1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang

72 731 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 694 KB

Nội dung

Chi nhánh Ngân hàng Nông và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang trongnhững năm qua đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển thị trường tiền tệ và nền kinh tếtỉnh Hà Giang.Tuy nhiên,với

Trang 1

MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu,sơ đồ Lời nói đầu 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.Những vấn đề chung về rủi ro 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Nguyên nhân 4

1.2.Rủi ro lãi suất 5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 Phân loại 5

1.2.3 Nguyên nhân 7

1.3.Mô hình xác định rủi ro lãi suất 9

1.3.1 Mô hình kì hạn đến hạn 9

1.3.2 Mô hình định giá lại 10

1.3.3 Mô hình thời lượng 13

1.4.Quản lý rủi ro lãi suất 16

1.4.1.Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất 16

1.4.2 Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất 16

1.4.3.Các phương pháp phòng ngừa 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÊ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG 21

2.1.Khái quát về chi nhánh ngân hàng 21

2.1.1 Giới thiệu chung 21

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh ngân hàng 22

2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng (2009-2011) 25

2.1.4.Báo cáo kết quả kinh doanh 34

2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng 35

2.2.1 Lựa chọn mô hình xác định rủi ro lãi suất 35

2.2.2 Sử dụng mô hình định giá để xác định rủi ro lãi suất 36

Trang 2

2.3 Đánh giá thực trạng và công tác quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng

42

2.3.1 Thành tựu và hạn chế 42

2.3.2 Nguyên nhân 44

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG 54

3.1.Định hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng thời gian tới 54

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 54

3.1.2.Định hướng quản lý rủi ro lãi suất 57

3.2.Thách thức đặt ra đối với chi nhánh ngân hàng 58

3.2.1.Về cơ chế quản lý 58

3.2.2 Về trình độ công nghệ và năng lực tài chính 58

3.2.3 Về hiệu quả và chất lượng hoạt động 59

3.3 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng 59

3.3.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý rủi ro lãi suất 59

3.3.2 Giải pháp về thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 60

3.3.3.Một số giải pháp khác 62

3.4.Một số kiến nghị với NH No&PTNT Việt Nam 64

Lời kết 67

Tài liệu tham khảo 68

Trang 3

Danh mục các từ viết tắt

NH No&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Trang 4

Danh mục bảng biểu,sơ đồ

Hình 1.1: Kỳ hạn tài sản có lớn hơn kỳ hạn tài sản nợ 5

Hình 1.2 Kỳ hạn tài sản nợ lớn hơn kỳ hạn tài sản có 6

Bảng 1.1 – Bảng cân đối tài sản đơn giản của NH 9

Bảng 1.2 - Mối quan hệ giữa GAP, sự thay đổi lãi suất và sự thay đổi thu nhập lãi ròng 12

Bảng 2 1Qui mô của Chi nhánh 22

Sơ đồ 2 1: Sơ đồ quy trình huy động vốn tại Ngân hàng 23

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình tín dụng tại ngân hàng 24

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng từ 2009-2011 26

Bảng 2.3Tình hình nợ xấu từ 2009-2011 27

Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn từ năm 2009-2011 ) 28

Biểu đồ 2.1 : Nguồn vốn huy động và dư nợ nội bảng của Ngân hàng NNo&PTNT Tỉnh Hà Giang (tính đến thời điểm 31/12/2010) 30

Bảng 2.5: Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tính trên đầu người 31

Biểu đồ2 2: Nguồn vốn huy động và dư nợ tính trên đầu người tại các chi nhánh cấp II 32

Bảng 2.6: KẾT QUẢ TÀI CHÍNH 34

Bảng 2.7 – Giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm lãi suất 37

Bảng 2.8– Giá trị TSC, TSN ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) nhạy cảm lãi suất 37

Bảng 2.9 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ 39

Bảng 2.10 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng nội tệ 39

Bảng 2.11 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng ngoại tệ 39

Bảng 2.12 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS nội tệ qua các thời kỳ 40

Bảng 2.12 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS ngoại tệ qua các thời kỳ 41

Bảng 2.14 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS của chi nhánh qua các thời kỳ 41

Hình 3.1 – Quy trình quản lý rủi ro lãi suất 60

Hình 3.2 – Biểu đồ về khả năng phát sinh và tác động của rủi ro 65

Trang 5

Lời nói đầu1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, các NHTM đóng vaitrò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các chức năng: chứcnăng thủ quỹ, trung gian tài chính, trung gian thanh toán Có thể nói NHTM dù ở quốcgia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính màcác chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nền kinh tế thịtrường luôn tiềm ẩn rủi ro, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tíncủa chính ngân hàng và có tính lây chuyền, ảnh hưởng rất mạnh đến toàn bộ kinh tế,chính trị, đời sống của một quốc gia

Chi nhánh Ngân hàng Nông và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang trongnhững năm qua đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển thị trường tiền tệ và nền kinh tếtỉnh Hà Giang.Tuy nhiên,với nền kinh tế có nhiều biến đông như hiện nay và sự cạnhtranh trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao,Ngân càng cũng gặp nhiều khó khăn tronghoạt động kinh doanh,đặc biệt là trong vấn đề quản lý rủi ro.Vì vậy, để hoạt động ngânhàng phát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả, cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi

ro thông qua công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Vì vậy.em đã chọn đề

tài: “Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang” cho khóa luận tốt nghiệp lần này.

2.Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Vị Xuyên, đề tài xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng

và công tác quản lý rủi ro lãi suất của chi nhánh ngân hàng , từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng chi nhánh

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất tại chinhánh

Phạm vi nghiên cứu: phạm vi hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Vị Xuyên

Trang 6

4.Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng,duy vật lịch sử, thống kê, so sánh, tổng hợp

5.Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận,khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất ở Ngân hàng Thương mại.

Chương 2: Thực trạng về rủi ro lãi suất đối với chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp

và phát triển nông thôn Vị Xuyên –Hà Giang Chương 3: Định hướng hoạt động và quản lý rủi ro lãi suất đối với chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên –Hà Giang

Trang 7

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN LÝ

RỦI RO LÃI SUẤT Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Những vấn đề chung về rủi ro

1.1.1 Khái niệm

Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro, nhưng nhìn chung có thể chia làm

hai quan điểm sau:

Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy

hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắcchắn có thể xãy ra cho con người Xã hội loài người càng phát triển, hoạt động của conngười càng đa dạng, thì nhiều loại rủi ro mới phát sinh

Theo quan điểm trung hoà: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi

ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro có thể mang đếncho con người những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng cũng có thể mang đếnnhững cơ hội, thời cơ không ngờ Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng rủi ro,chúng ta

có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực và tận dụng,phát huy mặt tích cực do rủi ro mang tới

*Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

-Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong

đợi mà khi xãy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuậnthực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thànhđược một nghiệp vụ tài chính nhất định

Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

- Rủi ro thanh khoản

- Rủi ro lãi suất

- Rủi ro tín dụng

- Rủi ro hối đoái

Trang 8

- Các loại rủi ro khác: Rủi ro hoạt động ngoại bảng; Rủi ro công nghệ và hoạtđộng; Rủi ro quốc gia; Rủi ro do thuế thay đổi đột ngột, ảnh hưởng của chiếntranh, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán

1.1.2 Nguyên nhân

Có ba nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro:

Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng:

- Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả

- Cho vay và đầu tư quá mức, ví dụ tập trung cho vay quá nhiều vào một

doanh nghiệp hoặc một ngành nào đó; trong đầu tư chỉ chú trọng vào một loạichứng khoán có rủi ro cao

-Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin

không đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý

- Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô

- Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ

nghiệp vụ

Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:

- Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý

-Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả

- Khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được

- Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản

- Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo

Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh:

- Do thiên tai, hoả hoạn

- Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định

- Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân

thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường

-Môi trường pháp lý bất lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô

Trang 9

1.2.Rủi ro lãi suất

1.2.1 Khái niệm

Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãisuất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đivay, dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng Khi lãi suất thay đổi,NHTM phải đương đầu với các loại rủi ro: rủi ro về giá và rủi ro tái đầu tư-Rủi ro về giá: Phát sinh khi LS thị trường tăng ð giá trị của trái phiếu và cáckhoản cho vay có lãi suất cố định mà NHTM năm giữ giảm

Có nghĩa là: nếu như NHTM bán những công cụ tài chính này trong giai đoạn

LS tăng thì sẽ phải chịu tổn thất về tài chính

-Rủi ro tái đầu tư: Phát sinh khi LS thị trường hạ ð NHTM phải chấp nhận đầu tưcác nguồn vốn của mình vào những tài sản có mức sinh lợi thấp hơn ð hạ thấpmức thu nhập kỳ vọng trong tương lai của NHTM

1.2.2 Phân loại

Xét trên phương diện những thiệt hại mà biến động lãi suất gây ra cho các ngânhàng thì RRLS bao gồm hai loại rủi ro cơ bản: rủi ro về thu nhập và rủi ro giảm giá trịtài sản

- Rủi ro về thu nhập: là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của NH khi lãi suất thị

trường biến động Bao gồm:

+ Rủi ro định giá lại (rủi ro tái tài trợ TSN hoặc tái đầu tư TSC)

Có: Thu nhập lãi ròng = Thu nhập lãi – chi phí lãi

 Rủi ro tái tài trợ TSN khi NH duy trì kỳ hạn TSC lớn hơn kỳ hạn TSN

Tài sản có

2 nămTài sản nợ

1 năm

Trang 10

Giả sử NH huy động vốn với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 1 năm để đầu tư cho một dự

án kỳ hạn 2 năm với lãi suất 9%/năm

Lợi nhuận của NH trong năm thứ nhất sẽ là 1% (= 9% - 8%) Nếu lãi suất thịtrường không đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai thì NH sẽ duy trì được lợi nhuận ởmức 1% Tuy nhiên nếu lãi suất thị trường năm thứ hai tăng lên , giả sử NH chỉ có thểhuy động với lãi suất là 11% thì lợi nhuận của NH là -2% (= 9% - 11%) Như vậy, cóthể thấy NH chịu rủi ro lãi suất khi NH duy trì kỳ hạn TSC lớn hơn kỳ hạn TSN trongkhi lãi suất thị trường tăng

 Rủi ro tái đầu tư tài sản có khi NH duy trì kỳ hạn của TSN lớn hơn kỳ hạn củaTSC

Hình 1.2 Kỳ hạn tài sản nợ lớn hơn kỳ hạn tài sản có

Giả sử NH huy động vốn với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 2 năm để đầu tư dự án kỳhạn 1 năm có lãi suất 9%/năm

Lợi nhuận của NH trong năm thứ nhất sẽ là 1% Nếu sang năm thứ hai NH chỉ cóthể cho vay với lãi suất 7%/năm thì lợi nhuận của NH là -1% (= 7% - 8%) Như vậytrong trường hợp NH duy trì kỳ hạn của TSN lớn hơn TSC, NH sẽ chịu rủi ro khi lãisuất thị trường giảm

+ Rủi ro cơ bản: là rủi ro phát sinh khi sự định giá lại không hoàn hảo hoặc giốngnhau giữa những khoản mục khác nhau, nghĩa là xuất hiện sự khác nhau về mức độthay đổi lãi suất thu được từ TSC và lãi suất phải trả cho TSN mặc dù những khoảnmục này có cùng thời hạn định giá lại

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro phát sinh khi KH không tôn trọng cam kết về kỳ hạnban đầu Ví dụ: Khi lãi suất thị trường tăng lên, KH có xu hướng rút trước hạn cáckhoản tiền gửi có kỳ hạn để gửi vào các khoản tiền gửi mới với lãi suất cao hơn haykhi lãi suất thị trường giảm xuống, KH có xu hướng trả nợ trước hạn các khoản vay

Trang 11

- Rủi ro giảm giá trị tài sản: là khả năng giá trị tài sản ròng của NH bị suy giảm khi

lãi suất thị trường biến động Bao gồm:

+ Rủi ro kỳ hạn: là rủi ro giảm giá trị ròng của NH khi tồn tại sự không cân xứng

về kỳ hạn của TSC và TSN

Giả sử NH huy động 100 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm để cho vay với kỳ hạn 1 năm.Nếu lãi suất thị trường tăng từ 9%/năm đến 10%/năm thì giá trị TSC (A) và TSN (L)của NH sẽ biến động:

ΔA = A =

3

%) 10 1

+ Rủi ro đường cong lãi suất: là rủi ro của NH trước những thay đổi về độ dốc vàhình dạng của đường cong lãi suất Rủi ro này phát sinh khi những thay đổi không dựđoán trước của đường cong lãi suất có tác động làm giảm giá trị tài sản của NH do lãisuất của những thời hạn khác nhau thay đổi theo những mức độ khác nhau

Trang 12

vay dầu tư vào sản xuất và sinh lời Điều này làm cho việc cân xứng kỳ hạn giữa tàisản và nợ là thực sự khó khăn.

+ NH thường không quy định KH bắt buộc phải tôn trọng thời hạn trong hợp đồng

để làm vừa lòng các KH của mình, tạo điều kiện cho KH vay vốn có thể trả nợ NH bất

cứ khi nào có tiền và các KH gửi tiền có thể rút trước hạn nếu có việc đột xuất

+ Các NH thường có khuynh hướng duy trì kỳ hạn của TSC lớn hơn TSN vì mụctiêu lợi nhuận Chúng ta biết rằng các NH huy động ngắn hạn với lãi suất và cho vaydài hạn với lãi suất cao sẽ thu được lợi nhuận cao

- Căn cứ vào kỳ hạn đặt lại lãi suất mà ngân hàng chia tài sản và nguồn thành hai loại:nhạy cảm với lãi suất và không nhạy cảm với lãi suất

- Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằng khe hở lãisuất:

Khe hở nhạy = Giá trị TS Có - Giá trị TS Nợ

cảm LS nhạy cảm LS nhạy cảm LS

+ Khe hở > 0, nếu LS tăng thì thu nhập NH tăng

+ Khe hở < 0, nếu LS tăng thì thu nhập NH giảm

Trong đó: tài sản, nguồn nhạy cảm lãi suất là loài mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi, bao gồm loại có kỳ hạn đặt lại giá dưới hoặc bằng 12 tháng

1.2.3.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến

Ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ngânhàng không thể dự báo chính xác những thay đổi của lãi suất Và chính nhứng thay đổingoài dự kiến của lãi suất đó gây nên rủi ro lãi suất cho ngân hàng

Giá trị thị trường của tài sản có hay tài sản nợ là dựa trên khái niệm giá trị hiệntại của tiền tệ Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sảntăng lên, cho nên giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống Ngược lại,nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản có và tài sản nợ sẽ tăng lên Do đó,nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau thì đó cũng là nguyên

Trang 13

suất thị trường tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sựgiảm giá trị tài sản nợ, từ đó có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng.

1.3.Mô hình xác định rủi ro lãi suất

1

. và ML = 

n j

Lj

Lj M W

1

.

Trong đó:

WAi: tỷ trọng của TSC i trong tổng TSC (giá trị tính theo giá thị trường)

WLj: tỷ trọng của TSN j trong tổng TSN (giá trị tính theo giá thị trường)

ML)

Ví dụ: Xét một bảng cân đối tài sản đơn giản sau

Bảng 1.1 – Bảng cân đối tài sản đơn giản của NH

Tài sản có có kỳ hạn dài (A) Tài sản nợ có kỳ hạn ngắn (L)

Vốn tự có (E)

Ta có: E = A – L

Trang 14

Khi lãi suất trên thị trường tăng thì giá trị thị trường của TSC và TSN đều giảm,song với giả thiết của ví dụ là TSC có kì hạn dài hơn TSN dẫn đến giá trị thị trườngcủa TSC giảm nhiều hơn so với giá trị thị trường của vốn huy động.

Ta có : ΔA = E = ΔA = A – ΔA = L

Từ công thức trên có thể thấy rằng, khi lãi suất tăng làm giá trị của TSC giảm nhiềuhơn so với mức giảm của TSN, NH phải trích từ vốn tự có của mình để bù đắp khoản

1.3.2.3 Cách thức

Phân loại TSC và TSN của NH thành hai nhóm: nhóm nhạy cảm với lãi suất vànhóm không nhạy cảm với lãi suất dựa trên tiêu chí mức độ biến động của thu nhập(chi phí) lãi khi lãi suất thị trường thay đổi

TSC nhạy cảm lãi suất (RSA) là những tài sản có thể định giá lại khi lãi suất thịtrường thay đổi: các khoản cho vay và chứng khoán sắp đáo hạn, chuẩn bị gia hạnhoặc đến kỳ điều chỉnh lãi, các khoản cho vay với lãi suất thả nổi…

TSN nhạy cảm lãi suất (RSL) là những nguồn vốn được định giá lại khi lãi suất thịtrường thay đổi: những khoản tiền gửi sắp đến hạn phải trả, đến kỳ điều chỉnh lãi,

Trang 15

1.3.2.4 Công thức

Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất (ΔA = net interest income)

ΔNII = GAP x Δi NII = GAP x ΔNII = GAP x Δi i (1.1)

Với: Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất

GAP = RSA - RSL

Trong đó:

ΔA = NII: Mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng từ lãi suất

GAP: Chênh lệch tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất

ΔA = i: Mức độ thay đổi lãi suất

RSA: Tài sản có nhạy cảm lãi suất

RSL: Tài sản nợ nhạy cảm lãi suất

Trong mỗi giai đoạn (ngày, tuần, tháng …) khi giá trị TSC nhạy cảm lãi suất lớnhơn giá trị TSN nhạy cảm lãi suất tạo nên khe hở lãi suất dương, khi giá trị TSC nhạycảm lãi suất nhỏ hơn giá trị TSN nhạy cảm lãi suất tạo nên khe hở lãi suất âm

Theo mô hình trên có thể thấy, khi TSC và TSN của NH có sự chênh lệch, NH sẽgặp rủi ro lãi suất nếu lãi suất thị trường biến động Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suấttới thu nhập lãi ròng của NH được tóm tắt như sau:

(1.2)

Trang 16

Bảng 1.2 - Mối quan hệ giữa GAP, sự thay đổi lãi suất và sự thay đổi thu nhập lãi

ròng GAP ΔNII = GAP x Δi i ΔNII = GAP x Δi NII

hở lãi suất GAP >0 và lãi suất thị trường tăng kết hợp GAP< 0

1.3.2.5 Hạn chế của mô hình

Thứ nhất, vấn đề về tiêu chí đánh giá Chúng ta biết rằng trên bảng cân đối kế toán

của NH có những khoản mục nhạy cảm với lãi suất và những khoản mục không nhạycảm với lãi suất, tuy nhiên không phải tất cả các khoản mục được cho là nhạy cảm vớilãi suất lại biến động với cùng giá trị khi lãi suất thị trường biến động => mức độ nhạycảm của khoản mục TSC và TSN là khác nhau

Thứ hai, hiệu ứng giá của thị trường Sự thay đổi của lãi suất thị trường không chỉ

ảnh hưởng đến thu nhập mà còn tác động đến giá trị tài sản của NH Mô hình định giálại chỉ dựa trên giá trị ghi sổ của tài sản, không tính đến giá trị thị trường của chúng,

do đó, mô hình này chỉ phản ánh một phần RRLS đối với NH

Thứ ba, vấn đề kỳ định giá tích lũy Giả sử TSC và TSN trong cùng một nhóm kỳ

hạn đến hạn có thể có giá trị bằng nhau nhưng TSC được định giá lại tại thời điểm đầucủa kỳ định giá lại trong khi TSN được định giá lại tại thời điểm cuối của kỳ định giálại Rõ ràng trong trường hợp này kỳ hạn đến hạn của tài sản và nợ là không cân xứng

Trang 17

Tuy nhiên theo mô hình định giá lại thì coi như không có vần đề gì với thu nhập lãiròng Nếu như kỳ định giá lại càng mau thì hạn chế của kỳ định giá tích lũy càng giảm.

Thứ tư, vấn đề tài sản đến hạn Một trong các giả định của mô hình định giá lại là

toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả khi đến hạn Trên thực tế, NH thường quyđịnh các khoản cho vay được hoàn trả theo định kỳ và KH có thể trả nợ trước hạn Do

đó, mô hình này không thể phản ánh chính xác những tác động của lãi suất đến thunhập lãi ròng của NH

Với những hạn chế trên đây có thể nói mô hình định giá lại chỉ đánh giá được một cách cơ bản nhất sự thay đổi của thu nhập lãi ròng khi lãi suất thị trường thay đổi.

1.3.3 Mô hình thời lượng

N t

PVt

t PVt

1

1

Trong đó:

D: Thời lượng của tài sản

PVt: Giá trị hiện tại của luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t

N: Tổng số luồng tiền phát sinh từ tài sản

Xét sự ảnh hưởng của lãi suất tới giá trị tài sản, ta có công thức:

(1.3)

Trang 18

: Sự thay đổi giá trị tài sản do ảnh hưởng của sự thay đổi trong lãi suất

P: Giá của tài sản

Y: Lãi suất đến hạn

D*: Thời lượng được điều chỉnh

Theo công thức này, khi lãi suất thay đổi, giá trị của tài sản biến động ngược chiều

Nói cách khác, với một sự thay đổi lãi suất nhất định, tài sản có thời lượng càng dài thì

sự thay đổi giá trị càng lớn

Về ý nghĩa kinh tế, thời lượng là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản

đối với lãi suất hay nói cách khác, nếu D* của tài sản là X, khi lãi suất tăng 1% thì giá

trị hiện tại của tài sản giảm đi X%

Đo lường thiệt hại của NH khi lãi suất thay đổi trên cơ sở tính toán thời lượng hai

vế của bảng cân đối tài sản:

D A = XAi DAi

Trong đó: DAi: thời lượng của tài sản có thứ i

XAi: tỷ trọng của tài sản có thứ i

D L = XLi DLi

Trong đó: DLi: thời lượng của tài sản có thứ i

X Li: tỷ trọng của tài sản có thứ i

Áp dụng các công thức (1.3), (1.4), (1.5), (1.6) ta có công thức đo lường thiệt hại

của NH trước sự biến động của lãi suất như sau:

ΔNII = GAP x Δi E

Trang 19

Trong đó: k = L A là tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản có của NH, gọi là tỷ lệđòn bẩy k

Các tình huống xảy ra:

(D A – kD L ) > 0 i tăng => E giảm

(D A – kD L ) < 0 i giảm => E giảm

1.3.3.3 Hạn chế của mô hình thời lượng

Thứ nhất, hạn chế về tính lồi của mô hình Mô hình thời lượng là phép đo chính

xác sự thay đổi thị giá của các chứng khoán có thu nhập cố định khi lãi suất thị trườngthay đổi ở mức nhỏ Tuy nhiên khi lãi suất thị trường thay đổi ở mức lớn thì mô hìnhthời lượng cho kết quả kém chính xác bởi vì mô hình giả định rằng mối quan hệ giữalãi suất và giá tài sản là tuyến tính (dạng đường thẳng) nhưng thực chất mối quan hệnày là phi tuyến (dạng đường cong) Vì vậy, nếu lãi suất thị trường thay đổi ở mức lớnthì mô hình trở nên kém tin cậy

Thứ hai, vấn đề tuyến lãi suất nằm ngang Một trong các giả định của mô hình là

tuyến lãi suất hay cấu trúc kỳ hạn của lãi suất nằm ngang, điều này có nghĩa là mỗi khilãi suất thay đổi thì tuyến lãi suất tịnh tiến song song Tuy nhiên, trong thực tế, tuyếnlãi suất có rất nhiều hình dạng khác nhau, trong đó chỉ có tuyến lãi suất có dạng gầnnhư năm ngang chứ không nằm ngang hoàn toàn Do vậy, khi sử dụng mô hình thờilượng sẽ tiềm ẩn một sai số đáng kể trong việc đo độ nhạy cảm của giá trị tài sản đốivới sự thay đổi của lãi suất

Thứ ba, vấn đề trì hoãn thanh toán Mô hình thời lượng giả định rằng các KH của

NH thanh toán lãi và gốc theo đúng kỳ hạn đã được quy định trong hợp đồng Tuynhiên, trên thực tế KH có thể vì nhiều lý do mà chậm thanh toán, trong nhiều trườnghợp NH cũng phải cơ cấu lại khoản nợ hoặc gia hạn nợ cho KH Và do đó, luồng tiềncủa NH sẽ thay đổi và đây chính là lý do khiến NH phải tính toán và điều chỉnh lạithời lượng TSC và TSN để đảm bảo chính xác trong việc đo lường RRLS

Trang 20

1.4.Quản lý rủi ro lãi suất

1.4.1.Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất

Các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung trong đó có rủi ro lãi suất mang tới cho Ngân hàng nhiều ảnh hưởng to lớn

-Rủi ro xãy ra sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng Những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận,giảm sút giá trị của tài sản,

-Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánhmất thương hiệu của ngân hàng Một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thườngxuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn vàcon đường phá sản là tất yếu

-Rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửitiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn làm cho nền kinh tế bị suythoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội,

và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàngtrong nước và khu vực.Ngoài ra, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt ngânhàng khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế

1.4.2 Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất

Hoạt động quản lý rủi ro lãi suẩt tại NHTM có hai mục tiêu quan trọng:

- Dự báo những xu hướng biến động của lãi suất trong tương lai và hậu quả phátsinh gắn với những biến động của lãi suất thị trường

- Vận dụng các công cụ quản trị rủi ro phù hợp nhằm hạn chế những tác độngtiêu cực, qua đó, bảo toàn và tăng thu nhập cho NHTM

Trang 21

đó, một trong các biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro lãi suất chính là duy trì

sự cân xứng về kỳ hạn TSC và TSN

Về mặt lý thuyết, sự cân xứng kỳ hạn TSC và TSN là hoàn toàn có thể đạt đượcnếu như NH tuân thủ nguyên tắc huy động vốn với kỳ hạn bao lâu thì cũng cho vayvới cùng kỳ hạn ấy Giả dụ, NH huy động vốn với kỳ hạn 5 năm thì phải cho vay với

kỳ hạn 5 năm hay khi KH có nhu cầu vay 5 năm NH ngay lập tức tìm nguồn huy động

kỳ hạn 5 năm để tài trợ cho khoản vay này Tuy nhiên trên thực tế điều này khó xảy rabởi vì thực hiện điều này gây khó khăn và tốn kém chi phí cho NH bởi lẽ nhu cầu củangười gửi tiền và người vay tiền là không cân xứng Do đó NH thường theo hướng hạnchế sự không cân xứng kỳ hạn bằng cách thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn củabảng cân đối tài sản Chẳng hạn, khi NH có chênh lệch thời lượng dương (DA – kDL) >

0 , NH có thể tăng kỳ hạn của TSN bằng cách phát hành các công cụ nợ có kỳ hạn dài,hoặc giảm bớt kỳ hạn các TSC bằng cách hạn chế cho vay dài hạn và đầu tư vào cácchứng khoán ngắn hạn

Một giải pháp mới đó là NH có thể sử dụng công nghệ chứng khoán hóa để điềuchỉnh cơ cấu kỳ hạn của bảng cân đối tài sản Chứng khoán hóa là việc NH nhóm cáctài sản có sinh lời rồi chuyển ra ngoại bảng thông qua trung gian là người được ủy thác– một tổ chức được đảm bảo không bị phá sản và hoạt động chuyên nghiệp về pháthành chứng khoán Bước tiếp theo NH thiết lập một cam kết với công ty ủy thác nhằmphòng ngừa rủi ro tín dụng do chính NH đã cho vay Nguồn bảo đảm tín dụng có thểlấy từ các nguồn thu trực tiếp của NH hoặc bằng thư bảo lãnh của một NH khác, điềunày đảm bảo chắc chắn rằng những người đầu tư chứng khoán sẽ được thanh toán đầy

đủ gốc và lãi khi đến hạn NH vẫn phải quản lý khoản tín dụng này và nhận được mộtkhoản phí gọi là phí dịch vụ tín dụng Định kỳ người thế chấp thanh toán gốc và lãi tíndụng cho NH, sau khi để lại khoản phí dịch vụ tín dụng, NH sẽ chuyển các khoảnthanh toán này cho người đầu tư chứng khoán thông qua công ty tín thác Có thể thấyrằng nghiệp vụ chứng khoán hóa làm rút ngắn kỳ hạn tài sản của NH, làm giảm bớtnhạy cảm của NH trước sự thay đổi của lãi suất Do vậy, chứng khoán hóa là công cụhữu hiệu giúp NH phòng ngừa RRLS

Trang 22

1.4.3.2 Các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng: Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong việc phòng ngừa RRLS

Việc sử dụng các biện pháp truyền thống như trên để phòng ngừa RRLS đôi khigây ra tốn kém không nhỏ cho NH Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tàichính, xuất hiện các giải pháp tiện lợi hơn cho NH sử dụng để phòng ngừa RRLS: cáccông cụ tài chính phái sinh Đây là việc NH sử dụng các hợp đồng phái sinh nhằm đảmbảo giá trị của tài sản là cố định trước những thay đổi của lãi suất thị trường Khóaluận này tập trung nghiên cứu các công cụ tài chính phái sinh được sử dụng trong việcphòng ngừa RRLS là: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợpđồng quyền chọn

Nguyên tắc cơ bản trong biện pháp này là dùng lãi ngoại bảng để bù lỗ nội bảng doRRLS gây ra

a.

Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng forward(hợp đồng kỳ hạn)

Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một hời điểm nhấtđịnh trong tương lai với một mức giá nhất định đã thỏa thuận từ hôm nay

b.Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng swap(hợp đồng hoán đổi)

Một hợp đồng Swap là một thỏa thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định nào đó Giao dịch hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình

Trang 23

Có hai loại hợp đồng hoán đổi: hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi tiền tệ.

c.

Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng option

Quyền chọn là một công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặcbán một khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định, vào một thời điểmxác định trước

Người mua quyền chọn được quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trường có lợi chomình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó

Thí dụ: Đối với Option mua:

Giả sử giá cổ phiếu của IBM hiện tại là 80$/CP Sau khi phân tích, dự đoán thờigian tới giá sẽ tăng, nhà ĐT quyết định mua 1000 CP với giá 80.000 $ Nhưng nếu giákhông tăng như nhà ĐT dự tính, mà lại giảm xuống chỉ còn 40 $/CP è nhà ĐT mấttrắng 40.000 $

Trong trường hợp này, để hạn chế rủi ro và vẫn thực hiện theo dự đoán, nhà đầu tư nên mua 1 hợp đồng Option cổ phiếu IBM: giá thỏa thuận trước (strike price):

80 $/CP; thời gian: 2 tháng; số lượng: 1.000 CP; phí Option: 2 $/CP

Giả sử giá CP IBM tăng lên 100 $/CP è Nhà đầu tư thực hiện quyền chọn của mìnhvới giá thỏa thuận trước là 80 $/CP và đem ra thị trường bán è lợi nhuận là 20 $/CP.Sau khi trừ chi phí 2 $/CP, nhà đầu tư có lợi nhuận ròng là:

18 $/CP x 1.000 CP = 18.000 $

- Nếu giá CP IBM giảm liên tục cho đến ngày đáo hạn trên hợp đồng è Nhà đầu

tư không thực hiện quyền chọn của mình è khoản lỗ của nhà đầu tư này sẽ là:

2 $/CP x 1000 CP = 2.000 $

è Người mua hợp đồng Option chỉ chịu mức lỗ giới hạn, trong khi lợi nhuận thìrất lớn

è Trong khi đó, người bán Option cũng thu được khoản phí

Đối với Option bán:

Khi nhà đầu tư lo lắng về giá chứng khoán có thể bị sụt giảm trong tương lai, họ

có thể sử dụng Option bán để tự bảo vệ:

Trang 24

Chẳng hạn: Với 1.000 CP IBM trị giá 80 $/CP, nhà đầu tư có thể mua Optionvới một chút lệ phí để bảo đảm rằng trong 3 tháng tới, bất cứ lúc nào cũng có thể bánđược với giá 100 $/CP Do vậy, nếu số CP này bị mất giá thì nhà đầu tư cũng khôngphải lo lắng vì đã có người cung cấp Option bán bảo đảm mức giá cho mình

d Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng Future

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại

một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định

Sử dụng hợp đồng future để dịch chuyển rủi ro lãi suất từ NHTM (không ưa thích rủiro) sang nhà đầu cơ (sẵn sàng chấp nhận rủi ro với kỳ vọng thu được lợi nhuận từchính những rủi ro này

Các hợp đồng future có thể mua bán trên sở giao dịch hoặc ngoài quầy (giảmchi phí nhưng rủi ro cao)

Bên mua – bên có trạng thái trường: đồng ý mua tài sản vào một ngày nhất định với

mức giá đã xác định trước

Bên bán – bên có trạng thái đoản: đồng ý bán tài sản vào một ngày nhất định với

mức giá đã xác định trước

Trang 25

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VÊ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG

2.1.Khái quát về chi nhánh ngân hàng

2.1.1 Giới thiệu chung

Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( NNo&PTNT)Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang là Chi nhánh cấp II của Ngân hàng NNo&PTNTViệt Nam được thành lập theo Quyết định số 340/QĐ-NHNQ-02 ngày 19 tháng 06năm 1998

Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Vị Xuyên– Tỉnh Hà Giang

Hình thức pháp lí : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước

làm chủ sở hữu

Ngày 30.1.2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số214/QĐ-NHNN chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam (Agribank) thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) doNhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ

Giám đốc: Phạm Ngọc Thắng

Địa điểm: Tổ 2, Thị trấn Vị Xuyên, Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang.

Chức năng, nhiệm vụ: Ngân hàng có đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của một

Ngân hàng thương mại theo Luật các tổ chức tín dụng

Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh là cung ứng các sản phẩm, dịch vụngân hàng với 3 nghiệp vụ là:

Nhận tiền gửi

Cấp tín dụng

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Dựa trên Hệ thống IPCAS (Interbank Payment and Customer Accounting System)

-Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng

Trang 26

Bảng 2 1 Qui mô của Chi nhánh

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh ngân hàng

2.1.2.1 Hoạt đông huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng và vay tiềncủa khách hàng Chi nhánh NH NNo & PTNT Vị Xuyên huy động vốn dưới các hìnhthức sau:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới dạng hìnhthức tiền gửi không kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốncủa tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp nhận

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tíndụng nước ngoài

- Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN

Hiện nay , chi nhánh huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi cá nhân, và tiền gửi các tổchức kinh tế Huy động tiền gửi là hoạt động chiểm tỷ trọng cao trong huy động tiềngửi từ khách hàng Bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi ký quỹvới lãi suât hấp dẫn và nhiều tiện ích cho khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh

Trang 27

Sơ đồ 2 1: Sơ đồ quy trình huy động vốn tại Ngân hàng

(1):Khách hàng có nhu cầu gửi tiền gặp nhân viên giao dịch, được nhân viêngiao dịch giải thích các trường hợp và thời gian gửi tiền tiết kiệm Khi khách hàngđồng ý một trong các trường hợp gửi tiền thì nhân viên giao dịch tiến hành lập sổ vàlàm thủ tục cho khách hàng nộp tiền

(2):Nhân viên giao dịch chuyển chứng từ cho kiểm soát viên để kiểm soat (3):Kiểm soát viên nhập dữ liệu vào máy tính, đồng thời chuyển chứng từ chosang bộ phận ngân quỹ thu tiền

(4): Khách hàng nộp tiền mặt cho ngân quỹ để kiểm nhận

(5): Sau khi ngân quỹ thu đủ tiền, nhân viên giao dịch tiến hành lập thẻ tiết kiệm

để trao cho người gửi tiền

Tùy theo phương thức trả lãi mà kế toán tiến hành tính tiền lãi cho khách hàng :trả trước , trả sau hay trả lãi định kỳ

Để nâng cao nguồn vốn, chi nhánh một mặt vẫn tiếp tục các giải pháp đa dạnghóa hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt , cạnhtranh , nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng

2.1.2 2 Hoạt động tín dụng

Tín dụng ngân hàng là hoạt động cơ bản, thường xuyên nhất của ngân hàngchiếm 60% tổng tài sản của ngân hàng, đây là hoạt động đem lại phần lớn lợi nhuậncho ngân hàng

(4) (5)

Trang 28

- Sản phẩm cho vay dành cho cá nhân:

+ Cho vay tiêu dùng

+ Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.Cho vay hợp tác lao động nước ngoài.+ Cho vay trả góp mua xe

+ Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà, mua nhà và nền nhà

+ Cho vay chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá

- Sản phẩm cho vay dành cho doanh nghiệp

+ Cho vay bổ sung vốn lưu động

+ Cho vay đầu tư mua sắm trang thiết bị

Trang 29

(1): người đi vay nộp hồ sơ xin vay vốn Cung cấp tài liệu và thông tin Sau đó,cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn; nhận và kiểm tra hồ sơ đềnghị vay vốn

(2): cán bộ tín dụng thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, nếu hồ sơ xin vay

đủ các điều kiện như qui định của Ngân hàng thì cán bộ tín dụng tiến hành lập hợpđồng, thủ tục cho vay và trình lên trưởng phòng tín dụng và giám đốc ký duyệt

(3): Giám đốc ký duyệt và giao lại cho cán bộ tín dụng; cán bộ tín dụng nhập dữliệu vào máy tính và theo dõi kỳ hạn để thông báo thu hồi nợ

(4): cán bộ tín dụng giao 01 bộ hồ sơ cho kế toán kiểm soát, giải ngân

(5):Kế toán thực hiện việc phát tiền vay cho khách hàng và thu lãi

(6): theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng

2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng (2009-2011)

Trong những năm vừa qua mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như:khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính trị thế giới bất ổn nhưng nhờ chính phủ tạo điềukiện, NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra các chính sách đúng đắn, kịp thời, đồng thờichi nhánh luôn theo dõi sát sao diễn biến thị trường và đưa ra các giải pháp điều hànhlinh hoạt nên các mặt hoạt động của chi nhánh đều đạt được những kết quả đáng ghinhận thể hiện ở mức tăng trưởng quy mô hoạt động trên cả phương diện huy động vốn,cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác

2.1.3.1 Tình hình kinh doanh tín dụng

Để khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng trong những năm gần đây(2009-2011) ta có bảng số liệu sau:

Trang 30

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tăng trưởng(%)

Số tiền Tỷ

trọng (%)

Tăng trưởng (%)

I Phân theo

thời hạn

115.048

Trang 31

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NH No&PTNT Vị xuyên,2009,2010,2011)

*Năm 2010,tổng dư nợ tăng so với 2009 là 37047 triệu đồng (tăng 24,5%),đạt100% so với kế hoạch bàn giao Tỷ lệ nợ xấu giảm 1,21% Dư nợ cho vay theo nghịđịnh 41 của Thủ tướng chính phủ là 31486 triệu đồng,chiếm 20,65% tổng dư nợ toànhuyện

Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo quyết định của Chính phủ là 3370 triệuđồng,chiếm 2,2% tổng dư nợ

Thu nợ đã xử lý rủi ro đến 31/12/2010 là 2398 triệu đồng, đạt 83,3% so với kếhoạch được giao (2398/2878)

Trích quỹ dự phòng rủi ro dến 31/12/2010 là 1142 triệu đồng đạt 52,34% kếhoach bàn giao (1142/2182)

*Năm 2011,tổng dư nợ tăng so với 2010 là 14700 triệu đồng (tăng 9,6%),đạt100% so với kế hoạch bàn giao Tỷ lệ nợ xấu giảm 0,56% Dư nợ cho vay theo nghịđịnh 41 của Thủ tướng chính phủ là 9000 triệu đồng,chiếm 5% tổng dư nợ 5,4% toànhuyện

Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo quyết định của Chính phủ là 1138 triệuđồng,chiếm 0,68% tổng dư nợ

Thu nợ đã xử lý rủi ro đến 31/12/2011 là 2356 triệu đồng, đạt 66% so với kếhoạch được giao (2356/3570)

Trích quỹ dự phòng rủi ro dến 31/12/2011 là 1192 triệu đồng đạt 62,1% kế hoachbàn giao (1192/1920)

2.1.3.2 Tình hình hoạt động huy động vốn

Để khái quát tình hình hoạt động huy động vốn trong những năm gần đây 2011) ta có bảng số liệu sau

Trang 32

TăngTrưởng(%)

trọng(%)

Tăngtrưởng(%)I.Phân theo

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NH No&PTNT Vị xuyên,2009,2010,2011)

Qua bảng trên ta thấy:

Nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 106.568 triệu tăng so với năm 2009 là 35.424triệu,tỷ lệ tăng 49.8%, tăng so với kế hoạch bàn giao là 8.816 triệu ( 106.586/98.400)đạt 108,3% kế hoạch.Về huy động vốn năm 2010 có nhiều khó khăn do giá cả tăngliên tục đặc biệt là giá vàng tăng đột biến khiến cho công tác huy động vốn gặp nhiềukhó khăn.Kết quả đạt được là do NH NNo&PTNT Vị Xuyên đã làm tốt công tác tiếp

Trang 33

năm 2009 là 18.887 triệu đồng (tăng 24,6%) và tiền gửi của các Tổ chức kinh tế tăng16.587 triệu đồng (tăng 55,1%)

Để có được kết quả ấn tượng trên chi nhánh đã chủ trương đa dạng hóa các hình thứchuy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho KH và liên tục triển khai các hìnhthức huy động vốn mới đã thu hút được nhiều nguồn vốn từ dân cư Giấy tờ có giá dàihạn: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn cũng được phát hành đồng thời nhằm đadạng kỳ hạn của các khoản huy động Bên cạnh đó, chi nhánh còn nhạy bén trong cạnhtranh bằng cách đưa ra các mức lãi suất huy động phù hợp, các hình thức dự thưởng

Do đó, mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH hoạt động trên cùngđịa bàn nhưng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng qua các năm

Để có sự so sánh hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NH NNo&PTNT Vị Xuyên sovới các chi nhánh khác thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang,ta có các biểu đồ sau:

Trang 34

Biểu đồ 2.1 : Nguồn vốn huy động và dư nợ nội bảng của Ngân hàng NNo&PTNT

Tỉnh Hà Giang (tính đến thời điểm 31/12/2010)

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo Tổng vốn huy động bình quân năm 2010 và báo cáo Tổng dư nợ

nội bảng bình quân năm 2010 – NH NNo&PTNT Tỉnh Hà Giang

Qua biểu đồ 1 ta thấy rằng so với các Chi nhánh cùng cấp khác cùng trực thuộcNHNo&PTNT Tỉnh Hà Giang thì Chi nhánh Vị Xuyên không phải là Chi nhánh cónguồn vốn và dư nợ lớn nhất Theo như biểu đồ Hội sở NH Tỉnh Hà Giang có lượngvốn huy động và dư nợ cho vay lớn nhất với nguồn vốn huy động đạt 538.845 triệuđồng, dư nợ đạt 660.488 triệu đồng Đây là điều dễ hiểu vì Hội sở NH Tỉnh là Chinhánh cấp I có quy mô lớn nhất Tỉnh và nằm ở khu vực Thành phố Hà Giang, nơi tậptrung nhiều dân cư, kinh tế phát triển mạnh nhất tỉnh Xét các Chi nhánh cấp II còn lại

là Chi nhánh cùng cấp với Chi nhánh Vị Xuyên, vì mỗi Chi nhánh đặt tại những huyệnkhác nhau, mỗi huyện lại có quy mô dân số khác nhau nên ta tính thêm chỉ tiêu nguồnvốn huy động/người và dư nợ cho vay/người ở mỗi huyện

Trang 35

Bảng 2.5: Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tính trên đầu người

CN Mèo Vạc

CN Yên Minh

CN Quản Bạ

CN Vị Xuyên

CN Xí Mần

CN Hoàng

Su Phì

CN Bắc Quang

CN Bắc Mê Nguồn

Vốn

38.762 70.783 66.780 56.327 68.666 106.594 49.883 75.853 166.580 55.396

Dư nợ 80.880 39.431 39.984 47.710 41.941 152.455 32.107 32.436 308.621 38.229 Dân Số 56.310 62.138 66.571 73.815 43,234 96.344 54.575 54.037 108.704 43.736 Nguồn

Trang 36

Biểu đồ2 2: Nguồn vốn huy động và dư nợ tính trên đầu người tại các chi nhánh

Bình

CN Đồng Văn

CN Mèo Vạc

CN Yên Minh

CN Quan Bạ

CN Vị Xuyên

CN Xín Mần

CN Hoàng

Su Phì

CN Bắc Quang

CN Bắc Mê

Nguồn vốn/người

Dư nợ/người

Nguồn: Báo cáo Tổng vốn huy động bình quân năm 2010 và báo cáo Tổng dư nợ nội

bảng bình quân năm 2010 – NH NNo&PTNT Tỉnh Hà Giang

Theo như bảng 2 và biểu đồ 2 ta thấy Chi nhánh Quản Bạ có chỉ tiêu nguồn vốnhuy động trên đầu người cao nhất đạt 1.59triệu/người Chi nhánh Bắc Quang có dư nợcho vay trên đầu người cao vượt trội so với các chi nhánh khác đạt 3.5triệu/người Chinhánh Vị Xuyên đứng thứ 6 về chỉ tiêu nguồn vốn huy động trên đầu người đạt1.11triệu/người; đứng thứ 2 về chỉ tiêu dư nợ cho vay trên đầu người đạt1.58triệu/người Ta thấy chi nhánh Vị Xuyên tuy không phải là chi nhánh có nguồnvốn huy động hay dư nợ cho vay cao nhất so với các chi nhánh khác trong tỉnh nhưnglại đạt được danh hiệu lá cờ đầu toàn tỉnh năm 2010 đó là vì khi xét tổng thể các chỉtiêu đánh giá cho điểm thì chi nhánh Vị Xuyên lại có điểm đánh giá cao nhất Điều nàycho thấy sự hài hòa trong hoạt động kinh doanh, trong công tác cân đối vốn của chinhánh

Ngày đăng: 21/03/2015, 22:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4.TS Nguyễn Văn Tiến,(2005),“Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” ,NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Tác giả: TS Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
5.Nguyễn Minh Kiều,(2009),“Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009
1.FREDERIC S . MISHKIN,(1994),”Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường Tài chính”,NXB Khoa học Kỹ thuật Khác
2.Peter S.Rose,(2001), ”Quản trị ngân hàng thương mại”,NXB Tài Chính Khác
3.TS Nguyễn Văn Tiến,(2003),”Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” ,NXB Thống kê Khác
6.PGS.TS Phan Thị Thu Hà, (2007),”Quản trị kinh doanh ngân hàng thương mại” ,NXB Giao Thông Vận Tải Khác
8.Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009,2010,2011 của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w