1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn “một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng anh lớp 5”

30 1,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

Hay nói cách khác, trong dạy học tiếng Anh, giáo viênphải luôn luôn thay đổi các hình thức, áp dụng linh hoạt, phải thực sự có ý thức và luôn trăn trở trong việc vận dụng các phương pháp

Trang 1

I Phần mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay thì ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh - cóvai trò vô cùng quan trọng Môn Tiếng Anh được xem là một trong những mônhọc chính thức và là một trong ba môn thi bắt buộc trong các kì thi tốt nghiệpTrung học cơ sở, Trung học phổ thông Ngoài ra, đây cũng là môn học gần nhưbắt buộc trong các trường học chuyên nghiệp Một số trường lấy chuẩn TiếngAnh làm một trong các điều kiện cho sinh viên muốn tốt nghiệp ra trường … Vìthế, Đảng và Nhà Nước đã có mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề dạy và học ngoạingữ Môn Tiếng Anh được đưa vào giảng dạy như môn học chính thức ở các cấphọc, ngành học trong đó có cấp Tiểu học nhằm giúp các em bước đầu được tiếpxúc, lĩnh hội và phát triển một số kĩ năng cơ bản, tạo tiền đề tốt cho tương lai

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗquan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm đượccái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thànhcông việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạycách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực vàphẩm chất

Để đạt được mục tiêu trên, trước hết, người giáo viên cần có kiến thức vàcác kĩ năng sư phạm tốt Và để có một tiết dạy thành công thì giáo viên phải biếttìm ra nhiều phương pháp dạy học mới, biết kết hợp nhiều yếu tố làm sao pháthuy được tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện tối ưu cho học sinhrèn luyện, phát triển và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giaotiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý theo phươngpháp truyền thống Với quan điểm này, các thủ thuật dạy học cũng như hoạt độngtrên lớp cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng hơn để có thể vận dụng mộtcách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp và đạt hiệu quả cao

Hiện nay, môn Tiếng Anh theo chương trình mới được thiết kế theo 4 kĩnăng nghe, nói, đọc, viết cụ thể và rõ ràng cho từng tiết học Mỗi kĩ năng mangtầm quan trọng riêng của nó và cũng được thiết kế đa dạng theo nhiều dạng bài.Tuy nhiên, trong dạy học hiện nay, kĩ năng nghe và nói vẫn là hai kĩ năng đượcquan tâm nhất bởi nó phù hợp với xu hướng của thời đại giao tiếp Và với mụctiêu dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” hiện nay thì việc làm thế nào để giúphọc sinh vừa hứng thú học, vừa thực hành được hai kĩ năng trên là một câu hỏiđặt ra đòi hỏi người giáo viên phải dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu

Trang 2

những hình thức, phương pháp dạy học sao cho phù hợp, hấp dẫn, thu hút được

sự hứng thú học tập của học sinh và tạo điều kiện tối đa cho học sinh được luyệntập, tiếp thu kiến thức Hay nói cách khác, trong dạy học tiếng Anh, giáo viênphải luôn luôn thay đổi các hình thức, áp dụng linh hoạt, phải thực sự có ý thức

và luôn trăn trở trong việc vận dụng các phương pháp và phải là người chủ độngđiều khiển tạo cho học sinh hứng thú làm việc, không có cảm giác nhàm chán.Học sinh phải hứng thú với các hoạt động, luôn có nhu cầu giao tiếp, vận dụng và

hợp tác với bạn bè Chính vì điều đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5 để nghiên cứu

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Đề tài góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể chủ động

trong việc hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm Học sinh tự tin, hợp tác tích cựchơn trong quá trình học tập, đồng thời có cơ hội thể hiện bản thân cũng như thựchành được kĩ năng nghe và nói nhiều hơn

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nhóm trong việc dạyhọc; Nghiên cứu thực trạng học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Trần Phú và chỉ

ra một số biện pháp, kĩ năng nhằm giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt và cóhiệu quả hoạt động nhóm trong quá trình dạy và học

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh

4 Giới hạn của đề tài

Thái độ và chất lượng học tập của học sinh lớp 5A, 5B môn Tiếng Anhtrường Tiểu học Trần Phú năm học 2016 - 2017

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

II Phần nội dung

1 Cơ sở lý luận

Mục tiêu giáo dục tiểu học là bước đầu đào tạo ra những chủ thể biết chủđộng, sáng tạo, sớm thích nghi, hòa nhập với thế giới xung quanh và góp phầnvào phát triển đất nước trong tương lai Vì vậy, việc dạy và học môn Tiếng Anhtrong trường tiểu học hiện nay được các cấp quan tâm và chú trọng

Trang 3

Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 1400/QĐ-TTg,phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (Đề

án 2020) với mục tiêu “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt

về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một

số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Với tinh thần và mục tiêu mà đề án

đưa ra giúp ta thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh hiện nay

Từ đó ta cũng nhận thấy được vai trò của giáo viên dạy tiếng Anh trong các cấphọc (đặc biệt là bậc tiểu học) họ vừa là người giúp các em nắm vững vốn từvựng, cấu trúc ngữ pháp, những dạng bài, kiểu bài, vừa phải tìm tòi nhữngphương pháp hay, phù hợp với lứa tuổi của học sinh để giúp các em tiếp thu bàihọc một cách có hiệu quả Trong quan điểm mới về dạy học hiện nay, người thầykhông phải là người truyền thụ, nhồi nhét kiến thức, mà là người tổ chức, điều

khiển và hướng dẫn học sinh tự khám phá ra kiến thức Không khí thoải mái và

thư giãn sẽ được tạo ra bằng cách cho học sinh vừa học vừa chơi, cho các emcùng nhau đoán nghĩa của từ, của bài học qua tranh ảnh, các mẩu chuyện, hoạtđộng tập thể… mà không ép buộc các em học theo một khuôn mẫu cụ thể nào.Đúng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo đã nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở

để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chính

vì thế, việc sử dụng các hình thức hoạt động nhóm trong các giờ học là một việclàm rất cần thiết và đúng đắn, phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm đến việc biên soạn sáchlàm sao phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học nên bộ sách giáo khoamới có nội dung phong phú, nhiều hình ảnh đẹp, bắt mắt Hàng năm, từ Sở đếnPhòng Giáo dục và Đào tạo tại địa phương thường xuyên tổ chức các buổichuyên đề, tập huấn về chuyên môn, về phương pháp dạy học để cùng nhau học

Trang 4

hỏi thảo luận, tìm ra những biện pháp hay, tích cực và hiệu quả nhất để áp dụngvào quá trình dạy học Đội ngũ giáo viên ngày càng được trẻ hóa, luôn biết tìmtòi, sáng tạo, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm dạy học, tìm ra những phương phápdạy học tốt, phù hợp nhất với mục tiêu giáo dục hiện nay Tuy nhiên, bên cạnh

đó, một số giáo viên chưa biết khai thác những nội dung có sẵn, vẫn sử dụngphương pháp dạy học truyền thống “ giáo viên là trung tâm”, ghi chép nhiều,kiểm tra bài cũ bằng hình thức viết lại từ mới, cấu trúc với mọi kĩ năng, giáo viênthường tìm cách làm sao đó cho học sinh chỉ cần làm được bài tập mà chưa quantâm đến việc học sinh có thấy hứng thú khi học hay không, sau khi học và làmxong bài tập sẽ vận dụng được nó như thế nào vào thực tiễn Vì thế, thực trạngcủa học sinh là học và làm được các bài tập nhưng theo kiểu bắt buộc, làm choxong nhiệm vụ để tránh bị nhắc nhở, nên khi vận dụng vào giao tiếp, thực hànhlại không làm được

Ngoài ra, vì thời lượng cho một tiết học Tiếng Anh (không theo đề án) còn

ít nên một số giáo viên còn e ngại trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinhtrong các tiết học Hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm

"truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thànhkiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức

Với học sinh tiểu học, các em chưa có môi trường để thực hành kĩ nănggiao tiếp nên việc hình thành thói quen nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh trong

và ngoài giờ học chưa có, kể cả những câu chào hỏi đơn giản mà các em có thể

sử dụng hàng ngày nên các em còn rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp Vì thế khigiáo viên nêu câu hỏi chỉ có một số em đủ tự tin tham gia trả lời, còn các em kháccảm thấy ngượng ngùng, lúng túng, không giám trả lời vì các em không biết cáchphát âm các từ, chưa chắc chắn câu trả lời của mình, một số em chưa làm đượcbài tập Khi kiểm tra bài cũ, thay vì sử dụng phương pháp giao tiếp giữa cô vàtrò, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng ghi các từ mới và mẫu câu đã học… Việcnày đã vô tình làm cho giáo viên và học sinh cảm thấy nhàm chán, rập khuôn nêncác em không hứng thú học, dẫn đến chất lượng của học sinh chưa cao

Với việc dạy học tập trung vào việc học từ mới, ngữ pháp và kĩ năng viết

mà không quan tâm tới hướng dạy giao tiếp nên tiến trình bài dạy cũng như cácphương pháp dạy học truyền thống không còn phù hợp với xu hướng hiện nay,đặc biệt là với tâm lí học sinh tiểu học

Trước tình hình trên, bản thân tôi cảm thấy cần phải đổi mới phương phápdạy học phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh và mục tiêu giáo dục hiện nay, đó là:

Trang 5

không để học sinh học theo kiểu rập khuôn nhàm chán; Tổ chức các hoạt độngcho các em vừa học, vừa chơi, vừa được nói chuyện, trao đổi, thảo luận với thầy

cô và các bạn khác; Tổ chức chơi trò chơi, kể chuyện theo tranh và tìm tòi nhữngcái mới … Bên cạnh đó, khối 5 trường Tiểu học Trần Phú dạy học theo mô hìnhtrường học mới VNEN nên việc phân chia nhóm và học theo nhóm gặp rất nhiềuthuận lợi Học sinh đã quen với cách học này ở những môn học khác nên các emhiểu rõ cách hoạt động, làm việc, mục đích và hiệu quả của hoạt động nhóm.Chính vì nắm bắt được tâm lí, xu hướng giáo dục và sự thuận lợi trong việc hoạtđộng nhóm hàng ngày nên bản thân đã mạnh dạn áp dụng đề tài vào quá trìnhgiảng dạy của mình

3 Nội dung và hình thức của giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Các giải pháp, biện pháp được nêu ra trong đề tài giúp giáo viên và họcsinh hứng thú hơn với việc dạy và học môn Tiếng Anh Đồng thời giúp các emnắm được kiến thức bài, sử dụng kĩ năng nghe, nói tốt, biết giúp đỡ và bổ trợ chonhau trong quá trình học tập và biết vận dụng chúng vào một số tình huống giaotiếp đơn giản trong cuộc sống

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

b.1 Xác định tầm quan trọng của việc dạy học theo hoạt động nhóm

Như chúng ta đã biết, hoạt động nhóm là một hình thức tổ chức dạy học

mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng nhau trongnhững nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra Từngthành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình màcòn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm

Hoạt động nhóm sẽ tạo cho học sinh có nhiều cơ hội thể hiện ý tưởng củamình, mở rộng tầm suy nghĩ, rèn kỹ năng giao tiếp Việc tổ chức cho học sinhlàm việc theo nhóm là tạo được môi trường thuận lợi để hình thành nhân cách vàphát triển kỹ năng sống của các em

Khi làm việc theo nhóm, học sinh cảm thấy thoải mái, không bị căng thẳngnhư lúc làm việc một mình Các em được sự hỗ trợ, hợp tác trong nhóm nên tựtin hơn, vì thế việc học sẽ đạt kết quả cao hơn

Hoạt động nhóm trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 5 cũng được coi làhoạt động học quan trọng nên luôn được giáo viên, học sinh quan tâm và sửdụng Hầu hết trong các tiết học, ít nhất hai lần giáo viên sử dụng phương pháp

Trang 6

dạy học này đó là luyện đọc bài hội thoại và thực hành mẫu câu đã học Ngoài ra,trong các tiết về kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng viết, kĩ năng nghe hay trong việc tổchức các trò chơi, dạy chant, dạy hát… giáo viên đều sử dụng hình thức hoạtđộng này

Thông thường, trong hoạt động nhóm, giáo viên thường cho các em làmviệc theo nhóm đôi, nhóm bốn, nhóm sáu, nhóm theo bàn hay dãy bàn… tùythuộc vào nội dung bài học Qua hoạt động theo nhóm, học sinh sẽ học được cáchgiúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống, các bạn học tốt sẽ tựtin hơn, các bạn học yếu hơn sẽ không cảm thấy tự ti vì sẽ được bạn mình giúp

đỡ Ngoài ra, các em còn học được cách đưa ra ý kiến của mình, biết bảo vệ ýkiến, hay biết cách lựa chọn nội dung và sắp xếp nội dung … để chuẩn bị choviệc trình bày phần trả lời của mình

b.2 Quy trình và các nguyên tắc khi tổ chức hoạt động nhóm

Tùy vào yêu cầu từng bài tập giáo viên lựa chọn hình thức nhóm phù hợp.Khi tổ chức hoạt động nhóm cần tuân theo các bước sau:

- Tạo nhóm.

- Chọn nhóm trưởng điều hành nhóm.

- Hướng dẫn tổ chức và hoạt động nhóm.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cần thực hiện của bài tập.

- Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các em khi cần thiết.

- Các nhóm trình bày, lớp lắng nghe và nhận xét (tương tác nhóm).

- Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức; đồng thời khen thưởng và khích lệ

các em cho những hoạt động lần sau

Đối với việc tạo nhóm:

Có nhiều cách để tạo nhóm theo các tiêu chí khác nhau tùy vào nội dung,mục đích bài học đó Đồng thời, việc tạo nhiều nhóm khác nhau trong các tiếthọc sẽ giúp học sinh giao tiếp, tạo mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các thành viêntrong lớp, trao cơ hội trải nghiệm việc điều hành nhóm cho nhiều bạn, tránh sự ỷlại và lặp lại nhàm chán khi phải làm việc chung với một nhóm bạn nhất định

Khi chia nhóm, thường thì giáo viên sẽ chia nhóm theo yêu cầu và mục đíchcủa bài học theo nhiều hình thức như nhóm đôi, nhóm bốn, nhóm ngẫu nhiên (theođếm số) nhóm nam – nữ, nhóm theo dãy bàn … nhưng phải đảm bảo các thànhviên nhóm gồm đa dạng về nhận thức, năng lực, hoàn cảnh và phẩm chất

Chọn nhóm trưởng điều hành nhóm:

Trang 7

Căn cứ vào khả năng, năng lực của học sinh, giáo viên sẽ cử một bạn làmnhóm trưởng Và nhiệm vụ này có thể thay đổi theo thời gian, theo nhóm đượclập để tránh việc một số bạn làm việc quá nhiều, một số bạn không làm việc, ỷ lạicho các bạn khác Thường nhóm trưởng sẽ nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hànhhoạt động nhóm, giải quyết các mâu thuẫn và chốt lại ý kiến của các thành viêntrong nhóm nên thường nhóm trưởng là người có năng lực, đặc biệt là năng lựcquản lí và được sự tín nhiệm của cả nhóm Sau đó, nhóm trưởng sẽ giao nhiệm vụcho một thành viên khác trong nhóm chịu trách nhiệm ghi chép, tổng hợp ý kiếncủa các thành viên trong nhóm và một bạn đại diện nhóm trình bày kết quả, ýkiến và giải đáp các thắc mắc Bạn báo cáo viên là người phải tự tin, có khả năngnói lưu loát và có kiến thức Tất cả các thành viên sẽ trao đổi, bàn bạc, chia sẻ,đóng góp, thống nhất chung ý kiến về nhiệm vụ được giao.

Giáo viên giao nhiệm vụ của bài tập:

Khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ngôn từ của giáo viên phải rõràng, mạch lạc để đảm bảo cho học sinh hiểu rõ rã vấn đề Có thể hỏi thêm nhữngcâu hỏi phụ để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ được giao chưa Các vấn

đề đưa ra cho học sinh hợp tác nhóm có thể đa dạng về hình thức như luyện nói,luyện đọc từ, phân vai kể chuyện, đọc hiểu và trả lời câu hỏi ở sách giáo khoahoặc vào phiếu học tập

Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các em khi cần thiết:

Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm và chắc chắn các nhóm đã hiểu rõnhiệm vụ, giáo viên cho các nhóm thảo luận và hoàn thành Trong quá trình cácnhóm thực hiện nhiệm vụ, việc quan trọng nhất là giáo viên phải quan sát, theodõi hoạt động của các nhóm, nhắc nhở những bạn chưa chú ý hay chưa hợp táctốt, đồng thời đưa ra những gợi ý, giải đáp các thắc mắc của các em Giáo viêncần chú ý quan tâm đến hoạt động của các học sinh yếu trong nhóm, giúp các emhiểu bài để các em tự tin hơn khi trao đổi với bạn cùng bàn và với nhóm Với cáchọc sinh khá giỏi, giúp các em khắc sâu và mở rộng kiến thức bằng những câuhỏi phụ nhằm định hướng cho các em nâng cao kiến thức

Các nhóm trình bày, lớp lắng nghe và nhận xét (tương tác nhóm):

Trang 8

Trước khi đại diện nhóm hoặc cả nhóm trình bày, giáo viên cần nêu lại vấn

đề để cả lớp tập trung lắng nghe Đồng thời hình thành thói quen lắng nghe vàkhuyến khích các em đưa ra nhận xét hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhómbạn vừa trình bày Nếu được có thể yêu cầu các em đưa ra một số câu hỏi liênquan cho nhóm bạn trả lời

Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển

kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học Vì thế, giáo viên cần tạo điều kiệnthuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau

Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức đồng thời khen thưởng và khích lệ các em cho những hoạt động lần sau:

Sau khi các nhóm trình bày xong, các nhóm bạn có những nhận xét, phảnbiện thì người chốt cuối cùng là giáo viên Giáo viên nên đưa ra những nhận xét

cụ thể cho từng nhóm, từng cá nhân trong nhóm (đối với dạng bài nói, kểchuyện…) hay chốt lại câu trả lời (đối với dạng bài tập) Giáo viên càng đưa ranhận định cụ thể càng giúp học sinh tích cực hơn cho những hoạt động sau.Những tiêu chí nhận xét cần phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em như luôn độngviên khích lệ các em nhiều hơn là chê bai hay có định kiến nào đó Như vậy, ởnhững lần làm việc tiếp theo các em mới có hứng thú và tự tin Với mục tiêu dạy

và học theo hướng giao tiếp, học sinh sau khi học xong có thể áp dụng kiến thứcvào những tình huống giao tiếp đơn giản hằng ngày Trong quá trình học, giáoviên chỉ là người gợi ý, học sinh là người chủ động hoạt động và thực hiện cáchoạt động học tập thì mỗi giáo viên sẽ tìm cho mình những cách dạy phù hợp chotừng phần dạy làm sao đó mục đích cuối cùng là học sinh cảm thấy hứng thú học,hợp tác vui vẻ, nắm được bài và vận dụng được kiến thức

Ngoài ra, để hoạt động nhóm có hiệu quả, ngay từ các tiết học đầu tiên tôixây dựng cho các em một số nguyên tắc, cụ thể:

Nguyên tắc 1: Biết lắng nghe.

Nguyên tắc 2: Biết hỗ trợ, chung sức và chia sẻ.

Nguyên tắc 3: Có trách nhiệm.

Nguyên tắc 4: Có sự thấu hiểu và biết tôn trọng lẫn nhau.

Nguyên tắc 5: Thái độ làm việc nghiêm túc, có tính thuyết phục.

b.3 Các hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình dạy học

Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần làngười truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫncác hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt cácmục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của môn học Trên lớp, học sinh

Trang 9

hoạt động là chính, giáo viên chỉ là người hướng dẫn Nhưng để có một tiết họcsôi nổi, đúng nghĩa, các hoạt động nhóm linh hoạt, đạt được hiệu quả tốt thì trước

đó, khi soạn giáo án, chuẩn bị bài trước khi đến lớp giáo viên đã phải đầu tư côngsức, thời gian rất nhiều như: Xác định rõ mục đích bài học, lên kế hoạch hoạtđộng nhóm, chuẩn bị đồ dùng học tập (tranh ảnh, phiếu học tập, bài giảng trìnhchiếu…) mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác,động viên, cố vấn, trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi củahọc sinh Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạmtốt, có lòng yêu nghề và sự kiên nhẫn mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạtđộng của học sinh

Bản thân tôi, qua thời gian giảng dạy, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp cũngnhư tham gia các buổi tập huấn chuyên môn về phương pháp dạy học, nghiên cứucác tài liệu liên quan đã rút ra được một số kĩ năng tổ chức và sử dụng hoạt độngnhóm đối với học sinh lớp 5 như sau:

b.3.1 Hoạt động nhóm đôi (theo cặp) – pair work.

Đây là hình thức hai người trao đổi với nhau (có thể là hai bạn ngồi kế bênhoặc không gần nhau, có thể là thầy với trò… nhằm tránh sự lặp lại nhàm chán)

để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra Trong quátrình thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các tình huống, học sinh sẽ giúp đỡ nhaumột cách tích cực Hình thức này tôi thường sử dụng trong việc luyện đọc từ mới,mẫu câu, luyện đọc bài hội thoại ngắn, viết những câu trả lời ngắn, luyện kĩ nóihoặc kiểm tra bài cũ

Hoạt động theo nhóm đôi thường không mất thời gian tổ chức, không xáotrộn chỗ ngồi, không gây ồn ào hay lộn xộn mà vẫn huy động được học sinh làmviệc cùng nhau Vì vậy đây là hình thức nhóm mà tôi thường chọn

Ví dụ: Kiểm tra bài cũ

Tôi thấy hầu hết các giáo viên thường gọi một vài học sinh lên bảng hoặcviết các từ mới và mẫu câu đã học vào giấy kiểm tra để kiểm tra xem học sinh vềnhà có học bài không Nhưng với bản thân, tôi thường kiểm tra các em bằng việccho các em chơi trò chơi hoặc tạo tình huống giao tiếp

Sau khi học xong Unit 16: Where’s the post office ? Học sinh đã nắm

được câu hỏi, trả lời về cách chỉ đường, cách sử dụng phương tiện giao thông để

đi đến một nơi nào đó Để kiểm tra việc nắm kiến thức bài học, tôi tạo cho các

em 1 tình huống như sau: Em đang trên đường đi học về thì gặp một vị kháchnước ngoài Chú (cô) ấy muốn hỏi em đường lên thành phố Buôn Ma Thuột và

Trang 10

làm cách nào để đến đó Em hãy giúp họ nhé ! Sau đó, tôi mời một số cặp ngẫunhiên lên bảng đóng vai và thực hành.

Foreigner: Excuse me? Where’s the Buon Ma Thuot City ?

Pupil: It’s ……….

Foreigner: How can I get there ?

Pupil: You can ……….

Foreigner: Thanks you very much.

Pupil: You’re welcome.

Hoặc: Khi dạy phần 1 Look, listen and repeat (Unit 1:What’s your

address ?-Lesson 2)

Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh nghe, đọc toàn bài, học từ mới, hoạtđộng cuối cùng của phần 1 là học sinh đóng vai Trung và Quân thực hành bài hộithoại

- Tôi nêu yêu cầu: Bây giờ cô muốn các bạn sẽ làm việc theo nhóm đôi,đóng vai Bạn Trung và bạn Quân để thực hành bài hội thoại (yêu cầu học sinh đổivai trong quá trình luyện tập) Tôi sẽ chia theo cách đơn giản nhất là cho hai bạnngồi cạnh nhau tạo thành một cặp (Nếu có thời gian, tôi cho học sinh di chuyển

và chọn bạn đọc của mình nhưng cần chú ý đến đối tượng học sinh cho phù hợp.)

Tiếp theo, tôi giới hạn thời gian thực hành (2-3 phút), sau đó cho học sinh

tự phân vai và thực hành

Học sinh: Lần lượt đóng vai Trung và Quân để thực hành.

Trong quá trình học sinh luyện tập, tôi quan sát lớp, đến từng cặp để kiểmtra việc thực hành và có sự trợ giúp khi học sinh cần, đặc biệt quan tâm đến đốitượng học sinh còn đọc yếu

Trang 11

“Time up”, tôi ra hiệu hết giờ và cho học sinh quay lại chỗ ngồi của mình;Yêu cầu các em chú ý lắng nghe phần thực hành của các bạn và đưa ra nhận xét.

Thông thường, các giáo viên khác sẽ cho học sinh đứng tại chỗ, cầm sáchđọc theo cặp Tuy nhiên, để thay đổi không khí tiết học và kích thích sự hứng thúcủa các em, tôi sẽ gọi các cặp di chuyển lên trước lớp để thực hiện yêu cầu (cónhiều cách để gọi các cặp thực hành: Gọi các cặp vừa thực hành cùng nhau (cặpđóng); Gọi một thành viên của cặp này thực hành cùng một thành viên của cặpkhác (cặp mở)) Tôi khuyến khích các em không mang theo sách giáo khoa (vìnếu cầm sách đọc thì đó giống hoạt động đọc hơn là hoạt động giao tiếp) Nếutrong quá trình thực hiện bị quên lời thoại, tôi yêu cầu các em nhìn lời thoại trênmàn hình (hoặc tôi gợi ý nếu không dạy bằng giáo án điện tử)

Khi các cặp thực hành xong, tôi yêu cầu học sinh nhận xét về cách phát

âm, ngữ điệu cũng như cử chỉ, thái độ của từng cặp và cá nhân từng bạn

Cuối cùng, tôi đưa ra lời nhận xét tổng quát nhất, dùng những lời khenthưởng kịp thời cho các cặp hay cá nhân thực hành tốt, động viên những cá nhânthực hành chưa tốt và khuyến khích các em cố gắng cho những phần thực hành sau

Như vậy, nếu giáo viên yêu cầu học sinh tự luyện đọc bài thoại theo hìnhthức cá nhân thì một số em sẽ không tập trung vì các em có thể không biết đọchết toàn bài; Nhưng khi các em được đóng vai cùng bạn, có sự chia sẻ và hướngdẫn của bạn mình, cùng với sự cạnh tranh giữa các cặp, các em sẽ cùng cố gắng

và giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ của mình được giao

Ví dụ: Khi dạy phần 2 Point and say (Unit 2- Lesson 1 I always get up

early How about you?), dạy mẫu câu về thói quen làm việc hằng ngày

Sau khi dạy từ mới và hướng dẫn các em cách sử dụng mẫu câu Để giúpcác em hiểu và nắm vững kiến thức bài, giáo viên thường cho học sinh thực hànhmẫu câu theo các tình huống cho sẵn trong sách giáo khoa và luyện nói tự do theothói quen hằng ngày của chính bản thân các em

Trang 12

Tôi yêu cầu lớp làm việc theo cặp (hai bạn ngồi cạnh nhau), hỏi và trả lời về

thói quen hàng ngày dựa vào bốn bức tranh a, b, c và d ở sách giáo khoa trong vòng

3 phút Trước khi ra hiệu cho học sinh bắt đầu, để chắc chắn tất cả các em đều hiểuyêu cầu, tôi làm mẫu cùng với một học sinh khá, hoặc cho hai học sinh khá thực

hành với nhau bức tranh a Sau đó các cặp sẽ luyện tập ba bức tranh còn lại.

Học sinh: Đổi vai hỏi và trả lời mẫu câu:

A: What do you do ……….?

B: I always/ usually/ often/ sometime………

Tôi quan sát, đi đến từng cặp và hỗ trợ các em (nếu cần thiết) Hết 3 phút,

tôi ra hiệu lệnh hết giờ, yêu cầu học sinh quay lại, chú ý lắng nghe các bạn thựchành và đưa ra nhận xét Sau đó gọi các cặp (cặp đóng hoặc cặp mở) thực hành

Ở hoạt động này, tôi cũng khuyến khích các em không cầm sách đọc mà yêu cầucác em quay mặt lại với nhau, luyện nói như hai người đang nói chuyện Các họcsinh khác quan sát, lắng nghe và đưa ra lời nhận xét Khi học sinh tự nhận xétxong, tôi đưa ra lời nhận xét tổng quát, nêu ra ưu điểm và tồn tại của các em,đồng thời động viên, khuyến khích các em cho những lần thực hành sau

Cuối cùng, tôi kết hợp dạy phần 3 Let’s talk, yêu cầu các em hỏi các bạn

trong lớp về thói quen hàng ngày Ở hoạt động này, tôi cho học sinh ra khỏi vị trí,

đi vòng quanh lớp, chọn 2- 3 bạn bất kì để luyện tập để tránh sự nhàm chán khiphải ngồi một chỗ và làm cặp chỉ với một người Lúc này, nhiệm vụ của tôi làphải quan sát và bao quát lớp thật cẩn thận để phát hiện những học sinh sử dụngtiếng Việt để giao tiếp hoặc chỉ làm qua loa cho xong nhiệm vụ

Như vậy, tôi đã tạo ra cho các em một môi trường để giao tiếp Từ đó các

em sẽ cảm thấy hứng thú học khi được vận động, đồng thời các em sẽ thấy tự tinhơn khi mình đã thực hành thành thạo mẫu câu đã học

Đối với những bài nghe đơn giản như: 2 Listen and circle a or b Then say the sentences aloud (Unit 2 – Lesson 3 I always get up early How about

you ?)

Trước khi cho học sinh nghe và khoanh đáp án, tôi yêu cầu học sinh làmviệc theo nhóm đôi (hai học sinh ngồi gần nhau) thảo luận, đoán đáp án cho bài

Trang 13

nghe Khi học sinh dự đoán xong, tôi gọi đại diện một vài nhóm đọc dự đoántrước lớp, giáo viên ghi lên bảng để so sánh trước và sau khi nghe.

Tiếp theo, tôi cho học sinh nghe (2 lần) và khoanh đáp án Khi nghe xongđại diện các nhóm sẽ đọc câu cả lời của mình trước khi nghe lại và sửa đáp án.Sau tôi cho học sinh nghe lại bài nghe 1 lần, nêu đáp án, so sánh với đáp án củacác nhóm trước và sau khi nghe Tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng vàđộng viên các nhóm chưa có câu trả lời đúng

Cuối cùng, tôi cho học sinh nghe lại bài nghe và yêu cầu học sinh đọc to

Ở dạng bài nghe này, học sinh cũng có thể làm việc cá nhân, tuy nhiên bảnthân tôi nhận thấy, một số em không chịu hoạt động khi được giao nhiệm vụ vì kĩnăng nghe của các em chưa tốt Khi được yêu cầu làm cặp với bạn, các em sẽ tựbảo nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình nghe Như vậy các em sẽ hứng thú hơn,không tự ti vì sợ sai và sẽ hoàn thành bài nghe tốt hơn

Ngoài ra, ở các dạng bài tập ngắn và đơn giản như; matching, unscramblethe words, complete the sentences,… chúng ta có thể sử dụng hình thức làm việcnhóm đôi

Nói tóm lại: Làm việc theo nhóm đôi (cặp) là hình thức tổ chức hoạt độngnhóm đơn giản nhất mà giáo viên thường xuyên sử dụng trong các tiết học củamình Mặc dù đơn giản nhưng lại rất hiệu quả Không những không mất quánhiều thời gian để phân nhóm, không quá lộn xộn, ồn ào mà nó còn giúp giáoviên dễ kiểm soát lớp, biết được tình hình học tập của từng học sinh; Giúp các emhình thành được các phản xạ tự nhiên, giúp đỡ nhau trong học tập, tăng tính thânthiện và tăng sự tự tin khi nói, học sinh ít có cơ hội để ỷ lại cho các bạn khác khithực hiện nhiệm vụ

b.3.2 Hoạt động theo nhóm lớn – group work.

Như đã nói ở trên, việc phân nhóm tùy thuộc vào nhiều yếu tố về tâm lý,phẩm chất, năng lực của học sinh Có nhiều hình thức phân nhóm lớn: nhóm ba,nhóm bốn, nhóm sáu, nhóm theo bàn, dãy bàn… tùy thuộc vào lượng kiến thức,yêu cầu của bài đề ra Đối với hình thức hoạt động nhóm này, giáo viên thường

sử dụng để làm những bài tập có lượng kiến thức nhiều, nhiều câu hỏi (bài đọchiểu), bài tập khó (sắp xếp câu, đoạn văn, hoàn thành đoạn văn hay các bài viết

về các chủ đề…), trong các trò chơi, dạy các phần chant, sing, project…

Hoạt động theo nhóm lớn mang tính chất tập thể, thi đua nên sẽ kích thích

sự sáng tạo và nỗ lực ở từng cá nhân các em để góp phần cho thành công của cả

Trang 14

nhóm; Nhiệm vụ của bài học sẽ được giải quyết nhanh hơn, chính xác hơn, họcsinh hiểu sâu kiến thức và nhớ bài lâu hơn…

* Hoạt động theo nhóm 3 hoặc nhóm 4 học sinh:

Đối với câu truyện này, khi phân nhóm tôi sẽ căn cứ vào số lượng câu củamỗi nhân vật để phân vai, vì thế tôi chọn mỗi nhóm gồm: một bạn đọc tốt làmnhân vật dẫn chuyện, một bạn có học lực trung bình đóng nhân vật Cáo và mộtbạn có lực học yếu hơn đóng nhân vật Quạ Trong quá trình luyện tập trongnhóm, tôi khuyến khích các em đổi vai, yêu cầu các bạn học tốt hướng dẫn nhữngbạn khác luyện các phần truyện còn lại

Khi thời gian luyện tập của các em kết thúc, tôi gọi lần lượt từng nhóm

(1-3 nhóm) lên bảng, cho các em đóng vai các nhân vật, sử dụng những đồ dùng màtôi đã chuẩn bị sẵn trước khi lên lớp (một mũ đội đầu hình chú Quạ, một mũ hìnhchú Cáo và một miếng thịt bằng giấy) để kể chuyện Khi kể, tôi yêu cầu học sinhkết hợp thể hiện những cử chỉ, điệu bộ của Cáo và Quạ, sử dụng ngữ điệu khi nói

để tăng thêm sự hấp dẫn cho câu truyện, thu hút sự chú ý của học sinh ở dưới lớp

Tiếp theo, tôi yêu cầu các học sinh khác so sánh và nhận xét về tiết mụccủa các nhóm đã thể hiện (về ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, giọng kể, mức độ kể lưuloát…) Cuối cùng, tôi nhận xét, động viên và khen thưởng nhóm, cá nhân thựchiện tốt nhất, đồng thời khích lệ khuyến khích các em khác cho những hoạt độngtiếp theo

Trang 15

Như vậy, thay vì yêu cầu một vài học sinh đọc lại câu chuyện một cách nhàm chán, tôi đã tạo ra một hoạt động đầy hứng thú và sáng tạo cho cả lớp được luyện tập, qua đó giúp các em được phát huy khả năng của mình, đồng thời hiểu

và nhớ lâu hơn nội dung câu truyện

Khi dạy phần 1 Look, listen and repeat (Unit 1 – Lesson 1; Unit 4 –

Lesson 1; Unit 5 – Lesson 1; Unit 11- Lesson 2… – Tiếng Anh 5) tôi có thể tổ chức hoạt động nhóm 3 hoặc 4, tùy vào số lượng nhân vật trong bài Các bước tổ chức tương tự với hoạt động nhóm đôi

* Hoạt động theo nhóm 5 học sinh trở lên

- Đối với kĩ năng đọc hiểu

Khi dạy bài đọc hiểu với nội dung dài, nhiều nhiệm vụ tương đối khó như:

tôi cho học sinh ngồi theo nhóm đã phân công từ trước (đối với mô hình học VNEN), hoặc chia nhóm theo bàn, dãy bàn với số lượng 4 - 5 nhóm và khoảng 5

- 7 thành viên/nhóm, tùy theo sĩ số lớp và đặt tên cho mỗi nhóm Các bước tổ chức hoạt động cụ thể như sau:

Pre- reading:

Tôi phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập có dạng như sau:

Healthy foods/ drinks Unhealthy foods/ drinks

………

………

………

………

………

……… yêu cầu các nhóm viết tên các loại đồ ăn/ thức uống tốt và không tốt cho sức khỏe (2 phút) Thời gian kết thúc, các nhóm trưởng dán câu trả lời lên bảng, cử đại diện nhóm trình bày

Ngày đăng: 04/05/2018, 14:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w