PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 41)

1. Khái niệm

Luật hôn nhân và gia đình là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về nhân thân phi tài sản và những quan hệ về tài sản giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa anh chị em, giữa ông bà và các cháu…Đó là các quan hệ về: kết hôn, ly hôn, cấp dưỡng, nhận con nuôi, giám hộ, truy nhận cha mẹ cho con…nhằm đảm bảo chế độ hôn nhân bình đẳng, tiến bộ, bảo vệ lợi ích bà mẹ và trẻ em, xây dựng già đình hạnh phúc, bền vững.

2. Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú; Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình 3.1. Quan hệ vợ chồng 3.1. Quan hệ vợ chồng

Pháp luật cho phép nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi, đang không có vợ có chồng, tự nguyện chung sống, không có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời, không có các bệnh hoa liễu được kết hôn với nhau; vợ chống có nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình; vợ chồng có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện chức năng của người mẹ; vợ chồng có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, tự do hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội; vợ chồng có nghĩa vụ lựa chọn chổ ở, không bị rằng buộc bởi phong tục tập quan; vợ chồng có quyền sở hữu chung những tài sản làm ra trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền để tài sản riêng. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.

3.2. Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt hôn nhân khi cả hai vợ chồng còn sống do một hoặc cả hai bên yêu cầu, được Toà án xét xử hay công nhận bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật.

Những căn cứ cơ bản để Nhà nước cho ly hôn: do ngoại tình; do một bên phạm tội hình sự; do một bên bị tâm thần hoặc một bệnh khó chữa; do một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có lý do; vợ chồng có mâu thuẩn trầm trọng về cách sống hoặc đối xử với nhau tệ bạc không con tình nghĩa, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Trong trường họp vợ có thai chồng chỉ có thể ly hôn sau khi vợ đã sinh con được mật năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của vợ. Khi ly hôn việc giao con cho ai nuôi phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của từng đứa con, về nguyên tắc con còn bú phải giao cho người mẹ nuôi giữ, người cha phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo tự nguyện hoặc do Toà án quy định mức cấp dưỡng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên. Toà án chú trọng bảo vệ quyền lợi của người vợ và các con chưa thành niên. Sau khi ly hôn nếu một bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng, thì bên kia phải cấp dưỡng cho nhau theo mức thoả thuận, nếu không tự giác thì Toà án ra quyết định.

3.3. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con ngoài giá thú, khai nhận cha mẹ do Toà

án quyết định trên cơ sở áp dụng biện pháp điều tra, giám định khoa học về gen di truyền ….

Cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ sau đây với con cái: Nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức; quyền chi phối đương nhiên về mặt nhân thân của cha mẹ đối với con cái như: khai họ, đặt tên, khia dân tộc, quốc tịch, tên cha mẹ của đứa trẻ; nghĩa vụ đại diện cho con trước pháp luật: khi con chưa thành niện, trừ trường hợp pháp luật tước quyền chăm sóc con cái của cha hoặc mẹ; cha mẹ phải cấp dưỡng ăn học đầy đủ cho con vị thành niên trong phạm vi khả năng kinh tế, có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với hành vi trái pháp luật của con gây ra.

3.4. Những quy định về nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là sự thu nhận để nuôi dưỡng, giáo dục những đứa trẻ không phải do họ đẻ ra và được pháp luật thừa nhận, từ đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Điều kiện nhận nuôi con nuôi: đứa trẻ phải dưới 15 tuổi (trường hợp đối tượng là thương binh, người tàn tật thì có thể trên 15 tuổi) người nuôi phải hơn con nuôi ít nhất 20 tuôi. Việc nhận nuôi con nuôi phải được UBND cấp xã của người nuôi hoặc của người con nuôi công nhận. Sau khi được luật pháp công nhận thì giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và các con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Quan hệ nuôi dưỡng có thể bị chấm dứt khi giữa người nuôi và con nuôi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng thân thể, nhân phẩm lẫn nhau hoặc những hành vi khác làm cho tình cảm giữa người nuôi và con nuôi không còn nữa.

3.5. Chế độ đỡ đầu trẻ vị thành niên

Đỡ đầu là trường hợp một người đã thành niên, có đủ các điều kiện xã hội cho phép nhận chăm sóc, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi nhằm bảo đảm cuộc sống an toàn và sự phát triển bình thường của một vị thành niên.

Thông thường cha mẹ là người đỡ đầu con cái, chăm lo giáo dục mọi mặt và đại diện cho con trước pháp luật. Nhưng có nhiều lý do khác nhau mà con cái phải xa cha mẹ, tách khỏi sự đỡ đầu của cha mẹ, khi đó chính quyền cơ sở thường đề nghị một cơ quan, đoàn thể nào đó đảm nhận việc đỡ đầu như: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…

Nếu cá nhân thì người đỡ đầu phải đủ các điều kiện: Phải là công dân từ đủ 21 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt, có những điều kiện về thực tế để làm người đỡ đầu; UBND cấp xã làm thủ tục công nhận việc đỡ đầu và giám sát quá trình đỡ đầu đó, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của trẻ vị thành niên đó; khi người đỡ đầu không còn đủ tư cách đạo đức thì UBND cấp xã cho người đủ điều kiện để thay người đỡ đầu.

Đứa trẻ không cần đỡ đầu khi: người được đỡ đầu đã đủ 18 tuổi có đủ năng lực hành vi; đứa trẻ được người khác nhận làm con nuôi; đứa trẻ trở lại sống bình thường với cha mẹ đẻ./.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VIII

1. Trình bày những nội dung của quyền sở hữu.

2. Trình bày những quy định chung của pháp luật về thừa kế.

3. Trình bày những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình.

3. Gia đình ông bà An có 4 người con. Anh con cả là bộ đội đã hy sinh để lại 2 người con (một trai, một gái đã thành niên). Tài sản của gia đình ông bà An có một ngôi nhà trị giá 120 triệu đồng và một ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng. Ông An mất đã để lại di chúc dành ngôi nhà 120 triệu đồng cho bà An.

Hãy cho biết: kỷ phần thừa kế của mỗi người là bao nhiêu ?

4. Hãy cho biết quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên trong gia đình ? Để thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình vợ, chồng cần phải thực hiện tốt những nội dung cơ bản gì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương IX

PHÁP LUẬT KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT KINH DOANH

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 41)