Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
346,14 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Trình bàymột số vấnđềliên
quan đến lao độngvàviệclàm
cho ngườilaođộngởnôngthôn
nước tahiệnnay
Lời nói đầu
Nền kinh tế nướcta trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng
kể, nhất là kinh tế nông nghiệp vànông thôn. Đời sống kinh tế xã hội ởnôngthôn
nước ta đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh những thành quả đạt được đó, một trong
những vấnđề xã hội bức xúc nhất vẫn là giải quyết việclàmchongườilaođộng
nông thôn.
Không có việc làm, nguồn nhân lực sẽ bị lãng phí, tăng trưởng kinh tế bị kìm
hãm, thu nhập của ngườilaođộng giảm sút, tệ nạn xã hội và tội phạm phát triển dẫn
đến mất ổn định về kinh tế xã hội.
Chính vì vậy, đề án này không có tham vọng trìnhbày tất cả các khía cạnh liên
quan đến phát triển nôngthôn nói chung mà chỉ có ý định trìnhbàymột số vấnđề
liên quanđến lao độngvàviệclàmchongườilaođộngởnôngthônnướctahiện
nay.
Chương I
Những vấnđề cơ bản về việclàmvà ảnh hưởng
của việclàmởnôngthôn tới phát triển
kinh tế xã hội nướcta
I-/ Mộtsố khái niệm cơ bản:
1-/ Việc làm:
Việc làm theo quy định của Bộ Luật laođộng là những hoạt động có ích
không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập chongườilaođộng (Điều 13 -
Chương II - Bộ Luật lao động).
2-/ Dân số hoạt động kinh tế:
Là những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việclàm hoặc không có việclàm
nhưng có nhu cầu làm việc.
3-/ Người có việc làm:
Là những người đang hoạt động trong nền kinh tế quốc dân để nhận tiền công
- tiền lương, lợi nhuận; Người có việclàm nhưng không có thu nhập, lợi nhuận đó
là những ngườilàmviệc trong gia đình mình và những người trước đó có việclàm
nhưng trong tuần lễ điều tra không có việc làm.
3.1. Người đủ việc làm:
Bao gồm những người có số giờ làmviệc trong tuần lễ trước điều tra lớn hơn
hoặc bằng 40 giờ; hoặc những người có số giờ làmviệc nhỏ hơn 40 giờ nhưng
không có nhu cầu làm thêm; hoặc những người có số giờ làmviệc nhỏ hơn 40 giờ
những được pháp luật quy định (đối với những laođộnglàm công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm).
3.2. Người thiếu việc làm:
Gồm những người trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giờ làmviệc dưới 40
giờ; hoặc có số giờ làmviệc nhỏ hơn quy định (đối với những ngườilàm công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) nhưng có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm
việc nhưng không có việcđể làm.
4-/ Người thất nghiệp:
Là những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà
trước tuần lễ điều tra không có việclàmvà họ có hoạt động đi tìm việclàm hoặc
không đi tìm việclàm vì lý do không biết tìm việcở đâu; hoặc những người trong
tuần lễ điều tra có tổng số giờ làmviệc dưới 8 giờ hoặc 183 ngày trên 12 tháng
muốn làmviệc nhưng không tìm được việc làm.
5-/ Tỷ lệ người có việc làm:
Tỷ lệ người có việclàm là phần trăm của sốngười có việclàmso với dân số
hoạt động kinh tế.
Tỷ lệ người có việclàm =
Số người có việc làm
Dân số hoạt động kinh tế
x 100
6-/ Tỷ lệ người thất nghiệp:
Tỷ lệ người thất nghiệp là phần trăm của sốngười thất nghiệp so với dân số
hoạt động kinh tế.
Tỷ lệ người thất nghiệp =
Số người thất nghiệp
Dân số hoạt động kinh tế
x 100
II-/ ảnh hưởng của việclàmởnôngthôn tới phát triển kinh tế xã hội nước ta:
Sau hơn 10 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng nướcta đã thoát khỏi
tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Mặc dù điểm xuất phát của nền kinh tế còn
thấp, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, song nhờ phát huy nội lực cùng với tranh
thủ sự hợp tác quốc tế nên nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu
quan trọng:
Sản lượng toàn ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng trưởng nhanh và ổn định,
đạt bình quân 4,3%/năm. Sản lượng lương thực tăng bình quân 1,3 triệu tấn/năm
(tăng 5,7%/năm). Lương thực bình quân đầu người tăng từ 281 kg (1987) lên 398
kg (1997), tạo khả năng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đưa Việt Nam
thành mộtnước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới (xuất khẩu trên 3 triệu tấn gạo/năm,
đứng thứ 2 trên thế giới)
1
.
Để có được những thành tựu quan trọng đó thì vấnđề phân công và sử dụng
lao độngnôngthônđóng vai trò vô cùng to lớn. Trong những năm qua chúng ta đã
từng bước giải phóng tiềm năng lao động, ngườilaođộng trở thành người chủ thực
sự trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở lấy hộ gia đình làm
đơn vị kinh tế tự chủ sự thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần
đã tạo ra động lực to lớn để phát triển kinh tế, giúp cho quá trình giải quyết việc
làm, sử dụng laođộng có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó chúng ta luôn khuyến khích
người laođộngnôngthôn lực chọn các công việc, ngành nghề phù hợp với khả
năng của họ. Điều này giúp cho chuyên môn hoá trong laođộng ngày càng sâu sắc,
ai thạo việc gì làmviệc ấy. Tất cả những hoạt động đó đã giúp cho kinh tế nông
thôn ngày càng phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội cả nước phát triển.
1
Tham khảo số liệu của Tiến sĩ Nguyễn Lê Minh - Bộ Laođộng thương binh
và xã hội.
chương II
thực trạng laođộng - việclàmởnôngthôn
nước tahiệnnay
Việc Nam là mộtnướcnông nghiệp. Hiệnnayvẫn còn gần 80% dân số sinh
sống ở vùng nông thôn, lực lượng laođộngnôngthôn chiếm 75% lực lượng lao
động của cả nước. Mỗi năm lực lượng này được bổ sung thêm khoảng 1 triệu người.
Đất canh tác ít, kinh tế nôngthôn còn kém đa dạng, tập trung chủ yếu là kinh tế
nông nghiệp. Bởi vậy khả năng thu hút laođộngvà giải quyết việclàmcho bản thân
số laođộnghiện có vàsốlaođộng mới gia tăng là hết sức khó khăn.
Nắm bắt được nôngthôn là nơi cư trú, sinh sống vàlàm ăn của một bộ phận
lớn laođộngvà dân cư cả nước cũng như nắm bắt được tầm quan trọng của phát
triển nôngthôn trong bối cảnh phát triển chung của đất nước Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII (tháng 6-1996) đã nhấn mạnh:
“công nghiệp hoá đất nước trước hết là công nghiệp hoá nền kinh tế nông thôn”.
Bàn về laođộngvàviệclàmnôngthônhiệnnayta cần chú ý tới mộtsố nét sau:
1-/ Việt Nam là mộtnướcnông nghiệp có lực lượng laođộngnôngthôn khá
đông đảo:
Đến năm 1997, nguồn laođộng xã hội có khoảng gần 43 triệu người, chiếm
53,37% dân số cả nước. Trong đó khu vực nôngthôn có trên 32 triệu người chiếm
khoảng 74,4% tổng nguồn lao động. Cùng với xu hướng giảm dần diện tích đất
canh tác (mỗi năm đất nông nghiệp giảm trung bình 2000ha) mỗi năm ởnôngthôn
tăng thêm khoảng 67 vạnlao động
1
. Thêm vào đó, ruộng đất liên tục bị chia nhỏ,
vụn vặt do bắt nguồn từ hiện tượng lập gia đình sớm, tách hộ nhanh. Theo tài liệu
điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Bộ nông nghiệp và phát triển
1
Số liệu được tham khảo từ bài viết: “Về sử dụng nguồn laođộngởnông
thôn hiện nay” - PTS. Trần VănLuận - Bộ laođộng thương binh và xã hội -
Tạp chí kinh tế dự báo, 1998.
nông thôn năm 1996 thì tại mộtsố huyện của Thanh Hoá, Thái Bình, Ninh Bình
trung bình mỗi hộ có từ 6 đến 12 khoảng đất (mỗi khoảng rộng trên dưới 200 m
2
).
Các số liệu thống kê chota thấy số liệu sau:
Lực lư
ợng
lao động
nông thôn
Lực lượng laođộng
nông thôn trong độ
tuổi laođộng
Số người thiếu việclàmởnôngthôn
T
ổng
số
Từ 15-24 tuổi Từ 25-34 tuổi
Số lượng
Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
32 tr 27 tr 7,2 tr
2,63 tr
36-37
(%)
2 tr
27-28
(%)
Nguồn: Số liệu ở bảng này tham khảo từ bài viết: “Phát triển dạy nghề cho
thanh niên nôngthôn nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn”
của Lê Doãn Khải - Tạp chí laođộng xã hội, 3/1999.
Các tỉ lệ nàycho thấy tình trạng thiếu việclàmởnôngthônhiệnnay khá trầm
trọng và chủ yếu lại ở vào lứa tuổi thanh niên là sốlaođộng khoẻ mạnh, nhanh
nhạy và có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức mới.
Bên cạnh vấnđềsố lượng dân số bước vào độ tuổi laođộng tăng nhanh gây ra
hiện tượng dư thừa lao động, hơn nửa triệu laođộng dôi dư phải trở về làm ruộng,
trong những năm qua do tinh giảm biên chế ở khu vực Nhà nước cũng được coi là
một lý do đáng kể gây ra sức ép lớn đối với vấnđềviệclàmởnông thôn. Ngày nay
quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh, đất nông nghiệp mất dần nhất là ở các vùng
ven đô, ven đường giao thông. Theo báo cáo điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp năm 1996 cho thấy diện tích đất canh tác tính bình quânchomộtlao
động nôngthôn Việt Nam rất thấp (0,3 ha/1 lao động) thời gian làmviệcnông
nghiệp thấp (khoảng 4-7 tiếng/ngày). Chỉ có khoảng 18% laođộngnông nghiệp làm
210 ngày/năm còn lại làm dưới 200 ngày/năm. Đặc biệt có khoảng 21% làmviệc
90 ngày/năm. Theo tính toán nếu như chỉ là laođộng thuần nông, với số lượng
người laođộngvà với quỹ đất canh tác như hiện thời thì laođộngnôngthôn dư
thừa khoảng 30% (8-9 triệu người).
Thế nhưng đánh giá một cách khách quan, tình trạng việclàmở khu vực nông
thôn nhìn chung bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, biểu hiện cụ thể là:
Số người hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua (xét ở cuối năm 1997) thiếu
việc làm tính đến thời điểm điều tra ởnôngthôn cả nước đã giảm từ 27,65% năm
1996 xuống còn 25,47% năm 1997.
Trong 7 vùng lãnh thổ thì có các số liệu sau:
Đồng bằng Sông Hồng (từ 31,9% giảm còn 28,96%)
Đồng bằng Sông Cửu Long (từ 30,94% giảm còn 28,46%).
Các vùng còn lại có 3 vùng giảm 2 vùng tăng. Tuy nhiên tỷ lệ tăng giảm này
không đáng kể.
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra laođộng - việclàm năm 1997.
Hơn nữa tỉ lệ thời gian laođộng được sử dụng ở khu vực nôngthôn cuối năm
1997 đã được nâng cao hơn so với năm 1996. Tính chung cả nước đã tăng được từ
72,11% lên 72,90% (với dân số từ đủ 15 tuổi trở lên tới hết độ tuổi hoạt động kinh
tế). Cả trên 7 vùng lãnh thổ đều đạt tỉ lệ thời gian laođộng được sử dụng gần 72%
trở lên. Năm 1996 chỉ có 4 vùng đạt tỉ lệ trên 72%, còn 3 vùng tỉ lệ này từ 62% đến
71% (Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra laođộngviệclàm năm 1997).
2-/ Mặc dù có lực lượng laođộngđông đảo về số lượng, song chất lượng
nguồn laođộngnôngthôn lại hết sức khiêm tốn, nếu không muốn nói là
còn yếu kém:
Lao độngnôngthôn có ưu thế phần đông là laođộng trẻ khoẻ, song cái hạn
chế lớn nhất là trình độ chuyên môn, kỹ thuật không cao. Hơn nữa sốlaođộng có
chuyên môn nghiệp vụ qua đào tạo tại khu vực nôngthôn lại phân bố không đều,
không hợp lý theo chuyên môn của mình. Kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên
cứu dân sốvà nguồn laođộng trong chương trình KX03 do Trung tâm khoa học xã
hội nhân văn quốc gia chủ trì cho thấy: Chiều cao trung bình của laođộngnông
thôn là 156 cm, trọng lượng trung bình là 48 kg, trẻ, khoẻ. Tuy nhiên chỉ có 10% số
lao động có trình độ trung học, cao đẳng và đại học trở lên trong khu vực nôngthôn
là được đào tạo về lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Về trình độ văn hoá, các số
liệu ở chương trình KX03 nàycho thấy: Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH là 59%, tốt nghiệp
PTCS là 10%, tốt nghiệp tiểu học là 10%; biết đọc, biết viết là 4,5% chưa biết chữ
là 1,5%.
Xã hội ngày càng phát triển với trình độ khoa học công nghệ hiện đại đòi hỏi
phải có đội ngũ laođộng có trình độ chuyên môn hoá cao, biết phát triển và hoàn
thiện mình. Thế nhưng trong các cơ sở sản xuất có tới 55% sốlaođộng đang làm
việc chưa qua đào tạo nghề, trong các hộ ngành nghề tỷ lệ là 84% riêng laođộng trẻ
thì tỷ lệ này là 65,4%. Với chất lượng laođộng như vậy thì quả là một thách thức
lớn chonướcta nếu muốn nông nghiệp vànôngthôn phát triển.
Do trong một thời gian dài chúng ta chưa có một chiến lược đào tạo nghề cho
lao độngnôngthôn nên phần lớn laođộngnôngthôn nói chung vàlaođộng trẻ
nông thôn nói riêng hiện đang làmviệc trong tình trạng không được đào tạo nghề
một cách hệ thống. Tình trạng này đã cho thấy một bức tranh rất đáng lo ngại ở
nông thôn là: có tới 95,6% laođộng trẻ làmviệc chủ yếu bằng cơ bắp, laođộng trí
óc và kỹ thuật chỉ chiếm 4,4% (Nguồn: tham khảo từ bài viết: “Phát triển và dạy
nghề cho thanh niên nôngthôn nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn” - Lê Doãn Khải - Tạp chí laođộng xã hội, tháng 3/1999).
Rõ ràng, đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản của việc chậm
chuyển dịch cơ cấu laođộng theo hướng CNH-HĐH trong nông nghiệp nôngthônvà
đây cũng là một thách thức lớn trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
3-/ Về cơ cấu kinh tế, phân bố và sử dụng nguồn lao động:
Mặc dù trong mấy thập niên qua chúng ta đã đẩy mạnh công tác phân bố lại
lao động dân cư trên phạm vi toàn quốc song sự chênh lệch mật độ dân cư giữa các
vùng khá lớn, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên mộtlaođộng chênh lệch gấp
nhau tới 3 lần. Cơ cấu laođộngnôngthôn còn lạc hậu kèm với nó là quá trình
chuyển dịch cơ cấu laođộng diễn ra chậm chạp và kém hiệu quả. Về cơ bản ởnông
thôn Việt Nam vẫn là sản xuất tự cung, tự cấp, hệ số sử dụng ruộng đất chỉ đạt từ 1 -
2 lần. (Nguồn: số liệu tham khảo từ bài viết: “Về sử dụng nguồn laođộngở nôn
thôn hiện nay” - PTS. Trần VănLuận - Bộ laođộng thương bình và xã hội - Tạp chí
kinh tế dự báo, 1999).
Trong nông thôn, cơ cấu laođộng xã hội có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng laođộng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp với mức độ còn
chậm.
Theo kết quả điều tra laođộngviệclàm toàn quốc năm 1997 (Bộ laođộng
thương binh và xã hội và Tổng cục thống kê) cho thấy tỷ lệ laođộngnông nghiệp
chiếm 77,98%, công nghiệp và xây dựng chiếm 6,86% còn dịch vụ chiếm 15,06%
(trong tổng số 27.857.460 laođộng đang làmviệc trong các ngành kinh tế xã hội ở
nông thôn). Tỉ lệ này của các vùng được biểu thị ở bảng sau:
[...]... viên, laođộng giỏi về nôngthôn dạy nghề 2.3 Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý của mình đối với dạy nghề ởnôngthôn Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm mà ngườilaođộngở khu vực nôngthônlàm ra để các cơ sở sản xuất ở đây có thể trụ vững trước cơ chế thị trường 3-/ Vấnđề tạo việclàmcholaođộngởnôngthôn không thể tách rời khỏi vấnđề huy động vốn đầu tư cho. .. Những vấnđề cơ bản về việclàmvà ảnh hưởng của việclàmởnôngthôn tới phát triển kinh tế xã hội nướcta 3 I-/ Mộtsố khái niệm cơ bản 3 1-/ Việc làm: 3 2-/ Dân số hoạt động kinh tế: 3 3-/ Người có việc làm: 3 4-/ Người thất nghiệp: 4 5-/ Tỷ lệ người có việc làm: 4 6-/ Tỷ lệ người thất nghiệp: 4 II-/ ảnh hưởng của việclàmở nông. .. 17 3-/ Vấnđề tạo việclàmcholaođộngởnôngthôn không thể tách rời khỏi vấnđề huy động vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh: 18 4-/ Cần phát triển và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp: 19 5-/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộngvà phát triển ngành nghề ởnông thôn: 20 6-/ Các biện pháp về việclàm liên quanđến xoá đói giảm nghèo ởnông thôn: 21 7-/ Kết luận Phát triển... của cả người cần việc lẫn người sử dụng laođộng Tuy nhiên không hiếm các trung tâm làmviệc khá thụ động Cán bộ dịch vụ việclàm như đứng ở giữa, chỉ chờ hai khách hàng đến đặt vấnđề với mình thì mới móc nối họ với nhau Cần lưu ý rằng, người sử dụng laođộng là đối tác cực kỳ quan trọng chính họ là người tạo ra việc làm, chính họ là người thông báo cho các trung tâm biết sốlàmviệc còn trống ở hiện. .. 4 II-/ ảnh hưởng của việclàmởnôngthôn tới phát triển kinh tế xã hội nước ta: 4 Chương II: thực trạng laođộng - việclàmởnôngthôn nước tahiệnnay 6 1-/ Việt Nam là mộtnướcnông nghiệp có lực lượng laođộngnôngthôn khá đông đảo: 6 2-/ Mặc dù có lực lượng laođộngđông đảo về số lượng, song chất lượng nguồn laođộngnôngthôn lại hết sức khiêm tốn, nếu không muốn... không được quản lý và tổ chức thì di dân tạm thời cũng là nguồn gốc của tệ nạn xã hội, như ngườilaođộngởchợlaođộng bị các cai, trùm bóc lột tàn nhẫn thậm chí bị đe doạ đến tính mạng và đây còn là nguồn gốc của các tệ nạn xã hội ở thành phố chương III Những giải pháp chính để giải quyết vấnđềlaođộng - việclàm trong khu vực nôngthôn Giải quyết vấnđềlaođộng - việclàmởnôngthôn phải đặt trong... 18% laođộng (Nguồn: trang 2 số 8 năm 1999 - Tạp chí laođộng xã hội) Chúng ta đã biết kinh tế nôngthôn lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ chính vì vậy mà quá trình chuyển dịch cơ cấu laođộngđể phát triển kinh tế hàng hoá có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo mở việclàmvà phát triển nôngthônhiệnnay Hơn nữa từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thực tiễn ở Việt Nam cho. .. quan tới vấnđề giải quyết việclàmchongườilao động, nó quyết định cơ bản tới việc tăng hoặc giảm chỗlàmviệc trong thị trường laođộng Do vậy, phải thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việclàmđể đạt được mục tiêu trong 4 năm (1997-2000) cả nước tạo mở được 5 triệu chỗlàmviệc mới Trong giai đoạn hiện nay, việc tập trung đầu tư cho các... ảnh hưởng tới chất lượng vàsố lượng nguồn laođộngnôngthôn Bên cạnh việclàm giảm đi sức ép về việclàmở khu vực nôngthôn còn ảnh hưởng tới chất lượng: Di dân tạm thời đa số là những người trong độ tuổi lao động, trẻ, có sức khoẻ, có khả năng chấp nhận laođộng nặng nhọc làm những công việc mà người dân đô thị không muốn làm Phần lớn người di dân tạm thời là nam giới, hệ số giới tính là 4,57 (cứ... dân gồm có người di dân thông thường vàngười di dân tạm thời: 14 Chương III: Những giải pháp chính để giải quyết vấnđềlaođộng - việclàm trong khu vực nôngthôn 16 1-/ Phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp và xây dựng nôngthôn nói riêng nhằm tạo mở việclàm 16 2-/ Giải quyết việclàmởnôngthôn phải gắn bó hữu cơ với phát triển chất lượng lực lượng lao động: . định trình bày một số vấn đề
liên quan đến lao động và việc làm cho người lao động ở nông thôn nước ta hiện
nay.
Chương I
Những vấn đề cơ bản về việc.
LUẬN VĂN:
Trình bày một số vấn đề liên
quan đến lao động và việc làm
cho người lao động ở nông thôn
nước ta hiện nay