1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNGVỐN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HOÀNG DƯƠNG

64 491 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 601 KB

Nội dung

Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương...22 2.1.Kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh tại Công ty ...22 2.2..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬPĐỀ TÀI : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY

Hệ: Liên thông chính quy

Giáo viên hướng dẫn: TS Ngô Thị Việt Nga

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 8

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ 8

VÀ XÂY DỰNG HOÀNG DƯƠNG 8

1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương 8

1.1 Thông tin chung 8

1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 8

1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 9

1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 9

2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 11

2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 11

2.2.Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty 11

3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương 15

Đơn vị tính : Nghìn đồng 16

CHƯƠNG II 18

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 18

HOÀNG DƯƠNG 18

1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty 18

2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương 22

2.1.Kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh tại Công ty 22

Ta có bảng sau : 15

3.Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu 16

3.1 Ưu điêm 16

CHƯƠNG III 19

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HOÀNG DƯƠNG 19

19

1.Định hướng phát triển của Công ty 19

1.1 Định hướng của công ty từ năm 2011-2014 19

1.2 Định hướng về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 20

2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương 21

Trang 3

2.1 Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn hợp lí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 21 2.2 Tổ chức tốt công tác thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ 23 2.3 Nâng cao trình độ đội ngũ quản lí và nhân viên 25 2.4 Tăng cường công tác bảo quản, tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công tránh mất mát, hao hụt 26

3 Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 27 KẾT LUẬN 31

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

CHƯƠNG I 8

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ 8

VÀ XÂY DỰNG HOÀNG DƯƠNG 8

1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương 8

1.1 Thông tin chung 8

1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 8

1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 9

1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 9

2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 11

2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 11

2.2.Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty 11

3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương 15

Đơn vị tính : Nghìn đồng 16

CHƯƠNG II 18

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 18

HOÀNG DƯƠNG 18

1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty 18

2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương 22

2.1.Kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh tại Công ty 22

2.2 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn ngắn hạn tại Công ty 2

2.3 Tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty 2

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty .8 Ta có bảng sau : 15

3.Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu 16

3.1 Ưu điêm 16

CHƯƠNG III 19

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HOÀNG DƯƠNG 19

19

Trang 6

1.Định hướng phát triển của Công ty 19

1.1 Định hướng của công ty từ năm 2011-2014 19 1.2 Định hướng về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 20

2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công

ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương 21

2.1 Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn hợp lí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 21 2.2 Tổ chức tốt công tác thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ 23 2.3 Nâng cao trình độ đội ngũ quản lí và nhân viên 25 2.4 Tăng cường công tác bảo quản, tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công tránh mất mát, hao hụt 26

3 Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 27 KẾT LUẬN 31

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có một khối lượng nhất định về vốn Các doanh nghiệp dùng tiền vốn của mình để đầu tư với mục đích tối đa hóa lợi nhuận Nói cách khác, vốn là yếu tố có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Chính vì thế vấn đề sử dụng vốn một cách có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra với mỗi doanh nghiệp và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Xuất phát từ lí do đó, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương, được tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn ngắn hạn của công ty em quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương’’ Bài luận văn của em gồm ba chương :

Chương I : Tổng quan về Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương

Chương II : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương

Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương’’

Với kiến thức được học tập tại trường cùng với sự hướng dẫn tận tình của

cô giáo – TS Ngô Việt Nga và sự chỉ bảo hết lòng của các anh chị ở phòng Tổng Hợp công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập của mình

Song do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên báo cáo thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp và động viên của thầy cô giáo cùng các anh chị ở phòng Tổng Hợp để báo cáo được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !!

Trang 8

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ

VÀ XÂY DỰNG HOÀNG DƯƠNG

1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương

1.1 Thông tin chung

Tên công ty: công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng DươngHình thức pháp lý : công ty TNHH một thành viên

1. 2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

* Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương được thành lập vào ngày 16/03/2009, theo quyết định số 319/BXD-TCLĐ của bộ trưởng bộ

xây dựng, do ông Nguyễn Bá Quyền làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám

đốc của Công ty

* Các giai đoạn phát triển của Công ty

Năm 2009- 2010 công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng là đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, cầu cống quanh khu vực tỉnh Vĩnh Phúc

và đã hoàn thiện được một số công trình lớn như:

- Xây dựng khu đô thị chùa Hà tiên ở phường Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

- Nâng cấp và xây dựng mới chùa Hà Tiên ở thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

- Công trình nhà thi đấu thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh phúc

Trang 9

- Công trình xây dựng khu công nghiệp Khai Quang ở Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.

Từ năm 2010 đến nay, mặc dù kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn sòn Công ty đã không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng máy móc thiết bị,

áp dụng những khoa học công nghệ tiến bộ đồng thời nâng cao tay nghề lao động để mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đã có một số công trình đã và đang được hoàn thành như :

- Công trình nhà thi đấu thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh phúc

- Công trình xây dựng khu công nghiệp Khai Quang ở Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

- Công trình xây dựng đài phun nước ở thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh phúc

- Công trình làm đường 1B đoạn đi Tam Đảo - Vĩnh Yên…vv và nhiều các công trình kênh mương khác

1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

- Thiết kế thi công các công trình , hạng mục công trình

- Xây dựng nhà các loại

- Làm đường dân sinh, đường lớn

- Xây dựng công trình văn hóa ,thể thao

- Xây dựng tu bổ, cải tạo các công trình di tích lịch sử

- Xây dựng công trình dân dụng ,công nghiệp,giao thông, thủy lợi

- Gia công lắp ráp cấu kiện thép

- Hoàn thiện xây dựng, lắp đặt thiết bị, trang trí nội thất

- Khoan cọc nhồi, đóng,ép cọc bê tông

- San lấp mặt bằng

- Tư Vấn thiết kế công trình dân dụng công nghiệp

1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

1.4.1 Chức năng của công ty

Công ty TNHH Tư Vấn đầu tư và Xây Dựng Hoàng Dương có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Thực hiện chế độ kế toán kinh tế độc lập và có con dấu riêng, được mở tài khoản tại

Trang 10

ngân hàng theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Công ty và theo pháp Luật của Nhà nước.

Công ty hoạt động kinh doanh với hoạt động chủ yếu là xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng, thi công xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, trang trí nội thất, bảo hành và bảo trì các cơ sở hạ tầng đặc biệt là tu bổ tôn tạo lại các khu di tích lịch sử, các công trình văn hóa và một số nghành nghề khác phù hợp với năng lực của công ty được nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật

1.4.2 Nhiệm vụ của Công ty

- Xây dựng kế hoạch tài chính cho phù hợp để sản xuất kinh doanh, tổ chức theo dỗi các hoạt động tài chính trong công ty nhằm cân đối hoạt động tài chính

- Nghiên cứu xây dựng các dự án, tìm kiếm các cơ hội và các đối táckinh doanh, khai thác các công trình về nhà ở, hạ tầng và các khu công nghiệp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của công ty

- Kiểm tra giám sát các công trình đang thi công chặt chẽ đẩy mạnh tiến

độ thi công theo đúng thiết kế tránh làm chậm tiến độ , bàn giao công trình chậm làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty

- Tổ chức quản lý khối lượng, đơn giá và quyết toán công trình, tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động cho người lao động

- Thực hiện tốt các chính sách chế độ tiền lương, áp dụng các hình thức lao động thích hợp theo yêu cầu hoạt động của từng kỳ Thực hiện các hình thức tiền lương nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động, thực hiện chế độ thưởng phạt vật chất, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn lao động và phúc lợi tập thể

- Tìm kiếm và cân đối các nguồn vồn trong các dự án làm chủ đầu tư hay nhà xây dựng

Trang 11

- Quản lí các đội, đơn vị trực thuộc công ty

2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty

2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công ty Hoàng Dương

Ghi chú : Quan hệ điều hành Quan hệ phối hợp

2.2.Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Cấu trúc tổ chức này nhằm phát huy năng lực chuyên môn của các

PHÒNG

KẾ HOẠCH

KĨ THUẬT

PHÒNG VẬT

TƯ – THIẾT BỊ

ĐỘI XÂY LẮP1

ĐỘI XÂY LẮP 2

ĐỘI CHẾ TẠO

CƠ KHÍ

Trang 12

bộ phận chức năng, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và

sự phát triển của Công ty trong môi trường làm việc năng động

Mỗi phòng ban, bộ phận có các chức năng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng :

- Giám đốc : Là người đại diện theo pháp luật của công ty,và là người

điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty giám đốc

có các quyền và nhiệm vụ sau :

+ Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty pháp luật hiện hành

về sản xuất kinh doanh

+ Trực tiếp kí các hợp đông xây dựng và là người quyết định các chủ trương,chính sách ,mục tiêu chiến lược của công ty

+ Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty

+ Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh ,đầu tư công ty

+ Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể trong công ty theo kế hoạch phát triển

+ Quyết định các chỉ tiêu về tài chính

+ Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty

- Phó giám đốc tài chính: là người giúp việc cho giám đốc điều hành + Tham mưu cho Giám đốc về việc bảo toàn và sử dụng nguồn vốn + Quản lý điều hành mọi hoạt động về lĩnh vực Tài chính của Công ty đồng thời quản lí các phòng ban trong công ty

- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật là người giúp giám đốc điều hành ,cân đối nhiệm vụ kế hoạch sản xuất để giao cho các phân đội hàng ngày, tuần, tháng,đẩy nhanh tiến độ thi công sản xuất,có nhiệm vụ giám sát thi công ở các công trình của toàn Công ty, tham mưu cho giám đốc về quy hoạch và kỹ thuật, thiết kế tính toán, lập khối lượng thi công, bàn giao công trình Căn cứ vào quy

Trang 13

chế của công ty, phó giám đốc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghiêm túc và báo cáo cho giám đốc những phần được phân công.

- Phòng kế hoạch – kĩ thuật: Tổ chức kế hoạch kinh doanh của công ty,theo dõi tiến độ sản xuất,tư vấn cho giám đốc về kĩ thuật ,lập dự án về khối lượng, giá cả và thời gian… cho các công trình, hạng mục công trình, thống kê

kế hoạch hàng năm để theo dõi sản xuất và chỉ đạo kế hoạch sản xuất Đồng thời có chức năng thiết kế kỹ thuật phục vụ cho các dự án đấu thầu, quản lý về chất lượng kỹ thuật, theo dõi giám sát việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, chuẩn bị sản xuất cho các đơn vị tiến hành thi công, tổ chức sản xuất và nghiệm thu công trình, hạng mục công trình

- Phòng vật tư thiết bị : Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác đầu tư, quản lý tài sản vật tư, quản lý và khai thác máy, thiết bị của Công ty đạt hiệu quả cao nhất Tổ chức cung ứng vật tư chính và vật tư thi công phục vụ các công trình Theo dõi sửa chữa, bảo trì máy, thiết bị để hoạt động phục vụ thi công, sản xuất bình thường Quản lí và đảm bảo cung ứng vật tư,trang thiết

bị cho các tổ đội thi công, quản lí và xây dựng định mức vật tư, xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho phù hợp

- Phòng tài chính kế toán: Phòng kế toán của công ty có chức năng quản lí giám sát để phản ánh kịp thời,chính xác mọi hoạt động của công ty và tình hình

sử dụng tài sản ,nguồn vốn ,thực hiện đúng nguyên tắc chế độ của ngành và nhà nước,cung cấp số liệu đáng tin cậy để ban giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh và ra quyết định quản lí đúng đắn

+ Bộ máy kế toán có nhiệm vụ lập và quản lý kế hoách tài chính của Công

ty theo đúng chế độ chính sách nhà nước và của công ty quy định Đồng thời tham gia với các bộ phận ,chức năng xây dựng phương án kinh tế kinh doanh cho hiệu quả tổ chức theo dõi các khoản thu,chi,công nợ thực hiện báo cáo

Trang 14

quyết toán và phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động trong từng tháng ,quý để giám đốc có biện pháp chỉ đạo, xử lí kịp thời.

- Phòng hành chính : Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức, quản lý lao động, tiền lương và công tác hành chính Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản trị nhân sự và hành chính trong Công ty

+ Xây dựng kế hoạch và biên chế lao động hàng năm của công ty,xác định

số lượng lao động tăng giảm trong từng thời kì,xây dựng quy chế tuyển dụng,thực hiện hợp đồng lao động

+ Tham mưu cho giám đốc về thực hiện chế độ quản lý tài sản chung của công ty bao gồm đất đai, trụ sở làm việc, trang thiết bị văn phòng, điện, nước…Phục vụ sản xuất và công tác điều hành

+ Thực hiện pháp lệnh của nhà nước, của ngành, của xí nghiệp về quản lý

và sử dụng con dấu của xí nghiệp, cấp phát giấy giới thiệu đồng thời hướng dẫn việc sử dụng, quản lý con dấu của xí nghiệpthành viên theo quy định

+ Tổ chức mua sắm, quản lý trang thiết bị văn phòng và các văn phòng phẩm, quản lý và điều hành việc phục vụ công tác tiếp khách, hội nghị

+Tổ chức điều hành công tác thường trực bảo vệ cơ quan, đảm bảo trật tự an toàn cho xí nghiệp, đơn vị

+ Thường xuyên quan hệ với chính quyền địa phương nơi sở tại để hỗ trợ giải quyết khi cần

- Các đội sản xuất :đội khoan cọc nhồi, đội nền móng,đội xây lắp 1,đội xây lắp 2, đội chế tạo cơ khí: là các đội trực tiếp thi công, xây dựng ,lắp đặt và hoàn thiện công trình

Trang 15

3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hoàng Dương

Trang 16

Đơn vị tính : Nghìn đồng

( Nguồn : Phòng TCKT )

Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010- 2012

Từ bảng trên cho thấy :

Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.568.720 nghìn đồng với tỷ lệ 64,89% Năm 2012 là 9.469.352 nghìn đồng tăng 2.942.056 nghìn đồng với tỷ

lệ 45.07 % so với năm 2011 Đây là sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm cơ hội, thực hiện các hợp đồng trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn

1.Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 3.958.576 6.527.296 9.469.352 2.568.720 64,89 2.942.056 45,07 2.Doanh thu thuần bán

hàng và cung cấp dịch vụ 3.958.576 6.527.296 9.469.352 2.568.720 64,89 2.942.056 45,07 3.giá vốn hàng bán 3.221.224 5.661.380 8.535.466 2.440.156 75,75 2.874.086 50,77 4.Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 737.352 865.916 933.886 128.564 17,44 67.970 7,84 5.Doanh thu hoạt động

6.Chi phí tài chính 287.612 111.766 287.612 (175.846) (61,14) 7.Chi phí quản lý kinh

doanh 724.915 1.139.974 680.448 415.059 57,26 (459.526) (40,31) 8.Lợi nhuận thuần về

hoạt động kinh doanh 12.768 (558.754) 143.738 (571.522) 4476 702.492 125,72

12.Tổng LNTT 12.768 (558.754) 139.911 (571.522) 4476 698.665 125,04

Trang 17

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty không thay đổi so với doanh thu chứng tỏ công ty thực hiện công trình thi công đều đạt chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Giá vốn hàng bán của năm 2011 so với 2010 tăng 2.440.156 nghìn đồng với tỷ lệ 75,75%, năm 2012 tăng 2.874.086 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 50,77%

so với năm 2011 Trong khi doanh thu bán hàng tăng thì giá vốn bán hàng cũng tăng đây là điều dễ thấy, nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc

độ tăng của doanh thu cho thấy việc kiểm soát chi phí còn nhiều hạn chế , mặt khác năm 2011 là một năm khó khăn khi giá cả cá nguyên vật liệu đầu vào đều tăng từ 20-30% Tuy nhiên đến năm 2012 tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán đã giảm

từ 75,75% xuống còn 50,77% có thể đây là một cố gắng lớn của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm để hoạt động có hiệu quả Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 giảm 571.522 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 4476% Nguyên nhân của

sự sụt giảm này là do Chi phí cho hoạt động tài chính và chi phí quản lí kinh doanh tăng do sự khó khăn của nền kinh tế và của ngành xây dựng nói chung cũng như công ty Hoàng Dương nói riêng,lạm phát và lãi suất đều cao.Mặt khác công ty lại mới thành lập, khả năng nắm bắt và tự chủ còn nhiều hạn chế.Tuy nhiên sang năm 2012 lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp là 139.911 nghìn đồng do doanh thu của Công ty tăng 45,07% và chi phí tài chính và chi phí kinh doanh giảm(61,14% và 40,31) Số liệu cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm nay tốt hơn năm trước Điều đó cho thấy cố gắng của công ty trong việc tìm kiếm lợi nhuận, tăng khả năng tự chủ về vốn khiến chi phí vay giảm, đồng thời nó cũng cho thấy hướng đi đúng đắn của công ty

Trang 18

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN TẠI

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

+ Xác định nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu vốn của một doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cũng bằng chính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh Việc xác định nhu cầu vốn là hết sức quan trọng.Do chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác hay chính xác cũng ảnh hưởng đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thừa hay thiếu vốn đều là nguyên nhân hay biểu hiện việc sử dụng vốn kém hiệu quả Ngược lại, xác định nhu cầu vốn phù hợp thực tế sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù, chu kì sản phẩm thường kéo dài, khối lượng công

Trang 19

việc lớn đòi hỏi phải cần một lượng vốn rất lớn và vốn bị đọng rất lâu ở các công trình hay nói cách khác vòng quay của vốn rất chậm Điều này dẫn đến thực tế là công xây dựng phải cần có nguồn vốn dồi dào để trang trải các chi phí thì công trong thời gian dài trước khi công trình hoàn thành bàn giao cho bên chủ công trình

+ Đặc điểm sản phẩm

Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, qua đó là cơ sở quan trọng để xác định lợi nhuận của doanh nghiệp Hiện nay công ty TNHH Hoàng Dương hoạt động trong lĩnh vực đầu

tư và xây dựng trong đó hoạt động xây dựng là chủ yếu Sản phẩm xây dựng là những hạng mục công trình ; công trình văn hóa, công nghiệp ; hạ tầng cơ sở, công trình dân dụng , nhà ở So với các ngành sản xuất khác, XDCB có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây dựng

và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành.Đây là một ngành sản xuất vật chất đặc thù, chu kì sản phẩm thường kéo dài, khối lượng công việc lớn có quy

mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn, quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài, đòi hỏi phải cần một lượng vốn rất lớn và vốn bị đọng rất lâu ở các công trình hay nói cách khác vòng quay của vốn rất chậm và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách sắp xếp hợp lí các thời gian thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp ban giao công trình tránh ách tắc để làm đọng vốn quá lâu Ngoài ra đặc điểm của sản phẩm xây dựng là quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn

ra ngoài trời chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt đòi hỏi các nhà xây dựng phải giám sát chặt chẽ những biến động này để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của nó như hao hụt

Trang 20

nguyên vật liệu, làm chậm tiến độ thi công làm tăng các khoản chi phí ảnh hưởng đến doanh thu và tác động không tôt tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.+ Trình độ đội ngũ cán bộ và công nhân viên

Yếu tố con người là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp.Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tái sản xuất trong quá trình lao động, tiết kiệm trong sản xuất, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn

Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo có được một đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp lý thì mới không bị lãng phí lao động Điều đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Sau đây là trình độ quản của cán bộ công nhân viên trong công ty Hoàng Dương

Bảng 2.1 Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty

Nguồn: Sổ thống kê CBCNV của Công ty năm 2012

Nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ cán bộ đại học,cao đẳng so với đội ngũ lao động của công ty tương đối hợp lí do đặc thù của ngành và quy mô của

Trang 21

công ty Tuy nhiên thực tế là đội ngũ thợ kĩ thuật và đội ngũ công nhân lành nghề còn thiếu tính đồng bộ, trình độ kĩ thuật chưa được nâng cao phù hợp với quy trình kỹ thuật tiên tiến Ngoài ra vẫn còn một số bộ phận chưa có ý thức trong việc giữ gìn bảo quản nguyên vật liệu gây ra những mất mát, hao hụt không đáng có làm phát sinh chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Do đó ,để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học,và có thể áp dụng các kĩ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất thì công ty cần có kế hoach đào tạo đội ngũ cán bộ để đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Nền kinh tế :

Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự gia tăng của các loại hàng hóa vật tư từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả dử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp Trong năm 2011 làm phát của Việt Nam lên đến 18,13% do đó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất của công ty

- Những biến đổi về thị trường đầu ra có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp Nếu nhu cầu về sản phẩm tăng doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận qua đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong năm

2012 số lượng các công trình mà Công ty TNHH Hoàng Dương nhận được có tăng lên do đó doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng tăng Cụ thể

là Năm 2012 doanh thu 9.469.352 nghìn đồng tăng 2.942.056 nghìn đồng với

tỷ lệ 45.07 % so với năm 2011, vòng quay vốn ngắn hạn năm 2012 là 0,75 vòng tăng 0,19 vòng ứng với tỷ lệ tăng là 33,93% khiến cho kì luân chuyển vốn được rút ngắn giúp công ty tiết kiệm tương đối một lượng vốn là: 4.287.512 ( nghìn đồng )

Trang 22

2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương

2.1.Kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh tại Công ty

2.1.1 Kết cấu vốn kinh doanh

Việc xác định cơ cấu nguồn vốn có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Để có cái nhìn tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ta có bảng sau :

Trang 23

Bảng 2.2.: Cơ cấu Vốn Kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương

Đơn vị : Nghìn đồng (Nguồn : Phòng TCKT , trích từ bảng cân đối kế toán qua các năm của công ty )

I.Nợ phải trả 8.398.189 59,73 5.015.431 31,71 3.283.450 17,95 -3.382.758 -40,28 -1.731.981 34,53 1.Nợ ngắn hạn 5.733.443 68,27 3.711.419 73,9 2.528.257 76,9 -2.022.024 -35,26 -1.183162 -31,88 2.Nợ dài hạn 2.664.746 31,73 1.304.012 26,1 755.193 23,1 -1.363.734 -51.18 -548819 -42,18II.VCSH 5.662.188 40,27 10.802.099 68,29 15.013.092 82,05 5.139.911 90,78% 4.210.993 38,98

Trang 24

Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của Công ty đều tăng qua các năm Cụ thể là năm 2011 vốn kinh doanh tăng 1.757.153 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,5 % so với 2010 Năm 2012 vốn kinh doanh của công ty so với 2011 tăng 2.479.012 nghìn đồng tương ứng với

tỷ lệ tăng là 15,67% Sự tăng lên này chứng tỏ quy mô vốn, khả năng sản xuất, quy mô của công ty ngày càng được mở rộng

Về cơ cấu : Trong tổng vốn kinh doanh thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn Năm 2010 tài sản ngắn hạn chiếm 78,44%, năm

2011 chiếm 77,25% và 71,25% vào năm 2012 Như vậy có thể thấy cơ cấu vốn của Công ty nghiêng về tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng lên về tài sản dài hạn ( 21,56% →22,75%→28,75%) chứng tỏ công ty đã quan tâm đến việc đầu tư để tăng năng lực sản xuất Đây là hiện tượng khả quan đối với một doanh nghiệp tham gia sản xuất trong ngành xây dựng Cơ cấu vốn là hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp sản xuất trong ngành xây dựng

2.1.2 Nguồn hình thành vốn kinh doanh tại công ty

Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 2010 – 2012 tăng qua các năm lần lượt với

tỷ lệ tăng là 12,5 và 12,67 % vào các năm 2011 và 2012 Số vốn này được hình thành từ 2 nguồn : Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, trong đó chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu năm 2011 là 10.802.099 nghìn đồng tăng 5.139.911 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 90.78% so với năm 2010 Năm 2012 vốn chủ

sở hữu là 15.012.092 nghìn đồng tăng 4.210.993 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 38,98% so với năm 2011

Trong khi đó nợ phải trả năm 2011 là 5.015.431 nghìn đồng giảm 3.382.758 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 40,28% so với năm 2010

Trang 25

Năm 2012 nợ phải trả giảm 1.731.981 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm là 38,39

% so với năm 2011.Điều này hoàn toàn phù hợp khi nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn, lãi suất vẫn ở mức cao, do đó các doanh nghiệp khó tiếp cần được với nguồn vốn vay

Về cơ cấu nguồn vốn : Trong tổng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn Năm 2011 vốn chủ sợ hữu chiếm 5.662.188 nghìn đồng chiếm 40,27% và lần lượt là 68,29% , 82,05% vào các năm 2011, 2012 Ta thấy cơ cấu vốn có sự thay đổi qua các năm, tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu

và giảm dần tỷ trọng nợ phải trả (59,73%→31,71%→17,95%) Điều đó chứng tỏ được khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào quá nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài Hơn nữa trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng thì việc cắt giảm các khoản vay từ bên ngoài là điều hoàn toàn hợp

lí Như vậy, thông qua phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương cho thấy trạng thái hoạt động của Công ty tương đối tốt Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động điều này cũng tưng ứng tạo ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả doanh thu, lợi nhuận

2.2 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn ngắn hạn tại Công ty

2.2.1 Nguồn hình thành vốn ngắn hạn tại công ty

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một DN Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của

DN để đạt được mục tiêu đề ra Do vậy đòi hỏi DN phải tổ chức tốt nguồn vốn của mình để đạt được hiệu quả kinh doanh

Trang 26

Nếu xét theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn vốn ngắn hạn của công ty chia thành : nguồn vốn ngắn hạn thường xuyên và nguồn vốn ngắn hạn tạm thời

Qua bảng số liệu 2.2.1 cho thấy : Tổng nguồn vốn ngắn hạn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm 2012 là 13.036.286 nghìn đồng tăng 817.244 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 6,69 % so với năm 2011

Ta đi sâu vào nghiên cứu nguồn vốn ngắn hạn thường xuyên và nguồn vốn ngắn hạn tạm thời của công ty

* Về Nguồn vốn ngắn hạn thường xuyên giúp đảm bảo tình hình sẳn xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục

Nguồn vốn ngắn hạn thường xuyên bao gồm : Vốn chủ sở hữu, Nợ dài hạn và giá trị còn lại của TSCĐ và TSDH khác Ngoài ra nó còn được tính như sau :

Nguồn vốn ngắn hạn thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Bảng 2.3 : Nguồn vốn ngắn hạn thường xuyên của Công ty

ĐVT : nghìn đồng

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Tỷ lệ (%)

Tài sản ngắn

Nợ ngắn hạn

5.733.443 3.711.419 2.528.257 (2.022.024) (35,27) (1.183.162) (31,87) Nguồn vốn

ngắn hạn

thường

xuyên

5.295.517 8.507.623 10.508.029 3.212.106 60,65 2.000.406 23,51

Trang 27

Dựa vào số liệu của bảng trên cho thấy nguồn vốn ngắn hạn thường xuyên của các năm đều tăng Năm 2011 nguồn vốn ngắn hạn thường xuyên là 8.507.623 nghìn đồng tăng 3.212.106 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng 60,65%

sơ với năm 2010 Năm 2012 nguồn vốn ngắn hạn thường xuyên là 10.508.029 nghìn đồng tăng 2.000.406 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 23,51 % so với năm 2011 Ta thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty rất lớn tạo

ra mức độ an toàn cho Công ty trong kinh doanh, làm cho khả năng tài chính của Công ty được đảm bảo vững chắc hơn Để có được khả năng về vốn lớn như thế này Công ty đã nỗ lực phát triển bản thân không dựa vào các nguồn vay ngắn hạn, dài hạn để kinh doanh sản xuất

• Về nguồn vốn lưu động tạm thời

Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hang, các tổ chức tín dụng và các khoản vay ngắn hạn khác

Ta có bảng sau ;

Trang 28

Bảng 2.4: Nguồn tài trợ VNH của công ty Hoàng Dương

ĐVT: nghìn đồng

Chênh lệch 2011/2010

1.Vay và nợ ngắn hạn

3.414.294 59.55 2.171.083 58.5 862.017 34.1 (1.243.211) (36.41) (1.309.066) (60.3) 2.Phải trả người bán

1.295.758 22.6 942.700 25.4 948.917 37.53 (353.058) (27.25) 6.217 0.66 3.Người mua trả tiền

Trang 29

Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn ngắn hạn tạm thời của công ty Hoàng Dương năm 2012 là 2.528.257 nghìn đồng chiếm 19,39% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn, tăng 1183162 nghìn đồng ứng với tỉ lệ tăng là 31,88 %

so với năm 2011

Nghiên cứu từng khoản mục ta thấy:

+ Vay và nợ ngắn hạn có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, năm 2011 vay và nợ ngắn hạn là 2.171.083 nghìn đồng, giảm 1.243.211 nghìn đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 36,41% so với năm 2011 Sang 2012 thì vay và nợ ngắn hạn của công ty là 862.017 nghìn đồng giảm 1.309.066 nghìn đống ứng với tỷ lệ giảm là 60.3%

Về cơ cấu ta thấy vay và nợ ngắn hạn có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn tạm thời và có xu hướng giảm về tỉ trọng Năm 2010 vay

và nợ ngắn hạn của công ty chiếm 59,55% thì đến 2011 và 2012 tỷ trọng của khoản mục này lần lượt là 58,5% và 34,1% Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế khi việc các doanh nghiệp khó sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả thì việc Công ty cắt giảm tỷ trọng vốn vay là tương đối hợp lí

+Nguồn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là phải trả cho người bán Năm 2010 khoản phải trả cho người bán là 1.295.758 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 22,6 % thì sang đến 2011 khoản mục này giảm 353.058 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm là 27,25% Tuy nhiên thì về tỷ trọng phải trả người bán thì năm 2011 khoản mục này có tỷ trọng tăng đạt 25,4% và đạt 37,53% vào năm 2012 với

số tiền là 948.917 nghìn đồng Như vậy nguồn vốn mà công ty chiếm dụng được của người bán có xu hướng tăng lên Lợi ích này giúp công ty có được khoản vốn mà không mất chi phí sử dụng vốn

+Người mua trả tiền trước:

Cuối năm 2011, người mua trả tiền trước là 567.847 triệu đồng chiếm

tỷ trọng 15,3% giảm 409,727 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm là 41,91% so

Trang 30

Năm 2012 khoản mục này là 659.772 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 26,1% tăng 91.925 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng 16,19% so vơi năm 2011 Về Tỷ trọng người mua trả tiền trước năm 2012 tăng so với năm 2011 Như vậy, Công ty đã tận dụng khá tốt các nguồn vốn chiếm dụng từ người bán, từ khách hàng để sử dụng bổ trợ cho nguồn tín dụng.Đây là một sự kết hợp đúng đắn trong điều kiện kinh tế thị trường.

+ Phải trả người lao động

Cuối năm 2011, phải trả lao động là 23.480 ngìn đồng chiếm tỷ trọng 0,63% giảm 9.150 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm 28,04% so với năm 2010 Đến năm 2012 khoản mục này là 29.551 chiếm tỷ trọng 1,17% tăng 6.071 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 25,86% Sở dĩ khoản phải trả người lao động tăng lên là do trong năm qua công ty đã thực hiện tăng lương cho công nhân

để đảm bảo đời sống trong bối cảnh giá cả các mặt hàng thiết yếu đang tăng cao Thực chất đây là một hình thức huy động vốn ngắn hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

+Thuế và các khoản phải nộp nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ và có sự biến đổi như sau Năm 2012 thuế và các khoản phải nộp nhà nước là 28.000 nghìn đồng chiếm tỷ trọng là 1,1% tăng 21.691 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 34,38% Nhìn chung thì công ty luôn hoàn thành đúng thời hạn nghĩa vụ nộp thuế của mình với Nhà nước

Qua bảng số liệu ở trên ta thấy Tài sản ngắn hạn của của công ty được tài bởi nguốn ngắn hạn và một phần lớn của nguồn vốn dài hạn Điều này giúp công ty giảm được mức độ phụ thuộc tài chính trong nhứng điều kiện bất lợi của môi trường, tuy nhiên nếu chi phí sử dụng vốn sở hữu thấp hơn chi phí sử dụng lãi vay thì sẽ khiến công ty phát sinh thêm một khoản chi phí

2.2.2 Cơ cấu vốn ngắn hạn

Để phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tại Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và xây dựng Hoàng Dương trước hết ta cần phân tích

Trang 31

cơ cấu vốn ngắn hạn bởi vì thông qua được phân tích đó sẽ giúp nhà quản trị thấy được tình hình phân bổ vốn ngắn hạn

Biểu đồ 2.1:Cơ cấu ngắn hạn qua các năm 2010- 2012

Trang 32

Bảng 2.5: Kết cấu vốn ngắn hạn của công ty năm 2010 – 2012

Đơn vị : Nghìn đồng

Ngày đăng: 21/03/2015, 22:46

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w