tiếp với thính giả, việc
Trang 18đưa thông tin nhanh sẽ làm tăng tính trực tiếp, rút ngắn thời điểm sự kiện xảy ra với thời điểm công chúng tiếp nhận sự kiện, khiến người nghe được tiếp xúc với thông tin nhanh nhất, đáp ứng tốt nhất sự mong đợi
Gần gũi công chúng, hiệu quả tác động cao
Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá cao là những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động nhanh, hiệu quả đến công chúng Nếu như truyền hình hấp dẫn bằng hình ảnh sống động nhiều màu sắc, báo in là sự đọc và nghiền ngẫm thì ở phát thanh người ta cảm nhận được tính gần gũi giao lưu thân mật giữa người truyền tin và người tiếp nhận Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo phát thanh chính là ở là sự thân mật, gần gũi với công chúng thính giả
Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra sức sống cho làn sóng phát thanh, những người làm báo phát thanh hiện đại không chỉ quan tâm đến việc đem lại cho công chúng những thông tin nóng hổi, bổ ích, gần gũi với cuộc sống thường nhật của người nghe mà còn là ở cách thể hiện những thông tin đó một cách thân tình, gần gũi “như nói với một người bạn” Người làm báo phát thanh ngày nay rất quan tâm đến những thói quen và sở thích của từng nhóm công chúng nghe đài, không ngừng cải tiến về hình thức để các chương trình phát thanh ngày càng gần gũi hơn với thính giả, phù hợp với từng đối tượng nghe đài, đáp ứng thị hiếu ở từng độ tuổi
1.1.3 Nhược điểm của phát thanh truyền thống
Thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh
Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp Được người khác đọc, kể, thông báo… cho nghe là một cảm giác rất dễ chịu Tuy nhiên, “trăm nghe không bằng một thấy” Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn nhất của loại hình báo nói là “tính thoảng qua” Khả năng ghi nhớ nhanh một chuỗi thông tin bằng thính giác của con người cũng có giới hạn nhất định Nghe nhiều nhưng ấn tượng không thể so sánh được với một lần được chứng kiến bằng mắt
Trang 19Với báo phát thanh truyền thống, do chỉ thông tin qua âm thanh tổng hợp (với 3 yếu tố cơ bản là lời nói, tiếng động, âm nhạc) nên không có ưu thế trong việc tác động qua thị giác
Khó khăn khi cần lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu
Đây là điểm yếu cơ bản của phát thanh So với các loại hình khác như báo in và báo mạng điện tử Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng tra cứu và sử dụng những thông tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí này thì công chúng phát thanh khó lòng làm được như vậy
Thông tin theo trật tự thời gian
Hạn chế khác của phát thanh là thông tin theo trật tự thời gian Điều này gây khó khăn cho sự tiếp nhận của công chúng Do công chúng tiếp nhận thông tin bằng thính giác nên thông tin xuất hiện theo chuỗi âm thanh tuyến tính Người nghe hoàn toàn bị động về tốc độ, trình tự vận hành của dòng âm thanh Chỉ cần một thời điểm không tập trung chú ý đã có thể dẫn đến tình trạng hiểu không đúng hoặc không đầy đủ nội dung thông điệp truyền tải Thêm vào đó, những thông tin có tính logic phức tạp, có nhiều mối quan hệ đan xen mà chưa qua những bước xử lý thông tin quy chuẩn của phát thanh, có khi sẽ mang lại hiệu quả thấp khi phát sóng Công chúng cũng không được tự do nghe theo sở thích, theo yêu cầu, không được chủ động lựa chọn chương trình mình muốn nghe, thời gian nghe
Trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ trước và kể cả khi bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ này, báo chí phát thanh dần mất vị thế số một của mình do sự lớn mạnh của truyền hình Nói cách khác, việc truyền hình lên ngôi cũng đồng nghĩa với việc phát thanh trở thành một loại hình yếm thế; truyền hình càng phát triển thì phát thanh – đặc biệt là phát thanh ở các địa phương nghèo ngày càng mất dần thính giả
Trong bối cảnh đó, sự bùng nổ với tốc độ chóng mặt của mạng interrnet
đã tiếp tục đẩy các loại hình báo chí truyền thống (nhất là báo in và phát thanh) vào cái thế phải chống đỡ, phải gồng lên để tồn tại Ngay cả truyền hình cũng
Trang 20phải đối mặt với sự thách thức của interrnet Một thống kê gần đây cho thấy: ở nhiều nước phương Tây, chỉ trong vòng một thập kỷ vừa qua, truyền hình đã mất đi khoảng 70% thị phần quảng cáo cho interrnet và báo mạng điện tử Phát thanh cũng không phải một ngoại lệ Trong những năm vừa qua, báo phát thanh luôn phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc sẽ bị tiêu diệt, hoặc phải tiếp tục vận động vươn lên để thích ứng và tồn tại Phát thanh truyền thống với những nhược điểm cố hữu của nó ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế trong thời đại kỹ thuật số Những hạn chế này nếu không được khắc phục sẽ là trở ngại lớn đối với sự phát triển của phát thanh trong kỷ nguyên mới
1.2 Phát thanh phi truyền thống
1.2.1Khái niệm phát thanh phi truyền thống
Sự đơn giản, gọn nhẹ của thiết bị thu nhận thông tin phát thanh là một ưu thế nổi bật của phát thanh so với các loại hình báo chí khác Vì báo mạng và truyền hình cần thiết bị kỹ thuật cồng kềnh và phức tạp hơn nhiều Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng chịu nhiều áp lực của nhịp sống khẩn trương, hiện đại thì những ưu thế này lại càng phát huy tác dụng
Những thành tựu về khoa học và công nghệ, tin học cuối thế kỷ XX đã tạo tiền đề hình thành một nền phát thanh hiện đại với kỹ thuật điện tử, máy móc phát triển nhanh trong thế kỷ XXI Số hóa (Digital) là một trong những khuynh hướng phổ biến Với mạng Internet phủ khắp toàn cầu, với hệ thống viễn thông hiện đại, những người làm báo phát thanh đã có công nghệ hiện đại
để thực hiện những chương trình phát thanh hấp dẫn, hiệu quả hơn rất nhiều so với phát thanh truyền thống Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, ưu thế thông tin nhanh, sinh động và tiện lợi của báo phát thanh vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của thính giả thuộc nhiều sắc tộc khác nhau
Phát thanh phi truyền thống không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển của phát thanh truyền thống Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các chương trình phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền
Trang 21tảng của công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất lượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công chúng mới… Trong phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, những
ưu điểm của phát thanh truyền thống như: có đối tượng thính giả rộng rãi; tính tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh không gian toàn bộ thời gian trong ngày; tính giao tiếp cá nhân; thông điệp len lỏi khắp nơi và có khả năng tác động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể hiện; sự thuyết phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác; kích thích trí tưởng tượng, buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ tiền, đơn giản, dễ phổ biến…) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được sự hỗ trợ đắc lực của
công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn
Phát thanh phi truyền thống phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cao Đây là yếu tố quan trọng tác động đến sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản xuất chương trình phát thanh theo kiểu hiện đại Dù có muốn sản xuất theo phương thức mới nhưng nếu không có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ thì phát thanh hiện đại cũng khó mà phát triển Các yếu tố kỹ thuật ở đây được khai thác sử dụng một cách toàn diện không chỉ trong quá trình sản xuất các chương trình (các thiết bị kỹ thuật số, phần mềm biên tập âm thanh…) mà còn cả trong quá trình truyền dẫn thông tin (vệ tinh, mạng interrnet…), qua các thiết bị thu phát đầu cuối (radio, điện thoại di động, máy tính, iphone v.v.)
Có thể hiểu đơn giản, phát thanh phi truyền thống truyền thông điệp tới công chúng không chỉ có âm thanh mà còn có thể có cả hình ảnh (phát thanh bằng hình ảnh), text (phát thanh internet), và qua các kênh truyền hiện đại (khác với sóng điện từ) như vệ tinh, internet… Sự khác biệt của phát thanh phi truyền thống với phát thanh truyền thống không chỉ đơn giản dừng lại ở việc ứng dụng công nghệ hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật mà còn ở quy trình sản xuất chương trình, chuyển hóa phương thức và tư duy hoạt động báo chí phát thanh, hiện đại hóa công tác thu thập, xử lý và truyền phát tin tức
Trang 22Vấn đề cốt lõi của phát thanh tương lai chính là sự tiếp cận và tác động tới công chúng chứ không phải là công nghệ Internet và Công nghệ Viễn thông
đã trở thành một cơ sở hạ tầng tốt cho phát thanh Vì vậy, muốn phát thanh duy trì được vai trò cạnh tranh trong kỷ nguyên số ngày nay, cần phải đầu tư và phát huy vào những đặc điểm vốn luôn là thế mạnh của nó: sự gần gũi, thân mật (intimacy), tính tương tác (interactivity) và tính địa phương hoá (locality)
1.2.2 Ưu điểm của phát thanh phi truyền thống
Phát thanh phi truyền thống tận dụng tối đa những thành quả của công nghệ hiện đại và truyền thông đa phương tiện, nhằm mang đến cho công chúng những “bữa ăn tinh thần” thịnh soạn Những nhược điểm của phát thanh truyền
thống như: công chúng chỉ tiếp nhận thông tin qua duy nhất một giác quan là tai nghe; nặng tính độc thoại; khó diễn tả được những hình ảnh phức tạp; độ xác thực của thông tin không cao; thính giả khó nhớ được toàn bộ thông tin do tính chất hình tuyến… được khắc phục tối đa
Công chúng của phát thanh phi truyền thống được tiếp nhận thông tin qua
nhiều kênh, không chỉ nghe mà còn có thể nhìn (phát thanh bằng hình ảnh), không chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể nghe nhiều lần một cách chủ động (phát thanh trên mạng, phát thanh di động)…
Nếu ở phát thanh truyền thống “thông tin phụ thuộc vào quy luật thời
gian” người nghe phải theo dõi một cách tuyến tính từ đầu đến cuối thì giờ đây
thính giả có thể hoàn toàn chủ động quyết định nghe lúc nào, nghe ở đâu, nghe nội dung nào
Thay cho việc nghe đài theo lịch phát sóng cố định, thính giả có xu thế nhấn mạnh yếu tố “thời gian theo ý tôi” Vấn đề đặt ra không còn là trực tuyến hay không trực tuyến (online/offline) mà là thời gian thực của tôi với thời gian thực của bạn (my time vs your/real-time)
Các chương trình Radio trên mạng hoặc di động còn cho phép thính giả tải về nghe offline trên máy của mình ngoài việc nhấn vào các tiêu đề để nghe
Trang 23trực tuyến, thậm chí có thể trực tiếp gửi tặng chương trình đó một thuê bao khác nếu muốn (đối với phát thanh trên di động)
Khả năng phủ sóng của phát thanh trên mạng cao tương đương với báo điê ̣n tử và có khả năng vượt ra ngoài biên giới tốt hơn rất nhiều so với phát
thanh truyền thống , báo hình và báo in Do không phát bằng công nghê ̣ analog nên phát thanh internet không bi ̣ ph á sóng khi vươn ra nước ngoài Với mô ̣t chương trình phát thanh trên mạng, ở bất cứ nơi nào trên thế giới , nếu có ma ̣ng , thính giả vẫn có thể nghe đươ ̣c
1.2.3 Nhược điểm của phát thanh phi truyền thống
Phát thanh phi truyền thống dựa vào nền tảng công nghệ kỹ thuật cao Do
đó, nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo, chất lượng âm thanh, sản phẩm phát thanh tới với công chúng, thính giả sẽ bị ảnh hưởng vô cùng lớn Chi phí
để trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho phát thanh phi truyền thống không hề nhỏ Nếu không đủ nguồn lực, khó lòng có thể phát triển phát thanh phi truyền thống một cách bài bản
Thêm nữa, thính giả cần sử dụng một phương tiện hiện đại (máy tính nối mạng, điện thoại di động 3G…) mới có thể tiếp cận được phát thanh phi truyền thống Như vậy, phải là người tiếp cận, sử dụng được công nghệ hiện đại, và có điều kiện kinh tế nhất định mới có thể nghe phát thanh phi truyền thống Điều này giới hạn và thu hẹp lượng thính giả của phát thanh phi truyền thống rất nhiều Trong khi đó với phát thanh truyền thống, chính sự đơn giản, tiện lợi và giá thành rẻ lại “níu chân” người nghe và là một thế mạnh
Đặc biệt, một số chương trình phát thanh phi truyền thống tính phí người nghe khi muốn tải chương trình về máy tính hoặc điện thoại di động Đây cũng
là một nhược điểm làm giảm sức cạnh tranh của hình thức phát thanh mới này Trong khi truyền hình hay báo in đua nhau giảm giá thành sản phẩm, khách hàng chỉ phải trả phí rất thấp, thậm chí là được miễn phí vẫn có thể được thụ hưởng các sản phẩm thông tin thì việc tính phí đối với phát thanh phi truyền thống là một rào cản khá lớn với thính giả Công chúng không dễ dàng bỏ tiền túi để được nghe phát thanh (nhất là khi mức sống của người dân nước ta chưa
Trang 24cao), do đó để có thể vừa giữ chân thính giả, vừa đảm bảo được doanh thu, những người làm phát thanh phi truyền thốcdng nên cân nhắc để có một mức phí thực sự phù hợp
1.2.4 Một số xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống
1.2.4.1Phát thanh số
Một hình thức phát thanh công nghệ cao hoàn toàn mới mẻ được gọi là
âm thanh kỹ thuật số (DAB) tạo ra sự thay đổi đột biến đối với chất lượng âm thanh vào cuối những năm 1990 “DAB dựa trên công nghệ giống như đĩa compact Nó dùng những con số 1 và 0 của máy tính để biểu diễn ký hiệu âm thanh Những nhà thiết kế hệ thống này đã khẳng định rằng những tín hiệu kỹ thuật số đó khi phát qua vệ tinh sẽ đem đến cho bạn âm thanh trung thực không
bị nhiễu Các nhà thiết kế này dự đoán rằng mỗi vệ tinh radio sẽ đem đến những tín hiệu từ gần 100 trạm phát tới các máy thu thanh, lần đầu tiên tạo ra những kênh phát thanh phủ sóng toàn quốc” [22,tr18]
Phát thanh số cung cấp các dịch vụ đa dạng hơn phát thanh truyền thống:
vì ngoài các chương trình phát thanh, còn có các thông tin dưới dạng ký hiệu chữ (text), dữ liệu hay thậm chí là tín hiệu video Chất lượng chương trình với âm thanh số đáp ứng yêu cầu của cả các thính giả đã quen với chất lượng âm thanh CD cũng như yêu cầu của các thế hệ thính giả trẻ Để thu các chương trình phát thanh
số, máy thu thanh đã không chỉ còn là “loa” cung cấp thông tin mà đã trở thành một kho thông tin đa phương tiện với nhiều chức năng trong đó có màn hình LCD hiển thị các thông tin như tên bài hát, ca sỹ, tin giao thông, thời tiết v.v Một hệ thống phát thanh thông thường vẫn là một quá trình cung cấp thông tin một chiều
và không có kênh phản hồi lại Dù với rất nhiều sức mạnh của mình, phát thanh số vẫn là một phương tiện truyền thông một chiều
Sự phát triển của phát thanh số không được như người ta mong đợi Thị trường máy thu thanh là một rào cản lớn cho sự phát triển phát thanh số Giá thành máy thu hiện nay còn cao nên người tiêu dùng còn thờ ơ mặc dù trong khu vực phát sóng đã có những đầu tư lớn, thậm chí ở một vài quốc gia vùng
Trang 25phủ sóng đã đạt trên 80%
Do có những xu hướng công nghệ khác nhau và mức độ hoàn thiện công nghệ khác nhau cho nên tình hình triển khai phát thanh số cũng diễn ra khá khác biệt giữa các khu vực
Châu Âu chính thức chọn tiêu chuẩn E 147 Hiện tại đang triển khai mạng mặt đất Phát thanh số theo tiêu chuẩn này qua vệ tinh vẫn chưa được triển khai Tuy nhiên các qui định về tần số cho dịch vụ này đã được thể chế hoá Ngoài ra từ năm 2004 tới nay nhiều chương trình phát thanh theo tiêu chuẩn DRM đã được phát trên địa bàn châu Âu Cho đến tháng 5 năm 2005 có tới 70 đài phát thanh đang phát chương trình theo tiêu chuẩn DRM và có nhiều đài đã phát sóng thường xuyên
Với sự nỗ lực từ phía các nhà quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh, các nhà sản xuất thiết bị và các cơ quan nghiên cứu, hầu như châu Âu sẽ chuyển sang phát thanh số một cách toàn diện trước năm 2015
Những nước như Anh, Đức đã thiết lập được mạng lưới phát thanh số DAB phủ sóng tới 60% đến 85% diện tích Tuy nhiên nếu cân đối giữa phạm vi phủ sóng và số lượng máy thu thanh số hiện có thì khoảng cách còn rất lớn, điều đó dẫn đến sự phát triển chậm tại châu Âu
Các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã quan tâm tới công nghệ phát thanh số và nhiều nước cũng đã lựa chọn tiêu chuẩn Hầu như tất
cả các nước đều đang chuẩn bị cho quá trình chuyển sang phát thanh số Đối với các dịch vụ chất lượng cao FM hiện nay người ta có xu hướng sẽ chọn tiêu chuẩn E 147 Tuy nhiên, công nghệ DRM- phát thanh số trên băng tần <30MHz
có triển vọng được thực thi tại một số nước trong khu vực, nó sẽ thay thế cho mạng analog trên băng tần này Nhiều tài liệu cho thấy quá trình chuyển sang phát thanh số của khu vực cũng sẽ diễn ra trong vòng 10-15 năm Trong khoảng năm 2015 đến 2020 sẽ ngừng phát analog Trong năm 2004 và
2005 nhiều đài phát thanh trong khu vực đã tiến hành thử nghiệm phát thanh số DRM trên băng sóng trung, đặc biệt phải kể đến Trung Quốc đã thực sự quan
Trang 26tâm và triển khai phát thanh số trên băng sóng trung cho cả các dịch vụ trong nước và đối ngoại
Tại khu vực châu Phi, do điều kiện kinh tế khó khăn, tình hình chính trị không ổn định cho nên vấn đề phát thanh số thực sự chưa được quan tâm Thí
dụ vệ tinh AfriStar đã được phóng lên từ năm 1998, nhưng đến nay mới có khoảng 40 chương trình được phát trên vệ tinh này, trong khi dung lượng của
nó là trên 200 chương trình
Khu vực châu Mỹ: Phát thanh số qua vệ tinh đã hoạt động chính thức tại Mỹ và đã phát triển rất nhanh chóng Trong khi đó Mỹ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện công nghệ phát thanh số trên mặt đất theo công nghệ IBOC mặc dù phát thanh số theo tiêu chuẩn này đã chính thức được đưa vào hoạt động Tuy nhiên, cũng có thể lạc quan đánh giá rằng thời điểm chuyển hẳn sang phát số của Mỹ cũng sẽ không chậm hơn so với các nước khác Brasil bắt đầu phát thử nghiệm HD-Radio Canada là quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ đã lựa chọn tiêu chuẩn E 147 cho phát thanh trên mặt đất Tại quốc gia này phát thanh số DAB đang được phát thường xuyên Một số nước khác như Brazil cũng đã bắt đầu phát thử nghiệm phát thanh số theo tiêu chuẩn DRM
Như vậy có thể thấy rằng, các hệ thống phát thanh trên thế giới đang ngày càng tiếp cận hoàn toàn với công nghệ số “Phát thanh kỹ thuật số giải quyết được mâu thuẫn lớn nhất trong quá trình phát triển hệ thống phát thanh hiện đại,
đó là chất lượng âm thanh ngày càng tăng lên, dịch vụ âm thanh ngày càng đa dạng nhưng chi phí cho phát thanh lại giảm xuống Song song với quá trình chuyển hóa các phương thức phát thanh hiện đại, các nước trên thế giới không ngừng cái tiến hệ thống phát thanh trên cơ sở thành tựu của khoa học công nghệ” [21,tr30]
1.2.4.2 Phát thanh trên Internet
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là sự phát triển như vũ bão của truyền thông trên mạng internet “Phát thanh cần có 30 năm để
Trang 27đạt được con số 50 triệu người nghe, truyền hình mất 13 năm, còn internet chỉ cần có 4 năm” [21, tr96]
Truyền thông internet ngày càng có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại Theo một cuộc điều tra tiến hành tại Mỹ, 70% số người được hỏi trả lời cần một máy tính nối mạng nếu họ ở trên một hoang đảo, chỉ có 30% nói họ cần các loại phương tiện khác
Internet có tốc độ và số lượng người sử dụng tăng trưởng một cách ngoạn mục Năm 2009, số người sử dụng Internet trên toàn thế giới là 1,6 tỷ người, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 41%, châu Âu 28% và Bắc Mỹ chiếm 18,4% Vào thời điểm cuối năm 2010, gần 2 tỷ người đã sử dụng Internet trên thế giới, chiếm tỷ lệ khoảng 29% dân số toàn cầu Số người sử dụng Internet tăng thêm gần 300 triệu người chỉ trong vòng 1 năm sau Đến năm
2011, Số người dùng Internet đã lên đến 2,3 tỷ, tức chiếm gần 1/3 dân số thế giới
Tỷ lệ sử dụng Internet cao nhất là ở Bắc Mỹ (77%), châu Úc (61%) và châu Âu (58%) Tại châu Á, tỷ lệ sử dụng ở mức 22% và là châu lục thấp thứ hai bên cạnh châu Phi (nguồn: internetworldstats.com)
Số người sử dụng Internet ở Châu Á chiếm số đông với 922 triệu người sử dụng (trong đó riêng Trung Quốc là 485 triệu), châu Âu đứng thứ hai với 475 triệu và Bắc Mỹ là 271 triệu (Theo Báo cáo về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) năm 2012 của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)
Tốc độ tăng trưởng số người sử dụng Internet rất khác nhau ở các quốc gia Ở các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet cao, tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng thấp Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ người sử dụng Internet đã tăng 100-200% tại các nước phát triển ở châu Á (Hàn
Trang 28Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore), và khoảng 500-1500% ở các thị trường mới nổi châu Á
Những cường quốc internet trên thế giới như Mỹ (61,58%) dân số sử dụng internet, Nhật Bản (77,9%), Singapore (77,74%) đang tiến tới việc xây dựng
hệ thống truy cập internet miễn phí Bên cạnh đó, những thành quả của công nghệ thông tin cũng thúc đẩy cho sự phát triển của Internet Một số quốc gia như Đức, Mỹ, Malaysia đang triển khai xây dựng mạng Internet truyền qua đường dây điện (song song với mạng Internet sử dụng đường truyền bưu chính viễn thông hiện nay)
Với sự xuất hiện của Internet, công chúng không còn nhẫn nại chờ đợi nữa, họ muốn được tiếp cận với thông tin giải trí bất cứ khi nào có nhu cầu Phát thanh ngay lập tức đổi mới, tạo ra nhiều biến thể trong thời đại kỹ thuật số, trong đó có phát thanh qua mạng (webradio)
Trong các phương thức sản xuất phát thanh hiê ̣n đa ̣i , phát thanh internet là phương thức ra đời tương đối sớm Năm 1991, World Wide Web được phát minh và khởi đầu cho sự bùng nổ của ma ̣ng internet thì ngay sau đó 2 năm (vào năm 1993), Internet Talk Radio đã ra đời Điều đó chứng tỏ các nhà truyền thông đã nhanh chóng nắm bắt được ưu thế của internet và bước đầu nghĩ tới một hình thức kết hợp giữa các loa ̣i hình báo chí để ta ̣o sự tiê ̣n lợi cho công chúng
Phát thanh internet có thể coi là một bước đột phá của phát thanh Nó là nhân tố phá vỡ phát thanh truyền thống và là mô ̣t giải pháp hữu hiê ̣u cho công chúng phát thanh thời đại kỹ thuật số Theo quan niệm của chúng tôi, phát thanh internet là một phương thức phát thanh hiện đại, truyền thông tin đến công chúng qua mạng internet, dưới dạng ngôn ngữ truyền thông đa phương tiện Do
đó, internet radio có đặc thù khác biệt so với các phương thức phát thanh truyền thống, đồng thời cũng có những đặc thù khác biệt so với các loại hình báo chí khác được truyền tải trên mạng internet
Trang 29Webradio có khả năng cung cấp cho công chúng nhiều dịch vụ bởi sự kết hợp giữa phát thanh và internet Tính năng nghe phát thanh trực tiếp trên máy tính hoặc nghe lại các chương trình phát thanh đã phát trong 7 ngày trên mạng internet, tính năng cho phép tải các chương trình phát thanh (download) hoặc máy tự động tải và lưu các chương trình phát thanh vào máy nghe nhạc cá nhân của công chúng đã trở thành công cụ hữu hiệu để webradio giữ thính giả cho phát thanh Bên cạnh âm thanh, thính giả còn có thể khám phá nhiều tính năng khác mà một website có thể phục vụ công chúng của mình Cho đến nay, đã có hơn 18.000 webradio ở 136 nước và lãnh thổ Trong đó, Mỹ, Canada và Anh là các quốc gia có nhiều webradio nhất
Đã có một thời, người ta coi phát thanh trên mạng Internet như là một mối đe doạ cho phát thanh truyền thống Nhưng chất lượng âm thanh chưa tốt
và tính ổn định chưa cao do sự hạn chế của băng thông và tình trạng nghẽn mạng thường xuyên vẫn còn là nhược điểm chính của việc đưa phát thanh lên mạng Thêm vào đó, tất cả những vấn đề có liên quan đến bảo vệ bản quyền và chống ăn trộm vẫn chưa được giải quyết Mặc dù người ta đưa ra giao thức ứng dụng không dây WAP (Wireless Applications Protocol) để giúp cho việc truy cập Internet không dây qua điện thoại di động, nhưng hiện nay nó vẫn chưa thông dụng do giá thành quá cao và tốc độ chậm Bên cạnh đó, cũng có những vấn đề khác làm chậm sự phát triển của phát thanh trên mạng Dù sao đi nữa, các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh cũng vẫn tiếp tục coi Internet là một phương tiện bổ trợ hữu hiệu để phát lại các chương trình của mình, hướng tới những đối tượng mới và tìm kiếm những nguồn thu, quảng cáo mới Bên cạnh đó, đây cũng được coi là một phương thức phủ sóng hướng tới những vùng chưa phủ được
1.2.4.3 Phát thanh bằng hình ảnh (Visual Radio)
Đây là sản phẩm của hãng điện thoại Nokia – Visual Radio Trong thời gian vài năm gần đây, số điện thoại di động có tích hợp với máy thu thanh FM tăng lên đáng kể, Visual Radio cho phép các đài phát thanh đưa các chương trình
Trang 30của mình đến với những người dùng điện thoại di động Bên cạnh các chương trình phát thanh trên màn hình còn có thể hiển thị một số thông tin như tên bài hát, tên người biểu diễn và một số hình tĩnh Các thông tin này được truyền qua mạng viễn thông đồng bộ với phát thanh FM Mặc dù nhìn hình thức bên ngoài, ở đây có gì đó tương tự như cách máy thu phát thanh số xử lý thông tin kèm theo chương trình PAD và dịch vụ dữ liệu X- PAD, nhưng chất lượng thu di động và chất lượng âm thanh vẫn chỉ là FM analog Đặc biệt không như phát thanh số, người dùng có thể phải trả tiền cho dịch vụ này
1.2.4.4 Phát thanh sử dụng công nghệ 3G
Phát thanh đang chuyển mình mạnh mẽ trong thập kỷ vừa qua Nó không chỉ còn gắn với một thiết bị đơn lẻ hay chỉ còn truyền qua sóng điện từ qua hệ thống truyền dẫn phát sóng Chúng ta đã thấy máy điện thoại di động đời mới có kèm theo máy thu FM, camera, PDA Theo điều tra của Nokia đối với model điện thoại đầu tiên có kèm theo thu FM, chức năng nghe FM là chức năng được ưa thích thứ 2 và có đến 80% người dùng nghe FM ít nhất một tuần một lần Năm
2011, Số thuê bao điện thoại di động trên toàn thế giới đã nhảy vọt lên con số 6
tỷ, trong đó gần 5 tỷ thuê bao là ở các nước đang phát triển Hơn 30 triệu phần mềm ứng dụng nhằm tăng cường khả năng của điện thoại đã được người sử
dụng tải về các điện thoại di động của họ.(Theo nghiên cứu “Thông tin và truyền thông phục vụ phát triển năm 2012” của WB)
Nhiều người tin rằng, trong vài năm tới, thính giả nghe phát thanh ở ngoài nhà sẽ sử dụng điện thoại di động để nghe nhiều hơn là những người sử dụng các máy thu thanh
Xu hướng sắp tới của công nghệ không dây và các dịch vụ giải trí di dộng chắc chắn phải đáp ứng yêu cầu tốc độ bit cao, chất lượng thu di động ổn định và tốt bên cạnh giá thành hợp lý Qua sự đánh giá các công nghệ khác nhau ở phần trên, ta có thể thấy rằng khó có thể có một thiết bị di động nào có khả năng cung cấp tất cả các dịch vụ khác nhau mà chỉ dựa trên một công nghệ duy nhất Đối với liên lạc dạng điểm tới điểm, mạng điện thoại di động là
Trang 31sự lựa chọn tốt hơn Nhưng đối với dạng truyền từ một điểm tới nhiều điểm, phát thanh vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất Thêm vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh có thể dựa trên ưu điểm của DAB là có khả năng truyền các
dữ liệu lớn mà không cần thu thêm phí tải dữ liệu Nó cũng có thể dễ dàng tích hợp với công nghệ viễn thông để đưa ra các dịch vụ tương tác
Do công nghệ ngày càng phát triển với bước chuyển mình nhanh chóng
từ analog sang số, người ta nhận ra rằng có nhiều chức năng của hệ thống phát thanh có thể được thực hiện nhờ các chương trình phần mềm Thay cho việc sử dụng các chi tiết hay các mạch điện tử, phát thanh được xác định bằng phần mềm dùng các phần mềm có thể tải về trên các bộ xử lý Nhờ vậy, việc thiết kế máy thu trở nên đơn giản và mềm dẻo hơn Hiện nay, công nghệ phát thanh với phần mềm đang tìm kiếm những giải pháp để đảm bảo hài hoà giữa việc đáp ứng các tiêu chuẩn đã có, khả năng nâng cấp và giá thành
Với các điện thoại di động đưa ra thị trường vào đầu những năm 90, người dùng có được một khả năng mới là có thể liên lạc được với nhau ở bất
kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào Sự gia tăng của số lượng thuê bao điện thoại di động trên toàn thế giới trong thập kỷ vừa qua đã chứng tỏ sự tiện lợi và mong muốn của người dùng luôn giữ được liên lạc trong tầm tay Công nghệ viễn thông
đã phát triển mạnh mẽ, chuyển mình từ hệ thống analog POTS sang hệ thống di động thế hệ 3- 3G hiện nay Ưu điểm chính của hệ thống 3G là ưu điểm của hệ thống liên lạc hai chiều và khả năng cung cấp tốc độ dữ liệu lên tới 2Mbit/s Khả năng này vượt trên những gì mà hệ thống công nghệ phát thanh số hiện nay có thể cung cấp Về mặt lý thuyết, điều đó có nghĩa là 3G cũng có thể cung cấp các chương trình phát thanh và thêm vào đó là một ưu điểm vượt trội là nó có kênh phản hồi liên lạc trở lại từ phía người nghe - một điều không thể thiếu cho các dịch vụ tương tác hai chiều
Trên nền tảng sự phát triển vượt trội của công nghệ thì các nhà mạng có thể đáp ứng những dịch vụ cho thiết bị di động phong phú, đa dạng hơn Đồng thời, người sử dụng điện thoại di động cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với
Trang 32những tiện ích giải trí, những tiện ích phục vụ cho công nghệ…phù hợp với nhu cầu cá nhân Sự phát triển của công nghệ viễn thông kết hợp với số hóa trong công nghệ phát thanh đã mở ra một cơ hội mới cho phát thanh trên điện thoại di động Hình thức phát thanh này đang dần thay thế hình thức phát thanh truyền thống mang tính thụ động và chất lượng âm thanh không cao, khả năng can nhiễu thấp Trong khi các công cụ nghe radio đang dần bị “tuyệt chủng”, thì chiếc điện thoại di động với khả năng cơ động, nhỏ gọn là giải pháp thay thế hữu hiệu nhất
1.3 Diện mạo của phát thanh Việt Nam hiện nay
1.3.1 Diện mạo của phát thanh truyền thống
Ở Việt Nam hiện nay, Radio vẫn là phương tiện truyền thông quan trọng trong việc truyền tải thông điệp
Trong khi truyền hình đang tăng cường khả năng cạnh tranh với 65 đài truyền hình địa phương và các kênh mới xuất hiện mỗi ngày Báo in cũng phát triển và thay đổi diện mạo từng ngày với hơn 713 đầu báo và các ấn phẩm định
kỳ, thì con số tăng trưởng doanh thu quảng cáo 54% năm 2008 của kênh truyền thông radio là một thành tích đáng kể Nếu so với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của các kênh truyền thông năm 2008 là 18,2% thì với tốc độ tăng trưởng trên gấp gần ba lần, radio được TNS Media đánh giá là một trong hai kênh quảng cáo tiềm năng nhất, cùng với Internet Theo TNS Media, dù hiện nay radio chỉ chiếm 0,6% ngân sách chi tiêu quảng cáo nhưng triển vọng của kênh truyền thông radio là rất tươi sáng với 288 trạm phát thanh địa phương và 36% thính giả nghe radio thường xuyên ở sáu thành phố lớn
Tuy nhiên, bức tranh chung về hệ thống phát thanh Việt Nam vẫn tồn tại
cả hai gam màu sáng – tối Gam màu tối là sự teo tóp của phát thanh trước sự lấn át của truyền hình, báo in, báo mạng Hiện tượng này thể hiện khá phổ biến
ở hệ thống các đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh, cấp huyện, thị và cấp xã, phường tại các địa phương trong cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi vốn còn nghèo và tại các vùng sâu vùng xa…
Trang 33Gam màu tươi sáng chủ yếu được thể hiện trong sự vận động phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) và một số Đài địa phương mạnh như Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Nhân dân tỉnh Phú Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Vĩnh Long, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng v.v Ở các đài này, phát thanh vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả và có được lượng công chúng thính giả thường xuyên và đông đảo
Hiện nay, mỗi ngày Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng trên 200 giờ trên 8
hệ phát thanh chủ yếu Cụ thể:
VOV1: Hệ thời sự - chính trị tổng hợp, phát sóng 19 giờ/ngày trên sóng trung và sóng ngắn, tần số từ (594, 630, 648, 655, 666, 675, 690, 711) kHz và (5975, 9530, 7210) kHz, và trên sóng FM 100 MHz
VOV2: Hệ chương trình chuyên đề văn hóa và đời sống xã hội, phát sóng 19giờ/ngày trên sóng trung tần số (549, 558, 580, 702, 729, 738, 783, và 1089) kHz và (9875, 5925, 6020) kHz, và trên sóng FM 102,7 MHz
VOV3: Hệ âm nhạc, thông tin và giải trí, phát sóng 24 giờ/ngày trên sóng
FM dải tần số (88, 108) MHz: 100, 101, 103, 104, 105, 106 MHz
VOV4: Kênh dành cho đồng bào dân tộc ít người Hiện đang phát các chương trình tiếng Khmer, H'Mông, Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, K'Ho, Thái và Xê-đăng; phát sóng 12 giờ/ngày trên sóng trung và sóng ngắn trên các tần số 690kHz, 747 KHz, 819 KHz, 873kHz, 1089kHz, 5035kHz và 6165 kHz, 6020 kHz, 7210 kHz
VOV5: Kênh dành cho cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam bằng 12 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Nhật, Quan thoại, Đức, Lào, Thái, Khmer, Indonesia và tiếng Việt trên sóng FM, tần số 105,5MHz, nghe được ở
Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận
VOV 6: Kênh dành cho người Việt Nam và người nước ngoài ở các nước trên thế giới
VOV-GT: Kênh thông tin giao thông, bắt đầu lên sóng vào 18/5/2009, từ 5:30 đến 2:00 ngày hôm sau Phát trên hệ FM, tần số 91,0Mhz, phủ sóng ở Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phụ cận Ngày 02/01/2010, kênh
Trang 34chính thức phát sóng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, phủ sóng miền Tây và miền Đông Nam bộ, cự ly cách TP.HCM 200Km
VOVTV: Hệ Phát thanh có hình, phát sóng từ 6 giờ đến 24 giờ hàng ngày Được phát sóng từ Cột phát sóng analog tại Mễ trì, Hà Nội, công suất 20KW, phủ sóng đồng bằng Bắc bộ và vùng phủ cận.VOVTV hiện phát trên truyền hình cáp Việt Nam ở 54 tỉnh thành trong cả nước
“Đài đã trang bị hàng trăm máy phát sóng có công suất từ 10KW đến 2000KW vận hành đúng chế độ, đảm bảo an toàn Đến nay, Đài TNVN đã và đang quản lý số thiết bị có tổng công suất 8700 KW trong đó có máy phát công suất 2000KW lớn nhất khu vực Đông Nam Á được đặt tại các đài phát sóng phát thanh trải dài từ Nam tới Bắc, từ miền đồng bằng tới miền núi, vùng biển của Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng Bằng song Cửu Long Để có thể phủ sóng tới các vùng khó khăn địa hình phức tạp, đài TNVN đã trang bị nhiều máy phát sóng trung bằng sóng FM Trung tâm âm thanh của đài TNVN hiện nay có 40 studio trong đó có 34 studio được sản xuất theo công nghệ số và 400 trạm làm việc âm thanh bằng kỹ thuật số tại các ban biên tập Đây được coi là trung tâm
kỹ thuật phát thanh hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay” [20, tr17]
Có thể lấy ví dụ về một kênh phát thanh rất thành công hiện nay của đài Tiếng nói Việt Nam là Kênh VOV Giao thông phát trên sóng FM 91Mhz Với hơn 40% tổng thời lượng phát sóng trực tiếp, mục đích chính của VOV giao thông FM 91 MHz là Thông tin, Chỉ dẫn tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông tại Hà Nội, TPHCM Thời lượng còn lại của Kênh sẽ cung cấp cho thính giả những thông tin hết sức bổ ích liên quan đến giao thông, văn hóa giao thông, giao thông đô thị, phương tiện giao thông, thời tiết, ảnh hưởng của giao thông đối với môi trường, sức khỏe… Xen kẽ là các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, thể thao, quốc tế, thương mại, quảng cáo và ca nhạc
Ngay từ khi ra đời, VOV Giao thông lập tức đã trở thành bạn đồng hành thân thiết, là nơi giao lưu, tương tác, trao đổi tình cảm của hàng trăm nghìn người lái xe ô tô - nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Trang 35Minh Chương trình phát thanh hiện đại này vừa là phát thanh trực tiếp, vừa là phát thanh tương tác, phát thanh thực tế và được phát đồng thời trên cả sóng FM
và trong chương trình của Hệ phát thanh có hình của Đài TNVN trên mạng interrnet
Như vậy, trong xu hướng chung của báo chí hiện đại là hội tụ tất cả các phương tiện biểu đạt (lời nói, âm nhạc, tiếng động, hình ảnh, màu sắc, bố cục, giao diện trang báo…), phát thanh ở Việt Nam không đứng ngoài cuộc và bước đầu đã tìm được cách thích ứng hợp lý
Những người làm phát thanh Việt Nam hiện nay đang cố gắng nâng cao hiệu quả của thông tin phát thanh trong đời sống xã hội, đảm bảo vai trò định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội; hoàn thiện và tăng thêm các hệ chương trình phát thanh; chú trọng nâng cao chất lượng nội dung các hệ chương trình, vừa toàn diện vừa chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng thính giả; tăng thời lượng, nâng cao chất lượng nội dung chương trình để đáp ứng nhu cầu thông tin và mục tiêu giáo dục cộng đồng, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường phát thanh đối ngoại, tập trung vào tuyên truyền đường lối đối ngoại của Việt Nam, phản ánh công cuộc xây dựng phát triển của nhân dân ta; tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển có trọng điểm các
cơ quan thường trú ở nước ngoài, đảm bảo thông tin quốc tế nhanh nhạy, chính xác, hấp dẫn…
Tuy nhiên, đó là với Đài Quốc gia và các Đài địa phương có truyền thống
và có tiềm lực mạnh, còn với hệ thống phát thanh cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước thì vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết để phát thanh tiếp tục tồn tại và phát triển Ngay cả với Đài TNVN, việc vận dụng các phương thức sản xuất chương trình phát thanh hiện đại cũng đang còn nhiều câu hỏi đặt ra cả
về lý luận và thực tiễn chưa được trả lời Đến năm 2002, vẫn có 70% chương trình phát thanh tại đài TNVN được sản xuất theo phương thức truyền thống, giống như phương thức đã được áp dụng ở các nước phương Tây từ những năm
50 của thế kỷ trước
Trang 36Phát thanh VN không được tôi luyện dần dần trong cuộc cạnh tranh với các PTTTĐC như phát thanh thế giới đã trải nghiệm, mà ngay lập tức phải đối diện với sự phát triển mạnh mẽ, đồng loạt của tất cả các phương tiện TTĐC Trong khi đó, sức ì đã hình thành hơn nửa thể kỷ phát triển của phát thanh VN, không dễ gì vượt qua một sớm một chiều
Bước vào thế kỷ XXI, phát thanh Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn lao, mà việc quan trọng nhất là thu hút được thính giả, những người
đã ít nhiều lãng quên phương tiện truyền thông mù này trong thời đại đa dạng màu sắc và âm thanh của internet Trong tình hình đó, việc nghiên cứu để chỉ ra những đặc điểm cơ bản của phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, khẳng định xu hướng vận động phát triển của phát thanh Việt Nam và những giải pháp giúp cho hệ thống phát thanh Việt Nam phát triển đúng hướng, phù hợp với hoàn cảnh và những điều kiện cụ thể của Việt Nam đang là một yêu cầu bức xúc đặt ra không chỉ cho thực tiễn mà còn cho cả công tác lý luận báo chí, truyền thông nói chung và lý luận chuyên ngành báo phát thanh ở Việt Nam
1.3.2 Sự phát triển của phát thanh phi truyền thống tại VN
Phát thanh phi truyền thống mới xuất hiện không lâu và còn khá mới mẻ tại Việt Nam Hiện tại ở nước ta, phương thức phát thanh hình ảnh và phát thanh kỹ thuật số chưa xuất hiện Phát thanh internet và phát thanh di động mới chỉ bước đầu manh nha
Tiềm năng cho phát thanh internet ở Việt Nam phát triển vô cùng lớn
VN chính thức hòa mạng Internet toàn cầu vào tháng 11/1997 Nguyên thứ trưởng bộ Bưu chính viễn thông (nay là bộ Thông tin truyền thông) Mai Liêm Trực từng nhận định: “Nếu như các dịch vụ viễn thông của VN mở ra chậm hơn thế giới khoảng 40-50 năm, dịch vụ điện thoại di động chậm hơn của thế giới khoảng 15-20 năm thì internet vào VN chậm hơn so với khởi đầu của thế giới chỉ chừng 7-8 năm Còn so với một số quốc gia trong khu vực thì chỉ chậm vài
ba năm”
Trang 37Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới Từ năm 2000,
số lượng người sử dụng Internet đã nhân lên khoảng 120 lần Cách đây 10 năm,
tỷ lệ sử dụng Internet của Việt Nam nằm cách xa hầu hết các nước châu Á khác Hiện tại, Việt Nam đã bắt kịp mức độ sử dụng Internet và đã đạt tới mức độ của các thị trường mới nổi khác
Theo VNNIC (trung tâm internet Việt Nam), cuối năm 2010, có 28,6 triệu người Việt Nam sử dụng internet , chiếm 31% dân số Mỗi năm nước ta lại
có thêm khoảng 2-3 triệu người truy cập Internet
Tại các khu vực thành thị, 56% dân số truy cập internet Tỷ lệ sử dụng Internet ở khu vực đô thị lớn tại Việt Nam (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) cao hơn so với những thành phố nhỏ hơn Hà Nội có tỷ lệ truy cập Internet cao nhất với hơn 64% dân số truy cập Internet Ở các thành phố cấp 1 (Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Hải Phòng), tỷ lệ sử dụng Internet vào khoảng 57% và tỷ
lệ này cao hơn các thành phố cấp 2 Tuy nhiên, thậm chí ở những thành phố nhỏ hơn, tỷ lệ truy cập Internet vẫn gần đạt mức 50%
Người sử dụng Internet tại Việt Nam truy cập Internet rất thường xuyên Gần 90% người sử dụng Internet truy cập Internet hơn 1 lần 1 tuần và hơn 60% truy cập hàng ngày Chỉ 1 phần nhỏ trong số người truy cập Internet (8%) sử dụng Internet ít hơn 1 lần 1 tuần Người sử dụng Internet tại Việt Nam cũng dành khá nhiều thời gian để lên mạng Vào các ngày trong tuần, trung bình họ truy cập khoảng 2 giờ 20 phút (Theo Báo cáo NetCitizens Việt Nam năm 2011)
Mạng internet đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc hình thành phương thức
“phát thanh internet” tại VN Hiê ̣n nay , phát thanh internet ở Việt Nam mới bước đầu phát triển và chưa đạt hiê ̣u quả cao Có hai hình thức phát thanh internet đang tồn ta ̣i ở Viê ̣t Nam Đó là phát trực tuyến các kênh phát thanh qua
Trang 38internet và sản xuất chương trình phát thanh dựa trên những thông tin từ báo chí sẵn có
Ngày 3/2/1999, website phát thanh đầu tiên lên mạng internet có tên VOV News (Đài Tiếng nói VN) Bên cạnh VOV News, một số website báo chí hoặc website thông tin khác như Nhân dân điện tử, VDC Media, VASC Orien… cũng thể hiện phần âm thanh trên mạng như là một bộ phận cấu thành website của mình
Tháng 11/2003, VTC là đơn vị đầu tiên đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghê ̣ nén chuẩn MPPEG 4 tiên tiến nhất thế giới vào cung cấp di ̣ch vụ truyền phát trực tuyến các chương trình phát thanh , truyền hình quảng bá trên mạng internet phục vụ nhu cầu thông tin tuyên truyền đối ngoại dành cho cộng đồng người Viê ̣t Nam ở nước ngoài
Đài phát thanh thành phố Hồ Chí Minh (VOH) tuy ra đời sau nhưng la ̣i là trang nghe phát thanh internet hiê ̣n đa ̣i và tiê ̣n ích nhất Trên trang này , các chương trình phát thanh được phân chia thành các chuyên mục (44 chuyên mục) Tài liệu âm thanh tổng hợp trong các chuyên mục này được cắt nhỏ từ các chương trình phát thanh của VOH Bằng cách này, thính giả có thể dễ dàng , chủ
đô ̣ng tìm kiếm chương trình phát thanh mình yêu thích
Như vậy, VOV, VTC, VOH đều triển khai phát thanh trực tuyến các kênh phát thanh qua internet Tuy nhiên hầu hết là streamming dữ liệu phát sóng
Hình thức thứ hai là các đơn vị báo chí sản xuất chương trình phát thanh
và đăng tải các file âm thanh này lên trang báo điện tử của mình Tuy nhiên, trừ Tuổi trẻ online, các trang báo điện tử khác không tập hợp được các file âm thanh này vào mô ̣t chuyên mục mà chỉ xuất hiê ̣n rải rác , lẻ tẻ Ví dụ như vietnamnet , ngoisao, vnexpress Những file âm thanh này chủ yếu dùng kèm theo bài viết để bổ sung thông tin cho bài viết (như các báo kể trên ) hoă ̣c là đo ̣c lại bài viết
Phát thanh internet ở Viê ̣t Nam mới chỉ manh mún xuất hiê ̣n , phát triển chậm chạp và chưa có nhiều khởi sắc Điều này xuất phát từ rất nhiều lý do
Trang 39trong đó mô ̣t phầ n vì các cơ quan báo chí của chúng ta chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan tro ̣ng của phát thanh internet đồng thời chưa có sự đầu tư để xây dựng cơ sở vâ ̣t chất cũng như đô ̣i ngũ sản xuất phát thanh internet
Đối với phát thanh di động
Tại Việt Nam, tính đến tháng 7/2012, số lượng thuê bao di động trên cả nước vào khoảng 122,79 triệu thuê bao chiếm tới 92,5% thuê bao viễn thông, còn lại 7,5% thuê bao điện thoại cố định Tuy nhiên, theo thống kê của Neilsen,
số lượng điện thoại thông minh tại Việt Nam vẫn còn chiếm thị phần khá nhỏ khoảng 30% so thiết bị điện thoại thông thường
Như vậy, sự tăng trưởng của thị trường điện thoại di động nói chung đã
có phần chậm lại nhường bước cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Smartphone Theo khảo sát của ricsson ConsumerLab tại triển lãm - hội nghị quốc tế Mobile Vietnam 2012 đã đưa ra con số dự báo số người sử dụng smartphone (điện thoại thông minh với thế mạnh như truy cập mạng xã hội, lướt net, check mail, chạy các ứng dụng (app) có tỉ lệ sử dụng rất cao) tại Việt Nam
sẽ tăng trưởng từ 16% lên 21% Trong cùng khoảng thời gian này, tỉ lệ người dùng máy tính bảng tăng từ 2% lên 5%
Sự tăng trưởng của điện thoại di động thông minh thúc đẩy tỉ lệ truy cập Internet trên di động tăng vọt Năm 2007, thế giới chỉ có khoảng 400 triệu người truy cập Internet bằng điện thoại nhưng đến năm 2011 thì đã có khoảng 1 tỷ người Tốc độ phát triển số lượng người truy cập internet bằng di động tăng gấp 2,5 lần trong vòng 5 năm Dự báo con số này tiếp tục tăng lên từ năm 2012-
2015, số người truy cập internet bằng di động sẽ vượt qua số lượng truy cập bằng máy tính vào năm 2014 với con số hơn 1,6 tỷ người
Tại thị trường Việt Nam, đã có gần 2/3 (62%) người dùng điện thoại thông minh để lướt web Trong khi số lượng điện thoại thông minh của Việt Nam chưa cao bằng một số nước khác Theo nghiên cứu của Nielsen chỉ ra có đến 42% người dùng điện thoại thông thường muốn chuyển sang điện thoại
Trang 40thông minh trong vòng 6 tháng tới Do đó, việc sử dụng internet bằng điện thoại
di động tại Việt Nam sẽ còn tăng rất cao
Truy cập Internet bằng điện thoại di động chủ yếu phổ biến với nhóm tuổi trẻ Những người trong độ tuổi 15-24 truy cập Internet bằng điện thoại di động nhiếu gấp 2 lần những người trong độ tuổi 35-49
Mặt khác, tại thị trường Việt Nam về phía các nhà cung cấp các phiên bản chạy trên thiết bị di động cũng cho biết, tốc độ phát triển về lượt truy cập cũng như số lượng người truy cập các phiên bản dành cho mobile của họ cùng tăng cao Tính trong những tháng đầu năm 2012, phiên bản mobile trên toàn hệ thống các website của Admicro (đơn vị kinh doanh quảng cáo trực tuyến của
VC Corp) trung bình thu hút khoảng 9 triệu unique visitor Riêng phiên bản mobile của báo Dantri đạt khoảng 120 triệu lượt truy cập (page views) (nguồn vneconomy)
Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong việc sử dụng smarphone và máy tính bảng tại Việt Nam đang và sẽ tạo tiền đề phát triển đầy tiềm năng cho ngành kinh doanh dịch vụ 3G trong nước