Trình độ của công nhân mỏ

Một phần của tài liệu Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006 (Trang 80)

II. Thời kỳ khởi sắc của Công ty than Đèo Nai

1.3Trình độ của công nhân mỏ

So với thời kỳ trước đổi mới, đến năm 2002 trình độ công nhân của công ty than được nâng lên.

76

Trong các ngành nghề sửa chữa máy móc đều có sự tham gia của công nhân với nhiều trình độ bậc lao động khác nhau. Điều này cho thấy sự đa dạng trong cơ cấu nghề của mỏ, ngoài ra nó còn phản ánh trình độ của công nhân lao động mỏ, có thể đáp ứng đựoc yêu cầu của qui trình công nghệ sản xuất than trong thời kì đổi mới.

Từ năm 2000 đến năm 2005, mỏ tiến hành mở các lớp nâng cao tay nghề trình độ. Theo thống kê trong đội ngũ công nhân mỏ các bậc được phân bố như sau.

Bảng 10: Số lƣợng đội ngũ công nhân mỏ từ năm 2000-2005 Công

nhân kỹ thuật

Năm 2000 Năm 2004 Năm 2005

Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Bậc 1 164 178 196 Bậc 2 200 178 202 Bậc 3 237 316 363 Bậc 4 248 238 276 Bậc 5 460 418 469 Bậc 6 281 302 339 Bậc 7 82 128 131 Cộng 1672 1758 1977

Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công ty than Đèo Nai

Nhìn vào biểu thống kê số 11 ta thấy số lượng công nhân bậc 5, 6, 7 chiếm tỉ lệ bằng số lượng công nhân bậc 1, 2, 3, 4. Như vậy đội ngũ công nhân không ngừng được đào tạo về tay nghề, trình độ kỹ thuật ngày càng được nâng cao.

Bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, mỏ từng bước cố gắng đào tạo nguồn nhân lực - chú trọng đến chất lượng của đội ngũ

77

cán bộ công nhân viên. Vì đây là lực lượng lao động trực tiếp của mỏ, đóng vai trò quyết định trong việc tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong vòng 25 năm (1960 - 1985) dây chuyền máy móc của mỏ chủ yếu được kế thừa từ thời Pháp để lại và nhập từ Liên Xô (cũ), số lượng không đủ, chất lượng không đảm bảo, các loại xe, máy phục vụ sản xuất chưa có loại nào được đánh giá là khá, chủ yếu là trung bình và kém.

Nếu không có sự thay đổi cải thiện toàn bộ máy móc mà vẫn giữ nguyên như thời bao cấp thì chắc chắn mỏ than sẽ kém phát triển và không thể tồn tại được trong cơ chế thị trường của thời kì đổi mới. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất, thích hợp với cơ chế mới Công ty Đèo Nai tiến hành nhập nhiều loại máy móc từ Liên bang Nga, Nhật Bản vv... đồng thời tiến hành tu sửa các loại máy móc cũ.

Nhìn vào bảng thống kê số 7, ta thấy dây chuyền máy móc trong giai đoạn này đã đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng cho nhu cầu sản xuất. Chủ yếu máy móc, xe, đạt loại trung bình, tốt, khá, tình trạng chất lượng kém không còn như thời kì trước. Điều này thể hiện sự cố gắng của mỏ than, bên cạnh việc dùng nguồn vốn do Tổng công ty cấp để đầu tư dây chuyền thiết bị mới, mỏ than còn tự bản thân đổi mới nhập máy móc bằng chính nguồn vốn của mình.

Hành loạt các loại máy móc có chất lượng tốt được nhập về, ví dụ: Máy xúc KT- 4, 6 b, máy xúc KT-5A, máy xúc thủy lực PC 750- 6 số 2, xe gạt xích CAT 14H, ô tô Benla loại 40 tấn vv... Tình trạng máy móc chất lượng thấp kém còn rất ít, chủ yếu là máy móc từ thời Pháp thuộc để lại.

Số lượng máy móc tăng, chất lượng đạt tiêu chuẩn, cùng với nguồn nhân lực dồi dào là cơ sở cho việc tăng sản lượng than khai thác hàng năm.

So với thời kỳ trước (1986-1995) trình độ tay nghề của hầu hết công nhân đã được nâng cao, công nhân bậc 4,5,6,7 ngày càng chiếm số lượng lớn. Với máy móc được trang bị đầy đủ, công ty than đã tiến hành cơ khí hóa được

78

khoảng 70%. Với việc cơ khí hóa đã giúp lao động thủ công giảm một cách đáng kể.

Như vậy đến (1986 - 2006) là thời kì đổi mới về nhiều mặt của mỏ than, đặc biệt là sự phát triển cuả số lượng máy móc dây chuyền tham gia sản xuất. Các loại máy móc phong phú về chủng loại, chất lượng được đảm bảo. Điều này chứng minh được sự chuyển biến rõ rệt khi bước vào thời kì đổi mới của mỏ than Đèo Nai.

1.4 Sản lƣợng khai thác than trong thời từ năm 1995 đến năm 2006

Sau khi giành được độc lập, đất nước ta đã trải qua hàng chục năm phát triển dưới cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp - điều này kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế.

Đến năm 1986, dưới cơ chế mới, cơ chế thị trường có sự tham gia quản lý của nhà nước, tạo nền tảng vững chắc cho các thành phần kinh tế bước vào hoạt động.

Với đường lối mới, ngành than Việt Nam chuyển hướng đi của mình cho phù hợp- tiến hành đổi mới hình thức quản lý tổ chức. Mỏ than Đèo Nai cũng từng bước tự thay đổi mình, ngoài việc không ngừng nâng cao đào tạo nguồn nhân lực cả về số lượng và trình độ tay nghề, thì mỏ than còn chú trọng hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tiến hành nhập hàng loạt máy móc từ nước ngoài, tu sửa các loại máy móc cũ. Điều này đã thúc đẩy việc tăng năng suất lao động lên gấp 3- 4 lần so với thời kì trước, sản xuất cơ giới chiếm 50% sản xuất chính của mỏ. Tất cả điều này giúp Công ty than Đèo Nai vượt mọi khó khăn thử thách đưa năng suất sản lượng than tăng nhanh.

Sự phát triển của sản lượng khai thác than, là cơ sở đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của mỏ so với những giai đoạn trước. Đời sống của người công nhân mỏ được đảm bảo hơn, thu nhập bình quân đầu người không những đủ chi phí cho sinh hoạt cuộc sống mà có phần dư thừa. Góp phần ổn định tổ chức sản xuất, kích thích năng suất lao động của người công nhân mỏ .

79

Để thấy được sự phát triển của việc khai thác than hàng năm (1986- 2006), ta xem bảng thống kê sản lượng than đạt được.

Bảng 11: Sản lƣợng than khai thác hàng năm

Năm Đất (m3 ) Than sản xuất (tấn) 1986 3.919.124 1.000.041 1987 4.604.409 1.008.096 1988 5.665.385 951.491 1989 4.035.502 487.581 1990 2.520.110 476.247 1991 1.504.450 307.358 1992 1.801.484 364.116 1993 935.317 400.000 1994 1.518.027 421.402 1995 12.314.890 2.456.714 1996 3.278.983 807.372 1997 4.361.366 1.041.611 1998 4.615.870 1.013.438 1999 2.316.845 720.102 2000 4.195.720 915.114 2001 6.163.402 1.230.810 2002 8.644.494 1.506.006 2003 6.163.402 1.230.810 Tổng 78.558.780 14.862.031 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Thống kê Công ty than Đèo Nai

Với sản lượng than khai thác được trong vòng 17 năm 1986 - 2003: 14.862.031 tấn đã đưa mỏ than vượt kế hoạch chỉ tiêu của Tổng công ty giao

80

cho, đồng thời đưa sản lượng than xuất khẩu lên cao. Nhưng sản lượng khai thác than không ổn định, có những năm sản lượng tăng cao nhưng có những năm sản lượng lại giảm sút một cách đáng kể. Từ năm 1986 - 1988 sản lượng khai thác than tăng ở mức độ bình thường là do số lượng than khai thác ra xuất sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu là chính. Nhưng từ năm 1989 - 1994, do hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã dẫn đến hậu quả là ngành than mất một thị trường tiêu thụ chính, trong khi đó mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn căng thẳng vì vậy mà sản lượng khai thác than giảm một cách nhanh chóng. Năm 1986 than sản xuất được là 1.000.041 tấn nhưng đến năm 1994 chỉ sản xuất được 421.402 tấn. Đến năm 1995, khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường thì sản lượng than tăng đột biến lên tới 2.456.714 tấn. bên cạnh đó thì trong thời kỳ này đội ngũ ban lãnh đạo của công ty cũng có sự thay đổi điều này đã ảnh hưởng đến sản lượng than khai thác. Từ năm 1999 - 2000, sản lượng khai thác than lại giảm, năm 1999 là 720.102 tấn, nguyên nhân là do Trung Quốc tìm cách ép giá khi sản lượng than xuất sang quá lớn vì vậy Công ty rhan Đèo Nai lại phải giảm bớt kế hoạch sản xuất. Kể từ năm 2000 đến nay, sản lượng khai thác than đã ổn định, đánh dấu một giai đoạn phát triển của mỏ than. So với những năm 1960 - 1975, sản lượng than được gấp 2-3 lần (1960: 700.035 tấn, 1968: 108.924 tấn).

Bắt đầu bước vào thời kì đổi mới, sản lượng than khai thác 1986 lên đến 1.000.041 tấn, đặc biệt đến năm 1995 đạt trên 2 triệu tấn. Chưa bao giờ Công ty than Đèo Nai sản xuất được khối lượng than lớn như năm 1995, điều này đã chứng minh hướng đi đúng đắn của mỏ. Sự cố gắng vượt bậc của mỏ đã được đền đáp xứng đáng. Tổng sản lượng than khai thác là trên 14 triệu tấn, so với thời kì (1976 - 1985) trên 10 triệu tấn. Sự phát triển của sản lượng khai thác than, không chỉ đưa đời sống kinh tế của công nhân Công ty Đèo Nai đi lên mà còn góp phần đẩy mạnh kinh tế - xã hội của thị xã Cẩm Phả thêm khởi

81

sắc trong thời kì đổi mới. Sản lượng than hàng năm khai thác được đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước, đóng góp một lượng lớn cho việc xuất khẩu.

Trên cơ sở đó, Tổng công ty than Việt Nam đạt được nhiều thành công hơn, tạo nguồn doanh thu lớn cho nước nhà.

Để đảm bảo sản xuất cho các mỏ thuộc ngành than, Tổng công ty than đã giao chỉ tiêu kế hoạch đến từng mỏ, Công ty than Đèo Nai với quyết tâm sản xuất vượt chỉ tiêu, đã tiến hành đổi mới các chí phân loại than, yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động

Nhìn vào bảng chỉ tiêu sản xuất các loại than của mỏ, ta thấy được vai trò to lớn của ban lãnh đạo Công ty than Đèo Nai trong suốt thời kì đổi mới (1986-2002)

Bảng 12: Chỉ tiêu sản xuất các loại than (2001-2002) T

T Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002

I Than sản xuất 1.306.000 tấn 1.547.000 tấn

I

I Than tiêu thụ 1.247.000 tấn 1.490.000

tấn

1 Bán cho Cửa Ông 846.000 tấn 1.168.000 tấn

a Than nguyên khai 806.000 tấn 1.067.000 tấn

b Than sàng sạch 40.000 tấn 91.500 tấn - Than cục 3x5 6.000 tấn 6.300 tấn

- Than cục xô 6.800 tấn 17.700 tấn

82 - Than cám 3 19.700 tấn 29.000 tấn - Than cám 6 4.300 tấn 36.000 tấn 2 Than tự tiêu thụ 401.000 tấn 322.000 tấn a Than cục 70.500 tấn 87.400 tấn - Bán cho đạm 24.200 tấn 24.700 tấn - Bán cho hệ khác 46.300 tấn 62.700 tấn b Than cám 330.500 tấn 234.600 tấn

Nguồn: Phòng Thống kê Công ty than Đèo Nai

Nói tóm lại trong thời kì (1986 - 2006) Công ty than Đèo Nai đã không ngừng vươn lên, đào tạo nguồn nhân lực, hiện đại hóa hệ thống máy móc, đưa sản lượng than khai thác tăng cao. Góp phần đưa nguồn nhiên liệu than ngày càng nhiều, phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đời sống thường ngày của người dân trong nước đồng thời xuất khẩu cho các nước trong khu vực và thị trường thế giới.

2.Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại Công ty than Đèo Nai 2.1 Công đoàn cơ sở của Công ty than Đèo Nai

Thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2 (từ ngày 3 đến ngày 6 - 4 - 1947): “Những nơi địch chiếm đóng mà công nhân còn làm việc thì phải tổ chức ngay công đoàn bí mật để đấu tranh, phá hoại làm tê liệt bộ máy kinh tế của địch” (1) , tổ chức công đoàn trong vùng địch chiếm đóng dần dần được khôi phục và phát triển.Cuối năm 1948, số đoàn viên công đoàn trong vùng địch tạm chiếm có 27.436 người trong tổng số 182.064 công nhân. ở Quảng Ninh, tháng 9.1949 tổng số đoàn viên là 3207 người trong tổng số hơn 5 vạn công nhân.

Lực lượng đoàn viên công đoàn tuy tỷ lệ chưa nhiều so với tổng số công nhân, nhưng nó có một ý nghĩa to lớn với việc xây dựng cơ sở cách mạng và tổ chức đấu tranh trong lòng địch. Để nâng cao chất lượng của tổ chức công

83

đoàn. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã thường xuyên chăm lo việc bồi dưỡng, giáo dục và vạch ra các phương hướng hoạt động của công đoàn.

Đầu năm 1950, Tổng liên đoàn lao đọng đã có 241.720 đoàn viên trong đó số đoàn viên công đoàn ở vùng tự do là 194.000 người. Tổng liên đoàn đã có 1012 cơ sở trong toàn quốc với 51 liên hiệp công đoàn cấp tỉnh và cấp khu, hai công đoàn dọc thống nhất đến toàn quốc là công đoàn sản xuất vũ khí Việt Nam và công đoàn bưu điện Việt Nam, hai công đoàn đặc khu là công đoàn đặc khu Hà Nội và công đoàn đặc khu Hòn Gai - Quảng Ninh. Tổng liên đoàn có hơn 2000 cán bộ ngày đêm lăn lộn hoạt động trong phong trào công nhân và công đoàn. Tổ chức công đoàn các cấp đã ttrở thành cơ quan tuyên truyền và giáo dục quần chúng công nhân viên chức rất đắc lực. Tờ báo Lao động của Tổng liên đoàn mỗi tuần xuất bản một lần, mỗi lần 3000 tờ. Ngoài chức năng giáo dục, công đoàn các cấp đã có vai trò quan trọng trong việc tổ chức cải thiện đời sống, nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn và tham gia quản lý kinh tế để đẩy mạnh phong trào thi đua và đẩy mạnh sản xuất. Tổ chức công đoàn các cấp đã bước đầu được xây dựng vững chắc, có chức năng hoạt động cụ thể, với nhiều hình thức hoạt động thực tiễn phong phú.

Hội nghị cán bộ công vận vùng địch, tháng 2 - 1950, đã ra nghị quyết về việc tổ chức và đấu tranh của công doàn trong vùng địch. Nghị quyết nêu rõ tầm quan trọng của công tác vận động, tổ chức công nhân đấu tranh. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của công đoàn, công nhân vùng tạm chiếm đã kiên trì đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân Pháp, chống sự can thiệp của đế quốc Mỹ và các âm mưu thủ đoạn của địch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền thân của tổ chức công đoàn của Công ty than Đèo Nai là tổ chức Công hội đỏ, tổ chức này đã có vai trò rất lớn trong những phong trào đấu tranh chống thực Pháp ở vùng than Quảng Ninh nói chung và Công ty than Đèo Nai nói riêng.

84

Từ năm 1954 - 1975, cùng quá trình thành lập Công ty than, năm 1960 tổ chức công đoàn ra đời với mục đích đảm bảo cuộc sống cho người công nhân. Lúc đầu công đoàn là tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ. Nhưng từ năm 1986 đến nay, công đoàn đã là một tổ chức độc lập trong sự phát triển chung của Công ty than Đèo Nai. Lực lượng tổ chức của công đoàn còn mỏng, đơn giản, sau một thời gian hoạt động lâu dài và đến nay cơ cấu tổ chức đã được hoàn chỉnh hơn với nhiều chức năng.

Sơ đồ 4: Công đoàn Công ty than Đèo Nai

Với những năm đầu tiên sau khi mỏ than được thành lập, hoạt động của tổ chức công đoàn có phần mờ nhạt vì thời kì này mỏ than còn gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng than khai thác và tiêu thụ còn thấp, đời sống của người công nhân mỏ chưa được đảm bảo.

Nhưng từ sau khi đất nước ta bước vào thời kì đổi mới thì hoạt động của tổ chức công đoàn ngày càng rõ nét hơn và từng bước khẳng định vai trò của mình đối với những hoạt động chung của công ty than. Công đoàn đã từng bước đổi mới về phương thức hoạt động, bảo đảm được quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động và vận động công nhân viên chức- lao động

Chủ tịch công đoàn

Phó chủ tịch công đoàn

Ban thi đua Ban nữ công Ban tài chính Ban thanh niên

85

thực hiện tốt nghĩa vụ lao động, trách nhiệm xây dựng doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Hoạt động công đoàn đã tập trung vào các chức năng sau:

Đẩy mạnh công tác thi đua và thực hiện các chính sách đối với người lao

Một phần của tài liệu Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006 (Trang 80)