Nhại tự truyện của Duras

Một phần của tài liệu Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Trang 67)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1 Nhại tự truyện của Duras

Chinatown của Thuận là “sự tổng duyệt” 39 năm cuộc đời một người “phụ nữ gốc Việt”: học ở Nga rồi định cư ở Pháp, cuộc hòa giải với quá khứ bất thành, cô luôn bị ám ảnh bởi mối tình với chàng trai Hoa kiều đang sống ở Chợ Lớn và cô quyết định viết văn – tiểu thuyết I’m yellow. Hành trình ấy là sự nhại lại Duras trong Người tình: Duras sinh tại Gia Định (Sài Gòn), bà quay về Pháp và viết văn nhưng luôn day dứt bởi hình ảnh người tình Hoa Bắc và đã viết cuốn tự truyện nổi tiếng của đời mình.

Nhiều câu văn của Chinatown “ký sinh” trên văn phong của Duras, khi Duras viết: “Rất nhanh chóng, trong đời tôi, mọi thứ đã trở nên quá muộn màng. Mười tám

tuổi mà mọi thứ đã là quá muộn” [103;9] thì Thuận cũng để cho “tôi” không ngừng

day dứt: “Hai mươi bảy tuổi tôi mwois đặt được tình yêu bố mẹ sang một bên. Như thế

có phải là quá muộn. Tôi có thể đặt nó sang một bên từ lâu lắm rồi. Một tháng, một năm, hay ba năm, bốn năm. Hai mươi bảy tuổi tôi mới bắt đầu sống cho tôi. Như thế có phải là quá muộn” [106;77]. “Hai mươi bảy tuổi, tôi nghĩ đến số phận. Thế là sớm hay muộn” [106;107].

Cách Duras tính đầu mỗi sự kiện cũng được Thuận nhại lại: “Mười sáu tuổi,

tôi vào tiếng Nga ở đại học Thanh Xuân. Mười bảy tuổi tôi lên đường sang Leningrad”, trong khi Duras viết: “Mười lăm tuổi tôi đã có gương mặt của lạc thú mà tôi thì vẫn chưa biết mùi lạc thú” [103; 17]. “Mười lăm tuổi rưỡi. Cơ thể mảnh mai, gần như gầy còm…” [103;35].

Mối tình của Thụy và “tôi” trong Chinatown gần như có cuộc đối thoại liên tiếp khi Thuận cho “nhại” với mối tình của “tôi” và người đàn ông Hoa Kiều trong

Người tình. Đầu tiên là cuộc gặp gỡ để bắt đầu tình yêu định mệnh: “Trên xe ô tô

Thụy ngả đầu lên vai tôi. Thụy kể chuyện. Thụy ngủ. Trên xe ô tô Thụy bảo Thụy sinh ở Yên Khê…” [106;50]; Duras: “Trên chuyến phà, bên cạnh xe khách , có một chiếc xe linmousine to màu đen… Người đàn ông trang nhã bước a khỏi xe… Anh nói rằng anh từ Paris về… Anh nói rằng anh là người Hoa, rằng gia đình anh gốc ở miền bắc Trung Quốc”. Nhại một cách hài hước, “tôi” khai: “Duras viết người tình Hoa BẮc

thơm mùi lụa, thơm mùi ngọc bích, thơm mùi thuốc lá ăng –lê… Cả Thụy lẫn tôi không có mùi gì đủ thơm để nhớ đến tận bây giờ”, trong Duras là “Người anh thơm mùi thuốc lá Anh, mùi nước hoa đắt tiền, người anh thơm mùi mật ong, da anh thấm đẫm mùi lụa, mùi trái cây của lụa tuassor, mùi của vàng” [106; 66]. “Có điều khác biệt cơ bản: Duras không bao giờ quên được mùi lụa, mùi ngọc bích, mùi thuốc lá ăng – lê. Tôi nhớ tóc Thụy cắt cao, mắt Thụy xếch. Năm năm sau tôi đi Nga về vẫn

thấy tóc Thụy cắt cao, mắt Thụy xếch” [106; 52]. Còn đây là không gian mà người

tình của Duras từng sống: “Đó là Chợ Lớn. Đó là ở ngược lại ới những đại lộ nối khu

phố Tàu với trung tâm Sài Gòn, những con đường lớn theo kiểu Mỹ với những chuyến tàu điện, xe kéo, xe khách ngược xuôi” [103; 57], “Tiếng guốc gỗ khua như nện vào đầu, những giọng nói nghe chói tai…” [103; 64]. “Mùi caramen bay vào phòng, mùi lạc rang, xúp tàu, thịt nướng, thảo mộc , hoa nhài, bụi bặm, xăng dầu, lửa than củi,…” [103;65]. Không gian nơi Thụy sống cũng nhại lại không gian ấy: “Trong túi tôi có tấm ảnh của Thụy. Ngôi nhà hai tầng, bảng hiệu chữ Hoa, hai cái đèn lồng. Sau này tôi nghe Duras tả tiếng động chợ Lớn. Tôi hiểu tất cả. Nhưng tôi không hiểu gì. Chữ của Duras, tôi vừa đọc vừa canh giác. Tôi chưa đặt chân đến Sài Gòn. Tôi chưa biết Chợ Lớn. Tôi không xem phim Người tình. Tôi đọc cả Người tình lẫn Người tình Hoa Bắc. Tôi nghe Duras tả mùi chợ Lớn. Trầm hương, dưa hấu, cao lâu. Chữ của Duras, tôi vừa đọc vừa sợ bị đánh lừa. Tôi chỉ muốn biết Thụy ở đâu, gặp ai, làm gì. Những ngày ấy, Ngôi nhà hai tầng, bảng hiệu tiếng Hoa, hai cái đèn lồng” [106;35].

Cách làm tình của “tôi” và Thụy cũng là sự nhại lại đầy chế giễu và hài hước. “Mười

năm sau, tôi vẫn nhớ dêm ấy trên chiếc giường mới, chúng tôi không lăn vào nhau, không nhai ngấu nghiến nhau, hút cạn sức lực nhau, dâng hiến cho nhau mọi thán từ như các nhà văn vẫn miệt mài kể. Tôi sẽ không bao giờ viết được như họ” [106;82].

Còn Duras: “Anh trở nên hung hãn, tình cảm của anh đầy tuyệt vọng, anh lao người

vào tôi, anh cắn bộ ngực trẻ thơ, anh gào thét, anh chửi rủa… Đôi bàn tay điêu luyện, tuyệt vời, hoàn hảo… Anh gọi tôi là con điếm, là đồ kinh tởm, anh bảo tôi là tình yêu duy nhất của anh… Anh ở trên người tôi, anh lại ngụp vào. Chúng tôi để nguyên như vậy, dính chặt vào nhau, rên rỉ trong tiếng lao xao của thành phố vẫn vang bên ngoài” [103;71].

Nếu như trong Người tình, “tôi” và người đàn ông Hoa Kiều thường nhìn ra sông Mê Công “dòng sông đẹp như vậy, lớn như vậy, hoang dã như vậy” [103;20] và nói về nỗi cô độc của mình thì Thuận để cho nhân vật bất động như một sự giễu nhại:

“Tôi và Thụy ngồi bên bờ sông. Sông không đủ rộng. Nước không đủ trong… Hai đứa

ngồi bên bờ một con sông không đủ rộng, nước không đủ trong, Thụy cũng không đủ dũng cảm để nói với tôi, tôi cũng không đủ dũng cảm để sờ vào tay Thụy, những ngón tay tuyệt đẹp tôi chưa từng nhìn thấy, từ lần ấy đi chơi vẫn chỉ chọn bờ sông Hồng không bao giờ đủ rộng, nước không bao giờ đủ trong để lại ngồi bên nhau im lặng”

[106;107].

Trong Chinatown “tôi hay tưởng tượng Thụy sống với vợ mới như thế nào. Tôi

tự bảo tôi không cần biết cuộc sống riêng của Thụy. Tôi tự bảo cái đố từ lâu không dính sáng gì đến tôi. Nhưng tôi vẫn hay tưởng tượng Thụy sống với vợ mới như thế nào, Thụy có mấy con, Thụy có yêu vợ mới con mới của Thụy không” [106;90] cũng

giống như Duras không ngừng tưởng tượng trong Người tình: “Cô không biết bao lâu

sau cuộc ra đi này của cô gái da trắng thì anh tuân lệnh cha, làm đám cưới như ông đã ra lệnh cho anh với một cô gái trẻ đã được hai gia đình chọn từ mười năm rồi, cô ấy cũng là người hoa gốc phía Bắc, ở thành phố Phủ Thuận, đến đây cũng với gia đình. Hẳn là anh đã mất một thời gian dài không thể sống cùng cô ấy, không thể cho cô ấy người thừa tự cơ nghiệp…” [103;174].

Ngay cả hành động viết của “tôi” cũng luôn là sự gợi nhắc và đối chiếu với Duras: “Tôi không viết về Thụy. Tôi không viết cho Thụy. Mười hai năm rồi tôi muốn

gặp Thụy để hỏi. Nhưng tôi không viết cho Thụy. Tôi không dám viết cho Thụy. Tôi sợ tôi không có gì để viết cho Thụy. Tôi đọc lại Người tình Hoa Bắc. Duras không có gì đẻ viết cho anh ta. Duras không gọi tên anh ta. Duras skhoong nhớ họ anh ta. Quê anh ta Duras viết là Mãn Châu. Mãn Châu rộng ngang nước Pháp. Cuốn sách Duras đề tặng Thanh. I’m yellow không đề tặng ai. Tôi biết tên Thụy. Tôi biết họ Thụy. Tôi đã đến Yên Khê, nơi Thụy sinh trước tôi ba tháng hai ngày” [106;50].

Tôi nhớ về Thụy, nơi Thụy sống cũng là trong “liên văn bản” với Duras: “Tôi

không quên được chợ Lớn. Tôi chưa đặt chân đến chợ Lớn. Nhưng tôi không bao giờ quên được chợ Lớn. Phim Người tình tôi hiểu lơ mơ. Truyện Người tình Hoa Bắc tôi

lẫn lộn từ đầu tới cuối. Tôi chỉ nhớ ngôi nhà hai tầng, bảng hiệu chữ Hoa, hai cái đèn lồng” [106;90]. Nếu như kết cục của người tình là một sự hội ngộ và người tình chợ

Lớn nói ra biết bao điều “Nhiều năm sau chiến tranh, sau những cuộc hôn nhân,

những đứa con, những cuộc li dị, những cuốn sách, anh đã đến Paris với vợ mình, Anh đã gọi điện cho cô… Và rồi anh đã nói với cô. Anh nói rừng mọi sự vẫn như trước,rằng anh vẫn yêu cô, rằng anh không bao giờ có thể ngừng yêu cô được, rằng anh sẽ yêu cô cho đến chết” [103;177] thì dù “tôi” có tưởng tượng Thụy đến Paris,

Thụy “cũng không biết nhắn gì cho tôi. Thụy bảo hai đứa phải gặp nhau năm phút

mười phút trước khi Thụy đi. Nhưng Thụy không biết sẽ nói gì với tôi…”.

Đọc Người tình, người ta có cảm giác Duras truy đuổi kỷ niệm về một mối

tình vừa lãng mạn vừa tuyệt vọng bằng một văn phong lắng đọng, giản dị, và xúc động thì Chinatown không ngừng giễu cợt nó, như cách mà cô chia sẻ trên báo Tuổi trẻ. Thuận nói: “Ngoài nhịp điệu, tôi cũng bị sự khôi hài quyến rũ. Trong trường hợp của tôi, hài hước là một chất liệu cần thiết. Nếu không, trước những câu chuyện và những nhân vật mà tôi tạo ra, có lẽ độc giả sẽ phải vài phút rút khăn mùi xoa một lần, khóc thương cho đã mà không cần tự hỏi tại sao phải khóc, hoặc có nên khóc hay không. Tôi cho rằng dùng hài hước để nói những điều nghiêm trọng, như một nghịch lý, có thể gây nên nhiều băn khoăn cho người đọc. Họ phải ngừng lại nhiều hơn vì nghịch lý chứ không phải chỉ thuần túy vì câu chuyện được kể. Những băn khoăn này có thể đã là những tiếp xúc đầu tiên của họ với văn chương”.

Nếu Duras nâng niu trân trọng từng kỷ niệm về người tình thì “tôi” lại không ngừng xóa bỏ sự thơ mộng của nó khiến người đọc chưa kịp buồn đã phải bật cười. Sự nhại lại Duras trong Chinatown mang tinh thần hậu hiện đại: sự “trích dẫn”, liên tưởng trong đầu nhân vật là một biểu hiện của tính “liên văn bản”. Khi viết

Chinatown, Thuận xuất hiện với tư cách một “nhà văn toàn cầu” có ý thức ứng xử với

bằng một giọng điều vừa hài hước vừa xót xa và cuốn sách mang một diện mạo riêng khi nó đặt Người tình của Duras vào một quan hệ đối sánh mới, một “chu cảnh văn hóa mới” để người đọc có cơ hội ngờ vực và đi vào nó bằng con đường của riêng mình.

Bên cạnh việc nhại lại tự truyện của Duras, Thuận còn nhại cả phong cách thơ Tố Hữu. “Ngoài sân bay, bố tôi cất giọng ngâm Ôi nước Nga thiên đường của các

con tôi. Mẹ tôi khen Tố Hữu làm thơ vừa vần vừa vui. Bố mẹ tôi chỉ muốn làm tôi vui”

[106;22]. “Ba lê thiên đường của các con tôi. Bố tôi lên giọng ngâm. Bố tôi nói Tố

Hữu làm thơ vẫn vui vẫn vần. Nhưng Tố Hữu đã nhầm, Cuối thế kỷ hai mươi nước Nga thành địa ngục. Tư bản mới là thiên đường”.

Cả lối viết gia phả, tiểu sử cũng bị Thuận mang ra nhại. Đây là trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”: “Ai dám khẳng định các cụ tổ mười một đời của bố mẹ tôi là dân

Dao Chỉ. Tôi tưởng tượng một ngày nào đấy một thằng em họ hay cháu họ của tôi sẽ cất công làm lại gia phả, sau nhiều lần tham khảo cả thư viện Quốc gia lẫn tổng cục Lưu trữ, lẫn trường Viễn Đông Bác Cổ, lẫn Học viện Phương Đông ơ Paris, sẽ tìm được ông tổ mới năm đời trước đây của họ nội, một ông Âu chán nghề bốc thuốc, đã khăn gói quả mướp chèo thuyền về phía Nam, đã dừng chân ở đất Yên Nản không phải vì đất lành chim đậu mà vì sông Hồng đến đấy là dừng, muốn đi tiếp cũng không thể biến thành cỗ xe, biến hai mái chèo thành hai con ngựa. Thế là thành ở lại. Thế là năm đời sau có bố tôi” [106;53]. Gia phả ấy cũng có thể chỉ là một câu chuyện vu vơ,

nhảm nhí dựa trên cơ sở thiếu xác tín là bia mộ: “Cụ tổ năm đời của họ ngoại tôi

nguyên là lính hậu cần của một viên quan Trung Hoa bị tố giác ăn hối lộ đã đóng thuyền chạy trốn. Nhiều ngày lênh đênh, cả bão biển lẫn hải tặc, chiếc thuyền đã dạt vào Yên Nản thay vì sang tận Nam Dương để từ đó bơi tiếp sang châu Úc rồi châu Âu. Chú lính hậu cần sau mười năm phụng sự được ông chủ, giờ đây không ai biết đã từng phục vụ triều đình Trung Hoa, cưới cho một cô gái hái dâu bản xứ. Hai vợ chồng làm thêm nghề chă tằm và đẻ được năm con trai, tất cả đều mang họ Âu, tóc

cắt cao, mắt xếch. Năm người này lại lấy năm cô gái hái dâu bản xứ, tiếp tục làm thêm nghề chăn tằm và đẻ được mỗi người năm con trai nữa. Hai mươi lăm người con trai này lại lấy hai mươi lăm cô gái hái dâu bản xứ, tiếp tục làm thêm nghề chăn tằm và đẻ được mỗi người năm con trai nữa. Một người trong số này năm mười tám tuổi đã đổi sang họ Việt, bia mộ không ghi lý do, nhưng vẫn lấy một cô gái hái dâu bản xứ, hai vợ chồng tiếp tục làm thêm nghề chăn tằm và sinh được năm con trai, con trai út chính là ông ngoại tôi, tuy không còn mang họ Âu, nhưng tóc cũng cắt cao và mắt cũng xếch, giống hệt sáu trăm hai mươi bốn hậu duệ kia của chú lính hậu cần”

[106; 54-44]. Khi nhại lối viết gia phả, tiểu sử, Thuận mang cảm quan hậu hiện đại rõ nét. Chủ nghĩa hậu hiện đại phản đối “đại tự sự”, cho rằng lịch sử chỉ là huyền thoại thì tiểu sử của con người cũng chỉ là mảnh nhỏ trong huyền thoại ấy mà thôi.Vì vậy, tính chất nổi bật của nó là mơ hồ, không xác tín. Nó phản ánh sự bất lực của con người trong việc làm sáng tỏ chính cuộc đời mình.

Trong VânVy, theo chúng tôi có lẽ là nơi Thuận phóng bút và thoải mái phát huy sở trừơng nhại của mình nhất. VânVy tràn ngập lối nhại văn những điều tưởng chừng là truyền thống: “Vy bảo Hoa Lư từng là “cố đô” ba đời vua Việt (quảng cáo

NinhBình tourism), phong cảnh hữu tình, mây quấn quanh động, bướm vờn theo hoa (đáp án ôn thi môn văn lớp bảy). Chàng và nàng trao nhau “nụ hôn đầu tiên”, đò đơn dập dềnh, bờ sông ngập nắng (phim “Đông Dương” hợp tác Pháp – Việt, giải Oscar điện ảnh nước ngoài).” [109;29]. Một bộ phận làm nên tiếng cừơi trong VânVy là thành phần phụ của câu trong dấu ngoặc đơn, nhằm để Phán đoán, Bình luận, Giải thích Phương pháp thử AND chưa ra đời và mẹ Jane đã chết từ lâu nhưng ngay cả

nếu mẹ Jane còn sống thì cũng khó lòng khẳng định điều này (theo thống kê của UNESCO, trung bình một gái điếm tiếp năm khách một ngày, các chính phủ cũng dựa trên số liệu này để quy định thuế thu nhập cho các nữ nhân viên khu đèn đỏ)”

[109;81]. Vy trong VânVy là người tỏ ra “rất dị ứng” với danh ngôn chọn lọc và

viết: Ở nhà với Vượng, chủ đề B chưa đề cập đã bị đẩy sang một bên. Vượng gọi đó

là chủ đề nhiều vi khuẩn. Vượng bảo gần nó coi chừng bị nhiễm, tốt hơn hết là vắc – xin, phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Vượng còn nhiều câu nữa (câu nào cũng na ná khẩu hiệu Bộ Y tế) (…) Vượng bảo: im lặng là đỉnh cao của biểu cảm. Vy lại lắc đầu, Vy chịu thua mỗi khi Vượng dẫn danh ngôn chọn lọc” [109;19]; “Có lần Vượng bảo người cận thị không chỉ phát triển khứu giác trên mức bình thường mà cơ quan thính giác cũng được bù đắp không kém (…). Rồi Vượng dẫn danh ngôn chọn lọc: tha thứ cho kẻ yếu là tự tạo sức mạnh cho mình” [109;26].

Cô xem đó là sự phỉ báng, dạy đời và người đọc có cảm tưởng như người phụ nữ này mỗi khi nghe danh ngôn chọn lọc đều nở một nụ cười mỉa mai, miệt

Một phần của tài liệu Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)