Khái niệm Luật Dân sự, quan hệ pháp luật dân sự Khái niệm Luật dân sự

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 35)

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP NĂM 1992 1 Chế độ chính trị và chế độ kinh tế

1. Khái niệm Luật Dân sự, quan hệ pháp luật dân sự Khái niệm Luật dân sự

1.1. Khái niệm Luật dân sự

Luật Dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá tiền tệ và một số quan hệ nhân thân phi tài sản, phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối lưu thông, tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân, trên cơ sở bình đẳng, độc lập, quyền tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó.

1.2. Quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự mang đầy đủ những đặc tính chung của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lý, tính cưỡng chế,…Do tác động của các quy phạm pháp luật dân sự nên các bên tham gia vào các quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ tương ứng, được Nhà nước bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của nó được xác định bằng những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội ở một thời điểm nhất định.

Ngoài ra, quan hệ pháp luật dân sự còn mang ý chí của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó. Ý chí của các bên khi tham gia vào các quan này phải luôn luôn phù hợp với ý chí của Nhà nước được thể hiện qua các quy phạm pháp luật dân sự.

Như vậy: Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên tham gia độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên được Nhà nước bảo đảm thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)