Nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp nước sạch đối với đời sốngngười dân tại nông thôn, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc giaNước sạch và Vệ sinh môi trườn
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Sau quá trình học tập tại trường và qua quá trình tìm hiểu thông tin tại Trungtâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cấp nước Hà Nội Tôi đã thực hiện đề tàitốt nghiệp: “Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôntại Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012”
Tôi xin cam đoan không sử dụng và sao chép những nghiên cứu, lí luận củangười khác khi thực hiện đề tài: “Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấpnước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012”
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH 4
1.1 Tổng quan về chương trình 4
1.2 Đánh giá chương trình 6
1.3 Phương pháp đánh giá 8
1.4 Quy trình đánh giá 9
1.5 Nội dung đánh giá 12
1.6 Các tiêu chí đánh giá 14
1.7 Công cụ đánh giá 15
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BẮC NINH VÀ CHƯƠNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH CHO NÔNG THÔN TẠI BẮC NINH 17
2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh 17
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 17
2.1.2 Nguồn nước 19
2.1.3 Nguồn lực xã hội 20
2.1.4 Thực trạng phát triển kinh tế 21
2.2 Chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh 22
2.2.1 Giới thiệu về chương trình 22
2.2.2 Vai trò của Chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh 23
2.2.3 Kết quả chương trình đã đạt được 24
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH CHO NÔNG THÔN TẠI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2007-2012 36
3.1 Đánh giá hiện trạng cấp nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 36
3.3 Đánh giá hiệu quả công trình 40
3.4 Đánh giá chung về quá trình thực hiện cấp nước sạch tại nông thôn của tỉnh Bắc Ninh 42
3.5 Định hướng thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh đến năm 2020 44
3.6 Các giải pháp thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 3NS&VSMTNT : Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
PTNT : Phát triển nông thôn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Lượng mưa cỏc thỏng trong một số năm gần đõy tại Bắc Ninh 19
Bảng 2: Giỏ trị sản xuất theo giỏ thực tế phõn theo khu vực kinh tế 21
Bảng 3: Tỷ lệ dõn số sử dụng nước hợp vệ sinh 25
Bảng 4: Kết quả cấp nớc sạch nông thôn đến năm 2012 39
Bảng 5: Hiện trạng qui mô công trình và mô hình quản lý 41
Bảng 6: Dự ỏn quy hoạch cấp nước theo cụm xó 45
Bảng 7: Bảng cỏc xó đấu nối với khu cụng nghiệp và đụ thị 46
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nước sạch là vô cùng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, việc đảm bảocung cấp nguồn nước sạch để sinh hoạt và sản xuất là vô cùng quan trọng Vì vậy,vấn đề cung cấp nước sạch đảm bảo chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm
và mang tính thời sự
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp nước sạch đối với đời sốngngười dân tại nông thôn, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc giaNước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Sau 13 năm thực hiện chương trình,Bắc Ninh đã đạt được những kết quả khả quan nhiều công trình được hoàn thành đivào sử dụng, góp phần cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, nâng cao đời sống tạinông thôn
Do đó, tôi đã chọn Bắc Ninh làm địa phương để nghiên cứu và thực hiện đề
tài: “ Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn
tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012” Đề tài này rất thiết thực nghiên cứu vấn
đề xã hội mang tính thời sự và phù hợp với chuyên ngành Kinh tế phát triển mà tôitheo học
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch
cho nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh
Mục tiêu cụ thể:
-Xây dựng khung lí thuyết về đánh giá chương trình
- Giới thiệu tổng quan về Bắc Ninh và chương trình cấp nước sạch cho nôngthôn tại Bắc Ninh
- Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tạitỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Về mặt không gian: Vùng nông thôn toàn tỉnh Bắc Ninh gồm 8 huyện, thị xã,thành phố của tỉnh Bắc Ninh
- Về mặt thời gian: nghiên cứu chương trình trong giai đoạn năm 2007- 2012
- Về nội dung nghiên cứu: công tác cấp nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh
Trang 64 Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: đây
là phương pháp cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hộitại nơi nghiên cứu được tiến hành
Thông thường người ta sẽ áp dụng phương pháp này với các vấn đề mà dữ liệutrong quá khứ không có sẵn hoặc đối với các vấn đề mà mối quan hệ giữa các biến
6 Tổng quan nghiên cứu.
Đánh giá chương trình là quá trình xem xét một cách có hệ thống và khách quanmột dự án, chương trình, một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn một giaiđoạn hoặc toàn bộ Chương trình/ dự án Đánh giá chương trình giúp xác định tínhphù hợp và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững
mà chương trình mang lại
Với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp
nước sạch cho nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012” tôi lựa chọn
phương pháp đánh giá dựa trên kết quả làm khung lí luận xuyên suốt đề tài đánhgiá Đây là phương pháp đánh giá rất hiệu quả dựa trên các kết quả của quá trìnhthực hiện chương trình trong vòng 5 năm Đánh giá dựa trên kết quả với quy trìnhthực hiện gồm 6 bước cơ bản sẽ phản hồi liên tục các thông tin, kết quả giúp chonhà quản lí định hướng các chính sách hữu ích để đạt được mục tiêu
Đánh giá dựa theo kết quả đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết của chươngtrình, dự án Phương pháp đánh giá này có nhiều tiến bộ hơn phương pháp đánh giátruyền thống và thường tập trung tại giai đoạn đánh giá cuối kì Đánh giá chươngtrình sẽ đảm bảo được tính trách nhiệm, minh bạch và hiệu quả đem lại những kếtquả cao hơn của phát triển
Quá trình đánh giá cần cung cấp thông tin tin cậy và hữu ích, cho phép lồng
Trang 7ghép những bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định Với đề tài nghiên cứunày, tôi muốn làm rõ vai trò quan trọng của công tác đánh giá chương trình được cụthể qua 3 nội dung chính như sau:
Những lí luận chung về đánh giá chương trình: cung cấp khung lí thuyết vềhoạt động đánh giá, phương pháp đánh giá theo kết quả và quy trình thực hiện cùngcác tiêu chí, chỉ số được đặt ra như thế nào
Giới thiệu tổng quan về Bắc Ninh và chương trình cấp nước sạch cho nôngthôn tại Bắc Ninh
Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tạiBắc Ninh giai đoạn 2007-2012
Trang 8CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
1.1 Tổng quan về chương trình.
Khái niệm
Chương trình phát triển kinh tế xã hội là một công cụ để cụ thể hóa và triểnkhai thực hiện các mục tiêu, chiến lược và của kế hoạch định hướng vĩ mô Nó làtập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế- xã hội, công nghệ,môi trường cơ chế chính sách nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu của chiếnlược và của kế hoạch định hướng vĩ mô trên cơ sở nguồn lực nhất định và trongkhoảng thời gian nhất định
Đặc điểm của chương trình.
Chương trình phát triển kinh tế- xã hội có những đặc điểm như sau:
Tính mục tiêu
Chương trình là một tập hợp các mục tiêu đã được lựa chọn có liên quan chặtchẽ với nhau Mục tiêu của chương trình thường được xác định trên cơ sở mục tiêucủa các cấp kế hoạch cấp trên Bản thân mục tiêu của chương trình cũng được chiathành nhiều cấp mục tiêu
Phân loại chương trình.
Trang 9Chương trình phát triển kinh tế xã hội được xem như là một công cụ triển khaithực hiện các kế hoạch phát triển nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về kinh tế- xãhội Các chương trình thường có quy mô lớn, kéo dài nhiều năm giải quyết nhiềukhía cạnh của đời sống xã hội Do đó, chương trình cần được phân loại để đạt kếtquả cao khi bước vào giai đoạn thực hiện chương trình.
Phân loại chương trình cần phải căn cứ vào tính chất, quy mô và nhìn nhận ởnhiều góc độ Trước hết, chúng ta xem xét chương trình dưới góc độ thời gian -Căn cứ vào thời gian ta có thể phân loại chương trình như sau:
Chương trình kéo dài từ 10- 20 năm là chương trình dài hạn
Chương trình kéo dài từ 5-10 năm là chương trình trung hạn
Chương trình kéo dài từ 3-5 năm là chương trình ngắn hạn
- Căn cứ vào tính chất mục tiêu: chương trình dân số bảo vệ môi trường, khoahọc- công nghệ …
- Căn cứ phạm vi chương trình: phạm vi quốc gia, liên quốc gia
- Căn cứ vào cấp quản lí
Vai trò của chương trình với sự ra quyết định đầu tư.
Chương trình sẽ góp phần hạn chế đầu tư tản mạn, đầu tư không đồng bộ, bỏsót các mục tiêu quan trọng vì vậy các chương trình có chức năng sau:
Cụ thể hóa mục tiêu của các kế hoạch phát triển thành các mục tiêucần đầu tư, phát triển
Xác định thứ tự ưu tiên của các mục tiêu đầu tư
Thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư người ta điều chỉnh trởlại các mục tiêu kế hoạch của năm sau
Với các chức năng nêu trên, chương trình đóng vai trò rất quan trọng với sự raquyết định đầu tư
Trang 10Nội dung cơ bản của một chương trình phát triển
Một chương trình phát triển bao gồm 6 giai đoạn Các giai đoạn này liên quan chặt
chẽ với nhau tạo thành “ vòng xoắn ốc của chương trình”
1.2 Đánh giá chương trình
Đánh giá là quá trình xem xét một cách có hệ thống và khách quan một dự án,chương trình, một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn một giai đoạn hoặctoàn bộ Chương trình/ dự án Đánh giá là sự giúp xác định tính phù hợp và mức độhoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững Quá trình đánh giácần cung cấp thông tin cậy và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học kinhnghiệm vào quá trình ra quyết định của các nhà tài trợ và của đối tượng tiếp nhận tàitrợ
Mục tiêu của công tác đánh giá chương trình.
Đánh giá chương trình hướng tới các mục tiêu chính như sau:
Thông báo các quyết định về hoạt động, chính sách hay chiến lược liênquan đến các can thiệp của chương trình đang và sắp tiến hành
Thể hiện tính trách nhiệm cho những người ra quyết định ( các nhà tài
Lập chương trình, xác định các dự
án thực hiện chương trình
Đánh giá thực hiện chương trình
Thực hiện và quản lí thực hiện
Lựa chọn mục tiêu của chương trình
Đánh giá các mục tiêu nhỏ, sắp xếp thứ tự ưu tiên của các mục tiêu đó
Phân tích tình hình cơ bảnPhân tích tình hình cơ bản 2
Trang 11trợ và các nước thực hiện chương trình.
Bên cạnh đó, đánh giá chương trình còn có các mục tiêu khác bao gồm:
Khuyến khích việc cùng nhau học tập và xem xét cái gì có hiệu quả, cái
gi không hiệu quả và nguyên nhân tại sao
Thay đổi hoặc nâng cao chất lượng và năng lực quản lí chương trình
Xác định các chiến lược đã thành công để có thể kéo dài, mở rộng vànhân rộng chương trình
Điều chỉnh các chiến lược không có tính hiệu quả
Đo lường hiệu quả lợi ích của các can thiệp trong dự án và chươngtrình
Cung cấp cơ hội cho các bên liên quan đóng góp ý kiến về đầu ra vàchất lượng chương trình
Điều chỉnh hoặc giải trình về chương trình cho các nhà tài trợ, các đốitác và các thành phần khác
Công tác đánh giá được thực hiện tương ứng với từng giai đoạn của chươngtrình/ dự án Cụ thể, từ khi một dự án được thiết kế/ lập kế hoạch thực hiện cho đếnkhi nó kết thúc thường có những loại hình đánh giá sau đây:
Đánh giá ban đầu (ante evaluation) hay còn được một số nhà tài trợ gọi là
thẩm định thường do chính các nhà tài trợ thực hiện, với nội dung chủ yếu là đánhgiá tính cần thiết và mức độ phù hợp của chương trình/ dự án sắp được tiến hành
Đánh giá giữa kì ( mid-term evaluation) thường do một nhóm tư vấn độc lập
(độc lập với chính phủ của nước sở tại và với nhà tài trợ) phối hợp với cơ quan quản
lí chương trình/ dự án tiến hành, nhằm xem xét tính phù hợp, hiệu quả và hiệu suấtcủa dự án đang thực hiện
Đánh giá cuối kì (terminal evaluation) thường do tư vấn độc lập phối hợp
với cơ quan quản lí chương trình/ dự án khi chương trình/ dự án vừa kết thúc, nhằmxem xét hiệu quả và tính bền vững của dự án
Đánh giá tác động (ex-post evaluation) do tư vấn độc lập thực hiện sau khi
dự án kết thúc khoảng 2-5 năm, nhằm xem xét tác động và tính bền vững củachương trình/dự án đã hoàn thành
Với đề tài: “Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho
nông thôn tại Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012” tôi thực hiện loại hình đánh giá
cuối kì Đánh giá cuối kì hoàn toàn phù hợp với đề tài do chương trình vừa kết thúcgiai đoạn 2007-2012 với những kết quả đạt được rất khả quan Vì vậy tập trung vào
Trang 12đánh giá cuối kì sẽ xem xét hiệu quả của dự án từ đó hoạch định ra các kế hoạch đểthực hiện các giai đoạn tiếp theo của chương trình một cách tốt hơn.
Đánh giá dựa trên kết quả giúp trả lời cho các câu hỏi sau:
Các mục tiêu của chương trình là gì?
Các mục tiêu này có đạt được không?
Kết quả thực hiện được minh chứng bằng cách nào?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, đánh giá dựa trên kết quả phải thu thập sốliệu liên tục, phân tích số liệu để so sánh với các kết quả dự định xem dự án,chương trình hay chính sách được thực hiện tốt đến mức nào
Phương pháp đánh giá dựa trên kết quả được ứng dụng rất hiệu quả cho dự án,chương trình và chính sách Đánh giá dựa trên kết quả được thiết kế và sử dụngthành công cho mục đích đánh giá tại tất cả các cấp: dự án, chương trình và chínhsách Thông tin và số liệu có thể được thu thập và phân tích tại tất cả các cấp đểphản hồi tại mọi thời điểm Theo cách này, thông tin có thể được sử dụng để báocáo tốt hơn cho các nhà lãnh đạo chủ chốt, cho đông đảo công chúng và cho các bênhữu quan khác
Đánh giá dựa trên kết quả có thể và phải được thực hiện trong suốt cả vòngđời của dự án, chương trình hay chính sách và cả sau khi chúng được hoàn thành
Hệ thống đánh giá với luồng số liệu và thông tin phản hồi liên tục đem lại giá trị giatăng trong tất cả các công đoạn từ thiết kế, thực hiện cho tới tác động Thông tin vềtiến độ, các khó khăn và kết quả hoạt động đều là chìa khóa cho các cán bộ quản lícông đang cố gắng đạt được kết quả Đánh giá dựa trên kết quả còn có thể giúp pháthiện các chương trình có tiềm năng, các kết quả không lường trước- nhưng có lẽ làhữu ích của dự án, chương trình Ngược lại, đánh giá dựa trên kết quả cũng có thểgiúp các cán bộ quản lí phát hiện các điểm yếu của chương trình và sửa chữa các
Trang 13điểm yếu này.
Bên cạnh đó, đánh giá dựa trên kết quả có thể hỗ trợ tăng cường tính minhbạch và tính trách nhiệm trong tổ chức hay chính quyền Các tác động lan tỏa có lợicũng có thể được tạo ra từ việc xem xét các kết quả Các bên hữu quan kể cả trongnội bộ lẫn từ bên ngoài sẽ có thông tin tốt hơn về tình trạng của dự án, chương trình.Khả năng chứng tỏ được các kết quả tích cực cũng có thể giúp thu hút được sự ủng
Bước 1: Xác định kết quả cần đánh giá
Bước 2: Lựa chọn chỉ số để giám sát kết quả
Bước 3: Phản ánh tình trạng ban đầu
Bước 4 : Lựa chọn chỉ tiêu phản ánh kết quả
Bước 5 : Giám sát kết quả
Bước 6 : Báo cáo phát hiện
Để hiểu rõ các bước trong quy trình đánh giá, chúng ta sẽ cụ thể từng bước như sau:
Bước 1: Xác định kết quả cần đánh giá
Xác định kết quả cần đánh giá có ý nghĩa quan trọng sống còn trong việc xâydựng đánh giá dựa trên kết quả Các chỉ số, dữ liệu tình trạng ban đầu, các chỉ tiêu
là các thành phần thiết yếu của một khung kết quả hoạt động, đều được suy ra vàdựa trên việc xác định các kết quả
Xác định kết quả cần có việc xây dựng một quá trình tham vấn có sự tham giacủa các bên hữu quan chính Quan điểm và tiếng nói của các bên hữu quan cần phảiđược tham khảo một cách tích cực Thu hút các bên hữu quan chính sẽ tham gia sẽgiúp xây dựng sự đồng thuận và tạo ra quyết tâm đạt được các kết quả mong muốn.Bên cạnh đó quá trình tổng thể để xác định và thống nhất về các kết quả Việcxác định và thống nhất về các kết quả mong muốn nằm trong cả một tiến trình chínhtrị Mỗi bộ phận đều có tính cấp thiết để có thể đạt được sự đồng thuận về các kết
Trang 14quả giữa các bên hữu quan.
Bước 2: Lựa chọn chỉ số để giám sát kết quả
Sau khi đã khảo sát được tầm quan trọng của việc xác định các kết quả rõ ràng
và khả thi cũng như các vấn đề và quy trình cần xem xét để đi đến thống nhất về cáckết quả này, chúng ta sẽ xem xét việc lựa chọn các chỉ số cơ bản Chỉ số là các biến
số định tính hoặc định lượng, cho ta các phương diện đơn giản để đo lường kết quảhoạt động, phản ánh được các thay đổi liên quan tới một biện pháp can thiệp hoặc
hỗ trợ việc đánh giá kết quả hoạt động của một tổ chức so với các kết quả đã tuyênbố
Xác định chỉ số để đo sự tiến triển của đầu vào, đầu ra, hoạt động Kết quả vàmục tiêu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin phản hồi cầnthiết cho hệ thống quản lí Bằng cách đo các chỉ số thành tích một cách thườngxuyên, các nhà quản lí, nhà hoạch định chính sách có thể biết được liệu các dự án,chương trình có đi đúng hướng, chệch hướng hay thậm chí tốt hơn dự kiến haykhông Điều này tạo cơ hội để điều chỉnh, thay đổi phương hướng cũng như thuthập các kinh nghiệm và kiến thức quý báu về dự án, chương trình, chính sách Điềunày làm tăng khả năng đạt được các kết cục mong muốn
Cũng giống như khi thống nhất về các kết quả, lợi ích của nhiều bên có liênquan cần phải được tính đến khi lựa chọn các chỉ số Các kết quả cần phải đượcchuyển thành một tập hợp các chỉ số kết quả hoạt động có thể đo được Quá trìnhchọn lựa chỉ số là một quá trình phức tạp mà trong đó quyền lợi của tất cả các bênliên quan đều phải được xem xét và điều hòa Ở mức tối thiểu, cần phải có các chỉ
số trực tiếp đo lường kết quả mong muốn
Khi đã lựa chọn được chỉ số thì chúng ta cần phải xây dựng chỉ số Việc xâydựng chỉ số đòi hỏi khối lượng công việc Điều đặc biệt quan trọng là phải có cácchuyên gia chính sách và kĩ thuật tham gia vào quá trình xây dựng chỉ số Tất cả cáckhía cạnh chính sách, kĩ thuật, nội dung đều phải được tính đến khi xem xét các chỉ
số Chỉ số cần được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu cụ thể Chúng cũng cần phảnánh các kết quả một cách trực tiếp Theo thời gian, các chỉ số mới có thể được đưavào và một số chỉ số cũ có thể bị loại
Tóm lại, các chỉ số cần phải được cân nhắc một cách kĩ lưỡng Không nênthường xuyên thay đổi hoặc loại bỏ chỉ số vì làm như vậy có thể tạo nên tình trạnghỗn loạn trong hệ thống thu thập số liệu Cần phải đạt được sự thống nhất và sự rõ
Trang 15ràng trong hệ thống đánh giá, từ người lãnh đạo cao cấp nhất đến những cán bộ thuthập số liệu về logic và nguyên nhân đưa từng chỉ số vào sử dụng.
Bước 3: Phản ánh tình trạng ban đầu
Sau khi đã hoàn thành việc lựa chọn chỉ số quan trọng về kết quả hoạt động đểgiám sát kết quả chúng ta sẽ tiến sang bước xác định số liệu ban đầu, tức là xemchúng đang ở đâu so với kết quả mà chúng ta đang tìm cách đạt được Số liệu tìnhtrạng ban đầu là thước đo đầu tiên của một chỉ số Đó là tình trạng hiện tại đượcdùng làm tình trạng ban đầu để theo dõi các thay đổi trong tương lai
Để có thể phản ánh được tình trạng ban đầu chúng ta cần phải thiết lập số liệutình trạng ban đầu cho chỉ số, thu thập thông tin tình trạng ban đầu , xác định nguồn
số liệu cho các chỉ số, thiết kế và so sánh các phương pháp thu thập số liệu Các vấn
đề trên sẽ phản ánh trực tiếp tình trạng ban đầu cung cấp các bằng chứng mà cácnhà lãnh đạo có thể đo lường kết quả của các chính sách, chương trình dự án tiếptheo
Bước 4: Lựa chọn chỉ tiêu phản ánh kết quả
Sau khi đã thu thập số liệu tình trạng ban đầu cho các chỉ số, bước tiếp theo làlựa chọn chỉ tiêu phản ánh kết quả- những thứ có thể đạt được trong khoảng thờigian nhất định nhằm từng bước đạt đến kết quả Việc xác định mức độ mong muốn
và mức độ kì vọng của dự án, chương trình đòi hỏi phải có sự chọn lựa các chỉ tiêukết quả hoạt động cụ thể
Xác định chỉ tiêu là bước cuối cùng trong quá trình xây dựng khung kết quảhoạt động Chỉ tiêu lại được xây dựng dựa trên các kết quả, thông tin chỉ số và tìnhtrạng ban đầu Quá trình suy luận là một quá trình suy diễn ngược từ các kết quảmong muốn
Khi lựa chọn các chỉ tiêu dành cho các chỉ số kết quả hoạt động chúng ta sẽcần quan tâm đến các vấn đề như: tầm quan trọng của việc coi trọng dữ liệu tìnhtrạng ban đầu, mức độ kì vọng về nguồn tài chính và các nguồn lực khác, tính linhhoạt, các yếu tố liên quan đến chính trị…
Bước 5: Giám sát kết quả
Sau khi đã lựa chọn chỉ tiêu và hoàn thiện khung theo dõi kết quả hoạt động,chúng ta sẵn sàng sử dụng thông tin để giám sát nhằm đạt được kết quả Các số liệuthu được sẽ là bằng chứng cho các thành tích đạt được hoặc sẽ cảnh báo về các điềuchỉnh cần thiết trong các dự án, chương trình
Giám sát để đạt được kết quả bao gồm cả giám sát thực hiện và giám sát kết
Trang 16quả Nó bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ đối tác để đạt được kết quả chung.Tất cả các hệ thống giám sát đều cần tính sở hữu, công tác quản lí, bảo trì và đángtin cậy Giám sát để đạt được kết quả cũng đòi hỏi phải thu thập và phân tích số liệu
về kết quả hoạt động Các tiêu chí chủ yếu để thu thập được các số liệu có chấtlượng đáng tin cậy, có giá và kịp thời Cuối cùng, việc kiểm chứng, thử nghiệm cácphương tiện và quy trình thu thập số liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong tất cảcác hệ thống giám sát
Bước 6: Báo cáo phát hiện
Phân tích và báo cáo các phát hiện về kết quả hoạt động là một bước thiết yếu
vì nó xác định cần báo cáo cái gì, khi nào và cho ai Bước này cũng phải đề cập đếnnăng lực kĩ thuật hiện tại của tổ chức vì nó chú trọng đến khía cạnh phương phápluận của việc thu thập, đánh giá và chuẩn bị việc phân tích, báo cáo
Trong bước này, cần đặc biệt chú trọng đến việc báo cáo những phát hiện vànhấn mạnh vào những vấn đề sau đây: sử dụng những phát hiện trong quá trìnhgiám sát và đánh giá, hiểu rõ khán giả và hướng những thông tin phù hợp vào đốitượng khán giả đó, trình bày các dữ liệu về kết quả hoạt động bằng hình thức rõràng và dễ hiểu, nêu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ có thông tin nghèo nàn về kết quảhoạt động Từ những phân tích và báo cáo số liệu, các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra cácquyết định cải tiến cần thiết trong dự án, chương trình
1.5 Nội dung đánh giá.
Với đề tài nghiên cứu: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNGTRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH CHO NÔNG THÔN TẠI TỈNH BẮC NINH GIAIĐOẠN 2007-2012 tôi đánh giá theo khung lí thuyết trên 3 khía cạnh:
Hiện trạng cấp nước trên địa bàn
Dân số được sử dụng nước sạch
Hiệu quả của các công trình
Từ phương pháp đánh giá dựa trên kết quả và quy trình đánh giá trên có thểkhái quát nội dung đánh giá qua bảng sau:
Kết quả Chỉ số Hiện trạng ban
đầu
Chỉ tiêuHiện trạng
cấp nước trên Cácphương trongđịa Số lượng côngtrình trên địa Đa phần ngườidân không có Vùng nôngthôn của tỉnh
Trang 17địa bàn tỉnh tỉnh đều có các
công trình cấpnước sạch,cung cấp nướcsinh hoạt chongười dân
bàn tỉnh
Tỷ lệ các côngtrình đạt côngsuất tối ưu khi
sử dụngCông suấtnước cung cấp
nước sạch,nguồn nước bị
ô nhiễm, vàng
và nhiều sắt
Chưa có côngtrình, dự áncung cấp nước
Người sử dụngnước giếngkhoan, nướcmưa, ao hồ gâydịch bệnh mất
vệ sinh
có nước sạch
để sinh hoạtCác công trìnhcấp nước đượcđầu tư xâydựng để phục
người( đạt tỉ lệ93,39%),526.024 ngườiđược sử dụngnước hợp vệsinh đáp ứngtheo QCVN02:2009 (đạt tỉ
lệ 61,07%)
Tỷ lệ ngườidân được sửdụng nướcsạch
Người dânnông thônkhông có nướcsạch sinh hoạt
Các nguồnnước từ tựnhiên bị ônhiễm
Dân số được sửdụng nướcsạch đạt 100%trong đó 80%
sử dụng nướchợp vệ sinhtheo QCVN02:2009 của
sử dụng đemlại hiệu quảthiết thực,nâng cao chấtlượng cuộc
người dân
Tỷ lệ các côngtrình đã hoànthành và đivào sử dụngHiệu suất củacác công trình
Các công trìnhmới trong giaiđoạn kế hoạch
và chưa đượcthực thi, ngườidân vẫn sửdụng nước tựnhiên, nhiềusông hồ đã bị ônhiễm
Các công trìnhđạt 100% côngsuất hoạt động
Qua bảng trên, cho thấy khái quát nội dung đánh giá chương trình cấp nướcsạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Chương trình đã mang lại cho người dân nông thônmột cuộc sống tốt hơn, nâng cao sức khỏe, đảm bảo cuộc sống
Trang 181.6 Các tiêu chí đánh giá.
Đánh giá chương trình không chỉ tìm hiểu về quá trình cung cấp dịch vụ màcòn tập trung vào kết quả của các nguồn lực đầu vào và những công việc đã đượclàm Kết quả của việc đánh giá này sẽ khẳng định liệu chương trình đã đạt được hay
có khả năng đạt được những đầu ra, đóng góp cho việc đạt được các kết quả và tácđộng của chương trình hay không
Đánh giá quan tâm tới hiệu quả đạt được các kết quả, tính thích hợp , tính bềnvững, hiệu suất các kết quả so với chi phí, những chiến lược thay thế để giải quyếtvấn đề, những kết quả không dự đoán trước được và những yếu tố ảnh hưởng đếnviệc thực hiện chương trình
Hiệu suất:
Xem xét hiệu suất của chương trình là đo lường “năng suất” của các canthiệp trong chương trình Nó lượng giá các kết quả đạt được liên quan đến nhữngchi phí đầu tư và những nguồn lực được sử dụng trong suốt quá trình thực hiệnchương trình Tiêu chí này được dùng để đánh giá chương trình có sử dụng nguồnlực một cách tiết kiệm nhất để đạt được kết quả đề ra không Đánh giá hiệu suất sẽtrả lời những câu hỏi sau:
- Chương trình có đạt hiệu quả về chi phí không ?
- Kết quả, mục đích mục tiêu của chương trình có thực hiện đúng thời hạn đặt
ra không ?
Hiệu quả :
Đánh giá hiệu quả của một chương trình là đo mức độ đạt được mục đích củachương trình đó Đánh giá hiệu quả của một chương trình tập trung vào đầu ra đãđạt được hoặc sẽ đạt được và liệu chương trình có khả năng đóng góp cho việc đạtđược kết quả và tác động đã đề ra hay không Đánh giá hiệu quả là để trả lời cho cáccâu hỏi sau:
- Chương trình đã đạt được kết quả, mục tiêu ở mức độ nào?
- Những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai
Tác động :
Đánh giá tác động của một dự án là tìm hiểu những thay đổi tích cực và tiêucực mà dự án đó mang lại (các thay đổi đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, dự tínhtrước hoặc không dự tính trước) Những thay đổi này có thể là về xã hội, môitrường, kinh tế, văn hoá v.v Đánh giá tác động là để trả lời những câu hỏi sau:
- Chương trình đã mang lại kết quả gì ?
Trang 19- Có bao nhiêu người bị chương trình tác động ?
- Kết quả có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, theo dự kiến hay ngoài dự kiến
Sự phù hợp:
Đánh giá sự phù hợp của một chương trình là đo lường mức độ chương trình
đó phù hợp với chính sách và ưu tiên của nhà nước đối với đối tượng thụ hưởngchương trình Đánh giá sự phù hợp là để trả lời những câu hỏi sau:
- Mức độ phù hợp của chương trình đối với môi trường chính sách?
- Hoạt động và đầu ra của chương trình có góp phần thực hiện mục tiêu pháttriển hay không ?
- Các mục tiêu và mục đích có phù hợp với những vấn đề và nhu cầu đangđược giải quyết hay không ?
1.7 Công cụ đánh giá.
Công cụ đánh giá thường dùng là: các chỉ số
Chỉ số được dùng như một công cụ để đo lường thành quả một cách rõ ràng,giúp đánh giá các kết quả thực hiện, hoặc để phản ánh những thay đổi Các chỉ số cóthể mang tính định lượng hoặc định tính
Chỉ số định lượng là những đo lường mang tính thống kê
Phù hợp với chuẩn quốc gia
Có tính khả thi trong việc thu thập
Dễ dàng phiên giải
Cho phép theo dõi sự thay đổi theo thời gian
Việc lựa chọn chỉ số thích hợp rất quan trọng trong công tác đánh giá
Trang 20Đánh giá chương trình rất quan trọng Quá trình này giúp các nhà quản lí theo dõi đánh giá chương trình đạt được hiệu quả như thế nào và có phương hướng trong quá trình thực hiện chương trình tiếp theo Với đề tài: “ Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh giai đoạn 2007- 2012” tôi hướng tới khung lí thuyết đánh giá chương trình theo kết quả Phương pháp đánh giá này rất phù hợp với chương trình, dự án Quy trình đánh giá gồm 6 bước cơ bản đáp ứng các yêu cầu của đánh giá chương trình Trong quá trình đánh giá này, việc lựa chọn các tiêu chí, các chỉ số phù hợp rất quan trọng Các chỉ số là công cụ đo lường thành quả một cách rõ ràng giúp đánh giá các kết quả thực hiện, hoặc phản ánh những thay đổi Hoàn thiện khung lí thuyết về đánh giá chương trình là một phần rất quan trọng trong đề tài này vì khung lí thuyết phục vụ cho những đánh giá xuyên suốt trong đề tài
Trang 21CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BẮC NINH VÀ CHƯƠNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH CHO NÔNG THÔN
TẠI BẮC NINH
2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Phạm vi, vị trí địa lí
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sôngHồng, liền kề với thành phố Hà Nội Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm:tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăngtrưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội;
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương;
- Phía Tây giáp thành phố Hà Nội
Với vị trí như trên, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh:
- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc
lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sôngCầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưuvới các tỉnh trong cả nước
- Gần thành phố Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ haitrong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trịlịch sử văn hoá đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ thuậnlợi đối với mọi miền đất nước
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ cótác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh vềmọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch
- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa
Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính vớiTrung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng
Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuốngNam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống
Trang 22và sông Thái Bình Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường
có độ cao phổ biến từ 3 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 400m Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiêntoàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du Ngoài ra còn một số khuvực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong Nhìn chung đặc điểm địa hình của tỉnh tương đối thuận lợi để tiến hành xâydựng các công trình cấp nước quy mô xã, liên xã và thuận lợi cho phân phối mạnglưới cấp nước trên toàn địa bàn tỉnh
- Khí hậu
Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệtnhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí xây dựng hệthống cấp nước có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chốngnóng, khắc phục độ ẩm là điều rất cần thiết
Khí hậu Bắc Ninh được chia thành 2 mùa rõ rệt là: mùa khô từ tháng 11 đếnhết tháng 3 năm sau, nhiệt độ trong không khí trung bình của các tháng 24,3oC, sốgiờ nắng theo các tháng trung bình 1.298,2 giờ, độ ẩm tương đối trung bình cáctháng trong năm luôn lớn hơn 80% và được đánh giá là tỉnh có độ ẩm tương đối khálớn Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 10, lượng mưa trung bình tháng trên
100 mm/năm và chiếm 70 ÷ 80% lượng mưa cả năm Số ngày mưa trong tháng daođộng 13÷20 ngày Biến động lượng nước mưa trong những năm gần đây được thể
hiện qua bảng:
Trang 23Bảng 1: Lượng mưa các tháng trong một số năm gần đây tại Bắc Ninh
lưới sông của Đồng bằng sông Hồng là 1,5 km/km2) Tổng lưu lượng nước mặt củaBắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong cácsông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 hệthống sông lớn chảy qua gồm: sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình và sông NgũHuyện Khê
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sôngDâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại QuảngBình
Nhìn chung về mặt lưu lượng nước tất cả các con sông của Bắc Ninh có thểđáp ứng nhu cầu xử lý cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, song trong những nămgần đây lưu lượng ở các sông này đang có sự thay đổi rõ nét, cụ thể mực nước sôngcủa mùa khô đang có sự giảm đi nên trong quá trình khai thác nguồn nước mặt chomục đích sinh hoạt cần phải có biện pháp bảo vệ và tiết kiệm nguồn tài nguyênnước này
Trang 24Tài nguyên nước ngầm của tỉnh Bắc Ninh có trữ lượng dồi dào, nhất là ở vùngphía Tây và Tây Nam của tỉnh Nước ở khu vực này có chất lượng đảm bảo cho nhucầu ăn uống, sinh hoạt của người dân Đặc biệt là khu vực Từ Sơn, Nam Tiên Du,phía Nam Yên Phong và Thuận Thành có trữ lượng nước ngầm tương đối phongphú Đây là một thuận lợi rất lớn cho việc cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địaphương Ngược lại tại các địa phương thuộc Gia Bình, Lương Tài và phần phíaĐông của Quế Võ, nước ngầm có biểu hiện bị nhiễm mặn nên cần hạn chế việc khaithác và sử dụng nước ngầm
2.1.3 Nguồn lực xã hội.
Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập từ năm 1997, bao gồm 8 huyện, thị xã,thành phố với 126 xã, phường, thị trấn Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 822,71km2, với dân số trung bình là 1.038.299 người (theo số liệu niên giám thống kê năm2010), mật độ dân số 1,262 người/km2, gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cảnước; khu vực thành thị có 268,5 nghìn người (chiếm 25,9% dân số toàn tỉnh) vàkhu vực nông thôn có 769,7 nghìn người (chiếm 74,1% dân số toàn tỉnh) Với mật
độ dân số trên thì Bắc Ninh được xem là một tỉnh “đất chật người đông” Phân bốdân số tại từng địa phương của tỉnh không đồng đều, trong đó mật độ dân cư sinhsống ở thành phố Bắc Ninh, huyện Thuận Thành và thị xã Từ Sơn rất cao
Dân số của Bắc Ninh được đánh giá ở mức cao (đứng thứ 8 năm 2010) so với
cả nước, tỷ lệ tăng dân số ở mức cao (0,93 %) so với bình quân của cả nước, kéotheo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ngày tăng cao
Dân số ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 74,13%, cao hơn so với thành thị, sốlao động tham gia vào lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản cao hơn so với cáclĩnh vực khác (47,97%) nhưng thu nhập của người dân nông thôn thấp hơn so vớithành thị.Tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ lớn ở khu vực nông thôn nên ảnh hưởngtới chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn
Mặt khác các tập quán canh tác và sinh sống của người dân nông thôn còn hủtục, lạc hậu nên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt ảnhhưởng tới việc cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân Do vậy, cần phải cócác chính sách hỗ trợ giúp đỡ trong việc cung cấp và đảm bảo nguồn nước sinh hoạtcho người dân nông thôn trên địa bàn của tỉnh
2.1.4 Thực trạng phát triển kinh tế.
Kinh tế trong toàn tỉnh những năm qua tăng trưởng nhanh, có chuyển biến vềchất lượng và hiệu quả, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra Tổng sản phẩm
Trang 25(GDP) tăng bình quân 15,1% năm đạt mục tiêu đề ra, trong đó công nghiệp - xâydựng tăng 18,3%; dịch vụ tăng 19,4%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng0,4% Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5năm từ khi tái lập tỉnh tới nay Năm 2012, GDP bình quân đầu người ước đạt 1.800USD/năm, vượt 38% mục tiêu đề ra.
Bảng 2 :Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Giá trị Tổng số
Khu vực kinh tế Công nghiệp và
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh, 2012
Định hướng rõ ràng và những thành công đạt được trong phát triển kinh tế- xãhội của tỉnh trong những năm qua làm cho đời sống của nhân dân trong tỉnh đượcnâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng được cải thiện Tuy nhiên thu nhập bìnhquân đầu người ở một số địa phương trong tỉnh vẫn ở mức thấp so với các địaphương khác trong cả nước nên còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nước cấp sinhhoạt
Do vậy cần đẩy mạnh công tác truyền thông về tầm quan trọng của nước sạch
để người dân có ý thức và tự đầu tư các công trình nhỏ lẻ với sự trợ giúp một phầncủa địa phương Nhà nước chỉ có khả năng hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựngcác công trình cấp nước tập trung tại những nơi có nhu cầu sử dụng nước sinh hoạtcấp bách và hỗ trợ các đối tượng chính sách, các gia đình và các hộ nghèo ở vùngsâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh
2.2 Chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh 2.2.1 Giới thiệu về chương trình
Chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh nằm trongchương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Từnăm 1999, Việt Nam đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước
Trang 26sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1999-2005 theo quyết định số237/1998/QĐ-TTG ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ Qua gần
7 năm thực hiện, với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành ở Trung ương và nỗ lực phấnđấu của 64 tỉnh, thành phố trong cả nước các mục tiêu chính cơ bản đã hoàn thành.Những thành quả đạt được cũng như những mặt tồn tại đã được khẳng định tại hộinghị tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn giai đoạn 1999-2005 tại Hà Nội
Để phát huy những thành quả đạt được của Chương trình Mục tiêu Quốc giaNS&VSMTNT giai đoạn 1999-2005 và giải quyết những khó khăn còn tồn đọnggóp phần hoàn thành các mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2006-2010, trên cơ sở kếtluận hội nghị tổng kết Chương trình ngày 17-7-2005, Bộ Nông nghiệp và phát triểnnông thôn đã có tờ trình trình thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ xây dựng chươngtrình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT giai đoạn 2006-2010( Tờ trình số 1829ngày 29 tháng 7 năm 2005)
Sau 5 năm thực hiện giai đoạn tiếp theo, Chương trình đã mang lại bộ mặt mớicho nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy sản xuất phát triển Chươngtrình đã mang lại những hiệu quả tích cực cho nhân dân và cần phải được duy trìthực hiện Do vậy, tại Quyết định số 366/QD-TTG, ngày 31/3/2012, Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốcgia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015
Theo đó, việc thực hiện Chương trình phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, gópphần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm
2020 Ngoài ra, cần lưu ý phát triển các công nghệ phù hợp với các vùng miền, tăngcường mục tiêu vệ sinh, thúc đẩy đầu tư vệ sinh hộ gia đình; đồng thời, tăng cườngcông tác thông tin – giáo dục – truyền thông, chuyển từ truyền thông nâng cao nhậnthức sang truyền thông thay đổi hành vi
Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôngiai đoạn 2012-2015 có tổng mức vốn là 27.600 tỷ đồng, với 3 dự án kèm theogồm: dự án cấp nước sinh hoạt môi trường nông thôn; dự án vệ sinh nông thôn; dự
án nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.Mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm từng bước hiện thực hóa Chiếnlược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều
Trang 27kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh vàgiảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sốngcho người dân nông thôn.
Theo đó, Chương trình đặt ra mục tiêu cụ thể, đến cuối năm 2015, phấn đấu85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% các trườnghọc mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch Về vệ sinh môitrường, phấn đấu 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số
hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm non
và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh
Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình đề ra một số giải pháp chủ yếuthực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như: các cơ chế, chính sách đặc thù cầnban hành; thông tin – giáo dục – truyền thông; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế;quản lý sau đầu tư; nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ; sự tham gia của cộngđồng
Theo chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bắc Ninh đã thực hiện chươngtrình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 1999 đến nay Chươngtrình đã mang lại cho nông thôn Bắc Ninh một diện mạo mới văn minh, hiện đạihơn Bắc Ninh đã triển khai chương trình mục tiêu quốc gia thành 2 chương trìnhnhỏ gồm chương trình cấp nước sạch cho nông thôn và chương trình vệ sinh môitrường nông thôn
Do quy mô của chương trình lớn nên tôi tập trung vào chương trình cấp nướcsạch cho nông thôn Bắc Ninh để nghiên cứu và đánh giá quá trình thực hiện củachương trình này
2.2.2 Vai trò của Chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh.
Chương trình cấp nước sạch cho nông thôn đã mang đến một cuộc sống mớicho người dân tại nông thôn Chương trình cấp nước sạch cho nông thôn có nhữngvai trò chính sau:
Chương trình cấp nước sạch mang đến nguồn nước sạch cho người dân sửdụng trong sinh hoạt cũng như sản xuất
Tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch
Cải thiện các dịch vụ cấp nước tại nông thôn
Trang 28Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trườngcũng như giảm tác động xấu do điều kiện nước và vệ sinh kém gây ra đối với sứckhỏe con người.
Với những vai trò trên, chương trình cấp nước sạch sẽ thúc đẩy phát triểnkinh tế- xã hội, nâng cao đời sống, chất lượng của người dân nông thôn, xây dựngnếp sống lành mạnh và văn minh hơn
2.2.3 Kết quả chương trình đã đạt được.
Trong những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều quan tâm đến lĩnh vực cấpnước sạch cho nông thôn Từ năm 1999, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn giao Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thônchủ trì xây dựng quy hoạch tổng thể cấp nước sạch cho nông thôn đến năm 2012.Sau hơn mười năm thực hiện quy hoạch, đến nay công tác nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Nhiều côngtrình cấp nước tập trung, công trình cấp nước nhỏ lẻ đã và đang được xây dựng dầnthay thế các loại hình cấp nước truyền thống không còn phù hợp, tỷ lệ dân cư nôngthôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ngày càng được nâng cao
Chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh đã mang lại nhiều kếtquả khả quan cho người dân tại nông thôn
Theo số liệu thống kê từ bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh BắcNinh năm 2012: có 796.143 người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (đạt tỷ
lệ 93,39%); 526.024 người sử dụng nước hợp vệ sinh đáp ứng theo QCVN 02:2009(đạt tỷ lệ 61,07%) Trong đó:
+ Từ hệ thống nước tập trung nông thôn: 11,02%;
+ Từ hệ thống cấp nước nhỏ lẻ: 82,62%