Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
290,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NGHI TRUNG, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN Tên sinh viên : Phạm Thị Thúy An Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : KTNNB – K53 Niờn khoá : 2008 - 2012 Giáo viên hướng dẫn : Lương Thị Dân HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1 MỤC LỤC i PHẦN I : TÍNH CẤP THIẾT 2 PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 i PHẦN I : TÍNH CẤP THIẾT Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới, chúng ta từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới. GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,3%; thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5% năm (GS. TS Phùng Hữu Phú và cộng sự, 2009). Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết cỏc vựng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xúa đúi, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa cỏc vựng. Nông nghiệp phát triển cũn kộm bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ 2 chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vựng sõu, vựng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa cỏc vựng cũn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Những hạn chế, yếu kém trờn cú nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời; đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém; vai trò của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nhiều nơi còn hạn chế. Trước tình hình đó, xõy dựng nông thôn theo mô hình nông thôn mới là quá trình tất yếu và cần thiết mà Đảng và Nhà Nước cần quan tâm trong tiến trình đổi mới đất nước theo mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, đưa nước ta tiến lên xã hội chủ nghĩa. Ngày 10/11/1998, Bộ chính trị đưa ra nghị quyết số 06 NQ-TW về “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nụng thụn”, Nghị quyết đã nêu ra công việc cần thiết hiện nay là cần phải xây dựng một mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước. Ngày 27/4/2001 Bộ trưởng Bộ nông 3 nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra chỉ thị số 49/2001/CT-BNN/CS về việc “Xõy dựng mô hình thí điểm phát triển nông thôn (cấp xó)”. Và tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để người dân hiểu rõ hơn về chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới, ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cùng với hướng dẫn thực hiện hoàn thành các tiêu chí đó. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng nông thôn theo các tiêu chí mới, giải quyết tốt hơn vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phù hợp với yêu cầu CNH - HĐH đất nước. Trong những năm gần đây, xây dựng mô hình nông thôn mới là một trong những vấn đề thời sự được quan tâm hàng đầu. Các chương trình thí điểm được thực hiện ở nhiều vùng nông thôn và đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và phát triển nông thôn, đáp ứng phần nào sự mong mỏi của toàn đảng toàn dân về một sự thay đổi toàn diện của bộ mặt nông thôn nước nhà. Xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An là một trong những xã điểm của huyện được lựa chọn xây dựng mô hình nông thôn mới. Trong thời gian qua đảng bộ , chính quyền và nhân dân xã Nghi Trung đã đoàn kết trên dưới một lòng chung tay xây dựng và phát triển quê hương. Mụ hình đã thu được kết quả đáng kể, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, mọi lĩnh vực kinh tê, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như an ninh quốc phòng đều có bước chuyển biến quan trọng, đời sống người dân được nâng cao. Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn tồn tại khá nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới trên cả nước nói chung và xã Nghi Trung nói riêng, xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá quá trình triển khai mô hình nông thôn mới tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”. 4 PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Một số lý luận cơ bản về mô hình nông thôn mới 2.1.1 Một số khái niệm - Nông Thôn Ở Việt Nam, nông thôn là bao gồm các địa bàn dân cư có số lượng dân tập trung dưới 4.000 người, mật độ dân cư ít hơn 6.000 người/km 2 và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp dưới 60%, tức là tỷ lệ lao động nông nghiệp đạt từ 40% trở lên. (TS. Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005). Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn, còn nhiều quan điểm khác nhau. Khi xem xét khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị. Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn người ta thường dùng chỉ tiêu mật độ dân số, cụ thể số lượng dân cư ở nông thôn thường thấp hơn so với thành thị. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với đô thị là thấp hơn. Một quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vựng cú dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế. 5 Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu “Nụng thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khỏc” (TS. Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005). - Mô hình nông thôn mới Xây dựng mô hình nông thôn mới là chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khỏc, cỏc lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí. Vì vậy, khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là Thị tứ; Thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới. Đô thị hoá và phi nụng hoỏ nông dân chính là nguồn động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô thị hoá. Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn chính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ chức hợp tác khu xã nông dân kiểu mới đóng một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp này. Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xó, thụn được phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, văn minh hóa. Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam. 6 Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao nhất trờn cỏc mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước. Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ phát triển kinh tế, xã hội góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi diện mạo đời sống văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách sống nông thôn, thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công CNH - HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiểu một cách chung nhất của mục đích xây dựng mô hình nông thôn mới là hướng đến một nông thôn năng động, có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có kết cấu hạ tầng gần giống đô thị. Vì vậy, có thể quan niệm: “Mụ hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn củ (truyền thống, đó cú) ở tính tiên tiến về mọi mặt”. (Cam Thành Nam Cam Ranh, 2011). 7 2.1.2 Sự cần thiết phải xây nông thôn mới ở nước ta Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta thì nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh CNH - HĐH nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, nhà nước ta đã và đang phối hợp với các tổ chức, các tổ chức xã hội trong nước để xúa đúi giàm nghèo cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn. Các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước ta đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa. Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới là rất to lớn, tuy nông nghiệp nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như: Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát - Hiện nay, nông thôn đang thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xó cú quy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn, chất lượng chưa cao. (Theo tài liệu của BTG Trung ương, 2010) - Cơ chế quản lý theo quy hoạch còn yếu. - Xây dựng tự phát, kiến trúc làng quê bị pha tạp lộn xộn, nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một. Thứ hai: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25%. (Theo tài liệu của BTG Trung ương, 2010). Giao thông chất lượng thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, phần lớn chưa đạt quy chuẩn quy định. Hệ thống lưới điện hạ 8 thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp, quản lý lưới điện ở nông thôn còn yếu, tổn hao điện năng cao (22% - 25%), nông dân phải chịu giá điện cao hơn giá trần nhà nước quy định. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp (32,7%), còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo; mức đạt chuẩn nhà văn hóa, khu thể thao xã mới đạt 29,6%, hầu hết cỏc thụn không có khu thể thao theo quy định, tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp, có 77,6% số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêu chuẩn, 22,5% số thôn có điểm truy cập internet. Cả nước hiện còn hơn 4000 nhà tạm bợ (tranh, tre, nứa, lá), hầu hết nông thôn được xây không có quy hoạch, quy chuẩn. (Theo tài liệu của BTG Trung ương, 2010) Thứ ba: Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp - Kinh tế hộ còn phổ biến ở quy mô nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha đất) - Kinh tế trang trại chiếm hơn 1% tổng số hộ nụng - lõm - ngư nghiệp trong cả nước. - Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết cỏc xó đó cú hợp tác xã. Cú trờn 54% số hợp tác xã ở mức trung bình và yếu. - Đời sống nông dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèo ở thành thị và nông thôn, giữa cỏc vựng ngày càng cao. Chênh lệch thu nhập giữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần. - Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao (16,2%). (Theo tài liệu của BTG Trung ương, 2010). Thứ tư: Các vấn đề văn hóa - môi trường - giáo dục - y tế còn hạn chế - Giỏo dục mầm non: Còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp (khoảng 12,8%). (Theo tài liệu của BTG Trung ương, 2010). 9 [...]... lý dân chủ" Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc tạo nên một hình ảnh mới đầy ấn tượng về một "nông thôn Trung Quốc" đầy vẻ đẹp tráng lệ 2.2.1.3 Phát triển nông thôn ở Đài Loan Đài Loan là một nước thuần nông nghi p Từ năm 1949 – 1953 Đài Loan bắt đầu thực hiện sách lược “lấy nông nghi p nuôi công nghi p, lấy công nghi p phát triển nông nghi p” Một vấn đề cải thiện kinh tế nông nghi p đã được Chính... triển nông nghi p, nông dân, nông thôn Nước ta đã chủ trương đẩy mạnh CNHHĐH nông nghi p, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển kinh tế và đời sống xã hội Đi theo đường lối của Đảng, từng địa phương trong cả nước tiến hành phát triển kinh tế mà trước hết là 22 phát triển kinh tế nông nhiệp, nông thôn, trong đó cú chỳ trong phát triển công nghi p nông thôn. .. phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghi m phong phú Các cách làm này chủ yếu bao gồm: Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghi p và nông nghi p; Đẩy mạnh phát triển nông nghi p hiện đại; Cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; Nâng cao trình độ tổ chức cho người nông dân; Thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới Đối... sử dụng công trình và các hoạt động của xây dựng mô hình nông thôn mới từ đó xác định được kết quả xây dựng và sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới - Phương pháp so sánh: + So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Nghi Trung + So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá, từ đó biết... quy mô các công trình như nhà ở, công trình công cộng, tổ chức không gian cảnh quan và đề xuất chính sách quản lý, khai thác mô hình đô thị làng quê Đề tài đã đề xuất 2 mô hình thí điểm tại Quảng Nam đó là: Làng nghề gốm cổ Thanh Hà (Hội An) (áp dụng mô hình 1: làng quê truyền thống sẵn có ); Thôn 2, xã Tam Tiến, Núi Thành và Khu đất phía Tây phường Cửa Đại, Hội An ( áp dụng mô hình 2: điểm dân cư nông. .. trạng trên và nhằm đưa nghị quyết nông thôn của Đảng đi vào cuộc sống, thì một trong những việc cần làm trong giai đoạn này là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu CNH HĐH và hội nhập nền kinh tế thế giới 2.1.3 Các nội dung và chỉ tiêu của mô hình nông thôn mới 2.1.3.1 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội Về kinh tế Nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng... 2.2.1 Kinh nghi m của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển như vũ bão, để nông nghi p và nông thôn nước ta phát triển mạnh mẽ sánh bước cựng cỏc nước trên thế giới thì việc tham khảo học tập kinh nghi m phát triển nông nghi p, nông thôn của các nước trên thế giới là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh... đây, để góp phần vào CNH - HĐH đất nước, xã đã được chọn để xây dựng mô hình nông thôn mới Do mới bước đầu thực hiện nờn xó gặp rất nhiều khó khăn, thách thức Như vậy, vấn đề xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Nghi Trung là vấn đề cần được quan tâm nghi n cứu, rút kinh nghi m Toàn xó cú 18 xóm, tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và yêu cầu của quá trình thực tập nên tôi chỉ chọn 3 xóm: xóm... tư: Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn (GS TS Phùng Hữu Phú và cộng sự, 2009) 2.3 Một số nghi n cứu có liên quan Hiện nay, việc xây dựng mô hình nông thôn mới là vấn đề được rất nhiều nhà khoa học và nhà nghi n cứu quan tâm Sau đây là một số nghi n cứu liên quan đến việc xây dựng mô hình nông thôn mới: 26... chọn điểm nghi n cứu Trong phương pháp nghi n cứu, phương pháp chọn điểm nghi n cứu là phương pháp quan trọng và không thể thiếu được Kết quả nghi n cứu có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm nghi n cứu Tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An là vì Nghi Trung là một trong những xó cú nền kinh tế phát triển khỏ trờn toàn huyện Những . HỌC NÔNG NGHI P HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHI P ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NGHI TRUNG, HUYỆN NGHI LỘC,. xã Nghi Trung nói riêng, xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghi n cứu đề tài “ Đánh giá quá trình triển khai mô hình nông thôn mới tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An . 4 PHẦN. việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghi p, nông dân, nông thôn ở nhiều nơi còn hạn chế. Trước tình hình đó, xõy dựng nông thôn theo mô hình nông thôn mới