II. Thời kỳ khởi sắc của Công ty than Đèo Nai
2.2 Tổ chức Đoàn thanh niên của Công ty than Đèo Nai
Đoàn thanh niên cũng là một trong những tổ chức quan trọng và có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển chung của Công ty than. Cùng với tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên ra đời từ sớm ngay khi mỏ than bắt đầu được thành lập. Lúc đầu số lượng người tham gia chưa đông, hoạt động chưa rõ nét nhưng chỉ sau một thời gian, từ năm 1986 đến nay, Đoàn thanh niên cũng đã góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh trong toàn công ty. Việc tuyên truyền giáo dục tập trung vào các ngày kỷ niệm lớn, từ đó động viên công nhân viên chức hăng hái thi đua lao động sản xuất, giành năng
89
xuất cao, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Tổ chức vận động công nhân viên chức tham gia hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu về “75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam”; “Quê hương Quảng Ninh 40 năm xây dựng và phát triển”, “Tìm hiểu 60 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Tìm hiểu 60 năm truyền thống ngành công nghiệp Việt Nam” đã được đông đảo công nhân viên chức hưởng ứng tham gia từ 96% đến 98.5%. Công tác tuyên truyền nghị quyết của Đoàn than Quảng Ninh về việc phát động thực hiện tốt công tác an toàn bảo hộ lao động cũng được thực hiện, tổ chức tốt các hình thức hoạt động nhằm từng bước nâng cao đời sống tinh thần của đoàn viien thanh niên, góp phần tốt vào việc nâng cao nhận thức chính trị, định hướng lý tưởng và củng cố niềm tin cho tuổi trẻ với sự nghiệp phát triển của công ty. Công tác tuyên truyền phòng chống ma túy được Đoàn thanh niên công ty quan tâm. Hướng dẫn cho các chi đoàn tổ chức các cuộc sinh hoạt, thông qua đoàn viên để nắm bắt tình hình đối tượng nghiện ma túy trong đoàn viên thanh niên.
Hoạt động của đoàn viên thanh niên công ty còn được phát huy trong phong trào “thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty, năm qua tốc độ đầu tư mua mới các thiết bị công nghệ tiên tiến được công ty đầu tư rất nhiều. Để làm chủ thiết bị đó, yêu cầu có một đội ngũ giàu kinh nghiệm và có trình độ kỹ thuật cao thì mới vận hành các thiết bị đảm bảo an toàn và năng suất cao. Từ nhu cầu thực tế đòi hỏi lực lượng trẻ của công ty phải đáp ứng nhiệm vụ đặt ra đó là: nâng cao trình độ tay nghề, trau dồi học hỏi kinh nghiệm để từ đó áp dụng vào thực tiễn công việc để nâng cao được năng suất và đảm bảo an toàn trong sản xuất. Tuyên truyền đến các đoàn thanh niên trong toàn công ty hưởng ứng phong trào, ôn lý thuyết luyện tay nghề, học tập nâng cao trình độ.
Công tác hoạt động sáng tạo của tổ chức Đoàn cũng chú trọng vào việc phát động cho thanh niên tham gia hưởng ứng phong trào phát huy sáng kiến,
90
cải tiến kỹ thuật để áp dụng trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất xe máy thiết vị đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Thông qua việc đảm nhiệm các công trình khó, tay nghề của công nhân được nâng cao, từ đó phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được hưởng ứng nhiệt tình. Do được đầu tư và chỉ đạo cụ thể, vì vậy hiệu quả đã được phát huy. Trong 6 tháng đầu năm 2004 với hơn 5 sáng kiến các tích hợp lý hóa trong sản xuất. Quy trình quy phạm an toàn trong vận hành máy móc thiết bị, tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, trong áp dụng công nghệ mới đã góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho đoàn thanh niên và giảm rõ rệt các việc vi phạm quy trình an tòan lao động. Cụ thể: sáng kiến làm giảm cung độ vận chuyển đất đá rút ngắn cung độ đã làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng, đồng thời làm tăng được năng suất trong sản xuất, sáng kiến trong công tác quản lý và điều hành tổ chức trung tu máy xúc giảm thời gian từ 30 này xuống còn 22 ngày. Đảm nhận công trình quản lý mạng thông tin vi tính nội bộ của công ty và lập các chương trình phần mềm để ứng dụng trong các lĩnh vực quản lý của công ty đem lại hiệu quả kinh tế cao và được lãnh đạo công ty biểu dương với sáng kiến “Phần mềm quản lý thống kê”.
Đoàn thanh niên công ty đảm nhận với chuyên môn tổ chức trồng trên 5000 cây để bảo vệ môi trường và trồng trên 250 cây lấy bóng mát tại văn phòng các đơn vị sản xuất, đảm nhiệm trung tu máy móc JKT số 10 với tổng giá trị trên 600 triệu đồng góp phần nâng cao sản lượng bốc xúc đất đá của công ty. Ngoài ra còn có các công trình của các chi đoàn lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn. Trên 30 công trình do chi đoàn thanh niên đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả cao trong sản xuất: Như công trình bảo dưỡng đường ống nước từ hồ Bara đến bể chứa để cung cấp đủ nước tưới đường chống bụi, công trình tận thu 150 tấn than cục 5 của chi đoàn than thủ công…
91
Bên cạnh đó đoàn thanh niên còn tổ chức và tích cực tham gia các phong trào tình nguyện, tổ chức thường xuyên các hoạt động tình nguyện tai chỗ, (ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh), thành lập và chỉ đạo các đoàn thanh niên tình nguyện đảm nhận các việc khó, việc mới, những vấn đề bức xúc, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.
Với những đống góp tích cực cho sự phát triển chung của mỏ than, tổ chức đoàn viên thanh niên mỏ than Đèo Nai đã được Tổng Công ty than Việt Nam trao tặng bằng khen vào năm 2006. Điều này đã thể hiện được vai trò to lớn của tổ chức Đoàn viên bên cạnh các tổ chức khác của công ty than.
2.3 Vai trò các tổ chức đoàn thể của Công ty than Đèo Nai
Với nỗ lực của mình công đoàn Công ty than Đèo Nai đã có những đóng góp to lớn vào quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Trong những năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được gia tăng, năm sau cao hơn năm trước từ 20% đến 30% mặc dù điều kiện khai thác ngày càng khó khăn: hai bờ trụ mỏ tụt lở mạnh, cung độ vận chuyển ngày cành xa, khu vực bãi đổ thải khó khăn, giá cả vật liệu tự nhiên tăng, làm cho chi phí sản xuất tăng, tài nguyên không thuận lợi.
Tình hình sản xuất kinh doanh từ năm 2003 đến nay ngành than đã tương đối ổn định và phát triển. Công ty đã tập trung đầu tư tương đối cơ bản hợp lý xe máy thiết bị cho trước mắt và lâu dài. Điều kiện làm việc của công nhân lao động đã được cải thiện tương đối tốt. Từ các nhà xưởng, các văn phòng làm việc, đường xá, cầu đường, nền máy bờ đường an toàn, hệ thống cung điện đã được đầu tư và hoàn thiện tốt. Công tác tổ chức quản lý và công tác điều hành sản xuất đã có nhiều đổi mới. Kỷ luật, kỷ cương trong sản xuất đã dần đi vào nề nếp, khẳng định được vị thế của công ty trong vùng và toàn công ty.
Tổ chức công đoàn của công ty đã phối hợp với chuyên môn phát động và chỉ đạo có hiệu quả các phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành vượt mức
92
kế hoạch hàng năm. Đặc biệt là phong trào thi đua nâng cao năng suất xe máy thiết bị và công tác tiết kiệm chi phí, quản lý tài nguyên, góp phần tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống công nhân viên chức có thu nhập năm sau cao hơn năm trước.
Công đoàn công ty đã từng bước đổi mới về phương thức hoạt động bảo đảm được quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, trách nhiệm xây dựng doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ theo nghị của đoàn chủ tịch tổng liên đoàn lao động Việt Nam, hàng năm công đoàn đã phối hợp với ban lãnh đạo của công ty thường xuyên chăm lo việc làm đời sống người lao động, tuyên truyền và phổ biến sâu rộng tới công nhân về nội dung bộ luật đang sửa đổi, thỏa ước lao động tập thể và các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động. Thường xuyên phối hợp với chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong công ty, phát động các phong trào thi đua và động viên khen thưởng kịp thời, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong từng thời kì, từng tháng, quý đặt ra, trọng tâm các mục tiêu an toàn và năng suất được đua lên hàng đầu.
Vận động công nhân viên chức đẩy mạnh hoạt động phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khắc phục khó khăn trong sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao năng suất lao động. Thực hiện tốt công tác kiểm toán chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất, coi đó là một tiêu chí để đánh giá kết quả thi đua từng tháng, quý của từng đơn vị.
Công đoàn còn vận động mạnh mẽ phong trào học tập và tự rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng được đội ngũ công nhân tinh nhuệ, vận hành và sử dụng xe máy, thiết bị tốt, đạt năng suất cao. Ngoài ra công đoàn còn tiến hành đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư
93
tưỏng trong công nhân viên chức nắm và thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước.
Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, giúp đỡ những công nhân có hoàn cảnh khó khăn làm kinh tế. Xây dựng nề nếp sinh hoạt, hoạt động của tổ nhóm nữ công. Nắm bắt tư tưởng nguyện vọng để giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống sinh hoạt. Như vậy công đoàn công ty than đã có vai trò to lớn, chăm lo tốt việc làm đời sống cho công nhan, xây dựng công ty than ngày càng phát triển, xứng đáng với danh hiệu cao quý mà Đảng và nhà nước đã trao tặng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới.
Với những kết quả năm 2005 đã đạt được nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập công ty tập thể cán bộ công nhân viên chức của công ty vinh dự được đón nhận tiếp danh hiệu cao quý “Huân chương Độc lập hạng ba”.
Cùng với tổ chức công đoàn, trong quá trình phát triển đầy khó khăn thử thách của Công ty than Đèo Nai, Đoàn thanh niên cũng đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của mỏ
Vai trò thứ nhất là góp phần nâng cao sản lượng khai thác than và chất lượng than. Luôn đi đầu trong các phong trào hoạt động đo Công ty than phát động. Với tinh thần tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ Đoàn thanh niên luôn chung sức với những khó khăn thử thách mà Công ty than gặp phải.
Vai trò thứ hai là tổ chức Đoàn thanh niên mỏ luôn đưa ra những sáng kiến quan trọng đầy táo bạo để nâng cao chất lượng khai thác than, cải thiện đời sống cho công nhân mỏ.
94
Chƣơng III
Một số nhận xét về hành trình lịch sử của công ty than Đèo Nai trong thời kì đổi mới (1986 - 2006)
1. Hành trình đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức doanh nghiêp.
Từ sau khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ đối với nước ta,trực tiếp thi hành chính sách cai trị về kinh tế-chính trị-xã hội ,điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của các ngành kinh tế ,đặc biệt là công nghiệp nặng. Với chính sách khai thác thuộc địa lần một, Pháp đẫ đưa ra chính sách “ra sức bóc lột tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa chú ý tới công nhiệp năng lượng, trong đó than được đặt lên hàng đầu để phục vụ cho sự phát triển của công nghiệp chính quốc. Bởi vậy Pháp đầu tư xây dựng hệ thống đường xá , nâng cấp một số cơ sở, hạ tầng để phục vụ cho mưu đồ của mình. Tỉnh Quảng Ninh- nơi có trữ lượng than lớn nhất cả nước là một trong những mục tiêu quan trọng của Pháp. Với chính sách khai thác một cách triệt để, bóc lột dã man sức lao động của công nhân. Bởi thế chỉ trong một thời gian ngắn, Pháp đã khai thác được khoảng 1/4 lượng than của Quảng Ninh trở về trước. Trước thực trạng chung này, Công ty than Đèo Nai phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách .
Từ 1858 - 1954: đây là giai đoạn thực dân Pháp đô hộ và thiết lập bộ máy cai trị trực tiếp với vùng mỏ .Vì vậy mỏ than không có diều kiện phát triển ,sản xuất và hoạt đông hoàn toàn lệ thuộc vào Pháp.
Từ 1954 - 1975: Đất nước được độc lập, Miền Bắc được giải phóng và tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hôi với khẩu hiệu: “công nhân chắc tay súng ,chắc tay búa” tất cả vì miền Nam ruột thịt than yêu. Đây là thời kỳ công nhân sản xuất với khí thế hừng hực làm gấp 3 - 4 lần trước chiến tranh, vừa nâng cao năng suất vừa tham gia chi viện cho đồng bào miền Nam .Trong khí thế tưng bừng của ngày độc lập, giải phóng, Đảng ta tiến hành tiếp quản các cơ sở sản xuất với một tình trạng hết sức lac hậu, cơ sở hạ tầng xuống
95
cấp một cách nghiêm trọng, đặc biệt là ngành than trong đó Công ty than Đèo Nai không nằm ngoài tình trạng trên. Sản xuất than gặp nhiều khó khăn.
Từ năm 1975 - 1985 Công ty than Đèo Nai thuộc sở hữu nhà nước đây là một xí nghiệp điển hình của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Người công nhân với danh nghĩa là giai cấp lãnh đạo cách mạng, làm chủ đất nước nhưng không hề có quyền tham gia kiểm soát hoạt động sản xuất mà toàn bộ kế hoạch đó đựơc làm sẵn, áp đặt từ trên. Do đó với cơ chế quản lý như vậy nó đã tách rời quyền làm chủ của người công nhân với hoạt động sản xuất, triệt tiêu vai trò sáng tạo của lãnh đạo xí nghiệp cho đến thợ lò. Cơ chế đó rất phù hợp trong thời chiến tranh chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cho phép chỉ huy theo mệnh lệnh, người công nhân vừa yên tâm sản xuất, vừa sẵn sàng bộc lộ tinh thần yêu nước ý thức trách nhiệm để đóng góp tối đa cho phong trào thi đua vì miền Nam ruột thịt thân yêu. Nhưng khi đất nước chuyển sang trạng thái từ chiến tranh sang hòa bình thì xí nghiệp đó bộc lộ hạn chế của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, khi người thợ không là chủ của hoạt động sản xuất, ban lãnh đạo không có quyền chịu trách nhiệm về hoạt động của mỏ. Điều này dẫn đến hậu quả là sản lượng khai thác than thấp, Mỏ than Đèo Nai không đóng góp tương xứng với tiềm năng của mình, đời sống của công nhân giảm sút. Với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã có tác dụng ổn định đất nước nhưng ngược lại nó kiểm hãm sự phất triển của sản xuất. Công ty than Đèo Nai lúc này hoạt động dưói sự giám sát của tổng công ty than. Từ khâu khai thác đến xuất khẩu than đều phải thông qua tổng công ty. Vì vậy không khuyến khích được sự phát triển, sản lượng khai thác than thấp, chất lượng thì kém không thể cạnh tranh với các nước trên thế giới .
Từ 1986 - 1995 : kể từ đại hội VI của Đảng với việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đã tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển của ngành than (Công ty than Đèo Nai) đánh dấu thời kỳ phát triển của đất nước. Bộ mặt của Công ty than Đèo Nai đã có những thay đổi,