1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại

193 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Khráptrencô - một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái thi pháp học lịch sử ở Liên Xô viết: “Không hề kỳ vọng một định nghĩa thật đầy đủ, thật bao quát, tôi cho rằng có thể xác

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Hằng Phương

SỰ CHUYỂN ĐỔI THI PHÁP

TỪ CA DAO CỔ TRUYỀN ĐẾN CA DAO

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Hằng Phương

SỰ CHUYỂN ĐỔI THI PHÁP

TỪ CA DAO CỔ TRUYỀN ĐẾN CA DAO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học

GS TS NGUYỄN XUÂN KÍNH PGS TS TRẦN ĐỨC NGÔN

HÀ NỘI - 2004

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 12

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN ĐỔI THI PHÁP TỪ CA DAO CỔ TRUYỀN ĐẾN CA DAO HIỆN ĐẠI 12

1.1 Thi pháp, thi pháp học và thi pháp văn học dân gian 13

1.1.1 Thi pháp và thi pháp học 13

1 1.2 Thi pháp văn học dân gian 15

1.2 Khái niệm ca dao cổ truyền và vấn đề ca dao hiện đại 18

1.2.1 Khái niệm ca dao cổ truyền 18

1.2.2 Vấn đề ca dao hiện đại 19

Chương 2 51

SỰ CHUYỂN ĐỔI ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO 51

TỪ CA DAO CỔ TRUYỀN ĐẾN CA DAO HIỆN ĐẠI 51

2.1 Đề tài trong ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại 52

2.1.1 Khái niệm đề tài 52

2.1.2 Vấn đề đề tài trong sáng tạo văn học nghệ thuật và việc nghiên cứu nó trong quá trình tìm hiểu các yếu tố thi pháp của ca dao người Việt 54

2.1.3 Những đề tài có mặt trong ca dao 58

2.2 Cảm hứng chủ đạo trong ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại 78

2.2.1 Khái niệm cảm hứng chủ đạo và việc tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong văn học nghệ thuật 78

2.2.2 Cảm hứng chủ đạo trong ca dao 80

Chương 3 93

SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH 93

TỪ CA DAO CỔ TRUYỀN ĐẾN CA DAO HIỆN ĐẠI 93

3.1 Các khái niệm 94

3.1.1 Khái niệm nhân vật trữ tình 94

3.1.2 Khái niệm nhân vật trữ tình trong ca dao 95

3.2 Những điểm tương đồng và dị biệt về phương diện nhân vật trữ tình giữa ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại 97

3.2.1 Những điểm tương đồng 98

3.2.2 Những điểm dị biệt 107

Chương 4 142

SỰ CHUYỂN ĐỔI NGÔN NGỮ 142

TỪ CA DAO CỔ TRUYỀN ĐẾN CA DAO HIỆN ĐẠI 142

4.1 Ca dao với các phương thức nghệ thuật tạo hình và biểu hiện 144

Trang 4

4.1.1 Khái niệm phương thức tạo hình, phương thức biểu hiện và mối quan hệ giữa chúng với chức năng phản ánh hiện thực của văn học nghệ thuật và ca dao 144

4.1.2 Những khác biệt giữa ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại trong việc sử dụng các

phương thức nghệ thuật 147 4.2 Ca dao với tính mơ hồ đa nghĩa trên bình diện ngôn ngữ văn học 163

4.2.1 Khái niệm tính mơ hồ đa nghĩa trong văn học nghệ thuật 163 4.2.2 Những khác biệt của tính mơ hồ đa nghĩa trên bình diện ngôn ngữ văn học trong ca dao

cổ truyền và ca dao hiện đại 164

KẾT LUẬN 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 188

Trang 5

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

1 Về nghĩa của ký hiệu

a Chữ số Ả rập (1,2,3…) đứng ở bên trái mỗi lời ca dao cổ truyền là số

thứ tự của lời đó trong bộ Kho tàng… đồng thời là tên gọi của lời khi kết hợp

với chữ cái đầu của lời ca dao; đứng ở bên trái mỗi lời ca dao hiện đại là số thứ

tự của lời đó trong sách trích dẫn

b Sau mỗi lời ca dao cổ truyền:

Chúng tôi lấy nguyên văn các chú thích về xuất xứ mỗi lời ca dao in trong

bộ Kho tàng (chỉ dựng bản chớnh nờn chỉ ghi xuất xứ bản chớnh)

- Các chữ cái là tên sách (viết tắt) được dùng để tập hợp ca dao vào bộ Kho tàng

- Cỏc chữ số La mó là tờn tập và quyển sỏch

- Các chữ số Ả rập là tên trang sách có ghi lời đó

Vớ dụ: 1 Ai ăn cau cưới thỡ đền

Tuổi em cũn bộ chưa nên lấy chồng

HPV164 NASLI22b NGCK 118b TCBDI199 TNPDI 17 Như vậy, lời ca dao A1 ở trên có 1 bản chính được ghi trong 5 sách: Hát phường vải, trang 164; Nam âm sự loại, tập I, trang 22b; Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chỳ giải, trang 118b; Thi ca bỡnh dõn Việt Nam, tập I, trang 199; Tục ngữ phong dao, tập I, trang 17

Riờng 3 cuốn sỏch Tục ngữ và dõn ca Việt Nam (Tục ngữ ca dao dõn ca

Việt Nam) thỡ cú ký hiệu riờng, sẽ trỡnh bày cựng với bảng chữ tắt sau:

1 ANPT An Nam phong thổ thoại

2 CDTCM Ca dao trước cách mạng

3 CDTH Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa

4 CVPD Cổ Việt phong dao

5 DCBTT Dõn ca Bỡnh Trị Thiờn

6 DCNTBI Dõn ca Nam Trung bộ, tập I

7 DCNTBII Dõn ca Nam Trung bộ, tập II

Trang 6

8 DCTH Dõn ca Thanh Húa

9 ĐNQT Đại Nam quốc tỳy

10 HHĐN Hương hoa đất nước

11 HPV Hát phường vải

12 HT Hợp tuyển thơ văn ViÖt Nam Văn học dân gian

13 LHCD Lý hạng ca dao

14 NASLI Nam õm sử loại, quyển I

15 NASLII Nam õm sử loại, quyển II

16 NASLIII Nam õm sử loại, quyển III

17.NGCK Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chỳ giải

18 NPGT Nam phong giải trào

19 PDCD Phong giao, ca dao, phương ngôn, tục ngữ

20 TCBDI Thơ ca bỡnh dõn Việt Nam, tập I

21 TCBDII Thơ ca bỡnh dõn Việt Nam, tập II

22 TCBDIII Thơ ca bỡnh dõn Việt Nam, tập III

23 TCBDVI Thơ ca bỡnh dõn Việt Nam, tập IV

24 THQP Thanh Húa quan phong

25 TNPDI Tục ngữ phong dao, tập I

26 TNPDII Tục ngữ phong dao, tập II

27 VNP1I Tục ngữ và dõn ca Việt Nam, xuất bản lần thứ nhất, tập I

28 VNP1II Tục ngữ và dõn ca Việt Nam, xuất bản lần thứ nhất, tập II

29 VNP7 Tục ngữ ca dao dõn ca Việt Nam, xuất bản lần thứ bảy

c Sau mỗi lời ca dao hiện đại:

Chữ cái sau mỗi lời ca dao hiện đại là tên (viết tắt) của các cuốn sách chúng tôi lấy làm tư liệu nghiên cứu Tôn trọng tính lịch sử của tư liệu, chúng tôi ghi nguyên dạng tên sách, tập sách do Nhà xuất bản in, ví dụ: Ca dao chống Mỹ cứu

nước tập ba, Ca dao chống Mỹ cứu nước tập IV,…

Sau đây là bảng chữ viết tắt:

Trang 7

1 CDCMCN t ba Ca dao chống Mỹ cứu nước tập ba

2 CDCMCN t IV Ca dao chống Mỹ cứu nước tập IV

3 CDVN 1945-1975 Ca dao Việt Nam 1945-1975

4 CDST từ 1945 đến nay Ca dao sưu tầm từ 1945 đến nay

2 Về quy ước dùng ký hiệu

Cỏc ký hiệu thụng bỏo về xuất xứ của ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại chỉ

áp dụng trong trường hợp những lời trích dẫn ca dao rút từ các cuốn sách Trường hợp các lời ca dao nằm trong phần trích dẫn nguyên văn một ý kiến nào

đó hoặc lấy từ các bài viết lẻ, chúng tôi dùng chú thích (tra ở phần tài liệu tham khảo) để chỉ dẫn xuất xứ

Vớ dụ:Lời ca dao Ch 211 sau rỳt từ bộ Kho tàng, chỳng tụi thụng bỏo xuất

xứ bằng ký hiệu:

211 Chẳng tham vựa lúa anh đầy

Tham năm ba chữ cho tày thế gian

TCBDI503 TCBDIII 146 TNDI 85

Cũn lời ca dao sau lấy từ một bài viết, chỳng tụi dựng chỳ thích để chỉ dẫn xuất xứ:

Cỏn bộ lỏt chun lỏt hoa

Chỳng em nỏt da nỏt cổ [92.46 ]

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

SỰ CHUYỂN ĐỔI THI PHÁP TỪ CA DAO CỔ TRUYỀN

ĐẾN CA DAO HIỆN ĐẠI

Suy cho cùng, nghiên cứu khoa học là nhằm thoả mãn những nhu cầu về nhận thức và cải tạo thế giới Để thực hiện được điều đó một cách tốt nhất trong điều kiện có thể, không thể không dựa trên cơ sở lý luận và thực tế của chuyên ngành Những cơ sở khoa học đó nếu được chuẩn bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học có thể thực hiện tốt những chức năng cơ bản như mô tả, giải thích, tiên đoán và sáng tạo khoa học Và chính những chức năng trên sẽ giúp nghiên cứu khoa học đạt được mục đích đã đặt ra

Thực hiện luận án Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại cũng cần đi theo con đường nhận thức như trên Ở đây, xây dựng,

chuẩn hoá, thống nhất các khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đối tượng nghiên cứu là vấn đề cần được xem xét Đặc biệt, sự ưu tiên chú ý đến những vấn đề khác có mối quan hệ với ca dao hiện đại - một bộ phận thơ dân gian gây nhiều ý kiến tranh luận tất sẽ phải đặt ra ở chương này

1.1 Thi pháp, thi pháp học và thi pháp văn học dân gian

Nếu đặt vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ thì nhiều nội dung sẽ phải giải quyết ở mục này Tuy nhiên, do điều kiện tư liệu và trong giới hạn của đề tài luận án, người viết chủ yếu quan tâm đến những khái niệm cơ bản của khoa học thi pháp, khoa học thi pháp chuyên ngành; qua đó thể hiện quan điểm về việc sử dụng các khái niệm trong phạm vi đề tài luận án

1.1.1 Thi pháp và thi pháp học

Trang 9

Theo các nhà nghiên cứu, cho tới nay vẫn chưa tìm thấy một cách hiểu thống nhất về khái niệm thi pháp và thi pháp học.Một số nhà lý luận văn học Nga như M.Khrapchenko, A.Bushmin, G.Pospelov, P.Nikolaev, L.Timofeev đều cho rằng hiện nay các định nghĩa về thi pháp đều mơ hồ hỗn hợp, quan hệ của nó với nhiều bộ môn nghiên cứu văn học chưa được xác định rõ ràng [Dẫn theo 143.57] Trong thực tế, cách hiểu về các khái niệm trên của các nhà nghiên cứu Nga khác nhau và giữa họ với các nhà nghiên cứu Pháp, Mỹ cũng có nhiều điểm không tương đồng Tuy vậy, “nếu chưa đi sâu vào các khía cạnh riêng lẻ

mà cần có cái nhìn tổng quan, thì không thể không thấy rằng, dù khác nhau bao

nhiêu, thi pháp vẫn có một phạm vi xác định Đó là nghệ thuật và thi pháp học là

khoa học nghiên cứu văn học với tƣ cách là một nghệ thuật Định nghĩa này có

thể bao hàm mọi cách hiểu rộng, hẹp khác nhau nhất về thi pháp và thi pháp học”[143.57] Aritxtôt (384 - 322 tr.CN) - nhà bác học và triết học Hylạp cổ đại

trong cuốn Thi pháp học đã xác định thi pháp học là khoa học nghiên cứu về

nghệ thuật thi ca như là một nghệ thuật Sau ông, các nhà thi pháp học vẫn tiếp tục duy trì truyền thống nghiên cứu đó

Ở Nga, các nhà nghiên cứu đã có những phát biểu chính thức về thi pháp

học qua các công trình của mình Chẳng hạn, V Zhirmunsky trong Nhiệm vụ

của thi pháp học (1919 - 1923) viết: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn

học như là một nghệ thuật” V V Vinôgradov (1963) cũng nêu định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học “về các hình thức, các thể, các phương tiện, phương thức sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ, về các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm văn học C Khráptrencô - một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái thi pháp học lịch sử ở Liên Xô viết: “Không hề kỳ vọng một định nghĩa thật đầy đủ, thật bao quát, tôi cho rằng có thể xác định thi pháp học như môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng” [70.242] Có thể nói, đây là một trong những định nghĩa tổng quát nhất và thuyết phục nhất về thi pháp học [34.298]

Trang 10

Các nhà nghiên cứu phương Tây xem ra ưa những đối tượng nghiên cứu cụ thể hơn R Jakobson (1960), từ góc độ ngôn ngữ học xác định nhiệm vụ thi pháp học là “nghiên cứu chức năng thơ của phát ngôn thơ” TS Todoror (1973) thì coi đối tượng của thi pháp học là các “thuộc tính đặc trưng của ngôn từ văn học”, “các quy luật chung của sự tồn tại của văn học” Cũng có khi, thi pháp học

được thu hẹp trong một thể loại thi ca, chẳng hạn Từ điển thuật ngữ phê bình

văn học phương Tây hiểu thi pháp học là: “hệ thống lý luận hay học thuyết lấy

thơ làm đối tượng nghiên cứu để khám phá các quy tắc và nguyên tắc sáng tác

thi ca” Trong công trình Việt Nam văn học sử yếu của nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm (Việt Nam) hoặc trong công trình Thi pháp học khái thuật của

Trương Tư Tự (Trung Quốc), thi pháp học còn được hiểu thu hẹp hơn, chỉ là hệ thống phép tắc, cách luật của thơ [143.58]

Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã vận dụng những vấn đề lý luận trên vào nghiên cứu cụ thể Tuy nhiên, mới qua tìm hiểu một số định nghĩa về thi pháp

và thi pháp học, chúng ta đã thấy bộc lộ nhiều quan điểm khác nhau Vấn đề không đặt ra ở đây là phê phán quan điểm nào, song chọn cách hiểu nào là điều

cần thiết Tác giả sách Văn học và thời gian cho rằng: “Nhìn chung, có hai cách

hiểu về thi pháp Một là lý luận khoa học về nghệ thuật ngôn từ Truyền thống này có từ Aritxtôt, Horace, Boa Lô Một số tác giả hiện đại phương Tây như R Jakobson, N Frye, TS Todorov xem thi pháp là lý luận về các quy luật chung của văn học, của thể loại ( ) Hai là, hệ thống các nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, nhóm tác giả hoặc trường phái, giai đoạn, thời đại mà với chúng, các sáng tác đã được tạo ra trong thực tế văn học Ở đây, điều quan trọng không phải

là các khái niệm lý luận của nhà lý luận, mà là cách quan niệm, cách hiểu của nhà văn đã chi phối cách sáng tác, vận dụng ngôn ngữ, hư cấu nhân vật, bộc lộ

cá tính, xây dựng thể loại Cách hiểu này cũng có truyền thống từ Aritxtốt, nhưng quan niệm thi pháp như thế tồn tại cùng văn học, trong văn học và trước Aritxtốt nhiều” [146.10]

Trang 11

Trong luận án này, chúng tôi cơ bản tán đồng khái niệm thi pháp theo cách hiểu thứ hai

1 1.2 Thi pháp văn học dân gian

Nhìn một cách khái quát thì lịch sử thi pháp học là một quá trình phát triển theo chiều hướng tích cực Cùng với bước đi của thời gian, bộ môn khoa học này càng ngày càng được chuyên biệt hoá, lúc đầu nó là một bộ phận nằm trong

mỹ học và lý luận văn học, sau tách ra trở thành bộ môn khoa học độc lập Đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học này cũng dần dần được mở rộng, đầu tiên là thơ sau đó là cả thơ và văn xuôi; đầu tiên là văn học viết sau đó là cả văn học viết và văn học dân gian Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian không chỉ mở rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu của khoa học thi pháp mà còn đem đến cho bộ môn khoa học này những kết quả khả quan và mở ra những hướng nghiên cứu có hiệu quả.(Chẳng hạn, công trình của Prốp và hướng nghiên cứu cấu trúc) Vậy thi pháp văn học dân gian là gì? Nghiên cứu thi pháp văn học dân gian là nghiên cứu những vấn đề gì?

Crapxốp (1906-1980) - nhà pholklore học Xô viết cho rằng: “Thi pháp với

tư cách là tổng hợp những đặc điểm hình thức nghệ thuật của các tác phẩm ngôn

từ bao gồm:

a Những đặc điểm của cấu trúc tác phẩm;

b Hệ thống những phương tiện phản ánh, nhờ những phương tiện này mà văn học viết và văn học dân gian xây dựng những bức tranh về cuộc sống, những hình tượng về con người và tái tạo những hiện tượng khác nhau của thực tại (các sự kiện lịch sử; sinh hoạt và đạo đức của con người; thiên nhiên);

c Những chức năng tư tưởng thẩm mỹ của cấu trúc tác phẩm và những chức năng tư tưởng thẩm mĩ của các phương tiện thể hiện tác phẩm (sự thể hiện một cách xúc cảm trước hiện thực, sự đánh giá những sự kiện và hành vi của

Trang 12

nhân vật, sự khám phá ý đồ sáng tạo cùng giá trị tư tưởng nghệ thuật và tay nghề sáng tạo ra tác phẩm) [Dẫn theo 81 27-28]

Crapxốp còn cho rằng văn học dân gian và văn học viết có cái chung, nhưng đồng thời văn học dân gian có đặc điểm riêng là sáng tạo của quần chúng nhân dân Ông lại chỉ ra rằng, thi pháp văn học dân gian còn là những đặc điểm của hình thức, của cách thức thể hiện và biểu hiện riêng của từng nghệ nhân Cuối cùng thi pháp bao gồm cả những đặc điểm của dân tộc [Dẫn theo 81.28] Như vậy, tuy chưa chính thức định nghĩa về thi pháp văn học dân gian song Crapxốp đã có ý thức phân biệt sự khác nhau giữa thi pháp văn học viết và thi pháp văn học dân gian khi đưa ra khái niệm thi pháp Có thể nói, Crapxốp đã gián tiếp phát biểu định nghĩa thi pháp văn học dân gian và thực chất, khái niệm thi pháp văn học dân gian đã được nhà folklore học Xô viết này xác định

Chu Xuân Diên trong bài viết Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân

gian cũng đã khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu thi pháp văn học

dân gian và định nghĩa như sau:

“Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố thi pháp riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mô típ và cách cấu tạo cốt truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lý bên trong của nhân vật đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại, và cuối cùng là nêu lên những đặc điểm phổ thông và những đặc điểm dân tộc của thi pháp văn học dân gian nói chung Nghiên cứu thi pháp văn học dân còn bao gồm

cả việc khảo sát những đặc điểm phong cách cá nhân của người sáng tạo và diễn xướng trong mối quan hệ với những đặc điểm thi pháp truyền thống.”[24.19]

Trang 13

Các định nghĩa ở trên cho thấy thi pháp nói chung, thi pháp văn học dân gian nói riêng là vấn đề khá rộng Nó không chỉ bao gồm các yếu tố hình thức nghệ thuật đơn thuần mà còn là những yếu tố nội dung mang tính hình thức Đó

là những yếu tố nằm trong văn bản Riêng với bộ phận văn học dân gian, ngoài những yếu tố nằm trong văn bản được coi là đối tượng khảo sát chính, yếu tố ngoài văn bản như đặc điểm phong cách cá nhân của người sáng tạo, phương thức diễn xướng cũng cần được xem xét Bởi nó góp phần làm nên nét riêng biệt của tác phẩm văn học dân gian, tạo ra thi pháp văn học dân gian

Nghiên cứu sự vận động biến đổi của thi pháp ca dao, việc xác định yếu tố nào nằm trong bình diện thi pháp là cần thiết Tất nhiên, hạn định các yếu tố thi pháp nằm trong giới hạn nghiên cứu cũng cần phải đặt ra Quy chiếu vào luận

án, chúng tôi xác định những yếu tố thi pháp chủ yếu cần nghiên cứu là đề tài,

cảm hứng chủ đạo, nhân vật trữ tình và ngôn ngữ Đây không chỉ là những yếu

tố thi pháp quan trọng trong văn bản trữ tình mà còn là những yếu tố thi pháp có

sự vận động biến đổi rõ rệt trong ca dao người Việt Ngoài ra, yếu tố ngoài văn

bản ca dao - phương thức diễn xướng có vai trò không nhỏ trong việc biểu đạt

nội dung trữ tình cũng sẽ được đề cập đến trong những trường hợp cần thiết

Chúng tôi hy vọng, tìm hiểu phương thức diễn xướng là một trong những cố

gắng bước đầu góp phần hoàn thiện hướng nghiên cứu ca dao theo tinh thần khoa học thi pháp

1.2 Khái niệm ca dao cổ truyền và vấn đề ca dao hiện đại

1.2.1 Khái niệm ca dao cổ truyền

Có thể nói, nhiều vấn đề liên quan đến việc nhận diện ca dao cổ truyền như

hệ chủ đề, đề tài, chức năng và đặc điểm thi pháp đều đã được minh định Các nghiên cứu về ca dao cổ truyền của giới khoa học nước ta trong đó có nhiều nhà folklore học không những đã khẳng định sự tồn tại của thể loại ca dao mà còn xác nhận rằng có thi pháp ca dao Tất cả những điều đó đã tạo nên một quan

Trang 14

niệm khá nhất quán về ca dao cổ truyền Tuy nhiên, khái niệm ca dao cổ truyền vẫn cần được thống nhất cách hiểu

Thuật ngữ ca dao đã từng được dùng với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau Theo nghĩa gốc thì “ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu” [180 26]

Và một thời “ca dao là danh từ chung chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu” [180 26] Ở trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca

Trên thực tế, nội hàm khái niệm ca dao đã dần dần có sự thu hẹp Hiện nay, các nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất “dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi)” [180 26] Với nghĩa này, ca dao là bộ phận chủ yếu và

quan trọng nhất của thơ dân gian truyền thống Thí dụ lời ca dao: Còn duyên kể

đón người đưa / Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng được xem là rút ra từ bài

dân ca quan họ Bắc Ninh Còn duyên với những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa

hơi như sau: Còn duyên (là duyên) kẻ đón (kẻ đón) người đưa Hết duyên (là duyên) đi sớm (đi sớm) về trưa (chứ trưa) mặc lòng Người còn không đôi tôi cũng (ố không là) còn không, (Ha hội ha, hư hội hư là hứ hội hừ),

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giới nghiên cứu nước ta đã sử dụng

tập hợp từ ca dao hiện đại (hay ca dao mới) để phân biệt với ca dao cổ truyền

(còn gọi là ca dao cổ)

Như vậy, ca dao cổ truyền (hay ca dao cổ) là khái niệm chỉ riêng thành

phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) được sáng tác và sưu tầm chủ yếu từ Cách mạng Tháng Tám trở về trước

1.2.2 Vấn đề ca dao hiện đại

Trang 15

Tìm hiểu ca dao hiện đại, muốn hay không cũng phải đề cập đến một số vấn đề có liên quan tới sự ra đời, tồn tại, phát triển và những tiêu chí nhận diện

nó Bởi trên thực tế, trong xã hội hiện đại, có nhiều tác phẩm thơ ca hoặc do quần chúng sáng tác lưu truyền hoặc do các nhà thơ chuyên nghiệp sáng tác đều có đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật mang dấu ấn dân gian Vậy thực chất, ca dao hiện đại với tư cách là một thể loại của sáng tác dân gian có còn tồn tại? Thời điểm ra đời, tình hình phát triển và đặc điểm thi pháp của nó ra sao? Dựa trên cơ sở nào mà ta có thể nhận diện được bộ phận thơ dân gian này?

Đó là những vấn đề mà chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ trước khi đưa ra khái niệm ca dao hiện đại

1.2.2.1 Thực tế tồn tại của ca dao hiện đại

Có hay không có văn học dân gian hiện đại? Đó là vấn đề đã từng gây nhiều ý kiến tranh luận trong giới nghiên cứu nói chung Ở Liên Xô cũ, từ những năm 30 của thế kỷ XX, các cuộc thảo luận về vấn đề này đã từng diễn ra khá sôi nổi Một số ý kiến phủ nhận “Cái hiện đại” trong văn học dân gian, không công nhận có folklore hiện đại Song, nhiều nhà khoa học Nga như: V E Guxep, S.Nadobelep, K V Tsixtốp v.v vẫn khẳng định có sự tồn tại của folklore trong thời kỳ hiện đại

Ở Việt Nam, từ những năm 60, vấn đề văn học dân gian hiện đại cũng đã được đặt ra Đặc biệt, vào năm 1969, cuộc thảo luận về vấn đề này trên Tạp chí Văn học đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu

Trong điều kiện lịch sử xã hội mới, những hình thức văn hoá văn nghệ dân gian đích thực gần như vắng bóng; nhu cầu tinh thần của nhân dân cũng gần như được thoả mãn bởi sự phát triển mạnh mẽ của những sáng tạo nghệ thuật chuyên nghiệp, vì thế có ý kiến cho rằng văn học dân gian không còn cơ sở để tồn tại [135.44] Hoặc gần đây có những nhà nghiên cứu phân vân về tương lai của thể loại tiêu biểu có tính linh hoạt và có sức sống lâu bền như ca dao

Trang 16

Tuy nhiên, phần đông các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định sự tồn tại tự nhiên và vai trò quan trọng của văn học dân gian hiện đại trong đời sống xã hội Theo dòng thời gian, những ý kiến của các tác giả như Hà Châu [17], Vũ Ngọc Phan [134], Chu Xuân Diên [26], Trần Đức Các [5], Nguyễn Văn Diệu [29], Nguyễn Tấn Đắc [32], Trần Quốc Vượng [185], Trần Gia Linh [92] Cao Huy Đỉnh [37], Đặng Văn Lung [93] đều khẳng định sự tồn tại của văn học dân gian hiện đại và vai trò của nó trong đời sống xã hội hiện nay

Có thể nói, trong những sáng tác dân gian hiện đại, ca dao là một thể loại khá tiêu biểu, có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Theo giới thuyết ở phần

mở đầu, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu những lời ca dao hiện đại được sáng tác

và sưu tầm từ 1945 đến 1975 Từ 1975 đến nay vì những lý do chủ quan và khách quan, phong trào sáng tác cũng như công tác sưu tầm, nghiên cứu bộ phận

ca dao mới này còn nhiều điều bất cập

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mở ra một kỷ nguyên mới-

kỷ nguyên độc lập dân tộc- tạo điều kiện cho xã hội Việt Nam phát triển về mọi mặt, trong đó có sự phát triển của khoa học Văn học dân gian Tất nhiên, sự phát triển của khoa học văn học dân gian nằm trong sự phát triển chung của toàn bộ

nền văn hoá mới, trên cơ sở ba nguyên tắc dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa

học hóa mà Đảng ta đã đề ra trong bản Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943

Thực ra, môn khoa học nghiên cứu thực sự có tính chất khoa học về văn học dân gian được ra đời, phát triển trên cơ sở những sáng tạo văn hoá văn nghệ dân gian và những thành tựu của việc sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu vốn văn hoá văn nghệ đó Vậy, cùng với những sáng tạo văn hoá văn nghệ dân gian, thể loại ca dao ở giai đoạn lịch sử mới này tồn tại và phát triển như thế nào?

Từ năm 1945 đến 1954 - một năm sau cách mạng và suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện chủ trương “cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt” do Đảng phát động, các nhà văn hoá và văn nghệ sĩ trong những đợt đi thâm nhập thực tế “đã có dịp được chứng kiến một sự phát

Trang 17

triển rầm rộ và phong phú của phong trào văn nghệ quần chúng”[25.87] Cùng với các thể loại khác của sáng tác dân gian, ca dao trong thời kỳ này xuất hiện dưới những hình thức hết sức sáng tạo và độc đáo: “ca dao dán trên báng súng, tông dao, lưỡi mác, bi đông, nồi chảo, ba lô, viết trên tường, trong lòng máng tre, “đi theo” chiếc đòn gánh của anh nuôi gánh cơm ra trận địa”[25 88]

Có lẽ hình thức sáng tạo sau là trường hợp rất hiếm gặp trong sáng tác thơ

ca dân gian Theo Hoài Thanh, trong Nói chuyện thơ kháng chiến, ở “chiến dịch

Cao - Bắc - Lạng (1950) một đồng chí cấp dưỡng gài vào nắm cơm gánh ra trận địa cho bộ đội chiến đấu mấy câu thơ:

Ăn no lấy sức phanh thây quân thù

Bộ đội chiến đấu ngoài mặt trận đáp lại cũng bằng cách dán trả mấy câu thơ vào chiếc đòn gánh gánh cơm:

Hôm nay tớ nhận cơm chay,

Ngày mai tớ gửi mười Tây làm quà "[ Dẫn theo 26 51]

Điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra khi những tác phẩm thơ ca ấy được quần chúng đón nhận, lưu truyền, sáng tạo và nhân lên trong sinh hoạt lao động, chiến đấu?

Từ năm 1954 đến năm 1975 - thời kỳ dân tộc ta phát động cuộc kháng chiến thần kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam và xây dựng Chủ nghĩa

xã hội ở miền Bắc, các hình thức đa dạng của ca dao lại được khơi nguồn và

phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết Những tập Ca dao chống Mỹ, Ca dao chiến

sĩ liên tục ra đời từ phong trào sáng tác, sưu tầm ca dao ở tiền tuyến Ở hậu

phương, các tập ca dao về chủ đề sản xuất và xây dựng cuộc sống mới, tất cả

cho tiền tuyến như: Hàng về (Ca dao về thương nghiệp), Của chung (ca dao về chống tham ô lãng phí), Đẩy lùi sóng gió (ca dao phòng chống lụt bão), Biết đâu

nên vợ nên chồng từ đây (ca dao về sản xuất và hôn nhân), Ánh đèn bổ túc (ca

dao về bổ túc văn hoá), Thay người đi xa (ca dao về nông nghiệp), Ngàn xanh

Trang 18

(ca dao về lâm nghiệp), Khơi dòng nước lên (ca dao về thuỷ lợi) lần lượt được

xuất bản Lại có một số tập ca dao sưu tầm tập hợp từ các phong trào thi đua sản xuất và chiến đấu, từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được ra

mắt độc giả: Ca dao kháng chiến, Ca dao sưu tầm (từ 1945 đến nay) Một số

nhà xuất bản thời đó như: Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Nhà xuất bản Phổ thông, đã rất tích cực trong việc sưu tầm, tuyển chọn ca dao Đặc biệt, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, trong nhiều lần xuất bản còn

mở hẳn một chuyên mục phản ánh tình hình sáng tác, sưu tầm và hướng dẫn cách thức sáng tác, sưu tầm ca dao cho quần chúng, nhất là các chiến sĩ ngoài

mặt trận Chẳng hạn, trong cuốn Ca dao chống Mỹ cứu nước tập ba, Nhà xuất

bản ghi: “Chúng tôi xin mách nước với các đồng chí là nên thuộc thật nhiều ca dao truyền thống, học lấy cách suy nghĩ bằng hình tượng của nhân dân lao động, học lấy lời ăn tiếng nói của nhân dân, học cả lối biểu hiện nữa” [11.69] Ban biên tập còn phân tích nội dung và hình thức nghệ thuật một lời ca dao tiêu biểu

có nội dung chống Mỹ với nhan đề: “Cần thêm rất nhiều thơ ca căm thù như thế” Như vậy, rõ ràng dù đây là phong trào văn hóa văn nghệ không chuyên, song yêu cầu về chất lượng trong đó có tính tư tưởng là điều mà các nhà xuất bản hết sức quan tâm Điều đó còn cho thấy, số lượng ca dao mà ngày nay chúng ta lưu giữ được cũng mới chỉ là một phần được tuyển chọn từ trong số vô vàn lời ca dao đã từng ra đời và lưu truyền trong quần chúng

Sau 1975, các nhà xuất bản vẫn rải rác cho ra đời một số cuốn sưu tập ca

dao mới như: Ca dao Việt Nam (1945-1975), Ca dao chống Mỹ cứu nước chọn

lọc, Cụ Hồ ở giữa lòng dân, Ca dao về Bác Hồ, Ca dao kháng chiến chống Pháp chọn lọc v.v

Cụ Hồ là vị cha chung, Tháng giêng là tháng lập công, Bao giờ hết cỏ Tháp Mười, Mau lên hỡi bạn xe thồ, Giao thừa cùng hẹn đón xuân, Cưới xưa thách lợn thách vàng, Mình về ta chẳng cho về, Tay cầm vở toán bìa vàng, Hôm

Trang 19

qua đi chợ đường xa, Ai ơi chớ lấy chồng non là một số lời ca dao tiêu biểu ra đời trong các phong trào sáng tác, sưu tầm thời đó

Tuy nhiên, hiện tượng sáng tác ca dao như sáng tác thơ không làm mất đi vai trò quan trọng của việc sáng tạo và diễn xướng ca dao theo phương thức cổ truyền Những sinh hoạt tập thể mà các thành viên trong đó dựa trên giai điệu dân ca cổ truyền để đặt lời mới vẫn xuất hiện trong xã hội hiện đại Hình thức văn nghệ phù hợp với hình thái sinh hoạt tập thể như hò tiếp vận, hò đối đáp cũng vẫn được duy trì và trong những thời điểm lịch sử cụ thể, nó phát triển thành phong trào ca hát quần chúng rất mạnh mẽ Những sinh hoạt hò hát vừa nêu chính là “biến thể trong những điều kiện xã hội mới của các loại hò lao động

và hát đối đáp trước cách mạng” [25.238] Trong kháng chiến chống Mỹ, phong

trào “Tiếng hát át tiếng bom” cũng góp phần tích cực vào việc khơi dậy niềm

say mê sáng tạo thơ ca của quần chúng Có thể nói, các hình thức ca hát trên là mảnh đất màu mỡ để ca dao nảy mầm và phát triển

Những ghi chép sau của các nhà nghiên cứu, nhà văn là một vài minh hoạ chưa đầy đủ cho phong trào sáng tạo và thưởng thức thơ ca dân gian sôi nổi, hồn nhiên đó

Trong bài Những người sáng tác ca dao ở nông thôn hiện nay, tác giả Đặng

Văn Lung đã miêu tả một đêm lao động và sáng tác ca dao như sau: “Ở đây không thể có sự thống kê chính xác nào về số lượng ca dao hôm ấy Câu này tiếp câu kia như tranh lợp nhà, khi giống nhau ở phần đầu, khi giống nhau ở phần giữa hay phần cuối, thậm chí giống nhau hai phần ba hay cũng bài ấy đổi

đi mấy chữ Người ta không nghĩ đến chất lượng câu ca dao vừa làm, cũng chẳng nghĩ đến việc ghi lại, sửa chữa để gửi đến một bài báo nào, chỉ miễn sao động viên được mọi người vui vẻ, hăng hái hoàn thành công việc của mình

Người ta cũng không thể nhớ được câu ca dao ấy do ai làm ra”[95]

Đây là một đoạn miêu tả cảnh sinh hoạt văn nghệ trong khuôn khổ truyền thống cũ do nhà văn Trần Đăng ghi lại vào thu đông năm 1949: “Xẩm tối, anh

Trang 20

chính trị viên xem đồng hồ tính nhẩm một chương trình sinh hoạt văn nghệ cấp tốc Kiểm thảo nội bộ không còn gì để kiểm thảo nữa, ở các nhà, các trung đội đã bắt đầu vui hát Chèo Éttipô tẩu mã cười nôn ruột Thơ Tình quân dân, ý

nghĩa anh là bộ đội đi giết giặc, tôi là dân ở nhà tăng gia sản xuất Những lời hai

người ngâm đối đáp văn hoa rất dài Giọng ngâm tốt sang sảng của hai đội viên

thi nhau ngân dài và đọc l ra n: “Anh nà chiến sĩ ngàn phương”, “Tôi đi tô thắm điệu đời đêm lay” nghe phơi phới, non trẻ, tươi thắm lạ thường ” [ Dẫn theo

25 238]

Bài viết Từ một giọng hò quen thuộc (báo Quân đội nhân dân số 3890 ra

ngày - 12/3/1972) lại miêu tả cảnh sinh hoạt hò hát trong lao động của một đơn

vị thanh niên xung phong trong đó có “Sửu và Thức là hai cô ở tổ đánh mìn” nổi tiếng về “giọng hò hay” và về “tài xuất khẩu thành hò”:

“Cuộc đối đáp của chúng tôi đang ở phút hào hứng Cậu Ngà vừa mới cất lên một câu: Em rằng mìn giỏi nhất min,

Dọa chồng có dọa giật mìn hay không?

Nguyễn Thị Thức liền trả lời ngay:

Mìn kia chị để mở đường Cho chồng ra trận diệt phường xâm lăng!

Vợ em khuôn phép giỏi giang,

Dạy chồng chắc hẳn cũng không dùng mìn

Ngà ta đỏ mặt tía tai lên, đành chịu khen: giỏi giỏi, nhưng phải truy cho cô

ta một câu nữa mới được:

Quê em hẳn đất gan gà,

Quả khế thì ngọt, đàn bà thì chua

Lập tức cậu ta bị Thức dồn luôn:

Quê hương đánh giặc nổi danh Nam Hà

Có về Kim Bảng cùng ta,

Trang 21

Để biết đàn bà vác giáo đuổi Tây "[Dẫn theo 25 498]

Đó là những cảnh sinh hoạt văn nghệ, hò hát của quần chúng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà các tác giả ghi lại được Còn biết bao nhiêu lần sinh hoạt văn nghệ, bao nhiêu cuộc hò hát và bao nhiêu lời ca dao, bao nhiêu dị bản ca dao nảy sinh trong cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu, lao động như thế mà ta chưa sưu tầm lưu giữ được?

Thực tế sáng tác, sưu tầm, xuất bản ca dao ở trên cho thấy, trong giai đoạn lịch sử hiện đại, ca dao nói riêng, các hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian nói chung vẫn tồn tại và phát triển Có thể khẳng định rằng, chủ trương văn nghệ phục vụ cuộc sống lao động và chiến đấu, văn nghệ trở về với cội nguồn dân tộc của Đảng là nhân tố quan trọng thúc đẩy phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng, góp phần bảo lưu và phát triển các hình thức sáng tạo văn nghệ dân gian cổ truyền trong đó có thơ ca Tuy nhiên, sự tồn tại, phát triển đó trước hết xuất phát từ nhu cầu và khả năng sáng tạo, thưởng thức văn nghệ của đại bộ phận quần chúng nhân dân Nói như nhà thơ Xuân Diệu, đó là sự tồn tại khách quan, không thể cưỡng lại được của hình thức sáng tạo nghệ thuật theo phương thức tập thể và truyền miệng ngay cả trong những điều kiện lịch sử mới của đời sống nhân dân Hình thức sáng tạo này tuy không còn là hình thức duy nhất xưa kia, song vẫn tiếp tục tồn tại để đáp ứng một loại nhu cầu sáng tạo tinh thần mà những hình thức sáng tạo theo phương thức văn học thành văn không thể thoả mãn được [Dẫn theo 25 89]

Tất nhiên, do đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống chiến đấu lao động khẩn trương trong điều kiện lịch sử xã hội mới, do chưa có thời gian để trau chuốt gọt rũa, do được văn bản hoá quá sớm , nhiều tác phẩm ca dao hiện đại còn ở dạng phác thảo, chưa đủ độ chín về nội dung và hình thức biểu hiện, cá biệt có những lời ca dao thuần tuý mang tính tuyên truyền, hô khẩu hiệu, ít chất thơ

Từ khi đất nước thống nhất đến nay, sáng tác dân gian ngày càng phải đối mặt với một thức tế: tự vận động để tồn tại bên cạnh những loại hình văn học

Trang 22

nghệ thuật chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp vốn có nhiều ưu thế về nội dung và hình thức biểu hiện Song, văn học dân gian hiện đại trong đó có ca dao vẫn tiếp tục tồn tại (tuy có chiều hướng lắng xuống), tự nguyện đóng “vai trò

“ngự sử” trong đời sống dư luận” [92.47]

Bên cạnh những lời ca dao đã được sưu tầm thiên về âm hưởng ngợi ca: ca ngợi Đảng Bác, ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi những con người dũng cảm trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược , còn một bộ phận không nhỏ ca dao xuất hiện trong thời kỳ hiện đại vẫn đang lưu truyền trong sinh hoạt của quần chúng hoặc in lẻ tẻ trong các bài viết nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan mà ta chưa sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu đầy đủ Bộ phận ca dao này ngoài một số lời mang âm hưởng ngợi ca có không ít lời chứa đựng nội dung hài hước châm biếm, phê bình giáo dục đậm chất thời sự khá sâu sắc và thấm thía Xét về cả nội dung và thi pháp, bộ phận ca dao này có nhiều vấn đề để chúng

ta quan tâm

Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc những năm 60, 70, làm ăn tập thể theo kiểu cũ dễ tạo ra “lỗ hổng” để các hiện tượng tiêu cực xuất hiện và ca dao mới đã kịp thời lên tiếng:

Mỗi người làm việc bằng hai,

Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe Mỗi người làm việc bằng ba,

Để cho chủ nhiệm xây nhà, xây sân [92.45]

Cũng trong thời kinh tế bao cấp ấy, những hiện tượng “lật đời” như lời ca dao sau cũng được đưa vào ca dao:

Thủ kho to hơn thủ trưởng Vào nhà thủ trưởng lại tưởng thủ kho

[92.46]

Cá biệt có lời ca dao mang âm hưởng tục ngữ, phản ánh mối quan hệ bất bình đẳng nảy sinh giữa tướng tá và binh lính Đáng lưu ý là ở chỗ hiện tượng

Trang 23

này tuy không phổ biến nhưng rất thực dù trong thời hiện đại và lời ca dao sử dụng lối chơi chữ khá độc đáo:

CÁN BỘ LÁT CHUN LÁT HOA CHÖNG EM NÁT DA NÁT CỔ

[92.46]

Trong xã hội hiện đại, nhiều lời ca dao lưu truyền trong dân gian, tuy chưa được sưu tầm, xuất bản, song nó thực sự là những tác phẩm gây được sự chú ý của công chúng tiếp nhận và là những bài học nhân sinh sâu sắc hoặc những

“liều thuốc trường sinh" không phải mua bằng tiền bạc

Đó là những lời châm biếm nhẹ nhàng nhưng thâm thúy sâu cay kiểu người muốn làm ra vẻ khác đời như trường hợp là thi sĩ sau:

Nhà thơ là phải đánh răng Mặc quần áo mới và năng gội đầu

Có lẽ, chính cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế thị trường đã sản sinh ra những tác phẩm truyền miệng kiểu như lời ca dao sau Cùng với nội dung mang tính hài hước, điều thú vị là lời

ca dao này sử dụng khá linh hoạt thể thơ lục bát và đã có dị bản:

Vợ mình là con người ta, Con mình do vợ đẻ ra, Ngẫm ta với họ chẳng bà con chi

Không ăn thì để làm gì?

Và:

Vợ mình là con người ta, Con mình do vợ đẻ ra, Suy đi tính lại chẳng bà con chi

Không ăn thì để làm gì?

Nếu hiểu theo nghĩa đen của văn bản thì lời ca dao là một sự “tự ám thị” nghe vừa xót xa, vừa hài hước Song, sau này trong nhiều trường hợp, lời ca

Trang 24

dao chỉ dùng để đùa vui, về mối quan hệ gần gũi nhưng nghe “rất phi lý” giữa người chồng và người vợ (không hẳn là dùng để phản ánh hiện thực theo nghĩa đen của văn bản) Nhưng, dù hiểu theo nghĩa nào, vào thời diểm lịch

sử nào thì lời ca dao trên vẫn như một món ăn tinh thần phù hợp với khẩu vị hài hước của người dân lao động Việt Nam trong cuộc đời còn quá nhiều lo toan, vất vả

Đôi khi, thế hệ trẻ hiểu lầm về lớp người đi trước Song, nên chăng trong một vài trường hợp cụ thể, chúng ta cũng nên suy ngẫm Lời ca dao “tinh quái” sau phải chăng là sự phát hiện tinh tường của con mắt dân gian và nó đã chọc đúng “tim đen” của một số người tham quyền cố vị:

Tre già măng mọc đúng rồi, Mọc đâu thì mọc đừng chồi ghế ông

Không chỉ quan tâm đến những vấn đề kinh tế, chính trị, ca dao giai đoạn này còn có những lời phản ánh các khía cạnh tế nhị trong cuộc sống riêng tư của con người - vấn đề lựa chọn hạnh phúc gia đình Xin dẫn một lời ca dao với hai

dị bản sau:

Dị bản 1: - Nồi tròn lại úp vung tròn,

Bao nhiêu nồi méo vẫn còn đợi vung

Dị bản 2: - Nồi tròn lại úp vung tròn,

Bao nhiêu nồi méo vẫn còn lựa vung

Hai dị bản là hai “cuộc đời”, hai sắc thái trữ tình của văn bản ca dao Điều đó chứng tỏ lời ca dao này đã vận động theo quy luật sáng tạo của tác phẩm dân gian và thực sự gây được hứng thú đối với chủ thể sáng tạo và công chúng tiếp nhận Từ cách nói hình ảnh “nồi nào vung ấy” trong văn học dân gian truyền thống, các tác giả hiện đại đã đưa ra ít nhất hai tình huống không mấy dễ chịu

mà những người không may mắn có được sự hoàn thiện trời cho trong cuộc đời thường gặp phải

Trang 25

Một số người hay thơ, làm thơ “theo kiểu dân gian” cũng là hiện tượng đáng lưu ý Bút Tre Đặng Văn Đăng là một trong những người làm thơ như thế Ông

có một số tập thơ xuất bản vào những năm 60 và đã từng bị phê là có nhiều câu nôm na, tự nhiên chủ nghĩa Thơ ông nôm na Điều ấy ông công nhận Nhưng theo ông, đó là những tác phẩm viết ra để tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng [184.8] Điều thú vị là từ khi những vần thơ nôm na và cái bút danh

Bút Tre ra đời, nhiều vần thơ “dán nhãn” Bút Tre được xuất bản miệng khắp nơi

Vậy chính ông - Bút Tre Đặng Văn Đăng đã khơi nguồn cho phong trào sáng tác

và truyền khẩu thơ ca từ những năm 60 của thế kỷ XX đến những ngày này của thế kỷ XXI Những vần thơ “dán nhãn” Bút Tre mà dân gian xuất bản miệng ấy nên chăng có thể sưu tầm và xếp vào bộ phận ca dao hiện đại cho dù nó có “ngồ ngộ” hay đôi khi “ngô nghê” đi nữa; bởi đâu phải cứ văn học nghệ thuật là phải cực hay? Ngay văn học chuyên nghiệp cũng có hiện tượng những tác phẩm chưa hay bên cạnh những tác phẩm tuyệt diệu Và biết đâu, cái ngồ ngộ, ngô nghê ấy

là dụng ý, là một biện pháp của nghệ thuật trào phúng mới? Quần chúng nhân dân trong thời kỳ hiện đại có cả công nhân, trí thức mà chẳng lẽ không thể chỉnh cho những câu ca sau “chính danh" hơn, đúng “phép tắc ngữ nghĩa” hơn:

Chú về công tác bảo tàng, Cũng là công việc cách màng giao cho

Hay: - Hôm nay trời nhẹ mây cao

Anh Ga ga rỉn bay vào vũ tru (trụ)

Hoặc : - Anh đi công tác Buôn Mê,

Thuột xong một cái lại về cùng em

v.v

Nguyễn Bảo Sinh cũng là một hiện tượng sáng tác “theo kiểu dân gian” Song, có lẽ thơ ông làm ra để tự thưởng thức, tự ngâm nga, tự triết lý về cuộc đời, không nhằm mục đích tuyên truyền như Bút Tre Đặng Văn Đăng “Ông làm thơ như một cách ghi nhật ký, ghi lại những ý nghĩ bất chợt mỗi khi ông ngẫm ra

Trang 26

một điều gì đấy trên cơ sở quan sát hiện thực và mỗi khi ông rút ra được kinh nghiệm gì đấy từ cuộc đời ông” [161.15] Đáng chú ý là thơ ông có “chất dân gian” khá đậm nét Từ cách cho ra “những bài thơ truyền khẩu” [161.15] đến cách suy ngẫm về cuộc đời từ những quan sát thực tế Cả lối kết cấu thường gặp trong ca dao xưa đến lối nghĩ rất hài, hay “rất người” khá độc

đáo như trong một vài vần thơ dưới đây:

- Cùng chung một chuyến đò ngang

Kẻ thì sang bến người đang trở về Lái đò lái mãi thành mê

Sang về chẳng biết mình về hay sang?

- Con ta không phải của ta Tai họa của nó mới là của ta, Của chìm của nổi trong nhà, Của ta rồi sẽ lại là của con

- Vợ là thánh chỉ vua ban

Có sao dùng vậy không bàn đúng sai

- Khi mê bùn chỉ là bùn Ngộ ra mới biết trong bùn có sen

- Khi mê tiền chỉ là tiền

Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm

- Khi mê dâm chỉ là dâm

Ngộ ra mới biết trong dâm có tình

[161.15]

Song, có lẽ hiện thời vẫn nên gọi Nguyễn Bảo Sinh là nhà thơ không chuyên (nhưng hóm hỉnh, có tài) như ông đã có lần tự nhận trong thơ “Làm thơ anh chỉ nghiệp dư” Ông sẽ trở thành nhà thơ dân gian, thơ ông sẽ trở thành thơ dân gian nếu như những sáng tác đó được công chúng không những đón nhận mà còn lưu truyền, gìn giữ theo quy luật của sáng tạo văn học nghệ thuật dân gian

Trang 27

Vẫn ít nhiều mang tính chất tự phát, văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng trong thời đại ngày nay tất không tránh khỏi có tác phẩm mang nội dung tiêu cực, hoặc mâu thuẫn trong tư tưởng tác phẩm để kẻ xấu có thể lợi dụng Song, điều đó không hề ảnh hưởng đến âm điệu chủ đạo tích cực của ca dao hiện đại mà còn cho ta thấy đầy đủ hơn về diện mạo của nó và hiểu được chính xác quần chúng công-nông-binh-trí thức hiện nay “đang nghĩ gì và muốn gì”?[25.241]

Phải chăng trong thời kỳ hiện đại, chỉ ở Việt Nam mới có một phong trào sáng tác và thưởng thức thơ ca độc đáo và rộng khắp? Thực tế không phải như vậy Ở Trung Quốc - một nước láng giềng gần gũi ta về mặt địa lý và văn hóa cũng đã từng có một phong trào văn hóa văn nghệ và thơ ca tương tự như

ở nước ta những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Ở Trung Quốc trong những năm từ 1937 đến 1949 - những năm Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược và đối phó với bọn Quốc dân đảng phản động cũng có một phong trào văn nghệ quần chúng sôi nổi rộng khắp - phong trào “văn nghệ Diên An” Gọi là phong trào “văn nghệ Diên An” nhưng thực chất đó là phong trào văn nghệ phát triển sâu rộng ở phạm vi nhiều vùng trong toàn quốc Có điều, Diên An là nơi phong trào văn nghệ quần chúng phát triển đầu tiên và mạnh mẽ; đồng thời cũng là nơi Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc tổ chức cuộc tọa đàm văn nghệ Diên An nổi tiếng (1942), mở

ra một giai đoạn mới cho văn nghệ cách mạng Trung Quốc - văn nghệ “tiến lên theo phương hướng công - nông - binh”

Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống phát xít Nhật, văn nghệ quần chúng, trong đó có các sáng tác thơ ca đã rất phát triển Các phong trào thơ đầu phố, thơ báng súng, thơ chiến hào dấy lên mạnh mẽ, rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân và trong quân đội Đó phần lớn là những sáng tác không chuyên được “quần chúng công nông và được các chiến sĩ con em nhân dân sáng tác ra trong cuộc đấu tranh vùng lên giải phóng và trong chiến đấu ác liệt”[158 269]

Trang 28

Những hình thức đa dạng và hoạt động sôi nổi của phong trào thơ đầu phố như thơ dán lên tường, lên vách đá, rải dưới dạng truyền đơn phát triển sâu rộng trong các khu căn cứ địa cách mạng và cả trong những khu vực quân Tưởng Giới Thạch nắm quyền kiểm soát

Những cuộc vận động sáng tác thơ báng súng, thơ chiến hào, thơ truyền đơn, vè cũng là những hoạt động văn nghệ sôi nổi trong quân đội Trung Quốc thời bấy giờ

Các sáng tác truyền miệng trong nhân dân cũng hết sức được coi trọng Các loại dân ca cũ và mới lần lượt được sưu tập và xuất bản

Bên cạnh những sáng tác thơ ca ngắn gọn còn có những tác phẩm trường thi kiểu dân ca của nhiều nhà thơ chuyên và nghiệp dư ra đời Các tác phẩm đó mang nội dung mới song về thủ pháp biểu hiện thì lại hấp thu được “chất dinh dưỡng” từ dân ca, vận dụng nhiều câu đặc sắc trong dân ca chẳng hạn, có tác giả đã sử dụng cốt truyện đẹp đẽ và hình thức “tín thiên du” (điệu hát của dân ca Thiểm Bắc) vào sáng tác thơ ca

Tuy nhiên, một số lượng khá lớn thơ ca ra đời từ phong trào văn nghệ quần chúng như trên đã không được sưu tầm lưu giữ đến ngày nay

Có thể thấy rằng, phong trào văn nghệ nói chung, phong trào sáng tác thơ

ca nói riêng ở Trung Quốc trong thời kỳ kháng chiến chống phát xít Nhật, đấu tranh với quân đội Tưởng Giới Thạch có nhiều nét tương đồng với phong trào văn hoá văn nghệ và sáng tác ca dao ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám, trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Nét tương đồng đó thể hiện ở đường lối văn nghệ đúng đắn của các Đảng cộng sản, ở khả năng văn nghệ dồi dào của quần chúng nhân dân, ở truyền thống văn nghệ dân gian phong phú của mỗi dân tộc, ở tính chất tuyên truyền đôi khi bộc lộ rõ trong cách tổ chức hoạt động văn nghệ và trong nội dung tác phẩm v.v

Trang 29

Tất nhiên, vẫn có những nét đặc thù trong phong trào văn hoá văn nghệ của mỗi dân tộc, chẳng hạn, trong truyền thống văn nghệ và thơ ca dân gian, trong cách vận dụng đường lối văn nghệ của Đảng vào thực tiễn sản xuất và chiến đấu

cụ thể

1.2.2.2 Vấn đề tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại

Như đã xem xét, sự tồn tại và phát triển của văn học dân gian trong thời kỳ hiện đại là một thực tế lịch sử Điều đó đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Song, “văn học dân gian hiện đại không phải là lĩnh vực duy nhất trong đời sống văn hoá nghệ thuật của nhân dân lao động, mà tồn tại trong những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp với văn học quần chúng và văn học thành văn” [26.49] Hiện trạng đó khiến cho việc nghiên cứu văn học dân gian hiện đại nói chung, xác định tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại nói riêng gặp không ít khó khăn, trở ngại

Trong một cuộc trao đổi khoa học về vấn đề thi pháp ca dao hiện đại, GS

TS Lê Chí Quế đã phân loại những sáng tác thơ ca trong thời hiện đại mà xưa nay chúng ta quen gọi chung là ca dao ra thành ba bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là những sáng tác thơ ca của các tác giả chuyên nghiệp

và nghiệp dư không qua môi trường sinh hoạt, diễn xướng Quá trình sáng tác, lưu truyền những tác phẩm này giống như văn học thành văn Ví dụ: những tập

ca dao của Trần Hữu Thung; phong dao của Tản Đà, và những sáng tác của

một số tác giả khác được văn bản hoá ngay sau khi ra đời Đó là những sáng tác nằm trong lĩnh vực nghiên cứu của văn học thành văn

- Bộ phận thứ hai gồm những sáng tác thơ ca của các tác giả chuyên nghiệp

nhưng đã được dân gian hoá; (chẳng hạn lời ca dao: Tháp Mười đẹp

nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ của Bảo Định Giang), hoặc

những sáng tác thơ ca trong phong trào văn nghệ quần chúng (như ca dao xuất hiện trong các cuộc thi sáng tác ca dao, ca dao dán trên bi đông, báng súng )

Trang 30

sau được quần chúng đón nhận, lưu truyền Một số lời trong đó đã có dị bản Những sáng tác như vậy vẫn được coi là ca dao thuộc loại hình trữ tình dân gian

và là đối tượng nghiên cứu của khoa học văn học dân gian

- Bộ phận thứ ba gồm những tác phẩm ca dao ra đời trong môi trường sinh hoạt của quần chúng, có chức năng ứng dụng thực hành Đó là những tác phẩm

ca dao được sáng tạo và diễn xướng theo phương thức cổ truyền Chẳng hạn, những lời được sáng tác theo phương thức tập thể và truyền miệng dựa trên những làn điệu dân ca cổ truyền, những lời được ra đời ngay trong sinh hoạt hò hát tập thể Đây là những tác phẩm ca dao đích thực, ca dao với tư cách là một thể loại của sáng tác dân gian

Chúng tôi tán thành quan điểm trên của GS TS Lê Chí Quế nhưng cũng muốn được chia sẻ với băn khoăn của tác giả Vũ Ngọc Phan khi ông cho rằng:

“phân biệt thật rạch ròi thế nào là thơ và thế nào là ca dao là một điều rất khó”[131 76]

Và, trong thực tế, không phải lúc nào cũng xác định được chính xác nguồn gốc ra đời cũng như theo dõi được quá trình lưu truyền của các lời ca dao Bởi vậy, trên cơ sở ý kiến phân loại trên, chúng tôi thấy cần đưa thêm những tiêu chí

cụ thể hơn để nhận diện bộ phận thơ dân gian này Có thể những điều mà chúng

tôi sẽ nêu sau đây chỉ là một cách nhận diện ca dao hiện đại Song, nó cũng góp

phần tạo ra ngôn ngữ đối thoại thống nhất trong phạm vi luận án

Trong một bài viết về vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại, tác giả Chu Xuân Diên đã nêu quan điểm: “Nếu xem xét văn học dân gian hiện đại hay văn học dân gian mới là giai đoạn phát triển của văn học dân gian truyền thống trong những điều kiện lịch sử mới sau cách mạng, thì trước tiên cần phải thống nhất nhận định về bản chất thẩm mỹ, về đặc trưng loại biệt của văn học dân gian nói chung”[26.39] Đó là một trong những đề xuất lý luận có tính chất gợi mở về hướng nghiên cứu văn học dân gian hiện đại Ca dao hiện đại là một bộ phận thơ dân gian tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử mới

Trang 31

cũng cần được xem xét theo định hướng nghiên cứu trên Việc định ra tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại cũng nên bắt đầu từ việc xem xét bản chất thẩm mỹ và những đặc trưng cơ bản không chỉ của văn học dân gian cổ truyền mà còn của văn học dân gian hiện đại

Văn học dân gian do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền Bởi vậy, nó mang tính tập thể và truyền miệng Theo các nhà nghiên cứu, đó là những đặc trưng cơ bản nhất, phân biệt văn học dân gian với văn học thành văn Nếu không

có cái nhìn sâu sắc về những đặc trưng vừa nêu, có thể chúng ta sẽ sa vào quan niệm phiến diện, hình thức chủ nghĩa dẫn đến những hiểu biết chưa thấu đáo, thậm chí lệch lạc về những đặc trưng quan trọng của bộ phận văn học loại biệt này

Tính tập thể và tính truyền miệng là những phương thức sáng tác, lưu truyền của văn học dân gian Vấn đề đó đã được các nhà nghiên cứu thống nhất xác định Đối với văn học dân gian hiện đại, đó là vấn đề còn gây nhiều ý kiến tranh luận

Nhưng, trước tiên, chúng tôi muốn tìm hiểu tính tập thể và tính truyền miệng không chỉ với tư cách là những phương thức sáng tác và lưu truyền, mà còn với tư cách là những phạm trù thẩm mỹ của văn học dân gian Ngay cả nghiên cứu tính tập thể và tính truyền miệng với tư cách là những phương thức sáng tác và lưu truyền cũng cần thận trọng, tránh nhận định một cách chung chung, thiếu cơ sở khoa học Chẳng hạn, nhà nghiên cứu văn học dân gian Đỗ Bình Trị đã nhận xét một cách có cơ sở về tính tập thể với tư cách là phương thức sáng tác lưu truyền như sau: “đằng sau khái niệm “sáng tác tập thể” ( ) vẫn tồn tại một cách hiểu mơ hồ và trừu tượng về vấn đề tác giả văn học dân gian Thực chất của cách hiểu này là phủ nhận vai trò của cá nhân trong sáng tác văn học dân gian, đồng nhất tính tập thể với tính phi cá nhân ” Và ông cho rằng: “ Tập thể không phải là một thứ “công ty vô danh” Lịch sử folklore các dân tộc ghi nhận vai trò của các nghệ nhân dân gian ngay từ thời cổ” [177.11]

Trang 32

Do đó, một mặt không thể phủ nhận vai trò quan trọng là những phương thức sáng tác, lưu truyền của tính tập thể và tính truyền miệng, mặt khác, không thể không đi sâu tìm hiểu bản chất thẩm mỹ của các đặc trưng này

Với tư cách là những phạm trù thẩm mỹ của văn học dân gian, tính tập thể

và truyền miệng sẽ được nhìn nhận từ góc độ sâu hơn, với diện bao quát hơn, trong sự vận động xa hơn Trên cơ sở đó, chúng ta có điều kiện xem xét văn học dân gian đúng như sự tồn tại của bản thân nó - một thực thể sống và vận động trong quá trình lịch sử

Tính tập thể được nhìn nhận với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ thể hiện

rõ nét ở chỗ: những hiện thực đời sống khách quan được phản ánh trong tác phẩm là những hiện tượng đời sống gây được tác động mạnh mẽ vào nhận thức không chỉ của một cá nhân nào đó mà của cả một cộng đồng người nhất định

Từ nhận thức đó sẽ nảy sinh những sáng tác dân gian tập thể Theo các nhà nghiên cứu, những sáng tác dân gian đó mang tâm lý sáng tác tập thể Như vậy, đặc trưng tập thể không chỉ phản ánh thực tế sáng tác (sáng tác tập thể) mà còn bộc lộ những giá trị thẩm mỹ (là một phạm trù thẩm mỹ) của tác phẩm dân gian Những giá trị thẩm mỹ dân gian này không mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo cá nhân mà mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo tập thể

Có thể nói, ở ca dao cổ truyền, tính tập thể thường thể hiện ở cả hai phương diện: là phương thức sáng tác lưu truyền và là phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm

Ở ca dao hiện đại, tình hình có khác Điều đáng lưu ý là, tính tập thể với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ có vai trò quan trọng trong việc nhận diện tác phẩm văn học dân gian hiện đại nói chung, ca dao hiện đại nói riêng khi trong quá trình vận động lịch sử, tác phẩm không mang đặc trưng tập thể với tư cách

là phương thức sáng tác lúc nó mới ra đời Chẳng hạn, lời ca dao sau lúc đầu là

do một người sáng tác, song trong quá trình lưu truyền, nó đã trở thành tài sản chung của dân gian Điều đáng nói là, lời ca dao chứa đựng những giá trị thẩm

mỹ tập thể và đã có dị bản:

Trang 33

Đêm khuya ai gọi sang đò

Có phải thóc thuế thì cho xuống thuyền

Thóc thuế chở không lấy tiền

Có nước nóng uống chèo liền sang ngay

Mặc trời gió rét đêm nay Thịt da tê buốt cứng tay cũng chèo

Hoàng Tuyên CDST (từ 1945 đến nay)

Dị bản:

Đêm khuya có tiếng gọi đò,

Có phải thóc thuế thì cho xuống thuyền

Thóc thuế xin chở trước tiên,

Có nước nóng uống chèo liền sang ngay

Mặc dù gió rét đêm nay, Thịt da tê buốt cứng tay cũng chèo

CDVN (1945-1975) Tính truyền miệng với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ cũng cần được xem xét Vẫn còn có người quan niệm tính truyền miệng ở văn học dân gian là

hệ quả tất yếu của trình độ văn hóa của nhân dân lao động trước Cách mạng hoặc tính truyền miệng đơn thuần là phương thức sáng tác và lưu truyền văn học dân gian Quan niệm như vậy sẽ dẫn đến chỗ lạc hậu hóa văn học dân gian, đơn giản hóa một đặc trưng quan trọng của văn học dân gian, thậm chí phủ nhận cả

sự tồn tại của văn học dân gian hiện đại Như đã nêu, tính truyền miệng của văn học dân gian có liên quan tới những điều kiện sống của nhân dân lao động thời xưa, đặc biệt, nó có quan hệ mật thiết với hoàn cảnh lịch sử của hình thức văn học sơ khai buổi đầu Nhưng, tính truyền miệng không chỉ là phương thức sáng tác và lưu truyền mà còn là một đặc trưng thẩm mỹ của văn học dân gian Có thể nói, càng ngày ý nghĩa thẩm mỹ của tính truyền miệng càng đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của văn học dân gian Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên còn cho rằng đến văn học dân gian hiện đại, ý nghĩa thẩm mỹ trở

Trang 34

thành ý nghĩa duy nhất của tính truyền miệng và “ý nghĩa thẩm mỹ của tính truyền miệng trong văn học dân gian làm cho văn học dân gian trong phần lớn

trường hợp mang tính chất là một thứ nghệ thuật biểu diễn” [26.43] Điều đó

phần nào lý giải hiện tượng: đã có chữ viết, thậm chí ngày nay có rất nhiều phương tiện, cách thức chuyển tin, song văn học dân gian vẫn chủ yếu lưu truyền bằng truyền miệng Ca dao chống Mỹ là một ví dụ tiêu biểu Nó không chỉ xuất hiện trên báo tường, trong các cuộc thi sáng tác ca dao mà còn được cất lên trên đường hành quân, bên đôi bồ tiếp vận, trong những dịp thanh niên nam

nữ gặp gỡ nhau khi sản xuất và chiến đấu Chính trong những thời điểm giao tiếp trực tiếp sinh động cảm tính ấy, ca dao hiện đại mới phát huy tối đa giá trị thẩm mỹ của lời ca Trong thực tế, có những lời ca dao hiện đại mang dấu ấn rõ rệt của lối đối đáp nam nữ - một hình thức diễn xướng dân gian, có giá trị nghệ thuật biểu diễn dân gian

Anh chƣa ra trận, em thời không yêu

Dù anh sắc sảo, mỹ miều Nếu không ra trận, không yêu làm chồng

75 Dù em nhan sắc tuyệt vời

Em không đánh Mỹ, anh thời không yêu

Dù em duyên dáng, mỹ miều Nếu không đánh Mỹ, đừng kêu muộn chồng

CDCMCN t IV

Trong ca dao cổ truyền, những lời mang dấu ấn của lối đối đáp và “thứ nghệ thuật biểu diễn” dân gian hồn nhiên như thế được sử dụng khá phổ biến như chúng ta đã thấy

Một đặc trưng nữa của văn học dân gian mà ngày nay chúng ta cần xem xét một cách linh hoạt khi nghiên cứu là tính dị bản Ở bộ phận văn học dân gian

cổ truyền, tính dị bản được coi là đặc trưng tất yếu và phổ biến; tuy nhiên, như

Trang 35

vậy, không có nghĩa là tất cả các tác phẩm văn học dân gian cũ đều có dị bản hay nói chính xác hơn là đều đã sưu tầm được dị bản Ở bộ phận văn học dân gian hiện đại, số lượng tác phẩm có dị bản còn rất thưa thớt Chẳng hạn, trong

cuốn Ca dao Việt Nam 1945 -1975, tác giả Nguyễn Nghĩa Dân chỉ sưu tập được

dị bản của một số lời ca dao Đó là các lời C 92, Ch 130, L 248, L 249, Q367, A

476, D 544, Tr 732 Song, không thể căn cứ vào hiện tượng đó mà đi đến chỗ nghi ngờ sự tồn tại của văn học dân gian hiện đại Có thể nghĩ đến nhiều nguyên nhân: thời gian chưa đủ để nảy sinh dị bản, còn nhiều dị bản lưu truyền trong dân gian mà ta chưa sưu tầm khai thác được, v.v Bởi vậy, hiện tại, đối với văn học dân gian hiện đại nói chung, ca dao hiện đại nói riêng, vấn đề dị bản chưa thể đặt ra như một đặc trưng bắt buộc phải có

NHƯNG, ĐÃ LÀ SÁNG TÁC DÂN GIAN THÌ SỚM MUỘN GÌ TÁC PHẨM CŨNG SẼ

CÓ DỊ BẢN NẾU CHÖNG TA VẪN TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NÓ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN NÊN, VIỆC THEO DÕI SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TÁC PHẨM VÀ CÓ HÌNH THỨC SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU KỊP THỜI VẪN LÀ HƯỚNG ĐI

CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CẦN THIẾT

Chúng ta không thể nói đến sự tồn tại và phát triển của văn học dân gian hiện đại, của ca dao hiện đại mà không tìm hiểu về tính truyền thống và sự vận động, biến đổi của tính truyền thống trong tiến trình lịch sử

Các nhà nghiên cứu folklore đã bàn khá nhiều về tính truyền thống và mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa truyền thống và ứng tác Ở đây, chúng tôi muốn nói đến vai trò của tính truyền thống chủ yếu trong việc nhận diện tác phẩm Vậy, tính truyền thống trong văn học dân gian được hiểu như thế nào?

Trang 36

Chúng ta biết rằng, khi đã có một số lượng nhất định tác phẩm, quá trình lựa chọn những truyền thống nghệ thuật hình thành Những truyền thống nghệ thuật nào phù hợp với tâm lý tập thể, phù hợp với sự sáng tác và lưu truyền bằng miệng sẽ được lưu giữ và trở thành “vốn liếng nghệ thuật” cho các cá nhân tiếp tục khai thác để tham gia ứng tác, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ bị đào thải Như vậy, truyền thống không chỉ bao gồm những nhân tố cũ mà còn gồm những nhân tố cũ đã được cải biên và những nhân tố mới được hình thành nếu như những nhân tố mới đó phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ, với tâm lý tập thể của nhân dân lao động trong từng giai đoạn lịch sử Và, sự hình thành truyền thống diễn ra liên tục theo quy luật lựa chọn của quá trình sáng tạo văn học nghệ thuật dân gian Bởi vậy, tính truyền thống trong văn học dân gian cần được nghiên cứu theo quan điểm lịch sử Nghĩa là, tính truyền thống trong văn học dân gian cần được nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi của lịch sử

xã hội

Tính truyền thống có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sáng tác

và lưu truyền Đó là điều không thể phủ nhận Song, điều muốn nhấn mạnh ở đây là, trên cơ sở tính truyền thống, người nghiên cứu có thể đưa ra những tiêu chí nhận diện các sáng tác dân gian hiện đại trong đó có ca dao hiện đại Chẳng hạn, tiếp cận hai lời ca dao sau:

Còn trời, còn nước còn non Còn người thất học, ta còn phải lo

CDVN (1945-1975)

Còn trời, còn nước còn non Còn lúa chính phủ, em còn cứ đi

CDST (từ 1945 đến nay)

chúng ta có thể nhận định rằng: đó là những lời ca dao hiện đại được hình thành trên cơ sở “cải biên” lời ca dao cổ truyền:

805 Còn trời, còn nước còn non Còn cô bán rượu, anh còn say sưa

Trang 37

ANPT 6A ĐNQT 102B HHĐN 54

Hay lời ca dao:

638 Con gà tốt mã vì lông Răng đen vì thuốc, rƣợu nồng vì men

HHĐN 224 LHCĐ 34B trong ca dao cổ truyền được tác giả dân gian dùng để tạo ra lời ca dao hiện đại trên cơ sở tiếp nối “tứ thơ” rất tự nhiên và tài tình:

Con gà tốt mã vì lông Răng đen vì thuốc, rƣợu nồng vì men

Ở đời muốn đƣợc tiếng khen

I tờ đi học, đua chen với đời

CDVN (1945-1975)

Trên đây là một số phân tích về bản chất thẩm mỹ, về những đặc trưng loại biệt của văn học dân gian Nghiên cứu sâu về những vấn đề đó có thể sẽ phát hiện ra quy luật vận động của văn học dân gian, của ca dao; đồng thời cũng

là để tiến tới giải quyết những vấn đề còn tồn tại của việc nghiên cứu văn học dân gian hiện đại và ca dao hiện đại; nhất là những vấn đề có liên quan đến tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại - một bộ phận của thể loại văn học dân gian có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ cho đến tận ngày nay

Thực tế cho thấy, ranh giới giữa một số thể loại của văn học dân gian cổ truyền và văn học dân gian hiện đại, giữa ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại đôi khi chưa có sự phân định rõ ràng Chẳng hạn, đối với thể loại ca dao, các nhà nghiên cứu lấy mốc lịch sử là Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để phân biệt hai

bộ phận ca dao cổ truyền và hiện đại Đó là cách phân chia có cơ sở khoa học, phù hợp với sự phát triển của xã hội, văn hóa, lịch sử Song, nếu chúng ta quan niệm những lời ca dao cổ truyền đã sưu tầm ở dạng “tĩnh” và những lời ca dao

cổ truyền còn sống trong môi trường sinh hoạt của dân chúng là những lời ở dạng “động” thì sẽ xảy ra tình trạng: ở dạng “động”, chúng có thể tồn tại dưới hai hình thức Thứ nhất, chúng vận động trong môi trường sinh hoạt và những

Trang 38

đặc điểm của truyền thống nghệ thuật cũ đã có sự cải biên Về vấn đề này, tác

giả Chu Xuân Diên trong bài viết Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại

đã có những kiến giải thoả đáng và định hướng nghiên cứu cụ thể Thứ hai, chúng vận động trong môi trường sinh hoạt nhưng không có sự biến đổi Những lời ca dao đó vẫn mang những đặc điểm của truyền thống nghệ thuật cũ Hình thức thứ hai vừa nêu không nhiều song không thể nói là không có Với những trường hợp ấy, tiêu chí nhận diện là mốc lịch sử rõ ràng chưa thỏa đáng

Sự phân tích có tính chất khái quát ở trên đã phản ánh phần nào quy luật vận động của văn học dân gian trong tiến trình lịch sử Chúng tôi muốn lưu ý thêm rằng một bộ phận văn học dân gian, trong đó có ca dao, tồn tại trong môi trường sinh hoạt mà vẫn giữ nguyên toàn bộ những đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật như chúng vốn có trước cách mạng thì không có lý do gì để xếp

nó vào văn học dân gian hiện đại, cụ thể là ca dao hiện đại được

Vấn đề chúng tôi quan tâm hơn là ranh giới giữa ca dao hiện đại với thơ của các tác giả chuyên nghiệp và thơ ca trong phong trào sáng tác văn nghệ quần chúng Vấn đề này thực sự là mấu chốt gây ra những tranh luận về sự tồn tại hay không tồn tại ca dao hiện đại và như thế nào được coi là ca dao với tư cách là một thể loại của sáng tác dân gian? Điều phức tạp gây ra những tranh luận vừa nêu suy cho cùng bắt nguồn từ chỗ chúng ta chưa chú ý tìm ra quy luật vận động của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng, chưa nghiên cứu một cách

cụ thể bộ phận ca dao hiện đại và nhất là chưa định ra được tiêu chí nhận diện

Căn cứ vào thực tế, theo chúng tôi, việc định ra tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại là cần thiết và các tiêu chí đó phải thỏa mãn một cách tương đối những yêu cầu cụ thể về xác định ranh giới nêu trên

Ca dao cổ truyền mang những truyền thống nghệ thuật cũ, còn ca dao hiện đại mang những truyền thống nghệ thuật cũ đã được cải biên và những truyền thống nghệ thuật mới được định hình trong thời điểm lịch sử hiện tại Như vậy,

Trang 39

dấu ấn truyền thống đọng lại trong từng lời ca dao và đó là điều mà chúng tôi đặc biệt lưu ý khi tìm kiếm những tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại với tư cách

là văn bản văn học dân gian đã định hình

Ranh giới giữa ca dao hiện đại với thơ ca của các tác giả chuyên nghiệp, thơ ca nảy sinh trong phong trào văn nghệ quần chúng khó xác định hơn rất nhiều bởi giữa chúng có mối liên hệ chằng chịt, đôi khi có những thời điểm chúng “gặp nhau, trùng lặp với nhau, hoà vào với nhau làm một” [26.50] Song, giữa chúng vẫn có sự khác biệt bởi cuộc sống của chúng cơ bản là khác nhau Ở

ca dao hiện đại chẳng hạn, với tư cách là một bộ phận của thể loại sáng tác dân gian, đương nhiên ít nhiều nó cũng phải vận động theo quy luật riêng của thơ ca dân gian và mang những truyền thống nghệ thuật của thể loại trữ tình này Chẳng hạn, là sáng tác dân gian, tác phẩm sẽ mang đặc trưng tập thể, ít nhất với

tư cách là một phạm trù thẩm mỹ, mang những đặc điểm nghệ thuật dân gian truyền thống và vận động theo quy luật của sáng tác dân gian như quy luật kế thừa truyền thống, quy luật chọn lọc tập thể và những quy luật vận động biến đổi của lịch sử xã hội Lời ca dao có tên tác giả sau có thể xác định là tác phẩm

ca dao hiện đại dù nó chưa hội đủ tất cả các đặc trưng của sáng tác dân gian truyền thống bởi nó mang tâm lý sáng tác tập thể, mang dấu ấn nghệ thuật dân gian truyền thống:

“Con kiến mày leo cành đa

Leo phải cành cụt leo ra leo vào Thằng Mỹ cũng chẳng khác nào

Miền Nam leo vào miền Bắc leo ra

Loay hoay hơn chục năm qua Leo vào rồi lại leo ra cùng đường ”

CDCMCN t ba

Nếu ở ca dao cổ truyền, hiện thực đời sống khách quan thu hút sự chú ý của tác giả dân gian là những vấn đề thiên về tâm sự riêng tư trong cuộc sống lứa

Trang 40

đôi, thì ở ca dao hiện đại những sự kiện được quần chúng nhân dân chú ý nhất lại là những vấn đề liên quan tới vận mệnh dân tộc như kháng chiến, xây dựng,

Tổ quốc đất nước

Có một số đặc điểm nghệ thuật được duy trì khá bền vững từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại là cách diễn đạt giản dị, mộc mạc và lời ca dao thường được làm theo thể thơ dân tộc - thể lục bát Có lẽ bởi đây là thể thơ có

“niêm luật ( ) khá giản dị” [107.172] mà vẫn có sức biểu đạt lớn Tuy nhiên, không phải lục bát là độc quyền của sáng tác dân gian, song trong ca dao, lục bát được sử dụng với tỷ lệ rất cao (khoảng > 90%) và là phương tiện biểu đạt nội dung hữu hiệu, sâu sắc

Còn thơ ca thành văn và thơ ca trong phong trào văn nghệ quần chúng chắc chắn cũng có quy luật vận động và đặc điểm nội dung, nghệ thuật riêng biệt Về

vấn đề này, có thể tham khảo thêm bài viết Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian

hiện đại của tác giả Chu Xuân Diên [26.50-51] Ở đây, chúng tôi muốn lưu ý

thêm rằng quan điểm và thao tác nghiên cứu cần thiết là xem xét các hình thức thơ ca đó trong cùng một lát cắt đồng đại, trong mối quan hệ qua lại biện chứng song đồng thời cũng phải chia tách để khám phá chúng từ nhiều bình diện, đặng

có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về bản chất nghệ thuật của từng loại

Từ những tìm tòi nghiên cứu trên, chúng tôi xin nêu ra một số suy nghĩ để trên cơ sở đó có thể nhận diện ca dao hiện đại:

1) Ca dao hiện đại là những tác phẩm ca dao mang đặc điểm nghệ thuật dân gian truyền thống, phù hợp với quan niệm nghệ thuật mới và hiện thực đời sống của nhân dân trong thời kỳ hiện đại

Ở đây, chúng tôi xin làm rõ hai điểm:

- Truyền thống nghệ thuật dân gian phù hợp với quan niệm nghệ thuật mới

và hiện thực đời sống của quần chúng nhân dân trong thời kỳ hiện đại gồm những truyền thống nghệ thuật của ca dao cổ truyền được cải biên và những

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w