Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
323 KB
Nội dung
Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới thì vai trò của các tổ chức tài chính, đặc biệt là ngân hàng càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Có thể nói Ngân hàng là cầu nối cho các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp và các khách hàng trong các hoạt động liên quan đến tiền tệ. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của các ngân hàng, việc giao dịch này trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng, an toàn và chính xác hơn, điều này càng làm tăng thêm sự cần thiết của hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhu cầu về vốn đầu tư cho dự án ngày càng tăng, điều đó đặt ra cho các Ngân hàng những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, nghiệp vụ tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng nghiệp vụ này. Để tìm hiểu về vai trò to lớn của hệ thống ngân hàng trong các hoạt động kinh tế và những nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng em đã chọn thực tập tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội. Sau thời gian thực tập 5 tuần, em đã tìm hiểu được phần nào hoạt động của chi nhánh. Bản báo cáo này là những nét tổng hợp chính về tình hình chung của Chi nhánh kể từ năm 2007 cho đến nay. Nội dung bài báo cáo của em được chia làm 3 phần chính: Phần thứ nhất : Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Hà Nội Phần thứ hai : Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Hà Nội từ năm 2007 đến nay Phấn thứ ba : Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Hà Nội Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 MSV: 06A15085N Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG HÀ NỘI 1.1. Quà trình hình thành và phát triển: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/NĐBT với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Nông thôn được hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước. Ngày 15/11/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Có thể nói rằng, NHNo & PTNT Việt Nam là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam về cả quy mô vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng, cũng là một trong những Ngân hàng có mối quan hệ Ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam. Tính đến tháng 3/2007, tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Cho tới nay mạng lưới ngân hàng đại lý đã vượt qua con số 932 Ngân hàng đại lý tại hơn 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn. Là một chi nhánh cấp 1 trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Hà Nội được thành lập theo quyết định số 170/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 02/07/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam, trụ sở hoạt động đặt tại tòa nhà 23B Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đến nay, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Đông Hà Nội bao gồm Hội sở, 2 chi nhánh cấp 2 (Chi nhánh 91 Lý Thường Kiệt, 38 Bà Triệu) và 3 phòng giao dịch (8 Kim Mã, 39 Nguyễn Công Trứ, 44 Lê Ngọc Hân), đội ngũ cán bộ nhân viên 127 người (2009), có chức năng chính là: Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, với phương châm: trong công việc phải đảm bảo: Rõ người-rõ trách Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 MSV: 06A15085N 2 Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập nhiệm, trong xử sự phải đảm bảo: trung thực-có văn hóa, trong giao tiếp phải: văn minh-lịch sự, trong nội bộ phải: đoàn kết-kỷ cương, trong kinh doanh phải: nhiệt tình-tín nhiệm-hiệu quả. 1.2. Cơ cấu tổ chức 1.2.1. Quy định về cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội là đại diện ủy quyền của NHNo & PTNT Việt Nam, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của NHNo & PTNT Việt Nam; có các đơn vị trực thuộc bao gồm: Chi nhánh trực thuộc, Phòng giao dịch; có con dấu, mã số thuế, có bảng cân đối để thực hiện hạch toán các hoạt động kinh doanh theo luật định. Căn cứ Quyết định 454/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2004 của HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam, được sự cho phép của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam tại văn bản số 2481/NHNo-TCCB ngày 05/8/2003, Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội có cơ cấu như sau: Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Các phòng ban bao gồm: - Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp - Phòng Tín dụng - Phòng Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ - Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Phòng Hành chính - Nhân sự - Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ - Phòng Điện toán - Phòng Dịch vu – Marketing Các Chi nhánh cấp 2 Các phòng giao dịch Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 MSV: 06A15085N 3 Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập 1.2.2. Sơ đồ tổ chức : Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp : Mối quan hệ phối hợp, liên kết 1.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội: 1.3.1 Tình hình huy động vốn: Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng thương mại, huy động vốn càng nhiều thì Ngân hàng càng có khả năng mạnh trong hoạt động tín dụng, nhất là thực hiện chức năng tạo tiền. Đặc biệt việc thu Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 MSV: 06A15085N 4 GIÁM ĐỐC Các phó Giám đốc Phòng KTKT nội bộ Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Nguồn vốn- KHTH Phòng Thanh toán quốc tế Phòng tín dụng Tổ nghiệp vụ thẻ Phòng vi tính Chi nhánh cấp II Phòng giao dịch Phòng giao dịch Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập hút được nguồn vốn đầu vào rẻ sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn tín dụng, làm tăng thêm lợi nhuận của Ngân hàng, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Với điều kiện và vị trí thuận lợi, Ngân hàng nằm ở khu vực trung tâm Thành phố Hà Nội nên nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu gửi và lượng tiền tiết kiệm là khá lớn dẫn đến nguồn huy động vốn cùa Ngân hàng khá lớn. Sau đây là các kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của chi nhánh : Bảng 1: Kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội từ năm 2007 – 2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 ST TT % ST TT % ST TT % ST TT % ST TT % Tổng nguồn vốn huy động : 2750 100 2713 100 2092 100 -37 -1,34 -621 -22,9 1. Theo TP kinh tế Tiền gửi TCKT 1452 52,8 1699 62,6 1103 52,72 247 17 -596 -35,1 Tiền gửi TCTD 617 22,4 234 8,63 100 4,78 -383 -62,1 -134 -57,3 Tiền gửi dân cư 681 24,8 780 28,77 889 42,5 99 14,5 109 14 2. Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 322 11,7 75 2,76 111 5,3 -247 -76,7 36 48 Ngắn hạn 427 15,5 210 7,74 339 16,2 -217 -50,8 129 61,4 Trung và dài hạn 2001 72,8 2428 89,5 1642 78,5 427 21,3 -786 -32,4 3. Theo loại tiền Tiền VNĐ 2520 91,64 2240 82,57 1577 75,4 -280 -11,1 -663 -29,6 Tiền ngoại tệ 230 8,36 473 17,43 515 24,6 243 105,7 42 8,9 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Đông Hà Nội) Nhìn vào bảng số liệu cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng các năm gần đây có sự giảm sút, nguyên do là khủng hoảng kinh tế Thế giới dẫn đến thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, khó lường nên Ngân hàng đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn do nguồn tiền gửi vào khan hiếm của các tổ chức kinh tế - tín dụng cũng như tâm lý lo Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 MSV: 06A15085N 5 Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập sợ sự mất giá, đi xuống của đồng tiền của người dân nên không muốn gửi tiền vào Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng và tổ chức tài chính - tín dụng trong việc thu hút nguồn vốn: Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động được tại Ngân hàng là 2713 tỷ đồng giảm 37 tỷ đồng (giảm 1,34%) so với năm 2007 và tiếp đến năm 2009 thì tổng nguồn vốn huy động chỉ còn đạt 2092 tỷ đồng, giảm 621 tỷ đồng ( giảm 22,9% ) so với năm 2008. Trong đó: theo thành phần kinh tế thì lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng đa số ( trên 50% tổng nguồn vốn huy động) và có sự tăng trưởng qua các năm. Đây là nguồn vốn ổn định, vì thế mà Ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng việc áp dụng nhiều kỳ hạn, lãi suất linh hoạt cùng với nhiều chính sách khách hàng để thu hút tối đa nguồn vốn này: Cụ thể năm 2008 là 1699 tỷ đồng tăng 247 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2009, giảm 596 tỷ đồng chỉ đạt 1103 tỷ đồng (giảm 35,1%) so với năm 2008. Còn tiền gửi của dân cư (tiền nhàn rỗi) tuy chiếm tỷ trọng ít hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế nhưng lại tăng trưởng đều qua các năm, điều này thể hiện các chính sách thu hút lượng tiền từ dân và các tổ chức kinh tế của Ngân hàng đã phát huy được tác dụng trong hoàn cảnh thị trường vốn đang rất nóng bỏng và diễn biến phức tạp như hiện nay; theo phân loại tiền tệ thì ta thấy tiền nội tệ có ưu thế vượt trội so với ngoại tệ và chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với đồng tiền ngoại tê. 1.3.2 Tinh hinh sử dụng vốn: Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Những năm gần đây, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay và thu được những kết quả đáng khích lệ, được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 MSV: 06A15085N 6 Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập Bảng 2: Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội từ năm 2007 – 2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 ST TT % ST TT % ST TT % (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ 1301 100 1683 100 1559 100 382 29,4 -124 -7,4 1.Theo đối tượng KH Doanh nghiệp 1171 90 1535 91,2 1413 90,6 364 31,1 -122 -7,9 Tư nhân,cá thể,hộ gia đình 130 10 148 8,8 146 9,4 18 13,8 -2 -1,4 2. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 770 59,2 1028 61,1 756 48,5 258 33,5 -272 -26,5 Trung và dài hạn 531 40,8 655 38,9 803 51,5 124 23,4 148 22,6 3. Theo loại tiền Tiền VNĐ 1063 81,8 1430 85 1293 83 367 34,5 -137 -9,6 Tiền ngoại tệ 238 18,2 253 15 266 17 15 6,3 13 5,1 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Đông Hà Nội) Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ tín dụng của Ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể, cụ thể năm 2007 dư nợ là 1301 tỷ đồng, sang năm 2008 đạt 1683 tỷ đồng tăng 382 tỷ đồng (tăng 28,4%) so với năm 2007, đến năm 2009 đạt 1559 tỷ đồng giảm 124 tỷ đồng (giảm 7,4%) so với năm 2008. Trong đó cơ cấu dư nợ của các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 90% tổng dư nợ), dư nợ cho vay bằng đồng ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn đồng nội tệ nhưng lại có xu hướng tăng đều qua các năm: năm 2007 là 238 tỷ đồng, năm 2008 là 253 tỷ đồng và đến năm 2009 là 266 tỷ đồng. Về dư nợ theo thời gian thì dư nợ ngắn hạn năm 2008 đạt 1028 tỷ đồng tăng 258 tỷ đồng (tăng 33,5%) so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 là 756 tỷ đồng giảm 272 tỷ đồng (giảm 26,5%) so với năm 2008. Bên cạnh đó thì dư nợ trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng có sự tăng trưởng đều qua các năm: năm 2007 là 531 tỷ đồng, năm 2008 là 655 tỷ đồng và đến năm 2009 là 803 tỷ đồng. Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 MSV: 06A15085N 7 Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập 1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chính xác tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và của Ngân hàng nói riêng. Ý thức được tầm quan trọng đó, tập thể cán bộ nhân viện Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội, với tinh thần và thái độ làm việc cùng trách nhiệm công việc cao đã đạt được kết quả của những năm vừa qua như sau: Bảng 3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội từ năm 2007 – 2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 (+/-) % (+/-) % Tổng thu nhập 433 476 384 43 10 -92 -19 Tổng chi phí 406 462 352 56 13,8 -110 -23,9 Tổng lợi nhuận 27 14 32 -13 -48 18 129 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Đông Hà Nội) Qua bảng số liệu cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng năm 2007 đạt 27 tỷ đồng, nhưng đến năm 2008 giảm xuống còn 14 tỷ (giảm 48%) so với năm 2007, mặc dù tổng thu nhập của năm 2008 tăng cao đạt 476 tỷ đồng tăng 43 tỷ đồng (tăng 10%) so với năm 2007 là 433 tỷ đồng, song tổng chi phí năm 2008 cũng tăng theo ở mức 462 tỷ đồng tăng 56 tỷ đồng so với năm 2007 là 406 tỷ đồng đồng. Điều này là do những tác động khách quan từ nên kinh tế đất nước trong năm 2008, là năm thị trường tài chính gặp khó khăn và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, dẫn đến những khó khăn chung trong hoạt động kinh doanh, vì thế Ngân hàng phải trích cho quỹ dự phòng rủi ro khá nhiều làm tăng thêm chi phí, giảm tổng lợi nhuận thu đuợc trong năm 2008. Đến năm 2009 thì tổng lợi nhuận của Ngân hàng đã có sự bùng nổ, khi đạt 32 tỷ đồng, tăng tận 129% so với năm 2008, mặc dù tổng thu nhập năm 2009 có giảm còn 384 tỷ đồng giảm 92 tỷ đồng so với năm 2008 nhưng nhờ chính sách hợp lý đã giảm thiểu được những chi phí không cần thiết cùng những thất thoát cho Ngân hàng nên tổng chi phí năm 2009 đạt mức 352 tỷ đồng giảm 110 tỷ đồng ( giảm 23,9%) so với năm 2008. Sự khởi sắc này là một tín hiệu đáng mừng cho thấy định hướng phát triển của Ngân hàng là Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 MSV: 06A15085N 8 Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập đúng đắn trong tình hình nền kinh tế đang có nhiều sự biến động, khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay. PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG HÀ NỘI TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY Như trên đã phân tích và nêu khái quát về tình hình hoạt động tín dụng đạt kết quả khá tốt. Nhưng để đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng, chúng ta cần tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng và đặc biệt là các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 2.1 Công tác huy động vốn ngắn hạn: Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế đang hoạt động trên địa bàn, Ngân hàng đã liên tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, về kỳ hạn nguồn vốn đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất nhất cho khách hàng đến gửi tiền, do đó lượng tiền gửi vào luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của Ngân hàng, được thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Tình hình huy động vốn ngắn hạn của chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội từ năm 2007 – 2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 ST TT % ST TT % ST TT % (+/-) % (+/-) % Tổng nguồn vốn huy động 2750 100 2713 100 2092 100 -37 -1,34 -621 -22,9 Không kỳ hạn 322 11,7 75 2,76 111 5,3 -247 -76,7 36 48 Ngắn hạn 427 15,5 210 7,74 339 16,2 -217 -50,8 129 61,4 Trung và dài hạn 2001 72,8 2428 89,5 1642 78,5 427 21,3 -786 -32,4 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Đông Hà Nội) Qua bảng ta nhận thấy tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn so với tiền gửi ngắn hạn, đây có thể coi là một thế mạnh, sự thuận lợi tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn, tuy nhiên điều đó cũng mang đến sự Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 MSV: 06A15085N 9 Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập tiềm ẩn rủi ro lớn cho Ngân hàng nếu như Ngân hàng không biết cách sử dụng nguồn vốn này hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm bởi chi phí huy động của nguồn vốn này khá cao. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng những năm qua có sự thay đổi thất thường về hình thức cũng như số lượng, điều này là do mức lãi suất và nhu cầu đời sống của dân cư, cụ thể: tiền gửi trung và dài hạn năm 2008 là 2428 tỷ đồng tăng 427 tỷ đồng (tăng 21,3%) so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 còn 1642 tỷ đồng giảm 786 tỷ đồng (giảm 32,4%) so với năm 2008. Sở dĩ có sự sụt giảm mạnh như thế là do Ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi ngắn hạn để huy động mọi người gửi tiền ngắn hạn, bởi vậy mà tiền gửi ngắn hạn năm 2008 là 210 tỷ đồng giảm 217 tỷ đồng so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 đạt mức 339 tỷ đồng tăng 129 tỷ đồng (tăng 61,4%) so với năm 2008. Bên cạnh đó thì tiền gửi không kỳ hạn có sự dao động lớn, khi mà năm 2008 ở mức thấp là 75 tỷ đồng so với 2 năm còn lại, năm 2004 là 427 tỷ đồng còn năm 2009 là 111 tỷ đồng, Ngân hàng nên có những chính sách khách hàng tốt kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể thu hút được nhiều hơn nữa tiền gửi không kỳ hạn, nguồn tiền mà Ngân hàng có thể sử dụng để đạt lợi nhuận rất cao vì lãi suất huy động đầu vào cực thấp. 2.2 Tình hình sử dụng vốn: Trong hoạt động Ngân hàng, nếu như huy động vốn là điều kiện cần thì sử dụng vốn là điều kiện đủ, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ giúp cho Ngân hàng thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Song song với hoạt động huy động vốn, thì hoạt động sử dụng vốn cũng là công tác mũi nhọn của Ngân hàng. Ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụng có chọn lọc thông qua việc thường xuyên đánh giá, phân loại khách hàng, tổ chức thu thập thông tin nhiều chiều về khách hàng vay vốn, tạo sự gắn bó giữa khách hàng và Ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 MSV: 06A15085N 10 [...]... việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn - Từ nghiên cứu lý luận đó, xem xét thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội, phân tích đánh giá chất lượng hoạt đọng tín dụng ngắn hạn để từ đó chỉ ra kết quả đạt được, cùng những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn Ngoài ra báo cáo còn đưa ra một số giải pháp cũng như những đề xuất nhằm. .. những lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động tín dụng đang là lĩnh vực chủ đạo nên đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ là vấn đề có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung cũng như chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng luôn là mục tiêu, đồng... muốn và tìm mọi biện pháp để hạ tỷ lệ nợ xấu xuống mức tối thiểu nhất, nhằm từng bước nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng lên thêm nữa 2.3.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn: Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 06A15085N 15 MSV: Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng qua các năm được thể hiện tại bảng sau: Bảng 9: Vòng quay vốn tín dụng. .. tiến hành đánh giá và xem xét chất lượng tín dụng ngắn hạn một cách chính xác, đầy đủ thông qua các chỉ tiêu sau: 2.3.1 Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng, bất kì một khoản tín dụng nào, dù ngắn hạn hay trung và dài hạn, đều không thể coi là có chất lượng nếu như không đem lại thu nhập cao, tạo ra lợi nhuận lớn cho Ngân hàng. .. lượng vốn chuyển từ Ngân hàng sang đầu tư chứng khoán với một lượng lớn Trước nguy cơ rủi ro tăng cao NHNN VN đã tăng tỷ lệ DTBB, điều này cũng tạo thêm khó khăn cho các ngân hàng chi nhánh PHẦN THỨ BA: Nguyễn Thanh Tùng - Lớp: TC11.21 06A15085N 17 MSV: Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN... có những giải pháp kịp thời và chính sách hợp lý để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn tín dụng, có như vậy thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mới cao, đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngắn hạn, từ đó tự chủ cấp tín dụng cho nền kinh tế Đến năm 2009 thì hiệu suất sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn đã tăng lên mức 44,9% tăng 24,4% so với năm 2008, đây là một tín hiệu đáng mừng, lạc quan và là thành quả của... Khả năng cấp tín dụng: Dưới đây là sự hiệu quả của công tác sự dụng vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng qua những năm gần đây: Bảng 7: Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn của chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội từ năm 2007 – 2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 (+/-) % So sánh 09/08 (+/-) % Vốn huy động ngắn hạn 427 210 339 -217 -50,8 129 61,4 Dư nợ tín dụng ngắn hạn 770 1028... nhằm hạn chế mức tối thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng - Thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam trong việc tiếp tục triển khai và thực hiện gói kích cầu của Chính phủ 3.3 Đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng: - Làm tốt công tác marketing Ngân hàng, trong đó cần định hướng, phân đoạn rõ thị... còn có thể thấy được vị trí cũng như tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn trong hoạt động của Ngân hàng, thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 6: Tình hình thu nhập ngắn hạn của chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội từ năm 2007 – 2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Tổng thu nhập 1 Thu từ hoạt động tín dụng Thu từ tín dụng ngắn hạn Thu từ tín dụng trung và dài hạn 2 Thu khác 2007 ST 2008 433 TT % 100 413 ST 2009... tranh và phát triển Tuy đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động, trên cơ sở vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ nhân viên tại Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội, bản báo cáo đã đề cập đến một số nội dung sau: - Hệ thống hóa và làm rõ các lý thuyết cơ bản về tín dụng ngắn hạn, chất lượng tín dụng ngắn hạn và tầm . về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Hà Nội Phần thứ hai : Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Hà. nông thôn Đông Hà Nội từ năm 2007 đến nay Phấn thứ ba : Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Hà Nội Nguyễn Thanh. doanh và công nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG HÀ NỘI 1.1. Quà trình hình thành và phát triển: Ngân hàng