Về nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online (Trang 86)

Tuổi trẻ Radio tập trung đẩy mạnh các nội dung thiên về âm nhạc, tình yêu, giải trí, tuy nhiên vẫn còn đơn điệu. Nội dung Tuổi trẻ Radio cần bám sát hơn nữa nhu cầu thông tin của công chúng, làm những chương trình công chúng cần nghe, muốn nghe. Điều này chính là chìa khóa để giữ chân công chúng và tạo bản sắc cho chương trình. Từ những nội dung đã khai thác, đội ngũ phóng

viên, biên tập viên cần có những thay đổi, cải tiến trong cách thể hiện để tránh gây ra sự nhàm chán, nhạt nhẽo cho thính giả.

Khai thác nội dung thông tin phong phú, đa dạng hơn, bổ sung thêm những nội dung thông tin có tính thời sự, nhiều chiều, đề cập đến mọi vấn đề của đời sống xã hội.

Thay đổi phương thức thu thập, xử lý thông tin mới. Giảm dần việc thụ động chờ lấy tin từ báo Tuổi trẻ mà đẩy mạnh những thông tin tự sản xuất, có bản sắc riêng. Bên cạnh chương trình phát thanh trực tiếp hiện nay, phát thanh internet phải xây dựng được chương trình phát thanh hàng ngày càng sớm càng tốt. Đó là một chương trình tổng hợp tin tức, bình luận, giải trí, giáo dục. Nội dung thông tin phong phú, cập nhật tức thời.

3.1.1.3 Về hình thức thể hiện

Việc nâng cao hiệu quả chương trình bằng âm nhạc và tiếng động sẽ đem đến những tác phẩm phát thanh hoàn thiện, tạo cảm giác hứng thú với người nghe. Ngoài việc sử dụng nhạc hiệu, nhắc cắt để tạo bản sắc cho chương trình và thói quen đối với thính giả thì nhạc dạo hay nhạc nền cũng tạo được hiệu ứng âm thanh rất lớn. Chỉ cần chèn vào lời đọc của MC một đoạn nhạc không lời hợp lý sẽ tạo được những hiệu quả ngoài mong đợi. Bên cạnh âm nhạc, tiếng động cũng có vai trò quan trọng quyết định thành công của một tác phẩm phát thanh. Ví dụ, đối với các tác phẩm trong chuyên mục Sách nói thì những âm thanh như tiếng bước chân, tiếng gió rít, tiếng gà gáy, tiếng ngựa phi… nếu biết kết hợp sẽ mang giá trị gợi tả và kích thích trí tưởng tượng của người nghe tốt hơn miêu tả bằng lời nói.

Đẩy mạnh những chương trình làm tăng tính tương tác với khán giả như: khách mời phòng thu, tọa đàm tại chỗ, giao lưu nối điện thoại trực tiếp với thính giả.

Thêm nữa, về hình thức của một website phát thanh ở Việt Nam cần có trang chủ hấp dẫn. Theo chúng tôi, cần mạnh dạn sử dụng những gam màu có

độ tương phản cao, có hệ thống các biểu tượng, logo nhỏ, thay đổi fonf chữ, tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Quan trọng là luôn xây dựng hình ảnh: đây là một website phát thanh dành cho người đọc, người nghe. Xây dựng một trang web động hơn, sử dụng thêm các hình động. Tạo hiệu ứng chiều sâu cho trang web khi hiện lên màn hình máy tính, mở rộng không gian và góc nhìn của người truy cập.

Một phần của tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online (Trang 86)