Báo chí trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Trang 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2 Báo chí trong tiểu thuyết

Tiêu biểu cho điều này là tiểu thuyết Paris 11 tháng 8. Tiểu thuyết này được chia thành 22 chương, mỗi chương đều bắt đầu bằng một trích đoạn báo đưa thông

tin hoặc bình luận về sự kiện nắng nóng năm 2003 ở Pháp. Sự kiện nắng nóng bất thường vào tháng 8 năm 2003 tại Paris đã cướp đi sinh mạng của 15.000 người.

Sự kiện ấy tạo ra một dòng chảy riêng xuyên suốt tác phẩm, song hành với nội dung chính. Hiện diện ở 22 đoạn báo được nhà văn tuyển chọn và trích dẫn ở đầu mỗi chương, nó là cái cớ để bắt vào mạch truyện: vì nắng nóng, nhiều người chết đặc biệt là những người già nên dịch vụ tắm cho người già lâm vào tình trạng “khủng hoảng thừa”. Điều đó khiến Liên mất việc và chuyển về ở cùng Mai Lan. Song quan trọng hơn mà sự kiện này tạo ra bối cảnh xã hội cho câu chuyện, tạo ra cái phông rất thực cho một câu chuyện hư cấu. Đó là sức hấp dẫn của tác phẩm.

22 đoạn báo với lượng thông tin khổng lồ, cuốn người đọc vào tính siêu mạch lạc của văn bản. Bằng cách đó, Thuận đã kéo văn chương về với hiện thực trần trụi, thậm phồn của thời hiện đại. Thông tin về trận nóng lịch sử nước Pháp này được Thuận cắt xén, gom góp nguồn tư Đài Radio, France, Báo Le Figaro, Báo RTL, Báo Nhân đạo, Tạp chí Cybergeo, Báo Les Echos, Tạp chí IFRAP, Tạp chí Le Monde Diplomatique, Báo Lutte Ouvriere, Tạp chí Sortirdunucleaire, Tạp chí Genealogie, Tạp chí Ẽpansion, Báo L’Alsace le Pays, Báo AFRAP, Tạp chí Vivre 100 ams, Báo Leberation, France, Báo Alsace d’abord, Báo Ouest-France, Yahoo Actualites, www.bebonplant. Các trích đoạn báo chí đầu mỗi chương được Thuận sắp xếp theo từng cặp, thường mâu thuẫn thậm chí xung khắc với nhau. Người đọc đôi khi còn thấy “khó chịu” vì sự quá tải thông tin, nội dung tuyến truyện chính của tác phẩm trở nên khó tiếp nhận, đòi hỏi ở họ một sự tỉnh táo để xử lý năng động những thông tin đó.

Trận nắng nóng tháng 8 năm 2003 đã gây ra cái chết của các cụ già nhưng các báo lại đưa ra các thông tin khác nhau về tỷ lệ: “Các cụ già là nạn nhân đầu tiên: 70% có số tuổi từ 75 trở lên” (theo báo Quest – France, 26/9/2003); “Nạn nhân phần lớn (81%) ở lứa tuổi 75 trở lên” (theo báo France 2, 25/11/2002);…

khắc nhau: “Đó là kết quả củ việc sống cách biệt? (…) Rất nhiều cụ già rơi vào

hoàn cảnh bơ vơ, phải chịu lối sống chia rẽ các thế hệ rước đây từng chung nhau một nhà… Vài ngày sau trận nắng nóng, báo Le Parisien đã đăng danh sách khoảng 60 người chết ở thủ đô trong thời gian từ mồng 1 đến 21/8/2003, không được thân quyến biết đến” (tạp chí Géné alogie. Số 148, 10/11/2003). Nhưng một

bài báo khác lại ngay lập tức đáp lại “chan chát”: “Người ta cố giải thích rằng

người cao tuổi bị tử nạn vì đã sống biệt lập. Thực ra chỉ có 16% trong số họ từng sống độc thân và 1% là vô gia cư. Số còn lại : 20% ở với gia đình, 63% sống trong các nhà dưỡng lão, các trại định cư, bệnh viện, trạm xá và trung tâm chữa bệnh chuyên khoa” (France 2, 25/11/03 [107; 229].

Thậm chí số người chết vì nắng nóng được đưa ra cũng không hoàn toàn giống nhau. Hầu hết các báo và tạp chí đều cho rằng có khoảng 15.000 người chết, riêng tạp chí Vivre 100 ans ngày 12/2/2003 đưa ra con số khác “Những lời phát

biểu ít hay nhiều đều chậm trễ và thay đổi như khiêu vũ, chỉ có con số tử vong là không giấu được (10.000, thậm chí 13.000) [107; 199].

Mặc dù “cắt dán” rất nhiều các thông tin và bình luận về trận nắng nóng từ các báo khác nhau nhưng Thuận không tham vọng trở thành một nhà xã hội học phân tích từ A đến Z nguyên nhân, diễn biến, kết quả của trận nắng nóng. Thuận muốn “người đọc phải trở nên ngờ vực mọi điều”. Với một loạt thông tin đa chiều về cùng một chủ đề, Thuận cho thấy: những gì được gọi là hiện thực thế giới chỉ đến bằng các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ là bản sao, không phải là bản gốc. Chỉ một sự việc, được lọc qua thế giới thông tin nhiều cấp trước khi đến với lăng kính của người tiếp nhận. Thế giới tưởng rộng ra với truyền thông nhưng thực chất chỉ là một thế giới ngụy tín, thế giới ảo.

22 trích đoạn báo chí khô khan đó tạo nên một lớp cấu trúc khác cho Paris 11 tháng 8 tồn tại cùng mạch truyện chính. Nếu mạch truyện chính (22 chương

truyện) nhằm nói lên số phận của những con người di dân nhỏ bé mà tiêu biểu là Liên và Mai Lan thì mạch còn lại cố công gây dựng nên bộ mặt xã hội Paris đương đại: thảm hại và đình đốn, mà nói như Đoàn Cầm Thi thì đó là “niềm hổ thẹn sâu kín của một xã hội tư bản viên mãn”.

Thuận đã giễu cợt nước Pháp hào hoa khi cắt dán những tin tức báo chí: “Chính kiểu tổ chức hết sức tập trung của nền y tế đã là nguyên nhân của thảm

họa. Ở Pháp, chính phủ thống trị toàn bộ đất nước không chia cho địa phương một chút quyền hạn nào” (Báo Alsace d’abord 10/2003 [107;238]. Thuận cho người

xem một bức tranh biếm họa, trong khi cả nước đang nước sôi lửa bỏng đối diện với trận nắng nóng lịch sử thì “Người ta nhìn thấy thủ tướng Raffarin đi nghỉ hè

vội vã bỏ lại một bà cụ cằn cọc và đau khổ ngồi trong xe lăn (…) Thủ tướng nghỉ trên núi, bộ trưởng bộ y tế bị phỏng vấn đang mặc áo thun, sau lưng là màu xanh lá cây, tổng thống thì nghỉ mát cách đất nước hàng nghìn cây số” (Tạp chí

Cybergeo 24/11/2003 [107;250].

Với mạch truyện chính, nước Pháp trong Paris 11 tháng 8 hiện lên không

còn có những con người bước ra từ cổ tích với chàng hoàng tử bạch mã đẹp trai và nàng Lọ Lem xinh đẹp... Paris trong mắt nhân vật Liên chưa bao giờ “trần trụi”, “gan ruột” đến thế. Đấy là Paris của những ngừơi nhập cư nghèo nàn, kẻ có tên như Pat, Mai Lan, như Liên,... cũng có những kẻ không còn nổi một cái tên như Mèo Ốm, Sư Tử, Hà Mã... Họ, cũng chỉ với những bữa ăn đơn giản và rẻ tiền, với những giờ làm việc căng thẳng chỉ mong sao không chồng cao hoá đơn hàng tháng. Họ cũng có những đêm thác loạn và cuồng dại. Paris trong cách đối xử với Liên- một người phụ nữ Việt Nam bé nhỏ và câm lặng, cái cách những người đang trú chân ở Paris quả là đa dạng như chính thành phố mà quận Mười Sáu dành cho người Pháp trắng- sạch- sáng; quận Mười Ba cho Phố Tàu và nhà hàng Việt chật- ẩm- bẩn; quận Mười cho những người Ấn gốc Pakistan tối- kín- bí. Paris cũng

không thiếu chỗ cho những Mai Lan vồ vập, luôn tâm niệm rằng “Sống thì sẽ biết”, những Pát chân thành, Hà Mã chi li, Sư Tử và Mèo Ốm trơ tráo, Bà giáo và Toto no đủ thỏa mãn vơí những nhân tình ở các nước thế giới thứ Ba; với My dửng dưng, Tanh bất lực trong hoài niệm... và riêng đối với Liên, Paris còn là giải pháp có lý nhất và hi vọng nhất trong việc tìm kiếm một anh chồng tử tế dưới lốt cao học vì trong nước đã hoàn toàn bất lực.

Kết cấu đa tầng trong tác phẩm của Thuận giống như một lời thách thức của tác giả đối với khả năng tiếp nhận tác phẩm của độc giả. Đồng thời trong bối cảnh xã hội thông tin phát triển, các phương tiện truyền thông ngày càng trở nên phong phú thì sự đa tầng văn bản cũng mở ra cho độc giả những hướng tiếp cận thông tin phong phú đa dạng hơn là chỉ “say sưa” một lời kể đơn điệu của nhà văn.

KẾT LUẬN

1. Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu có ảnh hưởng lớn đến triết học, nghệ thuật và văn chương đương đại. Ở lĩnh vực văn chương, nó đã đem lạ sự tự do vô tận cho nhà văn và ý thức đồng sáng tạo cho người đọc. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hôm nay, dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận nó như một quy luật tất yếu chi phối hoạt động sáng tạo của các nghệ sĩ Việt Nam.

2. Soi chiếu tinh thần này vào sáng tác của Thuận, bước đầu chúng tôi tìm hiểu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam, từ đó góp phần nhận diện quá trình vận động đổi mới của văn học đương đại. Chúng tôi khẳng định: Thuận là tác giả có màu sắc hậu hiện đại chứ không phải là nhà văn hậu hiện đại thuần túy. Trong sáng tác của chị vẫn có những yếu tố của các trào lưu, khuynh hướng khác và rất khó để có thể phân biệt rạch ròi. Đó là vì bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương dung nạp tất cả những gì có trước, trong đời sống và văn hóa, văn học nhân loại, làm “khởi động” lại một cách linh hoạt các hình thức cũ để đáp ứng những nhu cầu mới. Theo đó, mỗi nhà văn là một liên văn bản lớn của đời sống và sách vở họ từng tiếp xúc.

3. Qua sáng tác của mình, Thuận cho thấy một ý thức rõ ràng về việc “giải” các yếu tố như giải trung tâm, giải cốt truyện, giải nhân vật. Bên cạnh đó, nó còn là hệ thống văn bản mở có khả năng phức hợp thể loại và nhại văn. Bản thân tác phẩm lại không có khuôn định ý nghĩa, nhà văn chỉ mời gọi người đọc tham gia vào một trò chơi mà mỗi người có thể tìm thấy những cách diễn dịch khác nhau phù hợp với tâm thức, kiến văn của mình. Những cố gắng này của Thuận đã đóng góp một cách có ý thức vào tiến trình cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

4. Qua việc khảo sát và nhận diện các yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận, chúng ta có thêm căn cứ để khẳng định quy luật: Văn học VIệt Nam đang tiếp tục con đường hiện đại hóa đã được phát động từ đầu thế kỷ XX để hòa nhập với tư duy nghệ thuật nhân loại. Trong hành trình đó, chúng ta học tập và tiếp biến những

kinh nghiệm của các trào lưu triết mĩ lớn của thế giới như một nhu cầu tự thân và một yêu cầu bắt buộc.

THƢ MỤC THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tạ Duy Anh (1999), “Tiểu thuyết- Cái nhìn cuối thế kỷ”, Báo Văn hoá số ra ngày 18 tháng 8.

2 Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại- Nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

3 Đào Tuấn Ảnh, Những yếu tố hiện đại trong văn xuôi Việt Nam trong tương

quan so sánh với loại hình với văn xuôi hậu hiện đại Nga – nguồn:

www.vienvanhoc.org

4 Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

5 M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển

dịch và giới thiệu, Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

6 M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Dostolevsky, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7 Nguyễn Thị Bình (2005), “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11 năm 2005.

8 Nguyễn Duy Bình, (2003), Bàn về tiểu thuyết trinh thám, in trong “những

vấn đề văn học và ngôn ngữ học” – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

9 Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 10 Nhật Chiêu, Thiền và hậu hiện đại , Nguyệt san Giác ngộ, số 3/2005

11 A.Compagnon (2006), Bản mệnh của lý thuyết, Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

12 Chuyên đề Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu, www.vietnamnet.vn

13 Chuyên đề Nhà văn trẻ nghĩ gì, hiểu gì về văn chương, http://vietnamnet.vn

14 Phạm Vĩnh Cư (Chủ biên nhóm người dịch) (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, NXB Đà Nẵng- Trường Viết văn Nguyễn Du.

15 Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB

16 Cao Việt Dũng (2006), “Lời tựa cho T mất tích”,

17 Lê Chí Dũng, “Phải chăng “Chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên

phổ biến ở Việt Nam?”, nguồn: www.tienve.org

18 Hà Minh Đức (Chủ biên) (1997), Giáo trình lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19 Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20 Phong Điệp (thực hiện), Tôi đề nghị một lối đọc không thụ động, nguồn:

www.phongdiep.net

21 Phong Điệp (thực hiện), Khi nhà văn yên vị, tức là lúc ngòi bút bất lực,

nguồn: www.phongdiep.net

22 Phong Điệp (thực hiện), Viết là để phá vỡ sự cân bằng, nguồn:

www.phongdiep.net

23 Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học – NXB Văn hóa,

Trung tâm Nghiên cứu quốc học.

24 Văn Giá, “Thử nhận diện tiểu thuyết ngắn Việt Nam gần đây”,

http://evan.com.vn

25 La Giang (2004), “Từ tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, suy

nghĩ về một hiện tượng phê bình”, Báo Văn nghệ quân đội, số 595/4/2004 26 Hoàng Cẩm Giang (2007), Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ

XXI (Luận văn thạc sỹ chuyên ngành lý luận văn học), Trường Đại học KHXH& NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

27 Krisrjana Gunnars, Về những tiểu thuyết ngắn, nguồn: www.evan.com.vn

28 Trần Thanh Hà (2006), “Quan niệm độc đáo của Milan Kundera- Chất

thơ trong tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học nước ngoài, tháng 4.

29 Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn

học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

30 Phan Nhiên Hạo, Trao đổi với với Đoàn Cầm Thi về (…) rác, nguồn:

www.talawas.org

31 Phan Nhiên Hạo, Mới – cũ trong thơ và Hậu hiện đại, nguồn:

www.talawas.org

32 Phạm Thị Thu Hiền (2007), Tiểu thuyết Việt Nam 5 năm đầu thế kỷ, luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học QG Hà Nội, Hà Nội.

Du, Hà Nội.

34 Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

35 Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

36 La Khắc Hòa, Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học

Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, nguồn:

www.vienvanhoc.org

37 Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.

38 Nguyễn Chí Hoan, “Thuận và Phố Tàu- Dùng nghịch lý để kể những

nghịch lý”, www.evan.com.vn

39 Nguyễn Chí Hoan, “Tiểu thuyết Chinatown và những chiều kích hiện tại

của thời gian quá khứ”, http://evan.vnexpress.net

40 Nguyễn Thị Từ Huy, (1999), “Ghen” (La Jalousie) và những vấn đề thi

pháp trong tiểu thuyết Alain Robbe – Grillet, Hà Nội.

I.P.Ilin và E.A. Tzurganova (chủ biên) (2003), Các khái niệm và thuật ngữ

của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX –

NXB ĐH QG, Hà Nội.

42 Milan Kundera, Đối thoại về nghệ thuật tiểu thuyết, nguồn:

www.talawas.org

43 Milan Kundera (2001), Những di chúc bị phản bội, NXB Văn hóa thông

tin, Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây

44 Manfred Jahn, Trần thuật học- nhập môn lý thuyết trần thuật, Nguyễn Thị

Như Trang dịch, tài liệu khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

45 Đông La, Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta, nguồn:

www.vietnamnet.vn

46 Cao Kim Lan, Lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết

của hệ hình thi pháp hậu hiện đại, nguồn: www.vienvanhoc.org

47 Mã Giang Lân- Bùi Việt Thắng (2007), Văn học Việt Nam sau 1975 (Giáo trình), (tài liệu khoa Văn học)

48 Hoàng Thị Thuỳ Linh (2008), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn

Thuận, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

49 Thủy Lê (thực hiện), Thuận: Với tôi, mỗi tác phẩm là một chuyến đi xa, nguồn:

www.evan.com.vn

50 Thủy Lê (thực hiện), Nhà văn Thuân: Tôi viết văn hoàn toàn độc lập, nguồn:

www.evan.com.vn

Một phần của tài liệu Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Trang 87)