1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na

102 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Có thể đưa ra một số sách tham khảo và một số bài viết có tính nghiệp vụ báo chí về vấn đề cải chính thông tin sai như sau: - Nguyễn Bắc Sơn 1999, Tản mạn với văn hóa và thông tin”, Nxb

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ THANH THỦY

NHẬN DIỆN THÔNG TIN SAI

VÀ VIỆC CẢI CHÍNH THÔNG TIN SAI TRÊN

BÁO IN NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ HỌC

Mã số: 60.32.01

Người hướng dẫn khoa học : PGS TS Đinh Văn Hường

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5

7 Kết cấu luận văn 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ CẢI CHÍNH THÔNG TIN SAI TRÊN BÁO CHÍ 8

1.1 Cơ sở lý luận của cải chính thông tin sai trên báo chí 8

1.1.1 Vấn đề thông tin trên báo chí 8

1.1.2 Thông tin sai trên báo chí và vấn đề cải chính 9

1.2 Cơ sở pháp lý của cải chính thông tin sai trên báo chí 14

1.2.1 Những vấn đề cải chính được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 14

1.2.2 Quy chế cải chính trên báo chí của Bộ Văn hóa Thông tin ban hành năm 2007 17

1.3 Ý nghĩa của việc cải chính thông tin sai trên báo chí 19

1.3.1 Từ văn hóa xin lỗi trong giao tiếp của người Việt 19

1.3.2 Từ góc độ tiếp cận của độc giả 21

1.3.3 Từ góc độ uy tín của cơ quan báo chí 23

1.3.4 Từ góc độ pháp lý 27

Tiểu kết chương 1: 28

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẢI CHÍNH THÔNG TIN SAI

TRÊN BÁO IN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 29

2.1 Thông tin sai và phương thức cải chính thông tin sai trên báo in Việt Nam hiện nay 29

2.1.1 Tiêu chí định tính cho vấn đề cải chính thông tin sai trên báo in 29

2.1.2 Một số tình huống thông tin sai và cải chính thông tin sai trên báo in Việt Nam từ năm 2008-2010 31

2.2 Thực trạng thông tin sai và cải chính thông tin sai trên ba tờ báo in Lao Động, Tiền Phong, Đời sống và Pháp luật 44

2.2.1 Ưu điểm của cải chính thông tin sai trên 3 tờ Lao động, Tiền Phong và Đời sống và Pháp luật 46

2.2.2 Nhược điểm của cải chính thông tin sai trên 3 tờ Lao động, Tiền Phong và Đời sống và Pháp luật 53

2.3 Các yếu tố tạo nên thành công trong cải chính thông tin sai trên báo in Việt Nam hiện nay 57

2.3.1 Hệ thống văn bản và quy chế chặt chẽ 57

2.3.2 Chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình thu thập xử lý tin bài của phóng viên 59

2.3.3 Quan điểm của tòa soạn trong vấn đề cải chính thông tin sai 61

2.3.4 Sự tham gia của công chúng, xử lý hồi âm dư luận của báo chí 62

2.4 Các yếu tố dẫn đến thông tin sai và hạn chế trong cải chính thông tin sai trên báo in hiện nay 64

2.4.1 Trong quá trình tác nghiệp của phóng viên 65

2.4.2 Trong quá trình biên tập tin, bài của ban biên tập 67

2.4.3 Quan điểm của tòa soạn trong vấn đề cải chính thông tin sai 68

Tiểu kết chương 2: 69

Trang 4

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CẢI CHÍNH THÔNG TIN SAI CHO BÁO IN

THỜI GIAN TỚI 70

3.1 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tác giả và cơ quan báo chí 70

3.1.1 Đối với phóng viên, nhà báo trực tiếp viết bài 70

3.1.2 Đối với biên tập viên và công tác biên tập 71

3.1.3 Đối với vấn đề quan điểm của tòa soạn 73

3.2 Yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra cho báo in hiện nay về vấn đề cải chính thông tin sai 75

3.2.1 Yêu cầu cấp thiết về hành lang pháp lý rõ ràng 75

3.2.2 Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo báo chí ở Việt Nam 78

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả cải chính thông tin sai trên báo in 80

3.3.1 Minh bạch trong quá trình thu thập và xử lý thông tin của phóng viên 80

3.3.2 Vấn đề coi trọng thông tin cải chính từ quan điểm của tòa soạn 82

3.3.3 Gợi ý một số cách thức cải chính thông tin sai trên báo in 83

Tiểu kết chương 3 90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 93

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thông tin sai trên báo chí đang được xem là “căn bệnh” của báo chí hiện đại Hiện nay, sự xuất hiện của nhiều loại hình thông tin đã làm thông tin báo chí đẩy mạnh tiêu chí nhanh và nóng, điều này dễ dẫn đến thông tin sai Càng nghiêm trọng hơn khi trong những năm gần đây, thông tin sai trên báo chí nhiều hơn, với tính chất và mức độ nghiêm trọng cũng gia tăng Điều đáng bàn ở chỗ, việc báo chí thông tin sai có thể gây ảnh hưởng rất lớn về tâm lý cũng như kinh tế để khắc phục thông tin sai đó Tuy nhiên, việc cải chính thông tin ấy lại ít được chú ý

Vấn đề cải chính thông tin sai đã được quy định cụ thể trong Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tuy nhiên, đến nay, việc khảo sát cụ thể nào

để xem các cơ quan báo chí thực hiện vấn đề cải chính này đến đâu vẫn ít được quan tâm đến

Trong khi đó, thực tiễn làm báo hiện nay cho thấy: Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực báo chí và xuất bản hiện nay có nội dung liên quan đến vấn đề thông tin sai Việc cải chính nói đúng ra là liên quan trực tiếp đến quá trình nghiệp vụ của người làm báo Cải chính giúp cho những người làm nghề tránh được sai sót trong những lần tiếp theo Vì vậy, vấn đề này cần được chú ý đúng mực để đảm bảo đạo đức người làm báo, khẳng định uy tín cơ quan báo chí và sự tôn trọng độc giả của nền báo chí hiện đại

Hạn chế thông tin sai là đòi hỏi cấp thiết để hướng tới một nền báo chí

có tính chuyên nghiệp Và vấn đề cải chính tin sai trên báo chí là vấn đề không chỉ của riêng hoạt động làm báo mà còn liên quan đến cả văn hóa xin lỗi Thông tin cải chính trên báo thường không có vị trí xứng đáng với bài thông tin sai, vì vậy gây nhiều bức xúc cho độc giả Hầu hết các ý kiến trên

Trang 6

báo chí, trên các diễn đàn đều cho rằng: Thông tin cải chính trên báo chí hiện nay chưa thỏa mãn những băn khoăn của độc giả

Nghiên cứu về vấn đề này, luận văn sẽ làm rõ thực trạng tin sai và vấn

đề cải chính hiện nay, từ đó nêu nên sự cần thiết về mặt lý luận cũng như nghiệp vụ báo chí để khắc phục ngay hiện tượng thông tin sai và có sự lưu tâm đúng mức đến vấn đề cải chính trên báo chí, cụ thể là báo in

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (năm 1999) và các Nghị định về những điều không được thông tin trên báo chí

- Quy chế “Cải chính trên báo chí" Ban hành kèm theo quyết định số 03/2007 QĐ-BVHTH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin

Kèm theo đó là các nghị định, quy chế về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí xuất bản trong đó có điều quy định về việc sử dụng sai nội dung thông tin

Đây là vấn đề có tính chất nghiệp vụ cao nên những bài viết manh tính chuyên khảo về vấn đề này, những bài viết nghiệp vụ trên các diễn đàn nghề báo có quy mô nhỏ tương đối nhiều

Trang 7

Có thể đưa ra một số sách tham khảo và một số bài viết có tính nghiệp

vụ báo chí về vấn đề cải chính thông tin sai như sau:

- Nguyễn Bắc Sơn (1999), Tản mạn với văn hóa và thông tin”, Nxb

Văn hóa thông tin, Hà Nội trong cuốn này có bài viết mang tên: “Báo chí nước ta có nên nói dối dù là ngày 1-4?”

- Bài viết: “Những điểm mới trong Luật Báo chí sửa đổi” của Luật sư,

Tiến sĩ Phan Đăng Thanh trên báo Pháp Luật TPHCM, 18/7/2008

- Bài viết của tác giả Thanh Loan: “Nhà báo không được phản bội độc giả” trên diễn đàn Báo chí Việt Nam www.baochivietnam.com.vn ngày 16/5/2006

- "Cẩm nang viết tin" của Peter Eng và Jeff Hodson đăng trên diễn đàn nghề báo với hai phần mang tên: “Nhà báo, đạo đức là trách nhiệm”

- Báo cáo: “Báo chí Việt nam cần hành lang pháp lý rõ ràng hơn” của Học viện Báo chí Tuyên truyền tại Hội thảo quốc tế về chống xúc phạm danh

dự, nhân phẩm, uy tín trên báo chí tổ chức 10/3/2010

Đồng thời, những năm gần đây, nhiều học viên, sinh viên chuyên ngành Báo chí đã mạnh dạn nghiên cứu về vấn này vì tính cấp thiết và ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn Tiêu biểu phải kể đến luận văn của Nguyễn Thị Thu Thanh do Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ (Ban tuyên giáo Trung ương) hướng dẫn với tên: Nhận diện những sai phạm về nội dung thông tin trên báo chí Việt Nam hiện nay

Như đã nói, đây là vấn đề vừa thuộc lĩnh vực pháp lý với nhiều văn bản quy định chi tiết, vừa là vấn đề mang tính nghiệp vụ với khá nhiều bài bàn luận, và luôn soi chiếu vào những văn bản Luật hiện hành Đây cũng là vấn đề

có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu, với nội dung nghiên cứu khác nhau như: Những dạng thông tin sai, nội dung thông tin sai… Trên cơ sở nhiều bài viết mang tính chất nghiệp vụ trao đổi và khảo sát thực tiễn, tác giả đã lần đầu tiên thực hiện đề tài này ở góc độ quan tâm vào hướng phân loại thông tin sai

và vấn đề cải chính

Trang 8

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là những dạng thông tin sai và

vấn đề cải chính thông tin sai trên báo in Việt Nam hiện nay

Về phạm vi nghiên cứu của luận văn là ba tờ báo: Lao Động, Tiền Phong và Đời sống và Pháp luật đồng thời có sự tham khảo, đối chiếu thêm

một số tờ báo khác như: Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn giải phóng…

Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 – 2010

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra thực trạng của vấn đề cải chính thông tin sai trên báo chí hiện

nay qua ba tờ báo Lao Động, Tiền Phong, Đời sống và Pháp luật để thấy rõ:

Những dạng thông tin sai hiện nay báo chí đang gặp phải và vấn đề cải chính thông tin sai của các báo hiện nay ra sao: Đã đúng luật chưa, có được chú trọng hay không, hình thức cải chính ra sao, thông tin cải chính đã đầy đủ chưa…

Đồng thời, so sánh về các hình thức cải chính thông tin của nhiều tờ báo để nhận rõ ưu và nhược điểm, từ đó đề xuất cách cải chính thông tin hợp

lý để tờ báo luôn có được thái độ thẳng thắn, khách quan trước mỗi sự việc, giữ được uy tín và đảm bảo tôn trọng độc giả

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của việc cải chính thông tin sai trên báo chí, cụ thể là báo in Đồng thời chỉ rõ ý nghĩa vai trò của việc cải chính thông tin sai trong nghiệp vụ báo chí, trong xác định uy tín cơ quan báo chí, trong vấn đề pháp lý và cả trong văn hóa tiếp nhận trao đổi thông tin của người Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng vấn đề cải chính thông tin sai trên báo in Việt Nam hiện nay Việc nghiên cứu này được tiến hành chủ yếu trên 3 tờ báo in

Lao Động, Tiền Phong, Đời sống và Pháp luật, có đối chiếu so sánh với một

Trang 9

số tờ báo khác ở cả thể loại báo mạng và báo in để đánh giá ưu điểm và hạn chế của những cách thức cải chính mà báo in đang thực hiện

Qua những vấn đề nghiên cứu sẽ chỉ ra kinh nghiệm và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của vấn đề cải chính thông tin sai cho báo in hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục đích nghiên cứu đề ra, tác giả đã vận dụng một

số phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu:

- Phương pháp sưu tầm tài liệu, thống kê, phân loại tổng hợp, đánh giá thông tin và đưa ra nhận xét

- Phương pháp liên ngành: Sử dụng kiến thức của nhiều ngành trong đó

có vận dụng liên hệ một số vấn đề của lĩnh vực văn hóa vào việc đưa ra tiêu chí định tính: Thông tin thế nào để đảm bảo đầy đủ thông tin cải chính và đáp ứng được kỳ vọng của độc giả

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tập trung phỏng vấn một số người liên quan đến vấn đề thu thập, xử lý tin bài, duyệt bài, kiểm định nguồn tin và về ý kiến đối với thông tin cải chính trên báo chí Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Trước tiên, luận văn sẽ giúp định dạng những vấn đề thông tin sai trên báo in hiện nay Những dạng thông tin sai thường gặp với tính chất và mức độ nghiêm trọng khác nhau

Luận văn sẽ bổ sung một phần về những vấn đề lý luận trong việc cải chính thông tin trên báo chí, là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, quản lý báo chí và cả những người làm báo trong vấn đề cải chính, đính chính thông tin sai trên báo in

Thêm vào đó, luận văn khẳng định sự cần thiết của việc phải cải chính thông tin đối với lý luận báo chí để đảm bảo hiệu quả truyền thông, tăng sự tiếp nhận thông tin của công chúng

Trang 10

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Có thể nhận thấy rằng, tính thực tiễn khi nghiên cứu luận văn này rất cao Bởi vấn đề thông tin sai là hiện thực không thể phủ nhận của báo chí hiện nay nhất là việc thông tin sai này đang có xu hướng ngày càng gia tăng

Vì vậy, về mặt thực tiễn, luận văn sẽ chỉ rõ thực trạng vấn đề thông tin sai trên báo in Việt Nam, những dạng thông tin sai, những tình huống thông tin sai trong giai đoạn hiện nay

Chỉ ra hiện trạng vấn đề cải chính thông tin sai trên báo in hiện nay để thấy rõ ưu và nhược điểm của những cách thức cải chính đang được tiến hành qua một số tờ báo

Ý nghĩa về mặt thực tiễn của luận văn còn ở chỗ gợi ý cách thức cải chính thông tin hợp lý cho mỗi tờ báo Để từ đó, người viết báo tránh được những vấn

đề dễ sai trong thông tin và đảm bảo tính trung thực của thông tin và tôn trọng độc giả của mình

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về thông tin sai còn có ý nghĩa về mặt nghiệp vụ báo chí, nghiên cứu thông tin sai là để những người làm báo rút kinh nghiệm về mặt nghiệp vụ, tránh những sai sót trong quá trình thông tin viết bài, giữ vững nguyên tắc nghề nghiệp cũng như đạo đức nghề nghiệp của mình

Nghiên cứu này cũng giúp lãnh đạo một số cơ quan báo chí có cái nhìn nghiêm túc hơn về việc thông tin, hạn chế ít nhất những thông tin sai và đặc biệt có thái độ nghiêm túc trước thông tin sai do phóng viên hay biên tập viên thực hiện Qua

đó, biết đề ra những giải pháp hợp lý để nâng cao trách nhiệm đối với công việc của từng cá nhân, từng bộ phận trong tòa soạn

Nghiên cứu việc cải chính cũng giúp chính những nhà quản lý báo chí có cách đánh giá trung thực hơn về vấn đề cải chính hiện nay Có những đề xuất hợp lý đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền cao hơn trong những vấn

đề xây dựng văn bản luật về báo chí, đồng thời có biện pháp kịp thời đối với biểu hiện tiêu cực trong cải chính như: Trốn tránh, không cải chính khi sai…

Trang 11

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của vấn đề cải chính thông tin

sai trên báo chí

Chương này triển khai trong 20 trang, trình bày các cơ sở lý luận và cơ

sở pháp lý về vấn đề thông tin sai và cải chính thông tin sai Đồng thời khẳng định vấn đề phải cải chính nếu đã thông tin sai trên báo chí Việc phải cải chính thông tin sai trong phần này dự định soi chiếu thêm từ tâm lý tiếp nhận thông tin của độc giả và văn hóa của người Việt Nam Đồng thời có nhìn nhận đối chiếu về những văn bản pháp lý liên quan

Chương 2: Thực trạng vấn đề cải chính thông tin sai trên báo in ở Việt

Nam hiện nay

Chương này trình bày trong 40 trang Chương này bao gồm toàn bộ sự

khảo sát, đánh giá thực tiễn vấn đề cải chính thông tin trên ba tờ báo: Lao Động, Tiền Phong, Đời sống và Pháp luật Từ đó nhận xét, đánh giá về thực

tiễn của vấn đề đang nghiên cứu Đưa ra các tình huống cụ thể của việc cải chính thông tin, khi nào cần cải chính, cải chính ra sao? Nhận xét cụ thể những cách làm tốt và chưa tốt của các tờ báo được khảo sát Đánh giá nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong cách thức cải chính thông tin của báo in hiện nay

Chương 3: Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu

quả cải chính thông tin sai cho báo in thời gian tới

Chương này trình bày trong 25 trang Tập trung vào việc đánh giá các bài học kinh nghiệm mang tính nghiệp vụ báo chí trong vấn đề cải chính tin sai và bước đầu gợi ý giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin cải chính trên các báo Đề xuất một vài giải pháp cải chính thông tin nếu tờ báo có thông tin sai

Phần phụ lục: Bao gồm các tư liệu, hình ảnh … minh họa cho vấn đề

nêu trong luận văn có 25 trang

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ CẢI CHÍNH THÔNG TIN SAI TRÊN BÁO CHÍ

1.1 Cơ sở lý luận của cải chính thông tin sai trên báo chí

1.1.1 Vấn đề thông tin trên báo chí

Trước tiên, thông tin được hiểu là tổng hợp những hiểu biết, khám phá, tri thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính con người được lưu giữ truyền bá hay sử dụng theo mục đích nhất định

Và thông tin chính là hoạt động của báo chí, giống như một cách nói ngắn gọn rằng: “Báo chí – loại hình hoạt động thông tin chính trị xã hội” [13, tr.51]

Trong lý luận báo chí, khái niệm thông tin cũng có các cách hiểu khác nhau: “Một là, tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống Hai là, sự loan báo cho mọi người biết” [13, tr.55]

Không phải mọi thông tin đều là thông tin báo chí và tất nhiên người ta

có cách hiểu riêng về thông tin báo chí

Thông tin chính là chức năng của báo chí Được hiểu là hoạt động sống của báo chí Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình Thông tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng

Thông tin trên báo chí rất đa dạng và sinh động, phản ánh đầy đủ mọi mặt của đời sống thực tiễn và được tổng kết thành những nhóm thông tin sau đây:

Nhóm thông tin chính trị - xã hội: Đây là nhóm thông tin chiếm ưu thế quan trọng về đời sống chính trị trong nước và khu vực, đồng thời là nhóm thông tin bám sát các vấn đề xã hội hiện có

Nhóm thông tin kinh tế chứa đựng những thông tin liên quan đến mọi mặt của nền kinh tế, tài chính

Trang 13

Nhóm thông tin văn hóa – giải trí bao gồm trong đó các thông điệp về các lĩnh vực văn hóa, đáp ứng nhu cầu nâng cao tầm hiểu biết của người dân

và đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí của công chúng

Nhóm thông tin chỉ dẫn ngày càng được ưa chuộng đối với báo chí phương Tây bởi nó góp phần giúp ích cho công chúng trong việc chỉ rõ: “Ở đâu, như thế nào…” trước nhu cầu về sức khỏe, du lịch và các mặt khác của cuộc sống con người

1.1.2 Thông tin sai trên báo chí và vấn đề cải chính

Hoạt động báo chí nằm trong các hoạt động có ý thức của con người

Vì vậy, phải khẳng định, hoạt động thông tin đó sẽ không tránh khỏi việc có những sai sót

Trong lý thuyết truyền thông, chúng ta có mô hình truyền thông nổi tiếng của Harold Laswell như sau [13, tr.18]

Mô hình truyền thông đó đã chỉ ra rằng, trong quá trình truyền thông có hiện tượng nhiễu Và trong nhiều nguyên nhân gây nhiễu quá trình này như: Điều kiện tự nhiên, phương tiện kỹ thuật thì nguyên nhân từ chính bản thân thông tin cũng có vai trò quan trọng Việc nội dung thông tin kém chất lượng hoặc thông tin sai chính là nhân tố tham gia vào việc làm “nhiễu quá trình truyền thông”

Nói trên phương diện thực tiễn báo chí thì có thể thấy rằng: Trên báo

Nhiễu (Noise)

Phản hồi (feedback)

Trang 14

ở trên tất cả các loại hình báo chí bao gồm cả: Phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử…

Có thể dẫn ra một vài ví dụ như sau: Gần đây nhất, Đài truyền hình Việt Nam đã mắc phải lỗi sai thông tin trong chương trình “Người xây tổ ấm” mang tên “Chuyện đời cô Lượm” Do việc không kiểm chứng thông tin đã

dẫn đến việc hàng triệu khán giả bị “lừa” vì cô Lượm thực chất là Trần Thị Thùy Dương, không hề có hoàn cảnh đáng thương như những gì truyền hình đưa Tất cả những éo le mà cô gặp phải thực chất chỉ là một câu chuyện hư cấu mà thôi Việc không kiểm chứng thông tin đã dẫn đến chuyện thông tin sai của một cơ quan uy tín như VTV

Báo in và nhất là báo mạng thì thường có nhiều thông tin sai hơn Do

áp lực của tính thời gian, do kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của người làm báo mà chúng ta thấy rằng, vấn đề thông tin sai của hai loại hình này được nhắc đến nhiều hơn

Về việc mua xe ôtô của Bộ Tài chính mà báo chí đồng loạt đưa trong thời gian tháng 5/2011 đã làm Bộ Tài Chính phải có Công văn số 6293/BTC-VP ngày 16/5/2011 gửi Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Thông tin và Truyền thông; một số cơ quan báo chí Trong đó có chỉ rõ: Từ ngày 05/5 đến ngày 13/5/2011 vừa qua, trên một số báo viết và báo Điện tử như: Sài Gòn Tiếp thị, Đại Đoàn Kết, Bee.net.vn và chuyên trang TuanVietnam.net của Báo Điện tử VietNamNet… đã đưa tin không chính xác và thiếu khách quan về việc trang bị, quản lý và sử dụng xe ôtô phục vụ công tác trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc

Bộ Tài chính Việc đưa các thông tin mang tính suy diễn, không đúng sự thật đã gây bức xúc trong dư luận xã hội và làm mất uy tín của ngành Tài chính

Vấn đề thông tin thiếu khách quan và không đảm báo tính trung thực trên báo chí đã dẫn đến lỗi sai thông tin Ở đề tài nghiên cứu của mình, tôi xin đưa ra những kiểu thông tin sai mà báo chí hiện nay thường gặp:

Trang 15

a, Thông tin sai do lỗi kỹ thuật của quá trình in ấn, đánh máy

Đây là dạng lỗi sai được xếp vào những lỗi thông tin do yếu tố kỹ thuật Bao gồm cả những lỗi sai về chính tả, sai về từ Dạng này cũng được xếp vào lỗi sai kỹ thuật là do quá trình đọc bản bông còn chưa tỉ mỉ Những lỗi sai này

có thể làm khuyết đi thông tin, làm mất một phần câu chữ, độc giả có thể khó hiểu với chữ bị sai, bị thiếu nhưng ngữ nghĩa của cả câu, của cả đoạn văn bản báo chí đó ít thay đổi Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lỗi sai về yếu tố kỹ thuật này cũng có mức độ nghiêm trọng nhất định

Trường hợp trên trang VnExpress sau đây là một ví dụ:

Bài “Không để thí sinh đăng ký đại học như chơi xổ số” đăng ngày 18/2/2011 có đoạn như sau: “Chúng ta không thể để học sinh đăng ký nguyện

vọng như chơi sổ xố, đến cuối cùng mở ra mới biết kết quả mà hãy để các em

thấy rõ cơ hội của mình, phải chọn trường phù hợp với kết quả cho đến khi nào không thể lựa chọn được nữa Chúng ta sẽ không hạn chế cơ hội của các em", Bộ trưởng Luận nói””

Cùng một từ “xổ số” nhưng cách viết trên tít khác với cách viết trong

bài làm cho độc giả thực sự băn khoăn

Điều đáng chú ý là theo Tiến sĩ Nguyễn Ái Việt, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, ĐHQG Hà Nội, tại họp báo công bố “báo cáo tình hình chính tả văn bản Tiếng Việt” tổ chức 28/7/2010 cho biết: Các tờ báo mạng đang là đối tượng mắc lỗi chính tả nặng nề nhất có tỷ lệ lỗi trung bình lên tới 9,58% Đặc biệt, Đài tiếng nói Việt Nam, cơ quan truyền thông lớn của Chính phủ, lại đứng đầu về tỷ lệ lỗi chính tả với hơn 30% Các báo điện tử Vnexpress, Việt báo và báo điện tử 24h cũng đều có tỷ lệ lỗi trên 20%

Đôi lúc, lỗi trên báo chí lại do mất từ, sai từ Ví dụ bài viết về bà

Hillary Clinton là cựu để nhất phu nhân thì có tờ báo viết sai thành: Hillary Clinton, cựu đệ nhất phân

Trang 16

Về vấn đề lỗi sai này, còn rất nhiều trường hợp nữa Nhưng về cơ bản, các báo khi sửa sai thường “làm trong lặng lẽ” Tức là báo mạng thì tự sửa lại lỗi đã có trên bài Báo in do đã lên khuôn, bán ra thị trường nên thường không sửa, nếu sửa thì chỉ là “rút kinh nghiệm” những trường hợp sau

Tuy nhiên, cũng có trường hợp như báo Lao Động, chủ động sửa lỗi sai

mang tính kỹ thuật này dưới dạng một đính chính như sau:

Báo Lao Động số 209 ra ngày 11.9 trong bài “Chết ở phút 89” có một lỗi kỹ thuật Trong đoạn đầu đọc đúng là “Chỉ còn đúng 4 ngày nữa (15.9), cuộc bầu chọn Còi vàng, Còi bạc 2008 đến hạn nộp phiếu…” Báo Lao Động

và tác giả xin chân thành cáo lỗi cùng bạn đọc

Bài viết được đính chính có lỗi kỹ thuật như sau:

“Chỉ còn đúng 4 ngày nữa (15.9), cuộc bầu chọn Còi vàng, Còi bạc

2008 đến hạn nộp phiếu…”

Như vậy, lỗi được báo đính chính ở đây là dấu cách quá nhiều trước

chữ “cuộc” trong đoạn văn

b Lỗi từ nội dung thông tin của bài báo

Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng đối với những người làm báo và nền báo chí nói chung Nội dung thông tin của bài báo sai là do một vài nguyên nhân trong quá trình thu thập xử lý nguồn tin của nhà báo chưa hoàn toàn chính xác, chưa đảm bảo tính khách quan trung thực Lỗi sai về nội dung này cũng có những cấp độ khác nhau

Một là: Sai những chi tiết trong bài: Có thể hiểu là thông tin trong cả một bài viết có chỗ chưa đúng Ví dụ như sai tên người, sai tên địa danh, sai tên chủ thể nào đó Sai trong cách trích dẫn phát ngôn…

Trên báo Lao Động số 25 năm 2008 có bài viết “Nhiệm vụ trọng tâm

của công đoàn cao su Việt Nam năm 2008: Đẩy mạnh công tác dân vận” có

trích dẫn lời ông Lê Thanh Bình – Chủ tịch công đoàn Cao su Việt Nam Nhưng trên thực tế đây là những nội dung góp ý với báo cáo tổng kết của

Trang 17

Công đoàn Cao su Việt Nam chứ không phải ý kiến của ông Lê Thanh Bình Như vậy là báo đã lấy nguồn trích dẫn sai

Hai là: Sai toàn bộ ý nội dung thông tin của bài viết

Đây được xem là lỗi sai trầm trọng đối với cơ quan báo chí và người làm báo Vì lỗi sai này đã làm sai lệch hoàn toàn nội dung thông tin Dẫn đến hiểu lầm về danh dự cá nhân nếu đó là viết về nhân vật, dẫn đến mất uy tín của các cơ quan tổ chức nếu đó là bài viết về các tổ chức hay công ty Dẫn đến hoang mang trong xã hội nếu đó là bài viết về các vấn đề thuộc lĩnh vực dân sinh, xã hội, và dẫn đến thiệt hại về kinh tế nếu đó là những bài viết có nhận định thiếu khách quan trung thực về các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế - tài chính

Ngày 18/11/2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu

Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý cụ

thể đối với phóng viên của Báo điện tử Vietnamnet có sai phạm trong việc

đưa tin về công nghệ tẩy trắng trứng gà ta

Theo đó, Báo điện tử Vietnamnet đã đưa tin phản ánh tình trạng một số

cơ sở trên địa bàn xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, sử dụng hóa chất để tẩy trắng trứng gà nhập lậu từ Trung Quốc, tiêu thụ trên thị trường Việt Nam Thông tin trên đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm và các cơ quan chức năng phải vào cuộc xác minh

Kết quả kiểm tra của các cơ quan liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

TP Hà Nội cho thấy, chưa phát hiện được cơ sở nào sử dụng hóa chất để tẩy trắng trứng gà cũng như tiêu thụ trứng gà được tẩy trắng ngoài thị trường như báo đã nêu Ngày 21/10/2009, UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản khẳng định thông tin về việc này như tờ báo đã nêu là không chính xác

Như vậy, đây là trường hợp bài báo đã sai toàn bộ nội dung thông tin trong bài viết của mình Với trường hợp những lỗi sai nghiêm trọng này, các

cơ quan báo chí và người viết bài sẽ bị xử phạt, tùy theo tính chất và mức độ

Trang 18

sự việc sẽ ở mức hành chính hay truy tố trước pháp luật Và tất nhiên, các nhà báo và cơ quan báo chí đưa sai nội dung thông tin buộc phải cải chính trên báo mình để thông báo lại nội dung thông tin đã đưa là thiếu tính chính xác và

có lời xin lỗi đối với chủ thể bài báo đề cập đến và xin lỗi độc giả

Vậy, chúng ta hiểu rằng: Báo chí đưa nội dung thông tin sai, thì cần cải chính Theo Từ điển Tiếng việt: Từ “Cải chính” được hiểu là: Sửa lại cho đúng Còn đính chính được hiểu là: Sửa lại cho đúng những chỗ in, viết, nói sai

Theo cách giải thích rộng hơn, “Cải chính’’ được hiểu là lời của toà soạn hay của một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân bác bỏ một thông tin hoặc một nhận xét sai và nói rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến mà mình khẳng định là đúng về việc ấy Cải chính thường đồng nghĩa với đính chính

Như vậy, trong hoạt động báo chí nói chung, cải chính được hiểu là : Lời của một cơ quan báo chí về việc bác bỏ, hay sửa lại những thông tin đã đăng, phát, sai nội dung trên ấn phẩm của cơ quan mình và khẳng định lại thông tin đúng

1.2 Cơ sở pháp lý của cải chính thông tin sai trên báo chí

Phải khẳng định rằng, cải chính là một hoạt động nghề nghiệp không thể thiếu của nghề báo và của người làm báo Bởi trên thực tế, chưa từng có

cơ quan báo chí nào trong quá trình hoạt động nghiệp vụ không có lúc sai Tuy nhiên, vấn đề cải chính cũng có tính pháp lý khi có những văn bản quy định luật cụ thể về vấn đề này

1.2.1 Những vấn đề cải chính được quy định trong Hiến pháp năm

1992 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999

Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 33 và điều 69 có quy định về những vấn đề liên quan đến báo chí như sau:

Điều 33 ghi rõ: “Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác Nghiêm cấm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại

Trang 19

lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam”

Điều 69 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí;

có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”

Hiến pháp mặc dù không nói cụ thể đến những vấn đề cải chính, nhưng

đã quy định nghiêm cấm những hoạt động văn hóa thông tin làm tổn hại đến lợi ích đất nước, đến đời sống văn hóa và nhân cách của người Việt Nam

Vấn đề này được cụ thể hóa hơn trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 - Đây là văn bản pháp quy chính thức nhất cho hoạt động báo chí nước nhà Vì đến thời điểm hiện tại, dù đã trình Quốc hội nhưng Luật báo chí sửa đổi năm 2010 vẫn chưa được chính thức thông qua

Vấn đề cải chính được quy định cụ thể ở điều 9 và 10

“Điều 9 Cải chính trên báo chí

Báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân thì phải cải chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân Trong trường hợp báo chí không cải chính hoặc cải chính không thoả đáng; không đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân mà không có lý do chính đáng thì họ

có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí hoặc yêu cầu Toà án xét xử

Lời cải chính của cơ quan báo chí của tổ chức, công dân phải được đăng, phát sóng kịp thời và tương xứng với thông tin cần cải chính

Điều 10 Những điều không được thông tin trên báo chí

Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây:

1- Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

Trang 20

2- Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;

3- Không được tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh

tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;

4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.”

Như vậy điều khoản cụ thể của vấn đề cải chính trên báo chí đã nêu rõ nếu báo chí đăng tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân thì phải cải chính Đồng thời, điều luật này cũng khẳng định, mọi sự cải chính của cơ quan báo chí phải được đăng, phát kịp thời và tương xứng với thông tin cải chính Vấn đề này được hiểu là, thông tin sai đến đâu, phải cải chính đến đó Tùy vào tính chất mức độ sai của thông tin đã đăng phát để cải chính cho phù hợp và tất nhiên, việc cải chính phải kịp thời, không để quá lâu sau khi thông tin sai

Điều 10 không quy định cụ thể về vấn đề cải chính, nhưng thực chất đây là nguyên tắc của những người làm nghề để không vi phạm vào những vấn đề không được thông tin dẫn đến việc phải tiến hành cải chính hoặc nặng hơn là chịu trách nhiệm trước pháp luật

LS-TS Phan Đăng Thanh cho biết: Trên thực tế, dự án Luật Báo chí sửa đổi bổ sung năm 2010 khi được trình Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có điều liên quan đến vấn đề cải chính rất được chú ý và bàn luận: Trong đó dự án Luật Báo chí mới bổ sung này có đưa hẳn cách thức cải chính vào Luật: “Cơ quan báo chí phải cải chính, xin lỗi trên báo chí của mình

“vào đúng vị trí với cùng một kiểu, cỡ chữ, đúng chuyên mục đã phát sóng mà báo chí đã đăng, phát thông tin”

Đây là điều luật sửa đổi được kế thừa từ Nghị định 51 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí 1999

Trang 21

1.2.2 Quy chế cải chính trên báo chí của Bộ Văn hóa Thông tin ban hành năm 2007

Đây được hiểu là văn bản cụ thể nhất quy định các vấn đề cải chính thông tin trên báo chí hiện nay Theo đó, Quy chế cải chính trên báo chí gồm

6 điều (xem phụ lục 1) quy định cụ thể phạm vi và đối tượng điều chỉnh; những nội dung thông tin phải cải chính, yêu cầu cải chính và đăng phát ý kiến của tổ chức, cá nhân; thời hạn cải chính; khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm

Có thể nói, quy chế này đã quy định chi tiết và là văn bản mang tính soi chiếu cho hoạt động cải chính trên báo chí nói chung, báo in nói riêng Trong

đó, cũng có quy định về những nội dung thông tin cần phải cải chính mà phóng viên, người viết bài phải chú ý đến để tránh tinh trạng thông tin sai

Tại Điều 2 của quy chế này có quy định những nội dung thông tin phải cải chính Theo đó, cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí phải thực hiện

việc cải chính thông tin đã đăng, phát trên báo chí trong các trường hợp sau:

1 Thông tin sai sự thật;

2 Thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín tổ chức; xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân

3 Thông tin gây hiểu lầm làm tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và xã hội

Hiện nay, thực tế làm báo đã chỉ ra rằng, thông tin sai sự thật đang là lỗi nội dung báo chí dễ mắc phải nhất Trong đó, tính chất mức độ nghiêm trọng của việc thông tin sai sự thật này cũng khác nhau Có thể là sai các chi tiết, cũng có thể là sai nội dung thông tin cốt lõi Thêm vào đó, việc thông tin gây mơ hồ, hiểu lầm cũng là lỗi mà người viết bài dễ mắc phải

Điều 3 trong quy chế cải chính là phần xác định rõ nhất nội dung và hình thức của thông tin cải chính phải đảm bảo nếu đã để xảy ra tình trạng

thông tin sai

Trang 22

Tại điều này, quy định chi tiết về nội dung tin cải chính bao gồm: Thông tin cải chính phải nêu rõ những thông tin nào sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín tổ chức; danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính

- Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính

- Gửi văn bản thông báo việc cải chính trên báo chí và lời xin lỗi đến tổ chức, cá nhân có liên quan

Cũng trong điều này, vị trí và hình thức của thông tin cải chính cũng được quy định cụ thể: Thông tin cải chính, xin lỗi, văn bản kết luận, ý kiến phát biểu phải được đăng, phát đúng vị trí, đúng chuyên mục, đúng số trang với cùng một kiểu, cỡ chữ (đối với báo in, báo điện tử), đúng chuyên mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng (đối với báo nói, báo hình) mà báo chí đã đăng, phát thông tin Các báo điện tử, trang tin điện tử phải xoá ngay thông tin thuộc diện phải cải chính

- Khi đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi, văn bản kết luận, phải ghi, nói rõ: “Cải chính nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí (tên tác phẩm báo chí) đã đăng, phát trên báo, đài (tên cơ quan báo chí) số, ngày phát hành, ngày, giờ phát sóng”

- Khi đăng, phát ý kiến phát biểu, phải ghi, nói rõ: “Thông tin phản hồi

về nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí (tên tác phẩm báo chí) đăng, phát trên báo, đài (tên cơ quan báo, đài) số báo, chuyên mục phát hành, phát sóng… (số báo) phát hành, phát sóng ngày tháng năm…” của tổ chức, cá nhân (tên tổ chức, cá nhân)

Trong quá trình nghiệp vụ, tính thời gian của thông tin cải chính cũng rất được chú trọng Theo đó, quy định về thời hạn cải chính cũng phải đảm bảo theo đúng yêu cầu đối với từng loại hình báo chí Chậm nhất là là sau 01 (một) ngày đối với báo chí điện tử trên mạng Internet, sau 5 (năm) ngày đối

Trang 23

với báo in ra hàng ngày, cách ngày đối với báo nói, báo hình Trường hợp chuyên mục một tuần một lần thì phát vào thời gian phát chuyên mục kế tiếp

Đối với báo tuần thì thời hạn cải chính chậm nhất là sau 10 ngày

Riêng trường hợp tạp chí xuất bản trên 30 (ba mươi) ngày/ kỳ, ngoài việc phải đăng trên tạp chí đó trong số ra gần nhất, thì chậm nhất là sau 7 (bảy) ngày còn phải đăng trên một tờ báo hàng ngày hoặc đài phát thanh, đài truyền hình có phạm vi phát hành, phủ sóng tương đương với phạm vi phát

hành của tạp chí và phải chịu toàn bộ chi phí về việc đăng, phát thông tin

Như vậy tại Quy chế này, các vấn đề cụ thể của vấn đề cải chính đã được xác định chi tiết Quy chế này là thước đo cho cách thức cải chính trên báo chí hiện nay Giúp định dạng nội dung và hình thức của thông tin cải chính đối với tất cả các báo Theo đó, nếu cơ quan báo chí vi phạm các quy định của quy chế này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật

Mức phạt hành chính cũng được quy định cụ thể tại Điều 7 trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản của Chính phủ năm 2011 (Xem phụ lục 3)

Điều này khẳng định rằng: Hoạt động cải chính trên báo chí là hoạt động có cơ sở pháp lý cao và cụ thể, rõ ràng Được quy định, hướng dẫn bằng

hệ thống văn bản pháp quy chặt chẽ Nhà báo và cơ quan báo chí tất nhiên phải xem xét các yếu tố này để đảm bảo vấn đề đúng pháp luật khi tiến hành thu thập thông tin, hạn chế ít nhất tin sai, không viết những thông tin Nhà nước và Pháp luật nghiêm cấm Đồng thời, có ý thức tiến hành cải chính tin sai theo đúng luật hiện hành

1.3 Ý nghĩa của việc cải chính thông tin sai trên báo chí

1.3.1 Từ văn hóa xin lỗi trong giao tiếp của người Việt

Vấn đề xin lỗi thuộc phạm trù văn hóa Trong cuộc sống, đôi khi chúng

ta mắc sai lầm và phải xin lỗi người khác để được tha thứ Đó vốn dĩ là một

Trang 24

Tác giả Duyên Trường trong bài “Câu chuyện văn hóa: Xin lỗi” đăng trên Báo Tuổi trẻ, có viết: “Ở Singapore, những lời xin lỗi trước rất phổ biến! Khi phải thay bóng đèn trong lối đi ở trung tâm thương mại, sửa chữa thang máy tại nhà ga xe điện, lắp đặt hệ thống cáp ngầm trên đường phố hoặc thi công công trình cao ốc mấy ngàn mét vuông lập tức người ta treo ngay tấm biển chữ to ghi rõ: “Chúng tôi thành thật xin lỗi quí khách vì những phiền phức đã gây ra trong quá trình thực hiện”!

Xin lỗi được đánh giá là dấu hiệu của lòng tự trọng cá nhân, của văn minh xã hội Và tất nhiên, người ta sẽ nhìn vào những biểu hiện của việc xin lỗi trong xã hội ấy để đánh giá sự phát triển của một xã hội

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên hiểu rằng: Xin lỗi phải đi kèm với một nỗ lực tối đa để sửa chữa sai lầm, để khắc phục hậu quả Chứ không phải xin lỗi rồi để đấy

Xin khẳng định: “Nói lời xin lỗi” là nét văn hóa chung của cả nhân loại Tùy theo những ngữ cảnh khác nhau mà con người ta sử dụng theo cách khác nhau Một yếu tố làm nên cái đẹp hơn nữa trong "văn hóa xin lỗi ", đó chính

là hành động phải đi đôi với lời nói Cách nói lời xin lỗi, cùng với ngữ âm, ngữ điệu và thái độ là những yếu tố quan trọng tạo nên sự lịch sự và chân thành trong giao tiếp

Trên thực tế, ở nhiều Quốc gia Châu Á, chuyện xin lỗi là điều không thể thiếu trong văn hóa giao thiếp, thậm chí cả trong điều hành xã hội Ví dụ như Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã cúi mình xin lỗi trước nhân dân khi

có sự cố hạt nhân ở nhà máy điện Fukusima 1 trong thảm họa động đất và sóng thần Nhật Bản tháng 3/2011

Trong giao tiếp của người Việt, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận Vi vậy, khi phạm phải vấn đề sai trong lời nói, chuyện xin lỗi là điều nhất thiết cần thiết để đảm bao giao tiếp trong sự hòa thuận và được kéo dài Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong

Trang 25

phú Nghi thức lời nói trong lĩnh vực cách nói lịch sự cũng rất phong phú Do truyền thống nặng về tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát dùng chung cho mọi người trường hợp như người phương Tây Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người ta có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau

Báo chí là một loại hình của truyền thông và tất nhiên nó có sự giao tiếp giữa các chủ thể dù trực tiếp hay không Có thể là giao tiếp giữa bạn đọc với nhau, có thể là giữa tòa soạn và bạn đọc Và nội dung của giao tiếp này không gì khác chính là: Thông tin Vì vậy, khi cơ quan báo chí thông tin sai, điều không thể bàn cãi là phải có lời xin lỗi Soi vào quy chiếu văn hóa Việt Nam với sự trang trọng trong lời nói, trong nghi lễ nói thì việc này, các cơ quan báo chí phải đặt trong hoàn cảnh trang trọng, trong mục có tính chất trang trọng và không thể thiếu sự chân thành

Cải chính trên báo chí, được hiểu là thông tin lại những gì mình đã làm sai, vậy nên, việc cải chính luôn đi cùng với lời xin lỗi của cơ quan báo chí Đây là vấn đề vừa thuộc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, vừa thuộc vấn đề có tính pháp lý cao, lại chứng tỏ văn hóa giao tiếp, văn hóa phản hồi của cơ quan báo chí

1.3.2 Từ góc độ tiếp cận của độc giả

Trong cuốn sách mang tên “Ghế” của nhà báo lão thành Hữu Thọ, có

một tiểu phẩm mang tên “Nói như bố người ta” trong đó có đoạn như sau:

“Dẫn chứng của một số bài báo lên mặt dạy đời, trịch thượng: Phê phán thì như chửi rủa, ăn nói hàm hồ, vơ đũa cả nắm, góp ý thì như dỗ con nít, còn

“kiến nghị” thì như lên giọng cha chú! Rồi bảo là tranh luận nhưng cứ cho ý kiến của mình là đúng Sai sót thì “nói lại” hoặc “cải chính” sơ sơ, đăng bé như cái bao diêm Có cố ý lắng nghe, thông cảm cũng không nghe nổi, không thông cảm nổi”

Trang 26

Đây là đoạn hội thoại dưới tư cách là độc giả đọc báo của nhà báo đã lâu năm trong tiểu phẩm nói về những vấn đề còn tồn tại của tính chủ quan báo chí Chỉ là một tiểu phẩm nhỏ nhưng trên thực tế đã nói rất đúng, rất trúng tâm lý tiếp nhận của độc giả đối với báo chí hiện nay

Thực tế là báo chí của chúng ta hiện nay chưa có chuẩn mực chung nào cho vấn đề cải chính Đăng ở đâu, như thế nào, phần nào, bao nhiêu từ thì vừa, trình bày mục đó ra sao? Tên mục cải chính này cũng không thống nhất

Báo thì ghi là “cải chính”, báo thì “nói lại”, báo lại chọn cách “đọc lại cho rõ”… điều đó tất nhiên làm người đọc cảm thấy chưa hài lòng, cảm thấy chưa

được xin lỗi thỏa đáng

Từ góc tiếp nhận của độc giả mà nói, trước nay, người Việt ta vẫn luôn tin rằng: Thông tin trên báo chí là thông tin “chuẩn”, thông tin thực, bởi có những câu như thế này: “Nói có sách, mách có báo”

Có trường hợp báo chí nước ta đã “nói dối” công chúng dù đó là ngày 1- 4 (ngày nói dối theo quan niệm phương Tây) như thế này: Cuối tháng 3 có một tở báo của thành phố Hà Nội chạy tít vào trang 1: “Tối 1-4-1996 siêu sao M.Jackson sẽ biểu diễn một buổi duy nhất ở Hà Nội” ghi là theo nguồn tin báo mình Một tuần sau (qua 1-4) báo đăng mấy dòng sau: “Tin trang 7 (đúng

ra là trang 1) số ra ngày 27-3 (đúng ra là 28-3): “Cùng bạn đọc… Ngay sau khi phát hành báo, nhiều bạn đọc đã gọi điện hỏi chi tiết về sự ki ện

âm nhạc này Chúng tôi xin trả lời chung cùng các bạn: Tin này thay cho lời chào: “Cá tháng 4” Chúc các bạn vui vẻ trong ngày 1-4 ngày mà thế giới gọi là ngày nói dối” [16, tr.93-99]

Trò đùa này, theo đánh giá của nhiều người không làm bạn đọc vui, ngược lại nó gây cho nhiều người nỗi khó chịu, bực mình Nhất là những người có thói quen tin vào giấy trắng mực đen

Qua những ví dụ trên có thể thấy rằng: Từ góc độ tiếp cận của độc giả thì sự đòi hỏi tính chính xác của thông tin trên báo chí rất cao

Trang 27

Bởi thực tế cho thấy rằng, nguồn tin trên báo chí được xem là có tính chính thống, bởi tính chất của báo chí là hoạt động thông tin có tính chính trị-

xã hội Vì vậy, khi báo chí thông tin sai, việc cải chính vừa có tính pháp lý vừa là trách nhiệm của báo chí trước công chúng

Trên thực tế, không thể tránh được những sai sót trong khi báo chí thông tin Một số quốc gia phương Tây còn cho phép báo chí có thể sai nếu là

do nguồn tin cung cấp thông tin sai, nhưng không chấp nhận lỗi sai do cẩu thả Vì vậy, vấn đề xin lỗi của báo chí khi thông tin sai là cần thiết Bởi độc giả cần thông tin được chỉnh sửa trung thực đúng sự thật và kèm với đó là một lời xin lỗi chân thành

1.3.3 Từ góc độ uy tín của cơ quan báo chí

Có ý kiến cho rằng: Cải chính thông tin là việc không có tờ báo nào hoàn toàn không mắc phải Vì cạnh tranh thông tin nên các tờ báo phải đưa tin cho nhanh mà chưa qua kiểm tra chính xác Người đọc báo khi cầm tờ báo trên tay mà thấy hai từ “cải chính” thì cảm thấy rất khó chịu Nếu cải chính xuất hiện với tần suất cao sẽ gây phản cảm cho người đọc và tờ báo cũng dần dần mất uy tín Điều này có đúng hay không?

Trước tiên, phải nhìn nhận vấn đề thật trung thực trong quá trình làm nghề thế này, nhà báo lấy nguồn tin từ đâu? Từ hệ thống văn bản pháp quy, từ người đại diện phát ngôn của các tổ chức, thông tin trong quá trình tự thu thập điều tra, phỏng vấn, từ nguồn tin riêng

Việc một tờ báo thường xuyên sai sót là điều khó chấp nhận Vì vậy, nguồn tin của báo chí cần phải có độ chính xác cao, hạn chế ít nhất thông tin sai dẫn đến việc phải cải chính Nhưng chuyện sai sót không thể tránh được trong quá trình làm nghề Và khi bị sai sót, việc cải chính đó có ảnh hưởng đến uy tín cơ quan báo chí hay không?

Phần lớn những sai sót của báo chí được “phát hiện” bởi độc giả Cục trưởng Cục Báo chí Hoàng Hữu Lượng cho biết: Trong năm 2009

Trang 28

Cục Báo chí đã tiếp nhận và xử lý 293 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan

132 vụ việc được đăng trên báo in Cục đã xử lý trách nhiệm đối với 31 lượt trường hợp, phạt hành chính hơn 200 triệu đồng, trong đó có bảy trường hợp đưa tin sai sự thật

Và những bài báo đã viết không đúng sự thật thì cần phải cải chính, ngoài về mặt trách nhiệm pháp lý còn là vấn đề uy tín của tòa soạn Bởi nếu

cơ quan báo chí thường xuyên thông tin sai, thì cần xem lại tôn chỉ mục đích, xem lại cơ cấu quản lý và thói quen thu thập thông tin cua phóng viên Nhưng bản chất của truyền thông là có sự: Phản hồi

Những sai sót của cơ quan báo chí do độc giả phát hiện và chỉ ra cho thấy một phần của sự phản hồi làm nên hiệu quả của báo chí Tức là độc giả không chỉ đọc thông tin rồi để đấy, mà có sự ngẫm nghĩ, có sự trao đổi ngược lại với tòa soạn Theo lý thuyết truyền thông, đó là những thông tin có giá trị cao trong việc tác động vào nhận thức người đọc Là hiệu quả thực của báo chí Vì vậy không có lý do gì để tòa soạn hay cơ quan báo chí không phản hồi Nếu thông tin độc giả không đúng, nhà báo, cơ quan báo chí hoàn toàn có thể phản hồi bằng cách giữ nguyên quan điểm của mình Nhưng nếu thông tin của báo thực sự là có sai thì việc cải chính cũng là cách phản hồi đầy trách nhiệm của cơ quan báo chí Nó không làm mất đi uy tín của cơ quan báo chí

mà cho thấy sự tôn trọng cần thiết đối với độc giả của mình

Xin trích trường hợp sau đây Trước đây và ngay cả bây giờ VTV luôn được xem là kênh báo hình có uy tín nhất trong cả nước Vậy vụ việc đưa

nhầm thông tin về nhân vật cô Lượm trong chương trình Người xây tổ ấm mà

VTV mãi không lên tiếng nói lời xin lỗi độc giả được bình luận như thế nào?

Bài viết sau đây của tác giả Bằng Linh trên số 35, tháng 3 – 2011 trên Tạp chí Người làm báo

Trang 29

“Chuyện đời cô Lượm dưới góc nhìn đạo đức nghề nghiệp

Người xây tổ ấm – Chương trình được phát sóng trên kênh VTV1 của Đài THVN (VTV) chuyên về các vấn đề xã hội, gia đình thường nêu những nhân vật có hoàn cảnh trắc trở, éo le; “Người xây tổ ấm” đã đề lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả truyền hình cả nước 10 năm nay Tối 25/1/2011 Người xây tổ ấm phát sóng: “Chuyện đời cô Lượm” gây xúc động hàng triệu khán giả, nhưng trớ trêu thay “Chuyện đời cô Lượm” lại do Trần Thị Thùy Dương ngụ tại thôn Minh Hải, thị trấn Thuận An, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giả mạo Kíp làm chương trình Người xây tổ ấm của VTV dựa vào một bài dự thi của chính cô Trần Thị Thùy Dương có tựa đề “Mối tình đầu của tôi” trên báo điện tử Tintuconline thuộc Vietnamnet để viết kịch bản – dàn dựng chương trình

Đúng là cô Trần Thị Thùy Dương đã sai, giả mạo, bịa chuyện lừa dối mọi người, lừa dối nhà đài (VTV) Cô Trần Thị Thùy Dương có lỗi và cô đã xin lỗi nhà báo, xin lỗi khán giả rằng mình đã “làm chuyện dại dột” Rồi đây,

cô Trần Thị Thùy Dương có bị xử lý gì không, các cơ quan có trách nhiệm sẽ xem xét, quyết định

Điều đáng bàn và cũng chính là kẽ hở lớn, một sai phạm “chết người” mang tính nguyên tắc nghề nghiệp của những người làm báo “Chuyện đời cô Lượm” là họ không thẩm định tính xác thực của sự kiện Kíp làm chương trình tin tưởng các bản cam kết của Lượm, nữ công dân 28 tuổi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp luật mọi thông tin mà mình đưa ra Người xây tổ ấm bê nguyên mẫu câu chuyện hư cấu, bịa đặt từ bài dự thi của cô Trần Thị Thùy Dương phát lên sóng truyền hình quốc gia Lúc kíp làm phim “Chuyện đời cô Lượm” tác nghiệp, họ không về thị trấn Thuận

An mà lại “thực thi công vụ” tại một địa phương khác: Thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nên sự giả mạo của “cô Lượm”

đã không bị phát hiện

Trang 30

Nguyên tắc – một trong những bài học cơ bản của lý luận báo chí là sự lắng nghe – thẩm định, khẳng định tính xác thực thông tin, thẩm tra việc từ nhiều phía, từ những người trong cuộc, từ các nhà chức trách Vậy mà những người thực hiện chương trình “Chuyện đời cô Lượm” lại dễ dàng bỏ qua; dù chỉ là vô tình, họ đã lừa dối hàng triệu con tim nhân ái, hàng triệu bạn xem đài Thông tin bịa đặt – không trung thực đánh mất lòng tin của công chúng

là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, là bài học nhớ đời của người làm báo Việc thẩm định thông tin, kiểm chứng thông tin là một trong những kỹ năng cơ bản hàng đầu của người làm báo đang là vấn đề bức xúc hiện nay đặt ra đối với không ít nhà báo- nhất là những nhà báo trẻ Thử hỏi trên thực tế đã có bao nhiêu người làm báo có bao nhiêu bài viết đã thông tin thiếu chuẩn xác, do không xác minh thẩm định kỹ lưỡng vụ việc, sự kiện

Hậu quả nghiêm trọng là thế nhưng đến thời điểm này, kíp làm chương trình Người xây tổ ấm – Chuyện đời cô Lượm vẫn coi đó là chuyện đáng tiếc, kinh nghiệm quý báu, chưa một lời chính thức xin lỗi khán giả truyền hình – công chúng báo chí cả nước”

Vụ việc này còn rất nhiều bàn luận tương tự về cách cải chính thông tin sai của VTV Thậm chí nhiều người còn bức xúc khi VTV xin lỗi có 3 phút Như vậy, từ chuyện này mà nói: Việc cải chính và cách thức cải chính là thước đo sự uy tín của cơ quan báo chí Nếu đã sai mà không cải chính thì cơ quan báo chí đó rõ ràng đã làm lượng độc giả hay khán giả của mình mất lòng tin

Đó là ở kênh báo hình, đối với báo in, chuyện cải chính thông tin không

làm mất đi uy tín của báo Tuổi Trẻ hay Lao Động, ngược lại một tờ báo

không bao giờ cải chính chưa chắc đã là tờ báo uy tín Vì lẽ đương nhiên người khác hiểu: Có làm thì chắc chắn có sai, quan trọng là thái độ đối với thông tin sai của từng cơ quan báo chí đến đâu

Trang 31

1.3.4 Từ góc độ pháp lý

Như đã trình bày ở những phần trên Cải chính ngoài là vấn đề mang tính hoạt động nghề nghiệp, còn là vấn đề có tính pháp lý cao Tức là không phải vấn đề có muốn hay không? Mà là vấn đề bắt buộc phải cải chính nếu đã thông tin sai Nếu cơ quan báo chí không cải chính thông tin sai thì áp dụng

Điều 6 của Quy chế cải chính trên báo chí: “Cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”

Theo tài liệu Hội thảo quốc tế về chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, một số vụ việc báo chí bị xử do cơ quan nhà nước chủ động phát hiện nhưu sau:

* Ngày 26-11 TBT Báo Công an TP HCM (CATP) có công văn gửi TAND tối cao tại Đà Nẵng và VKSND tối cao cho rằng trên Báo CATP năm

2007, nhà báo Dương Tiến (nguyên Trưởng VPĐD Hà Nội của Báo) chỉ viết một bài báo về Đà Nẵng tựa đề “Nguyên nhân nào một số công dân khiếu kiện gay gắt?” đăng ngày 10-5-2007, nội dung phản ánh một số bức xúc của người dân Đà Nẵng trong đền bù giải phóng mặt bằng Cuối bài viết, tác giả cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ để xử lý nghiêm những

cá nhân sai phạm và những ai lợi dụng khiếu nại tố cáo không đúng sự thật Tuy nhiên, suốt thời gian báo đăng không có bất cứ công văn, đơn thư của

cơ quan, cá nhân nào ở TP Đà Nẵng khiếu nại về nội dung bài viết; Các cơ quan chỉ đạo và quản lý nhà nước về báo chí cũng không hề có ý kiến phê bình hoặc lưu ý rút kinh nghiệm đối với bài báo này Sau đó TAND TP Đà Nẵng cho rằng bị cáo Dương Tiến đã lợi dụng quyền tự do báo chí để viết bài không đúng sự thực về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến

uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền TP Đà Nẵng TAND tối

Trang 32

* Ngày 20-5-2009, Báo An Ninh Thủ Đô đăng bài “Một đề án… có mùi” phê phán đề án tăng học phí VPCP có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói rằng đề án đề cập nhiều vấn đề, học phí chỉ là 1/8 nội dung Báo phải nộp 5 triệu tiền phạt, TBT Đào Lê Bình nhận án kỷ luật khiển trách vì hành vi “đưa tin sai sự thật”

* Ngày 14-10-2008, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến án tù và tù không giam giữ vì hành vi lợi dụng các quyền

tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, công dân Toà xác định, 2 phóng viên đã viết nhiều tin bài sai sự thật, không có căn cứ về vụ án PMU 18 xâm phạm lợi ích nhà nước và một số cán bộ cao cấp Kết luận điều tra không chứng minh động cơ của các hành vi nói trên

Như vậy, đưa thông tin sai thì buộc phải cải chính chứ không phải là thích thì làm hay không thích thì thôi Việc cải chính ngoài đảm bảo uy tín của cơ quan báo chí còn đảm bảo kỷ cương của pháp luật, khẳng định tính nhất quán của luật pháp về những vấn đề liên quan đến báo chí

Tiểu kết chương 1:

Phải khẳng định rằng: Cải chính là hoạt động không thể thiếu trong quá trình làm báo Cải chính có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong hoạt động báo chí Nhưng cao hơn, đó cũng là một vấn đề có tính pháp lý cao, được pháp luật quy định rõ ràng mà nhà báo và cơ quan báo chí không thể không quan tâm Cải chính trên báo chí là một hoạt động không thường xuyên của báo chí, nhưng cần thiết để nâng cao uy tín của cơ quan báo chí và thể hiện sự tôn trọng độc giả Cải chính trên báo chí cũng là vấn đề mà những người làm báo phải nắm rõ để tránh sai sót, đảm bảo tính khách quan, trung thực của báo chí

và tất nhiên cũng đảm bảo đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hoạt động nghiệp vụ

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẢI CHÍNH THÔNG TIN SAI

TRÊN BÁO IN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thông tin sai và phương thức cải chính thông tin sai trên báo in Việt Nam hiện nay

2.1.1 Tiêu chí định tính cho vấn đề cải chính thông tin sai trên báo in

Để có sự so sánh hợp lý về những cách thức cải chính trên báo in hiện nay, tác giả luận văn xin đưa ra những tiêu chí định tính về nội dung và hình thức cho vấn đề cải chính thông tin Qua những tiêu chí định tính này để làm khung tham chiếu tạm thời cho những tờ báo sẽ được khảo sát sau đó

“Lao Động”, hoặc “L.Đ” hay như “Tiền Phong” hoặc “T.P” Vì vậy, theo tác

giả bài viết, xét về mặt nội dung, phần cải chính trên các báo cần đảm bảo những phần sau:

- Ghi rõ số báo, tên bài báo, có thể có hoặc không tên tác giả (vì quy chế cải chính không yêu cầu) và trang báo đăng bài viết có nội dung thông tin sai đó

- Chỉ rõ thông tin sai và khẳng định lại thông tin đúng

- Lời xin lỗi của tòa soạn với chủ thể bị thông tin sai và độc giả

- Chữ ký của chủ thể đính chính xin lỗi

Trang 34

b Về mặt hình thức

Tất nhiên, như đã khẳng định, cải chính không phải là mục thường xuyên nên nó không thể là chuyên mục bất biến Tuy nhiên, không phải vì thế mà mục này có thể tùy tiện Điểm dễ nhận thấy trong cải chính hiện nay là mục này đặt ở các trang khác nhau, có cách trình bày khác nhau, thậm chí mang tên gọi khác nhau trong cùng một tờ báo Vì vậy, về mặt hình thức có điểm cần lưu ý như sau:

Theo quy chế cải chính trên báo chí của Bộ Văn hóa Thông tin thì sai ở chỗ nào, trang nào, chuyên mục nào phải cải chính ở đúng vị trí đó Thậm chí

cỡ chữ cũng phải đúng với cơ chữ khi thông tin sai

Điều này đặt ra một vấn đề còn đang có nhiều tranh cãi mà đến giờ các nhà chức trách vẫn chưa ngã ngũ

Một là: Nếu sai ở trang 1 thì số sau có cải chính ngay trang 1 hay không? Hai là: Nếu sai ở tít bài với cỡ chữ khổ lớn thì đính chính với cỡ chữ khổ lớn như vậy có hợp lý không?

Tất nhiên, hai trường hợp này là lỗi rất hiếm gặp nhưng không phải không có trong thực tiễn làm báo

Ba là: Hiện nay, các phần đính chính thường không liên quan đến số trang có thông tin sai Ví dụ sai ở trang 3, đính chính ở trang 7, sai ở trang 4 nhưng đính chính ở trang 2 Như vậy có phạm luật? Và việc vi phạm xử lý như thế nào? Dường như là vấn đề chưa được nghiên cứu và thực tế làm báo cho thấy, các trường hợp cải chính khác trang thông tin sai vẫn thường xuyên

có mà chưa bị cơ chế xử phạt

Vì vậy, tác giả luận văn xin đưa ra tiêu chí định tính về mặt hình thức cho vấn đề cải chính như sau:

- Cải chính đúng ở vị trí số trang mà số trước đã có thông tin sai

- Cải chính nên được đặt trong khung (có thể có nền đậm hoặc không)

Trang 35

- Mục cải chính nên có tên thống nhất, tránh tình trạng một tờ báo mà

lúc thì ghi là: Đính chính, lúc lại ghi là: Đọc lại cho rõ hay Lời tòa soạn

- Cải chính nên có chữ ký một cách đồng nhất của tòa soạn Vấn đề này nên có quy chế rõ ràng về việc ghi đầy đủ tên tòa soạn hay viết tắt và phải đồng nhất

Như vậy, với các tiêu chí định tính tạm thời được đưa ra, đối chiếu với thực tiễn vấn đề cải chính trên một số báo, chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể và trung thực hơn về chuyện cải chính của báo chí Việt Nam hiện nay

2.1.2 Một số tình huống thông tin sai và cải chính thông tin sai trên báo in Việt Nam từ năm 2008-2010

a Một vài tình huống thông tin sai trên báo in

Qua tiến hành khảo sát, tác giả nhận thấy những tình huống thông tin sai thường gặp trên các báo hiện nay phần lớn là các lỗi sai thuộc về nội dung thông tin với tính chất và mức độ nghiêm trọng khác nhau

Trên 3 tờ báo được khảo sát cụ thể là Lao Động, Tiền Phong, Đời sống

và Pháp luật các lỗi sai về nội dung thông tin thường gặp ở những dạng sau:

Thông tin sai sự thật; Thông tin vu khống đến tín tổ chức và thông tin gây hiểu lầm làm tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và xã hội

Các lỗi sai thường gặp nhất là thông tin sai sự thật mà nhiều nhất là sai một phần nội dung thông tin như: Tên người, tên địa danh, tên trích dẫn, thiếu tên người được phỏng vấn, ảnh sai so với nội dung trong bài viết… những lỗi sai này thường do quá trình tác nghiệp của phóng viên, và do quá trình biên tập của ban biên tập Với những lỗi sai này, các báo thường cải chính dưới dạng một tin ngắn nêu phần tin đã đăng sai và phần cần cải chính

Trường hợp thông tin vu khống không nhiều qua khảo sát trên 3 tờ báo

này, nhưng cũng có xuất hiện Như Báo Lao Động đăng bài trên số

Trang 36

lịch hay phá rừng? Từ những nguồn chứng cớ chưa thuyết phục, tác giả đã

kết luận công ty này tham gia phá rừng khi cho rằng số gỗ của công ty là gỗ chặt từ rừng tại địa phương

Cá biệt hơn là trường hợp thông tin vu khống, xúc phạm danh dự cá

nhân, tổ chức trên Báo Đời sống và Pháp luật gây ồn ào trong năm 2010

Ngày 30-6-2010, báo Pháp Luật TP.HCM đã có công văn gửi tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật đề nghị cải chính và xin lỗi báo Pháp Luật TP.HCM, nhà báo Nguyễn Đức Hiển và công luận về những thông tin liên quan đến vụ nghi vấn tống tiền cảnh sát giao thông tại miền Trung

Báo Pháp Luật TP.HCM cho rằng bài báo Sự thật vụ “nhà báo tống tiền cảnh sát”: vu khống đồng nghiệp để “bảo kê” - đớn đau “đạo đức nghề nghiệp” trên báo Đời Sống & Pháp Luật ngày 29-6 có đến năm nội dung xúc

phạm nghiêm trọng không chỉ danh dự nhà báo Nguyễn Đức Hiển, phó tổng

thư ký tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM, mà còn xúc phạm đến uy tín, danh

dự của báo Pháp Luật TP.HCM

Trong đó công văn của báo Pháp Luật TP.HCM viết: “Báo Đời Sống & Pháp Luật đã đăng bài viết trên với hình minh họa lớn ở hai trang là một

tranh biếm họa mang tính nhục mạ là một nhà báo đứng sau dùng bút đâm vào lưng đồng nghiệp, túi quần giắt đầy phong bì Đây là điều không thể chấp nhận được”

Nguyên nhân vụ việc bắt đầu từ việc nhà báo Nguyễn Đức Hiển (Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh) viết bài “Một nhà báo tống tiền cảnh sát” nội dung đề cập đến phóng viên của báo Đời sống và Pháp luật đòi tiền cảnh sát giao thông tại Khánh Hòa Ngay lập tức, trên báo Đời sống và Pháp luật có

bài Sự thật vụ “nhà báo tống tiền cảnh sát”: vu khống đồng nghiệp để “bảo kê” - đớn đau “đạo đức nghề nghiệp” phản biện nội dung bài báo đã đưa và

có những chi tiết về nhà báo Nguyễn Đức Hiển không đúng sự thật Vấn đề sai thông tin này đã tạo nên sự tranh cãi ồn ào trong cả làng báo thời điểm đó

Trang 37

Thông tin gây hiểu lầm làm tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và xã hội cũng là dạng lỗi sai mà báo chí mắc phải

Trong đó phải kể đến báo Tiền Phong với bài đưa tin về vụ các ngân hàng

thua lỗ do chơi chứng khoán

Việc thông tin không đúng hoàn toàn sự thật đã làm dư luận hiểu nhầm rằng: Nhiều các Ngân hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh của Việt Nam đang bị thua lỗ nặng do vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán đang sụt giảm dẫn đến tâm lý hoang mang cho khách hàng thuộc những ngân hàng này

b, Các tình huống cải chính tin sai trên báo in hiện nay

Hiện nay, mặc dù quy định về cải chính đã khá rõ ràng, nhưng phải khẳng định, hoàn toàn không có mẫu chung nào cho cách cải chính của các báo

Trước tiên, xét về mặt hình thức, vấn đề cải chính trên báo in không được xếp vào một chuyên mục vì các tính chất sau đây:

Cải chính không phải là chuyên mục thường xuyên ngày nào cũng có trên báo hay có tính định kỳ trên báo Cải chính là khi nào có sai mới phải sửa nên thường mang tính “bất thường” Vì vậy, không có không gian nào trên tờ báo được định sẵn là mục sẽ được “cải chính”

Tiếp nữa, theo Quy chế cải chính trên báo chí của Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành, thời hạn cải chính đối với báo ngày không quá 5 ngày khi phát hiện sai sót Đối với báo tạp chí tháng là 30 ngày thì phải đăng trên tạp chí số ra gần nhất và sai ở mục nào, phải cải chính đúng chuyên mục, số trang, cùng một kiểu chữ với tin, bài đã in sai Chính vì thế, không thể có vị trí ở cố định trang nào, chỗ nào cho phần cải chính Đó là xét về lý thuyết, trên thực tế, cải chính trên một số tờ báo hiện nay có hai điểm về hình thức cần phải nói đến:

- Một vài trường hợp (như báo Lao Động) vẫn thường cải chính ở trang

số 7 Tuy nhiên, đôi lúc lại cải chính ở trang 2 hoặc trang 5 Và hoàn toàn

Trang 38

lúc không đúng theo Quy chế cải chính mà do cách sắp xếp nội dung của ban biên tập báo

- Thêm vào đó, mục cải chính có tên như thế nào cũng là một câu hỏi khá phức tạp Hiện nay, không có tên gọi chung nào cho mục cải chính Mục này xét về hình thức có thể được đặt trong khung hoặc không đặt trong khung,

có thể in trên nền đậm hoặc không in trên nền đậm và có tên khác nhau tùy

theo các báo sử dụng, cụ thể các tên phổ biến nhất phải kể đến như: Đính chính, cải chính, đọc lại cho rõ, nói lại cho rõ, cùng bạn đọc vv

Xét về mặt nội dung, thì như tác giả đã nghiên cứu ở chương 1, có thể nhận thấy có những lỗi sai về nội dung như thế nào, sẽ được cải chính tương

tự với những lỗi sai đó

Với lỗi sai về kỹ thuật, thường có ít báo cải chính vì lỗi sai đó không làm sai lệch hẳn nội dung thông tin

Nhưng với những lỗi sai về nội dung, chúng ta bắt gặp cấu trúc cải chính (hay đính chính) thường gặp như sau:

- Nêu tên số báo đăng sai, bài báo đăng sai (phần bài báo đăng sai có thể có hoặc không đối với một số cải chính)

- Nêu nội dung đăng tin sai

- Nội dung sửa lại

- Phần lời xin lỗi của tòa soạn

Theo Quy chế cải chính trên báo chí, vấn đề sai đến đâu phải có sự cải chính tương xứng Nhưng thực trạng cải chính của một số tờ báo hiện nay có thể thấy được rằng: Cải chính chỉ vỏn vẹn trong khoảng 100 đến 200 từ đối với bất cứ trường hợp sai nào

Ví dụ trường hợp bài sai hoặc thiếu một vài chi tiết được cải chính như

sau trên báo Lao Động số ngày 18/3/2008:

“Trên báo Lao Động (thứ 2 ngày 10.8.2008), trong bài viết: “Giám đốc xin ở tù đã được toại nguyện” có đưa tin “việc công ty nợ quá hạn Chi

Trang 39

nhánh Ngân hàng Sài gòn Thương tín tại Tây Ninh cũng đã bị ngân hàng này thông báo phát mãi tài sản” Nay xin đính chính: “Ngân hàng Sài Gòn Thương tín tại Tây Ninh không hề có bất kỳ giao dịch nào với Cty Nhật Tân Chúng tôi chân thành xin lỗi BGĐ Ngân hàng Thương tín cùng bạn đọc

LAO ĐỘNG

Đó là trường hợp sai chi tiết tên một công ty trong bài, được tác giả tạm xếp vào vấn đề sai một phần của nội dung Nhưng ở trường hợp khác, lỗi sai

có tính chất nghiêm trọng hơn, được đính chính như sau:

Trên báo Lao Động số 26/4/2008 trang 5 có bài đính chính như sau: Trên báo Lao Động số ra ngày 18.4 có bài “Bác bỏ kế hoạch tập huấn nước ngoài dài ngày của của HLV Calisto: VFF thiếu tính linh hoạt?” Do sơ xuất của phóng viên chưa kiểm tra kỹ nguồn tin nên có chi tiết chưa xác đáng, chúng tôi xin nói lại cho rõ: Trong cuộc họp giữa lãnh đạo VFF và HLV trưởng Calisto, ông không đề cập đến chuyến đi tập huấn dài ngày hay ngắn ngày ở Châu Âu, đây chỉ là đề nghị của HLV Calisto với PCT VFF Lê Hùng Dũng trong giai đoạn thương thảo hợp đồng Thành thật xin lỗi VFF, ông Calisto và độc giả

L.Đ Như vậy, bài viết Bác bỏ kế hoạch tập huấn nước ngoài dài ngày của của HLV Calisto: VFF thiếu tính linh hoạt? là từ một nguồn tin chưa đúng sự

thật, tác giả đã triển khai bài viết khoảng 600 chữ ở trang 5 số 18.4, cơ bản làm sai nội dung của toàn bài mà phần đính chính, xin lỗi cũng chỉ tương tự như ở phần đính chính của một chị tiết sai trong bài ở số 18/3/2008

Thêm vào đó, ở các tờ báo khác, vấn đề cải chính cũng có hình thức và nội dung tương tự:

Trang 40

Cải chính

Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 12-7-2011, trang 16 trong bài “Được dùng E102 trong mì gói” có chi tiết liên quan đến phần phát biểu của ông Nguyễn Thanh Phong, cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), không chính xác Xin cải chính như sau: ông Nguyễn Thanh Phong không phát biểu những nội dung này

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và tác giả chân thành cáo lỗi ông Nguyễn Thanh Phong cùng bạn đọc

Cải chính

Báo Thanh Niên ngày 8.7 có tin UBND tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Đắk Nir (thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông) của Công ty CP năng lượng Trung Thành Hưng (TP.HCM)

Nội dung tin có một số chi tiết sai như sau: "Từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư, công ty không triển khai xây dựng nhà máy; không tuân thủ các quy định chung trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với người dân trong vùng dự án"

Trên thực tế, theo công văn của UBND tỉnh Đắk Nông, nguyên nhân thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Đắk Nir là để điều chỉnh lại tên của dự án Báo Thanh Niên chân thành xin lỗi Công ty CP năng lượng Trung Thành Hưng và bạn đọc

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w