Nghiên cứu, điều tra thính giả một cách khoa học cho từng chương

Một phần của tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online (Trang 95)

chương trình, đối tượng cụ thể

Nghiên cứu, điều tra thính giả là một trong những vấn đề cần thiết phải thực hiện đối với bất cứ một chương trình phát thanh nào. Đặc biệt là với những hình thức phát thanh mới như phát thanh internet, phát thanh di động

Thính giả sẽ trực tiếp nhận xét, góp ý về nội dung cũng như hình thức của các chương trình sau khi phát sóng. Nguồn thông tin này cực kỳ có giá trị vì nó không chỉ giúp cho lãnh đạo, BTV, PV về cách thức cung cấp thông tin theo nhu cầu thính giả mà còn giúp các PV và BTV có thêm những cách diễn đạt mới, phù hợp hơn, năng động hơn.

Việc điều tra thính giả cần được tiến hành thường xuyên theo từng quý, từng năm thậm chí từng tháng. Việc điều tra giúp nắm bắt được lượng thính giả,

những vấn đề được quan tâm, những ý kiến đề xuất… từ đó điều chỉnh nội dung cũng như hình thức của chương trình. Cũng có thể học tập kinh nghiệm của một số nước là thuê một công ty truyền thông độc lập điều tra toàn diện thính giả để rút ra những kết luận chính xác và khách quan nhất.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong những bước phát triển ban đầu của mình, Tuổi trẻ Radio và Viettel Radio đã đạt được một số thành quả nhất định. Nhiều chương trình được thính giả đón nhận và có phản hồi tốt, đạt được mục tiêu kinh doanh. Điều này cho thấy tiềm năng của phát thanh phi truyền ở Việt Nam (phát thanh internet và phát thanh trên di động) vô cùng lớn nếu biết khai thác đúng hướng và có những điều chỉnh phù hợp thực tế. Tuy nhiên, để phát thanh phi truyền thống phát triển thực sự chuyên nghiệp, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm tạo lập cơ chế hoạt động thông tin mới, nguồn nhân lực mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Quá trình này đỏi hỏi một sự cố gắng lâu dài, bền bỉ, không ngừng đổi mới và sáng tạo của những người làm phát thanh.

Những giải pháp mà tác giả luận văn bước đầu đưa ra chỉ là lý thuyết còn trên thực tế, để khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ của Tuổi trẻ radio và Viettel radio nói riêng và phát thanh Việt Nam nói chung thực sự là một vấn đề nan giải và khó khăn. Muốn nâng cao vị thế của ngành công nghiệp phát thanh thì nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cá nhân và tổ chức từ việc đào tạo, đầu tư cho đến pháp lý.

KẾT LUẬN

Phát thanh là một phương tiện truyền thông không thể thay thế hay loại bỏ, cho dù trong thời đại bùng nổ thông tin có sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình truyền thông đại chúng. Xã hội càng phát triển thì phát thanh càng phải đổi mới, phát huy hết sức lợi thế của mình, để không bị tụt hậu so với các phương tiện truyền thông khác, nhằm mang đến cho công chúng những thông tin bổ ích nhất, định hướng cho dư luận hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Phát thanh truyền thống với những nhược điểm cố hữu khó lòng có thể giữ chân thính giả. Sự ra đời và phát triển phát thanh phi truyền thống là một xu thế tất yếu của truyền thông trong thời đại kỹ thuật số. Nó cũng là bước tiến mới mang lại sự tiện ích cho công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin: nhanh chóng, chủ động và mang tính tương tác cao. Sự khác biệt của phát thanh phi truyền thống với phát thanh truyền thống không đơn giản dừng lại ở việc ứng dụng công nghệ hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật mà còn ở quy trình sản xuất chương trình, chuyển hóa phương thức và tư duy hoạt động báo chí phát thanh, hiện đại hóa công tác thu thập, xử lý và truyền phát tin tức.

Với tư cách là một dạng báo chí mới, phát thanh phi truyền thống chính là một minh chứng rõ nét về bộ mặt phát triển chung của xã hội. Quá trình tiếp nhận thông tin theo phương thức mới này chắc hẳn cũng mang đến rất nhiều vấn đề xoay quanh nó bao hàm trong đó cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Giờ đây con người đã có thể chủ động tiếp nhận thông tin ở mọi lúc, mọi nơi, chủ động trong việc lựa chọn thông tin mình quan tâm, phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Ưu điểm vượt trội của phát thanh phi truyền thống mở ra một tương lai sáng cho ngành công nghiệp phát thanh. Đồng thời đặt ra yêu cầu nghiên cứu về phát thanh hiện đại nói chung và phát thanh phi truyền thống nói riêng một cách nghiêm túc và khoa học. Để phát thanh phi truyền thống phát triển ổn định, có thành tựu và bước tiến vững chắc, vấn đề đặt ra không chỉ đơn thuần là khai thác và sử dụng tối đa các điều kiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Bởi công

nghệ chỉ là bước đệm, điều quan trọng hơn cả là cách ứng xử và tiếp cận của bản thân những người làm phát thanh, truyền thông.

Tại Việt Nam, Phát thanh phi truyền thống (phát thanh internet và phát thanh trên di động) là hướng đi hoàn toàn mới mẻ. Trên thực tế phát thanh phi truyền thống mới vừa manh nha xuất hiện ở nước ta. Tuổi trẻ radio và Viettel radio là 2 đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này. Qua khảo sát các chương trình phát thanh của Tuổi trẻ radio và Viettel radio, có thể thấy những người làm phát thanh ở Tuổi trẻ và Viettel đã bước đầu tiếp cận và sản xuất chương trình phát thanh theo phương thức mới. Đồng thời, đạt được một số kết quả nhất định đáng ghi nhận. Thính giả đã biết tới, thường xuyên nghe và có phản hồi tốt với nhiều chương trình của Viettel radio và Tuổi trẻ radio. Họ cũng quen dần với việc nghe phát thanh qua mạng, qua di động thay vì nghe đài như trước đây. Tuy nhiên, các chương trình phát thanh trên Tuổi trẻ radio và Viettel radio vẫn bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Việc tính phí dịch vụ (với Viettel radio) ít nhiều ngăn cản thính giả gắn bó với chương trình nếu nội dung không đủ hấp dẫn. Sản xuất nội dung chủ yếu dựa trên việc “chế biến” tin tức sẵn có nên cả Tuổi trẻ radio lẫn Viettel radio đều khó hình thành được một phong cách, bản sắc riêng để độc giả ấn tượng và luôn nhớ tới. Thêm vào đó, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng hiện tại vẫn chưa đủ để đáp ứng nếu muốn phát triển một cách thực sự chuyên nghiệp.

Ở nước ta, tiềm năng của phát thanh phi truyền thống vô cùng lớn bởi sự tăng trưởng như vũ bão của internet và thuê bao di động, nhu cầu sử dụng smart phone cũng tăng theo cấp số nhân từng ngày. Bởi vậy, phát thanh internet và phát thanh di động là một mảnh đất giàu hứa hẹn, song vẫn chưa được các cơ quan báo chí truyền thông, các nhà mạng chú ý đúng mức. Ngoài Viettel và Tuổi trẻ, nhiều đơn vị có nguồn lực tỏ ra khá thờ ơ trong khi hoàn toàn đủ khả năng xây dựng, phát triển và thu lợi nhuận kinh tế từ phát thanh phi truyền thống, hoặc có làm nhưng chỉ làm hời hợt theo kiểu “đem con bỏ chợ”. Dễ hiểu

vì sao phát thanh phi truyền thống nước ta vẫn chậm phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng.

Theo xu hướng phát triển chung của phát thanh thế giới, phát thanh phi truyền thống chính là tương lai của phát thanh Việt Nam. Muốn khai khá mảnh đất nhiều thử thách này đòi hỏi những người làm phát thanh phải luôn năng động và không ngừng đổi mới. Đồng thời, Nhà nước cần có sự quan đúng mức hơn đến những hình thức truyền thông mới mẻ này, bởi bên cạnh những triển vọng rõ rệt, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lớn trong hoạt động truyền bá thông tin.

1. Nguyễn Thị Thúy Bình (1999), Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh truyền hình, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí, khoa Báo chí – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

3. Đài Tiếng nói Việt Nam – Phân viện Báo chí Tuyên truyền (2002). Báo phát thanh, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

4. Đài Tiếng nói Việt Nam (2000), 55 năm phát thanh đối ngoại, Hà Nội.

5. Đài Tiếng nói Việt Nam (1999), Tiếng nói Việt Nam với đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc, Hà Nội.

6. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật.

7. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 9. Vũ Văn Hiền - Đức Dũng (2007), Phát thanh trực tiếp, Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội.

10. Đồng Mạnh Hùng (2001), Đổi mới nâng cao chất lượng chương trình Thới sự, đài TNVN, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Báo chí, khoa Báo chí – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Đặng Thị Thu Hương (2002), Quản lý và kinh doanh báo chí trong cơ chế thị trường, Tạp chí Người làm báo

12. Đặng Thị Thu Hương (2002), Xu thế phát triển của phát thanh hiện đại, Tạp chí Người làm báo.

13. Đặng Thị Thu Hương (2009) Phát thanh trong cuộc cạnh tranh truyền thông đại chúng, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Đặng Thị Thu Hương (2010) Chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam trong tình hình mới, Tạp chí Người làm báo

15. Đinh Văn Hường – Dương Xuân Sơn – Trần Quang (1995), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

16. Khoa Báo chí – Đại học khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (1996), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiến, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Khoa Báo chí – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 4, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18.Vũ Thị Thùy Linh (2011), Tìm hiểu mô hình phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Báo chí, khoa Báo chí và Truyền thông – Đại học Quốc gia Hà Nội,Hà Nội.

19. Phạm Nguyên Long (2009), Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh Kinh tế của đài TNVN, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Báo chí, khoa Báo chí – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Nguyễn Sơn Minh (2002), Phát thanh trên mạng Internet, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Báo chí, khoa Báo chí – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Vũ Trà My (2000), Nâng cao hiệu quả của các chương trình phát thanh,

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Báo chí, khoa Báo chí – Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

26. Bạch Đình Vinh (1999), Những kiến thức cơ bản về mạng và Internet,

NXB Hà Nội, Hà Nội.

27. Tài liệu tham khảo từ Internet

www.vietnamnet.vn www.vnexpress.net www.vietnamjournalism.com www.vietteltelecom.vn www.mobitv.vn http://www.nghebao.com http://vov.vn http://Tuoitre.com.vn http://m.tuoitre.com

TOP 5 ĐÀI PHÁT THANH Ở VIỆT NAM

Rating ở 4 thành phố lớn

Tổng Tỉnh/ Thành phố

TT ĐÀI PHÁT THANH Hanoi Danang HCMC Can

Tho

1 Đài TNND TP HCM 23.8 0.4 0.4 41.5 16.5

2 Đài TNND TP HCM (FM 99.9 Mhz) 21.6 0.4 0 40 8

3 Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) 16.7 26.6 29.6 9.8 16.8

4 Đài phát thanh Bình Dương 11.4 0 0 22.3 0.6

VOV 0 2 4 6 8 10 12 14 4:45 - 5:00 5:30 - 5:45 6:15 - 6:30 7:00 - 7:15 7:45 - 8:00 8:30 - 8:45 9:15 - 9:30 10:00 - 10:1 5 10:45 - 11:0 0 11:30 - 11:4 5 12:15 - 12:3 0 13:00 - 13:1 5 13:45 - 14:0 0 14:30 - 14:4 5 15:15 - 15:3 0 16:00 - 16:1 5 16:45 - 17:0 0 17:30 - 17:4 5 18:15 - 18:3 0 19:00 - 19:1 5 19:45 - 20:0 0 20:30 - 20:4 5 21:15 - 21:3 0 22:00 - 22:1 5 22:45 - 23:0 0 23:30 - 23:4 5 24:15 - 24:3 0 1:00 - 1:15 1:45 - 2:00

HA NOI DA NANG HCMC CAN THO

Rating theo 3 khu vực

VOV Rating

Tổng Khu vực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT ĐÀI PHÁT THANH Thành phố Ngoại ô Nông

thôn

1 Đài TNND TP HCM 23.8 27.6 16 16.7

2 Đài TNND TP HCM (FM

99.9 Mhz) 21.6 26.3 15.1 12.2

3 Đài Tiếng nói Việt Nam

(VOV) 16.7 16 24.9 17.4

4 Đài phát thanh Bình Dương 11.4 13.8 11.5 6.1

5 Đài phát thanh Cần Thơ 7 2.4 0 17.3

Các giờ nghe Đài TNVN cao điểm:

1. Buổi sáng: 7h30-8h00, 8h30-10h30 2. Buổi chiều: 17h00-18h30

3. Buổi đêm: 22h00-24h00

Độ tuổi nghe Radio

Khảo sát về độ tuổi nghe radio, có thể thấy: Lứa tuổi nghe radio nhiều và thường xuyên nhất là từ nhóm 15-24 tuổi. Đồng thời, nữ giới dành nhiều thời gian nghe Đài hơn nam giới.

Tỉ lệ đón nghe theo khu vực

Trong tổng số 35 thành phố và khu vực nông thôn:

 Lượng thính giả VOV3 chiếm tỉ lệ cao nhất 66%

 Lượng thính giả VOV1 chiếm tỉ lệ 17%

 Lượng thính giả VOV2 chiếm tỉ lệ 10% Tính riêng trong 5 thành phố lớn:

 Lượng thính giả VOV3 chiếm tỉ lệ cao nhất 47%

 Lượng thính giả VOV1 chiếm tỉ lệ 15%

 Lượng thính giả VOV2 chiếm tỉ lệ 5% Tính riêng trong 30 thành phố nhóm 2:

 Lượng thính giả VOV3 chiếm tỉ lệ cao nhất 51%

 Lượng thính giả VOV1 chiếm tỉ lệ 6%

 Lượng thính giả VOV2 chiếm tỉ lệ 4% Tính riêng khu vực nông thôn:

 Lượng thính giả VOV3 chiếm tỉ lệ cao nhất 71%

 Lượng thính giả VOV1 chiếm tỉ lệ 19%

 Lượng thính giả VOV2 chiếm tỉ lệ 12%

Trong các khu vực thành phố và nông thôn khảo sát ta thấy lượng thính giả VOV3 luôn chiếm tỉ lệ cao nhất.

Tỉ lệ đón nghe theo nhân khẩu học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉ lệ % nghe VOV3 giữa thính giả nam và nữ tương đương với nhau. Nhóm thính giả lớn tuổi có xu hướng nghe VOV1 và VOV2 nhiều hơn so với nhóm thính giả trẻ.

Tỉ lệ đón nghe theo nhân khẩu học tại 5 thành phố lớn

Tại 5 thành phố lớn:

- Lượng thính giả nam nghe VOV3 nhỉnh hơn 1 chút so với lượng thính giả nữ

- Lượng thính giả cao tuổi nghe VOV1 và VOV2 nhiều hơn so với lượng thính giả trẻ tuổi

Tỉ lệ nghe đài trong 7 ngày

Trong tổng số 36 thành phố khu vực thành thị và nông thôn ta thấy : - Lượng thính giả XONE FM VOV3 ước tính lên đến 8,9tr người - Lượng thính giả VOV1 là 2.3tr người

- Lượng thính giả VOV2 là 1.3tr người

Trong cả nước lượng thính giả XONE FM VOV3 luôn chiếm số lượng đông đảo nhất.

Giá quảng cáo trung bình trên Radio

Trên Radio Trong 60 giây

VOV 3,000,000

VOH (HCM) 6,380,000

XONE FM 13,200,000

Nguồn: Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước trong Chương trình KC.01Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phát thanh số ở Việt Nam”.

Một phần của tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online (Trang 95)