2.1.1 Tuổi trẻ Radio
Báo Tuổi Trẻ ra đời ngày 02 tháng 09 năm 1975, là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, bao gồm các ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, Tuần Báo, Tuổi Trẻ Cười, báo điện tử Tuổi Trẻ và Tuổi Trẻ Mobile. Báo phát hành trên cả nước với số lượng gần 500.000 bản/ngày, là một trong những tờ báo có số lượng ấn bản lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay, tòa soạn Báo Tuổi Trẻ được tổ chức như một nhà máy chuyên nghiệp, có nguyên liệu, quy trình sản xuất và thị trường riêng. Trong thời đại internet, có những sự kiện, thông tin độc đáo được khai thác mà nhà báo là những người dân bình thường, chứng kiến hoặc tham gia vào sự kiện. Độc giả giờ đây mang 2 chức năng: người đọc và người làm báo không chuyên và kênh internet đang giúp họ thực hiện điều này nhanh nhất. Ông Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ, cho rằng: "Để Tuổi Trẻ tiếp tục tồn tại như một tòa soạn mở, nó phải là hệ thống tích hợp các loại hình truyền thông bên cạnh báo in. Mỗi loại hình có chức năng riêng nhưng vẫn bổ sung qua lại". Quan điểm này cho thấy, dù đang giữ "chiếu trên" nhưng những người làm báo in vẫn hiểu rằng, thị phần của nó chắc chắn sẽ bị san sẻ cho các kênh truyền thông hiện đại khác. Thế nên, trong tòa nhà của Báo Tuổi Trẻ đã và đang hình thành khối "đa chủng truyền thông" với sự xuất hiện của Tuổi Trẻ Online bên cạnh Tuổi Trẻ báo giấy. Cuối năm 2003, khi mới ra đời, Tuổi Trẻ Online xếp thứ 1446 trong số các website tiếng Việt được đọc nhiều nhất trên toàn thế giới. Đến ngày 1.12.2007, nó đã vươn lên vị trí 383. Con số trên nói lên điều gì? Rằng sức mạnh của internet không thể bị xem thường. Tuổi Trẻ Online còn tích hợp cả chức năng xem truyền hình, nghe radio bản tin nhanh SMS trên điện thoại di động và cả mạng xã hội. Ông Hàng Phước Long, Phó Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, hình
dung: "Một bà nội trợ vừa nấu cơm vừa có thể bật Tuổi Trẻ Audio để có thể nghe những tin hay nhất của Tuổi Trẻ. Hoặc chỉ với một cú click chuột, 30.000 – 40.000 người có thể cùng lúc xem lại bộ phim truyền hình mà họ đã bỏ lỡ".
Ông Huỳnh Sơn Phước cho biết thêm, trong tương lai, Tuổi Trẻ sẽ là cổng truyền thông đa phương tiện, lấy báo in làm gốc bên cạnh việc cung cấp mọi tiện ích truyền thông khác cho người đọc, trong đó có email và blog.
Ngày 14-10-2005, chương trình thử nghiệm Radio Online đầu tiên của báo Tuổi Trẻ, cũng là chương trình radio online đầu tiên của hệ thống radio phát trên báo điện tử của VN chính thức ra mắt trên website của báo Tuổi Trẻ với tên gọi Radio Online của mục Văn hóa giải trí báo Tuổi Trẻ Online. Chương trình được phát trên website www.tuoitre.com.vn vào thứ sáu hàng tuần.
Kể từ đó Radio Online đồng hành với quý thính giả với hàng loạt chương trình giải trí thu hút giới trẻ VN.
Radio Online là loại hình thông tin đa chức năng (multimedia), khai thác được các tiện ích đặc thù phổ biến trên website, phục vụ nhu cầu thông tin văn hóa - giải trí - nghệ thuật và thưởng thức những tác phẩm mới cho người nghe với bước đầu được xây dựng trên chuyên trang Văn hóa - giải trí, Tuổi Trẻ Online mong muốn tạo sự phong phú, sinh động trong việc thông tin hoạt động đời sống văn hóa nghệ thuật VN và thế giới qua mạng.
Từ một chương trình phát sóng một tuần 1 lần ban đầu do phóng viên Trung Nghĩa thực hiện, Radio Online sau đó do phóng viên Hoài Nam phụ trách từ số 25 và đổi sang tên Radio Online 360 độ Giải trí.
Ngày 30-12-2008, chương trình đã ra mắt thêm một chương trình mới tên Bắc nhịp trái tim với mục đích lấy âm nhạc làm điểm tựa để gắn kết những trái tim, đan cài những cảm xúc. Quí thính giả có thể đến với những thông tin âm nhạc mới, những chuyện bên lề của làng showbiz cũng như những hoạt động âm nhạc đang diễn ra rầm rộ.
Chương trình đã giao lưu với nhiều ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước như ca sĩ Bi-Rain, hàn Quốc, Trần Chí Tài Hong Kong, Namsangmi (Hàn Quốc) và rất nhiều các ca sĩ VN như Mỹ Tâm, Quang Dũng, Hồ Ngọc Hà, Trần Thu Hà, Hồ Quỳnh Hương, Năm dòng kẻ…
Tính đến nay Radio Tuổi trẻ Online đã cùng đồng hành cùng quý thính giả với thời gian hơn 7 năm, với hơn 500 chương trình. Trong đó 181 chương trình Radio Online 360 độ Giải trí, 135 chương trình Bắc nhịp trái tim, 135 chương trình Audio VHGT. Trung bình khoảng hơn 30.000 lượt người nghe mỗi chương trình.
Năm 2007, chương trình Radio Online kỳ 107 chủ đề Sài Gòn thu phải không em do Hoài Nam biên tập kịch bản, MC Quốc Thái Hoài Nam đoạt giải ba Giải báo chí Thành phố.
Bảy năm, một quãng thời gian không quá dài nhưng cũng không phải là ngắn cho sự tồn tại của Tuổi trẻ Radio Online. Trong thời điểm nhiều kênh giải trí phát triển rầm rộ thì Radio Online của báo Tuổi Trẻ luôn tạo được niềm tin và chỗ đứng trong lòng thính giả trẻ.
Trong hành trình tự đổi mới, ngày 09/03/2011, báo Tuổi Trẻ chính thức ra mắt Tuổi Trẻ Mobile (http://m.tuoitre.vn) có tích hợp radio trên điện thoại di động và máy tính bảng. Với thiết kế tối ưu hóa cho các màn hình nhỏ như màn hình điện thoại di động, máy tính bảng, bạn đọc Tuổi Trẻ Mobile có thể xem Tuổi Trẻ “mọi lúc mọi nơi” với khả năng hỗ trợ trên 500 dòng điện thoại. m.tuoitre.vn luôn đồng hành với người sử dụng điện thoại di động và các thiết bị di động.
Bạn đọc có thể kết hợp vừa làm việc vừa nghe tin tức qua chương trình radio trên m.tuoitre.vn với nhiều thông tin hấp dẫn. Sự xuất hiện của “Radio” ở trang nhất cũng là đặc sản của Tuổi Trẻ Mobile khi phát 24/24 mỗi ngày với nhiều chuyên mục: Bắc nhịp trái tim, Văn hóa giải trí, Nhịp sống trẻ, Xa lộ HiFi, Café chủ nhật, Du lịch cuối tuần, Sức khỏe của bạn, 30 phút buổi sáng…
Đặc biệt, TTM Giao thông phát trực tiếp từ 16g30-18g hằng ngày, cung cấp những tin tức mới nhất về chính trị xã hội, quốc tế, văn hóa, thể thao cùng với thông tin giao thông trên mọi nẻo đường TP.HCM.
Bạn đọc chỉ cần có điện thoại kết nối wifi, 2G/3G là có thể truy cập Tuổi Trẻ Mobile để xem, nghe, đọc tin tức, media, chuyên trang yêu thích.
Sản phẩm này được đưa vào thử nghiệm từ tháng 10/2010, sau 4 tháng đã có trên 11 triệu lượt truy cập đến từ 68 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.1.2 Viettel radio
Đầu năm 2010, nhóm nghiên cứu Viettel Radio đã tiến hành khảo sát thị trường phát thanh Việt Nam để cho sự ra đời một sản phẩm báo chí mới dựa trên những ứng dụng công nghệ. Nhóm đã dựa trên những vấn đề mấu chốt, đó là:
Theo quy hoạch của chính phủ đến năm 2015 toàn quốc sẽ chuyển sang phát thanh số chứ không truyền phát Analog như trước nữa. Nghiên cứu mô hình truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh thì yêu cầu chi phí đầu tư tốn kém. Khi phân tích chiều hướng phát sóng của VTC cũng như truyền hình cáp Việt Nam thì nhóm nghiên cứu của Viettel nhận ra có những điểm tương đồng như truyền qua trục cáp quang. Họ nhận thấy điện thoại di động hoàn toàn có thể truyền tải được âm thanh và hình ảnh. Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Viện Nghiên cứu của Viettel để đưa ra một mô hình phát sóng phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có. Mặt khác, sóng điện thoại của Viettel lại có thể truyền tải âm thanh chất lượng cao. Đó là một lợi thế mà không phải bất cứ công ty viễn thông nào cũng có.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy mặc dù, cả nước có 288 trạm phát sóng FM, 11 trạm phát sóng Đài phát cấp phường, xã, thế nhưng chỉ có 36% dân số ở 6 thành phố lớn nghe đài hằng ngày. Trong khi đó, mạng viễn thông Viettel hiện nay phủ sóng khắp cả nước, tới cả những vùng xa xôi, biên giới, hải đảo… Toàn bộ người dân ở bất kỳ đâu cứ có sóng điện thoại là có thể nghe được Radio. Cửa ngõ phát thanh trên điện thoại di động 3G có rất nhiều tiềm
năng mà chưa nhà mạng nào khai thác. Đó chính là con đường tất yếu cho Viettel Radio ra đời. Trải qua một quá trình thai nghén và chuẩn bị lâu dài, chương trình đầu tiên của Viettel Radio đã được phát sóng vào ngày 2/9/2010, đánh dấu sự xuất hiện của kênh phát thanh trên điện thoại đầu tiên tại Việt Nam. Cho đến nay Viettel Radio đã trải qua 3 tháng thử nghiệm và đang trong quá trình phát sóng kinh doanh.
Do tính chất, mục đích của việc làm phát thanh là để kinh doanh và vì lợi nhuận nên Viettel Radio chỉ được đầu tư và phát sóng thử nghiệm (miễn phí) trong khoảng thời gian 3 tháng. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về vốn, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cũng như nhân lực, lại đối mặt với những thách thức về việc làm sao để thu hút thính giả và tạo chỗ đứng, nhóm làm Viettel Radio đã tập trung sản xuất 5 chuyên mục lớn bao gồm Bản tin tổng hợp, Hộp âm nhạc, Sách nói, Radio Blog và Diễn đàn theo một fomat riêng và hoàn toàn khác biệt. Sở dĩ, nhóm Viettel Radio lựa chọn những chuyên mục này bởi đây là những nội dung phổ biến, được nhiều người quan tâm nhưng lại chưa có kênh phát thanh nào thể hiện theo phương thức mới. Trong quá trình sản xuất, phát sóng do nhu cầu của thính giả cũng như đánh giá hiệu quả mang lại, nhóm Viettel Radio đã có những thay đổi, điều chỉnh về nội dung như thay đổi tên chuyên mục, bổ sung thêm các chương trình/ chuyên mục mới, trong đó có chuyên mục tình yêu giới tính và dừng sản xuất những chuyên mục không phát triển (Diễn đàn).
Sau khi ra đời, cũng do vấn đề kinh phí, thời gian đầu tiên các chương trình Viettel Radio được đặt nhờ trên trang chủ MobiTv.vn, (wap site xem truyền hình trên điện thoại di động 3G của Viettel) với một đường link có tên Mobitv.vn/Radio. Do yếu tố cạnh tranh khốc liệt nên việc truyền thông quảng bá rộng rãi cho một mô hình phát thanh mới dường như không được áp dụng, đó cũng là chiến lược kinh doanh của các nhà quản lý để đảm bảo yếu tố bản quyền. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này chính là cơ sở để Viettel Radio
xây dựng hình ảnh và chỗ đứng cho mình. Việc mở rộng khách hàng sẽ được tính ở bước hai sau quá trình thử nghiệm thành công.
Radio Mobile hiện nay đang được triển khai trên 3 kênh bán là wapsite VRadio, website/wapsite Vfun, wapsite MobiTV.
Truy cập các “điểm bán” này, khách hàng có thể tự do lựa chọn thưởng thức chương trình Radio mà mình yêu thích. Hiện dịch vụ có rất nhiều chuyên mục hấp dẫn như: Tin hot, Quán âm nhạc, Âm thanh độc, Đọc truyện IStory, Dành cho bé yêu, Nhịp sống trẻ và Cửa sổ tình yêu (hợp tác với Đài TNVN). Nội dung các chuyên mục phù hợp với mọi lứa tuổi và được cập nhật liên tục trong ngày.
Viettel Radio do Ban dự án phát thanh – truyền hình Viettel (thuộc phòng chiến lược kinh doanh – Tập đoàn Viettel) đầu tư thực hiện và trực tiếp quản lý trong thời gian thử nghiệm. Sau khi thử nghiệm thành công, chuyển sang giai đoạn kinh doanh, toàn bộ nội dung, đội ngũ nhân viên và hạ tầng kỹ thuật được chuyển giao cho Trung tâm phát triển nội dung Viettel tiếp quản.
2.2 Khảo sát các chƣơng trình của Tuổi trẻ Radio 2.2.1 Về nội dung 2.2.1 Về nội dung
TTO Media Online tương thích tốt với cả 2 trình duyệt phổ biến nhất hiện nay là Internet Explorer và Firefox. Chuyên trang Media Online có bốn chuyên mục lớn:
+ Truyền hình Online: chương trìnhTT Video Online (TVO), với nội dung chuyên về các vấn đề văn hóa - văn nghệ - xã hội, do chính đội ngũ phóng viên báo TT thực hiện, phát 2 kỳ/tháng.
Bên cạnh TVO, Truyền hình Online còn chuyển phát trực tuyến 24/24 giờ nhiều kênh truyền hình khác như: truyền hình Thanh niên do Thành đoàn TP.HCM thực hiện; kênh VTV 1, 2, 3, 4 của Đài Truyền hình VN; HTV7, 9 của Đài Truyền hình TP.HCM; HNTV của Đài Truyền hình Hà Nội; và hai kênh truyền hình cáp VTC1, 2.
+ Truyền thanh Online: chương trình Radio Online với những nội dung độc đáo về văn hóa - văn nghệ - âm nhạc do chính đội ngũ phóng viên - biên tập viên TT biên tập và dàn dựng, đã được hàng chục ngàn bạn đọc đón chờ vào mỗi thứ sáu hằng tuần từ nhiều tháng nay.
Ngoài ra, trong mục này thính giả còn có thể nghe trực tiếp 24/24 giờ tất cả các chương trình phát sóng của Đài Tiếng nói VN (VOV1, 2, 3, 6), đài FM...
+ Tủ sách Online: Với định hướng trở thành một tủ sách online thật sự của bạn đọc, chuyên mục này đã và sẽ tiếp tục cập nhật tất cả tác phẩm do phòng xuất bản báo TT chọn lọc xuất bản.
Bên cạnh đó, Tủ sách Online sẽ tuyển chọn những tác phẩm hay nhất của các nhà xuất bản khác để giới thiệu và trích đăng.
Đặc biệt, trong chuyên mục này, người dùng còn có thể “đọc” sách qua một hình thức mới rất tiện lợi: nghe sách nói (là những tác phẩm hay do TT tuyển chọn, được chuyển tải qua giọng đọc truyền cảm của các phát thanh viên).
+ Nghe nhạc Online: Với khoảng 1.200 ca khúc hiện có (sẽ tiếp tục được cập nhật mới), chức năng nghe nhạc của Media Online rất hiện đại và tiện lợi, giúp người dùng nghe nhạc theo những yêu cầu riêng.
Người nghe có thể tùy chọn: nghe nhạc theo album, theo ca sĩ, theo nhạc sĩ, theo thể loại nhạc, theo tên bài hát, theo playlist (nhạc tuyển chọn) và đặc biệt nhất là nghe theo “My playlist”. Đây là chức năng cho phép người nghe tự chọn nghe và lưu giữ danh sách các bài hát mà mình yêu thích nhất.
Bên cạnh bốn chuyên mục lớn này, Media Online còn cung cấp phim truyện trực tuyến, các video clip độc đáo về các vấn đề thời sự do chính phóng viên TT thực hiện trong quá trình tác nghiệp báo chí.
Xét riêng các chương trình Radio trên TTO, nội dung chủ yếu thiên về văn hóa, giải trí, tâm lý, tình yêu… với thời lượng khá dài. Cụ thể:
Chương trình Văn hóa giải trí: Phát định kỳ thứ 6 hàng tuần. Do BTV Hoài Nam, Ban Văn hóa - Văn nghệ báo Tuổi Trẻ phụ trách. Thời lượng khoảng 60 phút.
Chương trình Văn hóa giải trí là chuyên mục trọng tâm được chú trọng đầu tư và phát triển nhất kể từ khi Tuổi trẻ Radio ra đời cho đến nay. Chuyên mục này cũng thu hút lượng thính giả đông đảo nhất. Nội dung radio Văn hóa Giải trí chủ yếu xoay quanh các đề tài văn hóa, văn nghệ, âm nhạc. Một số chương trình tổ chức tọa đàm phòng thu với sự tham gia của các ca sỹ, nghệ sỹ, khách mời…
Chương trình Nhịp sống trẻ: Phát định kỳ vào thứ năm hàng tuần, hiện do Bích Dậu, biên tập viên Tuổi Trẻ Online phụ trách. Thời lượng 45 phút.
Đây cũng là chương trình radio thu hút khá nhiều sự quan tâm của thính giả trẻ. Nội dung chủ yếu nói về tâm sự tình yêu, tuổi trẻ, những khúc mắc cuộc sống, tâm sự bạn trẻ, tư vấn tình yêu.
Audio Bắc nhịp trái tim: Phát sóng thứ 3 hàng tuần. Là chương trình quà tặng âm nhạc theo yêu cầu, kết hợp chia sẻ và tâm sự từ thính giả. Chương trình có kết cấu dạng đối đáp giữa 2 MC, kết hợp điểm tin âm nhạc, phát bài hát yêu thích. Thời lượng 45 phút.
Sách nói
Sách nói là phần đặc biệt của Tuổi Trẻ Online so với các trang media khác hiện nay. Tại đây có khá nhiều đầu sách nói là các tác phẩm văn chương