1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng và quy định trọng yếu của hiệp ước basel iii - so sánh với việt nam

18 697 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 497,5 KB

Nội dung

NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM...14 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN...17 NHÓM 4: CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU CỦA

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

−∙−

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

Khoa Tài Chính Ngân Hàng

Tiểu Luận Ngân Hàng Trung Ương

quy định trọng yếu của Hiệp ước Basel III - so sánh

với Việt Nam

Giảng Viên: TS Hoàng Công Gia Khánh Lớp: Cao Học Tài Chính Ngân Hàng(K12)

Nhóm 4

An Giang, Ngày 9 tháng 5 năm 2013

Trang 2

Mục Lục

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7

1 CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 7

1.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 7

1.2 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VÀ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 10

2 HIỆP ƯỚC BASEL III - SO SÁNH VỚI VIỆT NAM 12

2.1 QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU CỦA HIỆP ƯỚC BASEL III 12

2.2 LỘ TRÌNH THỰC THI HIỆP ƯỚC BASEL III 13

3 NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 14

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 17

NHÓM 4: CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU CỦA HIỆP ƯỚC BASEL III - SO SÁNH VỚI VIỆT NAM

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 GIỚI THIỆU

Trong quá trình phát triển và hội nhập, một quốc gia muốn phát triển nhanh và bền vững thì nhất thiết phải dựa trên một nền kinh tế tài chính và một hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh và bền vững Thực tế đã chứng minh chỉ một sự đổ vỡ của ngân hàng sẽ kéo

Trang 3

theo hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi toàn thế giới Chính vì vậy vấn đề đặt ra là mỗi quốc gia cần xây dựng cho mình một cơ chế giám sát ngân hàng như thế nào để đảm bảo hoạt động an toàn lành mạnh cho hệ thống ngân hàng quốc gia mình và phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng cho quá trình phát triển và hội nhập Và đó cũng chính là lý do nhóm 4 thực hiện nghiên

cứu đề tài “Cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng và quy định trọng yếu của Hiệp ước

Basel III - so sánh với Việt Nam”

Nội dung của báo cáo nghiên cứu sẽ xoay quanh ba vấn đề chính:

- Khái quát cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng;

- Những quy định trọng yếu của Hiệp ước Basel III;

- Liên hệ thực tế hoạt động giám sát ngân hàng tại Việt Nam cũng như khả năng đáp ứng và ứng dụng Hiệp ước Basel tại Việt Nam

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng và những quy định trọng yếu của Hiệp ước Basel III, báo cáo sẽ tạo ra cái nhìn tổng quan và có những đánh giá, nhận định về hoạt động giám sát ngân hàng tại Việt Nam cũng như khả năng đáp ứng và tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel III trong những năm tới

3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Từ mục đích nghiên cứu trên, báo cáo nghiên cứu sẽ lần lượt làm rõ các vấn đề:

- Mục tiêu, nội dung và các yếu tố cấu thành của cơ chế giám sát ngân hàng;

- Thực trạng và những vấn đề tồn tại của cơ chế giám sát ngân hàng tại Việt Nam

- Những quy định trọng yếu và lộ trình thực thi của Hiệp ước Basel III

- Những quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ở Việt Nam thông qua Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN

- Đánh giá khả năng đáp ứng và đề xuất yêu cầu nhằm hướng đến việc tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel III ở Việt Nam

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Do thông tin tiếp cận ở mức hạn chế nên những tài liệu tổng hợp của nhóm chủ yếu trên Internet Tuy nhiên nhóm đã nghiên cứu tổng hợp một cách sáng tạo; có những đánh giá, nhận định và quan điểm riêng dưới góc nhìn của nhóm

5 ĐIỂM QUA CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

5.1 CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Trang 4

5.1.1 KHÁI NIỆM GIÁM SÁT NGÂN HÀNG

Giám sát ngân hàng là phương thức tổ chức và vận hành của các cơ quan chức năng thông qua việc thiết lập cơ chế; cấp phép, giám sát từ xa; thanh tra tại chỗ; cưỡng chế thi hành kết luận thanh tra nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh

5.1.2 MỤC TIÊU GIÁM SÁT NGÂN HÀNG

- Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng; gia tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng;

- Duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng;

- Bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;

- Ổn định hệ thống tiền tệ; nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

5.1.3 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT HỆ THỐNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG

Một hệ thống giám sát ngân hàng gồm các yếu tố cấu thành sau: cơ quan giám sát của nhà nước, cơ chế kiểm soát nội bộ, kỷ luật thị trường và các thành phần khác như: tổ chức bảo hiểm tiền gởi, hiệp hội ngân hàng… Muốn phát huy tác dụng của hệ thống giám sát ngân hàng thì các yếu tố cấu thành trên đều phải hoạt động và phối hợp với nhau một cách có hiệu quả

Một hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại nên có ba phòng tuyến như sau: cơ chế kiểm soát nội bộ tốt là phòng tuyết thứ nhất phòng ngừa rủi ro cho chính ngân hàng; kỷ luật thị trường ngành ngân hàng hoạt động có hiệu quả là phòng tuyến thứ hai giám sát hoạt động ngân hàng; và phòng tuyến thứ ba chính là hoạt động giám sát của các cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại Đây có thể được xem là

ba trụ cột bảo vệ hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động ổn định và có hiệu quả, bổ trợ lẫn nhau trong quá trình phòng ngừa và khống chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng Ngoài

ra có thể trình bày kết cấu một hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại như sau:

Trang 5

Hình 1: Hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại

5.2 HIỆP ƯỚC VỐN BASEL

5.2.1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA HIỆP ƯỚC VỐN BASEL

Vào những năm 1980, hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới phát triển mạnh và

có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng Nhằm củng cố hoạt động và tạo ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng của hệ thống ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng được thành lập bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên

Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Ủy ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ Theo cách này, Ủy

Trang 6

ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên

5.2.2 HIỆP ƯỚC BASEL I

Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng Uỷ ban này đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy

ra Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do

đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% rủi ro tín dụng của ngân hàng đó

Mục đích của Basel I:

- Chuẩn mực hóa hoạt động ngân hàng trong trào lưu toàn cầu hóa nhằm củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế

- Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế

5.2.3 HIỆP ƯỚC BASEL II

Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung

đo lường mới với 3 trụ cột chính Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành

(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường

(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại

(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi

ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này

Trang 7

Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro

B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Việt Nam cũng là một trong những nước áp dụng khuôn khổ của Basel trong việc giám sát hoạt động các ngân hàng Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động giám sát tại Việt Nam còn quá nhiều điểm bất cập cần phải quan tâm nghiên cứu để đưa ra biện pháp thích hợp Vấn đề của hệ thống giám sát tài chính Việt Nam không chỉ đến từ sự non kém về kinh nghiệm trong quản lý điều hành, sự bất cập trong hệ thống hành lang pháp lý,… mà thậm chí nó còn xuất phát ngay trong chính khâu áp dụng những tiến bộ lý luận kinh tế của nước ngoài

1.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

TẠI VIỆT NAM

1.1.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VIỆT NAM

Giám sát tài chính - ngân hàng của Nhà nước là những hành vi giám sát và khống chế của các cơ quan giám sát đối với hệ thống tổ chức tín dụng , đảm bảo sự an toàn và phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng, khống chế rủi ro hệ thống Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam là mô hình kinh doanh phân ngành, bao gồm tổ chức tín dụng ngân hàng và

tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… Vì vậy hệ thống giám sát tài chính Việt Nam cũng theo mô hình giám sát phân ngành

Căn cứ Quyết định số 34/2008/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03 tháng 03 năm

2008 về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, theo quy định Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là một cơ quan của Chính phủ Việt Nam có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Căn cứ quyết định số

Trang 8

83/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm Thanh tra, Vụ các ngân hàng, Vụ các tổ chức tín dụng hợp tác và Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền Việc thành lập Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Qua hai quyết định có ý nghĩa trên thì mô hình tổ chức giám sát tài chính Việt Nam như sau:

Hình 2: Mô hình tổ chức giám sát tài chính Việt Nam

1.1.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát không chỉ còn dừng lại ở khía cạnh quản lý từ các

cơ quan cấp cao nhất mà phải được xây dựng thành hệ thống, nhằm đảm bảo hoạt động minh bạch của hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, ngoài các ngân hàng đã được niêm yết chính thức trên sàn đã có sự đầu tư trong việc công bố thông tin cũng như đảm bảo được phần nào tính chân thực, việc công bố thông tin của các cơ sở còn lại chưa đảm bảo được yêu cầu, tính chân thực cũng còn là dấu hỏi Sự thiếu minh bạch trong công tác xây dựng và báo cáo gây cản trở cho khả năng nắm bắt tình hình thực

Trang 9

tế tại các cơ quan chức năng Sở dĩ như vậy là vì hệ thống kế toán của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện, chưa tạo ra một chuẩn mực chung, mà vẫn nằm ở các quy định rải rác

Sự thiếu các quy định đồng bộ trong việc thực hiện chế độ kiểm toán và lập báo cáo hàng năm gây không ít phiền toái cho việc quản lý Điều này dẫn đến việc công bố thông tin trên thị trường không minh bạch, gây thiệt hại cho cả các nhà đầu tư cũng như làm nhiễu luồng thông tin Xét trên tổng thể mà nói, kỷ luật thị trường của ngành ngân hàng Việt Nam trong một nền kinh tế toàn cầu là còn rất yếu, chưa thể xem đó là một bộ phận cấu thành trong hệ thống giám sát tài chính - ngân hàng Việt Nam

1.1.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Hoạt động đa mục tiêu của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam vẫn tồn tại là điều kiện xuất hiện rủi ro đạo đức của các nhà quản lý ngân hàng thương mại nhà nước Thông tin bất cân xứng giữa cổ đông nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước khiến cho Nhà nước khó tiến hành đánh giá hiệu quả quản lý đối với người điều hành Các vị lãnh đạo này có thể lợi dụng việc phải thực hiện mục tiêu chính sách để giải thích cho sự thất bại trong kinh doanh hoặc che đậy cho những hành vi vì lợi ích cá nhân - loại rủi ro đạo đức này là loại rủi ro đặc thù tồn tại ở ngân hàng thương mại nhà nước

Hiện nay khi mục tiêu chính sách chưa thể tách khỏi hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước, thì hoạt động đa nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn phải tồn tại trong hoạt động ngân hàng Nếu nhà quản lý được khuyến khích khen thưởng bằng vật chất khi họ hoàn thành mục tiêu lợi nhuận, sẽ làm cho người quản lý xem nhẹ mục tiêu chính sách (nhiệm vụ chính sách khó định lượng để tiến hành khen thưởng vật chất), điều này chắc chắn người ủy thác (cổ đông) không muốn gặp phải

1.1.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM VÀ HIỆP HỘI NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước được thành lập theo Quyết định

số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức mới thành lập, cho đến nay khoảng 11 năm và với kinh nghiệm, quy mô vốn còn tương đối khiêm tốn nhưng phần nào đã góp vai trò quan trọng trong việc bảo đảm lòng tin cho người gửi tiền đối với hệ thống tín dụng Việt Nam Thực tiễn thời gian qua đã chứng minh không có tổ chức tín dụng nào ở Việt Nam mà việc suy

Trang 10

giảm hoặc đóng cửa gây nên việc đổ xô đi rút tiền hàng loạt của người dân, đó là nhờ có sự đóng góp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Tuy nhiên, vai trò của tổ chức này cần phải tăng cường hơn nữa Thứ nhất, bảo hiểm tiền gửi phải nâng cao năng lực hoạt động của mình để giám sát kỹ hơn và đưa ra những khuyến nghị kịp thời, cảnh báo sớm hơn những rủi ro của từng tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm không có đổ vỡ, chứ không phải là đợi đến đổ vỡ mới thanh toán Một trong những điều kiện để làm thì ngoài năng lực ấy phải tiến tới thu phí bảo hiểm dựa vào rủi ro của từng tổ chức chứ không phải thu phí đồng loạt Thứ hai, nâng dần mức bảo hiểm tiền gửi, mức 50 triệu hiện nay là quá thấp so với bình quân tiền gửi của người dân ở các ngân hàng, cần phải nâng lên để người dân yên tâm hơn, từ đó họ sẽ không

có những phản ứng tiêu cực khi có những hiện tượng đổ vỡ

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 247/TTg, ngày 14 tháng

5 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 131/TCCP, ngày 5 tháng 10 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ công nhận Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; Quyết định số 43/2003/QĐ-BNV, ngày 1 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng

Bộ Nội vụ phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam Từ mục tiêu và phạm vi hoạt động được quy định trong điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội ngân hàng Việt Nam năm 2003, có thể thấy được vấn đề bảo hộ nhà đầu tư chưa được quan tâm và chú trọng, cũng như chưa có những biện pháp cụ thể để giải quyết và giảm thiểu những mâu thuẫn xung đột giữa ngân hàng thương mại và nhà đầu tư Đồng thời sau 17 năm thành lập nhưng Hiệp hội ngân hàng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân viên…, trong đó đặc biệt là chức năng kỷ luật ngành hàng (tự giám sát) chưa phát huy được, vì vậy khó phát huy được đầy đủ tác dụng của Hiệp hội ngân hàng trong hệ thống giám sát ngân hàng Việt Nam

1.2 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VÀ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC NÂNG CAO TÍNH HIỆU

QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

1.2.1 MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Xác định rõ ràng mục tiêu của giám sát tài chính, đó là tiền đề của việc thực hiện giám sát có hiệu quả Giám sát tài chính vừa phải bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ điều tiết vĩ mô, lại vừa phải phòng ngừa và hóa giải rủi ro tài chính, bảo hộ quyền lợi người gởi tiền Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các mục tiêu này sẽ có sự xung đột giữa chính sách tiền tệ và giám sát ngân hàng, sẽ làm giảm hiệu quả giám sát ngân hàng Giữa

Ngày đăng: 19/12/2014, 20:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w