1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006

115 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Để thấy được sự phát triển của Công ty than Đèo Nai, thấy được ngành công nghiệp khai thác than Việt Nam trong từng thời kì, tôi đã chọn đề tài: “Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2008

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương I: Khái quát về tình hình Công ty than Đèo Nai trước thời kỳ đổi mới (1960 - 1985) 6

1 Điều kiện tự nhiên và xã hội 6

2 Quá trình phát triển của Công ty than Đèo Nai trước năm 1960 8

2.1 Sự hình thành và phát triển của khu vực than Quảng Ninh 8

2.2 Sự thành lập Công ty than Đèo Nai 12

2.3 Tình hình đội ngũ công nhân Công ty than Đèo Nai 14

2.4 Cuộc sống của người công nhân mỏ 20

2.4.1 Cuộc sống của công nhân mỏ trước năm 1954 20

2.4.2 Cuộc sống của công nhân mỏ từ năm 1954 đến năm 1986 26

2.5 Phong trào đấu tranh của công nhân mỏ trước năm 1954 27

3 Tình hình hoạt động của Công ty than Đèo Nai trước đổi mới 39

3.1 Vài nét chung về ngành than Việt Nam 39

3.2 Về hình thức tổ chức kinh doanh của Công ty than Đèo Nai 45

4 Tình hình chung của Công ty than 48

4.1 Quy trình công nghệ khai thác than của Công ty than Đèo Nai 48

4.2 Về cơ cấu tổ chức 49

4.3 Về máy móc kỹ thuật 50

4.4 Về trình độ công nhân Công ty Đèo Nai 51

4.5 Nguyên nhân của tình trạng trên 52

Chưong II: Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (1986 - 2006) 56

I.Thời kỳ ổn định và bước đầu xây dựng (1986 - 1995) 56

Trang 4

1 Bối cảnh quốc tế 56

2 Bối cảnh trong nước 58

3 Tình hình chung của Công ty than Đèo Nai 64

3.1 Cơ cấu tổ chức 64

3.2 Máy móc kỹ thuật 65

3.3 Trình độ công nhân 68

3.4 Đời sống của người công nhân mỏ 70

II Thời kỳ khởi sắc của Công ty than Đèo Nai 71

1.Tình hình chung của Công ty than Đèo Nai 71

1.1 Hình thức kinh doanh của Công ty than Đèo Nai 71

1.2 Về cơ cấu lãnh đạo 73

1.3 Trình độ của công nhân mỏ 74

1.4 Sản lượng khai thác than trong thời kỳ từ năm 1995 đến 2006 77

2 Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại Công ty than Đèo Nai 81

2.1 Công đoàn cơ sở của Công ty than Đèo Nai 81

2.2 Tổ chức Đoàn thanh niên của Công ty than Đèo Nai 87

2.3 Vai trò của các đoàn thể của Công ty than Đèo Nai 90

Chương III: Một số nhận xét về hành trình lịch sử của Công ty than Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006) 93

1.Hành trình đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức doanh nghiệp 93

2.Không ngừng đổi mới trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất 95

3 Không ngừng chăm lo cải thiện đời sống của người lao động 97

4 Công ty than Đèo Nai đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế địa phương 98

Kết luận 102

Tài liệu tham khảo 105

Trang 5

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ SƠ ĐỒ

-

Bảng 1: Số lượng công nhân Công ty than Đèo Nai thời kỳ 1936 -

1939

Bảng 2: Tai nạn lao động so với 1000 công nhân

Bảng 3: Sản lượng khai thác than của Công ty than Bắc Kỳ

Bảng 4: Bảng chỉ tiêu chất lượng than

Bảng 5: Bảng thống kê số lượng máy móc năm 1960

Bảng 6: Số lượng công nhân thời kỳ 1960 - 1975

Bảng 7: Số lượng máy móc năm 1995

Bảng 8: số lượng máy móc năm 1976

Bảng 9: Số lượng công nhân thời kỳ 1986 - 1995

Bảng 10: Số lượng đội ngũ công nhân mỏ thời kỳ 2000 - 2005

Bảng 11: Sản lượng khai thác than hàng năm

Bảng 12: Chỉ tiêu sản xuất các loại than từ năm 2001 đến 2002 Bảng 13: Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm than

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý điều hành của Công ty than Đèo Nai trước đổi mới

Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý điều hành của Công ty than Đèo Nai năm

Trang 6

Ngành công nghiệp khai thác than là ngành chính đảm bảo cuộc sống cho người dân nơi đây, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế của thị xã Hầu như cuộc sống của người dân phụ thuộc vào nghề khai thác mỏ Mặc dù đã trải qua biết bao khó khăn gian khổ nhưng ngành công nghiệp khai thác than vẫn

tự vươn lên khẳng định mình

Công ty than Đèo Nai là một trong những mỏ lớn của ngành công nghiệp than Quảng Ninh, tự hào là mỏ được thành lập khá sớm, được chứng kiến quá trình “thay da đổi thịt” của đất nước Công ty than Đèo Nai bất chấp khó khăn vừa sản xuất, vừa đối phó với chiến tranh trong thời kì 1960 - 1975, nhưng với sức sống mãnh liệt đã giúp mỏ than tự vươn lên khẳng định mình

Để thấy được sự phát triển của Công ty than Đèo Nai, thấy được ngành

công nghiệp khai thác than Việt Nam trong từng thời kì, tôi đã chọn đề tài: “Sự

phát triển của Công ty than Đèo Nai (Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới”

Mục đích nghiên cứu thêm phần nào về con người đất mỏ, về sự phát triển của một mỏ than trong từng giai đoạn lịch sử nhất là trong thời kỳ đổi mới Bên cạnh

đó tôi muốn khắc họa hành trình lịch sử của Công ty than Đèo Nai từ thời Pháp thuộc cho tới năm 2006 Mục đích không phải chỉ để tái hiện lịch sử mỏ than mà

Trang 7

2

thông qua việc nghiên cứu có thể làm sáng tỏ được bức tranh toàn cảnh nhưng rất cụ thể của ngành than - một bộ phận lớn của công nghiệp nặng trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường

Xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng lao động” Công ty than Đèo Nai với vị trí thuộc trung tâm thị xã Cẩm Phả, đã ngày đêm tự đổi mới hoàn thiện mình, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho hàng ngàn công nhân mỏ Công ty than Đèo Nai đã tạo được vị trí thuộc trung tâm thị xã Cẩm Phả, đã ngày đêm tự đổi mới hoàn thiện mình, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho hàng ngàn công nhân mỏ Công ty than Đèo Nai đã tạo được vị trí trong lòng người dân mỏ cũng như ngành than Việt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề công nhân Việt Nam nói chung và phong trào công nhân vùng

mỏ Cẩm Phả (Quảng Ninh) nói riêng đã có nhiều tác giả trong và nước ngoài nghiên cứu Các vấn đề đã được tìm hiểu nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự hình thành phát triển của công nhân và phong trào công nhân vùng mỏ Quảng Ninh trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống Pháp

Tiêu biểu có các tác giả với những xuất bản sau: Thi Sảnh (Giai cấp

công nhân Quảng Ninh trong việc bảo vệ và xây dựng thắng lợi chính quyền cách mạng ở khu mỏ từ năm 1945 đến năm 1954, Nhà xuất bản giáo dục,

1998)

Ban nghiên cứu lịch sử Quảng Ninh (Ngành than Quảng Ninh trong thời

kỳ đổi mới, Nhà xuất bản giáo dục, 1998)

Cao Văn Biền (Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ, Tạp chí nghiên cứu lịch

sử, Số 7 năm 1995)

Tuy nhiên những công trình đã xuất bản, các đề tài, luận văn đã công bố, hầu như là những nghiên cứu tổng thể, ở tầm vĩ mô,chưa có nghiên cứu cụ thể

Trang 8

Để góp phần nhỏ bé tìm hiểu sự phát triển cua vùng mỏ trong xây dựng kinh tế, trong Luận văn này chủ yếu nêu lên sự phát triển của Công ty than Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006)

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Vấn đề được nghiên cứu trong Luận văn này là sự phát triển của mỏ than Đèo Nai (Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006)

Về quá trình hình thành mỏ than, phong trào đấu tranh của công nhân mỏ dưới thời Pháp thuộc, đời sống của công nhân mỏ, về nguồn nhân lực của mỏ

Về địa bàn: Chỉ tìm hiểu nghiên cứu trong một mỏ của vùng than Cẩm Phả

Về thời gian: tập trung chủ yếu tìm hiểu sự phat triển của Công ty than Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006)

Tập trung vào những nội dung trên mục đích của Luận văn nhằm làm sáng tỏ sự chuyển biến về kinh tế của một doang nghiệp từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển của Công ty than Đèo Nai

trong thời kỳ đổi mới Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước có mối tương quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, song luận văn chỉ dừng lại nghiên cứu tình hình chung của Công ty than, một số vấn đề cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế

Trang 9

4

Về mặt thời gian, Luận văn nghiên cứu sự phát triển của Công ty than Đèo Nai thời kỳ 1986 - 2006, nhưng để đảm bảo tính logic chúng tôi vẫn đề cập đến những giai đoạn trước với mục đích phác họa đầy đủ hơn bước phát triển mới của Công ty than Đèo Nai

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên

Trong quá trình hoàn thành Luận văn, tôi đã đi thực tế đến vùng than Cẩm Phả và Công ty than Đèo Nai, đã tiếp cận với nguồn tư liệu lưu trữ tại các phòng chức năng của mỏ: phòng thống kê, phòng lao động tiền lương, phòng kĩ thuật, phòng nhân sự, các ban ngành tổ chức như đoàn thanh niên, ban nữ công để lấy tư liệu phục vụ cho việc tìm hiểu sự phat triển của Công

ty than Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006)

Nguồn tư liệu từ các sách báo viết về vùng than Quảng Ninh Nguồn tư liệu điền dã được khai thác từ các nhân chứng của vùng mỏ là cán bộ lãnh đạo

mỏ, quản đốc xí nghiệp và công nhân trên công trường khai thác vận hành quy trình công nghệ sản xuất than

Đề tài Luận văn: Tìm hiểu về sự phát triển của Công ty than Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006) , trong quá trình thực hiện đã sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, điền dã, phỏng vấn sâu, để làm rõ sự phát triển của mỏ than trong thời kỳ đổi mới

6 Đóng góp của khóa luận

Luận văn đã góp phần lấp khoảng trống nghiên cứu về vùng than Cẩm Phả trong thời kỳ đổi mới Trong luận văn đã khai thác nguồn tư liệu tại địa phương chưa được công bố trên các sách và tạp chí Luận văn cũng đã góp phần tập hợp tư liệu còn khuyết về Công ty than Đèo Nai Bên cạnh đó tái hiện được hành trình lịch sử của Mỏ than trong thời kỳ đổi mới Tuy chỉ nghiên cứu một mỏ nhỏ trong sự chuyển biến trung của cơ cấu kinh tế, nhưng

đề tài là một công trình nghiên cứu khoa học không trùng lặp với bất kỳ công

Trang 10

5

trình nào từ trước đến nay Vì vậy Luận văn đã góp phần không nhỏ cho việc

nghiên cứu về lịch sử truyền thống khu Mỏ Quảng Ninh

Luận văn góp phần khẳng định đường lối đổi mới kinh tế công nghiệp,

trong đó có ngành than là phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam trong

thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Thông qua Luận văn để thấy

được tiềm năng, những cơ hội và những khó khăn thử thách mà mỏ than phải

vượt qua trong suốt chặng đường của mình

Luận văn đã nhận thức được biện pháp khắc phục khó khăn chủ động

sáng tạo nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm của công nhân

lao động Công ty Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới

Thông qua Luận văn có thể giáo dục lòng yêu quê hương, vùng mỏ cho

học sinh trong các bài học lịch sử địa phương

Luận văn cũng góp phần tinh thần chủ động sáng tạo của cán bộ công

nhân, nâng cao năng suất, sản lượng than trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện

đại hóa đất nước

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kêt luận và tài liệu tham khảo, nội dung của Luận

văn được trình bày trong ba chương:

Chương I: Khái quát về tình hình Công ty than Đèo Nai trước thời kỳ đổi

mới (1960 - 1985)

Chương II: Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (1986 - 2006)

Chương III: Một số nhận xét về hành trình lịch sử của Công ty than Đèo

Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006)

Trang 11

6

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TY THAN ĐÈO NAI TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1960 - 1985)

1 Điều kiện tự nhiên và xã hội

Than ở Đèo Nai đã được khai thác từ trước năm 1954, thuộc Công ty than Bắc Kỳ do người Pháp quản lý Năm 1960 Công ty than Đèo Nai chính thức được thành lập theo quyết định của Bộ công nghiệp Công ty than Đèo Nai khai thác than ở bể than Đông Bắc, nằm ở phía Đông Hòn Gai - Cẩm Phả, trên bờ Vịnh Bái Tử Long Diện tích khu mỏ của Công ty là 9 km2

, phía Đông giáp với Công ty than Cọc Sáu, phía Bắc và phía Đông Bắc giáp với khu mỏ Công ty Cao Sơn, phía Tây và phía Tây Nam giáp với Công ty than Thống Nhất, phía Nam giáp với quốc lộ 18A, cách 5 km về phái Tây là trung tâm thị xã Cẩm Phả Diện tích khu mỏ được giới hạn bởi toạ độ:

X - 25000 ÷ 27400

Y - 71000 ÷ 73400

Ngoài những đặc điểm về địa lý trên Công ty than Đèo Nai vừa nằm sát quốc lộ 18A, vừa nằm sát biển, vị trí này rất thuận lợi cho việc vận chuyển than ra cảng Cửa Ông và vận chuyÓn than ra cảng Công ty để tiêu thụ nội địa

và xuất khẩu

Công ty than Đèo Nai là doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ khai thác than lộ thiên, địa hình khai thác chủ yếu là các gương tầng khai thác thác từ phía Tây Nam và phía Tây Bắc Địa hình nguyên thuỷ còn sót lại là phần rất nhỏ, đỉnh cao nhất là + 419,6 m ở phía Tây Bắc, điểm thấp nhất là - 31,2 m ở phía Đông, địa hình thấp dần từ Đông sang Tây

Công ty than Đèo Nai nằm trong vùng Cẩm Phả với địa hình một bên là đồi núi, một bên là biển, nên hoạt động của công ty chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu vùng Đông Bắc

Trang 12

có thể xuống thấp từ 70

C ÷ 80C cũng có ảnh hưởng phần nào tới quá trrình sản xuất

Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc với diện tích là

6099 km2, dân số là 1097,8 nghìn người, mật độ dân số là 180 người/km2

, gồm một thành phố, ba thị xã và mười huyện Là nơi có trữ lượng than lớn nhất của cả nước vì vậy ngành kinh tế chính ở đây là công nghiệp khai mỏ Bên cạnh đó ngành du lịch ở Quảng Ninh cũng rất phát triển với thắng cảnh ở

Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Nhưng có một vấn đề đặt ra cho tỉnh Quảng Ninh nói chung và các ngành kinh tế nói riêng là muốn phát triển kinh tế du lịch thì đòi hỏi ban lãnh đạo tỉnh phải có những giải pháp cụ thể đối với việc ô nhiễm môi trường, giảm ảnh hưởng đến ngành du lịch Đây là vấn đề cần thiết nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt

để

Với lãnh thổ trải dài từ Đông Triều cho đến tận Móng Cái, vì vậy thành phần dân tộc ở đây cũng rất phong phú: dân tộc Tày, Thái, Mường, Sán Dìu vv Vì là khu tập trung nhiều mỏ khai thác than của cả nước cho nên cấu trúc

xã hội ở đây cũng mất cân đối, tỉ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới điều này sẽ dẫn đến hậu quả là nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện

Trang 13

Vì có thành phần dân cư đa dạng cho nên trình độ văn hóa giữa các vùng không đồng đều, những nơi như thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, thị xã Móng Cái, thị xã Uông Bí với điều kiện kinh tế khá phát triển, vì vậy tỉ lệ trẻ

em đến trường chiếm khoảng 95% Nhưng ở các huyện còn lại số lượng trẻ

em đến được đi học khá thấp, chiếm khoảng 45%, như huyện Tiên Yên, Ba Chẽ.(1)

Điều này đã phản ánh sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực

Về tôn giáo, người dân ở đây theo hai đạo chính là đạo Phật và đạo Thiên chúa giáo Khoảng 25% dân số theo hai đạo này, hầu hết những người theo đạo Phật có độ tuổi từ 60 trở lên

Với điều kiện tự nhiên và xã hội như trên vùng mỏ Quảng Ninh có rất nhiều thuận lợi cho sự phát triển các ngành nghề kinh tế, bên cạnh đó cũng sẽ

có nhiều khó khăn mà buộc ban lãnh đạo tỉnh phải có chính sách biện pháp kịp thời để giải quyết, đưa tỉnh Quảng Ninh ngày một phát triển hơn

2 Quá trình phát triển của Công ty than Đèo Nai trước năm 1960 2.1 Sự hình thành và phát triển của khu vực công nghiệp than Quảng Ninh

Sau khi bị thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, bằng hòa ước 1864, nhà Nguyễn buộc phải mở một số cửa sông, biển ở miền Bắc cho thương nhân ngoại quốc, chủ yếu là người Pháp, trong đó có cửa sông, biển Quảng Yên, Hải Ninh Đến năm 1874, nhà Nguyễn lại kí với Pháp một hòa ước mới, trong đó có một điều khoản là phải mở thêm cảng Hòn Gai cho

(1) Thống kê của ủy ban dân số Quảng Ninh năm 2004

Trang 14

mỏ Quảng Ninh Chính người Đức đã xin nhà Nguyễn cho mở một số công trường khai thác than, hùn vốn với người Pháp để xây dựng cảng vạn Hoa trên cái Bầu (Kế Bào) Vậy là từ nửa cuối thế kỷ XIX trở đi, bên cạnh các công trường khai thác than của người Việt và người Trung Quốc đã có từ trước, lại xuất hiện thêm một số công trường của người Trung Quốc mới, người Pháp và người Đức Trong khi triều đình nhà Nguyễn chưa thấy được tầm quan trọng của khu mỏ thì tư bản nhiều nước đã ra sức tranh giành ảnh hưởng để hòng làm chủ khu mỏ

Hoạt động ngày càng nhộn nhịp của tàu bè ngoại quốc tại Quảng Ninh sau hòa ước 1874 đã làm cho người Pháp lo lắng về sự cạnh tranh của người nước ngoài đối với họ, đặc biệt là các công ty của Anh dưới danh nghĩa Trung Quốc Hơn nữa vào cuối thế kỷ XIX, Pháp ráo riết chuẩn bị xâm Bắc Kỳ lần thứ hai nên chúng ra sức tăng cường các hoạt động kinh tế và do thám tại khu vực Quảng Ninh, vì than đá ở đây vào loại tốt nhất thế giới Nooc-man, một sĩ quan Anh nói: “Nếu các chiến hạm Pháp được các mỏ than Bắc Kỳ tiếp tế, thì

họ có thể ngăn đường Trung Hoa của người Anh, Diến Điện và Can-quýt-ta

sẽ bị phong tỏa ” (1)

(1) Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh, Dư địa chí Quảng Ninh, tập 1, NXBGD, 2000

Trang 15

10

Cuối năm 1882 thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần hai, nhà Thanh coi đây là một nguy cơ mất Bắc Kỳ và vùng mỏ than Quảng Ninh vào tay người Pháp Đồng thời họ cũng coi đây là một cơ hợi để xâm lược Bắc Kỳ mà không bị dư luận phản đối Họ giương cờ “giúp nhà Nguyễn chống Pháp” để hòng thực hiện dã tâm tranh giành quyền lợi của người Pháp Đối với tư bản Pháp thì việc chiếm khu mỏ Quảng Ninh là một trong những âm mưu hàng đầu trong việc xâm lược Bắc Kỳ, đặc biệt là sau khi Pháp bại trận trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871) và bị Đức chiếm nhiều mỏ than quan trọng

ở miền Bắc, nền công nghiệp Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng vì thiếu than Liên tiếp trong các năm 1880-1882, Pháp đã buộc nhà Nguyễn cho chúng cử các đoàn kĩ thuật đến kháo sát thăm dò khu mỏ Năm 1882, Kỹ sư Phuyt-sơ đã mang than Hà Lầm về Pari phân tích Thấy than tốt điều kiện khai thác chuyên chở lại dễ dàng, giới chủ tư bản Pháp rất sung sướng và tràn đầy hi vọng vào nguồn lợi này Đó chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp để chúng chiếm Quảng Ninh Ngoài ra, vị trí chiến lược của Quảng Ninh trong việc khống chế đường biển, trong quan hệ Pháp - Trung, Pháp- Anh thông qua quan hệ Việt - Trung, cũng là lý do không kém phần quyết định

Chính vì vậy mà xảy ra sự kiện ngày 12 - 3 - 1883, Pháp đánh chiếm Quảng Ninh và sau đó đặt bản doanh quân sự tại Móng Cái và Phả Lại, biến khu mỏ Quảng Ninh thành vùng nằm lọt giữa hai gọng kìm quân sự và bắt đầu thi hành chính sách cai trị đối với vùng mỏ

Về hành chính, khu mỏ Quảng Ninh thuộc quyền quản lý của Công sứ Quảng Yên và Hải Dương Chính quyền thực dân đặt ở mỗi công ty một bộ máy cai trị với đầy đủ các công cụ bạo lực, bao gồm quân đội cảnh sát, mật thám, nhà tù chỉ đạo thẳng từ tỉnh xuống theo hệ thống ngành dọc Riêng Công ty mỏ than Bắc Kỳ của pháp (S.F.C.T), một công ty lớn nhất Đông Dương, thì Công sứ Quảng Yên tổ chức thành một khu vực hành chính riêng,

Trang 16

cụ bạo lực của chình quyền thực dân thường là đứng vòng ngoài, đóng vai trò

hỗ trợ, phối hợp hoặc làm chỗ dựa cho các Công ty mỏ Kẻ có quyền trực tiếp giải quyết các công việc hành chính ở mỏ là bộ máy bạo lưc riêng của công

ty, đặt dưới quyền điều hành của giám đốc Công ty mỏ Đó là một bộ máy cưỡng bức lao động và cũng là bộ máy bạo lực, trong đó mật thám được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ, dày đặc có công khai có trá hình “ Tại các tỉnh chỉ có một cơ quan mật thám, nhưng ở Hòn Gai có nhiều thứ mật thám: mật thám sở, mật thám chính quyền, loại làm tay sai cho chủ, loại làm tay sai cho cai thầu vv ” (1)

Các công ty mỏ, mà rõ nhất là SFCT (Công ty than Đông Triều) là những khu nhượng địa vĩnh viễn của tư bản Pháp, đều có chế độ độc quyền Đó cũng chính là cơ sở chính trị để mỗi công ty mỏ lớn được thành lập Bắt đầu cắm mốc nhượng địa đến đâu là chúng thiết lập chế độ độc quyền đến đấy Trong phạm vi nhượng địa, công ty độc quyền làm chủ tất cả đất đai, đồng ruộng, rừng núi nhà cửa, đường sá và cả quyền khai thác lòng đất Không những thế giới chủ mỏ còn cấu kết với nhau để phát hành một loại “tiền” đặc biệt của khu mỏ gọi là “tiền mìn”, với đồng tiền mìn này chủ mỏ tự quy định giá của nó, vì vậy khi muốn sử loại tiền này người công nhân phải đổi sang đồng bạc Đông Dương Như vậy một lần nữa chủ mỏ lại bóc lột sức lao động của người công nhân thông qua việc đổi tiền Trong mỗi công ty mỏ, quyền lực thực tế nằm trong tay hội đồng quản trị gồm những nhà tư bản lớn của Pháp, chi phối điều hành hội đồng là những người có nhiều cổ phiếu nhất Sau này, trước hiệp định sơ bộ ngày 6 - 6 - 1884 đặt Việt Nam dưới quyền cai trị

(1) Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh, Dư địa chí Quảng Ninh, tập 1, NXBGD, 2000

Trang 17

12

của Pháp, ngày 24 - 4 - 1884, bị thực dân Pháp ép buộc, triều đình nhà Nguyễn đã làm văn tự bán khu mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả không thời hạn cho tư bản Pháp với giá 10 vạn đồng Mễ Tây Cơ Vậy là trên thực tế, triều đình nhà Nguyễn đã trao toàn bộ quyền sử dụng khu mỏ Quảng Ninh cho chính phủ thực dân Pháp tại Đông Dương Có trong tay văn tự này, thực dân Pháp đã nắm được cơ sở pháp lý để thiết lập chủ quyền và khai thác khu mỏ Quảng Ninh, dù không cần một áp lực quân sự hay chính trị nào mà do “sự thoả thuận” giữa chúng và triều đình nhà Nguyễn

Từ đó, các công trường khai thác tại khu mỏ Quảng Ninh, dù là của người Việt Nam hay người ngoại quốc, hoặc bị giải tán, hoặc trở thành những công trường trưng thầu cho chủ mỏ thực dân Pháp

Trước năm 1954 do thị trường than bị thu hẹp, than khai thác ra bị ứ đọng ngày càng nhiều, cho nên các công ty mỏ thực dân hoặc phải sản xuất cầm chừng, hoặc phải giảm bớt mức sản xuất Nhưng sau chiến tranh từ 1954 đến nay thì tình hình trên được cải thiện - nhu cầu sử dụng than để phục vụ cho sự phát triển ngành công nghiệp chính quốc đã được đẩy mạnh kích thích

sự hoạt động trở lại của ngành than

2.2 Sự thành lập Công ty than Đèo Nai

Trước đây khu vực của mỏ là vùng rừng núi rậm rạp, địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc (Trần Khánh Dư trong trận đánh ở Vân Đồn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên) vì Trung Quốc muốn đánh vào nước ta phải qua vùng đất này mới tiến vào cửa sông Bạch Đằng Như vậy có thể nói vùng đất này có yếu tố lịch sử quân sự, gắn liền với nhiều sự kiện vĩ đại của lịch sử dân tộc

Khi thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm vùng mỏ toàn bộ cơ sở hạ tầng ở đây không có gì Cho nên để phục vụ cho việc khai thác một cách triệt để nguồn “vàng đen” của Việt Nam buộc Pháp phải đầu tư cơ sở hạ tầng ở đây

Trang 18

13

Ngay sau khi chiếm được Hòn Gai, thực dân Pháp đã lập một “ ủy ban chuẩn

bị khai thác mỏ” Những thiết bị cho việc khai thác lớn đã được mua sắm Một đường goòng dài 15km, rộng 1,1m được xây dựng, nối Hà Tu với cảng Hòn Gai Trong khu vực Hòn Gai, SFCT ( công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ ) đã cho xây dựng một nhà máy sàng rửa gồm ba phân xưởng Ngoài ra, công ty này cũng cho xây dựng chín lò than sản xuất than cốc, có thể sản xuất được

25 tấn trong 10 giờ Cảng Hòn Gai đã có một cầu tàu dài 75m và hai sàn tàu, mỗi sàn dài 70-80m

Sau một thời gian tìm hiểu và khai thác, thực dân Pháp đã đưa một lượng than rất lớn đem về chính quốc Lúc này đổ xô vào xâu xé khu mỏ Quảng Ninh không chỉ có giới tư bản công nghiệp, thực dân Pháp ở Đông Dương mà

cả giới tư bản trong nhiều ngành kinh tế khác Một số tư sản người Việt đã có chỗ đứng trong ngành kinh doanh khai thác mỏ than đá ở Quảng Ninh, song những cơ sở khai thác của người Việt đều bé nhỏ, vụn vặt, trang thiết bị kỹ thuật không đáng kể, bởi vậy chỗ đứng của họ rất bấp bênh

Xét dưới góc độ kinh tế, đây là vùng đất có trữ lượng than lớn Có thời gian dài người Hoa và người Pháp đã đặt ách đô hộ lên đất nước ta, gây lên tổn hại rất lớn đối với nền kinh tế nhưng ngược lại họ là người có công “đánh thức” nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây, đặt nền móng cho công cuộc khai thác nguồn năng lượng ở đây, biến vùng đất rừng núi hẻo lánh thành trung tâm công nghiệp

Như vậy dưới thời Pháp thuộc Công ty than Đèo Nai hoạt động phụ thuộc vào công ty SFCT của Pháp, tất cả các khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu than của mỏ đều phải thông qua Pháp Bởi vậy, trong suốt thời gian này sản lượng khai thác than và chất lượng than rất thấp, chủ yếu than khai thác được đều phục vụ cho sự phát triển của công nghiệp của chính quốc

Trang 19

14

Sau Cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới chỉ giành được quyền sở hữu trên giấy tờ còn thực chất Công ty than Đèo Nai hoạt động dưới sự tiếp quản của chính quyền địa phương khu mỏ Nhưng với những khó khăn thử thách mà chính quyền cách mạng phải đương đầu như nạn đói, nạn dốt, sự quay trở lại của thực dân Pháp, cho nên từ năm 1945-

1954 mỏ than hoạt động hết sức khó khăn Với cơ sở hạ tầng mà Pháp xây dựng nên chỉ có thể đáp ứng trong một thời gian sản xuất ngắn, còn về lâu dài thì buộc chính quyền địa phương phải có những biện pháp cụ thể cho sự phát triển chung của mỏ

Từ sau năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp giành được thắng lợi, Nhà nước ta đã tiếp quản các cơ sở kinh tế trong đó có vùng than này Với tiềm năng và trữ lượng than của mỏ, với điều kiện kinh tế của khu vực nơi đây là dân cư chủ yếu sông bằng nghề khai mỏ, vì vậy theo quyết định của Bộ công nghiệp số 707 BCN/ KB2 ngày 27 - 7 - 1960, Công ty than Đèo Nai được thành lập ngày 1-8-1960 Sự thành lập Công ty than Đèo Nai đánh dấu một bước chuyển trong sự phát triển chung của ngành than Việt Nam Trên chặng đường còn nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi ban lãnh đạo của mỏ phải có những quyết định đúng đưa ngành than ngày một đi lên xứng đáng với vai trò là ngành then chốt của công nghiệp năng lượng

2.3 Tình hình đội ngũ công nhân Công ty than Đèo Nai

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã thi hành chính sách cai trị, khai thác tài nguyên thiên nhiên nước ta một cách cạn kiệt Trong qúa trình đó, giai cấp công nhân Việt Nam đã ra đời và ngày càng trưởng thành về mặt số lượng cũng như chất lượng Nhưng các số liệu thống kê về giai cấp công nhân mỏ thời kỳ trước năm 1936 chưa được đầy đủ và chính xác, phải đến năm 1936

số liệu mới được đề cập một cách cụ thể

Do chính sách khai thác của thực dân Pháp đội ngũ công nhân của ngành

mỏ đã tăng lên đáng kể Từ 1936 - 1939 đội ngũ công nhân mỏ được bổ sung

Trang 20

Đến năm 1939, đội ngũ công nhân mỏ than đã tăng thêm 21,7 ngàn người

so với năm 1932 và vượt số lượng năm cao nhất của thời kỳ 1926 - 1928 là

trên 1000 người

Đội ngũ công nhân mỏ than bao gồm hai bộ phận: bộ phận công nhân đã hoạt động trong ngành mỏ từ lâu và bộ phận mới được bổ sung Bộ phận thứ nhất chiếm số đông trong tổng số công nhân Đối với tuyệt đại đa số công nhân bộ phận này, tiền công làm thuê cho tư bản là nguồn thu nhập chủ yếu nếu chưa phải là duy nhất, để nuôi sống gia đình Trong đó có gia đình là công nhân hoàn toàn, có trường hợp là công nhân thuộc thế hệ thứ hai Bộ phận mới

bổ sung chiếm số lượng nhỏ, họ xuất thân từ những thành phần khác nhau: từ nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ bị phá sản, từ các tầng lớp trung gian bị thất thế và một số đông là những công nhân bị sa thải trong lúc kinh tế khủng hoảng phải trở về nông thôn, chạy sang ngành khác để kiếm sống Đặc điểm chung của bộ phận này là còn có quan hệ kinh tế với thành phần xuất thân của mình Tiền công làm thuê chỉ là một phần đôi khi chưa phải là phần chính của nguồn sống gia đình Những công nhân mới bổ sung gần giống như

Trang 21

16

trong quá trình hình thành giai cấp công nhân, mới chỉ bước một chân vào đội ngũ giai cấp công nhân còn một chân vẫn đứng ở nông thôn, ở thành phần kinh tế xuất thân Nhất là trong cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933), hàng vạn công nhân bị sa thải trở nên thất nghiệp sinh sống vô cùng cơ cực Bài học đau xót đó khiến cho họ chưa dám cắt đứt quan hệ kinh tế với thành phần xuất thân Vả lại thời gian làm thuê còn ngắn ngủi chưa đủ để họ “công nhân hóa” hoàn toàn bản thân và gia đình Đối với một số người việc “đi làm phu mỏ” chỉ là do sự dồn ép nhất thời của tình cảnh kinh tế khó khăn vì thiên tai, qua được khó khăn đó họ có thể trở về làm ruộng Một số ít khác có thể trở về thành phần xuất thân của mình, nhưng chưa chọn hẳn “nghề phu mỏ” làm nghề sinh sống, họ có thể làm thuê ở các cửa hàng, bến cảng, nhà máy

Trong cuốn công nghiệp khai khoáng ở Đông Dương năm 1937 P.Guyôma, kỹ sư chánh sở mỏ đã dẫn ra số liệu về tình hình làm việc của công nhân mỏ trong năm 1936 như sau: tổng số công nhân và nhân viên do chủ mỏ thuê trong năm là 24.825 người thì:

422 người làm từ 300 ngày trở lên

1420 người làm từ 250 đến 300 ngày

1433 người làm từ 200 đến 250 ngày

1905 người làm từ 150 đến 200 ngày

18645 người làm dưới 150 ngày.(1)

Sở dĩ có tình trạng như trên là vì một số công nhân chỉ làm thuê theo mùa, theo tháng, tức là bộ phận không ổn định của công nhân mỏ Những người làm thuê theo mùa, theo tháng có thể làm thuê nhiều lần cho một hay nhiều chủ mỏ trong một năm, tùy theo điều kiện lao động, tiền lương và hoàn cảnh riêng Do đó tổng số lượt người mà chủ mỏ thuê trong một năm bao giờ cũng lớn hơn số lượng công nhân trên thực tế

Do tính chất của lao động trong ngành mỏ là loại lao động nặng, đặc biệt

là công việc khai khoáng, đào than dưới hầm lò, công nhân nam giới chiếm tỷ

(1) Cao Văn Biền, Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-1939, NXBKHXH, 1979

Trang 22

17

lệ cao so với công nhân nữ và công nhân trẻ em Chẳng hạn vào năm 1939, Công ty mỏ than Bắc Kỳ có 21385 công nhân thì trong đó:

18021 là công nhân nam, chiếm 84,2%

2901 là công nhân nữ, chiếm 13,6%

472 là công nhân trẻ em , chiếm 2,2%

Đặc điểm nổi bật nhất của công nhân mỏ là độ tập trung cao, biểu hiện trên ba phương diện Thứ nhất là khu vực, tuyệt đại bộ phận công nhân tập trung ở miền Đông Bắc nước ta, ở những nơi như: Apatít Lào Cai, sắt Thái Nguyên, than Quán Triều, Bố Hạ, thiếc Tĩnh Túc, sắt Nghệ An, chiếm tỷ lệ rất nhỏ Thứ hai là tập trung theo theo nghành khai thác, trong suốt gần 100 năm thống trị nước ta tư bản thực dân Pháp tập trung trước hết vào việc khai thác than, đồng thời có khai thác một số khoáng sản dễ làm ăn, nhiều lợi như thiếc, kẽm vv

Trong ngành khai thác than, theo số liệu năm 1937 là năm ổn định nhất của thời kỳ 1936-1939, công nhân được phân chia giữa các công ty như sau: Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ 25785 công nhân

Công ty than Đông Triều 11430 công nhân

Công ty than Hạ Long- Đồng Đăng 550 công nhân

Mỏ than của Ký Sao 375 công nhân

Mỏ than Bí Chợ 200 công nhân

Mỏ Sa Na 420 công nhân

Mỏ của Đoàn văn Công 365 công nhân

Mỏ của Clairette 300 công nhân

Mỏ của Phạm Kim Bảng 35 công nhân

Công ty than Tuyên Quang 330 công nhân

Công ty than và kim khí Đông Dương 320 công nhân (1)

Như vậy Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ lớn nhất, chiếm trên 63% tổng số công nhân Tính chất tập trung của công nhân mỏ cũng biểu hiện ở các cơ sở

(1) Cao Văn Biền, Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-1939, NXBKHXH, 1979

Trang 23

18

khai thác Nếu như trong các ngành khác, một xưởng máy vài ba chục công nhân đã có thể hoạt động bình thường, thì trong ngành mỏ một cơ sở khai thác phải sử dụng hàng trăm công nhân Năm 1937, mỏ than Mạo Khê của công ty than Bắc Kỳ, sử dụng 2440 công nhân, mỏ than Tĩnh Túc 900 công nhân Ngay cả những mỏ nhỏ của các tư bản người Việt cũng phải sử dụng đến hàng trăm công nhân Mỏ than Bí Chợ của Bạch Thái Bưởi cũng phải sử dụng 200 công nhân để cầm hơi lúc mạt kỳ

Đội ngũ công nhân khai thác còn có đặc điểm là bao gồm một số thợ thuộc các ngành nghề khác nhau như thợ cơ khí, thợ nguội, thợ điện, thợ rèn, thợ lái máy Tỷ lệ các loại thợ này không lớn, đáng chú ý nhất là thợ điện Như trên đã nói, các Công ty mỏ lớn đều có nhà máy điện riêng cung cấp điện dùng trong mỏ và cung cấp điện cho các thị trấn lân cận Toàn ngành mỏ có mười tám nhà máy điện với công suất thiết kế là 16100 kw Sản lượng năm

1937 là 38500 ngàn kw/h Trong khi đó sản lượng điện Bắc Kì và Trung Kì năm 1937 chỉ có 28000 ngàn kw/h Như vậy công nhân ngành điện trong đội ngũ công nhân mỏ cũng có thể tương đương với số lượng công nhân điện Bắc

Kì và Trung Kì Tính chất tập trung cao độ và tính chất đa ngành cuả đội ngũ công nhân mỏ khiến cho nó có sức mạnh đặc biệt và có ảnh hưởng to lớn trong phong trào công nhân

Sang đến thời kỳ 1945-1954 số lượng công nhân hầm mỏ có tăng nhưng tốc độ gia tăng chậm vì những lí do: nhiều hầm mỏ bị phá hoại trong quá trình chiến tranh, phương tiện khai thác hư hỏng, thiếu thốn, đội ngũ công nhân bị phân ra nhiều nơi.Từ năm 1945-1950 số công nhân hầm mỏ là 79600 người Trong quá trình khai thác, bóc lột của thực dân Pháp tại Quảng Ninh, giai cấp công nhân Việt Nam đã ngày càng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng Với chính sách mà thực dân Pháp đưa ra cho công nghiệp thuộc địa là: phục vụ cho công nghiệp chính quốc với tính cách là nơi tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu, không phát triển những ngành công nghiệp chế tạo máy

Trang 24

19

móc và những ngành công nghiệp cạnh tranh với công nghiệp chính quốc Từ

đó, công nghiệp thuộc địa, dù trải qua những bước thăng trầm, vẫn không vượt

ra ngoài quỹ đạo : què quặt, lệ thuộc, và càng về sau, khi các ngành công nghiệp đã trải qua một quá trình phát triển, đòi hỏi phải có những ngành công nghiệp quan trọng liên kết với nhau trong mụt nền kinh tế hoàn chỉnh thì tính chất phụ thuộc, què quặt của nó càng bộc lộ rõ ràng Trong điều kiện lịch sử

ấy, giai cấp công nhân Việt Nam không thể có đội ngũ hoàn chỉnh và đông đảo như giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa phát triển Giai cấp công nhân Việt Nam gồm có các bộ phận chính: công nhân hầm mỏ, công nhân đồn điền, công nhân các ngành công nghiệp

Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hầu hết những người công nhân mỏ vốn là nông dân, một số ít là thợ thủ công Thực dân Pháp xâm lược nước ta, tàn phá quê hương, làng mạc của họ, cướp đoạt ruộng đất của họ, biến

họ thành nô lệ, sống trong cuộc đời tối tăm khổ cực Bởi vậy dù có là bộ phận cấu thành giai cấp công nhân thì trong họ luôn có tinh thần dân tộc, lòng yêu nước cao độ

Giai cấp công nhân mỏ Quảng Ninh ngoài các đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam thì còn có một số đặc điểm nổi bật như sau:

Trước hết, công nhân mỏ Quảng Ninh có cùng nguồn gốc xuất thân đại

bộ phận họ là nông dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu là Thái Bình và Nam Định Một phân tích về nguồn gốc công nhân mỏ Việt Nam của P Gourou cho thấy: Thái Bình - Nam Định chiếm 60%, Kiến An chiếm 10%, Hà Nam chiếm 4.5%, Hưng Yên chiếm 2.1%, Hải Dương chiếm 2.5% Tổng cộng là 80% Những người nông dân ra mỏ làm thuê là lúc tình cảnh họ quẫn bách, vì thiên tai mất mùa, hoặc vì sưu cao thuế nặng Những lúc ấy, dân quê kéo cả làng đi kiếm ăn ở hầm mỏ, và có lúc đã lên đến 20000 phu mỏ ở Cẩm Phả và Hà Lầm

Trang 25

20

Về thành phần dân tộc, trong công nhân mỏ Quảng Ninh, bên cạnh đại bộ phận là người Kinh, còn có một số là người các dân tộc Tày, Sán Dìu, Hoa vv… Họ hầu hết là gốc gác dân địa phương, có cuộc sống lâu đời tại mỏ, sống bằng nghề nương rẫy, đốn củi, bán than hoặc đánh bắt cá Thực dân Pháp chiếm mỏ, cắm mốc nhượng địa, cướp đoạt ruộng đất nương rẫy của họ Đối với bộ phận người Hoa, có một số đã cư trú lâu đời trên đất Việt Nam, một số khác sang Việt Nam trong khoảng thế kỉ XIX đến khi thực dân Pháp xâm lược, họ làm công trong các công trường mỏ của Hoa kiều lĩnh trưng, sau khi Pháp chiếm mỏ, một số chủ mỏ Hoa kiều trở thành cai trưng thầu cho Pháp,

số công nhân người Hoa theo họ cũng trở thành công nhân trong các công ty

mỏ của Pháp

Đặc điểm quan trọng khác của công nhân mỏ Quảng Ninh là đại bộ phận công nhân không có kỹ thuật Tại nhiều mỏ, số lượng này chiếm tới 100% Đó

là do chính sách khai thác của thực dân Pháp ở khu mỏ là bóc lột là nô dịch

mà không trang bị kỹ thuật cho người thợ, không đào tạo họ thành người có nghề nghiệp Từ sau Đại chiến thế giới I trở đi, phương tiện kỹ thuật và công nhân kỹ thuật ở khu mỏ Quảng Ninh cũng tăng dần lên Họ là thợ lái tàu, sửa chữa cơ khí, phát điện Các thợ Hoa kiều từng làm công nhân trong các xí nghiệp tư bản Anh tại Trung Quốc, sang Việt Nam làm tại các công trường mỏ

từ cuối thế kỉ trước Tuy nhiên, bộ phận công nhân kỹ thuật so với toàn bộ công nhân mỏ thì tỷ lệ thật nhỏ bé, chiếm khoảng 10% tổng số công nhân Dù

có là công nhân kỹ thuật thì kỹ thuật mà tư bản trang bị cho người bản xứ cũng rất hạn chế Nhìn chung mỏ Quảng Ninh đều có chung một số phận là bị chủ mỏ thực dân và tay sai bóc lột hết sức tàn nhẫn, điều kiện sống và làm việc của họ ngày càng khốn khổ, quyền sông bị chà đạp, nhân phẩm bị rẻ rúng

2.4 Cuộc sống của người công nhân mỏ

2.4.1 Cuộc sống của công nhân mỏ trước năm 1954

Trang 26

21

Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, đời sống của người công nhân mỏ rất khổ cực Theo qui định của chủ mỏ thì thợ mỏ phải làm 10 giờ một ngày, nhưng trên thực tế thợ mỏ phải làm 12 giờ một ngày Có những lối làm khoán

mà không thể tính được giờ làm, khoán việc mà không khoán tiền

Mỗi ngày thợ mỏ phải đẩy từ 27 đến 30 chuyến xe, phải đủ chuyến thì mới thành một ngày công, nếu thiếu chuyến thì bị phạt lương Có khi đi làm cả ngày không có xu nào vì đẩy không đủ số chuyến, muốn đẩy cho đủ số chuyến thì phải đi rất sớm, về rất tối, vừa đẩy xe vừa ăn cơm cho đủ chuyến, làm tới 16 tiếng mới đủ số chuyến

Với chế độ khoán này thợ mỏ làm đến 20 ngày công nhưng lại chỉ được tính có 6 đến 7 ngày công vì những ngày khác không đẩy đủ chuyến

Trong cuốn “Trên đường cái quan” của Đoócgiơlét đã miêu tả cuộc sống của thợ mỏ như sau: “ Khi tôi đi thăm mỏ, tôi thấy ở các tầng mỏ lúc nhúc công nhân Những sinh vật mặc quần áo tả tơi Họ cuốc với hai cánh tay gầy còm cũng có nhiều đàn bà, miệng nhai trầu đỏ như trào máu họng Đằng sau những xe goòng nhỏ, những đứa trẻ trạc 10 tuổi còng lưng đẩy: thân hình bé tí khô khan, mặt tràn mệt nhọc như đã kiệt quệ, than bụi bám đen mò.”(1)

Tiền lương của thợ mỏ dưới thời Pháp không đủ sống, trừ một số xưởng

ở thành thị ra, trừ một số thợ chuyên môn, thì đối với tối đa đại đa số công nhân Việt Nam, mức lương bao giờ cũng là dưới mức tối thiểu tức là dưới cái khối lượng thức ăn, mặc, vv để bảo tồn sức lao động và sinh ra sức lao động Giờ làm dai dẳng, tiền công chết đói mà lại phải chịu bao nhiêu tầng đục khoét Muốn vào làm trong mỏ, đầu tiên người công nhân phải đến nhà ông cai Có cai của các cai và trên cai của cai thì có chủ thầu, trên chủ thầu mới tới chủ mỏ, phải qua hai ba tầng lo lót và khoét đẽo Và khi đi làm với cai thì phải

ở nhà cai, chỗ ở của người thợ mỏ trong nhà cai được miêu tả như sau: “ Nhà cai cũng hẹp thôi, thợ phải thừa chủ nhật mà đốn cây, cắt tranh về làm nhà dùm cho cai, một phần cai ở, một phần thợ ở ở thế nào? Từ đất lên tới nóc

Trang 27

22

nhà mỗi thước là một tầng, mỗi người một thước bề ngang, trên đầy nằm thì treo cái nồi nấu cơm của mình ấy vậy mà cũng phải trả tiền nhà cho cai, 0$50 mỗi tháng”

Người thợ mỏ đi làm phải tự trang bị cho mình tất cả những thứ cần thiết: thúng, đòn gánh, lọ dầu nhớt để rót vào trục xe Ngày lĩnh lương được công nhân mỏ gọi là ngày “giằng đầu”: xu, bạc, cắc, tây nó gọi từng người, nó bỏ vào cái máng từ trên cao, tiền chạy theo máng, công nhân ngửa cái nón lá trên đầu ở miệng máng mà hứng lấy tiền, thiếu đủ không đựơc kêu Đem tiền về nhà thì sẵn có sòng xóc đĩa, có cua tôm cá ở nhà cai và ngay ở quanh kho bạc, không vào sòng của cai thì bị đuổi ra khỏi sở, nào nợ đòi, nào thua bạc, chủ nợ kéo đầu, công nhân nợ nhau kéo đầu nhau, nên mỗi lần lĩnh lương gọi là ngày

Như vậy, đồng lương mà công nhân được trả hàng tháng không thể đủ chi trả cho tất cả các mặt của cuộc sống công nhân mỏ Do vậy mà họ luôn trong tình trạng nợ nần chủ mỏ và cai Cuộc sống vốn đã khổ cực lại phải chịu sự bóc lột của các tầng lớp trên đã đẩy người công nhân mỏ đến cảnh khốn cùng, không lối thoát

Với điều kiện làm việc vô cùng nguy hiểm và vất vả, nhưng công nhân hầm mỏ lại có cuộc sống khổ cực nhất Từ những năm 20, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã khái quát tình hình chung là : “Hầm mỏ Đông Dương khai thác rất

(1) Dẫn theo Trần Văn Giàu, Giai cấp cụng nhõn Việt Nam thời kỳ 1936-1939, NXBKHXH, năm 1979

Trang 28

23

tốt Người Pháp không muốn bỏ vào đó một món tiền lớn và họ chỉ vơ vét như một kẻ khoắng sạch những cái gì tiện tay để chuồn đi cho nhanh” (1)

Vào thời kỳ sát với chiến tranh thế giới thứ hai tình hình càng tồi tệ hơn

Ở các mỏ than, tất cả các hầm lò, kể cả lò cái đều tối tăm, bùn lầy sụt lở Trần

lò bị rỉ nước, có nơi bán kính gương lò chỉ được 0,25m, mặt lò lởm chởm đá

Lò không có hệ thống thông gió với bên ngoài nên không khí trong lò hết sức nóng nực Lao động trong những điều kiện như vậy, cứ trong 15-20 phút cuốc than, công nhân lại phải ra lò cái vẩy nước bùn lên người cho đỡ nóng và hít thở không khí cho đỡ ngột ngạt Nguy hiểm hơn nữa là lối khai thác kiểu khoét hầm hàm ếch trong các mỏ lộ thiên Nghĩa là chỉ khai thác cho mạch than khoét thành hầm sâu xuống dần mà không hề bóc lớp đất đá xung quanh, không hề có phương tiện chống đõ bảo hiểm Mạch than càng ăn sâu thì công nhân càng phải chui sâu vào lòng đất, cách ly với thế giới bên ngoài Có những hầm sâu đến vài chục mét theo các hướng khác nhau Những chỗ quẹo, chỗ rẽ thường là những nơi sụt lở nhất, cũng không được chống đỡ Đào than trong những hầm này, công nhân thường bị đất đá trên thành lò đổ vào đầu, do

sự chấn động của các nhát búa, nhát cuốc và những chấn động trên mặt đất Trường hợp bị sụt lò thường xuyên xảy ra, làm hàng chục người chết Báo tiếng dân ngày 30-6-1936 nói rằng: 12giờ đêm ngày 26-6-1936, mỏ Vàng Danh bị sụt “ mới biết chết năm người, bị thương 18 người, còn nhiều người chưa biết” Chỉ khi lên khỏi cái “địa ngục” ấy, công nhân mới chắc mình còn sống

“ Sáng mai vác cuốc trèo non, Tối về mới biết mình còn sống đây” (1)

Hai câu ca dao đó phản ánh sự liên quan giữa cái sống và cái chết trong cuộc đời người thợ mỏ làm thuê cho giới tư bản

Về các vụ tai nạn lao động, báo cáo của sở mỏ về thời kỳ 1936-1939 cung cấp những số liệu dưới đây

Trang 29

Người chết (%)

Người bị thương (%)

Số tai nạn (%)

Người chết (%)

Người bị thương (%)

Nguồn: Cao văn Biền, Giai cấp công nhân mỏ từ năm 1936-1939

Dưới thời Pháp cai trị cuộc sống của người công nhân vô cùng khổ cực, ngày lao động của công nhân không phải là 8 giờ mà là từ 10 đến 12 giờ, có nơi công nhân phải làm việc trên 12 giờ một ngày Ngày lao động không những bị kéo dài mà cường độ lao cũng rất căng thẳng Vì ngày lao động kéo dài nên công nhân mỏ còn rất ít thời gian để nghỉ ngơi và làm công việc gia đình như chăm sóc con cái, nấu cơm, gánh nước Ca dao của công nhân mỏ đã phản ánh vài nét về tình cảnh khổ cực của công nhân trong một ngày lao động

Con thơ nằm búi boàng bong

(1), Dẫn theo Trần Văn Giàu, giai cấp công nhân Việt Nam từ 1919-1945

Trang 30

25

Nô đùa: muỗi, cỏ đói lòng ngậm que

Lên tầng khuỵu gối đun xe

Gò lưng mửa mật nắng hè quản chi.” (1)

Chủ tư bản Pháp không quan tâm xem sức lao động của công nhân dùng được lâu hay mau “Tư bản chỉ quan tâm đến cái mức tối đa sức lao động có thể tiêu dùng được trong một ngày và đạt được mục đích của mình bằng cách rút ngắn cuộc đời của người lao động”(1) Sau một ngày lao động, tình trạng sức khỏe của công nhân giảm sút rõ rệt:

“ Mắt mờ, mồm đắng, cổ khan

Hơi thở hầm hập, ruột gan tơi bời

Sức dồn vào cuối nụ cười còn đâu ” (2)

Trong khoảng từ năm 1940-1945, tiền lương danh nghĩa của thợ mỏ có tăng, nhưng chủ mỏ và tay sai tìm mọi cách cúp phạt, đục khoét, bớt xén hết sức bỉ ổi Hàng ngày, người thợ mỏ đến mỏ làm việc, sau khi xưng đúng số thẻ, cai phát cho họ một cái “ tích kê ” Bọn cai thường bấm tích kê một cách gian trá để bớt xén tiền công của người người thợ mỏ Không chỉ bị ăn bớt, ăn xén mà người người thợ mỏ còn phải mua các thứ yếu phẩm với một giá cắt

cổ Tại mỏ than Đèo Nai, đến kỳ vay, kỳ lĩnh không được chủ mỏ trả tiền bằng tiền, bằng gạo, mà trả bằng “bông” hoặc “tiền mìn” Những loại tiền này chỉ

có giá trị lưu hành trong công ty Biện pháp này, chủ mỏ ngăn cấm rời khỏi

mỏ, tạo điều kiện cho các cửa hàng sở làm giàu bằng độc quyền tăng giá bóc lột công nhân thêm một lần nữa Ngoài chế độ mua hàng bằng “bông” là chế

độ cho vay nặng lãi Cho vay một kgram gạo, chủ hiệu ăn lãi đòi một kgram rưõi, cho vay trong một tháng lãi gần 100% Tiền lương đã qúa rẻ mạt lại bị bóc lột lần thứ hai, nên ngưòi thợ mỏ, nhất là người có mẹ già, con thơ không thể sống nổi, nếu không đi vay mượn thêm

ở Hòn Gai năm 1951-1952 chủ đã trả lương tối thiểu cho người thợ mỏ là: thợ đàn ông là 14 đồng, thợ đàn bà 8,5 đồng và trẻ em lương có 6,5 đồng

(1), Dẫn theo Trần Văn Giàu, giai cấp công nhân Việt Nam từ 1919-1945

Trang 31

26

một ngày, trong khi mức lương tối thiểu đưa ra là lương đàn ông 25 đồng một ngày, đàn bà 20 đồng, trẻ em là 18 đồng Tiền lương đã thấp lại cộng thêm việc thực dân Pháp lạm phát giấy bạc và hạ giá đồng bạc Đông Dương khiến cho đời sống công nhân bi sa sút nghiêm trọng, lâm vào tình cảnh khốn cùng Quanh năm những người thợ, đàn ông cũng như đàn bà, phải mặc bộ quần áo bằng bao tải cói Đó chỉ là một tấm cói gập lại, khoét lỗ chui đầu, khâu bằng sợi dây đay hai bên mép, thợ mặc đến đầu gối, thay cả áo lẫn quần

Vì vậy họ không thể thay giặt nên chấy, rận, rệp tha hồ hoành hành Còn lán trại của thợ dựng ngay trên công trường khai thác, trên các bãi thải Mùa nóng

họ nằm la liệt ra bên ngoài, mùa rét thiếu chăn đắp, phải chen nhau ngồi quanh bếp lò nhà cai sưởi đến sáng Số lượng thợ mỏ là đàn bà ngày càng đông Họ phải làm việc như đàn ông, ghè than, cuốc than, xúc than, đẩy xe than… nhưng rất bất công là lương của họ bao giờ cũng thấp hơn đàn ông

2.4.2 Cuộc sống của công nhân mỏ từ 1954 đến trước 1986

Sau khi giành được độc lập và tiếp quản mỏ than, dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, các cơ sở sản xuất, các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi nhưng vì mới bắt đầu cho nên cuộc sống của người công nhân mỏ chưa được cải thiện rõ ràng

Hầu hết các mỏ than ở Quảng Ninh đều trong tình trạng bế tắc chưa tìm

ra cho mình một lối đi đúng đắn Công ty than Đèo Nai cũng không thoát khỏi được tình hình chung này, mức lương mà người công nhân mỏ được nhận lúc bấy giờ vô cùng rẻ mạt, vì vậy họ không thể nuôi được bản thân và gia đình của mình

Cuộc sống của người công nhân mỏ tưởng chừng như không thể thoát khỏi cảnh tối tăm, họ hy vọng cuộc sống được cải thiện phần nào để có thể yên tâm tập trung sản xuất, điều đó phụ thuộc vào sự phát triển của công ty than, tìm ra hướng đi thích hợp giúp công nhân có cuộc sống tốt đẹp hơn

(1),(2) Dẫn lại theo Cao Văn Biền, Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-1939, NXBKHXH, năm

1979

Trang 32

27

Từ năm 1954 - 1975, Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn độc lập, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trong không khí chung của ngày toàn thắng, chính quyền cách mạng tiến hành tiếp quản các cơ sở kinh tế mà Pháp để lại, bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế sau một thời gian dài bị lệ thuộc Công nhân nô nức hăng hái tham gia sản xuất, chắc tay búa, chắc tay súng, một ngày làm bằng hai ba ngày Chỉ sau một thời gian ngắn các ngành kinh tế dần dần đựợc phục hồi trong đó ngành công nghiệp khai thác than cũng có chuyển biến rõ rệt Với khẩu hiệu không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng, tất cả vì miền Nam ruột thịt thân yêu đã giúp nền kinh tế của đất nứơc bước đầu ổn định

Trong thời kỳ này đời sống của công nhân mỏ có phần cải thiện, người công nhân không phải lo từng bữa ăn như trước Cuộc sống của họ đẫ ấm no

và đầy đủ hơn Sản lượng khai thác than không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cũng đã tiến hành xuất khẩu than ra những nước lớn như : Trung Quốc, Liên Xô

Từ năm 1975 - 1985 với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nhà nước trực tiếp kiểm soát mọi hoạt động của ngành than, Công ty than Đèo Nai cũng nằm trong tình trạng trên Từ khâu khai thác đến xuất khẩu than đều phải thực hiện theo chỉ tiêu đã định sẵn Bởi vậy đây là thời kỳ cuộc sống của người công nhân cũng hết sức khó khăn, với đồng lương ít ỏi mà họ được nhận không thể

đủ chi trả cho cuộc sống sinh hoạt Tất cả các mặt hàng nhà nước đều thực hiện phân phối, từ cái kim sợi chỉ đến cả gạo thóc Nhìn chung trong giai đoạn này cuộc sống của người công nhân mặc dù đã được làm chủ đất nước, làm chủ các phương tiện sản xuất nhưng họ không có toàn quyền quyết định mà chịu sự phối của nhà nước Bởi vậy sản lượng than khai thác thì cầm chừng, thị trường tiêu thụ bị hạn chế, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người công nhân với nhiều khó khăn thử thách mà họ phải đương đầu

2.5 Phong trào đấu tranh của công nhân mỏ trước năm 1954

Trang 33

28

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Bắc Kỳ liên tiếp nổi lên ở Ba Đình (Thanh Hóa), Bãi Sậy (Hưng Yên), Yên Thế (Bắc Giang) đã thu hút hàng triệu người Việt Nam tham gia, tập hợp dưới ngọn cờ Cần Vương yêu nước Các cuộc khởi nghĩa đó cuối cùng đều thất bại, đều bị đàn áp đẫm máu, nhưng lòng căm thù giặc luôn nung nấu, chỉ chờ dịp lại bùng lên Vùng Đông Bắc nước ta không nằm ngoài trào lưu đó Tuy nhiên, khác với nhiều miền quê trên đất nước ta, vùng mỏ là cái nôi của giai cấp công nhân hiện đại Việt Nam, một trong những cái nôi của phong trào công nhân Việt Nam Vì vậy, ngay khi phong trào Cần Vương yêu nước đang diễn ra thì những người công nhân cũng đã thức tỉnh tinh thần yêu nước và sau

đó là ý thức giai cấp của mình Công nhân đã coi đó là một trong những nguồn truyền thống đấu tranh yêu nước của dân tộc để kế thừa và nâng cao trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của giai cấp mình và của toàn thể dân tộc ngay trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, để đưa dân tộc ta tới toàn thắng

Có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như đảo Cái Bầu, đảo Cái Bàn, vùng rừng núi huyện Đông Triều có tới hai, ba cuộc nổi dậy một lúc có những cuộc kéo dài gần chục năm Tiêu biểu

có những cuộc khởi nghĩa: Đốc Tít, Thiên Địa hội, Lưu Kỳ

Các cuộc khởi nghĩa của Đốc Tít và Lưu Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Triều và các vùng lân cận Họ hầu hết là các thủ lĩnh dưới quyền của nghĩa quân Đốc Tít, Tán Thuật như Lãnh Pha, Đốc Chuyên, Lãnh Nam, Đốc Tuân vv

Mặc dù không thành công nhưng sự nghiệp vũ trang chống Pháp của nhân dân Đông Triều đã thể hiện lòng yêu nước thiết tha, chí căm thù sâu sắc tinh thần chiến đấu quyết liệt của mình Chủ nghĩa yêu nước đó không lúc nào nguôi cứ âm ỉ cháy mãi trong lòng dân, làm chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp giải phóng sau này dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương

Trang 34

29

Nhìn chung phong trào chống Pháp thời kỳ này tại vùng đất Quảng Ninh

là một phong trào dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần dân tộc dưới ngọn cờ yêu nước Trong các lực lượng nghĩa quân ngoài người kinh còn có người Tày, người Hoa, người Sán Dìu, người Dao Trong các cuộc khởi nghĩa như Thiên Địa hội (Móng Cái), Lưu Kỳ (Đông Triều), đồng bào người Hoa đã tham gia rất đông đảo, bên cạnh đó chúng ta không thể không nhắc tới lực lượng công nhân khu mỏ trong phong trào này Trong cuộc khởi nghĩa của Lãnh Pha, Lãnh Hy, có một lực lượng công nhân của mỏ Kế Bào, mỏ Na-gốt-na, mỏ Cẩm Phả tham gia Lực lượng nghĩa quân là thợ mở khá đông đảo, họ đóng vai trò chủ yếu trong các cuộc tấn công của nghĩa quân váo các mỏ

Khi tham gia các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, thợ mỏ Quảng Ninh cũng

có những hoạt động theo phương thức đấu tranh lẻ tẻ, từng cá nhân hoặc từng nhóm người biểu hiện lòng căm thù trứơc “một cảnh ngộ không sao chịu nổi” của họ Nhưng có thể nói rằng việc thợ mỏ Quảng Ninh tham gia vào các cuộc khởi nghĩa dân tộc lúc này là hành động nổi bật, là hoạt động chủ yếu của phong trào công nhân vùng mỏ Quảng Ninh thời kỳ đầu Điều này đã chứng tỏ rằng người thợ mở Quảng Ninh ngay từ khi mới ra đời đã nhận thức được rằng , đối với bọn thực dân xâm lược không có hình thức đấu tranh nào thích hợp hơn là cầm súng đứng vào hàng ngũ nghĩa quân ý thức dân tộc, chủ nghĩa yêu nước chân chính là tư tưởng tiến bộ nhất lúc này cũng chính là tư tưởng chủ đạo của phong trào công nhân Việt Nam nói chung, của công nhân mỏ Quảng Ninh nói riêng Đó là điểm xuất phát của họ, từ chủ nghĩa yêu nứơc chân chính tới chủ nghĩa Mác- Lênin

Khoảng 20 năm cuối thế kỷ XIX (1883 - 1898) là thời kỳ thực dân Pháp xâm lược bước đầu khai thác khu mỏ Quảng Ninh Đây cũng là thời kỳ mà

Trang 35

mỏ, người thợ mỏ Quảng Ninh ngay trong giai đoạn đầu đã rất nhạy bén với vấn đề dân tộc, sẵn sàng và tự nguyện tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chung của dân tộc Dần dần cùng với sự phát triển về số lượng, thông qua cuộc đấu tranh quyết liệt của kẻ thù, người thợ mỏ Quảng Ninh cũng ngày càng trưởng thành về chất lượng, sớm đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy ở đó “cái cẩm nang thần kì” trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp

Quá trình đẩy mạnh khai thác của tư bản Pháp tại Quảng Ninh dẫn tới sự phân hóa xã hội sâu sắc, làm cho khu mỏ trở thành nơi phân chia rõ ràng giữa hai tầng lớp thống trị, chủ mỏ thực dân và bè lũ tay sai của chúng với tầng lớp

bị trị - đó là đội ngũ công nhân mỏ và đồng bào các dân tộc trên đất Quảng Ninh Đó chính là một quá trình chuyển hóa của giai cấp công nhân mỏ từ tự phát lên tự giác, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ chưa có Đảng đến có một chính Đảng của mình

Thời kỳ từ (1898 - 1925), là giai đọan đấu tranh tự phát của phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh Bước vào giai đoạn khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân khu mỏ đã có hình thức đấu tranh riêng, mang đặc trưng của người thợ mỏ, với những yêu cầu thiết thân và cụ thể Nhưng do chưa được tổ chức thành một lực lượng duy nhất, họ cũng chưa thấy được sức mạnh to lớn của giai cấp, vì vậy để biểu lộ sự bất bình với áp bức bất công họ chỉ biết chống lại kẻ trực tiếp đã gây ra cảnh ngộ đó Đó là sự phản kháng

Trang 36

31

mang tính tự nhiên và báo thù hơn là một cuộc đấu tranh Vì thế mà chưa có tổ chức, lãnh đạo và do đó không thể có lối ra

Đối tượng của hình thức đấu tranh tự phát ấy có thể là một tên cai gian

ác, một chủ hiệu cho vay với giá cắt cổ, một tên đốc công bạo ngược nói chung là những kẻ trực tiếp gây nỗi thống khổ cho cuộc đời những người thợ

mỏ Nhiều khi lòng căm thù của họ biểu thị nỗi bất bình, lòng căm thù với bọn chủ mỏ thực dân, kẻ thù của bản thân họ và của cả dân tộc Các cuộc đấu tranh như vậy nổ ra thường xuyên tại khu mỏ

Năm 1902 công nhân mỏ Kế Bào đã đẩy hai tên cai xuống giếng rồi bỏ trốn vì hai tên này hay chửi mắng họ Năm 1903, một công nhân nhà sàng Cửa Ông bị sẩy thai trong lúc đang làm việc, bọn cai bắt phải rời khỏi nhà máy trong khi tính mạng của hai mẹ con người phụ nữ này đang bị đe dọa Tất

cả chị em công nhân đã tắt máy chống lại bọn cai, đòi bọn chủ phải cứu chữa cho mẹ con người phụ nữ Năm 1906, công nhân thợ mới Hà Tu đấu tranh không chịu đi làm vì chủ cai cắt xén tiền ăn Năm 1909, thợ làm đường Hà Tu, Cẩm Phả phản đối chủ trả công thấp Năm 1914, công nhân mỏ Đèo Nai phản đối việc phát thiếu tiền công, thiếu thực phẩm bán quá đắt Năm 1916, 100 công nhân xe hỏa Hà Tu đã tập trung đánh lại bọn lính khố xanh chòng ghẹo, hãm hiếp phụ nữ là vợ con thợ mỏ Năm 1919, một tốp nữ công nhân nhà sàng Hòn Gai nghỉ việc một ngày, phản đối tên Đốc công và tên cai thường chọc ghẹo làm nhục chị em phụ nữ Năm 1922, một số công nhân lò Mạo Khê đã đánh tên giám thị vì gian lận để quỵt tiền công của thợ Năm 1925, một thợ điện coi trạm biến thế Hà Tu- Cẩm Phả đã phá cầu chì trạm biến thế rồi bỏ trốn, vì bị bọn chủ mỏ phạt cắt hai ngày lương chỉ vì anh bỏ nửa giờ đi mua thuốc cho con đang bị ốm

Trong khoảng thời gian từ năm 1926 - 1928, tại khu mỏ Quảng Ninh đã xuất hiện những điêù kiện mới tạo nên sự chuyển biến về chất của phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh Những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống chính trị

Trang 37

32

của công nhân khu mỏ là các cuộc đấu tranh của công nhân trong nước, đặc biệt là cuộc đấu tranh của công nhân Nam Định, Hà Nội, Hải Dương và Hải Phòng Các cuộc đấu tranh này đã đưa lại những thắng lợi nhất định cho công nhân tai các địa phương Vì thế nó có tác động trực tiếp đến công nhân mỏ Quảng Ninh

Với sự ra đời của các tổ chức cách mạng như : Tân việt, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,vv đã góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân nói chung và công nhân vùng mỏ nói riêng Thông qua các tổ chức này Nguyễn ái Quốc đã tổ chức huấn luyện, trang bị một số lý luận cách mạng

và các đảng viên Thanh niên để đưa về hoạt động Ngay từ những ngày đầu tiên, tổ chức cách mạng này đã quan tâm tới khu mỏ Quảng Ninh Năm 1926,

Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ đã cử một số cán bộ đến nghiên cứu và tiến hành phong trào vô sản hóa như : Nguyễn Đức cảnh, Tôn Đức Thắng trên cơ sơ hoạt động tích cực của các nhà cách mạng, phong trào đấu tranh của công nhân vùng mỏ diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ hơn rất nhiều, tiêu biểu có những phong trào sau

Năm 1927 cuộc bãi công của công nhân mỏ Hà Tu diễn ra kéo dài năm ngày với mục đích đòi thực dân Pháp phải tăng lương, giảm giờ làm cho họ Năm 1928, thợ mỏ Cẩm Phả đấu tranh chống lại chủ mỏ vì đánh đập những người công nhân đến làm muộn giờ, cuộc đấu tranh kéo dài ba ngày đã gây cho Pháp những khó khăn trong việc quản lý sản xuất Vì vậy Pháp đã huy động lực lượng binh lính đàn áp, cuối cùng cuộc đấu tranh cùng tan rã Ngoài

ra còn có rất nhiều cuộc bãi công, đấu tranh của công nhân vùng mỏ diễn ra trong những năm 1930 - 1936 Đây là thời kỳ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, điều này đã mang lại những bước chuyển mới cho phong trào của công nhân

mỏ Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, phong trào đấu tranh của công nhân

mỏ nói chung và công nhân mỏ Quảng Ninh nói riêng đã có thay đổi lớn Hầu hết trứoc đây các cuộc đấu tranh của công nhân mang tính chất tự phát, nhưng

Trang 38

33

sang đến thời kỳ này đã mang tính chất tự giác, có tổ chức đường lối rõ ràng không chỉ vì mục tiêu cơm áo mà vấn đề dân tộc dân chủ cũng đã xuất hiện trong những phong trào này

ở khu mỏ, khác với những nơi khác, công nhân bị kìm kẹp chặt chẽ nhất Đây là những khu nhượng địa, ngoài bộ máy chính quyền do thực dân dựng lên để cai trị nhân dân, chủ mỏ còn thiêt lập một bộ máy cai trị và bóc lột riêng tại mỗi nhượng địa của chúng bao gồm quân đội, cảnh sát, mật thám, cai, xếp, chỉ điểm vv chủ mỏ lại còn có cả nhà tù đẻ giam giữ công nhân trước khi giao nộp cho tòa án Mọi sinh hoạt kinh tế trong khu mỏ đều do chủ mỏ tổ chức, hay cho phép, như các nhà hàng gạo, tạp hóa, chợ búa, vv hầu hết các chủ nhà hàng này là những chân tay của chủ mỏ Khó khăn của cuộc đấu tranh

ở đây còn do chỗ số người thất nghiệp rất đông mà “đội quân lao động dự trữ” này luôn luôn có thể bị chủ tư bản lợi dụng để chống lại công nhân bãi công Tại mỏ Cẩm Phả vào cuối năm 1936, theo tài liệu của chủ mỏ, có 4800 công nhân Nhưng trên thực tế, theo phóng viên báo Le Travail, thì có gần 10 ngàn công nhân, vì trong tình cảnh thất nghiệp, anh chị em công nhân đã san

sẻ cho nhau công việc làm, thường là cứ 2 người cùng nhau làm chung một thẻ lao động Sự tập trung công nhân cũng đề ra những yêu cầu phức tạp về mặt tổ chức, chỉ huy, thống nhất ý chí và hành động mà lúc đó công nhân không có tổ chức công khai của mình

Cuộc tổng bãi công của công nhan ngành mỏ nổ ra trong tình hình khó khăn như vậy và đã thắng lợi Điều đó chứng tỏ sự giác ngộ giai cấp, tính tổ chức và tính kỉ luật rất cao của công nhân Cuộc tổng bãi công có gần 30 ngàn công nhân tham gia, bắt đầu từ cuộc bãi công của 10 ngàn công nhân mỏ Cẩm Phả vào ngày 13 - 11 - 1936

Mỏ Cẩm Phả là nhượng địa của Công ty Pháp mỏ than Bắc Kì Theo quy định của chủ mỏ, lương tháng của công nhân được phát thành ba lần vào các

Trang 39

34

ngày 1, 11 và 21 hàng tháng Trong hai lần đầu, công nhân được tạm ứng mỗi thẻ lao động một đồng Lần thứ ba, chủ mỏ thanh toán tiền lương tháng trước Ngày 13 - 11 là ngày thứ hai sau khi công nhân tạm ứng một đồng lương Nhưng với đồng lương ít ỏi đó không đủ để họ chi trả và vì vậy họ đã bãi công

Cuộc bãi công bắt đầu Các đội bảo vệ bãi công đứng gác các chặng phố

và đường lên tầng để vận động công nhân bãi công và giữ gìn trật tự Cuộc bãi công nổ ra bất ngờ khiến cho chủ mỏ bối rối và hoảng sợ Chủ mỏ Xanh Cơlerơ đơ Vanh trốn lên Hồng Gai, trụ sở công ty, bàn cách đối phó Còn đại

lí mỏ Vavátxơ thì hứa hão cho qua chuyện

Ngày hôm sau, Xanh Cơlerơđơ Vanh trở về Cẩm Phả dẫn theo một đoàn mật thám, cảnh sát, cai kí gian ác với kế hoạch không giải quyết các yêu cầu của công nhân, triệt các nguồn cung cấp lương thực để dồn công nhân vào tình trạng đói, buộc họ phải đi làm, tăng cường mạng lưới lính kín, chỉ điểm, mua chuộc và cho cai, lính sục vào các xóm công nhân đe dọa thợ, thúc ép thợ đi làm, bắt những người cầm đầu, v.v Nhưng trên tầng lò vẫn không thấy một bóng người đi làm

Ngày thứ ba của cuộc bãi công, hàng ngàn công nhân, dẫn đầu là các đội bảo vệ, kéo đi lùng tìm bọn cai, ký và tay chân của chủ mỏ phá hoại cuộc bãi công để cảnh cáo chúng Bọn này hoảng sợ, chạy vào trại lính khố xanh cầu sống, có tên chạy trốn không dám về khu công nhân Bọn chủ mỏ phải cho tàu, có lính hộ vệ, đưa bọn này trốn lên Hồng Gai Đồng thời, chúng tăng cường các biện pháp khủng bố và đàn áp Thanh tra chính trị Bắc Kì Đenxen, chánh mật thám Bắc Kì ácnu vội vàng từ Hà Nội xuống khu mỏ để chỉ huy cuộc đàn áp Bọn quan lại địa phương được gọi về khu mỏ, 500 lính lê dương

và lính khố xanh ở Hải Phòng và Quảng Yên được lệnh ra mỏ Bọn lính đóng đồn bạt trong khắp phố, tăng cường tuần tra, sục sạo, bắt bớ, khiêu khích và sẵn sàng nổ súng Tình hình trở nên hết sức căng thẳng Công nhân phải đọ

Trang 40

35

sức với một bọn chủ nham hiểm, có kinh nghiệm đàn áp, có trong tay một bộ máy đàn áp đã sẵn sàng Trong cuộc đọ sức đó, công nhân không có gì khác ngoài tính tổ chức, tính kỉ luật và lòng dũng cảm Đội ngũ công nhân mỏ đã có những phẩm chất đó Cuộc bãi công vẫn tiếp tục

Sang ngày thứ 6 của cuộc bãi công, khi công nhân lâm vào tình cảnh hết gạo, hết tiền, bọn chủ mỏ đã cho bọn cai đi yết thị và rao bán nhận tăng lương

từ 23 xu lên 27 xu mỗi ngày Tưởng thỏa mãn một phần yêu cầu trong tình cảnh của công nhân đang bị đói đó thì có thể kéo được công nhân đi làm, hoặc ít ra cũng làm cho đội ngũ bãi công bị rối loạn Nhưng chúng đã thất bại Công nhân trả lời dứt khoát : được 30 xu mới đi làm, và các đội bảo vệ bãi công vẫn tiếp tục canh gác Tối hôm đó có 2 tên xếp phố đi đến từng nhà và khuyên mọi người trở lại làm việc Chúng nhân danh giám đốc hứa hẹn, chúng đảm bảo rằng giám đốc sẽ bảo đảm cho công nhân Nhưng đâu đâu chúng cũng nhận được một sự trả lời : lên 30 xu chúng tôi sẽ làm việc Trong mười ngàn công nhân, chúng dồn ép được 12 người lên tầng Nhưng đội bảo vệ và hàng trăm công nhân đã đến, 12 người được giải thích và bỏ về

Để đàn áp công nhân, bọn thực dân đã huy động cả bộ máy cai trị gồm công sứ Quảng Yên Mátxini, tuần phủ Nguyễn Hữu Đào, bố chánh Cung Đình Vận, thanh tra chính trị Bắc kì Đenxen, trung tá tư lệnh lê dương Rôlêlan.v.v Đứng đầu là Thống sứ Bắc kì Tô Lan xơ với một đội quân lê dương, lính thuộc địa và cai kí gian ác Chúng mua chuộc, hăm dọa, khiêu khích, triệt đường lương thực, cấm có mặt 3 người trở lên, bắt bớ và đàn áp Chẳng hạn, ở Mông Dương, thợ mỏ đang sôi nổi đình công thì có mấy người

bị bắt Thợ đình công kéo nhau hàng ngàn người đi yêu cầu nhà chức trách thả các người bị bắt Nhưng từ cuộc thử thách trên, công nhân đã tự rút được những bài học bổ ích về lòng quyết tâm, về sự thống nhất tổ chức và hành động, về kỉ luật bãi công “ Những đồng chí ở mỏ Cẩm Phả đã thành công thì chúng ta cũng thành công” Trước quyết tâm và niềm tin đó, mọi âm mưu của

Ngày đăng: 23/03/2015, 07:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Báo cáo của phó giám đốc kỹ thuật trong “Hội thi công nhân lao động giỏi” năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thi công nhân lao động giỏi
11. Báo cáo của công đoàn trong “Hội thi công nhân lao động giỏi”, năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thi công nhân lao động giỏi
12. Báo cáo của Đoàn thanh niên trong “ Đại hội công nhân viên chức” năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại hội công nhân viên chức
13. Báo cáo của Đoàn thanh niên trong “ Đại hội công nhân viên chức” năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại hội công nhân viên chức
15. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh (1994), Lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1994
16. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh (1994), Lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh, Tập 2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1994
17. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh (2006), Dư địa chí Quảng Ninh, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư địa chí Quảng Ninh
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2006
18. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh (2006), Dư địa chí Quảng Ninh, Tập 2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư địa chí Quảng Ninh
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2006
19. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh (2006), Dư địa chí Quảng Ninh, Tập 3, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư địa chí Quảng Ninh
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2006
20. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh (2000), Lịch sử vùng mỏ, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử vùng mỏ
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2000
21. Cao Văn Biền (1979), Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-1939, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-1939
Tác giả: Cao Văn Biền
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
Năm: 1979
22. Cao Văn Biền, “Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (S.F.CT)”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 7 (năm 1995) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (S.F.CT)
23. Trần Bá Đệ (2001), Lịch sử Việt Nam từ 1958 đến nay, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ 1958 đến nay
Tác giả: Trần Bá Đệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
Năm: 2001
24. Trần Văn Giàu (2003), Giai cấp công nhân Việt Nam, Quyển 1, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
Năm: 2003
25. Trần Văn Giàu (2003), Giai cấp công nhân Việt Nam, Quyển 2, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
Năm: 2003
26. Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc (1989), Giai cấp công nhân Việt Nam từ trước khi thành lập Đảng, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân Việt Nam từ trước khi thành lập Đảng
Tác giả: Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc
Nhà XB: Nhà xuất bản sự thật
Năm: 1989
27. Lê Mậu Hãn (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 3, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử Việt Nam
Tác giả: Lê Mậu Hãn
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2000
28. Nguyễn Hữu Hợp, Phạm Quang Toàn (1987), Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1945-1954, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1945-1954
Tác giả: Nguyễn Hữu Hợp, Phạm Quang Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
Năm: 1987
29. Đinh Xuân Lâm (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử Việt Nam
Tác giả: Đinh Xuân Lâm
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2000
30. Vũ Dương Ninh, Nguyễn văn Hồng (2000), Lịch sử thế giới cận đại, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới cận đại
Tác giả: Vũ Dương Ninh, Nguyễn văn Hồng
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w