II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ, CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÁ SẢN DOANH
2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp 1 Khái niệm doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp
2.1. Khái niệm doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp
Việc kinh doanh phải được tiến hành bởi những chủ thể nhất định. Do đó, chế định pháp luật về các chủ thể kinh doanh là chế định đầu tiên và quan trọng của pháp luật kinh doanh.
Chủ thể kinh doanh ở nước ta chia làm 2 loại là doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế được Nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập để kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể là cơ sở sản xuất kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ.
Địa vị pháp lý của doanh nghiệp và kinh doanh cá thể có điểm khác nhau. Ví dụ, theo pháp luật hiện hành muốn trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân, người có nguyện vọng trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh theo các điều kiện và trình tự mà pháp luật quy định. Đối với hộ kinh doanh cá thể thì chỉ cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh ở cấp huyện theo quy định của pháp lựât. Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh.
- Doanh nghiệp Nhà nước;
- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; - Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn; - Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh; - Hợp tác xã;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
2.2. Khái niệm và đặc điểm của một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 2.2.1. Doanh nghiệp nhà nước 2.2.1. Doanh nghiệp nhà nước
Theo Điều 1 - Luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 20/4/1995 thì “doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao”
Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhà nước: doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn 100%; doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước ra quyết định thành lập (khác với các doanh nghiệp khác là những doanh nghiệp được Nhà nước cho phép thành lập); doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước tổ chức việc quản lý; doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước thành lập để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do Nhà nước giao; doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân, chịu trách nhiệm với bên ngoài trong phạm vi tài sản được Nhà nước giao.
2.2.2. Doanh nghiệp tư nhân
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân: có vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp tự khai. Đối với một số ngành nghề kinh doanh đòi hỏi vốn pháp định thì doanh nghiệp phải có vốn lớn hơn vốn pháp định; do một cá nhân làm chủ; chủ doanh nghiệp phải bằng tài sản của mình chịu trách nhiệm vô hạn về những món nợ của mình;
2.2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Đặc điểm cơ bản của công ty trách nhiệm hữu hạn: phần góp vốn của tất cả các thành viên đều phải tự đóng đủ và đúng hạn như đã cam kết; phần vốn góp của các thành viên không được thể hiện dưới hình thức chứng khoán (như cổ phiếu trong công ty cổ phần) mà được ghi rõ trong giấy chứng nhận phần góp vốn. Giấy chứng nhận phần góp vốn là bằng chứng tư cách của thành viên; không được phép phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào ra ngoài công chúng để huy động vốn.
(Công ty chỉ có thể tăng vốn điều lệ bằng 3 cách: tăng thêm vốn góp của các thành viên, tiếp nhận vốn góp của các thành viên mới và điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty); hạn chế việc chuyển nhượng phần góp vốn cho người ngoài công ty, việc chuyển nhượng đó chỉ có thể được thực hiện khi các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết; trên bảng hiệu bao giờ cũng có các chữ “trách nhiệm hữu hạn”; cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý thường là gọn, nhẹ và phụ thuộc vào số lượng thành viên; số lượng thành viên (cá nhân, tổ chức) không được vượt quá 50. (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quy định riêng).
2.2.4. Công ty cổ phần
Là loại doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào kinh doanh.
Công ty cổ phần có nhiều đặc điểm giống công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên có 2 dấu hiệu khác biệt so với công ty trách nhiệm hữu hạn đó là: vốn của công ty cổ phần được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và trong suốt thời gian hoạt động, công ty cổ phần phải luôn luôn có tối thiểu là 3 thành viên, không hạn chế số lượng tối đa cổ đông, nếu không đủ số lượng 3 thành viên, công ty hoặc là giải thể, hoặc là phải chuyển đổi hình thức thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
2.2.5. Hợp tác xã
Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặc điểm của hợp tác xã: là tổ chức kinh tế nhưng không phải lấy lợi nhuận làm mục tiêu cơ bản và duy nhất; chủ thể tham gia hợp tác xã chỉ có thể là người lao động mà không thể là tổ chức, không thể là pháp nhân; người tham gia hợp tác xã phải vừa góp vốn, vừa góp sức (khác với công ty, chỉ cần góp vốn là đủ); vốn của mỗi xã viên không quá 30% vốn điều lệ của hợp tác xã (khác với công ty không hạn chế về góp vốn góp); là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về các món nợ của mình.
2.3. Những quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp 2.3.1. Quyền cơ bản của doanh nghiệp 2.3.1. Quyền cơ bản của doanh nghiệp
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành
nghề kinh doanh; chủ động tìm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu; tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh; từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào; trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích; các quyền khác do pháp luật quy định.
2.3.2. Nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh đúng những ngành, nghề, mặt hàng đã đăng ký; lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác; đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký; kê khai và định kỳ báo cáo các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh; ưu tiên sử dụng lao động trong nước, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, tôn trọng quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật; tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.