Phát thanh trên Internet

Một phần của tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online (Trang 26)

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là sự phát triển như vũ bão của truyền thông trên mạng internet. “Phát thanh cần có 30 năm để

đạt được con số 50 triệu người nghe, truyền hình mất 13 năm, còn internet chỉ cần có 4 năm” [21, tr96].

Truyền thông internet ngày càng có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Theo một cuộc điều tra tiến hành tại Mỹ, 70% số người được hỏi trả lời cần một máy tính nối mạng nếu họ ở trên một hoang đảo, chỉ có 30% nói họ cần các loại phương tiện khác.

Internet có tốc độ và số lượng người sử dụng tăng trưởng một cách ngoạn mục. Năm 2009, số người sử dụng Internet trên toàn thế giới là 1,6 tỷ người, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 41%, châu Âu 28% và Bắc Mỹ chiếm 18,4%. Vào thời điểm cuối năm 2010, gần 2 tỷ người đã sử dụng Internet trên thế giới, chiếm tỷ lệ khoảng 29% dân số toàn cầu. Số người sử dụng Internet tăng thêm gần 300 triệu người chỉ trong vòng 1 năm sau. Đến năm 2011, Số người dùng Internet đã lên đến 2,3 tỷ, tức chiếm gần 1/3 dân số thế giới.

Tỷ lệ sử dụng Internet cao nhất là ở Bắc Mỹ (77%), châu Úc (61%) và châu Âu (58%). Tại châu Á, tỷ lệ sử dụng ở mức 22% và là châu lục thấp thứ hai bên cạnh châu Phi (nguồn: internetworldstats.com).

Số người sử dụng Internet ở Châu Á chiếm số đông với 922 triệu người sử dụng (trong đó riêng Trung Quốc là 485 triệu), châu Âu đứng thứ hai với 475 triệu và Bắc Mỹ là 271 triệu. (Theo Báo cáo về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) năm 2012 của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).

Tốc độ tăng trưởng số người sử dụng Internet rất khác nhau ở các quốc gia. Ở các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet cao, tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng thấp. Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ người sử dụng Internet đã tăng 100-200% tại các nước phát triển ở châu Á (Hàn

Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore), và khoảng 500-1500% ở các thị trường mới nổi châu Á.

Những cường quốc internet trên thế giới như Mỹ (61,58%) dân số sử dụng internet, Nhật Bản (77,9%), Singapore (77,74%)... đang tiến tới việc xây dựng hệ thống truy cập internet miễn phí. Bên cạnh đó, những thành quả của công nghệ thông tin cũng thúc đẩy cho sự phát triển của Internet. Một số quốc gia như Đức, Mỹ, Malaysia... đang triển khai xây dựng mạng Internet truyền qua đường dây điện (song song với mạng Internet sử dụng đường truyền bưu chính viễn thông hiện nay).

Với sự xuất hiện của Internet, công chúng không còn nhẫn nại chờ đợi nữa, họ muốn được tiếp cận với thông tin giải trí bất cứ khi nào có nhu cầu. Phát thanh ngay lập tức đổi mới, tạo ra nhiều biến thể trong thời đại kỹ thuật số, trong đó có phát thanh qua mạng (webradio).

Trong các phương thức sản xuất phát thanh hiê ̣n đa ̣i , phát thanh internet là phương thức ra đời tương đối sớm. Năm 1991, World Wide Web được phát minh và khởi đầu cho sự bùng nổ của ma ̣ng internet thì ngay sau đó 2 năm (vào năm 1993), Internet Talk Radio đã ra đời . Điều đó chứng tỏ các nhà truyền thông đã nhanh chóng nắm bắt được ưu thế của internet và bước đầu nghĩ tới một hình thức kết hợp giữa các loa ̣i hình báo chí để ta ̣o sự tiê ̣n lợi cho công chúng.

Phát thanh internet có thể coi là một bước đột phá của phát thanh . Nó là nhân tố phá vỡ phát thanh truyền thống và là mô ̣t giải pháp hữu hiê ̣u cho công chúng phát thanh thời đại kỹ thuật số . Theo quan niệm của chúng tôi, phát thanh internet là một phương thức phát thanh hiện đại, truyền thông tin đến công chúng qua mạng internet, dưới dạng ngôn ngữ truyền thông đa phương tiện. Do đó, internet radio có đặc thù khác biệt so với các phương thức phát thanh truyền thống, đồng thời cũng có những đặc thù khác biệt so với các loại hình báo chí khác được truyền tải trên mạng internet.

Webradio có khả năng cung cấp cho công chúng nhiều dịch vụ bởi sự kết hợp giữa phát thanh và internet. Tính năng nghe phát thanh trực tiếp trên máy tính hoặc nghe lại các chương trình phát thanh đã phát trong 7 ngày trên mạng internet, tính năng cho phép tải các chương trình phát thanh (download) hoặc máy tự động tải và lưu các chương trình phát thanh vào máy nghe nhạc cá nhân của công chúng đã trở thành công cụ hữu hiệu để webradio giữ thính giả cho phát thanh. Bên cạnh âm thanh, thính giả còn có thể khám phá nhiều tính năng khác mà một website có thể phục vụ công chúng của mình. Cho đến nay, đã có hơn 18.000 webradio ở 136 nước và lãnh thổ. Trong đó, Mỹ, Canada và Anh là các quốc gia có nhiều webradio nhất.

Đã có một thời, người ta coi phát thanh trên mạng Internet như là một mối đe doạ cho phát thanh truyền thống. Nhưng chất lượng âm thanh chưa tốt và tính ổn định chưa cao do sự hạn chế của băng thông và tình trạng nghẽn mạng thường xuyên vẫn còn là nhược điểm chính của việc đưa phát thanh lên mạng. Thêm vào đó, tất cả những vấn đề có liên quan đến bảo vệ bản quyền và chống ăn trộm vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù người ta đưa ra giao thức ứng dụng không dây WAP (Wireless Applications Protocol) để giúp cho việc truy cập Internet không dây qua điện thoại di động, nhưng hiện nay nó vẫn chưa thông dụng do giá thành quá cao và tốc độ chậm. Bên cạnh đó, cũng có những vấn đề khác làm chậm sự phát triển của phát thanh trên mạng. Dù sao đi nữa, các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh cũng vẫn tiếp tục coi Internet là một phương tiện bổ trợ hữu hiệu để phát lại các chương trình của mình, hướng tới những đối tượng mới và tìm kiếm những nguồn thu, quảng cáo mới. Bên cạnh đó, đây cũng được coi là một phương thức phủ sóng hướng tới những vùng chưa phủ được.

Một phần của tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)