Như một sự phản biện chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XX ở châu Âu với tư cách là một trào lưu văn hóa và xác lập một hệ chuẩn tư duy mới trên nhiều
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VÕ THỊ THU
DẤU ẤN CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… 1
1 Lý do chọn đề tài……….1
2 Lịch sử vấn đề……… 2
3 Mục đích nghiên cứu……… 12
4 Phạm vi nghiên cứu……… ……….… 12
5 Phương pháp nghiên cứu……… … 12
6 Cấu trúc luận văn……… 13
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ HẬU HIỆN ĐẠI – DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM……… 14
1.1 Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại……… …… 14
1.1.1 Lai lịch thuật ngữ hậu hiện đại……… … 14
1.1.2 Các tư tưởng cơ bản và đặc điểm sáng tác hậu hiện đại trong văn chương……….……… ……… 17
1.2 Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam……….…… 28
1.2.1 Điều kiện hậu hiện đại trong văn hóa – nghệ thuật Việt Nam…… …… 28
1.2.2 Dấu hiệu hậu hiện đại trong đời sống văn chương Việt Nam đương đại… 31
Chương 2: TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN – SỰ THAY ĐỔI KHUNG TỰ SỰ TRUYỀN THỐNG……… … 39
2.1 Cốt truyện phân rã…….……… 39
2.1.1 Cốt truyện mảnh vỡ……….……… 39
2.1.2 Cốt truyện “mất tích” ……… 46
2.2 Nhân vật – truy tìm bản thể ý nghĩa cá nhân ……….… 50
2.2.1 Cái tôi cô đơn giữa hiện thực thậm phồn……… 50
2.2.2 Nhân vật – phi nhân vật……… .56
Chương 3: TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN – NHẠI VĂN VÀ PHỨC HỢP THỂ LOẠI……… 66
3.1 Nhại văn……… 66
3.1.1 Nhại tự truyện của Duras……… 66
3.1.2 Nhại tiểu thuyết trinh thám……… 73
3.2 Phức hợp thể loại……… 81
3.2.1 Tiểu thuyết trong tiểu thuyết……… 81
3.2.2 Báo chí trong tiểu thuyết……… 86 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Chủ nghĩa hậu hiện đại (post modernism) là khái niệm đang ngày càng
phổ biến trên toàn thế giới Như một sự phản biện chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XX ở châu Âu với tư cách là một trào lưu văn hóa và xác lập một hệ chuẩn tư duy mới trên nhiều lĩnh vực: triết học, văn hóa, giáo dục, văn chương, hội họa, âm nhạc… Được sản sinh và phát triển trên mảnh đất Âu
Mĩ, chủ nghĩa hậu hiện đại đã chứng tỏ tính ưu việt của nó khi xâm nhập vào các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… rồi ngày càng lan rộng khắp thế giới Có thể nói, trong hơn 50 năm qua, chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở thành
“tài sản chung” của nhân loại Nó thẩm thấu rất sâu vào nếp nghĩ, nếp cảm, nếp sống của các quốc gia, các dân tộc và vẫn đang được tái tạo liên tục, phản biện liên tục
Trên lĩnh vực văn học, Chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một trào lưu phát triển mạnh mẽ với các tên tuổi lớn như Umberto Eco, Louis Borge, Italo Calvino…, nó đem lại hương sắc mới, sự cách tân mới mẻ trên các phương diện nội dung và hình thức
1.2 Trong bối cảnh hội nhập thế giới trên nhiều mặt, đặc biệt về văn hóa, văn
học Việt Nam đã và đang có những chuyển động để hòa nhập với không khí chung này như một vận động tất yếu của sự phát triển Hành trình này buộc văn học Việt Nam có nhu cầu và phải học hỏi những kinh nghiệm nghệ thuật mới của nhân loại
để tồn tại và phát triển Không khí dân chủ càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi, tìm tòi và tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, trong đó có Chủ nghĩa hậu hiện đại Chủ nghĩa hậu hiện đại cũng được coi là một trong những công cụ để góp phần giải mã những quy luật vận động của những hiện tượng văn học Việt Nam đương đại
Trang 51.3 Cùng với những tên tuổi khác, Thuận thuộc vào bộ phận thế hệ nhà văn
mới, giàu tiềm năng sáng tạo, dồi dào bút lực và sẵn sàng chịu mạo hiểm để cách
tân Gây “xôn xao” bằng việc cho ra đời liên tiếp 5 cuốn tiểu thuyết: Made in Việt
Nam (2003); Chinatown (2005), Paris 11 tháng 8 (2005); T mất tích (2007) và
gần đây nhất là VânVy (2009), Thuận đã chứng minh được sức viết dồi dào của
một cây bút dũng cảm và quyết liệt trong việc làm mới văn chương cũng như làm mới chính mình Bằng chính những nỗ lực cách tân về kỹ thuật tự sự, quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người và cuộc đời, Thuận dã dần định hình cho mình một phong cách tiểu thuyết ấn tượng Cho dù cô chưa bao giờ tuyên ngôn mình viết theo trào lưu hay chủ nghĩa nào, nhưng rõ ràng, với những gì cô thể hiện trong tác phẩm của mình, Thuận đã xuất hiện với tư cách là một nhà văn hậu hiện đại
Xuất phát từ mong muốn bước đầu tìm hiểu về chủ nghĩa hậu hiện đại và những dấu ấn của nó thể hiện qua các sáng tác của Thuận, để nhằm nhận diện một trào lưu lớn đang góp phần làm biến đổi diện mạo Văn học Việt Nam đương đại,
chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết
của nhà văn Thuận
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Về tình hình dịch thuật và nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại
Tại Việt Nam, thuật ngữ “hậu hiện đại” lần đầu tiên xuất hiện trong bản dịch
của Nguyễn Trung Đức đăng trên Tạp chí Văn học số 5, năm 1991 có tên là Vài
suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại của Antonio Blach
Sau đó, các tạp chí Văn học, Nhà văn, Văn học nước ngoài, Thông tin Khoa học xã hội đã in một số bài giới thiệu hoặc dịch thuật về Chủ nghĩa hậu hiện đại
Có thể kể đến như Sự suy tàn của phong trào tiền phong nghệ thuật hậu hiện đại
(tác giả Luc Ferry, Tạp chí khoa học xã hội, số 2/1995, dịch giả Nguyễn Văn Dân);
Về chủ nghĩa hậu hiện đại (John Verhaar, tạp chí Văn học, số 5/1997); Chủ
Trang 6nghĩa hậu hiện đại cuả tác giả Phương Lựu trên tạp chí Nhà văn số 7/2000… Năm
2003, Nhà xuất bản Hội nhà văn và Trung tâm Văn hóa Đông Tây tập hợp và tuyển chọn các bản dịch và bài nghiên cứu của các dịch giả và tác giả trong nước cũng
như hải ngoại để in thành cuốn Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lý
thuyết (Lại Nguyên Ân, Đoàn Từ Huyến biên soạn) Cho đến nay, đây vẫn là
chuyên luận lý thuyết hậu hiện đại dày dặn nhất ở Việt Nam Đúng như lời giới thiệu của tác giả: Cuốn sách bước đầu giới thiệu với bạn đọc Việt Nam về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế giới, tập hợp những bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến các khía cạnh lý thuyết của một trào lưu rộng lớn
và có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn nghệ thế giới ngày nay” [60;5] Nhà xuất bản Hội nhà văn và Trung tâm Văn hóa Đông Tây cũng in kèm tuyển tập
Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới (Lê Huy Bắc tuyển chọn) với mục đích giới
thiệu với bạn đọc thực tiễn sáng tác để kiểm chứng lý thuyết
Giáo trình Lý luận văn học – tập 3, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành
(2006) của tập thể tác giả Phương Lựu, La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến cũng dành một chương để nói về chủ nghĩa hậu hiện đại Bên cạnh việc giới thiệu sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại, các tác giả còn tập trung làm rõ sự khác biệt của chủ nghĩa hậu hiện đại và hiện đại, đồng thời chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của phòng trào sáng tác hấp dẫn và mới mẻ này
Ở hải ngoại, trên Tạp chí Thơ, có một số bản dịch của Phan Tấn Hải như
Giới thiệu thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ của Paul Hoover (số 11/1997); Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương của Steven Connor (số 12/1998); Giới thiệu tiểu thuyết hậu hiện đại Hoa Kỳ trích từ cuốn Postmodern American Fiction: A Norton Anthology (số 14/1998) Trên tạp chí Việt số 5 (đầu năm 2000), có bài tiểu
luận Viết, từ hiện đại đến hậu hiện đại của Hoàng Ngọc Tuấn
Cũng ở Hoa Kỳ, cuốn Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn hiện đại (NXB Văn nghệ, 2000) của nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc và cuốn Văn học hiện đại và
Trang 7hậu hiện đại qua thực tiễn sàng tác và góc nhìn lý thuyết (NXB Văn nghệ, 2002)
của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn đã đưa ra những ý kiến sắc sảo và những kiến giải độc đáo về chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương thế giới cũng như Việt Nam Theo Nguyễn Hưng Quốc, chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam sẽ gồm ba nội dung chính: một, tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại vừa như một khuynh hướng bản địa được hình thành qua các nỗ lực sáng tạo của giới cầm bút trong nước vừa như một
di sản văn hóa của thế giới; hai, phản bác những nguyên tắc nhận thức và thẩm mỹ của (những) chủ nghĩa hiện đại ấy; cuối cùng, phản bác của thái độ cực đoan và duy
lý trong chính sự phản bác ấy Nói cách khác, chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam, nếu
có, chỉ là một kết hợp cùng lúc giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại, trong đó, các yếu tố mang tính hậu hiện đại được đẩy lên thành yếu tố chủ đạo” [65]
Còn Hoàng Ngọc Tuấn lại cổ súy việc Tiến tới một nền văn chương Việt Nam
hoàn cầu hóa [92] Nhà nghiên cứu này đã chỉ ra nguyên nhân “tinh thần hậu thuộc
địa và chủ nghĩa dân tộc cách ly khiến nhiều người dị ứng với những ý tưởng hiện đại
và hậu hiện đại” và nhà văn trong thời đại mới phải là một công dân hoàn cầu “dứt khoát vứt bỏ cung cách tư duy chật hẹp của những người núp sau khung cửa dân tộc, vứt bỏ mặc cảm nhược tiểu, vứt bỏ mặc cảm tự tôn dân tộc theo kiểu cách ly chủ nghĩa, vứt bỏ những lối mòn vô dụng của những đường lối mỹ học hiện đại, và vứt bỏ những hàng rào hay song sắt của những ý thức hệ Đồng thời, nhà văn phải tự nhận cho mình một nghĩa vụ mới: nghĩa vụ sáng tạo cống hiến cho hoàn cầu” [92]
Những nhận định của hai nhà nghiên cứu rất phù hợp với nhận định trên đây chúng tôi đã đề cập: kêu gọi các nhà văn Việt hãy tìm tòi, đổi mới để đưa nền văn học nước nhà hội nhập chung với không khí thời đại, thế giới
Tạp chí Văn học nước ngoài số 8 + 9/2004 có bài Hậu hiện đại được tác giả
Diễm Cơ viết dựa trên Điều kiện hậu hiện đại: Bản tường trình về tri thức của
Lyotard
Trang 8Bên cạnh những công trình được in thành sách, trong những năm gần đây, trên nhiều diễn đàn, tạp chí, báo điện tử… những vấn đề về chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn học Việt Nam đương đại được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, trở thành những cuộc đối thoại rộng lớn trong đời sống văn học nước nhà
Báo Thể thao & Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) số ra ngày 6/1/2004 đăng bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn: Lối viết Hậu hiện đại sẽ
trở nên phổ biến ở Việt Nam Sau đó trên trang www.vnexpress.net đã đăng lại bài
viết này với nhan đề Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn và văn học hậu hiện
đại Tác giả bài viết đã nêu lên những đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại từ
góc độ khái niệm, cảm quan hậu hiện đại và ảnh hưởng của hậu hiện đại đến nghệ thuật và văn học Trong bài viết này, tác giả Hoàng Ngọc Tuấn cho rằng: “Văn chương hậu hiện đại, do đó, là một tập hợp của những mảnh vụn Có thể nói đa tâm điểm là một trong những đặc điểm nổi bật của văn chương hậu hiện đại Không còn cố tình làm độc giả chìm đắm vào cái thế giới hư cấu của tác phẩm, nhà văn đặt người đọc vào một vị trí khách quan và tỉnh táo để nhìn thấy tác phẩm như một văn bản đúng nghĩa, một tác phẩm nghệ thuật hư cấu, như một trò chơi tự trình
bày cách chơi của nó và mời gọi người đọc tham dự vào trò chơi ấy” Là một
người có nhiều năm nghiên cứu về văn học Việt Nam, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn dự đoán: “Tôi tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam” Tác giả đã rất lạc quan khi “thấy có vài nhà văn Việt Nam
đã sử dụng một số kỹ thuật viết hậu hiện đại, chẳng hạn kỹ thuật “nhại văn”, lối viết đa tuyến, phi tuyến, hiện thực kỳ ảo, vv và vv…” Tuy nhiên, theo ông, những truyện ấy chưa thực sự là truyện hậu hiện đại, vì chưa thực sự chuyên chở cái cảm quan hậu hiện đại (…) “Các nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài có cơ hội thuận lợi hơn để tiếp nhận cái cảm quan hậu hiện đại vì họ sống ngay trong xã hội hậu hiện đại Tuy thế, vẫn còn rất ít trong số họ thực sự có lối viết hậu hiện đại” [58]
Trang 9Trên trang điện tử www.tienve.org, tác giả Lê Chí Dũng đã viết bài Phải
chăng “chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam”
như một sự phản biện, đối thoại với ý kiến của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn trên đây Ông nói: “Chủ nghĩa hậu hiện đại với tư cách là một trào lưu văn học, không có tiền đồ ở Việt Nam” [17] Ngay sau đó, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc
Tuấn đã trả lời Lê Chí Dũng bằng bài Chủ nghĩa hậu hiện đại có đáng sợ đến thế
không?: Tôi chỉ tiên đoán rằng lối viết hậu hiện đại sẽ ngày càng được sử dụng ở
Việt Nam dù kết quả sẽ là những tác phẩm không nhất thiết sẽ mang tinh thần hậu hiện đại thực sự (…) Tôi không bao giờ có hàm ý rằng chẳng bao lâu nữa xã hội hậu hiện đại sẽ hiện hữu ở Việt Nam (…) Tôi cũng không cho rằng chỉ đến lúc con người Việt Nam có cảm thức hậu hiện đại, hay đến lúc đất nước Việt Nam đã
là một cơ sở xã hội – tâm lý hậu hiện đại, thì lối viết hậu hiện đại mới trở nên phổ biến (…) Nhà văn Việt Nam có thể bắt chước, vay mượn, hay sử dụng những lối viết từ nước ngoài mà không cần phải đợi đến khi đất nước Việt Nam có những điều kiện xã hội như ở nước ngoài” [91]
Trên báo điện tử www.vietnamnet.vn ngày 17/8/2006 có đăng tải bài viết Chủ
nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta của tác giả Đông La Tác giả đã đưa ra
nhận định: “Tinh thần hậu hiện đại đã và đang phảng phất đâu đó trong văn chương Việt Nam cũng là lẽ thường tình, nhưng không có tài, không hiểu biết dến nơi đến chốn mà mê muội bắt chước thì chỉ làm ra được sản phẩm tồi mà thôi Cũng như những nhóm cực đoan đúng là đã làm ra được những thứ văn chương hậu hiện đại thứ thiệt nhưng tiếc là chỉ mới ở dạng thấp nhất của nó” [45]
Ngày 3-4/11/2006, Hội thảo “Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế” do Viện Văn học phối hợp cùng Harvard – Yenching Institste (Hoa Kỳ) tổ chức, có một số bài viết ứng dụng lý luận hậu hiện đại để nghiên
cứu văn học Việt Nam, như Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam
trong tương quan so sánh loại hình với văn xuôi hậu hiện đại Nga (Đào Tuấn
Trang 10Ảnh), Lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi
pháp hậu hiện đại (Cao Kim Lan), Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài
(La Khắc Hòa)
Trên báo Văn nghệ ngày 8/12/2007 đăng tải bài viết Dấu ấn hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam sau 1986 của tác giả Phùng Gia Thế Theo tác giả này, dấu
ấn đó vừa là sự tiếp thu văn học nước ngoài, vừa là sự khơi dậy những ngọn nguồn, những “mẫu” có từ truyền thống và “việc phát triển văn chương Việt Nam theo khuynh hướng hậu hiện đại là một xu hướng cần cổ vũ Đấy không phải là sự sao chép, cóp nhặt, lai ghép tùy tiện mà là sự thay đổi cả hệ hình tư duy và trên hết là đòi hỏi tất yếu của lịch sử - xã hội và bản thân văn học Có thể gọi được chăng, đây là khuynh hướng phát triển văn chương theo hướng hòa nhập với tiền trình văn học thế giới, bên cạnh các khuynh hướng tìm tòi thử nghiệm khác của nên văn học Việt Nam sau 1986 nhiều màu vẽ” [101]
Qua những nguồn tài liệu tham khảo có được, chúng tôi nhận thấy tuy đã xuất hiện các bài dịch hoặc bàn luận về chủ nghĩa hậu hiện đại nhưng phạm trù này với số đông giới nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam vẫn đang ở dạng tiếp nhận thông tin Hơn nữa, trào lưu hậu hiện đại đến nay vẫn còn đang vận động, không đóng khung vào bất cứ một hệ thống lý thuyết nào nên việc hiểu cặn kẽ và minh bạch về
nó là một vấn đề quá phức tạp Dù phản đối hay đồng tình, họ đều thừa nhận thực tế: Hậu hiện đại là khuynh hướng lớn trên thế giới, các yếu tố hậu hiện đại cũng đã bắt đầu xuất hiện ở văn học Việt Nam trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Thuận… Những tài liệu trên đây đã cung cấp cho chúng tôi những cơ sở lý luận quan trọng khi khái quát các đặc điểm tiểu thuyết mang dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại của nhà văn Thuận – đối tượng chính của luận văn này Ở trong luận văn này, chúng tôi không tham vọng soi chiếu tất cả các yếu tố trong chủ nghĩa hậu hiện đại, “ép khung” vào sáng tác của
Trang 11Thuận mà sẽ xác lập một cách hiểu tinh thần cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại và lấy việc khảo sát tác phẩm cụ thể của nhà văn để tìm hiểu điểm giao nhau giữa lý luận và thực tiễn sáng tác
2.2 Những bài viết đánh giá về tiểu thuyết của Thuận
2.2.1 Về Thuận và các sáng tác của Thuận
Nhà văn Thuận (tên thật là Đoàn Ánh Thuận) là một tác giả trẻ, sống định cư
tại Pháp Tâm sự với độc giả gần đây trên báo Tuổi trẻ, ngày 24/10/2012, Thuận nói:
“Khi đã 26 tuổi, gần mười năm xa Việt Nam, tôi mới bắt đầu viết Không để giãi bày hay để tâm sự chuyện đời mà để phục vụ nhu cầu tưởng tượng, nhu cầu đi xa khỏi bản thân Sau đó là tìm những lối viết khác Mới đầu tôi viết truyện ngắn Nhưng thể loại này nhanh chóng tạo cho tôi cảm giác chật chội và dễ dãi Tuy vậy, phải đợi năm năm
sau thì Made in Vietnam mới có thể thành hiện thực Tiểu thuyết là một cuộc phiêu
lưu và như mọi cuộc phiêu lưu, nó cần năng lượng và lòng dũng cảm” [102]
Người đọc biết đến cái tên rất gọn ghẽ - Thuận – qua một loạt các tiểu thuyết được viết bởi một âm hưởng, giọng điệu và cấu trúc lạ Không phải ngay từ đầu, cái
tên này đã được chú ý Cho đến khi những Chinatown, Paris 11 tháng 8 nối tiếp nhau chào đời, đặc biệt là khi Paris 11 tháng 8 được nhận tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (2006), thì người đọc mới đổ xô ngược dòng tìm đọc Made in Vietnam với tâm lý háo hức, ngóng chờ Rồi khi T mất tích, VânVy xuất hiện, cái tên Thuận đã là
một danh từ riêng không còn xa lạ với những ai quan tâm đến thời sự văn học Việt Nam đương đại
Và gần đây nhất, tháng 3/2013, Thuận vừa trở về Việt Nam tham dự buổi tọa
đàm T mất tích- tìm T hay tìm tôi tại Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền- Hà Nội) để giới thiệu bản dịch tiếng Pháp của tiểu thuyết thứ tư của cô - T mất tích Bản
dịch do dịch giả Đoàn Cầm Thi thực hiện, Nhà xuất bản Riveneuve, Paris xuất bản, ra
Trang 12mắt độc giả vào tháng 9/2012 Cũng do dịch giả Đoàn Cầm Thi chuyển ngữ, trước đó,
Chinatown cũng ra mắt độc giả Pháp Đoàn Cầm Thi cũng tiết lộ trong bài phỏng vấn
do báo Thể thao & Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) thực hiện Đoàn Cầm Thi và
cuộc phiêu lưu mang văn học Việt đến Pháp: Cùng với Blogger của Phong Điệp, Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, Song Song của Vũ Đình Giang, Giữa dòng chảy lạc của Nguyễn Danh Lam, Paris 11 tháng 8 sẽ là tác phẩm tiếp theo của Thuận
được dịch ra tiếng Pháp Cuốn thứ sáu của nhà văn mang tên Thang máy Sài Gòn
cũng sẽ được xuất bản vào đầu năm tới (2014) tại Pháp
Thuận đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng bút danh Thuận Ánh, sau đó đổi sang Thuận Giải thích cho sự ngắn gọn này, nhà văn tâm sự: “Khi bắt tay vào nghề viết, tôi đã chọn cho mình một bí danh ngắn nhất có thể, với hi vọng sau này, nó sẽ được kéo dài bởi nhiều nhan đề tiểu thuyết” Ở một phương diện nào đó, sự ngắn gọn
ấy đã được “kéo dài” như nhà văn mong đợi
Độc giả quan tâm và yêu mến văn học Việt Nam đương đại còn biết đến Thuận, ngoài tư cách là tác giả của năm cuốn tiểu thuyết “có vấn đề”, còn là dịch giả
của hai tác phẩm Xạ thủ nằm bắn (Jean Patrick Manchette)- một cuốn tiểu thuyết
trinh thám Pháp, được xuất bản ở Việt Nam vào tháng 6/2007 (NXB Văn học) và
cuốn Mở rộng phạm vi đấu tranh (Michel Houellebecq- tác giả của Hạt cơ bản),
được giới thiệu ở Việt Nam vào tháng 6/2008 (NXB Hội nhà văn)
Đến với văn chương với tư cách là một nhà văn thuộc bộ phận văn học hải ngoại, Thuận - tất yếu thể hiện trong sáng tác của mình đặc trưng của dòng văn học này: lực lượng sáng tác không thuộc về “các nhà văn di dân thế hệ thứ nhất” mà thuộc về một thế hệ mới không còn bị “cầm tù” bởi quá khứ Mỗi nhà văn, bằng cách này hay cách khác, tự lựa chọn cho mình một hướng đi: “hoặc tìm cách thay đổi, thông qua tiếp cận với văn hoá dòng chính của đất nước mà họ định cư để phát huy những giao thoa văn hoá; hoặc chuyển hẳn sang văn hoá dòng chính của nước
Trang 13sở tại, không còn sáng tác bằng ngôn ngữ tiếng Việt; hoặc quay về với môi trường văn hoá trong nước, hoà nhập với những vấn đề của văn học Việt Nam, nhưng vẫn giữ cho mình một cách quan sát “người bên ngoài” cả ưu và nhược điểm của nó” [26;21] Từ đặc điểm này, nhà văn hải ngoại có thể khách quan nhìn nhận, đánh giá đối tượng qua lăng kính đa chiều, đa diện Hơn hai thập kỷ sống xa Việt Nam, Thuận đã sống cuộc sống của một “người xa xứ”, một nhà văn xa xứ, như cách nói
trong bài viết Dòng chảy trầm của văn học xa xứ trên báo Người lao động, số ra
ngày 1/11/2007 là với “cách nhìn nhận cuộc sống già dặn, triết lý và ước vọng kiếm tìm những giá trị nhân sinh tiềm ẩn trong dòng chảy vô biên của cuộc đời”
2.2.2 Những bài viết nghiên cứu về sáng tác của Thuận
Thuận là tác giả đương đại có nhiều tìm tòi đổi mới, tuy nhiên việc nghiên cứu
và tìm hiểu về Thuận cũng như các sáng tác của cô chưa nhiều và tính hệ thống chưa cao
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên chính thức ra mắt ở Việt Nam – Chinatown - của
Thuận, đã phần nào kích thích thị hiếu thẩm mỹ của bạn đọc Trong lời giới thiệu in trên bìa cuốn tiểu thuyết, Dương Tường khẳng định có dấu ấn hậu hiện đại trong tác phẩm này: “Ngổn ngang và tung tóe như những mảnh vỡ của một trò chơi ghép hình, không chương hồi liền mạch suốt 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay mãi không dứt, như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh, cuốn sách đậm đặc như một thứ humour xót xa và không thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi là hậu hiện đại này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng” [106]
Trong bài viết Đôi nét về kết cấu và thi pháp của Chinatown trên
evan.com.vn, không như Dương Tường – khẳng định có dấu ấn của hậu hiện đại - Hoàng Nguyễn không một lần nhắc đến cụm từ “hậu hiện đại” nhưng tác giả đã tìm hiểu thi pháp hư cấu và kết cấu của tác phẩm dưới cái nhìn hậu hiện đại Theo đó,
Trang 14Hoàng Nguyễn cho rằng: Thuận đã sử dụng “kỹ thuật collage (cắt ráp) các chi tiết hư cấu và phi hư cấu, thật và không thật của Thuận đầy tinh xảo và kết quả là tạo nên một bức tranh ghép gần như không có đường nối và người đọc phải kiên nhẫn đọc thật kỹ, so sánh với tiểu sử tác giả, những tác phẩm khác của tác giả mới có thể phân biệt được đâu là yếu tố phi hư cấu, đâu là yếu tố hư cấu” [57] Hoàng Nguyễn cũng đã chỉ ra kiểu cấu trúc “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” và tính “liên văn bản” ở “những
đường links giữa Chinatown, I’m yellow, Made in Vietnam” [57]
Trong các bài viết về Chinatown, chúng tôi đánh giá rất cao bài viết trên
www.tienve.org I’m yellow: Khoái cảm văn bản – Đọc Chinatown của Thuận của
tác giả Đoàn Cầm Thi Đoàn Cầm Thi nhận ra tác giả Chinatown đã “nháy mắt” với
Duras (tác giả Người tình) để “kéo người đọc vào mê lộ của nghệ thuật viết” Mê lộ
ấy được Đoàn Cầm Thi chỉ rõ ở ba luận điểm: Viết không phải để nhớ lại Cũng không phải để quên đi”, “I’m yellow: Truyện lồng truyện” và “I’m yellow: “I” là ai” [76] Theo Đoàn Cầm Thi, đó là cách “đi tìm một bình diện mới của thế giới” khi Thuận luôn “đóng lên văn học dấu ấn của thế hệ và thời đại mình Tác phẩm của cô còn là hành trình của những công dân hoàn cầu tương lai” [76]
Một ví dụ khác, Paris 11 tháng 8 – cuốn tiểu thuyết đưa tên tuổi của Thuận
đến gần hơn với độc giả nước nhà khi đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 Đoàn Cầm Thi giới thiệu tác phẩm như “niềm hổ thẹn sâu kín của một cường quốc hậu – tư – bản viên mãn (…) Hai mươi chương miên man thực giả lẫn lộn, ngồn ngộn Paris và Hà Nội, lôi cuốn chúng ta bằng một vận tốc chóng mặt, một cấu trúc hiện đại, một giọng điệu tinh tế, duyên dáng và chua xót, hài hước
Vừa thẹn thùng vừa khiêu khích, Paris 11 tháng 8 chạm vào nỗi đau của nhân vật, của nhân loại [107] Trong bài viết Đọc Paris 11 tháng 8 của Thuận, Đoàn Cầm
Thi chỉ ra một dạng nhân vật hậu hiện đại trong tiểu thuyết này Liên – nhân vật chính của tiểu thuyết – “trong tư thế chơi vơi, chông chênh, khó nắm bắt Và chính cái chơi vơi đó là một trong những đóng góp của Thuận trong văn học Việt Nam”
Trang 15– tác giả cũng chỉ ra cấu trúc “báo chí trong tiểu thuyết” của tác phẩm này: “Lồng thông tấn vào văn học, hai thể loại văn bản đối lập nhau, Thuận khiến người đọc bất ngờ như thể xem một bộ phim màu có xen những đoạn tư liệu đen trắng Động tác lục lưu trữ của Thuận, đọc săm soi nỗi đau giấu kín dưới tầng tầng lớp lớp của thời gian và thông tin, nhưng không một lời bình luận” [81]
Những lời giới thiệu hay bài nghiên cứu trên đây dù chưa trực tiếp bàn đến các yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Thuận nhưng đã cung cấp cho chúng tôi những gợi ý rất quý giá, mang tính định hướng nghiên cứu khi tìm hiểu đề tài
3 Mục đích nghiên cứu
3.1 Tìm hiểu sơ lược về chủ nghĩa hậu hiện đại làm cơ sở tham chiếu để tiếp
cận với văn học Việt Nam đương đại
3.2 Nhận diện những yếu tố của chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác của nhà
văn Thuận
4 Phạm vi nghiên cứu
Trong các tiểu thuyết mà chúng tôi đã có dịp trình bày qua ở trên, ngoài
Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích, VânVy - những tác phẩm đã được in ấn,
xuất bản và giới thiệu tại Việt Nam - còn có Made in Vietnam- đứa con đầu lòng
được xuất bản tại Văn Mới, Califonia, Hoa Kỳ (tháng 5/2003) Do điều kiện không cho phép, chúng tôi không có trong tay đầy đủ văn bản tác phẩm này, chỉ có một trích đoạn ngắn trích nguồn từ www.tienve.org Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận ở bốn tác phẩm được nhắc đến ở trên
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp loại hình
Trang 16- Phương pháp so sánh
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái lược về Hậu hiện đại – dấu ấn hậu hiện đại trong văn chương Việt Nam
Chương 2: Tiểu thuyết của Thuận – Sự thay đổi khung tự sự truyền thống Chương 3: Tiểu thuyết của Thuận – Sự phức hợp thể loại
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ HẬU HIỆN ĐẠI – DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM
Trang 171.3 Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại
1.3.1 Lai lịch thuật ngữ hậu hiện đại
Cho đến hôm nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều về chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất về thời điểm ra đời của nó là sau chiến tranh thế giới thứ 2
Về nguồn gốc thuật ngữ hậu hiện đại, theo Hassan, danh từ post modernism được Federico de Onis, nhà phê bình văn học người Tây Ban Nha sử dụng trong
công trình của ông, nhan đề Hợp tuyển thơ ca Tây Ban Nha và thơ ca các nước
châu Mĩ nói tiếng Tây Ban Nha vào năm 1934 để chỉ sự đối kháng giữa chủ nghĩa
hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại Nhưng trong công trình của Onis, chủ nghĩa hậu hiện đại được dùng để chỉ phong trào cải cách tôn giáo nhằm mục đích hiện đại hóa đạo Thiên chúa cuối thế kỷ 21 – đầu thế kỷ 20, và chỉ trào lưu văn học xuất phát từ châu Mỹ La Tinh năm 1890 của một số nhà thơ, nhà văn viết bằng tiếng Tây Ban Nha nhưng muốn thoát ra khỏi ảnh hưởng Tây Ban Nha và chịu ảnh hưởng của phái Thi Sơn – Pháp; ngoài ra chủ nghĩa hậu hiện đại ở đây còn chỉ phong trào văn chương nghệ thuật chủ trương tìm về thiên nhiên và văn hóa dân tộc ở Brésil, phát sinh từ São Paulo năm 1922 Như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại mà Onis dùng ở đây không phải là chủ nghĩa hậu hiện đại mà ta vẫn thường hiểu, do
đó, hậu hiện đại ở đây cũng không mang nội hàm như sau này JF Lyotard dùng, khi ông quan tâm nghiên cứu sâu ít nhất hai điều: một là “hoàn cảnh của tri thức trong các xã hội phát triển nhất” và hai là “sự không tin vào các siêu tự sự”
Năm 1939, thuật ngữ này được sử dụng bởi Arnold Toynbee Năm 1942,
thuật ngữ này lại xuất hiện trong công trình Hợp tuyển thơ ca Mỹ La tinh đương
đại của Dudley Fits Năm 1959, nhà phê bình văn học Irving Howe được coi là
một trong những người đầu tiên đưa ra quan niệm về sự chuyển tiếp từ chủ nghĩa hiện đại sang chủ nghĩa hậu hiện đại trong bài tiểu luận Xã hội đại chúng và tiểu thuyết hậu hiện đại Từ đó, thuật ngữ hậu hiện đại được sử dụng rộng rãi trong các
Trang 18lĩnh vực khoa học và đời sống xã hội Trong văn chương, nhiều nghệ sĩ, nhà văn, nhà phê bình như Rauschenberg, Cage, Buroughs, Barthelme, Fielder, Hassan, Sontag dùng thuật ngữ này để chỉ trích sự cạn kiệt của chủ nghĩa hiện đại và mô tả những khuynh hướng nghệ thuật đang hình thành và muốn vượt qua những giới hạn của luận thuyết này Đến đầu những năm 70 của thế kỷ 20, khuynh hướng hậu hiện đại ảnh hưởng rộng hơn, được giới trí thức đại học như Bell, Kristevia, Lyotard, Derrida, Foucault, Jameson đem ra bàn luận và được thừa nhận như một hiện tượng đặc thù của văn hóa phương Tây
Trong khi trên lĩnh vực lý luận, kể cả triết học, mỹ học và phê bình văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi thì trên phương diện thực tiễn, chủ nghĩa hậu hiện đại đã thẩm thấu rất sâu trong đời sống và trở thành một hiện tượng văn hóa mang tính toàn cầu Hiện nay, chủ nghĩa hậu hiện đại không chỉ giới hạn trong phạm vi văn học nghệ thuật mà đã trở thành một cách tư duy, một thái độ ứng xử thịnh hành ở các xã hội phát triển và đang phát triển
Với sự khái lược trên đây, có thể thấy, thoạt đầu chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện tại Hoa Kỳ vừa như một hiện tượng văn học nghệ thuật vừa như một ý thức văn hóa trong thời đại hậu kỹ nghệ Sau đó, giới đại học tại Pháp nâng lên thành lý thuyết và trở lại ảnh hưởng đến đời sống sáng tác và học thuật Hoa Kỳ Trào lưu này đã kết hợp khá hài hòa với các trào lưu đương đại khác trong văn học Hoa Kỳ như hậu cấu trúc luận, nữ quyền luận, hậu thực dân luận Cũng từ đó, chủ nghĩa hậu hiện đại lan rộng sang các nước châu Âu, Úc, Mỹ La tinh và các quốc gia châu
Á (chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc)
Hiểu theo nghĩa rộng, chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện sau chủ nghĩa hiện đại, cụ thể là sau thế chiến thứ 2, gắn liền với một giai đoạn phát triển cao của kinh
tế, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật cao Hiều theo nghĩa hẹp, trong văn chương, nó bao gồm nhiều khuynh hướng sáng tác như kịch phi lý, tiểu thuyết mới, hiện thực huyền ảo và trào lưu hậu hiện đại Đây là khuynh hướng chủ đạo trong sáng tác
Trang 19văn học nghệ thuật thời đại ngày nay chứ không phải là khuynh hướng độc tôn bởi các trào lưu hiện thực, lãng mạn, tượng trưng hay siêu thực vẫn tồn tại song hành với nó và vẫn có những nhóm công chúng hưởng ứng
Dù là một khái niệm đang phổ biến trên toàn thế giới nhưng hậu hiện đại không có một lý thuyết thống nhất hoặc một chuỗi quan điểm mạch lạc, không có
tổ chức, không tuyên ngôn Hậu hiện đại là một hiện tượng không đơn nhất, một hệ thống mở và không ngừng vận hành trong đời sống xã hội và văn học nghệ thuật Dẫn theo Dana Gicia [31] thì hậu hiện đại là một khái niệm trừu tượng mà “không
có hai người viết nào có thể đồng ý với nhau một cách chính xác”, còn theo nhà
nghiên cứu người Hoa Kỳ Marry Klages trong tiểu luận Chủ nghĩa hậu hiện đại
thì: “Chủ nghĩa hậu hiện đại rất khó định nghĩa, vì nó là một quan niệm xuất hiện trong nhiều bộ môn hay khu vực nghiên cứu bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, âm hạc, phim ảnh, văn học, xã hội học, truyền thống, thời trang và công nghệ” [60; tr.197]
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa Hậu hiện đại, hay còn gọi
là điều kiện hậu hiện đại, (tiếng Anh: postmodernity, tiếng Pháp: post-modernité),
là thuật ngữ do các nhà triết học, xã hội học, phê bình nghệ thuật và xã hội sử dụng
để nói về các khía cạnh của điều kiện nghệ thuật, văn hóa, kinh tế và xã hội hiện đại, hình thành nên đời sống con người cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 với những đặc trưng cơ bản Những đặc trưng này bao gồm sự toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu thụ, sự phân tán quyền lực, việc phổ biến kiến thức ngày càng trở nên dễ dàng hơn
Còn với khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa là một xu hướng trong nền văn hóa đương đại được đặc trưng bởi sự chối bỏ sự thật khách quan và siêu tự sự Chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ, những quan hệ quyền lực, động cơ thúc đẩy; đặc biệt
nó tấn công việc sử dụng những sự phân loại rõ ràng như nam với nữ, bình thường với đồng tính, trắng với đen, đế quốc với thực dân Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh
Trang 20hưởng tới nhiều lĩnh vực văn hóa, bao gồm cả phê bình văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật thị giác, và âm nhạc
Tư tưởng hậu hiện đại là sự giải thoát có chủ ý từ những cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trước đó Thuật ngữ “hậu hiện đại” bắt nguồn từ sự phê phán tư tưởng khoa học về tính khách quan và tiến bộ gắn liền với sự khai sáng của chủ nghĩa hiện đại
1.1.2 Các tư tưởng cơ bản và đặc điểm sáng tác hậu hiện đại trong văn chương
Để tìm hiểu về chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng tôi lấy chủ nghĩa hiện đại làm mốc quy chiếu để “soi rõ”
1.1.2.1 Sơ lược về chủ nghĩa hiện đại
Ib.Hassan coi chủ nghĩa hiện đại là một thứ chủ nghĩa hiện đại muộn, hay còn gọi là chủ nghĩa hiện đại hậu kỳ Jean Francois Lyotard coi nó là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại, là “cơn kịch phát của cái hiện đại” Dù còn nhiều ý kiến tranh cãi về mối quan hệ giữa hai khái niệm này nhưng các nhà phê bình, nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định giữa chúng có nhiều điểm tương đồng nhưng không ít khác biệt
Thời hiện đại gắn liền với các tên tuổi lớn của triết học phương Tây như Kant, Hegel, Jean Jacques Rousseau, Sigmun Freud, Karl Max,… Chủ nghĩa hiện đại nhấn mạnh tính duy lý và quá trình hợp lý hóa để tạo nên trật tự từ sự hỗn độn Chủ nghĩa hiện đại tin vào sự tiến bộ của con người nhờ tri thức, do vậy, luôn cố gắng phá vỡ những hệ giá trị cũ, xây dựng nên những giá trị mới với hi vọng sẽ tạo nên một nền văn hóa cao cấp, hoàn chỉnh cho nhân loại Nền văn hóa đó đối lập với văn hóa bình dân vốn giản đơn và dung tục Với niềm tin vào chân lý, vào sự thật như là cái đúng, cái tốt đẹp, chủ nghĩa hiện đại luôn tìm sự thống nhất trong mọi yếu tố, sắp xếp các yếu tố thành một cấu trúc vững bền và quy nó vào một trung tâm Đó cũng là thời kỳ mà người ta luôn hướng tới tương lai, cổ vũ cho các
Trang 21cuộc cách mạng cả xã hội lẫn tri thức, muốn phủ định và phản kháng cái cũ với niềm tin sẽ lập được trật tự ổn định cho toàn thế giới Con người hiện đại luôn muốn đứng ở vị trí bên ngoài, bên trên thế giới hỗn mang để làm chủ và điều chỉnh
nó theo những lý tưởng nhất định
Trong văn chương nghệ thuật, nhà văn hiện đại có niềm tin vào lý tưởng mỹ học mà mình phụng sự và tin vào sự tiến bộ của nghệ thuật Vì thế, suốt thời gian chủ nghĩa hiện đại phát triển mạnh, các trường phái văn học, hội họa, âm nhạc liên tục xuất hiện, phủ định lẫn nhau và khẳng định sự tồn tại của mình Từ Dada đến Siêu thực, từ Tượng trưng đến Biểu hiện, Vị lai…, đều là quá trình chối bỏ liên tục cái trước đó, nhằm sáng tạo ra cái mới Chủ nghĩa hiện đại phủ nhận chủ nghĩa hiện thực khi phá bỏ trật tự tuyến tính, nhấn mạnh tính chủ quan của việc viết văn
Đó là trường hợp của trào lưu dòng ý thức (stream of consciousness) với những đại diện tiêu biểu như Marcel Proust, James Joyce, Virginia Woolf… Ở chủ nghĩa hiện đại, sự phân biệt các thể loại không còn rõ ràng như trước; văn xuôi có thể mang tính thơ như tác phẩm của Woolf hay Joyce; thơ có thể mang tính tư liệu nhiều hơn như trường hợp của T.S.Eliot Văn chương hiện đại cũng tập hợp những mảnh vụn, ngẫu nhiên, phi lý nhưng lại cố gắng sắp xếp nó theo một trật tự hợp lý, có cấu trúc chặt chẽ, có trung tâm và ngoại diên
Đối sánh với chủ nghĩa hiện đại, I.Hassan trong công trình Chuyển hướng
về hậu hiện đại (xuất bản năm 1987) đã trình bày cụ thể về đặc điểm của chủ
nghĩa hậu hiện đại trong văn học, chúng tôi xin lập biểu đồ phân biệt giữa chủ nghĩa hiện đại// chủ nghĩa hậu hiện đại để tiện theo dõi và phân tích:
Chủ nghĩa lãng mạn/chủ nghĩa Chủ nghĩa đa đa (Dada)
Trang 22Quá trình/trình diễn/đang diễn ra
Khoảng cách, gián cách Tham dự vào
Sáng tạo/chỉnh thể hóa Phá bỏ sáng tạo/giải cấu trúc
Thể loại, ranh giới Văn bản, liên văn bản
Trang 23Quan hệ phụ thuộc (câu chính
Giải thích, hiểu Chống giải thích, ngộ nhận
Cái được biểu đạt Cái biểu đạt
Để đọc Để viết lại (vừa đọc vừa cùng
sáng tạo)
Tự sự, đại tự sự Chống tự sự, tiểu tự sự
Ngôn từ tinh luyện, hệ thống Ngôn từ cá thể
Nguồn gốc/Nguyên nhân Khác biệt/ Dấu vết
Đức Chúa cha Đức Chúa thánh thần
Trang 24Sự xác tín Sự bất quyết
1.1.2.2 Các tư tưởng và đặc điểm cơ bản của văn chương hậu hiện đại
Khác với thời kỳ hiện đại và chủ nghĩa hiện đại, thời kỳ hậu hiện đại (postmodernity) và chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) xuất hiện hầu như đồng thời
Tùy mức độ và phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đến từng quốc gia, từng lĩnh vực của đời sống mà biểu hiện của các khái niệm trong khuynh hướng hậu hiện đại khác nhau Chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn còn đang vận động, không đóng khung, gò bó vào bất cứ một hệ thống hay lý thuyết nào, tuy nhiên, để
dễ mường tượng, chúng tôi xin giới thiệu một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan trực tiếp đến đề tài Luận văn:
- Bất tín nhận thức (Epistermological Uncertainty)
Đây được coi là “một phạm trù thế giới quan tiêu biểu nhất cho ý thức hậu hiện đại” [60] Sự nảy sinh phạm trù này gắn với quá trình khủng hoảng niềm tin vào tất cả những giá trị tồn tại trước đó Để xác định tính hoài nghi đối với nhận thức trong ý thức hậu hiện đại, nhà nghiên cứu văn học người Anh Ch.Brooke – Rose cho rằng, do sự hoài nghi vào khả năng nhận thức của con người ngày càng phổ biến, tính lịch sử của nhận thức đã không thể với tới được cách biểu hiện hiện đại được xác định bởi cả tình trạng chính trị xã hội của xã hội đương thời, lẫn những quan niệm được hình thành trong lịch sử Nói cách khác, tư tưởng hậu hiện đại đã đi đến kết luận rằng tất cả những gì được coi là hiện thực, trên thực tế không phải là cái gì khác hơn chính sự hình dung về nó, sự hình dung vốn phụ thuộc vào việc người quan sát lựa chọn điểm nhìn nào và sự thay đổi điểm nhìn dẫn tới sự
Trang 25thay đổi cơ bản chính sự hình dung đó Do vậy, sự tiếp nhận của con người buộc phải “đa viễn cảnh”, luôn luôn thấy những dạng thức biến đổi và thực tại trong sự thay đổi chớp nhoáng ấy không cho con người cái khả năng nắm bắt bản chất của
nó, những quy luât và những dấu hiệu cơ bản của nó
- Đại tự sự (Grand - narratives) – Tiểu tự sự (Little - narratives)
Đây là khái niệm do Jean Francois Lyotard đưa ra trong cuốn sách nổi tiếng
La Condition Postmoderne (Điều kiện hậu hiện đại) xuất bản ở Paris năm 1979
Lyotard dùng nhóm từ này để chỉ những hệ thống ý thức chủ đạo chi phối mọi hoạt động của con người trong những thời đại khác nhau Đại tự sự có thể là những câu chuyện, lời nói, huyền thoại được lặp đi lặp lại trong cộng đồng và biến thành những tín niệm Mỗi cộng đồng đều có những đại tự sự của riêng mình, nó chính là phương tiện để bảo quản sự ổn định và trật tự trong xã hội hiện đại
Lyotard phê phán sự ổn định mà chủ nghĩa hiện đại muốn tạo ra cho xã hội Theo ông, không tồn tại tri thức khách quan trong cuộc sống, đó chỉ là những trò chơi ngôn ngữ, những diễn ngôn được hiểu tùy theo kinh nghiệm của mỗi cá nhân Mỗi tác phẩm văn học là tri thức đối với một nhà phê bình văn học chứ không là tri thức đối với một anh lái buôn mà chỉ là tạp hiệu (noise) Lyotard chỉ ra rằng những đại tự sự có khả năng trói buộc thân xác và tư tưởng con người vào những hạn chế chật hẹp và mù lòa Ông thấy cần đánh đổ những đại tự sự mà con người “chấp” vào
Chủ trương bất tín, khước từ đại tự sự, Lyotard thiên về những tiểu tự sự trong đó con người tự tư duy, tự phản ứng theo cách riêng của mình chứ không
gò vào những quy ước, mệnh đề định sẵn Với tiểu tự sự, con người quan tâm đến những vấn đề gần gũi với mình, những câu chuyện nhỏ nhặt, ngẫu nhiên, tạm bợ, mang tính địa phương Con người sống trong đời như đang chơi một trò chơi Họ cần phải chơi hết mình, tạo ra cả những trò chơi mới, nhưng phải biết rằng trò chơi của mình không phải là duy nhất, còn rất nhiều người khác cũng đang chơi theo luật riêng của họ và tất cả đều là những mảnh vụn của trò chơi nào đó lớn hơn
Trang 26Từ chỗ bất tín đại tự sự, chấp nhận tiểu tự sự, chủ nghĩa hậu hiện đại dung chứa tất cả các hiện tượng, nhằm làm dày thêm hiện thực Khái niệm này, như cách gọi của Jean Baudillard (Pháp) là “hiện thực thậm phồn” (hyper reality), để chỉ hiện tượng không thể phân biệt được giữa hiện thực và những sản phẩm tái tạo của hiện thực bởi những hiện tượng này trông như thật, thậm chí còn có vẻ chính xác, đáng tin cậy hơn cả những sản phẩm thật Điều kiện thông tin hậu hiện đại với những computer, internet, truyền hình đa phương tiện, điện thoại di động, máy in,… cho phép con người thâu tóm mọi kiến thức về những vùng thời gian và không gian khác nhau Khái niệm thời gian, không gian trở nên tương đối và trở thành nghịch lý Một hướng khác, khi cả thế giới đang diễn ra quá trình bùng nổ thông tin và toàn cầu hóa thì việc xã hội ghi nhận những điều thuộc về thế giới ảo là điều có thể chấp nhận được
- Giải cấu trúc (Deconstruction) – Giải trung tâm (Decentering)
Giải cấu trúc (còn gọi là hậu cấu trúc – postructuralism) vốn là một trường phái phê bình xuất hiện tại Pháp cuối thập niên 1960, gắn với những tên tuổi lớn như Jacquet Derrida, Roland Barthes… Từ khi tinh thần hậu hiện đại “từ đường phố” đi vào “viện hàn lâm” thì giải cấu trúc trở thành một trong những tư tưởng nòng cốt làm nên tư duy hậu hiện đại
Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn tìm kiếm sự thống nhất trong mọi yếu tố đều quy vào một trung tâm nhất định với một cấu trúc chặt chẽ có thứ bậc rõ rệt, chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương phi tâm hóa, do đó, chấp nhận những sự lắp ghép ngẫu nhiên và những sự nhại, chấp nhận sự kết hợp lỏng lẻo giữa các thành tố trong tác phẩm như những thủ pháp nghệ thuật quan trọng khác Theo Derridia, mọi cấu trúc luôn tồn tại một trung tâm và được tạo nên từ ít nhất một cặp đối lập nhị phân Trong cặp đối lập nhị phân này, bao giờ cũng có một yếu tố trội hơn gọi là dương tính, phần kia gọi là âm tính (như nam – nữ, tốt – xấu…) Derridia cũng chỉ ra cách giải cấu trúc, đó không phải là ta xây dựng hay phá hủy một hệ thống bởi bản thân
Trang 27hệ thống đã có từ trước Điều cần làm là ta tìm ra sự bất cân xứng trong cặp nhị phân, đơn vị cơ bản cấu thành hệ thống, rồi tìm cách phá vỡ lằn ranh đối lập ấy tạo nên sự gắn kết lỏng lẻo, như thể một trong hai yếu tố sẽ bị trượt ra ngoài thành yếu tố tự do (play) Phi cấu trúc, do đó, không phải là không có cấu trúc,
mà cấu trúc của tác phẩm hiện đại vừa do nhà văn vừa do người đọc tạo ra từ thế giới của nhiều mảnh vụn, ngẫu nhiên, lắp ghép, sự liên kết (có vẻ lỏng lẻo) của tri thức và lý trí
Ứng dụng vào phê bình văn học, giải cấu trúc đề xướng cách đọc như là một
sự “phản biện văn bản”, là quá trình đi tìm những vô thức tiềm ẩn trong văn bản mà nhiều khi người viết không ý thức được chứ không phải là quá trình giải mã văn bản Cách đọc giải cấu trúc chú ý đến tính chất cắt đoạn, những mảnh vỡ của đoạn văn
- Liên văn bản (Intertexuality)
Liên văn bản là khái niệm do Julia Kristeva đưa ra vào năm 1967 và trở thành một trong hai khái niệm căn bản (cùng với “văn bản”) trong việc phân tích các tác phẩm văn chương nghệ thuật hậu hiện đại
Thuật ngữ này bắt nguồn từ quan điểm của Mikhail Bakhtin trong công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và tiểu thuyết Theo đó, M.Bakhtin cho rằng ngôn ngữ là những gì đang được sử dụng chứ không phải là trong tự điển, nó là một dòng chảy liên tục không ngừng nghỉ, ngôn ngữ hiện tại là một diễn trình của quá khứ và của tương lai Cũng theo quan điểm của M.Bakhtin về tồn tại văn học, ngoài cái thực tại tồn tại bên ngoài nghệ sĩ, còn quan hệ với văn học trước đó và văn học cùng thời với mình, văn bản vì thế mà được xem chỉ là một phần của liên văn bản
Kristeva không chỉ hiểu văn bản là tác phẩm văn chương mà coi tất cả mọi thứ từ văn hóa, văn học, lịch sử, xã hội đến bản thân con người đều là văn bản Sự hiện hữu của hiện tại là sản phẩm của liên văn bản Theo nhà nghiên cứu này, mỗi văn
Trang 28bản là một tập hợp những mảnh vụn của nhiều lĩnh vực từ ngôn từ, văn hóa đến văn học… Những mảnh vụn đó tồn tại bên nhau một cách vô thức, không có chủ đích
Trong tiểu luận Cái chết của tác giả (1969), tác giả Roland Barthes lại một
lần nữa nhắc lại ý này của Kristeva Theo đó, văn bản là một không gian đa kích thước, ở đó hội tụ vô số các văn bản đến từ vô khối các nền văn hóa khác nhau Thế giới là một liên văn bản rộng lớn trong đó tất cả mọi điều đều đã được nói vào một lúc nào đó, việc tạo ra cái mới là một điều bất khả, chỉ có thể ghép lại những mảnh vụn theo nguyên tắc kính vạn hoa Vì thế, R.Bathes tuyên xưng cái chết của tác giả
Khái niệm liên văn bản đã phủ nhận triệt để tính chất nguyên thủy của một tác phẩm văn học Nó chỉ là một hiện tượng lặp lại Điều này cũng lý giải vì sao người đọc có thể hiểu văn bản theo nhiều cách, bởi đó là còn tùy thuộc vào liên văn bản trong chính người đọc – người chủ động tham gia đồng sáng tạo, tưởng tượng cùng nhà văn
- Phân mảnh
Khi “đại tự sự” không còn, người ta chỉ tin vào “tiểu tự sự” thì những “mảnh vụn hiện thực” là điều tất yếu xuất hiện Trong một văn bản hậu hiện đại, nhà văn chú ý nhiều đến tính chất phân mảnh, không cấu trúc, không trung tâm Họ phá vỡ văn bản thành những đoạn ngắn, phân chia bởi những khoảng trống, những nhan
đề, những con số hay biểu tượng, chen lẫn những ký hiệu, hình vẽ một cách lộn xộn, không liên quan gì đến câu chuyện đang kể Để đọc và hiểu được những văn bản tưởng chừng rời rạc không liên quan này, người đọc phải có một thái độ chủ động trong tiếp nhận và phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tưởng tượng của mình cùng tác giả Việc phân mảnh đã phá vỡ tính trật tự của văn bản, tạo nên sự phong phú, độc đáo cho văn chương hậu hiện đại
- Nhại văn (pastiche)
Trang 29Chữ pastiche có nguồn gốc từ pasticcio trong tiếng Ý, có nghĩa là một nhạc khúc có nhiều thành tố khác nhau, một hổ lốn, hỗn tạp, lộn xộn Điều đáng chú ý của “nhại văn” là việc nhà văn đã hoán vị các cách viết cũ để thay đổi văn phong
và tạo ra nhiều điều mới mẻ Với quan niệm thế giới là một liên văn bản thì tác phẩm văn chương là sự liên kết các văn bản trước đó Tuy nhiên, cách lấy ý tưởng hay một đoạn văn trong quá khứ hoặc nơi nào đó viết lại không nhằm giễu nhại,
mà ngược lại, đó chỉ là cách đặt ý tưởng hay đoạn văn ấy vào một hoàn cảnh văn hóa mới để người đọc có cơ hội quan sát lại từ một góc nhìn mới Đó cũng chính là một hình thức liên văn bản tạo cho người đọc nhiều cách hiểu khác nhau
Một hình thức nhại văn rất phổ biến của các nhà viết tiểu thuyết hậu hiện đại
là mượn “trang phục” của những hình thức khác như truyện cao bồi, truyện khoa học giả tưởng, truyện trinh thám làm khung sườn cho tác phẩm của mình Nhà phê bình người Mỹ P.Poirier cho rằng: “Trong khi văn học giễu nhại luôn cố chứng minh theo kiểu truyền thống rằng, xét từ quan điểm của cuộc sống, của lịch sử hay của thực tại, một số phong cách đã trở nên lỗi thời, thì văn học tự giễu nhại là thứ văn học không tin vào những uy tín của những định hướng kiểu đó, thậm chí giễu nhại cả nỗ lực khôi phục lại tính chân lý của chúng bằng hành động viết” [60;29]
Từ thủ pháp nhại văn, văn chương hậu hiện đại dung nạp tất cả những thứ thuộc về “hiện thực thậm phồn” bằng cách đưa tất cả chất liệu đa tạp vào tác phẩm,
và mọi thứ đều có thể trở thành chất liệu nghệ thuật như kiến thức chuyên ngành, mẩu tin vặt, những câu chuyện ngồi lê đôi mách, tiếu lâm, thông báo của chính quyền, quảng cáo, biên lai, toa thuốc, chuyện tình dục,… Trong văn chương hậu hiện đại, không có mảnh đất độc quyền cho văn hóa cao cấp, mà nhà văn muốn xóa nhòa ranh giới giữa nghệ thuật – đời sống bình thường, văn hóa tinh tuyển – đại chúng Xét riêng ở khía cạnh chất liệu này, văn chương hậu hiện đại dù dung hợp cái tinh anh – bình dân nhưng xét về phương diện cấu trúc, văn chương hậu hiện
Trang 30đại vẫn là lời thách đố đối với người tiếp nhận, và cũng trở nên “khó tính”, “đặc tuyển hóa” người đọc
Nghiên cứu thi pháp của chủ nghĩa hậu hiện đại, Phương Lựu nhấn mạnh tới tính chất “bất định và đột phá” của nó như: chủ đề vô định, hình tượng mơ hồ, tình tiết chồng chéo, ngôn từ bành trướng, thể loại bứt phá [52; 61 – 78] Nhận xét về đặc tính chung của văn học hậu hiện đại, nhà nghiên cứu người Anh Hans Bertens viết: “Điều chủ yếu đối với lối viết mà chúng ta gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại này
là nó đảo lộn và phá hủy các khái niệm truyền thống về ngôn ngữ, về cá tính, về bản thân việc viết…” [60; 351-358; tr.354]
Như đã trình bày và khẳng định ở trên, hậu hiện đại không nhóm họp, không tuyên ngôn, và nó vẫn chưa hoàn tất hành trình của mình Vì vậy, có những đặc điểm sẽ mờ đi hoặc đậm thêm, có những đặc điểm mới sẽ xuất hiện Tất cả đều là
nỗ lực để dung chứa cái “hiện thực thậm phồn”, diễn đạt cảm quan và mỹ học hậu hiện đại Không phải tất cả tác phẩm văn chương hậu hiện đại đều mang tất cả những đặc tính, đặc điểm đã nêu trên đây nhưng để được coi là một tác phẩm hậu hiện đại, nó cũng phải mang một vài đặc điểm đó
1.2 Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam
Trên thực tế, nếu chủ nghĩa hiện đại giới hạn sự hoạt động của nó chủ yếu trong phạm vi châu Âu thì trái lại, chủ nghĩa hậu hiện đại lại là một hiện tượng văn hóa có tính quốc tế Đầu tiên nó manh nha tại Hoa Kỳ, sau đó được nâng lên thành
lý thuyết ở Pháp rồi quay trở lại thâm nhập vào giới sáng tác và phê bình Hoa Kỳ Đồng thời, nó lan rộng trên toàn cầu từ châu Âu sang châu Úc, đến châu Mỹ Latin
và một số quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
Là “của chung” toàn thế giới, nhưng liệu cái tiên tiến ấy có phù hợp, nảy sinh và tồn tại phát triển được ở Việt Nam – một nước Á Đông “thứ thiệt” hay không, lại là câu chuyện hoàn toàn khác
Trang 311.2.1 Điều kiện hậu hiện đại trong văn hóa – nghệ thuật Việt Nam
Như đã trình bày ở phần đầu luận văn, hậu hiện đại đến nay không còn là khái niệm quá xa lạ với Việt Nam, nhưng rõ ràng trong thái độ của các nhà nghiên cứu, phê bình, sáng tác văn học – nghệ thuật ở Việt Nam vẫn còn nhiều mâu thuẫn: hoặc dè dặt, cảnh giác; hoặc nghi kỵ, bài xích; hoặc cổ súy, ủng hộ… Vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại có thể có trong văn học Việt Nam hay không? Việt Nam có thực
sự là mảnh đất màu mỡ cho văn học hậu hiện đại phát triển hay không?
Trước hết, xét về góc độ xã hội, Việt Nam chúng ta chưa trải qua thời kỳ hiện đại, mà đang ở giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong khi cảm quan hậu hiện đại cần có một trong những điều kiện tiên quyết là sự phát triển khoa học
kỹ thuật thời “hậu công nghiệp” Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng: Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận với chủ nghĩa hậu hiện đại
Từ xa xưa, xã hội Việt Nam đã tiềm tàng “tâm thức hậu hiện đại” mà trước hết điều này được biểu hiện ở tinh thần hoài nghi với cái chính thông, thái độ hoài nghi với chân lý – một biểu hiện thường tại trong tâm thức cộng đồng Văn hóa
dân gian qua các thành ngữ, tục ngữ, ca dao… phản ánh rất rõ điều này: Con ơi nhớ lấy câu này/Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan; Miệng quan, trôn trẻ/ Chân lý là cái lý có chân; Nam mô bồ tát bồ hòn/Ông sư bà vãi cuộn tròn lấy nhau… Cái nhìn giải thiêng cũng được thể hiện trong thơ Hồ Xuân Hương với thái
độ bỡn cợt cái chính thống, mô phạm, với sự xuất hiện dày đặc những từ ngữ ám chỉ về bộ phận nhạy cảm, các hoạt động tính giao Thơ Bút Tre nổi tiếng dân gian cũng bởi chất trào lộng đậm đặc, giải thiêng, giễu nhại… rất phù hợp với những phân tích về hậu hiện đại trên đây của chúng tôi
Từ năm 1945-1985, xã hội Việt Nam hoàn toàn không đủ điều kiện thông tin
để dẫn tới tình trạng phì đại hiện thực, ngụy tạo, nhưng lại có điều kiện để có những “phì đại xã hội” và ngụy tạo theo cách riêng của mình Thời kỳ này, trong văn hóa, xã hội, cái chung, cái ta, chủ nghĩa tập thể vì lợi ích chung là tư tưởng bao
Trang 32trùm, với lối viết “minh họa” như Nguyễn Minh Châu đã dùng trong “Hãy đọc lời
ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” Như một quy luật, cái tôi cá nhân,
cái cá thể đương nhiên bị đè nén, tạo thành những ẩn ức và sợ hãi Những Thời xa
vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bước qua lời nguyền, Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh… là những tác phẩm phản ánh
sinh động Đổi mới là điều các nhà văn thời bấy giờ trăn trở Bởi một khi đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc của các lối viết cũ, những đổi thay trong thị hiếu đọc khiến văn chương đương thời mất dần độc giả, văn chương bị đẩy ra “ngoại biên” của sân chơi văn hóa đương đại… thì không gì khác phải kiếm tìm, dù chỉ là manh nha, một cách viết mới mẻ, cách tân theo hướng hậu hiện đại là một điều không khó hiểu
Trên thực tế, tại Việt Nam, sự tiếp thu và tiếp biến văn hóa nước ngoài, đặc biệt là văn hóa phương Tây là một quá trình đã diễn ra rất lâu Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp ngót gần một thế kỷ, quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế
kỷ XX diễn ra chủ yếu dưới ách đô hộ của thực dân Rồi chiến tranh với những sự kiện chiến tranh, chia cắt, quá trình tiếp thu và tiếp biến đó bị gián đoạn Nhưng sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Việt Nam chính thức “mở cửa”, hội nhập ngày càng “sâu và rộng” với thế giới
Mở cửa, toàn cầu hóa gắn với sự bùng nổ thông tin cũng là tiền đề quan trọng cho sự xuất hiện các yếu tố hậu hiện đại trong văn hóa, văn học Việt Nam Các trào lưu triết mĩ phương Tây, trong đó có chủ nghĩa hậu hiện đại ồ ạt xâm nhập vào nước ta một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua hệ thống thông tin
Mở cửa với tất cả, tất yếu có việc giao lưu và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn học – đó là nhu cầu và thực tế của nền văn học được dân chủ hóa Văn chương hậu hiện đại thế giới được dịch và giới thiệu vào Việt Nam đã tác động tích cực khi làm thay đổi phần nào thị hiếu thẩm mỹ của người đọc, khiến nhà văn buộc phải bắt kịp kinh nghiệm thẩm mỹ của thời đại – lúc bấy giờ được coi là tân tiến nhất-
Trang 33để đáp ứng nhu cầu của những độc giả ngày càng khó tính và có trình độ văn hóa cao
Sự xuất hiện và phát triển của internet tại Việt Nam cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống cá nhân mỗi người, cũng như đối với đời sống văn hóa và văn học đương đại Hàng trăm tờ báo mạng ra đời, rất nhiều trong số đó dành riêng hẳn một thư mục cho văn hóa, văn học điện tử, trở thành một diễn đàn, một cách sinh hoạt văn hóa, văn học mới mẻ (như evan.com.vn, vannghequandoi.vn, phongdiep.net, vienvanhoc.org…) Ngoài ra, thời kỳ thông tin với sự thống trị của máy tính và internet, hàng trăm nghìn bài viết, chuyên luận, tiểu luận, dịch thuật… tranh luận về hậu hiện đại cũng như các sáng tác thể hiện tinh thần hậu hiện đại được đăng tải nhanh chóng, nhận được phản hồi một cách
trực tiếp Nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc trong bài Chủ nghĩa hậu hiện đại
và những cái (cần) chết trong văn học Việt Nam đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa hậu
hiện đại vừa là khí quyển văn hóa của một thời đại, vừa là một trào lưu tư tưởng và nghệ thuật Người ta có thể tránh né hay từ chối một trào lưu nhưng lại không thể, không có cách nào tránh né hay từ chối được khí quyển văn hóa của cái thời đại mà người ta đang sống” [65]
Với những đặc điểm riêng biệt về lịch sử, kinh tế, xã hội… việc xuất hiện và tồn tại những tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam là điều
sự vận động tất yếu Tuy nhiên, cũng bởi những đặc điểm riêng của mình, Việt Nam tiếp nhận, tiếp biến chủ nghĩa hậu hiện đại với những đặc điểm không còn giữ nguyên tính gốc, nguyên bản mà sẽ có những biến đổi, màu sắc và diện mạo riêng phù hợp mà như nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc gọi tên là “chủ nghĩa hậu hiện đại nguyên hợp”
1.2.2 Dấu hiệu hậu hiện đại trong đời sống văn chương Việt Nam đương đại
Khi thâm nhập vào Việt Nam, chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng đáng kể đến các nhà văn, chủ yếu ở tinh thần hậu hiện đại và những thủ pháp sáng tác của nó
Trang 34Với văn xuôi, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài xứng đáng là những cái tên được nhắc đến với những dấu hiệu hậu hiện đại được nhận diện sớm Những
truyện ngắn về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp như Kiếm sắc, Phẩm tiết,
Vàng lửa được sáng tạo theo lối “siêu hư cấu sử ký”, “làm méo mó lịch sử một
cách có ý thức phản tỉnh” như cách nói của Linda Hutcheon Theo nhà nghiên cứu
Phùng Gia Thế trong bài viết Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau
1986, thì đó là những câu chuyện về sự vô nghĩa của cuộc đời, sự bê tha nhếch
nhác của con người, sự bơ vơ lạc loài của cái đẹp [102] Còn theo phân tích của nhà nghiên cứu Cao Kim Lan, “Truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp sở dĩ được chọn để tìm hiểu những ảnh hưởng của khuynh hướng hậu hiện đại ngoài lý do là một trong những thể loại dễ thấy đặc trưng hư cấu hậu hiện đại, cơ bản bắt nguồn
từ chính những tranh cãi không thể dung hoà trong việc tiếp nhận, lý giải tác phẩm
Sự giải mã tác phẩm đã có vấn đề Như thế, tức là hệ thống tín hiệu trong tác phẩm
đã có những dấu hiệu khác lạ, nó đi ra khỏi những quy luật thông thường của một
hệ hình văn hoá, văn học” [46]
Các chi tiết, những cái tên lịch sử trong truyện Nguyễn Huy Thiệp đều thiếu
“xác tín” Người ta không thể tìm thấy Đặng Phú Lân - “một hào kiệt mà không sử sách nào nhắc đến” “Các chi tiết và những cái tên lịch sử đã được sử dụng có vẻ hết sức tuỳ tiện Tác giả đã nhặt nó từ vô vàn những chi tiết hỗn độn trong lịch sử Việt Nam giai đoạn khá rối ren và phức tạp thế kỷ XVIII để tạo nên một lịch sử không trùng khít với chính sử” [46] Hay Người anh hùng áo vải Quang Trung trong tâm thức người Việt vốn đã trở thành một vị thánh, người mà theo GS.TS sử học Đỗ Bang, có ít nhất 25 cuốn sách viết về tài thao lược và ca ngợi phẩm chất của vua Quang Trung trên nhiều phương diện và khía cạnh khác nhau chưa kể một loạt những cuốn sách lịch sử mang tính chính thống, lại không được Nguyễn Huy Thiệp xây dựng hình ảnh ở tư thế bách chiến bách thắng với hình ảnh chiếc áo bào đen xạm khói thuốc súng Nguyễn Huy Thiệp chọn thời điểm đen tối nhất của triều
Trang 35đình Tây Sơn để khai thác những yếu tố chẳng liên quan gì đến tài thao lược hay việc trọng dụng nhân tài rất nổi tiếng của huyền thoại đất Việt “Đó là hành động đối diện với những gian ngoan lọc lõi của người đời và sự thất bại ở khả năng sở hữu thể xác của một cô gái Chi tiết miêu tả thái độ nóng nẩy không kiềm chế với những lời lẽ lăng mạ kẻ khác của Quang Trung trong truyện đã được giải mã theo nhiều cách khác nhau, và dù có yêu quý Nguyễn Huy Thiệp đến đâu, nhiều người vẫn cảm thấy gợn gợn” [46] Nguyễn Huy Thiệp đã “cả gan” “giải thiêng” huyền thoại của cả cộng cồng Nhà văn đã tạo ra một lịch sử khác – bằng cách sử dụng những chi tiết có thực từ lịch sử xen kẽ trộn lẫn với những chi tiết hoàn toàn giả tưởng, ly kỳ hoặc huyền hoặc để đưa vào tác phẩm
“Kỹ thuật nguỵ tạo lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp tuy không điển hình và triệt để nhưng cảm giác và tâm thế bất tín thì hiện hữu ở khắp mọi nơi” [46] Cái khắp mọi nơi đó lan sang cả người đọc Có một “thao tác” dễ nhận diện trong truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là các biến cố trong cuộc đời của nhân vật thường được tác giả kể bằng một giả thuyết thiếu chắc chắn nhất, thiếu xác tín nhất Tác giả để cụm từ “Nghe nói” trước sự kiện Nguyễn Phúc Ánh sai đao phủ dùng kiếm gia truyền của Lân để chém đầu Lân Sự thiếu xác tín càng được “củng cố” thêm cơ sở khi tác giả chân thành nói về sự can thiệp của mình khi dựng truyện: “Khi viết tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lý
lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện”, hay ở phần kết của Vàng lửa tác giả
cũng nói rõ: “Không có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người châu Âu thời vua Gia Long Tôi xin hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tuỳ ý lựa chọn” Đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp, tưởng chừng như độc giả chẳng thể nào êm xuôi ngồi yên thụ hưởng từng câu chữ, bởi tác giả không cho người đọc có cơ hội chìm đắm vào những diễn biến xảy ra trong truyện Cảm giác bất khả tín buộc độc giả phải tiếp cận với văn bản một cách tỉnh táo bằng tri thức tích cực thay vì cảm xúc thụ động Nói không
Trang 36khiên cưỡng, tiếp nhận truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, độc giả bị “đày đọa khốn khổ” một cách thích thú bởi cách viết hậu hiện đại của ông
Còn với Phạm Thị Hoài, tư duy hậu hiện đại đều in dấu vết từ quan niệm đến sáng tác Nhà văn đã chống lại tính nghiêm túc sẵn có của văn chương bằng quan niệm mang tinh thần sáng tạo vô tư của người viết: “văn chương như một trò
chơi vô tăm tích” Với một loạt tấc phẩm như tiểu thuyết Thiên sứ, truyện ngắn
Kiêm ái, Người đàn bà và hai con chó nhỏ, Một truyện cổ điển, Chín bỏ làm mười… Phạm Thị Hoài đã lôi kéo người đọc vào cuộc chơi chữ và nghĩa
Nếu ở Phạm Thị Hoài, là câu chuyện về một thế giới vô hồn rất ít sự gần gụi mang tính người, về những cuộc chia tay thì tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (với
Những đứa trẻ chết già, Vào cõi, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi…) ám ảnh
bởi sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào con người và cuộc đời, sự đổ vỡ của những trật tự đời sống xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngưng đọng của đời sống, sự đánh mất bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự đau đớn bơ vơ, tình trạng bất an của con người Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (với
Cơ hội của Chúa) thể hiện cái nhìn về một đời sống hỗn loạn, đổ vỡ, đồng thời là
ý thức xâm nhập mạnh mẽ vào sự tha hóa của con người, sự hỗn loạn của xã hội –
cái được xem như là một tồn tại an nhiên (Khải huyền muộn) Văn chương Tạ Duy Anh (với Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối) là nỗi khắc khoải đi tìm bản
ngã, tìm một giá trị thật sự nhân bản trên cái đời sống đổ nát, điêu tàn, là sự loay hoay lý giải, hoá giải những nỗi đoạ đầy con người từ tiền kiếp Nhìn đời sống như
những mảnh vỡ, tiểu thuyết Hồ Anh Thái (với Người và xe chạy dưới trăng, Cõi
người rung chuông tận thế) thể hiện tinh tế những nỗi hoang mang về con người
và cái lộn xộn, phi lí, nhố nhăng của thời buổi Đó là những tác giả và những tác phẩm đã thể hiện cách sử dụng lối viết hậu hiện đại để diễn dịch cảm quan hiện sinh
Trang 37Trên địa hạt thơ, theo nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn, đã có một “thái độ hậu hiện đại” ngay từ Bùi Giáng khi “nhà thơ diễn tả cảm xúc của mình bằng thứ ngôn ngữ như đùa giỡn: vừa chân thành bày tỏ tình cảm của mình, lại vừa như muốn châm biếm chính cách bày tỏ ấy” [95]:
“Gọi là gặp gỡ qua đường Trái tim không chịu giữa đường rút lui
Bỏ đi buồng phổi sụt sùi Trái tim không chịu lau chùi máu me”
Quá trình hiện đại hóa thơ Việt với trọng tâm là đổi mới tư duy dẫn đến thay đổi cái nhìn trong đời sống, trong ứng xử và đổi mới trong quan niệm nghệ thuật, hành vi sáng tạp với những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Quang Thiều, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, nhóm thơ Mở miệng… đã bắt đầu mang những yếu tố của hậu hiện đại Điểm chung của các tác giả này là ý thức chống lại truyền thống duy cảm trong thơ bằng cách gia tăng chất suy tư, đậm chất lí tính Sáng tác của các nhà thơ trẻ đã góp phần đưa thơ Việt đương đại chuyển mình trên một hệ hình tư duy mới của văn chương hậu hiện đại Trong thơ, cảm thức hậu hiện đại khó xác nhận hơn trong văn bản hình tượng, song lại thể hiện đậm nét qua thái độ của nhà thơ với thơ và cách hành ngôn thơ Theo chúng tôi, người làm thơ theo khuynh hướng hậu hiện đại ở nước ta quan tâm nhiều đến việc làm mới chữ, mới âm, đến tính chất trò diễn của ngôn từ Do đây không phải là đối tượng nghiên cứu của luận văn nên chúng tôi chỉ đề cập đến hậu hiện đại trong thơ ca như một thành tố của dòng chảy văn học đương đại mà thôi
Trên hành trình tiệm cận với văn học thế giới, việc học hỏi những kinh nghiệm mới, trong đó có chủ nghĩa hậu hiện đại là điều thực sự cần thiết Mọi khát vọng và thời điểm đổi mới của các nhà văn hiện nay đều rất đáng trân trọng và đáng được ghi nhận dù mức độ thành công của nó đến đâu Qua những phân tích trên đây cho thấy,
Trang 38chưa thể nói có một chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn chương Việt Nam, nhưng rõ ràng có thể tìm thấy dấu ấn của nó trong các tác phẩm của những tác giả đang cố gắng làm mới mình, thoát ra khỏi sức ỳ và quán tính của cái cũ
Thuận thuộc thế hệ thứ ba trong lớp nhà văn thời kỳ đổi mới Cô sống định
cư ở Pháp, và hiện vẫn đang sống ở nơi khởi đầu của lý thuyết hậu hiện đại với đời sống văn học phát triển sôi động mạnh mẽ Được “tắm” trong môi trường đó, theo chúng tôi, dù sự ảnh hưởng là tự giác hay không tự giác của trào lưu triết mĩ ấy trong sáng tác của cô, thì biểu hiện của hậu hiện đại trong tác phẩm của cô là điều không khó để giải thích Với Thuận, chấp nhận cầm bút là chấp nhận sự cô đơn, là
kẻ bên lề và “rước vất vả vào thân” Bởi viết, theo cô, “còn là cuộc phiêu lưu tới những cái tôi khác” Và “mỗi tác phẩm đều được xây dựng trên những mâu thuẫn1”
và là câu trả lời cho câu hỏi “Nhà văn tìm gì ở văn chương?” [13] Với nữ nhà văn trẻ tuổi này, viết là để phá vỡ sự cân bằng, phá vỡ sự dung hoà giữa các thái cực (kiên trì và nôn nóng, tình cảm và lý trí, ý thức và bản năng, lý thuyết và kinh nghiệm, huyễn tưởng và thực tiễn, hiện đại và truyền thống ), Thuận quan niệm:
“Giá trị lớn nhất của văn chương là đi tìm bản chất” và người nghệ sĩ với sứ mệnh
“linh thiêng” của mình, “là người tạo ra các giá trị thẩm mỹ mới” Ngày nay, người hoạ sĩ bằng cách vượt qua những khuôn khổ thông thường, bằng nghệ thuật sắp đặt (Installation), đã tìm được những không gian lớn hơn bức tường màu trắng của một căn phòng khép kín Đó có thể là những nhà máy bỏ hoang, một nhà ga đông đúc, một đỉnh đồi, một khu phố Sự thể nghiệm của hội hoạ được thực hiện trên hàng loạt các chất liệu khác như vỏ sò, vỏ đồ hộp, quần áo cũ ; được liên kết với các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, video, ảnh Do đó, “hoạ sĩ”- nay được hiểu theo một khái niệm rộng hơn, đó là “nghệ sỹ tạo hình” Nhà văn, không đơn
1
Khẳng định mình hay thay đổi mình? Một phong cách hay nhiều phong cách? Trải lòng với độc giả hay thách thức dư luận? Đại diện cho số đông hay đứng ra một góc? Đoàn kết trường phái hay tranh luận tới cùng?
Trang 39thuần là người sáng tạo nên tác phẩm văn học, mà đó cũng có thể là nhà giáo dục, nhà tư tưởng, nhà triết học mà xuất phát góc trước hết là từ “một người nghệ sĩ”
“Văn chương là phiêu lưu và mỗi tác phẩm phải như một chuyến đi xa, phải đưa được cả tác giả lẫn độc giả ra khỏi cái thông thường” Cái thông thường, theo Thuận, đó là sự nhàm chán, tẻ nhạt và quen thuộc trong cả cách viết, cách đọc và cách cảm nhận Làm thế nào để người đọc “đồng sáng tạo”, không ngủ say trên đống chữ nghĩa “trơn tru, tuồn tuột” của tác phẩm là điều Thuận luôn tự nhủ Như
trong bài phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ như đã trích dẫn trên đây, tự nói về mình, đâu
là những nét tiêu biểu nhất trong phong cách sáng tác của chị, để người đọc tiếp xúc tác phẩm là có thể biết đó là sản phẩm “made by Thuận” – Thuận cho rằng: Nếu độc giả thấy những mẫu mực kiểu “cao trào - xung đột - mâu thuẫn”, “đặt vấn đề - giải quyết vấn đề”, “khảo sát thế giới nội tâm”, “khắc họa và phát triển tính cách nhân vật”, “nêu cao tư tưởng nhân văn”, thì đó dứt khoát không phải là tác phẩm của Thuận Nếu độc giả và tác giả cứ ôm nhau thút thít, mùa thu là nôn nao hoa sữa, mùa
hè là khắc khoải hoa phượng, tết đến quay cuồng nhớ hoa đào bánh chưng, hết tết lại quay cuồng nhớ bánh chưng hoa đào thì đó dứt khoát không phải là tác phẩm của Thuận
Như vậy là, trong khi có rất nhiều nhà văn coi viết là một cuộc triển lãm tài năng uyên thâm nên họ nghĩ hộ độc giả từ A đến Z, khiến độc giả không mảy may quan tâm, băn khoăn, cứ thế vừa đọc vừa mở cuốn sổ tay chép lại những lời có cánh, thì Thuận- từ trong ý thức của mình, chưa bao giờ có ý tưởng làm một đầu bếp trưởng dọn một mâm cỗ ê hề có sẵn mang đến cho độc giả Thuận từ chối độ an toàn trong văn chương khi nhà văn dẫn độc giả mãi đi một con đường Đám đông độc giả
vô tư, chung thuỷ, dễ tính ấy lại yên ổn nhắm mắt theo sau, tạo nên một lối mòn- với nhiều biển cấm
Trang 40Chưa bao giờ tuyên ngôn về cách viết, Thuận chỉ tâm sự ý rằng sáng tác là cách chứng minh văn học Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia vào tiến trình văn học thế giới: “Khi mọi ngành nghề đều tìm cách toàn cầu hóa thì không lẽ văn chương lại chịu bó tay buộc chân?” [55] Trong ý thức của Thuận, sáng tạo và cái mới không phải là mục đích mà là thuộc tính tất yếu của tác phẩm: “Tiểu thuyết trước thách thức tiểu thuyết sau Điều kiện tiên quyết là càng khác càng tốt (…) Sáng tạo là điều cơ bản trong văn học, không chỉ với tác giả mà cả với độc giả” [20] Điều này được khẳng định thêm khi Thuận nhấn mạnh lại trong bài phỏng
vấn Nhà văn Thuận: Tôi bị sự khôi hài quyến rũ trên báo Tuổi trẻ: “Tiểu thuyết
là một cuộc phiêu lưu và như mọi cuộc phiêu lưu, nó cần năng lượng và lòng dũng cảm” [102]
Nếu nói kiểu tư duy đặc thù của văn học hiện đại là tư duy trò chơi (như đã trình bày ở trên), thì Thuận đã mang tư duy ấy vào sáng tác của cô: “Tiểu thuyết là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm Nguy hiểm nhất là không biết đi về đâu” “Với tôi, văn chương là phiêu lưu và mỗi tác phẩm như một chuyến đi xa, phải đưa được cả tấc giả lẫn độc giả ra khỏi cái thông thường” [49] Cũng trong bài phỏng vấn của Phong Điệp, Thuận muốn đánh thức thái độ hậu hiện đại của người đọc: “Làm sao một độc giả bàng quan nhất cũng trở nên nghi ngờ Đối với tôi, mỗi câu hỏi mà người đọc đặt ra là một thành công đối với người viết Tôi muốn đề nghị một lối đọc không thụ động” [20]
Thuận – cũng như nhiều tác giả đương đại khác, không chủ trương hay tuyên bố mình là nhà văn hậu hiện đại hay các tác phẩm là con đẻ của hậu hiện đại Nhưng qua quá trình theo dõi, nghiên cứu, những đứa con tinh thần của Thuận như một sự gặp gỡ tình cờ mà tất yếu, người đọc (bao gồm của tác giả Luận văn), dễ dàng tìm thấy dấu ấn hậu hiện đại trong từng sáng tác của chị Song, như đã khẳng định trên đây, chúng tôi không có ý định “ép khung” lý thuyết hậu hiện đại phương Tây vào sáng tác của Thuận theo kiểu “đẽo chân cho vừa giày”