Diện mạo của phát thanh truyền thống

Một phần của tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online (Trang 32)

Ở Việt Nam hiện nay, Radio vẫn là phương tiện truyền thông quan trọng trong việc truyền tải thông điệp.

Trong khi truyền hình đang tăng cường khả năng cạnh tranh với 65 đài truyền hình địa phương và các kênh mới xuất hiện mỗi ngày. Báo in cũng phát triển và thay đổi diện mạo từng ngày với hơn 713 đầu báo và các ấn phẩm định kỳ, thì con số tăng trưởng doanh thu quảng cáo 54% năm 2008 của kênh truyền thông radio là một thành tích đáng kể. Nếu so với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của các kênh truyền thông năm 2008 là 18,2% thì với tốc độ tăng trưởng trên gấp gần ba lần, radio được TNS Media đánh giá là một trong hai kênh quảng cáo tiềm năng nhất, cùng với Internet. Theo TNS Media, dù hiện nay radio chỉ chiếm 0,6% ngân sách chi tiêu quảng cáo nhưng triển vọng của kênh truyền thông radio là rất tươi sáng với 288 trạm phát thanh địa phương và 36% thính giả nghe radio thường xuyên ở sáu thành phố lớn.

Tuy nhiên, bức tranh chung về hệ thống phát thanh Việt Nam vẫn tồn tại cả hai gam màu sáng – tối. Gam màu tối là sự teo tóp của phát thanh trước sự lấn át của truyền hình, báo in, báo mạng. Hiện tượng này thể hiện khá phổ biến ở hệ thống các đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh, cấp huyện, thị và cấp xã, phường tại các địa phương trong cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi vốn còn nghèo và tại các vùng sâu vùng xa…

Gam màu tươi sáng chủ yếu được thể hiện trong sự vận động phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) và một số Đài địa phương mạnh như Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Nhân dân tỉnh Phú Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Vĩnh Long, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng v.v. Ở các đài này, phát thanh vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả và có được lượng công chúng thính giả thường xuyên và đông đảo.

Hiện nay, mỗi ngày Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng trên 200 giờ trên 8 hệ phát thanh chủ yếu. Cụ thể:

VOV1: Hệ thời sự - chính trị tổng hợp, phát sóng 19 giờ/ngày trên sóng trung và sóng ngắn, tần số từ (594, 630, 648, 655, 666, 675, 690, 711) kHz và (5975, 9530, 7210) kHz, và trên sóng FM 100 MHz.

VOV2: Hệ chương trình chuyên đề văn hóa và đời sống xã hội, phát sóng 19giờ/ngày trên sóng trung tần số (549, 558, 580, 702, 729, 738, 783, và 1089) kHz và (9875, 5925, 6020) kHz, và trên sóng FM 102,7 MHz

VOV3: Hệ âm nhạc, thông tin và giải trí, phát sóng 24 giờ/ngày trên sóng FM dải tần số (88, 108) MHz: 100, 101, 103, 104, 105, 106 MHz.

VOV4: Kênh dành cho đồng bào dân tộc ít người. Hiện đang phát các chương trình tiếng Khmer, H'Mông, Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, K'Ho, Thái và Xê- đăng; phát sóng 12 giờ/ngày trên sóng trung và sóng ngắn trên các tần số 690kHz, 747 KHz, 819 KHz, 873kHz, 1089kHz, 5035kHz và 6165 kHz, 6020 kHz, 7210 kHz.

VOV5: Kênh dành cho cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam bằng 12 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Nhật, Quan thoại, Đức, Lào, Thái, Khmer, Indonesia và tiếng Việt trên sóng FM, tần số 105,5MHz, nghe được ở Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.

VOV 6: Kênh dành cho người Việt Nam và người nước ngoài ở các nước trên thế giới.

VOV-GT: Kênh thông tin giao thông, bắt đầu lên sóng vào 18/5/2009, từ 5:30 đến 2:00 ngày hôm sau. Phát trên hệ FM, tần số 91,0Mhz, phủ sóng ở Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phụ cận. Ngày 02/01/2010, kênh

chính thức phát sóng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, phủ sóng miền Tây và miền Đông Nam bộ, cự ly cách TP.HCM 200Km.

VOVTV: Hệ Phát thanh có hình, phát sóng từ 6 giờ đến 24 giờ hàng ngày. Được phát sóng từ Cột phát sóng analog tại Mễ trì, Hà Nội, công suất 20KW, phủ sóng đồng bằng Bắc bộ và vùng phủ cận.VOVTV hiện phát trên truyền hình cáp Việt Nam ở 54 tỉnh thành trong cả nước.

“Đài đã trang bị hàng trăm máy phát sóng có công suất từ 10KW đến 2000KW vận hành đúng chế độ, đảm bảo an toàn. Đến nay, Đài TNVN đã và đang quản lý số thiết bị có tổng công suất 8700 KW trong đó có máy phát công suất 2000KW lớn nhất khu vực Đông Nam Á được đặt tại các đài phát sóng phát thanh trải dài từ Nam tới Bắc, từ miền đồng bằng tới miền núi, vùng biển của Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng Bằng song Cửu Long. Để có thể phủ sóng tới các vùng khó khăn địa hình phức tạp, đài TNVN đã trang bị nhiều máy phát sóng trung bằng sóng FM. Trung tâm âm thanh của đài TNVN hiện nay có 40 studio trong đó có 34 studio được sản xuất theo công nghệ số và 400 trạm làm việc âm thanh bằng kỹ thuật số tại các ban biên tập. Đây được coi là trung tâm kỹ thuật phát thanh hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay” [20, tr17].

Có thể lấy ví dụ về một kênh phát thanh rất thành công hiện nay của đài Tiếng nói Việt Nam là Kênh VOV Giao thông phát trên sóng FM 91Mhz. Với hơn 40% tổng thời lượng phát sóng trực tiếp, mục đích chính của VOV giao thông FM 91 MHz là Thông tin, Chỉ dẫn tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông tại Hà Nội, TPHCM. Thời lượng còn lại của Kênh sẽ cung cấp cho thính giả những thông tin hết sức bổ ích liên quan đến giao thông, văn hóa giao thông, giao thông đô thị, phương tiện giao thông, thời tiết, ảnh hưởng của giao thông đối với môi trường, sức khỏe… Xen kẽ là các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, thể thao, quốc tế, thương mại, quảng cáo và ca nhạc.

Ngay từ khi ra đời, VOV Giao thông lập tức đã trở thành bạn đồng hành thân thiết, là nơi giao lưu, tương tác, trao đổi tình cảm của hàng trăm nghìn người lái xe ô tô - nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Minh. Chương trình phát thanh hiện đại này vừa là phát thanh trực tiếp, vừa là phát thanh tương tác, phát thanh thực tế và được phát đồng thời trên cả sóng FM và trong chương trình của Hệ phát thanh có hình của Đài TNVN trên mạng interrnet.

Như vậy, trong xu hướng chung của báo chí hiện đại là hội tụ tất cả các phương tiện biểu đạt (lời nói, âm nhạc, tiếng động, hình ảnh, màu sắc, bố cục, giao diện trang báo…), phát thanh ở Việt Nam không đứng ngoài cuộc và bước đầu đã tìm được cách thích ứng hợp lý.

Những người làm phát thanh Việt Nam hiện nay đang cố gắng nâng cao hiệu quả của thông tin phát thanh trong đời sống xã hội, đảm bảo vai trò định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội; hoàn thiện và tăng thêm các hệ chương trình phát thanh; chú trọng nâng cao chất lượng nội dung các hệ chương trình, vừa toàn diện vừa chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng thính giả; tăng thời lượng, nâng cao chất lượng nội dung chương trình để đáp ứng nhu cầu thông tin và mục tiêu giáo dục cộng đồng, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường phát thanh đối ngoại, tập trung vào tuyên truyền đường lối đối ngoại của Việt Nam, phản ánh công cuộc xây dựng phát triển của nhân dân ta; tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển có trọng điểm các cơ quan thường trú ở nước ngoài, đảm bảo thông tin quốc tế nhanh nhạy, chính xác, hấp dẫn…

Tuy nhiên, đó là với Đài Quốc gia và các Đài địa phương có truyền thống và có tiềm lực mạnh, còn với hệ thống phát thanh cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước thì vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết để phát thanh tiếp tục tồn tại và phát triển. Ngay cả với Đài TNVN, việc vận dụng các phương thức sản xuất chương trình phát thanh hiện đại cũng đang còn nhiều câu hỏi đặt ra cả về lý luận và thực tiễn chưa được trả lời. . Đến năm 2002, vẫn có 70% chương trình phát thanh tại đài TNVN được sản xuất theo phương thức truyền thống, giống như phương thức đã được áp dụng ở các nước phương Tây từ những năm 50 của thế kỷ trước.

Phát thanh VN không được tôi luyện dần dần trong cuộc cạnh tranh với các PTTTĐC như phát thanh thế giới đã trải nghiệm, mà ngay lập tức phải đối diện với sự phát triển mạnh mẽ, đồng loạt của tất cả các phương tiện TTĐC. Trong khi đó, sức ì đã hình thành hơn nửa thể kỷ phát triển của phát thanh VN, không dễ gì vượt qua một sớm một chiều.

Bước vào thế kỷ XXI, phát thanh Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn lao, mà việc quan trọng nhất là thu hút được thính giả, những người đã ít nhiều lãng quên phương tiện truyền thông mù này trong thời đại đa dạng màu sắc và âm thanh của internet. Trong tình hình đó, việc nghiên cứu để chỉ ra những đặc điểm cơ bản của phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, khẳng định xu hướng vận động phát triển của phát thanh Việt Nam và những giải pháp giúp cho hệ thống phát thanh Việt Nam phát triển đúng hướng, phù hợp với hoàn cảnh và những điều kiện cụ thể của Việt Nam đang là một yêu cầu bức xúc đặt ra không chỉ cho thực tiễn mà còn cho cả công tác lý luận báo chí, truyền thông nói chung và lý luận chuyên ngành báo phát thanh ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)