Nguyên tắc 5 – Giao dịch mua lại lớn: Cơ quan quản lý nhà nước phải có quyền chuẩn y các giao dịch mua lại lớn hoặc quyết định đầu tư lớn của ngân hàng, ngược lạicác tiêu chí đã nêu, bao
Trang 1UỶ BAN BASEL
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thường xuyên
về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng Mục tiêu của Ủy ban là hiểu
rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chấtlượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban traođổi các thông tin về các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, cácphương pháp và kỹ thuật với phương châm là để có một sự hiểu biết đồng nhất về cácvấn đề đó Trên cơ sở đó, Ủy ban dùng sự hiểu biết đồng nhất này để xây dựng các vănbản hướng dẫn và tiêu chuẩn trong các lĩnh vực mà họ cho là cần thiết Ủy ban Baselđược biết đến trên khắp thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra về tỷ lệ an toàn vốntối thiểu; các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả; và Thỏa ước về giám sáthoạt động ngân hàng xuyên biên giới
Thành viên của Ủy ban là Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan giám sát ngân hàngcủa các quốc gia như Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, HồngKông, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, ẢRập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh
và Mỹ
25 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
VỀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG HIỆU QUẢ
CỦA UỶ BAN BASEL
Nguyên tắc 1 - Mục đích, tính độc lập, quyền hạn, tính minh bạch và sự hợp tác: Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải phân định trách nhiệm rõ ràng và
mục đích của mỗi đơn vị có thẩm quyền giám sát ngân hàng Mỗi đơn vị phải có sự hoạtđộng độc lập, các quy trình minh bạch, có lực lượng nhân sự đầy đủ và được quản lý phùhợp, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nhiệm vụ được giao Một khuôn khổ pháp lýphù hợp đối với việc giám sát hệ thống ngân hàng cũng rất cần thiết, bao gồm cả các điềuliên quan đến cấp phép thành lập mới các ngân hàng và việc giám sát liên tục hoạt độngcủa hệ thống ngân hàng; quyền hạn kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống ngân hàng cũngnhư kiểm tra khi có nghi vấn về tính an toàn và bền vững của hệ thống Các quy định vềchia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và quy định về bảo mật các thông tincũng cần phải được quy định rõ ràng
Nguyên tắc 2 – Các hoạt động được phép: Các hoạt động được phép của các tổ
chức được cấp phép và chịu sự giám sát dưới tên gọi ngân hàng phải được quy định rõ
Trang 2ràng và việc sử dụng cụm từ “ngân hàng” ở tên gọi của tổ chức phải được kiểm soát gắtgao.
Nguyên tắc 3 – Các tiêu chí cấp phép: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
cấp phép phải có quyền đề ra các tiêu chí và từ chối đơn xin cấp Giấy phép thành lập nếu
hồ sơ không đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra Quá trình cấp phép tối thiểu phải có sựđánh giá về cơ cấu chủ sở hữu và quản trị ngân hàng, trong đó bao gồm sự phù hợp vàkhả năng của các thành viên Hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành ngân hàng, chiếnlược và kế hoạch hoạt động của ngân hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro,điều kiện tài chính dự kiến, bao gồm cả vốn gốc Nếu chủ sở hữu là hoặc tổ chức mẹ làmột ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đó phải được cơ quan giám sát nước nguyên xứchấp thuận trước
Nguyên tắc 4 - Chuyển quyền sở hữu lớn: Cơ quan quản lý nhà nước phải có
quyền xem xét và từ chối bất cứ đề xuất chuyển nhượng quyền sở hữu lớn hoặc chuyểnnhượng quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp tại các ngân hàng hiện hữu cho một bênkhác
Nguyên tắc 5 – Giao dịch mua lại lớn: Cơ quan quản lý nhà nước phải có quyền
chuẩn y các giao dịch mua lại lớn hoặc quyết định đầu tư lớn của ngân hàng, ngược lạicác tiêu chí đã nêu, bao gồm cả việc thành lập các hoạt động xuyên quốc gia, và phải đảmbảo được rằng, các giao dịch hoặc thay đổi cơ cấu không ảnh hưởng đến an toàn của ngânhàng, không đem đến cho ngân hàng các rủi ro không đáng có hoặc gây cản trở đến việcgiám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả
Nguyên tắc 6 – An toàn vốn tối thiểu: Cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra các
quy định về an toàn vốn tối thiểu phù hợp đối với các ngân hàng để phản ánh được nhữngrủi ro mà ngân hàng gặp phải, và phải quy định rõ ràng về thành phần của vốn, đảm bảorằng vốn phải có khả năng chịu được lỗ Tối thiểu là đối với các ngân hàng hoạt độngquốc tế, các quy định này không được thấp hơn mức mà Uỷ ban Basel quy định
Nguyên tắc 7 – Quy trình quản trị rủi ro: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm
bảo rằng, ngân hàng và tập đoàn ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện(bao gồm cả khả năng kiểm soát rủi ro của Hội đồng quản trị và Ban điều hành) để pháthiện, đánh giá, xử lý và kiểm soát, giảm thiểu tất cả các rủi ro để đánh giá tổng thể mức
độ đủ vốn của ngân hàng trước các danh mục rủi ro Các quy trình quản trị rủi ro này phảiphù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức
Nguyên tắc 8 - Rủi ro tín dụng: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng các
ngân hàng có một quy chế quản lý rủi ro tín dụng cân nhắc tới các rủi ro của tổ chức vớicác chính sách an toàn, các quy trình quản lý rủi ro nhằm phát hiện, đo lường, kiểm tra vàkiểm soát rủi ro tín dụng (bao gồm cả rủi ro tác nghiệp) Điều này cũng bao gồm việc chovay và đầu tư, đánh giá chất lượng của các khoản nợ và đầu tư, đồng thời tạo ra một hệthống quản trị rủi ro liên tục đối với các khoản nợ và khoản mục đầu tư đó
Trang 3Nguyên tắc 9 – Tài sản có rủi ro, dự phòng và dự trữ: Cơ quan quản lý cần đảm
bảo rằng ngân hàng phải xây dựng các chính sách đảm bảo an toàn tối thiểu cho việcquản lý các tài sản có rủi ro, xác định mức dự phòng và dự trữ đủ cho tổ chức
Nguyên tắc 10 - Giới hạn mức cho vay: Cơ quan quản lý rủi ro phải đảm bảo
rằng ngân hàng phải có các chính sách và hệ thống quản trị rủi ro nhằm nhận dạng, quản
lý các khoản cho vay lớn trong danh mục, cơ quan quan lý đồng thời cần phải xây dựngcác giới hạn cho vay nhằm hạn chế các ngân hàng tập trung cho vay một khách hànghoặc nhóm các khách hàng có liên quan
Nguyên tắc 11 - Rủi ro đối với nhóm khách hàng có liên quan: Nhằm hạn chế
việc cho vay (bao gồm các khoản nợ nội bảng và ngoại bảng) nhóm khách hàng có liênquan và xác định sự xung đột về lợi ích, cơ quan quản lý cần có những quy định về giớihạn cho vay đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan, các khoảncho vay này phải được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời cần phải có các bước phù hợp nhằmkiểm soát và giảm thiểu rủi ro, việc xóa các khoản nợ này được thực hiện theo các chínhsách và quy trình chuẩn mẫu
Nguyên tắc 12 – Rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi: Cơ quan quản lý nhà nước
phải đảm bảo rằng các ngân hàng có các chính sách và quy trình xác định, đo lường, theodõi và kiểm soát rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi trong các hoạt động cho vay và đầu
tư quốc tế, và đồng thời các ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các rủi ro này
Nguyên tắc 13 – Rủi ro thị trường: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng
các ngân hàng có các chính sách và quy trình xác định chính xác, đo lường, theo dõi vàkiểm soát được các rủi ro thị trường; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đặt ra cácđịnh mức cụ thể và/hoặc có thể dùng một khoản vốn cụ thể để xử lý rủi ro thị trường nếu
có lý do chính đáng
Nguyên tắc 14 – Rủi ro thanh khoản: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo
rằng các ngân hàng có một chiến lược quản lý khả năng chi trả có thể tính toán được mọirủi ro của tổ chức, ngân hàng phải có chính sách và quy trình để xác định, đo lường, theodõi và kiểm soát được rủi ro thanh khoản, và quản lý được khả năng chi trả của mìnhhàng ngày Cơ quan quản lý nhà nước phải yêu cầu các ngân hàng có kế hoạch sẵn sàngđối ứng với các vấn đề về thanh khoản có thể phát sinh bất ngờ
Nguyên tắc 15: Rủi ro tác nghiệp (rủi ro hoạt động): Cơ quan quản lý nhà nước
phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có chính sách và quy trình quản lý rủi ro để nhậndạng, đánh giá, kiểm tra và kiểm soát/giảm thiểu rủi ro hoạt động Các chính sách và quytrình quản lý rủi ro này phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức
Nguyên tắc 16: Rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng: Cơ quan quản lý nhà
nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả nhằmnhận dạng, đo lường và kiểm tra, kiểm soát rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng, baogồm một chiến lược được Hội đồng quản trị phê duyệt và được thực hiện bởi ban quản lý
Trang 4cấp cao; chiến lược này cũng cần phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổchức của loại rủi ro.
Nguyên tắc 17: Kiểm tra và kiểm toán nội bộ: Cơ quan quản lý nhà nước phải
đảm bảo rằng ngân hàng phải có hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ phùhợp với quy mô và mức độ phù hợp với loại hình kinh doanh của tổ chức
Nguyên tắc 18 – Lạm dụng các dịch vụ tài chính: Cơ quan quản lý nhà nước phải
đảm bảo được rằng các ngân hàng có chính sách và quy trình, bao gồm các quy tắcnghiêm ngặt về “nhận biết khách hàng”, nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệptrong lĩnh vực tài chính và bảo vệ ngân hàng không bị lợi dụng, một cách vô tình hay cố
ý, vào các hoạt động phạm pháp
Nguyên tắc 19 – Phương pháp giám sát: Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu
quả yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và duy trì sự hiểu biết sâu sắc vềhoạt động của từng ngân hàng và tập đoàn ngân hàng, đồng thời cả hệ thống ngân hàng,tập trung vào sự an toàn và tính bền vững, cũng như sự ổn định của toàn hệ thống ngânhàng
Nguyên tắc 20 – Kỹ thuật giám sát: Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả
phải bao gồm cả thanh tra tại chỗ và kiểm soát từ xa và sự liên hệ mật thiết giữa cơ quanquản lý nhà nước với ban điều hành của ngân hàng
Nguyên tắc 21 – Thông tin giám sát: Cơ quan quản lý nhà nước phải có các
phương tiện thu thập, xem xét và phân tích các báo cáo về an toàn hoạt động và các chỉ
số thống kê do các ngân hàng gửi về trên cơ sở đơn lẻ và tổng hợp, đồng thời phải cóphương tiện để xác minh tính trung thực của các báo cáo này thông qua hoặc là thanh tratại chỗ hoặc thuê các chuyên gia độc lập
Nguyên tắc 22 – Kế toán và công bố công khai: Cơ quan quản lý nhà nước phải
đảm bảo được rằng mỗi ngân hàng phải duy trì việc ghi chép sổ sách đầy đủ và theo đúngcác chuẩn mực kế toán được quốc tế công nhận, và công bố công khai thường xuyên cácthông tin phản ánh đúng tình trạng tài chính và lợi nhuận của ngân hàng
Nguyên tắc 23- Quyền xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan
quản lý nhà nước phải có công cụ hỗ trợ họ đưa ra các biện pháp xử lý vi phạm kịp thời.Trong đó bao gồm khả năng thu hồi Giấy phép hoạt động hoặc cảnh báo việc thu hồiGiấy phép hoạt động
Nguyên tắc 24 – Giám sát hợp nhất: Một yếu tố nhạy cảm của việc giám sát hệ
thống ngân hàng là cơ quan quản lý nhà nước giám sát các tập đoàn ngân hàng trên cơ sởhợp nhất, theo dõi sát sao, và áp dụng tất cả các quy tắc đảm bảo an toàn đối với tất cảcác khía cạnh kinh doanh mà tập đoàn thực hiện trên toàn cầu
Nguyên tắc 25 – Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước nước sở tại và nước nguyên xứ: Việc giám sát hợp nhất xuyên biên giới đòi hỏi sự hợp tác và trao đổi thông
Trang 5tin giữa cơ quan quản lý nhà nước nước sở tại với các cơ quan quản lý có liên quan, chủyếu là các cơ quan quản lý nhà nước của nước nguyên xứ Các cơ quan quản lý nhà nướctrong lĩnh vực ngân hàng phải yêu cầu các hoạt động tại nước sở tại của ngân hàng nướcngoài được thực hiện theo cùng một tiêu chuẩn như đối với các tổ chức trong nước.
Trang 6VIỆT NAM:
XÂY DỰNG NỀN TẢNG PHÁP LÝ CHO
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
(KHOẢN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI IDF - TF 058269)
NỘP CHO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐƠN VỊ SOẠN THẢO
T HE A RIES G ROUP , L TD
HOA KỲ
LIÊN DANH VỚI
VISION & ASSOCIATES
VIỆT NAM
THÁNG 06/2009
Trang 7BÁO CÁO VỀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Joe Chertkow – Chuyên gia luật ngân hàng
Cụ thể là bản Thuyết minh nêu rõ có hai loại ý kiến về vấn đề này:
Ý kiến thứ nhất: Luật không nên điều chỉnh hoạt động ngân hàng của tổ chức khác.
Ý kiến thứ hai: Luật nên điều chỉnh hoạt động ngân hàng của tổ chức khác
Bản Thuyết minh cũng nêu rằng:
Ý kiến của NHNNVN: NHNNVN nhất trí với loại Ý kiến thứ hai Theo đó, điều chỉnh nội
hàm khái niệm hoạt động ngân hàng để phân loại TCTD Theo đó, các tổ chức khác được coi là các TCTD phi ngân hàng và vẫn phải chịu sự thanh tra giám sát của NHNNVN.
Nhóm Tư vấn ủng hộ ý kiến của NHNNVN là Luật TCTD mới cần điều chỉnh các hoạtđộng ngân hàng của các tổ chức khác bằng cách điều chỉnh nội hàm khái niệm hoạt độngngân hàng, qua đó điều chỉnh khái niệm phân loại TCTD và coi các tổ chức này là TCTDphi ngân hàng, chịu sự thanh tra giám sát của NHNNVN
Sau đây Nhóm Tư vấn sẽ cung cấp các lập luận ủng hộ Ý kiến của NHNNVN (Ý kiếnthứ hai), và nêu một số ý kiến về TCTD phi ngân hàng trong Luật các TCTD mới
Áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế về Thanh tra Giám sát Ngân hàng
Các tiêu chuẩn quốc tế quan trọng và phù hợp nhất đều nằm trong các Nguyên tắc Cơ bản (Nguyên tắc Cơ bản) để Thanh tra Giám sát Ngân hàng Hiệu quả (2006) của Uỷ
ban Basel về Thanh tra Giám sát Ngân hàng Một số nguyên tắc là:
Nguyên tắc Cơ bản 1 – Mục tiêu, quyền độc lập, thẩm quyền, minh bạch và hợp tác:
“Một khuôn khổ pháp lý phù hợp cho công tác thanh tra giám sát ngân hàng cũng là cầnthiết, bao gồm các quy định về việc cấp phép thành lập ngân hàng và thanh tra giám sátthường xuyên ”
Nguyên tắc Cơ bản 2 – Các hoạt động được phép tiến hành: “Cần quy định rõ các
hoạt động mà các tổ chức được cấp phép và là đối tượng của thanh tra giám sát như các
Trang 8ngân hàng được phép thực hiện, và việc sử dụng cụm từ “ngân hàng” trong tên gọi củacác tổ chức này cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhất có thể.”
Nguyên tắc Cơ bản 19 – Phương thức thanh tra giám sát: “Một hệ thống thanh tra
giám sát hiệu quả yêu cầu là cơ quan thanh tra giám sát phải luôn hiểu rõ về hoạt độngcủa từng ngân hàng và tập đoàn ngân hàng, và của toàn hệ thống ngân hàng, chú trọngvào sự an toàn và tính ổn định của hệ thống ngân hàng.”
Theo quan điểm của Nhóm Tư vấn, theo các Nguyên tắc Cơ bản và các bài học rút ra từcuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong những năm gần đây, một yêu cầu hợp lý làphải quản lý các ngân hàng và các tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng trêndiện rộng Điều này có nghĩa là nếu một tổ chức tham gia vào bất cứ hoạt động ngânhàng nào thì cũng cần phải xin giấy phép và phải là đối tượng thanh tra giám sát
Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ quyết định áp dụng luật TCTD cho cả các ngân hàng và cácTCTD phi ngân hàng NHNNVN cần phải đóng vai trò quản lý và thanh tra giám sát các
tổ chức nhận tiền gửi và cả các tổ chức không nhận tiền gửi
Theo ý kiến của chúng tôi, cần phải quản lý trên diện rộng tất cả các TCTD và các tổchức khác thực hiện hoạt động ngân hàng.1
Nhóm Tư vấn thấy rằng một trong những bài học chính rút ra từ cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu trong các năm gần đây là các tổ chức phi ngân hàng – nghĩa là các tổ chứckhông nhận tiền gửi không kỳ hạn nhưng vẫn cấp tín dụng – có thể gây ra những rủi ro vàbất ổn cho hệ thống tài chính Đó là do các tổ chức này có thể huy động vốn trên thịtrường liên ngân hàng bằng cách vay các tổ chức nhận tiền gửi, và có thể bán hoặc chứngkhoán hoá các tài sản nợ của họ cho các định chế tài chính khác có nhận tiền gửi từ côngchúng
Khái niệm TCTD phi ngân hàng và “hoạt động ngân hàng” trong Dự thảo 8 Luật các TCTD
Điều 2 Luật các TCTD năm 1997 quy định về việc áp dụng luật cho các TCTD và “hoạt
động ngân hàng của các tổ chức khác”
Nhóm Tư vấn thấy rằng Dự thảo Luật các TCTD (bản mới nhất là Dự thảo 8) có cách xử
lý khác cho các “tổ chức khác” Cách xử lý này là đưa các tổ chức khác vào loại hìnhTCTD phi ngân hàng theo Điều 4.3 Cách phân biệt giữa ngân hàng và các TCTD phingân hàng là “các hoạt động ngân hàng” của các tổ chức phi ngân hàng không bao gồmhoạt động nhận tiền gửi cá nhân và dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản của kháchhàng
1 Khi nêu ý kiến này, Nhóm Tư vấn không có hàm ý đưa các Ngân hàng Chính sách vào phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD Nhóm đã soạn thảo một báo cáo riêng về vấn đề này Nhóm ủng hộ ý kiến của phía NHNNVN là không nên điều chỉnh mô hình Ngân hàng Chính sách trong Luật các TCTD vì tổ chức
và hoạt động của các ngân hàng này khác với các ngân hàng thông thường, và các ngân hàng chính sách hoạt động và tổ chức theo quy định cụ thể của Thủ tướng.
Trang 9Điều 4.3 quy định “TCTD phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài
chính và các TCTD phi ngân hàng khác.”
Không tổ chức nào được phép thực hiện các hoạt động ngân hàng mà không được phépcủa NHNNVN Do đó khái niệm các TCTD phi ngân hàng và yêu cầu phải đượcNHNNVN cấp phép là biện pháp để quản lý các tổ chức này trên diện rộng và để tạo điềukiện cho NHNNVN thanh tra giám sát “các tổ chức khác” Nhóm Tư vấn ủng hộ mạnh
mẽ cách quy định như vậy, như nêu trong Ý kiến thứ hai
Một số câu hỏi và ý kiến về TCTD phi ngân hàng
Theo quan sát của Nhóm Tư vấn, Nhóm nhận thấy Dự thảo 8 Luật các TCTD có các quyđịnh chi tiết về hoạt động kinh doanh của “công ty tài chính” và “công ty cho thuê tàichính” (Mục 3, Điều 108, 112 - Dự thảo 8)
Điều này dẫn đến một câu hỏi lớn như sau: Vậy tại sao không có quy định về các TCTD
phi ngân hàng khác? Nói khác đi, có phải Luật còn thiếu quy định về các TCTD phi ngân
hàng? Các quy định về hoạt động của các TCTD phi ngân hàng khác không phải là
“công ty tài chính” và “công ty cho thuê tài chính” nằm ở đâu?
Có thể NHNNVN sẽ nêu ý kiến là hiện nay thị trường Việt Nam chưa có loại hình doanhnghiệp này Tuy nhiên, trong tương lai có thể có các loại hình doanh nghiệp mới và Dựthảo Luật các TCTD dĩ nhiên cần phải lường trước được khả năng xuất hiện loại hìnhdoanh nghiệp mới này trong tương lai Như đã phân tích, Luật các TCTD đã được soạnthảo theo đó phạm vi điều chỉnh bao gồm cả các “tổ chức khác”, dưới loại hình TCTDphi ngân hàng
Do đó chúng tôi đặt ra các câu hỏi sau:
Cách xử lý đối với “TCTD phi ngân hàng khác” khi các loại hình doanh nghiệpmới xuất hiện trong thị trường tài chính?
Trong Dự thảo 8 dường như không có quy tắc hoạt động hoặc hạn chế cụ thể đốivới các doanh nghiệp này? Một công ty có thể xin cấp phép là TCTD phi ngânhàng nếu, ví dụ, công ty này không muốn nhận bất cứ hình thức gửi tiền nào vàchỉ muốn tiến hành hoạt động tạo tín dụng (ví dụ như một công ty thế chấp, hoặccông ty cấp thẻ tín dụng)?
Theo quy định tại Chương II Luật các TCTD thì có thể hiểu là một doanh nghiệp
có thể xin cấp phép dưới hình thức TCTD phi ngân hàng khi đáp ứng một số điềukiện Vậy NHNNVN có yêu cầu là doanh nghiệp này phải được cấp phép dướihình thức công ty tài chính hay không?
Hay NHNNVN có thể cấp phép cho loại hình TCTD phi ngân hàng khác (ví dụmột loại hình mới, “Giấy phép chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng”)?
NHNNVN có dự định sau này sẽ đưa các quy định về hoạt động kinh doanh vàhạn chế đối với các loại hình TCTD phi ngân hàng khác vào Luật không?
Trang 10Kết luận
Báo cáo này đưa ra các lập luận để ủng hộ quan điểm của NHNNVN (Ý kiến thứ hai), và
có bổ sung một số quan điểm khác Nhóm Tư vấn đã nói đến tầm quan trọng của các tiêuchuẩn quốc tế và yêu cầu phải quản lý trên diện rộng
Nói tóm lại, Nhóm Tư vấn ủng hộ Ý kiến thứ hai trong việc xử lý vấn đề về các tổ chứckhác trong Luật các TCTD Nhóm cho rằng nếu một tổ chức thực hiện bất cứ loại hìnhhoạt động ngân hàng nào thì cũng phải xin cấp phép của NHNNVN và phải là đối tượngthanh tra giám sát
Cuối cùng, như đã phân tích ở trên, Nhóm cho rằng trong tương lai NHNNVN cần phảilàm rõ tính chất của các quy định về hoạt động và các hạn chế đối với các TCTD phingân hàng khác
Trang 11Thanh tra giám sát các Ngân hàng Chính sách
Don Macpherson – Chuyên gia giám sát ngân hàng
Giới thiệu và định nghĩa
Nhóm Tư vấn đã được yêu cầu đưa ra ý kiến về nội dung là liệu có nên đặt “Ngân hàngChính sách” (NHCS) dưới sự thanh tra giám sát của NHNNVN hay không Trước khiđưa ra ý kiến, Nhóm Tư vấn cho rằng cần phải thống nhất về định nghĩa khái niệm “Ngânhàng Chính sách”?
Cả 2 Luật NHNNVN lẫn Luật các TCTD đều chưa có định nghĩa “Ngân hàng Chínhsách” Điều 1 Dự thảo 8 Luật các TCTD có đề cập đến “ngân hàng chính sách, ngân hàngphát triển” và quy định “Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt độngcủa ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển” nhưng cũng không có định nghĩa cụ thểtại Điều 4 - Giải thích từ ngữ Điều 4.2 có đề cập đến “các loại hình ngân hàng khác”nhưng cũng không nêu cụ thể những loại hình đó là gì
Thậm chí Nhóm Tư vấn không thể tìm thấy định nghĩa khái niệm NHCS trên website củaNgân hàng Thanh toán Quốc tế Các tài liệu đề cập đến NHCS chỉ nói đến các ngân hàngphát triển Trung Hoa
Có vẻ như chúng ta không thể định nghĩa khái niệm NHCS, nhưng khi gặp một ngânhàng kiểu này, chúng ta đều biết nó thuộc loại hình NHCS
Trong khuôn khổ tài liệu này, Nhóm Tư vấn xin định nghĩa NHCS như một định chế tàichính do Chính phủ trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu hoặc cấp vốn với mục đích cung cấptín dụng và các dịch vụ khác nhằm khuyến khích đầu tư trong một ngành cụ thể của nềnkinh tế hoặc để đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể
Xin lưu ý là định nghĩa này có thể bao gồm một định chế tài chính không được gọi làngân hàng nhưng có thể coi như một “Tổng công ty”, “Quỹ” hay dạng tổ chức khác Ví
dụ như Ngân hàng Phát triển Việt nam trước đây chính là Quỹ Hỗ trợ Phát triển
Có nên đặt NHCS dưới sự thanh tra giám sát của NHNNVN hay không?
Mục tiêu cơ bản của thanh tra giám sát ngân hàng là nhằm:
giảm rủi ro thiệt hại đối với người gửi tiền và người cho vay tiền khác
duy trì lòng tin của công chúng đối với hệ thống tài chính quốc gia
bảo vệ hệ thống thanh toán
duy trì một hệ thống ngân hàng hiệu quả và cạnh tranh
Vì một NHCS không nhận tiền gửi, nên không cần thiết phải đặt dưới sự thanh tra giámsát của NHNNVN Tuy nhiên, cũng cần biết rằng Nhà nước, với tư cách là người cấp tín
Trang 12dụng lớn, cũng cần được bảo đảm là NHCS mà mình cấp vốn hoạt động lành mạnh Cóthể bảo đảm như vậy thông qua công tác kiểm toán thường xuyên của Kiểm toán Nhànước, nếu cần thiết thì có hỗ trợ của các chuyên gia từ các công ty kiểm toán độc lậphoặc các công ty kiểm toán chuyên nghiệp khác.
Vì người dân chỉ sử dụng NHCS như một nguồn cấp tín dụng, và vì có Nhà nước hậuthuẫn cho các khoản nợ của NHCS đó nên người dân sẽ không quan tâm nhiều tới tìnhhình của NHCS Nếu người dân mất lòng tin vào một NHCS thì đó là do họ mất lòng tinvào khả năng tín dụng của Nhà nước, mà tình trạng này thì nằm ngoài khả năng xử lý củaNHNNVN
Vì các NHCS không trực tiếp tham gia vào hệ thống thanh toán nên các hoạt động củacác ngân hàng này không đem lại nguy cơ gì cho hệ thống thanh toán
NHCS, theo đúng mục tiêu và nhiệm vụ của nó, thường cung cấp các dịch vụ theo cácđiều kiện và điều khoản không phải nhằm cạnh tranh với các ngân hàng thương mại Đầutiên, đó là chi phí vay, trong phần lớn các trường hợp, sẽ thấp hơn so với các ngân hàngthương mại khác Mặt khác, để thực hiện nhiệm vụ của mình, các NHCS thường cho vayvới mức lãi suất do chính phủ đặt ra nhằm trợ cấp cho các ngành là mục tiêu của NHCS.Các điều kiện này không phù hợp để áp dụng các chuẩn mực và thực tiễn thanh tra giámsát thông thường do NHNNVN thực hiện
Từ đó cho thấy việc đưa NHCS vào diện thanh tra giám sát của NHNNVN không nhữngkhông giúp đạt được mục tiêu thanh tra giám sát ngân hàng mà thậm chí còn làm giảmhiệu quả thanh tra giám sát vì sẽ tạo ra một nhóm đối tượng thanh tra giám sát được ưutiên Đó có thể là do cần phải có các quy tắc riêng áp dụng cho NHCS trong các lĩnh vựcquan trọng như vốn pháp định, định giá tài sản và trích dự phòng nợ khó đòi, ghi nhậndoanh thu, quản lý rủi ro, quản trị tổ chức, và các vấn đề khác Nếu theo hướng này thì sẽkhông tuân theo chuẩn mực thanh tra giám sát quốc tế và chắc chắn sẽ bị Chương trìnhĐánh giá Ngành tài chính của IMF phê phán
Nhóm Tư vấn chưa thể hiểu hết tình hình thực tế tại Việt nam, nhưng có thể theo địnhnghĩa về NHCS như trên, thì tại Việt Nam cũng có các thực thể hoạt động như NHCSnhưng không được gọi là “ngân hàng”, cũng tương tự như tại nhiều quốc gia khác Tạicác quốc gia này, các thực thể tham gia các hoạt động tương tự như vậy và được gọi làcác “tổng công ty phát triển”, “quỹ phát triển”, “tổng công ty nhà ở” hay các tên đại loạinhư thế Nếu Việt Nam có các thực thể như vậy thì cần điều chỉnh một cách phù hợp cácvăn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các thực thể này để đặt chúng dưới sự thanhtra giám sát của NHNNVN, hoặc phải ra quyết định đưa các thực thể này ra khỏi thẩmquyền thanh tra giám sát của NHNNVN Tuy nhiên, như vậy sẽ tạo ra một tiền lệ khôngbình thường trong hệ thống là các NHCS sẽ bị NHNNVN giám sát, còn các thực thểchính sách tồn tại dưới hình thức khác thì không
Trang 13Từ những gì ít ỏi mà Nhóm Tư vấn có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận, Nhóm Tư vấn thấy córất ít bằng chứng hay cơ sở lý luận để ủng hộ ý kiến đặt NHCS dưới sự thanh tra giám sátcủa NHNNVN Nhóm Tư vấn cũng không thấy tại bất cứ quốc gia nào mà cơ quan thanhtra giám sát đóng vai trò thanh tra giám sát các NHCS, có thể chỉ trừ Trung Quốc, nơi màthậm chí mối quan hệ giữa các NHCS và cơ quan thanh tra giám sát cũng không hề rõràng.
Chỉ có một lập luận để ủng hộ việc đặt NHCS dưới sự thanh tra giám sát của NHNNVN
là NHCS có thể nhận tiền gửi Tuy nhiên, vì nghĩa vụ nợ của các NHCS được Nhà nướcbảo đảm toàn bộ, nên không cần thiết phải giám sát các ngân hàng này để bảo vệ ngườigửi tiền Hơn thế nữa, cũng không cần thiết phải coi các nghĩa vụ nợ đó là các khoản
“tiền gửi” Có lẽ có một thuật ngữ phù hợp hơn cho trường hợp này là “chứng chỉ đầu tư
có bảo đảm”, với hàm ý được chính phủ bảo đảm
Chính phủ, với tư cách là người đứng ra bảo đảm cho các nghĩa vụ, sẽ phải quan tâm đếnchất lượng tài sản của NHCS Thông qua các biện pháp tổng thể như quản trị tổ chức,quản lý rủi ro, kiểm toán (nội bộ và bên ngoài), chính phủ sẽ có thể được bảo đảm làNHCS đang hoạt động lành mạnh
Do vậy, Nhóm Tư vấn thiên về ý kiến cho rằng các tổ chức được gọi là, hoặc có hoạt
động như các Ngân hàng Chính sách tại Việt Nam không nên đưa vào là đối tượng thanh
tra giám sát của NHNNVN