Để làm tốt điều đó người giáo viên cần phải nắm vững phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh thông
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT
MỸ THUẬT"
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong thời đại ngày nay và phương pháp làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học đổi mới lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Dạy học là một nghệ thuật, nhưng dạy nghệ thuật lại càng phải nghệ thuật hơn Do vậy trong thời gian dạy học môn Mĩ thuật tai trường THCS Lê Lợi tôi luôn tìm tòi và vận dụng phương pháp dạy học môn Mĩ thuật theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học Khi dạy học người giáo viên phải có vai trò dẫn dắt khéo léo để biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của mỗi học sinh Để làm tốt điều đó người giáo viên cần phải nắm vững phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh thông qua việc học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để lĩnh hội kiến thức, biến học sinh thành một chủ thể tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó Giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn… Tôi thấy phương pháp làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp áp dụng rất hiệu quả vào việc dạy
và học Mĩ thuật đăc biệt đối với phân môn thường thức mĩ thuật, nó hình thành sự đoàn kết phấn đấu thi đua của từng cá nhân, từng nhóm học sinh trong tập thể lớp, kích thích học sinh tính tích cực suy nghĩ, động não tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo Nhưng sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm sao cho hiệu quả, kích thích tối đa sự tích cực tham gia của học sinh vào hoạt động học là một vấn đề cần thiết trong giảng dạy… Qua thời gian dạy học môn Mĩ thuật tôi thấy việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm còn nhiều hạn chế ảnh hưởng lớn đến kết quả dạy và học môn Mĩ thuật ở cấp Trung học cơ sở Là một giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi rất băn khoăn và trăn trở về
vấn đề này Do vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Áp dụng phương pháp làm việc
theo nhóm theo hướng đổi mới trong dạy học Mĩ thuật ” để nghiên cứu
Trang 3- Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn Mĩ thuật và tìm hiểu vai trò của phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật
- Tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc áp dụng hình thức làm việc theo nhóm ở một số tiết dạy Mĩ thuật
- Đưa ra phương pháp dạy học tích cực bằng cách sử dụng hình thức làm việc theo nhóm phù hợp, đạt hiệu quả trong giảng dạy Mĩ thuật bậc Trung học cơ sở giúp nâng cao chất lượng môn học
D/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Giáo viên dạy Mĩ thuật Trường THCS Lê Lợi – Quảng Xương – Thanh Hoá
- Học sinh Trường trung học cơ sở Lê Lợi
E/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi mới trong dạy học Mĩ thuật thì kết quả học tập sẽ cao hơn
F/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc những tài liệu liên quan đến dạy học, môn Mĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp làm việc theo nhóm…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp được những ưu, nhược điểm của việc dạy học theo nhóm của môn Mĩ thuật ở trường THCS Lê Lợi để đề ra những giải pháp khắc phục những nhược điểm đó
- Phương pháp thực nghiệm: Vận dụng những phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng tích cực đã nghiên cứu xem kết quả dạy học có tốt hơn không
G/ PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Trang 4- Phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật
- Thực hiện: Từ 15 tháng 8 năm 2012 đến hết tháng 4 năm 2013
PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I/ Cơ sở lí luận của việc áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi
mới trong dạy học môn Mĩ thuật
Trước hết chúng ta cần hiểu bản chất của hình thức làm việc theo nhóm là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình Phương pháp dạy học này xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung, đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm việc khoa học ( tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch) Đối với môn học Mĩ thuật, phương pháp làm việc theo nhóm thường được thực hiện khi học thường thức mĩ thuật, bày mẫu và lựa chọn mẫu vẽ, trong trò chơi ghép hình, vẽ màu để học sinh có điều kiện bộc lộ ý kiến, tăng khả năng hợp tác và khả năng làm việc cá nhân Phương pháp dạy học theo hình thức làm việc theo nhóm có rất nhiều cách tổ chức thực hiện khác nhau cụ thể là:
- Hình thức tranh luận ủng hộ – phản đối
- Hình thức thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
- Kĩ thuật tia chớp( Phỏng vấn nhanh)
- Kĩ thuật “ 3 lần 3”
Những hình thức làm việc theo nhóm trên hay còn gọi là kĩ thuật dạy học tích cực, mỗi hình thức có một đặc thù riêng và mang lại hiệu quả rất cao trong giảng dạy không chỉ cho môn học Mĩ thuật mà nó phù hợp với rất nhiệu môn học khác nhau… Tuy nhiên áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật như thế nào cho hiệu quả
là một bài toán khó trong phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên cần thường xuyên nghiên cứu và học hỏi
Trang 5Được sự chỉ đạo của nghành Giáo dục, của Ban giám hiệu nhà trường, tổ khoa học xã hội… tích cực tham gia dự và dạy hội giảng, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học cấp trường, cấp cụm, cấp huyện…Qua mỗi giờ dạy đều được đánh giá nhận xét rút kinh nghiệm và tìm ra những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng đổi mới phương pháp trong giờ dạy Thực tế bản thân tôi đã dạy một số tiết dạy Mĩ thuật và nhận thấy việc áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm trong từng tiết dạy còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục để nâng cao chất lượng môn học Nhận thức được điều đó tôi đã dạy, dự giờ và phát hiện ra những hạn chế mà giáo viên thường mắc phải và đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế đó
II Thực trạng những hạn chế khi áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm
Khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã tiến hành dạy và khảo sát một số giờ dạy Kể quả như sau:
Số tiết đạt Yếu
7
Bản thân tôi nhận thấy:
- Hình thức làm việc theo nhóm còn đơn điệu
- Học sinh không tập trung chú ý, mất trật tự, những HS lười có cơ hội trốn tránh công việc ỷ lại vào các bạn trong nhóm
- Trong 1 tiết dạy còn diễn ra 2 đến 3 lần thảo luận nhóm
- Học sinh chưa thực sự hứng thú tham gia hoạt động nhóm, và thi đua giữa các nhóm
- Học sinh lạc đề, thảo luận chưa đúng nội dung yêu cầu
- Trình bày ý kiến thảo luận hoặc sản phẩm hoạt động nhóm còn sơ sài Các nhóm chỉ đọc kết quả, giáo viên nhắc lại, chưa có ý kiến phản biện, phỏng vấn, tranh luận để khai thác sâu hơn nội dung bài
Trang 6Kết luận: Áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm còn mang tính hình thức, phong
trào, ít hiệu quả
1 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
1.1: Nguyên nhân chủ quan: ( Là nguyên nhân chủ yếu.)
Với kết quả giờ dạy trên tôi đánh giá việc áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật là rất kém, nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu trên là :
- Giáo viên chưa tìm ra phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao
- Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về bản chất, quy trình, những ưu điểm, hạn chế của hình thức làm việc theo nhóm
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm chưa cụ thể, câu hỏi thảo luận chưa cô đọng
- Giáo viên chưa quan tâm đến chất lượng hoạt động của các nhóm , không động viên gây hừng thú kịp thời
- Giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể cách thức hoạt động của nhóm khi trình bày ý kiến, nêu quan điểm
1.2.Nguyên nhân khách quan:
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có phòng bộ môn cho môn học mĩ thuật
- Học sinh phải học nhiều các môn học khác nên ít thời gian học môn Mĩ thuật
- Đối tượng học sinh nông thôn không mạnh dạn để tham gia các hình thức làm việc theo nhóm
- Còn phải tự tạo đồ dùng dạy học nhiều, phương tiện dạy học hiên đại thiếu do nhiều
giáo viên có nhu cầu sử dụng
- Học sinh không chuẩn bị đồ dùng học tập tốt trước khi đến lớp
Qua phát hiện những hạn chế trên sau đây tôi đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế trên như sau:
Trang 7- Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, phòng bộ môn phù hợp, thuận tiện cho việc áp dụng hình thức thảo luận nhóm( sắp xếp sơ đồ chỗ
ngồi, vị trí bày mẫu…)
- Không lạm dụng hình thức làm việc theo nhóm Mỗi tiết dạy chỉ lập kế hoạch cho 1 lần thảo luận nhóm( đối với lí thuyết) hoặc áp dụng làm việc theo nhóm đối với yêu cầu của bài thực hành
- Nghiên cứu kĩ phương pháp dạy học để hiểu rõ bản chất của hình thức làm việc theo nhóm giúp áp dụng hợp lý trong từng bài dạy
- Cần hiểu rõ được những ưu điểm để áp dụng, lường được hạn chế của hình thức làm việc theo nhóm để có kế hoạch khắc phục
- Giáo viên cần nhắc nhở học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
- Giáo viên cần có kĩ năng tổ chức, chuẩn bị chu đáo đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, tính sư phạm
- Bám sát mục tiêu bài học để đưa ra yêu cầu làm việc theo nhóm( hệ thống câu hỏi ngắn gọn , xúc tích, phù hợp đối tượng.)
- Giao nhiệm vụ và quy định thời gian cụ thể cho các nhóm
- Xác định rõ vai trò của người giáo viên trong hoạt động này chỉ là người hướng dẫn để học sinh chủ động hoạt động nhóm , không áp đặt học sinh làm theo ý tưởng của giáo viên
- Giáo viên cần đưa ra những tiêu chí thi đua, tránh ganh đua giữa các nhóm để các em tích cực, đoàn kết tham gia hoạt động học
- Trong thời gian hoạt động nhóm giáo viên bao quát lớp nhắc nhở những học sinh cá biệt không tích cực tham gia
- Phương pháp thảo luận cần kết hợp vấn đáp để bổ xung, khắc sâu kiến thức
- Khi trình bày ý kiến thảo luận, giáo viên nên cử những học sinh có năng khiếu thuyết trình lên bảng, nêu lên nội dung thảo luận của nhóm mình dựa trên cơ sở hình ảnh trực quan cụ thể
- Giáo viên nên gợi ý để học sinh nêu lên một số câu hỏi phỏng vấn và phản biện các nhóm khác giúp bổ xung kiến thức bài, tạo tâm lí hứng thú trong giờ học
- Giáo viên nhận xét bổ sung cần chính xác, đánh giá công bằng, khách quan
- Biểu dương nhóm hoàn thành xuất sắc
Trang 8- Giáo viên cần nắm vững quy trình thực hiện hình thức làm việc theo nhóm trong bài giảng
Sau đây là quy trình của thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy Mĩ thuật
Bậc THCS “ Theo sách một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật bậc
THCS – Tác giả Đàm Luyện, Ngọc Diệp, Quốc Toản Năm 2008”
Trang 99
- Yêu cầu thực hiện
10 - Chuẩn bị những nhận xét bổ xung và tổng kết đối với từng nội
dung hoặc toàn bài
* Một số lưu ý
- Các mục tiêu nêu ra cần cụ thể
- Nội dung làm việc theo nhóm cần cụ thể, có trọng tâm
- Cần khuyến khích học sinh tham gia với thái độ đúng đắn
- Động viên khích lệ những học sinh ít nói, dụt dè cùng tham gia
- Đối với học sinh kém giáo viên cần có hệ thống những câu hỏi phụ dễ hiểu để yêu cầu các em trao đổi và nêu ý kiến
- Có phương pháp tổ chức điều hành dạy học theo nhóm
- Kiến thức của giáo viên phải vững vàng để đáp ứng được nội dung thảo luận (đặc biệt đối với phân môn thường thức Mĩ thuật)
- Cần làm rõ các vấn đề đưa ra thảo luận
- Tóm tắt kết quả làm việc của nhóm, nhận xét xác đáng, không chung chung, trên tinh thần khích lề động viên học sinh là chính
2.2 Yêu cầu đối với học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho môn học
- Biết giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập…
- Có tinh thần đoàn kết, tất cả học sinh đều phải nhiệt tình có trách nhiệm tham gia vào công việc được giao
3 Ví dụ minh họa
Áp dụng hình thức làm việc theo nhóm “Tranh luận ủng hộ – phản đối”
3.1 Khái quát về hình thức làm việc theo nhóm“Tranh luận ủng hộ –
Trang 10- Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật dùng trong thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột Những ý kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau
- Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà
* Cách thực hiện:
- Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một luận điểm cần tranh luận Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối
- Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận
cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận
- Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai nhóm Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận ủng
hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cần đại diện mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận
- Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá, kết luận thảo luận
3.2 Áp dụng vào bài cụ thể “Bài 20 Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây cuối thế
kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX”
* Cách tổ chức :
Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm( mỗi nhóm 10 học sinh)
Bước 2: Đặt tên nhóm (các nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư kí)
Nhóm 1: Nhóm Ấn tượng 1 Nhóm 3: Nhóm Tân Ấn tượng
Nhóm 2: Nhóm Ấn tượng 2 Nhóm 4: Nhóm Hậu Ấn tượng
Bước 3: Sắp đặt vị trí nhóm theo sơ đồ chỗ ngồi sau
- Với cách sắp xếp sơ đồ chỗ ngồi như sau tất cả học sinh đều có thể hướng lên bảng, giáo viên dễ quan sát học sinh, các nhóm có sự thảo luận bàn bạc độc lập
Bàn giáo viên
Trang 11
Bước 4: Giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1+2 thảo luận về hội hoạ hàn lâm và hội hoạ ấn tượng
- Nhóm 3 +4 thảo luận trường phái hội hoạ tân ấn tượng và hậu ấn tượng
Bước 5: Giới thiệu câu hỏi thảo luận của nhóm
* Câu hỏi thảo luận của nhóm 1 + 2
? Hội hoạ Ấn tượng ra đời trong hoàn cảnh nào
? Em hãy so sánh sự khác nhau của hội hoạ hàn lâm và hội hoạ Ấn tượng
* Câu hỏi thảo luận của nhóm 3 + 4
? Hãy so sánh sự thể hiện khác nhau của hội hoạ Hậu Ấn tượng và Tân Ấn tượng
? Em hãy kể tên 1 số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ Ấn tượng và Tân Ấn tượng
Bước 6: Đề xuất thời gian thực hiện( 5 phút)
Bước 7: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung thảo luận và tiến hành thảo luận nhóm
- Yêu cầu thời gian thảo luận trong 5 phút
- Giáo viên bao quát lớp nhắc nhở học sinh tập trung thảo luận
Bước 8: Yêu cầu trình bày ý kiến thảo luận, nhận xét, phản biện, tranh luận, bổ sung
Giáo viên yêu cầu đại diện của nhóm lên bảng trình bày ý kiến của nhóm mình và giới thiệu trực tiếp bằng trực quan, và gợi ý để học sinh có ý kiến phỏng vấn và phản biện-
2
Nhóm 3
Tân
Ấn Tượng
Nhóm 4
Hậu
Ấn Tượng
Trang 12Qua mỗi phần giáo viên là trọng tài tổng hợp ý kiến, nhận xét, bổ xung cho điểm động viên
Ví dụ minh họa cụ thể:
BÀI 20: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
về mĩ thuật hiện đại phương Tây từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX”
b Các hoạt động dạy học bài mới: