Đối với phát thanh trên di động

Một phần của tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online (Trang 91)

3.3.2.1 Về cơ sở pháp lý

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có luật nào quy định Radio Mobile là một loại hình báo chí phát thanh trên điện thoại di động. Viettel Radio cũng là một kênh hoàn toàn mới, kênh phát thanh đầu tiên phát trên điện thoại 3G tại Việt Nam. Việc đi tiên phong cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với nhà mạng này. Viettel Radio chưa được coi là một cơ quan báo chí chính thống, tức là hội tụ đủ tiêu chuẩn về nhân lực, cơ sở hạ tầng cũng như mục đích, tôn chỉ hay sự bảo đảm hoạt động theo đúng pháp luật do Nhà nước quy định cũng như về chất lượng của thông tin.

Chính vì vậy, việc sớm có một khung pháp lý chính thức cho dịch vụ Radio Mobile là cần thiết. Bởi trước tiên nó xuất phát từ lợi ích người sử dụng. Hơn nữa là vì sự phát triển của phát thanh nói riêng và báo chí nói chung. Báo chí vốn được coi là công cụ truyền bá văn hóa và định hướng dư luận, nếu một dịch vụ báo chí mới xuất hiện và được công chúng quan tâm như Radio Mobile thì nó cũng nên được quản lý chặt chẽ.

Để dịch vụ khá mới mẻ này phát triển, đi cùng với yêu cầu đảm bảo tính định hướng, tính tư tưởng trong sản phẩm, nhất định các công đoạn sản xuất bản tin phải được chuyên môn hoá cao, phân công lao động chặt chẽ và giảm bớt chi phí đầu vào, tiết kiệm thời gian và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp mạng luôn phải cân nhắc nhiều hơn với các phương án đầu tư cho hoạt động tác nghiệp của mình. Và sẽ không có một lý do nào khiến các nhà quản lý truyền thông có thể từ chối khai thác các nguồn chương trình đảm bảo được yêu cầu về nội dung, kỹ thuật và cả giá thành hạ do xã hội cung cấp. Trước những toan tính về mặt lợi ích, hiển nhiên các nhà cung cấp mạng sẽ buộc phải nghĩ nhiều đến việc có thể giao, khoán, mua, trao đổi một công đoạn nào đó trong quy trình sản xuất cho một đơn vụ kinh tế nghiệp vụ khác (bất kể đơn vị đó là Nhà nước hay tư nhân), hơn là quyết định đầu tư công sức và một

khoản kinh phí lớn hơn gấp nhiều lần để tự làm ra một sản phẩm có chất lượng tương tự.

3.3.2.2 Về nội dung chương trình

Các chương trình phát thanh đòi hỏi sự thân mật, gần gũi với cuộc sống, trước hết là qua phong cách ngôn ngữ đối thoại sinh động. Chìa khóa của phong cách đó là sự đơn giản, ngắn gọn và ưu tiên những từ nằm trong vốn từ vựng giao tiếp hàng ngày. Đây là những điều mà Viettel Radio cần cố gắng hướng tới. Ngoài ra, các biên tập viên cần đầu tư hơn trong cách chọn lọc thông tin, xây dựng kịch bản theo đúng tiêu chí thông tin thiết thực, hữu ích.

Nội dung Viettel Radio cần bám sát nhu cầu thông tin của công chúng, làm những chương trình công chúng cần nghe, muốn nghe. Điều này chính là chìa khóa để giữ chân công chúng và tạo bản sắc cho chương trình. Từ những nội dung đã khai thác, đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần có những thay đổi, cải tiến trong cách thể hiện để tránh gây ra sự nhàm chán, nhạt nhẽo cho thính giả. Ngoài ra, cần tập trung chuyên sâu vào những nội dung thu hút được sự quan tâm nhiều thính giả nhất, tạo thành những chương trình chủ chốt, mang dấu ấn Viettel.

Để làm phong phú thêm các nội dung và hướng tới đối tượng thính giả rộng rãi hơn, Viettel Radio cũng cần mở rộng thêm nhiều khía cạnh thông tin mới như thời trang, du lịch, học sinh sinh viên…

3.3.2.3 Về hình thức thể hiện

Đặc trưng cơ bản đồng thời cũng là phương thức tác động duy nhất của báo phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc tác động vào thính giả. Nói cách khác, lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và tiếng động phong phú là những phương tiện cơ bản để chương trình phát thanh dựng lên một thế giới sinh động, chân thực và gần gũi với cuộc sống đời thường qua những thông tin đa diện. Vì thế, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa biên tập viên và kỹ thuật viên để xây dựng một file âm thanh không chỉ đảm bảo đúng kịch bản, chất lượng âm thanh tốt, không phạm lỗi: cắt sót hoặc chèn nhạc

không hợp với lời bình… mà còn tạo ra được một bức tranh sống động về cuộc sống hiện thực.

Ngoài việc sử dụng nhạc hiệu, nhắc cắt để tạo bản sắc cho chương trình và thói quen đối với thính giả thì nhạc dạo hay nhạc nên cũng tạo được hiệu ứng âm thanh rất lớn. Bên cạnh âm nhạc, tiếng động cũng có vai trò quan trọng quyết định thành công của một tác phẩm phát thanh. Do đó, các PV, BTV nên hết sức chú ý vấn đề này, có sự phối kết hợp cho hợp lý, tạo hiệu ứng tốt.

Các chương trình cũng cần tạo ra sự giao lưu mật thiết hơn nữa với thính giả. Để làm được điều này thì Viettel Radio có thể tổ chức các cuộc thi, các trò chơi chúng thưởng thông qua các chương trình. Việc làm này không những kích thích trí tò mò của thính giả, thu hút sự quan tâm của họ mà còn tạo được một mối liên hệ mật thiết giữa thính giả với chương trình, như những người bạn đồng hành.

Hầu hết các chương trình Viettel Radio còn thiếu tính trực tiếp. Các thính giả tham gia vào chương trình chỉ mang tính chất gián tiếp bằng cách gửi thư hay gọi điện. Chính vì thế, để chương trình đỡ nhàm chán, đơn điệu cần chú ý tạo tình huống động (khách mời phòng thu, tọa đàm tại chỗ, giao lưu nối điện thoại trực tiếp với thính giả). Tuy nhiên, việc tổ chức các cuộc tọa đàm trực tiếp không phải lúc nào cũng thực hiện được vì còn liên quan đến nhiều yếu tố như kỹ thuật, thời gian, kinh phí. Tuy vậy, các phóng viên, biên tập viên chương trình hoàn toàn có thể linh hoạt, chủ động để tạo ra sự khác biệt.

Mỗi phóng viên, biên tập viên đều phải cố gắng tạo cho mình một phong cách riêng. Chính điều này sẽ góp phần tạo ra sự đa dạng, phong phú cho chương trình, có tác dụng làm cho chương trình thêm sinh động, hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)