Một số nội dung chủ yếu của pháp luật về hợp đồng kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 45)

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ, CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÁ SẢN DOANH

1. Một số nội dung chủ yếu của pháp luật về hợp đồng kinh tế

Các doanh nghiệp thành lập ra là để thực hiện các hành vi sản xuất, mua bán, cung cấp dịch vụ nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xã hội có nền sản xuất hàng hoá thì các hành vi đó chỉ có thể được thiết lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý của nó là hình thức hợp đồng. Nói cách khác, hợp đồng kinh tế là công cụ pháp lý không thể thiếu được của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó là phương tiện, thông qua đó các nhà kinh doanh thực hiện

việc trao đổi, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ với nhau trên nguyên tắc thoả thuận, cùng có lợi.

Để bảo đảm cho các nhà kinh doanh có thể dễ dàng thiết lập và sau khi thiết lập xong thì có thể thực hiện tốt các quan hệ kinh tế. Nhà nước nào cũng phải thông qua pháp luật mà quy định một loạt vấn đề như ai được quyền ký kết hợp đồng kinh tế, thủ tục, trình tự ký kết các hợp đồng đó ra sao; khi ký kết xong thì các bên có những quyền và nghĩa vụ pháp lý gì và nhất là khi vi phạm thì bên có lỗi phải gánh chịu những hậu quả như thế nào đối với bên kia và với Nhà nước.

Tổng thể các quy định pháp luật về các vấn đề nêu trên tạo thành một chế định rất quan trọng của pháp luật kinh doanh là chế định về hợp đồng kinh tế (thường được gọi là chế độ hợp đồng kinh tế).

1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh tế 1.1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm

Theo Điều 1 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 thì “hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình”.

Điều 2 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định rằng hợp đồng kinh tế là hợp đồng ký kết giữa: Pháp nhân với pháp nhân; Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.

1.1.2. Đặc điểm

Hợp đồng kinh tế là hợp đồng mà ở đó ít nhất một bên phải là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh.

Hợp đồng kinh tế là hợp đồng mà ở đó các bên ký hợp đồng cùng có chung một mục đích là kinh doanh.

1.2. Nội dung của hợp đồng kinh tế

Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ các điều khoản mà các bên ký kết đã thoả thuận đưa vào hợp đồng. Nội dung hợp đồng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện công việc - đối tượng của hợp đồng.

Theo điều 12 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì nội dung hợp đồng kinh tế bao gồm các điều khoản chủ yếu sau: ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên; họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh; đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận; chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc; giá cả;

điều kiện, phương thức giao nhận, nghiệm thu; phương thức thanh toán; các biện pháp bảo đảm hợp đồng kinh tế.

1.3. Các hình thức trách nhiệm tài sản

Để bảo đảm cho hợp đồng kinh tế được thực hiện, pháp luật quy định hai hình thức trách nhiệm tài sản là phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại.

Phạt vi phạm hợp đồng: chế tài vi phạm hợp đồng là một chế tài được áp dụng rộng rãi, phổ biến hơn các hình thức chế tài khác. Việc áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng không cần phải tính đến việc hành vi vi phạm hợp đồng có gây ra thiệt hại hay không.

Tiền phạt vi phạm hợp đồng do các bên thoả thuận trong khung phạt đối với từng loại hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật. Khung phạt được quy định chung đối với các loại hợp đồng kinh tế là từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm.

Bồi thường thiệt hại: là chế tài tài sản có chức năng chủ yếu là bù đắp, khôi phục những lợi ích vật chất mà bên bị vi phạm đã bị mất.

Chế tài bồi thường thiệt hại chỉ có thể được ứng dụng khi có đủ các điều kiện sau: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế xẩy ra; có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế xẩy ra; có lỗi của bên vi phạm.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)