Tín ngưỡng đa thần giáo là việc thờ cúng nhiều vị thần và đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản được thể hiện một phần trong hệ thống Yaoyorozu no kami 八百万の神 / Bát Bách Vạn Thầ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========================
LƯU THỊ THU THỦY
TÌM HIỂU TÍNH ĐA THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN NHẬT BẢN
SO SÁNH VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành: Châu Á học
Hà Nội, 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========================
LƯU THỊ THU THỦY
TÌM HIỂU TÍNH ĐA THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN NHẬT BẢN
SO SÁNH VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 50
Người hướng dẫn khoa học PGS TS PHẠM HỒNG THÁI
Hà Nội, 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lưu Thị Thu Thủy, học viên cao học lớp QH K 2010 – 2013, Khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Phạm Hồng Thái, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Việt Nam Luận văn là sự trung thực, không sao chép ở bất cứ công trình nào khác, do đó, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cam kết cá nhân
Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Học viên cao học
Lưu Thị Thu Thủy
Trang 41
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, người viết đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều thầy cô giáo thuộc các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước Tôi đặc biệt muốn gửi lời cảm ơn tới PGS TS Phạm Hồng Thái, Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; GS TS Inoue Nobutaka, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa phát triển, Viện trưởng Hiệp hội nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản, Giảng viên ngành xã hội học tôn giáo, trường đại học Kokugakuin, Nhật Bản GS.TS Norman Haven giảng viên môn Tín ngưỡng dân gian, trực thuộc khoa Văn học, Trường đại học Kokugakuin, Tokyo, Nhật Bản Thạc sỹ Yokohama Noboru, giảng viên trường đại học Kokugakuin đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình đi tìm hiểu thực tế tại Nhật Bản Tiến sỹ Phan Hải Linh, Trưởng bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông Phương Học, Đại học khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội người đã cho tôi nhiều nhận xét hữu ích trong quá trình hoàn thiện luận văn Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Đông Phương học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Việt Nam là những thầy
cô, đồng nghiệp và nơi đã giúp tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu, hoàn thành bản luận văn này
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Lưu Thị Thu Thủy
Trang 52
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 0
LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN NHẬT BẢN 10
1.1 Một số vấn đề lý luận về tín ngưỡng dân gian 10
1.1.1 Tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian và tôn giáo 10
1.1.2 Tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian 14
1.2 Tín ngưỡng dân gian Nhật Bản 15
1.2.1 Khái niệm tín ngưỡng dân gian Nhật Bản 15
1.2.2 Các loại hình tín ngưỡng dân gian Nhật Bản 19
1.2.3 Một vài đặc trưng đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản 33
CHƯƠNG 2 : TÍNH ĐA THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở NHẬT BẢN 40
2.1 Tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên 46
2.2 Tín ngưỡng thờ cúng động thực vật của người Nhật Bản 50
2.3 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Nhật Bản 55
2.4 Tín ngưỡng phồn thực 62
2.5 Sự hợp nhất giữa tôn giáo-tín ngưỡng ngoại sinh vào trong tín ngưỡng bản địa ở Nhật Bản 65
2.6 Một vài nét về tính đa thần trong đời sống xã hội Nhật Bản hiện nay 69
CHƯƠNG 3 : TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG TÍNH ĐA THẦN GIÁO CỦA TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN NHẬT BẢN VIỆT NAM 76
Trang 63
3.1 Sự tương đồng và khác biệt trong hoàn cảnh sống và môi trường
tự nhiên 76 3.2 Sự tương đồng của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian hai nước 80 3.3 Sự khác biệt của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian hai nước 85 3.4 Vấn đề bảo tồn văn hóa tín ngưỡng của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm Việt Nam 91 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 74
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đa thần giáo hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là thờ nhiều thần, khái niệm này dùng để chỉ phân biệt với nhất thần giáo Tuy nhiên đây cũng là hình thức tín ngưỡng khác như tô tem giáo, bái vật giáo, vật linh giáo, sa man giáo…, tín ngưỡng vào các thần linh, ma quỷ riêng lẻ, chưa thành hệ thống trong đó
có vị thần chủ thể tối cao Tín ngưỡng đa thần giáo có thể thấy trong tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản (Shinto), Hàn Quốc (Saman giáo), hay Hindu giáo của Ấn Độ Tín ngưỡng đa thần giáo là việc thờ cúng nhiều vị thần và đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản được thể hiện một
phần trong hệ thống Yaoyorozu no kami (八百万の神 / Bát Bách Vạn Thần)của Shinto, trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, lễ hội nông nghiệp, tín ngưỡng thờ cúng thiên nhiên, tục thờ cúng người có công với nước, tín ngưỡng thờ cúng động thực vật, tín ngưỡng thờ cúng linh hồn…v.v
Ngoài ra, khi tôn giáo ngoại sinh vào Nhật Bản nó hòa nhập, pha trộn với tín ngưỡng bản địa tạo nên sự đa dạng, phong phú trong hệ thống chủ thể thờ cúng Quá trình hỗn dung cũng góp phần hình thành nên tính đa dạng trong hệ thống thờ đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản Đây là một điểm khác biệt trong hệ thống tín ngưỡng Nhật Bản Sự đa dạng này có nhiều nét tương đồng với tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam Hiện nay, những nghiên cứu về chủ đề trên chưa nhiều và thiếu tính hệ thống, do
đó tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản - so sánh với Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Trong luận văn, tôi
muốn làm rõ được những tính chất, đặc trưng cụ thể của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, điểm tương đồng, khác biệt giữa tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian hai nước
Yaoyorozu no kami 八百万の神: やおよろずのかみ được dịch là vô số vị thần
Đa thần giáo Nhật Bản ở đây là cách viết tắt của tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản
Trang 85
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tính đa thần là một trong những đặc trưng nổi bật nhất của tín ngưỡng dân gian Nhật Bản Nghiên cứu về mảng đề tài này khá phong phú, ở phạm vi tiếng Việt có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: Phạm Hồng Thái (2008),
Tư tưởng Thần Đạo và xã hội Nhật Bản cận hiện đại, H NXB Khoa học xã hội; Phạm Hồng Thái (2003) Tín ngưỡng truyền thống của người Nhật, nguồn gốc và một số quan niệm cơ bản Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á
số 1 (43); Phạm Hồng Thái (2003) Tín ngưỡng truyền thống của Nhật Bản qua một vài nghi lễ phổ biến Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 5 (47); Lưu Thị Thu Thủy (2012), Tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, Tạp chí thông tin Khoa học xã hội số 6; Nguyễn Kim Lai (2005), Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam những nét tương đồng và khác biệt, Tạp chí Triết học số 8 năm 2005; Trịnh Cao Tưởng (2005), Shinto Nhật Bản và thành hoàng làng Việt Nam một nghiên cứu so sánh, NXB Văn
hóa thông tin…v.v Ngoài ra là một số công trình nghiên cứu của các học giả Nhật Bản:
Kubota Hiroshi với Nihon tashinkyō no fudo (Phong thổ trong đa thần giáo Nhật Bản) là công trình nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu về thế giới tâm
linh, đặc trưng của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian địa phương Nhật Bản Công trình gồm 6 chương, trong chương một, Kubota Hiroshi lần lượt giới thiệu với độc giả về nguồn gốc các vị thần được sinh ra từ phong thổ
Nhật Bản Chương hai giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng linh hồn (霊魂信仰
/reikon shinkō), sự hợp nhất trong Thần Phật hợp nhất (神仏習合/shinfutsu shūgō) Trong chương ba tác giả trình bày khá kĩ bức tranh toàn thể tín
ngưỡng thờ cúng thần rừng, thần biển, quan niệm linh hồn của người Nhật cổ Trong chương bốn cụ thể hóa các vấn đề trong tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên, tha giới (thế giới khác) Chương năm giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá trình hỗn dung của tôn giáo ngoại sinh vào tín ngưỡng bản địa như thế nào? Vai
Trang 96
trò và ý nghĩa của tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của người Nhật có những thay đổi gì so với trước đây Chương 6, tổng kết các quan niệm sinh tử của người Nhật từ cổ đại đến hiện đại [36]
Higiwara Hidesaboru với Nihon bunka to shinkō/kami no hassei (Văn hóa Nhật Bản và những phát sinh trong thần thánh, tín ngưỡng) là một công
trình khá dầy dặn gồm 254 trang sách Qua nghiên cứu của mình, Higiwara Hidesaboru đã giúp người đọc tìm được câu trả lời: Thần thánh được sinh ra
từ đâu, có thực sự tồn tại hay không? Tác giả qua điều tra thực tế tại một số lễ hội ở Nhật Bản, qua nghiên cứu một số tín ngưỡng dân gian tiêu biểu, tìm ra được bản chất, đặc trưng tín ngưỡng đa thần và mức độ đa dạng trong tín ngưỡng thờ cúng của người Nhật Bản [37; tr 254 ]
Công trình Nihonjin no minkan shinkō to shisō của Sawayama Shintaro (Tư tưởng và tín ngưỡng dân gian của người Nhật Bản) là một nghiên cứu tự
do tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Nhật Bản Tín ngưỡng trên được tiếp cận dưới một góc độ, cách nhìn mới, khá xa lại so các học giả truyền thống Nghiên cứu của Sawayama Shintaro đã chứng minh được tục thờ cúng tổ tiên của người Nhật Bản bắt đầu từ thời kỳ Jomōn và dựa trên tín ngưỡng nguyên thủy là tục thờ cúng quỷ thần Vì vậy, cùng với những tập tục, tín ngưỡng khác, thờ cúng tổ tiên đã góp phần hình thành sự đa dạng trong
chủ thể thờ cúng ở Nhật Bản [54] Bên cạnh cách tiếp cận thuần Nhật Bản,
học giả Hosaka Yukihiro với góc nhìn mới của triết học Phương Tây đã làm
rõ ảnh hưởng của văn minh Phương Tây trong giao thoa văn hóa, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Nhật Công trình là nghiên cứu bài bản, chuyên
sâu và hữu ích cho nghiên cứu thế hệ sau Đó là cuốn Nihon no shizen suihai seiyō no Animizumu shūkyō to bunmei・hitsujyōna shūkyō rikai heno sasoi (Sùng bái tự nhiên của Nhật Bản lời kêu gọi hướng tới tìm hiểu tôn giáo, văn minh phi Phương tây và thuyết vật linh của Phương Tây) [64; tr 362]
Trang 10quan điểm tiêu biểu trong nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian, tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, hệ thống lễ hội, hệ thống các vị thần được thờ ở Nhật Tuy nhiên, điều đáng bàn là các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu khung lý thuyết, quan điểm kinh điển hơn là nghiên cứu sự kiện
Tìm hiểu về tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa của một dân tộc cũng là giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về dân tộc đó Việt Nam và Nhật Bản vốn là hai nước đồng văn, cùng chịu ảnh hưởng chung từ văn hóa Trung Hoa nên trong tín ngưỡng, phong tục, tập quán sẽ không hiếm những nét tương đồng, Vì vậy,
việc thực hiện đề tài luận văn Thạc sỹ “Tìm hiểu tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản – So sánh với Việt Nam" chắc chắn sẽ có ý nghĩa lí
luận, thực tiễn bổ ích Luận văn là tài liệu cung cấp thêm thông tin về tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, tính đa thần của tín ngưỡng dân gian, điểm tương đồng và khác biệt trong đa thần giáo hai nước cho những ai quan tâm, cần tìm hiểu Cuối cùng, người viết cũng mong công trình trên có thể trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích, góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu cho ngành nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trang 118
Mục đích của luận văn:
Làm rõ tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản là gì?, tín ngưỡng đa thần giáo đóng vai trò như thế nào đối với đời sống tinh thần của người Nhật? Quá trình hội nhập, bản địa hóa các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo ngoại sinh ở Nhật diễn ra như thế nào trong tín ngưỡng đa thần giáo của Nhật Bản? Tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản khác với tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam ở điểm gì? Giữa tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian hai nước có những điểm chung nào? Trong khuân khổ luận văn, tôi muốn làm rõ những nghi vấn đã được nêu ra, đồng thời dựa vào đó xây dựng một cách nhìn khái quát nhất về lĩnh vực vốn đang còn nhiều tranh luận
Nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu đề tài:
1 Tìm hiểu về tình hình nghiên cứu tín ngưỡng dân gian Nhật Bản nói chung và tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản nói riêng?
2 Nêu rõ các đặc trưng cơ bản nhất của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra được điểm tương đồng và khác biệt trong nghiên cứu so sánh với Việt Nam Những đặc trưng này so với nghiên cứu trước đây có gì mới hay không?
3 Từ trường hợp Nhật Bản, đề xuất được một số bài học kinh nghiệm đối với việc nâng cao ý thức của con người trong việc bảo tồn tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, so sánh với Việt Nam
5 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, so sánh với Việt Nam, tìm ra được điểm tương đồng, khác biệt trong tính đa thần giáo hai nước
Trang 129
6 Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận, quan điểm lý luận về tôn giáo của Chủ nghĩa Mác Lênin, các lý thuyết nghiên cứu văn hóa dân gian của Sakura Tokutaro, Ichiro Hori, Yanigata Kunio, quan điểm về đa thần giáo của Kubota Hiroshi .v.v, tác giả giải quyết các vấn đề cơ bản của đề tài, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, so sánh, tổng hợp Ngoài ra, tác giả còn kết hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp việc tự nghiên cứu và tham khảo các đề tài nghiên cứu của các tác giả khác đăng trên các tạp chí khoa học hoặc các trung tâm nghiên cứu, các giáo trình giảng dạy
về Nhật Bản và tôn giáo ở các trường đại học
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Trên cơ sở bài học từ tính cấp thiết và kinh nghiệm bảo tồn văn hóa tín ngưỡng từ phía Nhật Bản, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng một luận cứ khoa học cho Việt Nam trong vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần: Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương với các tiết
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng
dân gian Nhật Bản
Chương 2: Tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản
Chương 3: Tương đồng và khác biệt trong thờ cúng đa thần của tín
ngưỡng dân gian ở Nhật Bản và Việt Nam
Mục lục
Danh mục tài liệu tham khảo của luận văn
Trang 1310
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN NHẬT BẢN
1.1 Một số vấn đề lý luận về tín ngưỡng dân gian
1.1.1 Tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian và tôn giáo
Hiện có hàng trăm cách hiểu khác nhau về tôn giáo, tín ngưỡng, trong
đó định nghĩa của Karl Marx, Friedrich Engels, S ATokarev, Malinowski, George James Frazer…, là những định nghĩa phổ biến, được sử dụng nhiều nhất
Tôn giáo: Theo Friedrich Engels, tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự
phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người, của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những thế lực của siêu nhiên và trong những thời kỳ đầu của lịch sử, chính những thế lực thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp [3; tr 447]
Tín ngưỡng: từ điển tiếng Việt viết “lòng tin và sự tôn thờ một tôn
giáo” [22; tr 1646], nghĩa là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn giáo Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng được hiểu là: “lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [2; tr 284] Quan điểm của Ngô Đức Thịnh rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được Hiện có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây niềm tin của tín
ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”, do vậy niềm tin vào cái thiêng thuộc về
Trang 1411
bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm ” [15; tr 16]
Khác với học giả Việt Nam, các học giả thế giới lại có cách nhìn về tín
ngưỡng như sau: Trong công trình Văn hóa nguyên thủy, Tylor E B cho rằng:
“Cần đặc biệt chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những nền tảng vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thủy, như thể chúng đã thực
sự mọc lên từ đó Trong thuyết vật linh phức tạp, chúng trở thành sản phẩm của sự ngu dốt hơn là của nhà triết học và tồn tại như những tàn tích của cái
cũ hơn là những sản phẩm của thời sau, khi chuyển từ sức sống đầy đủ sang
trạng thái tàn tích” [19; tr 939] Malinowski trong tác phẩm, “Ma thuật khoa học và tôn giáo” đã định nghĩa như sau: tín ngưỡng ra đời khi mà cuộc sống
của con người có nhiều sự trở ngại và bất trắc” [5; tr 159] S A Tokarev, nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng của Nga cho biết: “Mặc dù bác bỏ luận thuyết
về sự phát triển nội tại của tôn giáo, chúng tôi vẫn không bao giờ phủ định sự tồn tại của những mối liên hệ nguồn gốc giữa các tín ngưỡng Chúng ta đã thấy rõ những tín ngưỡng đó có tính bảo thủ đến mức nào, bất kỳ một tín ngưỡng nào đã bắt rễ vững chắc cũng đều tồn tại trong nhân dân rất lâu bền, thậm chí tồn tại ngay cả lúc những điều kiện sản sinh ra nó đã thay đổi” [10;
tr 55] Như vậy, theo quan điểm của học giả này tín ngưỡng chính là hình thức tôn giáo sơ khai: tô tem giáo, bùa ngải và lễ ám hại, chữa bệnh bằng phù phép, lễ dục tình, ma chay, lễ thành niên, sự thờ cúng của nghề săn bắt, sự thờ cúng của thị tộc mẫu hệ, sự thờ cúng tổ tiên, Shaman giáo, Naguan giáo, sùng bái hội kín, thờ cúng thủ lĩnh, thờ thần trong bộ lạc, thờ thần nông nghiệp…v.v, là nguồn gốc khai sinh ra tôn giáo ngày nay
Về sự khác biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng có thể sơ đồ hóa như sau:
Trang 1512
+ Chưa có hệ thống giáo lý, hệ thống
thờ cúng chưa được hệ thống hóa mà
chỉ mới có các huyền thoại, thần tích,
truyền thuyết
+ Hệ thống giáo lý, kinh điển thể hiện quan niệm vũ trụ và nhân sinh, truyền thụ qua học tập ở các tu viện, thánh đường
+ Nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân
tán và chưa thành quy ước chặt chẽ
+ Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ cúng chặt chẽ (chùa, nhà thờ, thánh đường)
+ Gắn với cá nhân và cộng đồng làng
xã, chưa thành giáo hội
+ Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá chặt chẽ, hình thành hệ thống giáo chức
+ Mang tính chất dân gian, sinh hoạt
của dân gian, gắn với đời sống nông
dân
+ Không mang tính dân gian, có chăng chỉ là sự biến dạng theo kiểu dân gian hoá, như Phật giáo dân gian
Tín ngưỡng dân gian: Theo quan điểm của Patric B Mullen, tín
ngưỡng dân gian là một thể loại lớn bao gồm sự biểu cảm và cách ứng xử mà
ta gọi là mê tín, tín ngưỡng bình dân, làm phép, các hiện tượng siêu tự nhiên, các câu của các bà nội trợ già, y học dân gian, tôn giáo dân gian, các biểu hiện
Trang 1613
của thời tiết, cây cỏ, các lời khấn tụng, người hay loài vạt mang vật rủi, đồ làm từ rễ cây những điều tốt xấu các chuyện yêu ma và những điều cấm kỵ [14; tr 273] Nhưng theo quan điểm cá nhân, tín ngưỡng dân gian là niềm tin,
sự ngưỡng mộ đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người, cách hiểu này sẽ được lựa chọn làm tiêu chí chính trong khi viết luận văn
Các loại hình tín ngưỡng dân gian
X.A Tocarep, nhà dân tộc học, tôn giáo học nổi tiếng của Nga, trong
công trình“Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng” [10]
đã chia ra các loại hình tôn giáo như sau:
(1) Thờ cúng tổ tiên (gia tộc, dòng họ, quốc gia), tô tem giáo hay còn gọi là tín ngưỡng thờ cúng linh hồn
(2) Tín ngưỡng vòng đời người (Nghi lễ sinh đẻ: thờ bà Mụ; Nghi lễ cưới xin: thờ ông Tơ, bà Nguyệt; Thờ thần bản mệnh; Tang ma và thờ cúng
người chết…)
(3) Tín ngưỡng nghề nghiệp (Tín ngưỡng nông nghiệp: Nghi lễ phồn thực, Tứ pháp, thần Nông ; Thờ Thánh sư còn gọi là Tổ nghề thủ công; Thờ
Thần tài ; Các tín ngưỡng của ngư dân, nông dân…)
(4) Tín ngưỡng thờ Thần (đạo thờ Thần) (Thành hoàng làng, thổ thần, thổ công, thổ địa được gọi là tự nhiên thần; Thờ các anh hùng dân tộc, thờ người có công với nước, thờ người chết trẻ… gọi là nhân thần)
Các nhà dân tộc học và nghiên cứu tín ngưỡng dân gian Nhật Bản lại
có cách hiểu khác trong phân loại hình thức tín ngưỡng Cách phân loại theo kiểu này sẽ được giới thiệu một cách cụ thể trong phần: các loại hình tín ngưỡng dân gian Nhật Bản Mặc dù sự phân chia trên chỉ là tương đối và không phải tất cả các nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng hay dân tộc học đều đồng thuận Trong nghiên cứu này, tôi lựa chọn cách phân chia
Trang 1714
của X.A Tocarep làm tiêu chí cho luận văn do nó phản ánh được một cách tương đối đầy đủ các loại hình tín ngưỡng thường gặp
1.1.2 Tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian
Cũng như định nghĩa về tôn giáo - tín ngưỡng, khái niệm tính đa thần giáo cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, trong đó đa thần giáo được hiểu là một tôn giáo thờ nhiều thần phân biệt với nhất thần giáo, loại hình chỉ thờ một thần duy nhất Những hình thức tín ngưỡng khác nhau như tô tem giáo, bái vật giáo, vật linh giáo, sa man giáo đều được hiểu là tín ngưỡng đa thần, nó khác với các tín ngưỡng khác Đó là tín ngưỡng thờ các vị thần linh, ma quỷ riêng lẻ…v.v Tuy nhiên, tất cả các loại hình tín ngưỡng này đều chưa trở thành một tôn giáo vì nó chưa có hệ thống, không có giáo chủ hay vị thần tối cao
Lý thuyết tôn giáo đa thần đưa ra với mục đích nhằm chống lại những tôn giáo có tính độc thần như Do Thái giáo, Kito giáo, Hồi giáo và chủ trương của đa thần giáo là nhằm đối kháng lại nhất thần giáo Tại Nhật Bản, Phật giáo đã ăn sâu bén rẽ vào nước này từ hàng ngìn năm, bén rễ vào trong Shinto giáo, tôn giáo - tín ngưỡng nguyên thủy của người Nhật tạo nên hỗn dung tôn giáo Hỗn dung tôn giáo theo kiểu Thần Phật hợp nhất là một đặc trưng hiếm
có, biểu hiện tính đa thần giáo của Nhật Bản Nhiều công trình nghiên cứu của Takeshi Yoro, Takeshi Umehara, Masahiro Fujiwara, Hayao Miyazaki, Kishida Shigeru và Izawa Motohiro, Kubota Hiroshi, Ichiro Hori… là những công trình nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh vực này
Kubota Hiroshi, học giả nổi tiếng về tôn giáo, tín ngưỡng dân gian người Nhật đã định nghĩa tín ngưỡng đa thần như sau: Tín ngưỡng đa thần phát sinh từ sự kính sợ các hiện tượng thiên nhiên hay từ cảm tính về cái thiêng của một vật thể nào đó Tín ngưỡng đa thần cũng bắt nguồn từ những
Các tác giả trên sẽ được lần lượt đưa ra trong các chú thích khác
Trang 1815
thần thoại mô tả rất nhiều nhân vật có hình tướng lạ thường, tính cách phi thường, có sức mạnh siêu phàm Những thần này đặc trách cai quản và phù trợ cho một lãnh vực đời sống thế gian Tín ngưỡng đa thần còn đi đến sự thần hóa các vị anh hùng trong dã sử hay lịch sử của một dân tộc, hình thành nên một chủ thể đa dạng các vị thần trong việc thờ cúng Thuật ngữ
Yaoyorozu no kami (vô số các vị thần) trong Shinto là một trong những đặc
trưng đa thần của tôn giáo, tín ngưỡng Nhật Bản [36; tr 21]
Như vậy, qua một vài quan điểm kể trên chúng ta đã có được cái nhìn
cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian và khái niệm tính đa thần giáo Tuy nhiên trong luận văn này, khung lý thuyết vẫn dựa trên những nghiên cứu cơ bản của các nhà nghiên cứu Nhật Bản
1.2 Tín ngƣỡng dân gian Nhật Bản
1.2.1 Khái niệm tín ngưỡng dân gian Nhật Bản
Việc phân biệt giữa khái niệm tín ngưỡng dân gian và tôn giáo dân gian hiện nay rất rộng và mơ hồ Sự phân biệt rạch ròi, hay tìm một từ ngữ có thể liên kết giữa hai thuật ngữ này thực sự rất khó, một nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực này đã phải thốt lên “Có lẽ không một lĩnh vực nào của kiến thức lại có nhiều hiểu lầm hơn thế” Folk beliefs một thuật ngữ thường dùng trong tiếng Anh, được dịch sang tiếng Việt là tín ngưỡng dân gian và từ tương
ứng trong tiếng nhật là Minkan shinkō (民間信仰)
Hầu hết các học giả Nhật Bản cho rằng: Minkan shinkō là thuật ngữ
dùng để chỉ một tập hợp niềm tin, các nghi thức, hành vi sùng kính một đối tượng nào đó được sản sinh ra từ bản địa, được duy trì phát triển qua truyền khẩu trong nhân gian, trở thành tín ngưỡng phổ biến trên khắp Nhật Bản Theo ghi chú của học giả Fujii Masao, tín ngưỡng dân gian là “thuật ngữ rất toàn diện” và theo nghĩa rộng đó là toàn bộ niềm tin tôn giáo được tổ chức bởi
Dẫn lại theo trích dẫn trong tập bài giảng Folk belies in morder Japan của giáo sư Norman Haven, Bài
giảng tại khoa Văn hóa truyền thống, Đại học Kokugakuin, Tokyo, Nhật Bản
Trang 1916
tín ngưỡng của người dân thường (庶民の信仰/Shomin no shinkō) nằm bên ngoài ngoại vi của tôn giáo đã được định danh (Seiritsu shūkō) [52; tr 68]
Tuy nhiên cách hiểu Minkan shinkō là tín ngưỡng dân gian lại gặp một
số bất đồng trong quan điểm Miyake Hitoshi là một học giả như vậy, ông gần như đã đồng nhất hai khái niệm tôn giáo dân gian và tín ngưỡng dân gian vào nhau, theo ông về cơ bản đó là hành vi tôn giáo hay tín ngưỡng bản địa, có các yếu tố từ Thần đạo, đạo Phật, Đạo giáo, thuyết nhị nguyên luận và các hành vi tôn giáo khác [29; tr 121] Không kế thừa quan điểm đó, Sakurai Tokutaro đã tiếp tục chứng minh có sự khác biệt giữa hai thuật ngữ trên Ông cho rằng tôn giáo dân gian là có người sáng lập cụ thể, có tổ chức, có giáo lý, giáo hội, có tổ chức nhóm như kiểu Kito giáo hay Phật giáo Ngược lại, tín ngưỡng dân gian không có giáo chủ, giáo lý như tôn giáo, nó mang đậm tính nhân gian, tính đặc thù địa phương và chủ yếu tồn tại thông qua con đường truyền khẩu Tuy có sự phân biệt rạch ròi như vậy, song cũng không thiếu những trường hợp nhiều yếu tố trong hành vi tôn giáo dân gian lại đồng hóa vào môi trường bản địa và trở thành một tín ngưỡng dân gian, góp phần hình thành nên tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản Ví dụ trong tín
ngưỡng Taishikō (德太講), Kanoko (観音講), Jizokukō (地蔵講) ban đầu có một số yếu tố liên kết với yếu tố Phật giáo, sau mất dần và trở thành tín
ngưỡng dân gian ở địa phương [52; tr 1 - 4]
Như vậy có thể thấy rằng Minkan shinkō theo quan niệm của các học
giả Nhật Bản thường được đồng nhất với những cách hiểu cơ bản về định nghĩa tín ngưỡng dân gian trong tiếng Anh
Khái niệm Minkan shinkō lần đầu tiên được phát triển bởi Yanagita Kunio trong Tổng tập chương trình nghiên cứu về văn hóa dân gian Nhật Bản
Tác giả đã phản biện lại giải thuyết nghiên cứu trước đây của một số học giả
Taishikō là giáo phái do thái tử Nhật Bản Shotoku lập lên
Kanoko,Jizoku kō đều là những tín ngưỡng địa phương của Nhật Bản
Trang 2017
cho rằng Minkan shinkō là một thuật ngữ mới xuất hiện trong nghiên cứu về dân gian (minzoku: folklore) Theo quan điểm của Yanigita Kunio, Minzoku shinkō hiểu theo một khía cạnh nào đấy có ý nghĩa gần tương tự với Minzoku
(dân tộc học), thực tế đây không phải là một thuật ngữ mới mà nó là một phần
trong thuật ngữ Minzoku [62; tr 173 – 176 và 56; tr 367]
Lịch sử hình thành, nghiên cứu, phát triển của tín ngưỡng dân gian không hiếm những lúc thăng trầm Trong giai đoạn hậu hiện đại, quan điểm
về tín ngưỡng dân gian, giá trị của nó thường bị lập lờ nước đôi Quan điểm kiểu này đã xuất hiện ở ngay giai đoạn đầu hiện đại, đó là xu hướng xem thường tôn giáo và tín ngưỡng dân gian Tiêu biểu là cho quan điểm này là Chizuka Nakai (1730 – 1804), người sống vào cuối thời kỳ Edo Ông là nhà lãnh đạo thuộc trường phái Nho học thế hệ thứ tư, học viện Kaitokudō (懐徳 堂), Osaka đã phủ nhận tín ngưỡng dân gian với thái độ hết sức gay gắt: “Xem bói, đoán mộng để cầu nguyện hạnh phúc và thoát khỏi bệnh tật đấy là điều điên rồ, khi bị ốm nếu như ngừng sử dụng thuốc chúng ta sẽ tìm đến cái chết, việc tìm đến những điều thần bí trong dân gian là phản khoa học Sự sùng
kính đối với thần đánh cá Ebisu (恵比寿神/Huệ Tỉ Thọ Thần)và Daikoku (大黒
天/Đại Hắc Thiên) là sự ngụy biện, lý do không thành thật cho thói dâm ô và
sự gian ác, nó biến đền thờ Tenmagu trở thành nơi hành dục, biến nơi thờ Phật Bà Quan Âm thành một nơi của Bà Mụ Hơn nữa việc tôn sùng hai con vật là con lửng và con cáo, gán cho chúng tất cả các đặc tính phi thường đến mức không đáng tin, biến chúng thành thần, biến người bán thuốc dạo, người biểu diễn trò ảo thuật, người hành nghề bói dạo, nhà kiếm thuật, nhà phong thủy, bói đất… thành những người truyền tin của thần thánh…v.v là điều phi
lý Tất cả những điều này đều là những loại tín ngưỡng tà giáo, gây bối rối, hoang mang cho dân chúng, do đó cần loại bỏ [44; tr 82]
Đền Tenmangu là một ngôi đền kiểu Shinto được xây dựng ở Osaka vào năm AD 949
Trang 2118
Truyền thống phê bình không coi trọng tín ngưỡng dân gian được tiếp tục kế thừa bởi Hội trí thức Meirokusha và những người ủng hộ “văn minh khai sáng” do quan điểm của trường phái này cho rằng tín ngưỡng dân gian là
“văn hóa của nông dân nên không cần quan tâm đến loại văn hóa này” Một
số học giả khác có quan điểm ôn hòa hơn, họ cho rằng đó là văn hóa tín ngưỡng đẹp, hữu ích cho quốc gia, nên cần bảo tồn, nhưng đồng thời phải bài trừ mê tín dị đoan, điều xấu trong tín ngưỡng dân gian [26; tr 178 - 186] Chủ trương ôn hòa này được Anesaki Masaharu, người luôn làm việc dưới quan điểm Phương Tây, kế thừa và phát triển: tín ngưỡng dân gian là người bảo trợ cho môn phái Shinto mới và nó “mặc dù còn thô, chưa được tinh luyện nhưng
tương đối tinh khiết” [23; tr 310] Tuy nhiên quan điểm cho rằng Minkan shinkō còn thô và chưa tinh khiết của Anesaki Masaharu bị đồng nghiệp của
ông Yanigita Kunio cùng nhiều học giả khác, những người luôn bảo vệ quan niệm tín ngưỡng dân gian theo kiểu truyền thống phản kháng lại Họ cho rằng tín ngưỡng dân gian luôn gắn với việc truyền khẩu, là những sáng tác của nông dân, là tinh túy được chắt lọc và sản sinh ra từ trong đời sống của người nông dân, tầng lớp chiếm chủ yếu trong xã hội Theo quan điểm này, tín
ngưỡng dân gian gắn liền với tầng lớp dân thường (Jōmin/常民) hay với các tầng
lớp như: bình dân (Heimin/平民); dân đen (Shomin/庶民); nhân dân (Jinmin/
人民); đại chúng (Taishū大衆); dân chúng (Minshū/民衆) [63; tr 57] Dựa
trên lập luận này, Yanigita Kunio đã làm sáng tỏ hơn nữa quan điểm của
Sakura Tokutaro: Minkan shinkō bao gồm cả tín ngưỡng truyền khẩu, là học
thuyết có tổ chức tôn giáo, người lãnh đạo và có sự đào thải Một cách chính
xác Minkan shinkō là một phần đặc biệt của tôn giáo dân gian, là bộ phận
Hội trí thức Meirokusha 明六社 những người đi tiên phong trong việc tiếp thu văn hóa Tây phương chính
là những nhà Tây học mà tiếng Nhật gọi là Yōgakusha (Dương học giả), trong đó thành viên của hội trí thức
Meirokusha là những học giả có ảnh hưởng sâu rộng nhất
Trang 2219
không thể thiếu và qua đó người Nhật Bản có thể hiểu về lịch sử phát triển của tổ tiên [53; 587]
Một vài phác họa trên về cơ bản đã giúp chúng ta đã có cái nhìn tổng
quát về tín ngưỡng dân gian Nhật Bản trong hệ thống thuật ngữ folk beliefs trên thế giới Trong cách nhìn khái quát, rộng hơn về Minkan shinkō cho
chúng ta thấy mức độ rộng, đa dạng những quan điểm học thuật về thuật ngữ
này Kể từ khi thuật ngữ tín ngưỡng dân gian: folk beliefs được sử dụng rộng
rãi lần đầu tiên và tồn tại cho đến tận ngày nay, cách hiểu chung nhất về tín ngưỡng dân gian Nhật Bản được nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận, nó bao
gồm hai yếu tố căn bản Thứ nhất, tín ngưỡng dân gian của xã hội cổ đại là tín
ngưỡng được dựa trên một xã hội nông nghiệp, có mối quan hệ sản xuất luôn
ràng buộc với tự nhiên Thứ hai, tín ngưỡng dân gian trong bối cảnh hậu hiện
đại được hiểu là bao gồm một phần của tín ngưỡng và phần thực hành của “tri thức bản địa” ở một cộng đồng Theo cách hiểu này tín ngưỡng đã tiến gần với khái niệm tôn giáo hơn, tuy nhiên cách hiểu trên hiện vẫn còn nhiều tranh luận, chưa đi đến thống nhất
1.2.2 Các loại hình tín ngưỡng dân gian Nhật Bản
Hiện nay, cách phân chia loại hình tín ngưỡng dân gian khá đa dạng và
phong phú, do đó trường hợp Minkan shinkō Nhật Bản cũng không ngoại lệ Hiroshi Kubota có cách nhìn gần giống với X A Tôcarep, trong Phong thổ đa thần giáo Nhật Bản, ông đã chia tín ngưỡng dân Nhật Bản thành bốn nhóm tín ngưỡng: thờ cúng linh hồn (Reikon shinkō /霊魂信仰) và nhóm tín ngưỡng
Thần Phật hợp nhất (Shinfutsu shūgō /神仏習合), nhóm tín ngưỡng thờ cúng
thiên nhiên (Shizen sūhai shinkō /自然崇拝信仰), nhóm nhóm tín ngưỡng địa
phương (Genchi shinkō /現地信仰)
Ichiro Hori, nhà nghiên cứu dân tộc học, văn hóa dân gian nổi tiếng
Nhật Bản chia tín ngưỡng dân gian Nhật Bản ra làm hai loại: Thứ nhất gọi là nhóm tín ngưỡng đồng tộc (Dōzoku shinkō/同族信仰), hay là nhóm tín
Trang 2320
ngưỡng truyền thống của một nhóm người cùng huyết thống sống trên cùng
một địa bàn Thứ hai là nhóm tín ngưỡng hỗn hợp (Kongō shinkō /混合信仰) bao gồm một phần tín ngưỡng bản địa và một phần của tín ngưỡng mới Trong tín ngưỡng mới, sự du nhập các yếu tố bên ngoài (ngoại tộc hay ngoại quốc) khi được truyền vào thường được đề cao, nhanh chóng hội nhập ở mức
độ cao nhất, bị bản địa hóa và trở thành tín ngưỡng dân gian truyền thống của
địa phương, tuy không hoàn toàn mất đi yếu tố ban đầu [28; tr 405 - 425]
Đồng quan điểm với Ichiro Hori là nhiều công trình nghiên cứu của các
học giả khác, nhưng Dōzoku shinkō còn được gọi dưới nhiều tên khác như: tín
ngưỡng về quan hệ huyết thống, tín ngưỡng về quan hệ họ hàng ở xã hội nông thôn Nhật Bản Đó là nghiên cứu của Ariga Kizaemon năm 1943 [35]; Yanagita Kunio năm 1943 [61]; Kenichi Sugiura năm 1937 [57]; Mogami Takayoshi năm 1937 [47]; Miyamoto Tsuneichi năm 1949 [46]; Kitano Seiichi năm 1939 [42]; Oikawa Hiroshi năm 1939 [48]; Nagai Michiko năm
1953 [32] Theo các nghiên cứu này, nhóm tín ngưỡng đồng tộc và tín
ngưỡng hỗn hợp được hiểu như sau:
Tín ngưỡng đồng tộc: Trong cách chia này, đồng tộc (dòng tộc), là đơn
vị phân chia nhỏ nhất ở vùng nông thôn Nhật Bản và nhóm tín ngưỡng đồng tộc là đơn vị nhỏ nhất trong tổng hệ thống tín ngưỡng dân gian Nhật Bản
Dōzoku- đồng tộc là thuật ngữ biểu thị một nhóm gia đình của tộc chính (honkō /本仰) và các nhánh phụ (bunkō/分仰) được liên kết bởi mối quan hệ
họ hàng theo chế độ phụ hệ, sống quần cư trên một quần thể cùng với một số nhóm gia đình khác Qua các di chỉ khảo cổ học, người ta đã chứng minh
được mối quan hệ họ hàng kiểu Dōzoku ở Nhật Bản có từ thời cổ đại Mối
quan hệ họ hàng kiểu này luôn bao gồm gia đình chính và các nhánh phụ hệ (các chi) liên quan, tuy nhiên đôi khi lại có một vài gia đình không có liên
Nhóm tín ngưỡng mới là nhóm tín ngưỡng được hình thành trên cơ sở các yếu tố hỗn hợp là tín ngưỡng bản địa và tín ngưỡng ngoại lai bị bản địa hóa
Trang 2421
quan đến quan hệ huyết thống, đó là ngôi nhà của các tôi tớ phục vụ cho gia
đình chính (tộc trưởng) [35; 98 - 100] Ngoài ra ở mức độ rộng hơn Dōzoku
còn mang ý nghĩa một đơn vị kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội nhỏ nhất ở
làng Do đó sự hợp nhất các tôn giáo, tín ngưỡng của bất kì nhóm Dōzoku nào
trên thực tế được thể hiện bằng các nguyên tắc trong đền thờ riêng (từ đường)
và nghĩa trang của dòng tộc Cách thành viên của dòng tộc phải tham gia vào
lễ hội hàng năm, các ngày giỗ chạp, húy kị về tổ tiên do người tộc trưởng tổ chức Vì vậy, ở nhóm tín ngưỡng dòng tộc sự gắn kết giữa các yếu tố chặt hơn so với các nhóm tín ngưỡng khác
Tín ngưỡng hỗn hợp: Khi việc thờ cúng tổ tiên trong các dòng tộc dần
dần bị ảnh hưởng do gia tăng số lượng các vị thần trong xã hội như thành hoàng, thổ địa, thần rừng, thần biển… thì tín ngưỡng hỗn hợp ngày càng trở nên phát triển [39; tr 143 - 168] Tuy nhiên, trong hệ thống tín ngưỡng Nhật Bản, các tín ngưỡng phát triển từ hệ thống dòng tộc trở thành quan trọng nhất trong cấu trúc xã hội Nhật Bản Đặc biệt khi người chết được phong thần trở
thành đối tượng thờ cúng trên bàn thờ Kamidana (神棚), họ sẽ là vị thần giúp liên lạc giữa các thành viên trong dòng tộc với tổ tiên của họ
Trong xã hội nông nghiệp Nhật Bản, sự tăng trưởng và phát triển của tín ngưỡng dân gian Nhật Bản cũng giống như quá trình phát triển của xã hội,
đi từ tự cung tự cấp, sau phát triển lên thành hệ thống giáo lý, đi từ tín ngưỡng lên thành tôn giáo Ngoài ra, khi có sự phân hóa diễn ra giữa các nhóm gia tộc,
sự nổi lên của một nhóm gia tộc có kinh tế, quyền lực thống trị thì hệ thống tín ngưỡng của nhóm gia tộc này sẽ trở thành hệ thống tín ngưỡng chung của cộng đồng Sau thời gian nhóm tín ngưỡng đầu tiên sẽ hòa nhập vào nhiều yếu tố mới trong đó có yếu tố từ ngoại tộc (tín ngưỡng ở gia tộc khác), tuy nhiên dù các tín ngưỡng này có thể thay đổi nhưng không bao giờ được làm
Đó là việc người đã khuất được con cháu truy phong thờ cúng tôn sùng như một vị thần gia đình sau lần giỗ
thứ 33 của họ
Trang 2522
mất đi cái bản sắc của dòng tộc Hơn nữa, khi có sự gia nhập và sự phổ biến của các tôn giáo khác như Đạo Phật, hay tín ngưỡng Nho giáo vào trong xã hội Nhật Bản thì ngay cả Thần đạo cũng dần dần bị nó xâm nhập Ảnh hưởng tôn giáo theo kiểu này là từ các cuộc xâm lược, thống trị hoặc làn sóng di cư hay do truyền giáo Do đó, một cách mơ hồ tín ngưỡng tôn giáo ban đầu của địa phương dần dần trở nên khác trước Các thần trong gia đình hoặc làng có thể trở thành Thành hoàng của vùng Những lớp tín ngưỡng ngày đan xen vào nhau và tạo thành tín ngưỡng đồng tộc Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng có nhiều tầng lớp tín ngưỡng với các hệ thống thần khác nhau cùng phát triển trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Nhật Bản và tạo thành đa thần giáo kiểu Nhật
Quá trình phát triển này cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ tuần hoàn giữa các nhóm tín ngưỡng và các tổ chức xã hội Mặc dù về cơ bản các nhóm tín ngưỡng có đặc điểm, chức năng khác nhau nhưng lại chung sống hài hòa,
bổ trợ lẫn nhau cùng tồn tại trong một hệ thống đa dạng tín ngưỡng Đây là hình thức phổ biến điển hình trong xã hội Nhật Bản Trong thời kỳ cổ đại, các lớp tín ngưỡng thường tương ứng với vai trò, vị trí mà nó đảm nhận trong cấu trúc kinh tế - chính trị xã hội Trong hệ thống tín ngưỡng này, các vị thần được thờ trong nhóm là dựa trên liên minh kinh tế và tôn giáo Tuy nhiên lại
có nhiều hình thức hợp tác theo nhóm hay thực hành hài hòa tôn giáo giữa các nhóm tín ngưỡng Đó là vào các dịp lễ hội hàng năm, ma chay, ngày kị, hiếu
hỉ, ngày lễ mừng năm mới…, các hình thức tín ngưỡng khác nhau cũng tương
hỗ lần nhau và Kō (講) là một dạng hiệp hội tôn giáo làng dựa trên các tiêu chí như tuổi tác, giới tính, tình trạng gia đình, nghề nghiệp Khi đó tín ngưỡng hỗn hợp được ra đời dựa trên sự tương hỗ giữa các nhóm tín ngưỡng với nhau tuy vẫn bảo tồn được các tính chất ban đầu của tín ngưỡng cơ sở [39; tr 187 - 202]
Trang 2623
Sakurai Tokutaro lại có cách chia cụ thể hơn, ông chia tín ngưỡng dân gian Nhật Bản thành các loại hình cơ bản sau: tín ngưỡng thờ thần trong hộ gia đình; tín ngưỡng thờ thần đất đai; tín ngưỡng liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, tín ngưỡng thờ thần sông và biển [ 34; tr 17 - 22]
Tín ngưỡng thờ thần hộ gia đình
Kamado gami (三宝荒神/Tam Bảo Hoang Thần): Có nhiều cách dịch như thần bếp lò, thần bếp hay Táo thần Tại nhiều địa phương khác của Nhật
Bản, thần còn có tên gọi là Kōjin (荒神) hay Sanbo Kōjin (三宝荒神) Ban đầu
Kamado gami là vị thần tính khí nóng nảy, không ổn định sau trở nên điềm đạm hơn Theo huyền thoại thần lửa Hino Kagu tsuchi kami (火之迦具土神/
Hỏa Chi Gia Cụ Thổ Thần), sau cái chết của mẹ do chính ông gây ra, tính của ông đã thay đổi, trở nên điềm đạm Lúc này ông được gán thêm chức năng là
vị thần có thể tẩy sạch hết mọi ô uế, hướng tới sự thanh tịnh Ông cũng là vị thần chịu trách nhiệm trông coi, bảo vệ gia đình, duy trì ngọn lửa đỏ trong mỗi gian bếp Đôi khi vị thần này còn được coi là hóa thân của thần
Fudō-myō (不動明王/Bất Động Minh Vương) người được bao quanh bởi ngọn lửa và luôn đấu tranh chống điều ác, có nhiệm vụ đối phó lại với hành động xấu Tuy nhiên, tại một số địa phương như Kyushu hay Đông Bắc Nhật Bản,
Kamado gami đôi khi là nữ thần Theo truyền thống, bàn thờ của thần được
đặt ở gần lò sưởi và với biểu tượng là một lá bùa hoặc bức tượng nhỏ Bức tượng thần thường được mô tả với tóc đỏ, răng nanh, khuân mặt méo mó, tay cầm một cây cung Hàng năm cứ vào dịp tháng mười hai, tại tỉnh Izumi
thường có lễ hội tôn vinh Kamado gami, vị thần của gia đình – family kami
[24]
Một biến thể khác của thần là Nandō gami và theo quan điểm của mọi
người, kể cả hoàng gia Nhật họ cho rằng: tất cả mọi nơi như bếp lò, lò sưởi,
nơi có xu hướng dễ cháy trong gia đình là nơi thần lửa Hi no kami (火の神
/Hỏa Thần) ngự trị Kamado gami thường được đặt thờ gần cùng các vị thần
Trang 2724
khác trên Kami dana với biểu tượng là gỗ và giấy, tiếng Nhật gọi là shinsatsu hoặc abuda (神札) Tại vùng Osaka và Kyoto thuộc Kansai, vị thần bếp này
thường được gọi là Kōjin, phía đông bắc Nhật được gọi là Hino kagu tsuchi,
Homu subi (火産霊/ Hỏa Sản Linh), Kamaijin (鎌人/Liêm Nhân), Kamaotoko
(鎌男/Liêm Nam) hay Hi otoko (火男/ Hỏa Nam) Ngoài ra, theo Nhật Bản Thư Kỉ thì vị thần này sự hiển thị dưới cái tên gọi là Homu subi và Kagu tsuchi. Ở đây sự sùng bái thần Nandō gami thể hiện qua hình ảnh thần với
gương mặt méo mó và treo lên cây cột gần lò sưởi Ngoài ra, do chịu ảnh
hưởng của học Thuyết âm dương Onmyōđō (陰陽道/Âm Dương Đạo) mà
Kamado gami được biết đến như Dokōjin (土公神/Thổ Công Thần) hay
Dokkusan, Fugensama [68] Bên cạnh bản chất của thần lửa, Komado gami
cũng được gắn chức năng là vị thần bảo trợ cho nông nghiệp, do đó thường được tôn vinh trong lễ hội cuối mùa thu hoạch Tính năng này được biểu thị
qua sự biến hóa của thần núi Yama no kami (山の神/Sơn Thần) trong mùa
xuân và mùa thu Cuối cùng Kamado gami còn được coi là vị thần của trẻ em,
thần bảo trợ cho gia súc và gia đình nghĩa là có tính năng chung của một vị
thần trong gia đình Uchi no kami (家の神/Gia Thần), bảo vệ tất cả các khía
cạnh trong cuộc sống hàng ngày của con người
Ebisu gami hay cách gọi khác là Ebisuten (恵比寿神/Huệ Tỉ Thọ Thần):
Nằm trong bảy vị phúc thần, có chức năng là thần bảo trợ cho người lao động,
sự giàu sang, thịnh vượng và đỡ đần các công việc nặng nhọc Các làng ven
biển người ta xem ông là thần biển, các làng thuần nông xem ông là thần ruộng nương, người miền núi xem ông là thần núi Đặc biệt các thương nhân rất hay cầu khấn ông với mong muốn mang lại cho họ lợi nhuận, vận may
七福神 (Thất Phúc Thần): Shichifukujin là bảy vị thần may mắn hạnh phúc theo niềm tin của người dân Nhật Bản Trong số này chỉ có Daikoku và Ebisu là thần bản địa, còn các vị thần khác là do du nhập từ các tôn giáo khác như Hindu, Phật giáo và Lão giáo Nhóm thần này được tu sĩ Tenkai tập hợp lại vào thế kỉ XVII để tượng trưng cho may mắn, trường thọ, công bằng, độ lượng, chững chạc, bình dân, hòa nhã… nói chung là toàn điều tốt
Trang 2825
trong làm ăn buôn bán nên Ebisu gami còn có chức năng của thần tài Qua đó,
có thể nói rằng Ebisu gami là vị thần đại diện cho đa thần giáo bởi sự đa dạng
các chức năng, nhiệm vụ do ông đảm trách
Trong Thần đạo, người dân Nhật Bản cho rằng, Ebisu gami chính là Hiruko (蛭子/ Điệt Tử) hay Kotoshiro Nushi no maki (事代主神 Sự Đại Chủ Thần , đứa con đầu tiên của Izanagi (伊弉諾 Y Trang Nặc 伊邪那岐 Y Tà Na
Na Mĩ、伊弉弥/Y Trang Di) Theo truyền thuyết khi mới sinh ra cho đến tận ba
tuổi, Hiruko là cậu bé ốm yếu không xương và không thể đứng, Hiruko chỉ có
thể trôi nổi trên sóng nước đại dương trong một chiếc thuyền làm từ lau sậy
Bấy giờ, chiếc thuyền chở Hiruko đã trôi đến tận vùng Ezochi (蝦夷地 /Hokkaido ngày nay) và cậu bé được một người Ainu tên Ebisu Saburo (戎三 郎/Nhung Tam Lang) đem về chăm sóc Sau đó, cậu bé mọc tay chân và trở
thành thần Ebisu Vì vậy, Ebisu còn được xem là vị thần bảo vệ sức khỏe cho những đứa trẻ Tuy nhiên, do không thể nghe được nên thần Ebisu không
cùng các thần linh khác tham dự lễ hội thần đạo tổ chức tại Izumo vào tháng
10 hàng năm Thay vào đó, lễ hội Ebisu được người dân tổ chức riêng tại đền thờ của ông Ebisu là vị thần ngay thẳng, thật thà, bình dị, gần gũi nhất trong
bảy vị phúc thần Shichi fukujin (七福神/Thất Phúc Thần) Ông thường được
thể hiện là một ngư phủ hoặc nông dân béo mập, vui vẻ, một tay cầm cần câu
và một tay cầm giỏ cá, đôi khi là con cá Ông cũng thường được thờ chung
với thần Daikoku gami, do một số người tin rằng họ là cha con và Ebisu gami là một trong những vị thần được coi trọng, thờ phụng ở khắp nơi trên
đất Nhật
Daikoku gami 大黒天 Đại Hắc Thiên cũng nằm trong bộ bẩy vị thần phúc thần Shichi fukujin Daikoku gami là vị thần bảo trợ cho giàu sang, nông nghiệp và các việc nội trợ Daikoku nguyên là thần Shiva, vị thần tượng trưng
Trang 2926
cho sức mạnh và sự hủy diệt của đạo Hindu được du nhập vào Nhật Bản thông qua Trung Hoa vào thế kỉ thứ IX, sau đó bị bản địa hóa và trở thành
một trong bảy vị thần Shichi fukujin Ông thường được miêu tả với vẻ mặt
tươi cười, đầu đội mũ mềm, mặc y phục thợ săn, đứng hoặc ngồi trên bao gạo
bị chuột ăn, trên vai vác một bao khác, tay cầm một cái chày giã gạo để ban phát điều ước và làm cho tiền bạc tuôn ra Đôi khi ông được xem là cha của
thần Ebisu
Kamidama, một vị thần được thờ trong gia đình Nhật Bản Các Kamidana thường được gắn vào một bức tường, trên đó chứa đồ cúng, thực phẩm cúng đơn giản như trái cây, gạo, nước và hoa Ngoài ra, trên Kamidama
còn gắn các gương tròn nhỏ hay các magatama, đồ trang sức và một số vật có tính biểu tượng khác [25] Trước khi dâng lễ hay hành lễ cầu nguyện trước
Kamidama, người dâng lễ phải làm lễ tẩy trần, rửa sạch tay, với mục đích cơ
thể cần thực sự thanh tịnh, sạch sẽ khi đứng trước các vị thần
Tín ngưỡng thờ thần đất đai (Thổ địa)
Yashiki gami (屋敷神 Ốc Phu Thần), là vị thần cai quản mảnh đất mà
các gia đình xây dựng nhà để sinh sống Yashiki kami được tìm thấy trong hầu
hết các nơi thờ cúng ở Nhật, từ nơi ở của gia đình hay tới cho tới ngôi đền địa phương Thần thổ địa được thờ trong các ngôi đền nhỏ làm bằng gỗ hoặc đá, đôi khi là một ngôi đền rơm Sự hiện diện của thần là bức tượng đá nhỏ, hoặc
Magatama (勾玉) xuất hiện lần đầu tiên vào thời Jōmon (縄文) (14000 - 400BC) Magatama thường được tìm thấy trong các nấm mồ, chúng được chôn theo như là vật hiến tế các thần linh Magatama được phổ biến trong thời Kofun (古墳) (250 - 538) Magatama là vật trang sức dạng hạt đậu, thường được chế tác từ ngọc bích, mã não, thạch anh, đá mềm, ngọc thạch Một số người xem magatama là biểu tượng của uy quyền hoàng tộc tuy trong thực tế tất cả các thủ lãnh đều có quyền sở hữu magatama trong thời Kofun àng tộc tuy trong thực tế tất cả các thủ lãnh đều có quyền sở hữu magatama trong thời Kofun tôn giáo nữa Thế nhưng vào thời Nara (奈良) (710-794) những tràng hạt của Phật giáo đã thay thế magatama của Thần đạo Trong xã hội Nhật Bản hiện đại, người ta vẫn tin rằng hình khối cầu với phần đuôi của magatama là tượng trưng cho linh hồn của con người- Hitodama (人魂) Có thể vì hình dạng ấy trông giống bào thai chăng? Và do
đó, việc đeo magatama xem như gia tăng sự bảo vệ của các thần linh
Trang 30Tín ngưỡng thờ Yashiki gami được phân làm ba loại chính: Thứ nhất là
các vị thần linh được thờ trong mỗi hộ gia đình, thần là người coi giữ tài sản
cho gia đình đó Thứ hai, là các thần được thờ trong các gia đình tộc trưởng (honke 本家) và có liên quan đến gia tộc (Zokudan, kazoku 家族) Thứ ba, là
vị thần được thờ trong các gia đình nhánh (chi phụ) và đây là loại hình thần
Yashiki gami có lịch sử lâu đời nhất Các nhà nghiên cứu dân gian cho rằng,
các vị thần này có chức năng gần giống như thành hoàng làng, giúp ngăn chặn những điều xấu xa hay xua đuổi lời nguyền sẽ thâm nhập vào gia đình gia chủ
Việc thờ cúng Yashiki gami thường được tiến hành hai lần trong năm, mùa
xuân và mùa thu, tương ứng với thời gian chuyển đổi hóa thân của hai vị thần
Tano kami (田の神/vị thần lúa gạo) và Yama no kami (山の神/ thần núi)
Như vậy, cùng với Yama no kami, Ta no kami thì Yashiki gami làm
thành bộ ba vị thần được thờ cúng, coi trọng nhất trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản [33; tr 84 - 90]
Sae no gami còn có tên gọi là Sakai no kami (障の神・塞の神 Chướng
Thần hay Tắc Thần ) là vị thần giám hộ biên giới Thần Sae no gami có chức
năng gần như một thành hoàng làng, là người trong coi, bảo vệ ranh giới giữa các làng nơi người dân cư ngụ, đồng thời cũng có nhiệm vụ ngăn chặn ma
Trang 3128
quỷ, dịch bệnh, thiên tai vào cộng đồng, ngăn chặn không cho các vong hồn chết bước vào thế giới người sống [73]
Theo Kojiki (古事記/Cổ Sự Kí)và Nihongi (日本記/Nhật Bản Kí) khi
thần Izanagi rượt đuổi thần Izanami từ thế giới âm phủ Yomi (黄泉/Hoàng Tuyền), thậm chí khi đã vượt qua cửa Yomi ông vẫn bị chặn đường bởi một tảng đá lớn Để có thể đi được xa hơn, thần đã nhắc và ném tảng đá, vượt qua được cửa ải đó Sau này, theo quan niệm dân gian Nhật Bản, ông trở thành
thần biên giới Funado no kami (歧の神/ Kì Thần) hay còn có cách gọi khác là
Sae no kami, Tsuki tatsu funado no kami 衝立船戸神 Xung Lập Thuyền Hộ
Thần) Sae no kami không những cai quản các con đường biên giới, con
đường trên núi mà còn có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của ma quỷ vào
làng Trong kinh cầu Ingishiki Noritonokōgi, thần Sakai no kami còn được gọi là Michi no matsuri (道の祭) và được hợp nhất bởi ba vị thần: Yachi mata hiro (八衢比古 Bát Cù Tỉ Cổ) Yachi mata hime (八衢比売/Bát Cù Tỉ Mại)
Kunado (歧神 Kì Thần) mà hình thành nên [ 33; tr 84 - 90]
Trong thời kì cổ đại, thần Kunado no kami luôn được thờ cúng ở góc
làng với hình ảnh một đôi nam nữ (nữ thần và nam thần) Trong cuốn sách do
Seiki Honcho (本朝世紀/Nhật Triều Thế Kỉ) biên soạn cũng đã ghi chép rất cụ
thể: trong thời kỳ Heian, hình ảnh của các vị thần Sae no kami được làm bằng
gỗ và gắn liền với tính năng tình dục nam nữ Ngoài Funado no kami và Sae
no kami, việc thờ cúng các vị thần bảo vệ biên giới cũng tồn tại trong các giáo phái nổi tiểng, ví dụ trong Jisō (自葬/Tự Táng ) là hình ảnh Bồ Tát, người luôn giúp đỡ các tín đồ của đạo Phật trên con đường từ thế giới này sang thế giới khác, giúp đỡ cho con người khi họ gặp khó khăn Đây là một hiện thân phổ
biến của Sae no kami [73]
Trang 3229
Tín ngưỡng liên quan đến hoạt động sản suất
Yama no kami làthuật ngữ dùng chỉ chung các vị thần được thờ trên núi, tuy nhiên có sự khác biệt tồn tại giữa thần được thờ ở vùng đồng bằng và thần được thờ trên núi cao Sự khác biệt này có là do phân chia tính chất công
việc, nó tương ứng với chức năng của các thần được thờ tại các ngôi đền đó [69] Những biểu hiện của Yama no kami (thần núi) được tìm thấy trên khắp mọi nơi tại Nhật Bản, tùy theo từng địa phương thần được gọi bằng tên: Sanjin (山神/Sơn Thần), Jūni yama kami (十二山神/Thập Nhị Sơn Thần),
Ōsato kami (大里神/Đại Lý Thần), Sasagami sama (笹神様/ Sậy Thần Dạng)
[69] Trong xã hội cổ đại hầu hết người Nhật sống bằng nghề nông, săn bắt
hái lượm và đánh cá nên người ta rất tôn sùng Yama no kami và Ta no kami
Họ cho rằng vào hai xuân thu, Yama no kami và Ta no kami (thần núi và thần
lúa) sẽ luôn xuất hiện cùng nhau, bay lượn khắp vùng rừng núi vào các ngôi
làng Khi mùa xuân đến các Yama no kami xuống núi, đi thăm ruộng và trở thành Ta no kami Sự thay đổi này gắn liền với chu kì phát triển của cây lúa
và sản xuất nông nghiệp Sau thu hoạch, Ta no kami lại trở về núi, biến thành Yama no kami Quan điểm trên cho thấy, các kami được hình thành trên một
thực thể duy nhất, có đặc trưng là biến đổi theo thời gian, theo chu kì sản xuất
Đối với người Nhật Bản sinh sống ở vùng đồng bằng, Yama no kami
là thần đại diện thần cho sản xuất nông nghiệp, chịu trách nhiệm mang nước tưới tiêu do núi là đầu nguồn nước Ngược lại, đối với dân tộc miền núi, những người sinh sống bằng nghề săn bắt, hái lượm, đốt than, làm lâm nghiệp,
các Yama no kami lại là vị thần luân phiên giữa thần núi và thần lúa gạo Tại một số vùng, người ta tin rằng Yama no kami là nữ thần Nữ thần này đã sinh
được 12 người con, tương ứng với 12 tháng trong năm, nên thần còn là vị thần đại diện cho khả năng sinh sản Từ quan niệm đó dẫn đến sự đồng nhất
với thần sinh sản được gọi dưới hàng loạt các tên như: Ubugami, Ubusuna
Trang 3330
gami, Ubushina no gami, Ubuno gami (産土神 Sản Thổ Thần , vị thần cai quản trẻ sơ sinh và việc sinh đẻ Ở vùng này, tượng thờ thần Yama no kami là hình ảnh cặp vợ chồng bao gồm Kijishi và Rokuroshi [27; tr 187] Tuy nhiên
có một số điều cần chú ý trong tín ngưỡng thờ thần Yama no kami, đó là ở
vùng Đông Bắc Nhật Bản, trong ngày lễ hội tôn sùng thần, dân làng cấm phụ
nữ vào núi Kết quả là ở vùng này, Yama no kami gắn liền với hình ảnh mụ
già xấu xí, nhăn nhó Ta no kami hay còn gọi là thần lúa gạo, ruộng nương, là
thuật ngữ được dùng chung trên khắp cả nước
Tại một số vùng thuộc hai tỉnh Yamashina và Nagano, vị thần này bao
gồm thần nông nghiệp Nō gami (農神/Nông Thần), thần sản xuất Saku gami
(作神/Tác Thần) hợp nhất lại Phía bắc Kinki, người ta gọi Ta no kami là thần sản xuất Tsukuri gami (作り神) Người dân ở lưu vực Izumo lại sử dụng thuật
ngữ khác để chỉ chức năng của thần chăn nuôi I no kami (胃の神/Vị thần) và thần đất Jikami (地神/Địa thần) Trong khi đó, ở khu vực nội địa và các vùng
biển của Kyushu, người ta gọi thần chăn nuôi là Ushi gami (牛神/Ngưu thần) [71] Tại vùng Đông Bắc, người ta kết hợp giữa Ta no kami với Ebisu, phía Tây kết hợp với Daikoku nên Ta no kami trở thành vị thần cai quản cả ba lĩnh
vực: biển, rừng, nông nghiệp
Lễ hội tôn vinh thần lúa gạo thường được tổ chức vào giữa mùa xuân
và mùa thu, đây là thời gian nghỉ cấy và chờ thu hoạch Trong các chu kì này
người ta tổ chức lễ Saori/早降 và Sanaburi/早上 Vào mùa xuân và mùa thu,
lễ hội ăn mừng thần lúa gạo được tổ chức trên toàn quốc và giai đoạn này là
thời kì hoán chuyển thân phận của hai vị thần Yama no kami với Ta no kami
Quan niệm trên là dựa vào niềm tin mãnh liệt của người Nhật cổ, họ cho rằng: mùa xuân các vị thần linh xuống núi trở về làng và trở thành thần lúa gạo,
Nguyên nhân là do họ cho rằng thần núi Yamanokami là người không yêu thích phụ nữ, ông quan điểm phụ
nữ là bẩn thỉu do họ có kinh nguyệt.
Saori (chào mừng lúa mới cấy), Sanaburi (mừng lúa chín đến kì thu hoạch)
Trang 3431
mùa thu thần lúa gạo rời khỏi gia đình lên núi và lại trở thành thần núi Tựu
chung lại, dù có nhiều quan điểm giống nhau về Ta no kami nhưng trong nghi
lễ, cách thức cầu cúng giữa các địa phương vẫn tồn tại một vài khác biệt
Tín ngưỡng thờ thần biển và thần sông
Ryojin hay Umi no kami (海の神/ Hải Thần): là vị thần cai quản sông ngòi và biển cả Theo quan điểm của người Nhật cổ, dưới đáy của sông hồ,
biển cả là một thế giới khác với thế giới họ đang sống Umi no kami là một tự
nhiên thần, có quyền cai trị những cơn sóng đại dương, thủy triều, gió biển và sinh vật biển Truyền thuyết kể lại rằng, khi các vị thần biển tức giận sẽ đem mưa to, gió lớn, giáng họa cho cuộc sống của con người Tuy nhiên nếu biết xoa dịu đúng cách, các vị thần sẽ đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và giúp ngư dân đánh bắt được nhiều cá hơn mang lại cho họ cuộc sống ấm no Trong cách nhìn của người Nhật, biển là một đồng bằng rộng lớn, được gọi thân
thương: Wata no hara (わたの原), vì thế các vị thần biển còn được gọi với cái
tên Wata tsumi (海神/Hải Thần) Theo thần thoại được biên trong hai bộ
Nihonshi và Kojiki, thần Biển chính là con cháu của thần Izanagi và Izanami,
thần sống trong cung điện nguy nga dưới đáy bể Ở Nhật Bản, hai đền
Sumiyoshi Jinja (住吉神社 và Munataka Taisha (宗像大社 là hai đền thờ cổ nhất tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ thần Biển
Funadama (船神/Thuyền Thần) còn có tên gọi khác là Gyogyōshin (漁 業神/Ngư Nghiệp Thần) nữ thần chuyên bảo vệ thủy thủ và ngư dân [76]
Funa dama là nữ thần có mái tóc dài, đeo xúc xắc, tay cầm một đồng bạc trắng Ngày 15/8 hàng năm, tại đền Hondo (本土寺) tỉnh Saitama lễ hội Funadama (đua thuyền) được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh thần với mong muốn việc đi lại trên dòng sông Arakawa được an toàn
Hai đền Sumiyoshi Jinja và Munataksa Taisha đều là nằm ở tỉnh Fukuoka, Nhật Bản.
Trang 35(猿田彦大神/Viên Điền Ngạn Đại Thần) và một loạt các vị thần khác [43] Đây
có thể coi là những vị thần tiêu biểu nhất cho tín ngưỡng thờ thần sông, thần biển ở Nhật
Ebisu: (恵比寿神/ Huệ Tỉ Thọ Thần/thần rắn), là vị thần bảo trợ cho việc
đánh bắt cá trên sông, biển cả Đền chính thờ thần Ebisu là đền Miho Jinja (美 保神社) ở Izumo, đền Noshinomiya Jinja (西宮神社) ở Hyogo, ngoài ra còn một số khác nằm rải rác ở khắp nước Do đó, ngoài thần Ryojin, Umi no gami, Funadama, Ebisu như nêu trên, trong tín ngưỡng thờ cúng bảo vệ cho thủy
thủ và các con tàu, đối tượng thờ cúng hết sức đa dạng, phong phú Vật thờ đôi khi là mảnh đá thiêng họ vớt được trong lưới, mảnh vỡ con tàu, xác chết trôi, xác cá voi, cá mập, mảnh lưới…v.v Tất cả vật thiêng ấy đều được tôn
vinh, thờ cúng như thần và người ta gọi những vật này là Shintai (神体)
Như vậy, qua cách chia trên chúng ta đã có được cái nhìn khái quát nhất về các loại hình tín ngưỡng dân gian Nhật Bản Trong đó cách chia Kubota Hiroshi và Sakura Tokutaro mặc dù khác nhau, nhưng về bản chất lại có nhiều điểm trùng khớp Cách thức phân loại của hai học giả này rất
dễ hiểu, rõ ràng, mỗi loại hình tín ngưỡng dân gian đều gắn liền với chức năng tôn giáo mà nó đảm nhiệm, không đan xen chồng chéo như cách chia của Ichiro Hori
Shintai hay go shintai 神体, là những vật tượng trưng cho thần và được đặt trên bàn thờ như mảnh gương, khối đá, chiếc xương sống còn sót lại của xác cá
Trang 3633
1.2.3 Một vài đặc trưng đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản
Sakurai Tokutaro trong The Major Features and characteristics of Japanese folk beliefs cho rằng: Rất khó để nắm bắt được chính xác đời sống,
hoạt động tín ngưỡng dân gian Nhật Bản bởi vì các lớp tín ngưỡng dân gian Nhật Bản không được sắp xếp, bóc tách một cách hệ thống, mà đan xen vào nhau cũng giống như địa hình Nhật Bản Những loại hình tín ngưỡng dân gian này do đó đã hình thành nên đặc trưng cơ bản mang đậm sắc thái Nhật Bản: cấu trúc phức hợp, liên quan đến lợi ích vật chất, tính chất ma thuật [34]
Tính phức hợp trong cấu trúc:
Tín ngưỡng dân gian Nhật Bản có cơ cấu tổ chức không ổn định và đồng nhất trong cộng đồng xã hội Nhật Bản Cộng đồng là lớp vỏ bên ngoài bao trùm lên các mối quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân Mỗi cá nhân khi tham gia trong cộng đồng sẽ cùng chia sẻ niềm tin vào lớp tín ngưỡng chung
(lớp tín ngưỡng cộng đồng, tín ngưỡng hỗn hợp: Kongō shinkō), ngoài ra họ
còn có những tín ngưỡng riêng ở mức thấp hơn đó là lớp tín ngưỡng thuộc về gia đình, dòng tộc hay tín ngưỡng đồng tộc Những lớp tín ngưỡng này đan xen, hòa quyện vào nhau tạo thành một lớp tín ngưỡng mới có tính tổng thể
Tuy nhiên, tất cả các lớp tín ngưỡng trên luôn gắn liền với đời sống cũng như hoạt động sản xuất của người dân Bao trùm lên lớp tín ngưỡng cộng đồng, gia đình đồng tộc lại là một lớp tín ngưỡng có tính quốc gia, tuy nhiên mức độ co giãn giữa các lớp tín ngưỡng này là khác nhau và không đồng nhất Đây là câu trả lời tương đối chính xác, giải thích nguyên nhân tại sao mà tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản lại hết sức đa dạng, đa sắc như hiện nay Từng lớp tín ngưỡng một trong quá trình tồn tại và phát triển của mình lại gắn liền với một quá trình lịch sử nhất định nên nó có ý nghĩa lớn đối với đời sống của người Nhật Bản
Trang 3734
Như đã nói chúng ta biết, trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản dấu vết của chủ nghĩa tự nhiên, thuyết vạn vật hữu linh và quan niệm về linh hồn tồn tại rất rõ, bắt nguồn từ thời cổ đại, được gìn giữ và bảo tồn đến ngày nay Tín
ngưỡng thờ thần núi, thần lửa, thần đất (Yama no kami, Hi no kami, Ta no kami), là những tín ngưỡng được xây dựng trên nền tảng tín ngưỡng nguyên
thủy và trong quá trình hội nhập với tôn giáo, tín ngưỡng ngoại sinh như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, có sự chọn lọc thành một lớp tín ngưỡng mới bao gồm cả hai yếu tố cũ và mới Tuy nhiên, trong quá trình hỗn dung cùng lớp tín ngưỡng bản địa, các yếu tố ngoại sinh thường không bị bản địa hóa mà rõ ràng có sự chọn lọc Quá trình chọn lọc bản địa hóa là hoàn toàn tự nhiên không hiên cưỡng Do đó, tính phức hợp trong cấu trúc lại càng trở nên mạnh
mẽ hơn
Lợi ích vật chất:
Hầu hết các vị thần được thờ cúng trong tín ngưỡng dân gian ở Nhật Bản đều đại diện cho chữ giàu sang và hạnh phúc (Fukuno kami/福の神/ Phúc thần) Nó đã trở thành một đặc trưng, mang đậm tính chất dân gian, dù là
Yama no kami hay Ryojin họ cũng đều là vị thần mang đến sự giàu sang cho con người Ebisu gami ban đầu chỉ đơn giản là vị thần bảo trợ cho ngư dân, giúp họ đánh bắt được nhiều cá và an toàn khi đi biển Sau này, Ebisu gami
được gắn thêm một số chức năng khác như tượng trưng cho sự giàu sang, thịnh vượng Tín ngưỡng, niềm tin đó đã lan rộng từ người nông dân, ngư dân đến với bác tiều phu sống trong rừng sâu núi thẳm Mọi người thờ cúng, cầu mong thần mang đến sự giàu sang, thịnh vượng Do đó, tín ngưỡng thờ thần
Ebisu đã được phổ biến, lan rộng khắp nơi và trở thành tín ngưỡng của toàn quốc Thần Ebisu, là một trong nhóm bẩy vị phúc thần mà người dân Nhật
Bản thờ cúng nhiều nhất Những vị này dù được gắn cho chức năng nhiệm vụ nào, tựu chung họ vẫn là người bảo trợ cho lợi ích vật chất cũng như tinh thần
Trang 38ẩn siêu nhiên trên, các vị thần sẽ giúp họ tránh được dịch bệnh, thảm họa Ngoài ra, nếu mọi người chạm vào tượng hay tắm mình trên ngọn lửa thiêng, khói thiêng sẽ cung cấp cho họ hình ảnh về tương lai và bùa phép sẽ giúp cho cây trồng, vật nuôi, tránh khỏi côn trùng, dịch bệnh Do đó, người Nhật cổ đã xây dựng nên một danh sách các loại bùa, các hình thức, nghi lễ để tiến hành trong hoạt động tôn giáo - tín ngưỡng [34; tr 23 - 24]
Tính ma thuật luôn luôn tồn tại trong tín ngưỡng dân gian của các nước
nên trong các nghi lễ, cách thức, đồ vật được thờ cúng của Minkan shinkō
Nhật Bản luôn mang đậm yếu tố ma thuật là điều dễ hiểu Con người khi không tìm cách lý giải được các hiện tượng xung quanh mình, họ thường có
xu hướng tìm đến với thế lực siêu nhiên và tính ma thuật chính là một trong biểu hiện ra bên ngoài của thế lực siêu nhiên Vì vậy, tính ma thuật sẽ mãi tồn tại trong tín ngưỡng dân gian cả trong thời kỳ hiện đại, khi con người đã có thể lý giải được phần lớn các hiện tượng tự nhiên [31; tr 23 - 33]
Trang 3936
Đồng quan điểm với Sakurai Tokutaro, tác giả luận văn dựa trên nguồn tài liệu quan sát được cho rằng: tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản ngoài ba đặc trưng chung còn có thêm một số đặc trưng khác tương đối gần gũi với những đặc trưng của những nước có hệ thống tôn giáo đa thần kiểu Nhật Bản Đó là những đặc trưng như:
Hài hòa gắn bó mật thiết với thiên nhiên
Như chúng ta đã biết người Nhật có một lối sống hài hòa, hòa quyện cùng với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, vì vậy hầu hết tất cả các hiện tượng tự nhiên đều được gắn cho những bản chất như con người, có tình cảm,
có linh hồn và trở thành đối tượng thờ cúng Lối sống hài hòa với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên của người Nhật Bản còn được thể hiện qua sự tôn kính của họ, khi mà hầu hết các hiện tượng tự nhiên đều được thờ cúng, tôn sùng
trong hàng ngũ vị thần
Đan xen hòa đồng giữa các tín ngưỡng
Mặc dù các lớp tín ngưỡng dân gian Nhật Bản không cố định, lớp nọ
bao trùm lên lớp kia nhưng vẫn có sự đan xen hài hòa giữa các lớp Đó là sự hòa quyện giữa tín ngưỡng gia đình đồng tộc với lớp tín ngưỡng chung của cộng đồng, tín ngưỡng bản địa với tín ngưỡng - tôn giáo ngoại sinh Ví dụ
trong tín ngưỡng thờ cúng linh hồn (Goryo shinkō/御霊信仰) có sự pha trộn
của ba yếu tố là Nembutsu với Omyōdō và Shugendō Cả ba hệ thống tín
ngưỡng này khi xâm nhập vào đời sống nông thôn Nhật Bản tạo nên Goryo shinkō là tín ngưỡng thờ linh hồn, tổ tiên theo kiểu cấu trúc nhị nguyên luận,
pha trộn với văn hóa Nhật Bản Sự hài hòa đan xen kiểu tính đa thần, đa tín ngưỡng như này là một đặc trưng rất riêng của Nhật Bản
Niệm phật, đây là tín ngưỡng có nguồn gốc từ Phật giáo.
Âm đương đạo = pha trộn giữa Đạo giáo và Shaman giáo nguyên thủy của Nhật.
Là Phật giáo tu hành kiểu khổ hạnh theo kiểu pha trộn giữa Thần Đạo, Đạo Phật và Shaman giáo.
Trang 4037
Một ví dụ khác chứng minh cho sự hài hòa đan xen giữa các tín ngưỡng
là tục thờ thần biển của người Nhật Trong tín ngưỡng này ngoài Ebisu, Funa
dama thì Ryojin cũng là một vị thần trong nhóm Ryojin hay còn gọi là thần
rồng biển là sự kết hợp chặt chẽ giữa tín ngưỡng về rồng của người Trung
Hoa với con rắn (Ebi) trong tín ngưỡng dân gian địa phương Sự sùng bái thần
rồng cũng là do ảnh hưởng của các giáo phái Phật giáo theo phái Shugendō
Trong hình thức này tại đền Konpira, con rắn được tôn sùng như một vị
thần biển, thế lực sẽ bảo vệ cho con người mọi tai ương khi họ đi biển Hiện
tại những tín ngưỡng này cùng biểu hiện của nó vẫn tồn tại trong đời sống của
người Nhật
Linh hoạt và gắn bó mật thiết với đời sống dân gian
Các tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản cho dù có bao gồm các yếu tố là
các lớp riêng biệt nhưng luôn luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động
sản xuất của con người Tín ngưỡng được nảy sinh ra do nhu cầu đời sống
tinh thần của họ nên phải gắn liền với mục đích đó Các loại hình tín ngưỡng
dân gian từ thờ cúng tổ tiên, tôn sùng thiên nhiên, tôn sùng con người đều
không ngoài hai mục đích phục vụ đời sống vật chất cũng như tinh thần của
con người Sự chuyển đổi trong các hình thức tín ngưỡng luôn luôn rất linh
hoạt và mềm dẻo Có thể thấy rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là bắt nguồn
từ quan niệm về linh hồn, tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên của người Nhật là từ
thuyết vạn vật hữu linh Tất cả các lớp tín ngưỡng này đều đan xen, hài hòa
trong cuộc sống của người Nhật, tuy mỗi loại hình tín ngưỡng lại phục vụ cho
một mục đích riêng biệt
Từ tín ngưỡng hình thành nên tôn giáo cơ bản
Ngay từ xưa, người Nhật luôn sợ hãi trước mọi hiện tượng trong thiên
nhiên, để rồi sau đó họ tin rằng tất cả mọi hiện tượng đó đều do thần linh sinh
Đây là đền thờ theo kiểu Shinto giáo tại Konohira tỉnh Kanagawa.