1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo

83 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH Thương Mại Du Lịch Và Hỗ Trợ Nhân Đạo
Tác giả Nguyễn Phương Thủy
Người hướng dẫn Ths. Trần Hoàng Minh
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 416,51 KB

Nội dung

Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu kết luận mục lục danh mục các sơ đồ bảng biểu danhmục các chữ viết tắt danh mục tài liệu tham khảo nội dung chính của khóa luậnđược chia ra làm 3

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét tìmhiểu quan sát thực tế tại công ty TNHH Thương Mại Du Lịch và Hỗ Trợ NhânĐạo trong thời gian vừa qua Đặc biệt với sự giúp đỡ tạo điều kiện của ban lãnhđạo Công ty các cô chú anh chị ở các phòng ban đã giúp đỡ em hoàn thành báocáo khóa luận tốt nghiệp tại Công ty TNHH Thương Mại Du Lịch và Hỗ TrợNhân Đạo

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của trường Học viện Chínhsách và Phát triển- những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế và xã hội

Em xin chân thành cảm ơn và đồng thời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớigiáo viên hướng dẫn – Ths Trần Hoàng Minh Khoa Tài Chính Đầu Tư Học việnChính sách và Phát triển đã giúp đỡ định hướng tư vấn cho em trong suốt thờigian thực hiện báo cáo

Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất.Song do buổi đầu làm quen với công tác thực tiễn tiếp cận thực tế cũng như hạnchế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhấtđịnh mà bản thân chưa thấy được Em rất mong nhận được góp ý và chỉ dẫn củaquý Thầy Cô giáo để báo cáo được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 22 tháng 6 năm 2021

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Em xin cam đoan bản báo cáo khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân

em thực hiện và có sự hướng dẫn từ Ths Trần Hoàng Minh Số liệu kết quảnghiên cứu trong báo cáo khóa luận này là hoàn toàn trung thực các dữ liệu thôngtin trích dẫn trong báo cáo đều được ghi rõ nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng

Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam kết này!

Sinh viên thực hiện Nguyễn Phương Thủy

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM KẾT i

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 4

1.1 Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh 4

1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh 4

1.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh 5

1.1.2.1 Khái niệm 5

1.1.2.2 Bản chất và vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh… ……… 6

1.1.2.3 Ý nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 8

1.1.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh 11

1.1.3.1 Doanh thu 11

1.1.3.2 Chi phí 14

1.1.3.3 Lợi nhuận 21

1.1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 22

1.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh 28

1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 29

1.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 32

1.2.3 Môi trường ngành 35

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO 37

Trang 5

2.1 Khái quát về công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo 37

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 37

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 39

2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động của công ty 42

2.2 Khái quát chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo 43

2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo 47

2.3.1 Phân tích doanh thu 48

2.3.2 Phân tích chi phí 56

2.3.3 Phân tích lợi nhuận 57

2.4 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 60

2.4.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong của công ty 60

2.4.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài của công ty 63

2.4.3 Nhân tố môi trường ngành 64

2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo 65

2.5.1 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo 65

2.5.2 Đánh giá điểm đạt được và những hạn chế của công ty TNHH Thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo 66

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO 67

3.1 Phương hướng phát triển của công ty 67

3.1.1 Phương hướng phát triển chung của công ty về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 67

3.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty 67

Trang 6

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

TNHH Thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo 68

3.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo 69

3.3.1 Biện pháp về doanh thu bán hàng 70

3.3.2 Biện pháp về chi phí 70

3.3.3 Một số Biện pháp khác 71

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Danh mục các lĩnh vực kinh doanh của công ty 42

Bảng 2 2 Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2018-2019 44

Bảng 2 3 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo 45

Bảng 2 4 Hệ số nợ của công ty năm 2018-2020 49

Bảng 2 5 Hệ số tự tài trợ của công ty năm 2018-2020 50

Bảng 2 6 Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2018-2020 51

Bảng 2 4 Tỷ số thanh toán tổng quát của công ty năm 2018-2020 52

Bảng 2 8 Vòng quay vốn lưu động của công ty 53

Bảng 2 9 Vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2018-2020 54

Bảng 2 10 Vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2018-2020 55

Bảng 2 11 Tỷ suất lợi nhuân trên tài sản của công ty 2018-2020 57

Bảng 2 12 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty 2018-2020 58

Bảng 2 13 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của cty 2018-2020 59

Bảng 2 14 Cơ cấu lao động theo giới tính, và tính chất lao động 62

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam đã không ngừnghoàn thiện và nâng cao mọi hoạt động đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước để phát triển một nền kinh tế toàn diện vững chắc đưa Việt Nam tiến lêncùng các nước trong khu vực và trên toàn Thế giới Do đó để các doanh nghiệpViệt Nam đứng vững và phát triển hơn thì họ phải sớm nhận thức và tìm rahướng đi riêng cho mình Điều này sẽ vất vả và khó khăn hơn cho doanh nghiệpnước ta khi phải chạy đua với doanh nghiệp nước ngoài về mặt khoa học kỹ thuật

và vốn hoạt động Vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trở thànhvấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia nói chung và các công ty nói riêng Một chiếnlược kinh doanh được phát triển hợp lý sẽ phát huy được nội lực cao nhất pháthuy được khả năng làm việc khả năng sáng tạo của người lao động nâng caotrách nhiệm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh

Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo hoạt động tronglĩnh vực chính là buôn bán vật liệu xây dựng thi công công trình Sau một thờigian nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trongnhững năm gần đây của công ty em nhận thấy việc nâng cao hiệu quả kinh doanhgiữ một vai trò quan trọng cần được thúc đẩy Tuy nhiên với sự phát triển mạnh

mẽ của khoa học công nghệ môi trường kinh doanh thay đổi… thì việc nâng caohiệu quả kinh doanh trong công ty còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế bên cạnh

đó còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh vấn đề về lao động

Chính vì vậy hoàn thiện nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanhtrong công ty cũng như là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời với sự thay

đổi Đây chính là lý do em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo”

làm đề tài khóa luận tối nghiệp

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

*Mục đích nghiên cứu:

Trang 11

Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinhdoanh và phân tích thực trạng kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại du lịch

và Hỗ trợ nhân đạo Mục đích nghiên cứu của khóa luận là đề xuất một số giảipháp biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty

*Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên khóa luận cần có những nhiệm vụsau:

- Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh tại Công ty TNHHThương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu: nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại

Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo

4 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp so sánh kháiquát hóa các tài liệu; thống kê qua các số liệu đã thu thập được từ báo cáo của

2

Trang 12

công ty và qua quá trình tìm hiểu để lập bảng thống kê Phương pháp phân tích

và tổng hợp các số liệu theo bảng biểu để đưa ra đánh giá

5 Kết cấu của khóa luận:

Ngoài phần mở đầu kết luận mục lục danh mục các sơ đồ bảng biểu danhmục các chữ viết tắt danh mục tài liệu tham khảo nội dung chính của khóa luậnđược chia ra làm 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại

doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương

mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

tại Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo

Trang 13

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh

Khái niệm hoạt động kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với xãhội loài người mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu cũng như thịhiếu của thị trường để nhằm đưa ra những chiến lược đúng đắn đạt được nhữngmục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra

Theo quy định của các văn bản pháp luật đó thì “ kinh doanh” là việc thựchiện liên tục một một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sảnxuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đíchsinh lợi (Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Như vậy khác với các hành vi dân sự thuần tuý khác (cũng trao đổi cũngcung ứng dịch vụ) mục tiêu chính của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận Đối với cácdoanh nghiệp lợi nhuận được tạo ra khi số tiền thu được trong kinh doanh (doanhthu) lớn hơn số tiền phải chi (chi phí kinh doanh) Bất cứ hoạt động nào, cho dù

về mặt hình thức giống kinh doanh nhưng mục tiêu của hoạt động đó không phải

là tạo ra lợi nhuận đều không phải là kinh doanh

Do đó Hoạt động kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinhlời của chủ thể kinh doanh trên thị trường

Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu:

1) Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp nghĩa là chúng được tiến hànhmột cách chuyên nghiệp thường xuyên liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thunhập chính cho người thực hiện chúng;

2) Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập Các chủ thể nhândanh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh Họ tự quyết định mọi vấn đề cóliên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình;

Trang 14

3) Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thườngxuyên.

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh

Xem xét khái niệm về doanh nghiệp để rút ra các điểm chung nhất thì

có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh có các đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ 1 Sự phức tạp và tính đa dạng: Đó là sự kết hợp của nhiều khu vựcnhiều ngành nhiều thời điểm nhiều tổ chức kinh doanh để tạo ra hàng hoá dịch

vụ cung ứng trên thị trường

Thứ 2 Sự phụ thuộc lẫn nhau: Các doanh nghiệp trên thị trường hoạt độngkinh doanh đều phụ thuộc lẫn nhau vì đầu ra của doanh nghiêp này là đầu vàocủa doanh nghiệp khác và ngược lại Mặt khác sự phụ thuộc này còn thể hiện ởchỗ các doanh nghiệp có thể cung ứng các hàng hoá dịch vụ có khả năng thay thếlẫn nhau hoặc bổ sung cho nhau - điều này làm hình thành quan hệ cạnh tranh vàhợp tác giữa các doanh nghiệp trên thị trường

Thứ 3 Sự thay đổi và đổi mới: Sản phẩm hàng hoá dịch vụ đều có chu kỳsống của nó các doanh nghiệp phải luôn thay đổi đổi mới đề phù hợp với quy luậtphát triển và thị hiếu của người tiêu dùng

1.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh

1.1.2.1 Khái niệm

Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tốbao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan như: tình hình thị trường cácchế độ xã hội chính sách của Nhà nước việc nắm vững và sử dụng các nguồn lựccủa doanh nghiệp cách thức tổ chức kinh doanh hiểu biết về đối thủ cạnh tranhđặc biệt là việc lựa chọn và thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp

Cho đến nay có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả kinh doanh Trong thực tiễn có người cho rằng: Hiệu quả kinh doanh thực chất là lợinhuận và đa dạng giá trị sử dụng

Theo Paul A Samuemlson nhà kinh tế học tổng quá Giáo trình Kinh tế họcNXB Thông kê Hà Nội 2002) viết trong cuốn Kinh tế học chỉ ra: “Hiệu quả

Trang 15

kinh doanh tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế

để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người”

Cũng theo quan điểm của nhà kinh tế người Anh Adam Smith cho rằng:Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong kinh tế là doanh thu tiêu thụ hànghoá

Tóm lại Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh trên ta có thể đưa rakhái niệm ngắn gọn như sau: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánhmối quan hệ giữa kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp thuđược với chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó được thể hiệnthông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Xét dưới góc độ tài chính mục tiêu tối đa của doanh nghiệp là tối đa hóagiá trị doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng pháp luật và thực hiện tốt trách nhiệm

xã hội Do đó một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao sẽ tạo ra sự gia tănggiá trị doanh nghiệp trong dài hạn trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lựccủa doanh nghiệp Để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thì cácdoanh nghiệp phải không ngừng cải thiện hiệu quả kinh doanh

1.1.2.2 Bản chất và vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bản chất của việc nâng cao hoạt động kinh doanh

Theo Giáo trình quản trị kinh doanh NXB Đại học kinh tế quốc dân:” Bảnchất của nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là nâng cao hiệu quả sử dụngcác nguồn lực để tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó nhằm đạt được mục đích sảnxuất kinh doanh đề ra” Về bản chất: Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nóichung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳngđịnh bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phảnánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực (lao động thiết bị máy móc nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạtđược mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu

Trang 16

quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Hiểu kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được saumột quá trình sản xuất kinh doanh nhất định kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cầnthiết của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêuthụ mỗi loại doanh thu lợi nhuận thị phần và cũng có thể là các đại lượng chỉphản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanhnghiệp là chất lượng sản phẩm Như thế kết quả bao giờ cũng là mục tiêu củadoanh nghiệp.

Trong khi đó công thức trên lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sảnxuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí(các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả vàchi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên

sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa

“đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn về cùng một đơn vị đo lường –tiền tệ

Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế củasản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh?Trong thực tế nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cầnđạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ đểnhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả

Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh NXB Đại học kinh tế quốc dân: Vaitrò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội

và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiếtcủa vấn đề hiệu quả kinh tế Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụngchúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt

ra yêu cầu phải khai thác tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Để đạtđược mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện

Trang 17

nội tại phát huy năng lực hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chiphí.

Để hiểu rõ về vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ta cũng cầnphân biệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động kinh doanh Kếtquả hoạt động kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quátrình kinh doanh nhất định kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cầnthiết của doanh nghiệp Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả kinh doanhngười ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí để đánh giá hiệu quả kinhdoanh

Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quảtối đa với chi phí tối thiểu hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhấtđịnh hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu Chi phí ở đâyđược hiểu theo nghĩa rộng là chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụngnguồn lực đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là giá trị củaviệc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinhdoanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này Chi phí cơ hội phải được bổsung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh

tế thật sự Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọnphương án kinh doanh tốt nhất các mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao hơn

1.1.2.3 Ý nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao hoạt động kinh doanh

Theo giáo trình Quản trị kinh doanh NXB Đại học Kinh tế quốc dân việcnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa và sự cần thiết sau:

Ý nghĩa của việc nâng cao hoạt động kinh doanh

Đối với nền kinh tế quốc dân:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng phản ánhyêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lựctrình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thịtrường Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao quan hệ sảnxuất càng hoàn thiện càng nâng cao hiệu quả Hiệu quả sản xuất kinh doanh đem

Trang 18

lại cho quốc gia sự phân bố sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lạihiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Đối với bản thân doanh nghiệp:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thuđược Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng cải thiện đời sống cán bộ công nhânviên Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơchế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò quantrọng trong sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp Ngoài ra nó còn giúpdoanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường đầu tư mở rộng cải tạo hiện đại hóa cơ

sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh

Đối với người lao động:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy kích thích người laođộng hăng say sản xuất luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình Nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao độngthúc đẩy tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quảntrị thực hiện các chức năng của mình Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinhdoanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn chophép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thíchhợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nângcao hiệu quả Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế phạm trùhiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp đánh giá chung trình độ sửdụng tổng hợp đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để đánhgiá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanhnghiệp

Ngoài ra việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việclựa chọn phương án sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp phải tự lựa chọn phương

án sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp Để

Trang 19

đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp buộc phải sử dụng tối ưunguồn lực sẵn có Nhưng việc sử dụng nguồn lực đó bằng cách nào để có hiệuquả nhất lại là một bài toán mà nhà quản trị phải lựa chọn cách giải Chính vì vậy

ta có thể nói rằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là công cụ hữuhiện để các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị của mình mà còn làthước đo trình độ của nhà quản trị

Ngoài những chức năng trên của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

nó còn là vai trò quan trọng trong cơ chế thị trường

Thứ nhất nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác địnhbởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường mà hiệu quả kinh doanh lại lànhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp làluôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc Do vậy việc nâng cao hiệu quảkinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệphoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay Do yêu cầu của sự tồn tại và pháttriển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải khôngngừng tăng lên Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũngnhư các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhấtđịnh thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinhdoanh Như vậy hiệu quả kinh doanh là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo

ra hàng hóa của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội đồngthời tạo ra sự tích lũy cho xã hội Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanhnghiệp đều phải vươn lên và đứng vững để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí

bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh Có như vậy mới đáp ứngđược nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế Như vậy chúng ta buộc phải nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trìnhhoạt động kinh doanh như là một nhu cầu tất yếu Tuy nhiên sự tồn tại mới chỉ làyêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệpmới là yêu cầu quan trọng Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi

Trang 20

kèm với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự tích lũy đảmbảo cho quá trình sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển.

Thứ hai nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh

và tiến bộ trong kinh doanh Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanhnghiệp phải tự tìm tòi đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh Chấp nhận cơchế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh Song khi thị trường ngày càng pháttriển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Sựcạnh tranh lúc này không còn là sự cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh về mặtchất lượng giá cả mà còn phải cạnh tranh nhiều yếu tố khác nữa mục tiêu củadoanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho doanh nghiệp mạnhlên nhưng ngược lại cũng có thể là cho doanh nghiệp không tồn tại được trên thịtrường Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệpphải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường Do đó doanh nghiệp cần phải

có hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt giá cả hợp lý Mặt khác hiệu quả lao động làđồng nghĩa với việc giảm giá thành tăng khối lượng hàng hóa chất lượng mẫu mãkhông ngừng được cải thiện nâng cao…

1.1.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ ảnhhưởng có tính chất quyết định đến chính sách phân phối lợi nhuận và có ảnhhưởng lớn đến sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong mỗi kỳ Thông tin vềtình hình và kết quả kinh doanh cung cấp cho các chủ thể quản lý về tình hìnhkinh doanh và kết quả hoạt động theo từng lĩnh vực các yếu tố doanh thu chi phí

đã tác động thế nào đến kết quả kinh doanh xác định được trọng điểm cần quản

lý và tiềm năng cần khai thác để tăng thêm quy mô tỷ lệ sinh lời hoạt động chodoanh nghiệp

1.1.3.1 Doanh thu

Khái niệm doanh thu:

Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng trong doanh nghiệp Dựavào chỉ tiêu doanh thu hàng loạt các chỉ tiêu tài chính khác của doanh nghiệpđược thiết lập nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận của doanhnghiệp

Trang 21

Theo TS Lê Phú Hào, ThS Phạm Cao Khanh ThS Nguyễn Thị Hải HằngGiáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại NXB Thanh niên năm 2009:

“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kếtoán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp”

Nội dung doanh thu

Doanh thu hoạt động kinh doanh

Doanh thu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ doanh thu hoạt động tài chính

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc

sẽ thu được về việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cung ứng dịch vụ trong kỳ Đây là bộphận doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp

Doanh thu bán hàng bao gồm: Tiền bán hàng phụ thu trợ giá giá trị củasản phẩm hàng hoá đem biếu tặng trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền màdoanh nghiệp thu được sau khi trừ khoản chiết khấu thương mại giảm giá hàngbán hàng bán bị trả lại thuế xuất khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt thuế GTGT (đối vớidoanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)

+ Chiết khấu thương mại là khoản giảm giá hàng bán trên giá bán niêmyết cho khách hàng trong trường hợp người mua hàng với số lượng lớn và phải ghi rõkhoản giảm giá này trên hoá đơn bán hàng

+ Giảm giá hàng bán là số tiền doanh nghiệp giảm trừ cho người mua trêngiá bán đã thoả thuận do sản phẩm hàng hóa kém mất phẩm chất hay không đúng quycách theo quy định trong hợp đồng kinh tế sau khi đã phát hành hoá đơn bán hàng.+ Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụnhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do vi phạm các điều kiện đã cam kếttrong hợp đồng kinh tế như hàng kém phẩm chất sai quy cách chủng loại Doanhnghiệp chỉ hạch toán giảm doanh thu khi việc giảm giá hàng bán phát sinh sau khi đãphát hành hoá đơn bán hàng chiết khấu thương mại

12

Trang 22

Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng thường chiếm tỷtrọng lớn trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêunày không những có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩaquan trọng đối với cả nền kinh tế quốc dân Cụ thể:

+ Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất củadoanh nghiệp phản ánh trình độ quản lý chỉ đạo kinh doanh tổ chức công tácthanh toán của doanh nghiệp Có được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanhnghiệp đã SXKD đúng hướng lựa chọn đúng những sản phẩm hàng hóa với chấtlượng và giá cả phù hợp với nhu cầu với thị hiếu của thị trường Đối với doanhnghiệp sản xuất có được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuấtsản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận không những về mặt giá trị mà cònchấp nhận về mặt giá trị sử dụng của sản phẩm

+ Trong doanh nghiệp doanh thu bán hàng thường chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng doanh thu của doanh nghiệp Vì vậy doanh thu bán hàng là nguồn thu quantrọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình hoạt độngkinh doanh như thanh toán tiền lương tiền công và các khoản trích nộp theo lươngđồng thời hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước…

+ Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quátrình luân chuyển vốn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh sau Vì

vậy việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp và quá trình tái SXKD của doanh nghiệp Nếu vì

lý do nào đó doanh nghiệp không thực hiện được chỉ tiêu doanh thu bán hànghoặc thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khókhăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình SXKD của doanh nghiệp Theo quyđịnh hiện hành doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả

5 điều kiện sau đây:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người

sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá

Trang 23

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

- Doanh thu hoạt động tài chính là toàn bộ các khoản tiền thu được từ hoạtđộng đầu tư tài chính bao gồm:

+ Tiền lãi cho vay lãi tiền gửi ngân hàng lãi bán hàng trả chậm trả góp lãi đầu tư trái phiếu tín phiếu

+ Thu nhập từ cho thuê tài sản cho người khác sử dụng tài sản: bằng sáng chế bản quyền tác giả…

+ Cổ tức lợi nhuận được chia

+ Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn dài hạn.+ Khoản chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá dịch vụ.+ Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính là các khoản thu nhập thôngthường về hoạt động SXKD của doanh nghiệp gọi chung là doanh thu hoạt độngkinh doanh Ngoài ra trong quá trình SXKD doanh nghiệp còn có thu nhập từ cáckhoản phát sinh có tính chất không thường xuyên gọi là thu nhập khác

Thu nhập khác

Thu nhập khác là các khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạtđộng ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu phát sinh trong quá trình SXKD củadoanh nghiệp như thu về nhượng bán thanh lý TSCĐ thu về bán công cụ dụng cụloại đã phân bổ hết vào phí thu về nhượng bán tài sản dôi thừa không rõ nguyênnhân; thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; thu về khoản phải trả nhưngkhông trả được nguyên nhân từ phía chủ nợ thu về khoản nợ khó đòi đã xử lý nayđòi được; thu từ quà biếu tặng bằng tiền hoặc hiện vật do các tổ chức cá nhânbiếu tặng và các khoản thu nhập khác

1.1.3.2 Chi phí

Khái niệm về chi phí kinh doanh

Trang 24

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu lợi nhuận vàtối đa hóa giá trị doanh nghiệp nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra nhữngkhoản chi phí nhất định.

Theo Th.s Đặng Thúy Phượng Giáo trình Tài chính doanh nghiệp NXBTài chính, 2010: “Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiềncủa những hao phí về vật chất về sức lao động và các chi phí bằng tiền khác liênquan và phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình kinh doanh của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định đồng thời được bù đắp từ doanh thu kinhdoanh của doanh nghiệp trong thời kỳ đó”

Các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm:

- Chi phí sản xuất sản phẩm: Đó là sự tiêu hao các loại vật tư (nguyênnhiên vật liệu công cụ dụng cụ…) hao mòn máy móc thiết bị tiền lương và các khoảntrích theo lương phải trả cho người lao động (bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế bảo hiểmthất nghiệp kinh phí công đoàn)

- Chi phí tiêu thụ sản phẩm: Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm doanhnghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định như chi phí bán hàng (chi phí về bao gói sảnphẩm chi phí vận chuyển bảo quản giới thiệu sản phẩm bảo hành sản phẩm…) và chiphí quản lý doanh nghiệp

- Thuế gián thu (thuế GTGT thuế TTĐB thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu).Đối với doanh nghiệp những khoản tiền thuế phải nộp là những khoản chi phí màdoanh nghiệp phải ứng trước cho người tiêu dùng hàng hóa và chỉ được thu hồi khicác sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ Vì thế nó được xemnhư là một khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

Các chi phí nêu trên phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và được

bù đắp từ doanh thu kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

Như vậy từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy rằng “Chi phí kinh doanhcủa doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất chi phí tiêu thụ sản phẩm và cáckhoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinhdoanh trong một thời kỳ nhất định”

Trang 25

Nội dung chi phí kinh doanhChi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau phátsinh hàng ngày hàng giờ đa dạng và rất phức tạp tác động đến nhiều mặt hoạtđộng kinh tế của doanh nghiệp Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:Chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí khác.

Chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí hoạt động kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí

về vật chất và sức lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ kinhdoanh trong một thời kỳ nhất định; bao gồm chi phí hoạt động bán hàng và cungcấp dịch vụ và chi phí hoạt động tài chính

- Chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là biểu hiện bằngtiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ mua bán hànghoá sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cung cấp dịch vụ trong một thời kỳ nhất định; baogồm giá vốn hàng bán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Cụ thể:+ Giá vốn hàng bán: Là giá mua thực tế của số hàng hoá bán ra trong kỳ

Đối với doanh nghiệp sản xuất giá vốn hàng bán chính là giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản mục:

 Chi phí NVL trực tiếp: Là giá trị thực tế của các loại nguyên liệu vật liệu được sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp

 Chi phí nhân công trực tiếp: Là khoản tiền lương tiền công phụ cấplương và các khoản trích nộp theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sảnphẩm

 Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí chung phát sinh ởcác phân xưởng hoặc ở bộ phận kinh doanh như khấu hao tài sản cố định thuộc phânxưởng tiền lương phụ cấp lương của nhân viên quản lý phân xưởng chi phí dịch vụmua ngoài và chi phí bằng tiền khác ở phân xưởng hoặc bộ phận kinh

doanh

Đối với doanh nghiệp thương mại giá vốn hàng bán bao gồm giá mua của hàng bán ra và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra

16

Trang 26

 Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến côngviệc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ như chi phí tiền lương phụ cấplương của nhân viên bán hàng và nhân viên tiếp thị chi phí vận chuyển bốc dỡ hàngbán chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng hoa hồng chi cho đại lý bánhàng

 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí mang tính chấtquản lý hành chính chung của doanh nghiệp mà không thể tách riêng ra cho từng đốitượng cụ thể như chi phí tiếp tân khánh tiết khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lýchi thưởng năng suất lao động chi phí nghiên cứu khoa học chi thưởng sáng kiến cảitiến chi hỗ trợ cho giáo dục chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác ở bộphận quản lý

- Chi phí hoạt động tài chính: Là các khoản chi phí cho đầu tư tài chínhnhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn tăng thêm thu nhập của doanh nghiệp;bao gồm:

+ Chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động liên doanh liên kết như chiphí vận chuyển tài sản đi góp vốn chi phí hội họp liên doanh lỗ trong liên

+ Khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;

+ Khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ;

+ Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua;

+ Chi phí cho vay và đi vay vốn;

+ Chi phí hoạt động tài chính khác ngoài các khoản đã nêu trên

Chi phí khác

Chi phí khác là những khoản chi phí xảy ra không thường xuyên nảy sinh

do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động tạo ra doanh thu củadoanh nghiệp; bao gồm:

Trang 27

- Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định kể cả giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý nhượng bán (nếu có);

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế và chi phí để thu tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Giá trị tổn thất của tài sản sau khi đã bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính

và các khoản bồi thường;

- Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ;

- Các khoản chi phí khác là các khoản chi phí về hoạt động khác ngoài các khoản đã nêu trên

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh chi phí hoạt động kinh doanh chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp Trong chi phí hoạtđộng kinh doanh chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọnglớn nhất và là bộ phận chi phí quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định kết quảkinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Do đó cần thiết phải phân loại chi phíhoạt động kinh doanh (chủ yếu chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ)

để quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí tính toánđược kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận và toàn doanh nghiệp

Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh

Tùy thuộc vào tính chất đặc điểm ngành nghề kinh doanh và các mục tiêuquản lý chi phí khác nhau có thể phân loại chi phí hoạt động kinh doanh (chi phíhoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ) theo các tiêu thức khác nhau

Phân theo mối quan hệ phụ thuộc giữa chi phí với doanh thu

Theo cách phân loại này chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpđược phân chia thành hai loại sau:

- Chi phí khả biến (biến phí): Là những khoản chi phí thay đổi theo mốiquan hệ cùng chiều với sự thay đổi của sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ như chi phínguyên nhiên vật liệu chi phí vận chuyển bốc dỡ chi phí bao bì vật liệu đóng gói chiphí hoa hồng đại lý bán hàng

- Chi phí bất biến (định phí): Là những khoản chi phí không thay đổi theo

sự thay đổi của sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ như chi phí khấu hao tài sản cố

Trang 28

định (theo phương pháp đường thẳng) phí bảo hiểm thuế môn bài thuế sử dụngđất tiền thuê mặt bằng…

Cách phân loại này nhằm giúp nhà quản lý doanh nghiệp tìm ra các biệnpháp quản lý thích hợp ứng với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩmgiúp cho doanh nghiệp xác định đuợc sản lượng sản xuất hoặc doanh thu tiêu thụ.Ngoài ra, cách phân loại này còn có tác dụng tốt trong việc xây dựng kế hoạchlợi nhuận của doanh nghiệp

Phân theo yêu cầu quản lý tài chính và hạch toán

Theo cách phân loại này chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpđược phân chia thành các khoản mục sau:

- Giá vốn hàng bán;

- Chi phí bán hàng;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Cách phân loại này nhằm giúp cho doanh nghiệp xác định sự ảnh hưởngcủa từng khoản mục đối với toàn bộ chi phí hoạt động bán hàng cung ứng dịch

vụ của doanh nghiệp qua đó có biện pháp phấn đấu hạ thấp chi phí cho từngkhoản mục

Phân theo nội dung kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpbao gồm các yếu tố sau:

- Chi phí hàng hoá mua ngoài: Là toàn bộ giá trị thực tế của tất cả các loạihàng hoá mua từ bên ngoài tính cho số lượng hàng hoá bán ra trong kỳ Đối vớidoanh nghiệp sản xuất yếu tố chi phí hàng hóa mua ngoài chính là chi phí NVLmua ngoài bao gồm toàn bộ giá trị thực tế của tất cả các loại vật tư mua từ bênngoài dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Là toàn bộ tiền lươngtiền công tiền ăn ca và các khoản chi phí trích theo lương (bảo hiểm xã hội bảo hiểmthất nghiệp bảo hiểm y tế kinh phí công đoàn) mà doanh nghiệp phải trả cho người laođộng

Trang 29

- Chi phí về khấu hao TSCĐ: Là giá trị hao mòn của các loại TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền phải trả về dịch vụ đã sửdụng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp mà do các đơn vị và cánhân bên ngoài cung cấp như chi phí về sửa chữa tài sản cố định chi phí quảng cáo chitrả tiền điện nước điện thoại

- Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí bằng tiền ngoài các chi phí

đã nêu trên như chi phí về hội họp chi phí đồ dùng văn phòng chi phí cho dânquân tự vệ chi mua bảo hiểm rủi ro chi thưởng năng suất Cách phân loại nàynhằm xác định trọng điểm quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và kiểmtra sự cân đối với các kế hoạch khác như kế hoạch cung cấp hàng hoá kế hoạchlao động - tiền lương kế hoạch khấu hao tài sản cố định

* Phân tích chi phí

Đối với những người quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi

vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đãchi ra Do đó vấn đề được đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí.Nhận diện phân tích các hoạt động sinh ra chi phí để có thể quản lý chi phí từ đó

có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanhnghiệp biết chắc rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu và cũng

có thể biết với tình trạng chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sảnlượng nào để đạt được mức lợi nhuận tối đa hoà vốn hoặc nếu lỗ thì tại mức sảnlượng nào là lỗ ít nhất

Việc tính toán đúng đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanhnghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Đây là một vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra

Trang 30

Ngoài việc phân tích chi phí tính toán chi phí cần phải tìm mọi biện pháp

để điều hành chi phí theo chiến lược thị trường là một trong những công việc cực

kỳ quan trọng của các doanh nghiệp

1.1.3.3 Lợi nhuận

Khái niệm:

Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận được coi là một tiêu chí quan trọng

là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới Khi tiến hành bất cứmột hoạt động kinh doanh nào doanh nghiệp đều phải tính toán đến lợi nhuận màdoanh nghiệp có thể thu được từ hoạt động đó

Vậy lợi nhuận là gì? Theo ThS Đặng Thúy Phượng: “Lợi nhuận củadoanh nghiệp là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SXKD và các hoạtđộng khác là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt độngcủa doanh nghiệp”

Một cách cụ thể hơn GS.TS Đinh Văn Sơn định nghĩa: “Lợi nhuận là chỉtiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD của doanhnghiệp nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập được và khoản chi phí đã

bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định”

Như vậy để xác định lợi nhuận thu được trong một thời kỳ nhất định cầncăn cứ vào hai yếu tố: Thu nhập phát sinh trong một thời kỳ nhất định và chi phíphát sinh nhằm đem lại thu nhập trong thời kỳ đó

Nội dung lợi nhuận

Trong nền kinh tế thị trường phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp được

mở rộng doanh nghiệp có thể đầu tư vào nhiều hoạt động thuộc nhiều lĩnh vựckhác nhau Do vậy lợi nhuận thu được cũng đa dạng theo phương thức đầu tư củadoanh nghiệp Lợi nhuận trong doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận hoạt động kinhdoanh và lợi nhuận khác

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinhdoanh thường xuyên của doanh nghiệp Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu củadoanh nghiệp bao gồm:

Trang 31

- Lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản chênh lệchgiữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốn hàng bán chi phíbán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạtđộng tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

1.1.3.4.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp

để ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phùhợp Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khảnăng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp từ đó có thể đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quátrình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp

xử lý kịp thời

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệpbao gồm:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sảnngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn

Trang 32

Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu độngvới nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ do đódoanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyểnđổi một bộ phận thành tiền.

Do đó hệ số thanh toán hiện hành (H1) được xác định bởi công thức:

Hệ số thanh toán hiện hành =

Tỷ số này càng cao thì tính thanh khoản trong ngắn hạn của doanh nghiệpcàng tốt Khi đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp người phân tíchthường so sánh tỷ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp với tỷ số thanh toánhiện hành bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia

Như vậy hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vựcngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của cáckhoản nợ phải thu phải trả trong kỳ

Hệ số thanh toán tổng quát

“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanhtoán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán được bao nhiêulần nợ phải trả bằng tổng tài sản

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh khả năng quan hệ giữa tàisản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả Nó chobiết cứ trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo

Hệ số thanh toán tổng quát (H2) được khái quát hóa bằng công thức:

Hệ số thanh toán tổng quát =

 Nếu H2>1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại

 Nếu H2<1 doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải cáckhoản nợ quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được

cơ hội chiếm dụng vốn

Trang 33

 Nếu H2<1 và tiến đến 1 báo hiệu doanh nghiệp càng mất dần khả năngthanh toán báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp vốn chủ sở hữu của doanh nghiệpgiảm và mất dần tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả nợ mà doanhnghiệp phải thanh toán.

1.1.3.4.2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn

Hệ số nợ

Hệ số nợ là tỷ lệ được tính bằng cách chia tổng số nợ cho tổng tài sản Tỉ lệnày được dùng để đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay.Chủ nợ rất ưa thích một tỷ số nợ vừa phải tỷ số nợ càng thấp hệ số an toàn càngcao món nợ của họ càng được bảo đảm

Khi tỷ số nợ cao tức là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trên tổng

số vốn thì sự rủi ro trong kinh doanh được chuyển sang chủ nợ gánh chịu mộtphần Tỷ số nợ cao cũng không có lợi cho chủ doanh nghiệp vì tỷ số nợ cao làmcho mức độ an toàn kém vì chỉ cần có một khoản nợ tới hạn không trả được sẽlàm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng xuất hiện nguy cơ phá sản Hệ số nợđược thể hiện bằng công thức:

Hệ số nợ =

Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ là tỷ lệ giữa số vốn chủ sở hữu trên tổng số nguồn vốn củadoanh nghiệp Hệ số tự tài trợ cho chúng ta biết được khả năng tự chủ về mặt tàichính và tự đảm bảo nguồn tài chính của doanh nghiệp như thế nào, Hệ số tự tàitrợ phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp có

hệ số tự tài trợ càng gần 1 thì năng lực độc lập về tài chính càng cao Hệ số nợđược thể hiện bằng công thức:

Hệ số tự tài trợ =

Trang 34

Một doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng lớn chứng tỏ rằng khả năng tựchủ tài chính của doanh nghiệp đó càng cao mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp

đó với các nguồn vốn khác càng thấp

1.1.3.4.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mục tiêu của bất cứ mộtdoanh nghiệp nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản của chủ

sở hữu do vậy mà việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả tức là kinh doanhcủa công ty đạt tỷ suất sinh lợi cao

Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ khai thác sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh của mình nhằm mụctiêu sinh lợi tối đa Các doanh nghiệp đều cố gắng sao cho tài sản được đưa vào

sử dụng hợp lý để kiếm lợi cao nhất tăng tài sản cố định hiện có để mở rộng sảnxuất kinh doanh cả về chất và lượng đảm bảo các mục tiêu mà doanh nghiệp đềra

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động là một tập hợp các chỉ số tài chính dùngqua đó cũng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc chuyển đổi cáchạng mục khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu bao gồm các chỉ tiêu sau:

Vòng quay vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sảnxuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng Vốn cố định là giá trị còn lại của tài sản cố định

Trang 35

Vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản ngắn hạn bình quân đem lại mấyđơn vị doanh thu thuần Vòng quay của tài sản ngắn hạn càng lớn hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn càng tăng và ngược lại vòng quay của tài sản ngắn hạncàng nhỏ thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng giảm

Vòng quay TSNH =

Vòng quay toàn bộ vốn

Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được baonhiêu vòng Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanhnghiệp đã đầu tư

Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý vốn có hiệu quả như thếnào Vòng quay toàn bộ vốn càng lớn chứng tỏ vốn của doanh nghiệp vận độngnhanh lợi nhuận tăng tăng khả năng cạnh tranh và tăng uy tín của doanh nghiệptrên thị trường

Công thức tính:

Vòng quay toàn bộ vốn =Chỉ tiêu vòng quay vốn của năm sau mà tăng cao hơn so với năm trướcđồng nghĩa với việc doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có lãi sử dụng vốn mộtcách hiệu quả Nếu số vòng quay toàn bộ vốn tăng lên là do tốc độ quay vòng củacác loại tài sản ngắn hạn như tiền các khoản phải thu thì hoàn toàn hợp lý.Nhưng nếu số vòng quay vốn tăng lên là do thay đổi cơ cấu đầu tư tài sản thì điềunày phải đảm bảo phù hợp với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện

cụ thể khác của doanh nghiệp như môi trường kinh doanh

Trang 36

1.1.3.4.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời hay tỷ suất lợi nhuận là khái niệm phản ánh mối quan hệgiữa lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp

Thông thường khả năng sinh lời được tính bằng cách lấy lợi nhuận chiacho tổng tài sản sử dụng khối lượng tư bản dài hạn hoặc số người lao động

Khả năng sinh lời cho chúng ta biết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệptrong một thời kỳ nhất định

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ( ROA )

ROA =

ROA cho thấy tính hiệu quả của sử dụng tài sản, với một đồng tài sản bỏ

ra sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận Chỉ số này nên dùng đến so sánh với cáckhoảng thời gian trước của doanh nghiệp, họ so sánh với các doanh nghiệp cùngngành, có quy mô tài sản tương tự như nhau

Cũng cần lưu ý rằng, chỉ số ROA là lợi nhuận trên tổng tài sản, trong khi

đó với các doanh nghiệp vay lớn, dẫn đến gia tăng tổng tài sản và chi phí lãi vaytác động đến lợi nhuận, từ đó ROA trở nên thấp đi Tuy nhiên những doanhnghiệp tăng vay nợ nhưng đồng thời chỉ số ROA cũng tăng điều này cho thấy nợvay khoản vay nợ được doanh nghiệp sử dụng tạo ra lợi nhuận rất tốt

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE )

ROE =Chỉ số này là thước đo cho tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn, với mỗimột đồng vốn bỏ ra sẽ mang về bao nhiêu lợi nhuận Chỉ số này thường dùng để

so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nhằm chọn ra doanh nghiệp nào chothấy việc sử dụng vốn hiệu quả nhất

Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả vốn của cổ đôngbiểu hiện xu hướng tích cực, tức có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòagiữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trongquá trình huy động vốn mở rộng quy mô

Trang 37

Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuếtrên vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn

họ bỏ ra Mặt khác chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát vàbảo toàn vốn, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ( ROS )

ROS =Chỉ số này thể hiện một đồng doanh thu thuần sẽ thu về bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuậtcủa ngành kinh doanh, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

Chỉ số này được tính dưới dạng phần trăm và nên được so sánh với ngànhhoặc với các kỳ trước để thấy khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp Nếu

tỷ lệ này giảm thì khả năng tạo ra tiền trên một đồng doanh thu giảm do đó có thể

là do chi phí của doanh nghiệp trong kỳ tăng cao và cần kiểm soát lại

1.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh

Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố các điều kiện có ảnh hưởngtrực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồmmôi trường bên trong doanh nghiệp môi trường bên ngoài doanh nghiệp và môitrường ngành”

Các yếu tố các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn có quan hệtương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Nhưng mức độ và hướng tác động của các yếu tố và điều kiện lại khácnhau Trong cùng một thời điểm với cùng một đối tượng có yếu tố tác độngthuận lợi tạo thành cơ hội nhưng cũng có yếu tố tạo thành lực cản sự phát triểncủa doanh nghiệp hình thành những nguy cơ đối với doanh nghiệp

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình doanh nghiệp phải phân tíchmôi trường kinh doanh phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo đúng được

sự thay đổi của môi trường kinh doanh Nhân tố nào ảnh hưởng tích cực hoặctiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 38

1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp đều có những mục tiêu chiến lược riêng cho từnggiai đoạn phát triển Những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạtđộng của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp đó

Theo giáo trình Quản trị học Khoa học quản lý NXB Đại học kinh tế quốcdân: “Môi trường bên trong là những nhân tố nằm trong doanh nghiệp và có ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanhnghiệp có thể tự điều tiết nó”

Để xây dựng những chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh cần phải tận dụngđược những khả năng đặc biệt Một trong những mục tiêu quan trọng của thiếtlập các chiến lược là cải thiện những điểm yếu của tổ chức biến chúng thànhđiểm mạnh và nếu có thể thì trở thành các khả năng đặc biệt

Phân tích môi trường bên trong là một bộ phận quan trọng không thể thiếucủa quản trị chiến lược Nếu không phân tích tốt môi trường bên trong khôngnhận diện được đúng những điểm mạnh điểm yếu của tổ chức thì sẽ không thểthiết lập được chiến lược hoàn hảo

Các phân tích môi trường bên trong là đánh giá toàn diện về tiềm năng thếmạnh và điểm yếu của môi trường bên trong Các yếu tố được đánh giá như:

Mục tiêu, chiến lược, chính sách của doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp đều có những mục tiêu chiến lược riêng cho từnggiai đoạn phát triển Những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạtđộng của doanh nghiệp Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao thì đòi hỏi doanhnghiệp phải có các chiến lược và quyết định chính xác trong việc tổ chức quản lý

và điều hành hoạt động kinh doanh

Văn hóa doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn làmột tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn trình độ vănhóa mức độ nhận thức quan hệ xã hội vùng miền địa lý tư tưởng văn hóa… chính

sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp Bên

Trang 39

cạnh đó với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàncầu hóa buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi nhữngcái mới sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế Vậy làm thế nào để doanhnghiệp trở thành nơi tập hợp phát huy mọi nguồn lực con người làm gia tăngnhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ góp phần vào sự phát triểnbền vững của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng vàduy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đónggóp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức đó là vănhóa doanh nghiệp.

Mặt khác xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn là một yêu cầu tất yếu củachính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽgóp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp chính

là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp

Nhân lực:

Nhân lực là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh nó bao gồm một sốnội dung chủ yếu sau:

Ban giám đốc doanh nghiệp

Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp những ngườivạch ra chiến lược trực tiếp điều hành tổ chức thực hiện công việc kinh doanhcủa doanh nghiệp Đối với những công ty cổ phần những tổng công ty lớn ngoàiban giám đốc còn có hội đồng quản trị là đại diện cho các chủ sở hữu doanhnghiệp quyết định phương hướng kinh doanh của công ty

Các thành viên của ban giám đốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các thành viên có trình độ kinhnghiệm và khả năng đánh giá năng động có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ

sẽ đem lại cho doanh nghiệp không chỉ những lợi ích trước mắt như: tăng doanhthu tăng lợi nhuận mà còn uy tín lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp Đây mới làyếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp

Trang 40

Là những người quản lý chủ chốt có kinh nghiệm công tác phong cáchquản lý khả năng ra quyết định khả năng xây dựng đội ngũ quản lý và hiểu biếtsâu rộng lĩnh vực kinh doanh sẽ là một lợi thế quan trọng cho doanh nghiệp.Người quản lý làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới với chuyên viên vì vậytrình độ hiểu biết của họ sẽ giúp họ nảy sinh những ý tưởng mới sáng tạo phùhợp với sự phát triển và trưởng thành của doanh nghiệp.

Các cán bộ quản lý ở cấp phân xưởng, đốc công và công nhân

Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say nhiệt tình làm việc của

họ là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi khitay nghề cao kết hợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì nhất định năngsuất lao động sẽ tăng trong khi chất lượng sản phẩm được bảo đảm Đây là tiền

đề để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh

Muốn đảm bảo được điều này các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo vàđào tạo lại đội ngũ người lao động của mình giáo dục cho họ lòng nhiệt tình hăngsay và tinh thần lao động tập thể

Nguồn tài chính:

Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt độngđầu tư mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp Doanh nghiệp có tiềm lực vềtài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ đầu tưtrang thiết bị đảm bảo nâng cao chất lượng hạ giá thành nhằm duy trì và nâng caosức mạnh cạnh tranh củng cố vị trí của mình trên thị trường

Máy móc thiết bị và công nghệ:

Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắcđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậcnhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đếnchất lượng sản phẩm đến giá thành và giá bán sản phẩm

Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết

bị và công nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm cóchất lượng cao giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh Ngược lạikhông một doanh nghiệp nào mà được coi là có khả năng cạnh tranh cao trong

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 Khác
2. Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 Khác
3. Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 Khác
4. Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2018-2022 Khác
5. Công ty TNHH Thương mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo báo cáo của phòng nhân sự qua các năm 2018-2020 Khác
6. P.Samuelson Giáo trình Kinh tế học NXB. Thông kê Hà Nội 2002 Khác
7. Giáo trình Quản trị kinh doanh NXB Đại học kinh tế quốc Khác
8. Th.s. Đặng Thúy Phượng Giáo trình Tài chính doanh nghiệp NXB Tài chính, 2010 Khác
9. GS.TS. Đinh Văn Sơn Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại NXB Giáo dục 1999 Khác
10. TS. Lê Phú Hào ThS. Phạm Cao Khanh ThS. Nguyễn Thị Hải Hằng Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại NXB Thanh niên năm 2009 Khác
11. Giáo trình Quản trị học Khoa học quản lý NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Theo ông thì môi trường ngành được hình thành bởi 5 thế lực cạnh tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới trước khi có những quyết định lựa chọn phương hướng và nhiệm vụ phát triển của mình - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo
heo ông thì môi trường ngành được hình thành bởi 5 thế lực cạnh tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới trước khi có những quyết định lựa chọn phương hướng và nhiệm vụ phát triển của mình (Trang 44)
Bảng 2.1 Danh mục các lĩnh vực kinh doanh của công ty - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo
Bảng 2.1 Danh mục các lĩnh vực kinh doanh của công ty (Trang 51)
2.2 Khái quát chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thƣơng mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo
2.2 Khái quát chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thƣơng mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo (Trang 52)
Bảng 2.3 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thƣơng mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo
Bảng 2.3 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thƣơng mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo (Trang 54)
Theo bảng trên hệ số nợ qua 3 năm giảm dần năm 2018 hệ số nợ bằng 0.144 tức một đồng tài sản được tài trợ bằng 0.144 đồng nợ năm 2019 hệ số nợ bằng 0.139 tức một đồng tài sản được tài trợ bằng 0.139 đồng nợ năm 2020 hệ số nợ bằng 0.128 tức một đồng tài sả - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo
heo bảng trên hệ số nợ qua 3 năm giảm dần năm 2018 hệ số nợ bằng 0.144 tức một đồng tài sản được tài trợ bằng 0.144 đồng nợ năm 2019 hệ số nợ bằng 0.139 tức một đồng tài sản được tài trợ bằng 0.139 đồng nợ năm 2020 hệ số nợ bằng 0.128 tức một đồng tài sả (Trang 60)
Bảng 2 .6 Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2018-2020 - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo
Bảng 2 6 Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2018-2020 (Trang 61)
Qua bảng trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động qua các năm có sự thay đổi hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tăng lên và lớn hơn 0 cụ thể năm 2019 là 0.52 năm 2019 là 0.673 năm 2020 là 0.688 chứng tỏ doanh thu thuần trong bán hàng đang có chiều hướng tăng  - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo
ua bảng trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động qua các năm có sự thay đổi hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tăng lên và lớn hơn 0 cụ thể năm 2019 là 0.52 năm 2019 là 0.673 năm 2020 là 0.688 chứng tỏ doanh thu thuần trong bán hàng đang có chiều hướng tăng (Trang 63)
Bảng 2 .9 Vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2018-2020 - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo
Bảng 2 9 Vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2018-2020 (Trang 64)
Bảng 2. 10 Vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2018-2020 - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo
Bảng 2. 10 Vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2018-2020 (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w