1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mỹ thuật ở THCS

23 4,4K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 282 KB

Nội dung

Đề tài: Áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi mới trong dạy học Mĩ thuậtĐẶT VẤN ĐỀ A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong thời đại ng

Trang 1

- Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Lợi

- Trình độ chuyên môn: CĐSP Mĩ thuật

- Hệ đào tạo: Chính quy

- Bộ môn giảng dạy: Mĩ thuật 6,7,8,9

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THEO NHÓM

THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI TRONG DẠY HỌC MĨ THUẬT

Trang 2

Đề tài: Áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi mới trong dạy học Mĩ thuật

ĐẶT VẤN ĐỀ

A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong thời đại ngày nay và phương pháp làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học đổi mới lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Dạy học là một nghệ thuật, nhưng dạy nghệ thuật lại càng phải nghệ thuật hơn Do vậy trong thời gian dạy học môn Mĩ thuật tai trường THCS Lê Lợi tôi luôn tìm tòi và vận dụng phương pháp dạy học môn Mĩ thuật theo tinh

Trang 3

thần đổi mới phương pháp dạy học Khi dạy học người giáo viên phải có vai

trò dẫn dắt khéo léo để biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của mỗi học sinh Để làm tốt điều đó người

giáo viên cần phải nắm vững phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh thông qua việc học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để lĩnh hội kiến thức, biến học sinh thành một chủ thể tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó Giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn… Tôi thấy phương pháp làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp áp dụng rất hiệu quả vào việc dạy và học Mĩ thuật đăc biệt đối với phân môn thường thức mĩ thuật, nó hình thành sự đoàn kết phấn đấu thi đua của từng

cá nhân, từng nhóm học sinh trong tập thể lớp, kích thích học sinh tính tích cực suy nghĩ, động não tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo Nhưng sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm sao cho hiệu quả, kích thích tối đa sự tích cực tham gia của học sinh vào hoạt động học là một vấn đề cần thiết trong giảng dạy… Qua thời gian dạy học môn Mĩ thuật tôi thấy việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm còn nhiều hạn chế ảnh hưởng lớn đến kết quả dạy và học môn Mĩ thuật ở cấp Trung học cơ sở Là một giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi rất băn khoăn và trăn trở về vấn đề này Do vậy, tôi đã quyết định chọn đề

tài “ Áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi mới trong

dạy học Mĩ thuật ” để nghiên cứu

B MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật

C/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn Mĩ thuật và tìm hiểu vai trò của phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật

- Tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc áp dụng hình thức làm việc theo nhóm ở một số tiết dạy Mĩ thuật

Trang 4

- Đưa ra phương pháp dạy học tích cực bằng cách sử dụng hình thức làm việc theo nhóm phù hợp, đạt hiệu quả trong giảng dạy Mĩ thuật bậc Trung học cơ sở giúp nâng cao chất lượng môn học

D/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Giáo viên dạy Mĩ thuật Trường THCS Lê Lợi – Quảng Xương – Thanh Hoá

- Học sinh Trường trung học cơ sở Lê Lợi

E/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi mới trong dạy học Mĩ thuật thì kết quả học tập sẽ cao hơn

F/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc những tài liệu liên quan đến dạy học, môn Mĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp làm việc theo nhóm…

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp được những ưu, nhược điểm của việc dạy học theo nhóm của môn Mĩ thuật ở trường THCS Lê Lợi để đề ra những giải pháp khắc phục những nhược điểm đó

- Phương pháp thực nghiệm: Vận dụng những phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng tích cực đã nghiên cứu xem kết quả dạy học có tốt hơn không

- Nhóm phương pháp thống kê: Thống kê bằng biểu bảng nhằm đánh giá thực trạng và thấy được hiệu quả của việc áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi trong môn Mĩ thuật

G/ PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Việc dạy và học mĩ thuật trong trường THCS Lê Lợi

Trang 5

- Phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật.

- Thực hiện: Từ 15 tháng 8 năm 2012 đến hết tháng 4 năm 2013

PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I/ Cơ sở lí luận của việc áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm theo

hướng đổi mới trong dạy học môn Mĩ thuật.

Trước hết chúng ta cần hiểu bản chất của hình thức làm việc theo nhóm là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình Phương pháp dạy học này xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung, đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm việc khoa học ( tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch) Đối với môn học Mĩ thuật, phương pháp làm việc

Trang 6

theo nhóm thường được thực hiện khi học thường thức mĩ thuật, bày mẫu và lựa chọn mẫu vẽ, trong trò chơi ghép hình, vẽ màu để học sinh có điều kiện bộc lộ ý kiến, tăng khả năng hợp tác và khả năng làm việc cá nhân Phương pháp dạy học theo hình thức làm việc theo nhóm có rất nhiều cách tổ chức thực hiện khác nhau cụ thể là:

- Hình thức tranh luận ủng hộ – phản đối.

- Hình thức thông tin phản hồi trong quá trình dạy học.

- Kĩ thuật tia chớp( Phỏng vấn nhanh)

- Kĩ thuật “ 3 lần 3”

Những hình thức làm việc theo nhóm trên hay còn gọi là kĩ thuật dạy học tích cực, mỗi hình thức có một đặc thù riêng và mang lại hiệu quả rất cao trong giảng dạy không chỉ cho môn học Mĩ thuật mà nó phù hợp với rất nhiệu môn học khác nhau… Tuy nhiên áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật như thế nào cho hiệu quả là một bài toán khó trong phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên cần thường xuyên nghiên cứu và học hỏi

Được sự chỉ đạo của nghành Giáo dục, của Ban giám hiệu nhà trường, tổ khoa học xã hội… tích cực tham gia dự và dạy hội giảng, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học cấp trường, cấp cụm, cấp huyện…Qua mỗi giờ dạy đều được đánh giá nhận xét rút kinh nghiệm và tìm ra những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng đổi mới phương pháp trong giờ dạy Thực tế bản thân tôi đã dạy một số tiết dạy Mĩ thuật và nhận thấy việc áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm trong từng tiết dạy còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục để nâng cao chất lượng môn học Nhận thức được điều đó tôi đã dạy, dự giờ và phát

Trang 7

hiện ra những hạn chế mà giáo viên thường mắc phải và đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế đó

II Thực trạng những hạn chế khi áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm

Khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã tiến hành dạy và khảo sát một

số giờ dạy Kể quả như sau:

Bảng 1: Kết quả trước thực nghiệm

Tổng số tiết Số tiết

đạt Giỏi

Số tiết đạt Khá

Số tiết đạt Trung bình

Số tiết đạt Yếu

7 SL1 TL%14.3 SL2 TL%28.6 SL4 TL%57.1 SL0 TL%0

Bản thân tôi nhận thấy:

- Hình thức làm việc theo nhóm còn đơn điệu

- Học sinh không tập trung chú ý, mất trật tự, những HS lười có cơ hội trốn tránh công việc ỷ lại vào các bạn trong nhóm

- Trong 1 tiết dạy còn diễn ra 2 đến 3 lần thảo luận nhóm

- Học sinh chưa thực sự hứng thú tham gia hoạt động nhóm, và thi đua giữa các nhóm

- Học sinh lạc đề, thảo luận chưa đúng nội dung yêu cầu

- Trình bày ý kiến thảo luận hoặc sản phẩm hoạt động nhóm còn sơ sài Các nhóm chỉ đọc kết quả, giáo viên nhắc lại, chưa có ý kiến phản biện, phỏng vấn, tranh luận để khai thác sâu hơn nội dung bài

Kết luận: Áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm còn mang tính hình thức,

phong trào, ít hiệu quả

1 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

1.1: Nguyên nhân chủ quan: ( Là nguyên nhân chủ yếu.)

Với kết quả giờ dạy trên tôi đánh giá việc áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật là rất kém, nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu trên là :

Trang 8

- Giáo viên chưa tìm ra phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao.

- Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về bản chất, quy trình, những ưu điểm, hạn chế của hình thức làm việc theo nhóm

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm chưa cụ thể, câu hỏi thảo luận chưa

cô đọng

- Giáo viên chưa quan tâm đến chất lượng hoạt động của các nhóm , không động viên gây hừng thú kịp thời

- Giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể cách thức hoạt động của nhóm khi trình bày

ý kiến, nêu quan điểm

1.2.Nguyên nhân khách quan:

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có phòng bộ môn cho môn học mĩ thuật

- Học sinh phải học nhiều các môn học khác nên ít thời gian học môn Mĩ thuật

- Đối tượng học sinh nông thôn không mạnh dạn để tham gia các hình thức làm việc theo nhóm

- Còn phải tự tạo đồ dùng dạy học nhiều, phương tiện dạy học hiên đại thiếu do

nhiều giáo viên có nhu cầu sử dụng.

- Học sinh không chuẩn bị đồ dùng học tập tốt trước khi đến lớp

Qua phát hiện những hạn chế trên sau đây tôi đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế trên như sau:

2 Giải pháp khắc phục hạn chế

Để áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm hiệu quả trong giảng dạy Mĩ thuật, điều đầu tiên giáo viên và học sinh cần làm tốt những yêu cầu sau:

2.1 Yêu cầu đối với giáo viên:

- Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, phòng bộ môn phù hợp, thuận tiện cho việc áp dụng hình thức thảo luận nhóm( sắp xếp sơ đồ chỗ ngồi, vị trí bày mẫu…)

Trang 9

- Không lạm dụng hình thức làm việc theo nhóm Mỗi tiết dạy chỉ lập kế hoạch cho 1 lần thảo luận nhóm( đối với lí thuyết) hoặc áp dụng làm việc theo nhóm đối với yêu cầu của bài thực hành.

- Nghiên cứu kĩ phương pháp dạy học để hiểu rõ bản chất của hình thức làm việc theo nhóm giúp áp dụng hợp lý trong từng bài dạy

- Cần hiểu rõ được những ưu điểm để áp dụng, lường được hạn chế của hình thức làm việc theo nhóm để có kế hoạch khắc phục

- Giáo viên cần nhắc nhở học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập

- Giáo viên cần có kĩ năng tổ chức, chuẩn bị chu đáo đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, tính sư phạm

- Bám sát mục tiêu bài học để đưa ra yêu cầu làm việc theo nhóm( hệ thống câu hỏi ngắn gọn , xúc tích, phù hợp đối tượng.)

- Giao nhiệm vụ và quy định thời gian cụ thể cho các nhóm

- Xác định rõ vai trò của người giáo viên trong hoạt động này chỉ là người hướng dẫn để học sinh chủ động hoạt động nhóm , không áp đặt học sinh làm theo ý tưởng của giáo viên

- Giáo viên cần đưa ra những tiêu chí thi đua, tránh ganh đua giữa các nhóm

để các em tích cực, đoàn kết tham gia hoạt động học

- Trong thời gian hoạt động nhóm giáo viên bao quát lớp nhắc nhở những học sinh cá biệt không tích cực tham gia

- Phương pháp thảo luận cần kết hợp vấn đáp để bổ xung, khắc sâu kiến thức

- Khi trình bày ý kiến thảo luận, giáo viên nên cử những học sinh có năng khiếu thuyết trình lên bảng, nêu lên nội dung thảo luận của nhóm mình dựa trên

cơ sở hình ảnh trực quan cụ thể

- Giáo viên nên gợi ý để học sinh nêu lên một số câu hỏi phỏng vấn và phản biện các nhóm khác giúp bổ xung kiến thức bài, tạo tâm lí hứng thú trong giờ học

- Giáo viên nhận xét bổ sung cần chính xác, đánh giá công bằng, khách quan

- Biểu dương nhóm hoàn thành xuất sắc

Trang 10

- Giáo viên cần nắm vững quy trình thực hiện hình thức làm việc theo nhóm trong bài giảng.

Sau đây là quy trình của thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy

Mĩ thuật Bậc THCS “ Theo sách một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học

môn Mĩ thuật bậc THCS – Tác giả Đàm Luyện, Ngọc Diệp, Quốc Toản Năm 2008”

- Yêu cầu thực hiện

10 - Chuẩn bị những nhận xét bổ xung và tổng kết đối với từng nội dung

hoặc toàn bài

* Một số lưu ý.

- Các mục tiêu nêu ra cần cụ thể

Trang 11

- Nội dung làm việc theo nhóm cần cụ thể, có trọng tâm

- Cần khuyến khích học sinh tham gia với thái độ đúng đắn

- Động viên khích lệ những học sinh ít nói, dụt dè cùng tham gia

- Đối với học sinh kém giáo viên cần có hệ thống những câu hỏi phụ dễ hiểu

để yêu cầu các em trao đổi và nêu ý kiến

- Có phương pháp tổ chức điều hành dạy học theo nhóm

- Kiến thức của giáo viên phải vững vàng để đáp ứng được nội dung thảo luận (đặc biệt đối với phân môn thường thức Mĩ thuật)

- Cần làm rõ các vấn đề đưa ra thảo luận

- Tóm tắt kết quả làm việc của nhóm, nhận xét xác đáng, không chung chung, trên tinh thần khích lề động viên học sinh là chính

2.2 Yêu cầu đối với học sinh:

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho môn học

- Biết giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm

- Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mànhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau

* Cách thực hiện:

- Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau

về một luận điểm cần tranh luận Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu

Trang 12

nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng

- Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá, kết luận thảo luận

3.2 Áp dụng vào bài cụ thể “Bài 20 Sơ lược về mĩ thuật hiện đại

phương Tây cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX”

* Cách tổ chức :

Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm( mỗi nhóm 10 học sinh)

Bước 2: Đặt tên nhóm (các nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư kí)

Nhóm 1: Nhóm Ấn tượng 1 Nhóm 3: Nhóm Tân Ấn tượng

Nhóm 2: Nhóm Ấn tượng 2 Nhóm 4: Nhóm Hậu Ấn tượng

Bước 3: Sắp đặt vị trí nhóm theo sơ đồ chỗ ngồi sau.

- Với cách sắp xếp sơ đồ chỗ ngồi như sau tất cả học sinh đều có thể hướng lên bảng, giáo viên dễ quan sát học sinh, các nhóm có sự thảo luận bàn bạc độc lập

Nhóm 3

Tân

Ấn Tượng

Nhóm 4

Hậu

Ấn Tượng

Trang 13

Bước 4: Giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1+2 thảo luận về hội hoạ hàn lâm và hội hoạ ấn tượng

- Nhóm 3 +4 thảo luận trường phái hội hoạ tân ấn tượng và hậu ấn tượng

Bước 5: Giới thiệu câu hỏi thảo luận của nhóm

* Câu hỏi thảo luận của nhóm 1 + 2

? Hội hoạ Ấn tượng ra đời trong hoàn cảnh nào

? Em hãy so sánh sự khác nhau của hội hoạ hàn lâm và hội hoạ Ấn tượng

* Câu hỏi thảo luận của nhóm 3 + 4

? Hãy so sánh sự thể hiện khác nhau của hội hoạ Hậu Ấn tượng và Tân Ấn tượng

? Em hãy kể tên 1 số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ Ấn tượng và Tân Ấn tượng

Bước 6: Đề xuất thời gian thực hiện( 5 phút)

Bước 7: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung thảo luận và tiến hành thảo luận nhóm

- Yêu cầu thời gian thảo luận trong 5 phút

- Giáo viên bao quát lớp nhắc nhở học sinh tập trung thảo luận

Bước 8: Yêu cầu trình bày ý kiến thảo luận, nhận xét, phản biện, tranh luận, bổ sung

Giáo viên yêu cầu đại diện của nhóm lên bảng trình bày ý kiến của nhóm mình và giới thiệu trực tiếp bằng trực quan, và gợi ý để học sinh có ý kiến phỏng vấn và phản biện- Qua mỗi phần giáo viên là trọng tài tổng hợp ý kiến, nhận xét, bổ xung cho điểm động viên

• Ví dụ minh họa cụ thể:

BÀI 20: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY

TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Trang 14

-Học sinh : Xem trước bài 20 SGK, sưu tầm tài liệu liên quan.

III Tiến trình bài học

b Các hoạt động dạy học bài mới:

Trang 15

Giáo viên Học sinh Nội dung

HĐ1 : Hướng dẫn tìm

hiểu vài nét về bối

cảnh xã hội (5’)

? Em hãy nêu một số sự

kiện lịch sử giai đoạn

cuối thế kỉ XIX đến đầu

nhiều biến động, nên

xuất hiện nhiều trào lưu

mới trong đó mĩ thuật

có nhiều khuynh hướng

mới thay đổi liên tục

- Học sinh ghi bài

Học sinh ghi bài

- Học sinh ngồi theo vị trí nhóm tổ

ở Châu Âu

- Sự biến động về chính trị kéo theo sự biến đổi về nghệ thuật

II Sơ lược

về một số trường phái mĩ thuật

1.Trường phái hội họa Ấn tượng

15

Ngày đăng: 21/03/2015, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w